1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận đề tài trình bày học thuyết quản lý kinh tế hiệnđại những tư tưởng quản lý đó được ứng dụng như thế nào trong thời đại ngày nay

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày học thuyết quản lý kinh tế hiện đại. Những tư tưởng quản lý đó được ứng dụng như thế nào trong thời đại ngày nay
Tác giả Trần Thị Hà An, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Chi, Hoàng Mạnh Cường, Nguyễn Đức Du, Vũ Thị Phương Dung, Nguyễn Công Dương, Nguyễn Tiến Đạt
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hương Giang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 282,08 KB

Nội dung

Ý nghĩa của việc ứng dụng các tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam...24 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại hiện nay, quản lý kinh tế đóng vai trò qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Kinh Tế

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY HỌC THUYẾT QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠI NHỮNG TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ ĐÓ ĐƯỢC ỨNG DỤNG

NHƯ THẾ NÀO TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY.

Lớp Học Phần: 231_TECO2031_04

Nhóm: 01

GVGD: Nguyễn Thị Hương Giang

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ KINH TẾ 5

1.1 Khái niệm, sự ra đời và bản chất của quản lý kinh tế 5

1.1.1 Khái niệm quản lý kinh tế 5

1.1.2 Sự ra đời của quản lý kinh tế hiện đại 5

1.1.3 Bản chất của quản lý kinh tế hiện đại 5

1.2 Các học thuyết kinh tế hiện đại 6

1.2.1 Học thuyết tiệm cận định hướng trong quản lý 6

1.2.2 Lý thuyết hệ thống trong quản lý 7

1.2.3 Trường phái văn hóa quản lý (Thuyết Z và Thuyết Kaizen) 8

1.2.4 Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi 10

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 13

2.1 Ứng dụng của những tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại trong thời đại ngày nay 13

2.2 Ứng dụng những tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại đối với Việt Nam 17

2.2.1 Thực trạng của nền kinh tế và sự quản lý kinh lý kinh tế ở Việt Nam 17

2.2.2 Ứng dụng và kết quả của những tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại của Viettel ở Việt Nam 20

2.2.3 Ý nghĩa của việc ứng dụng các tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam 24

KẾT LUẬN 26

Trang 3

1.1.21.1.3Thuyết trình

1.2.2Powerpoint

1.2.4Powerpoint

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, quản lý kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việcphát triển và thành công của các tổ chức kinh doanh, cũng như sự phát triển của mộtquốc gia Quản lý kinh tế hiện đại mang đến một cách tiếp cận mới trong việc điềuhành và tối ưu hóa các nguồn lực kinh tế, nhằm đạt được hiệu quả và sự cạnh tranhtrong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp

Đề tài này tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích các học thuyết quản lýkinh tế hiện đại, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về các phương pháp, kháiniệm và nguyên tắc quản lý kinh tế áp dụng trong thực tế Đồng thời, nó cũng nhấnmạnh ý nghĩa quan trọng của quản lý kinh tế trong việc phát triển bền vững và tạonên lợi ích đối với cả các tổ chức xã hội Từ đó ứng dụng những tư tưởng quản lýkinh tế đó đối với một số nước trên thế giới và Việt Nam

Hy vọng những tìm hiểu của nhóm mình sẽ giúp cho thầy cô và các bạn cócái nhìn rõ hơn về vấn đề này Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏinhững sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người để đề tài thảo luận có thểhoàn thiện hơn

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ KINH TẾ

1.1 Khái niệm, sự ra đời và bản chất của quản lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm quản lý kinh tế

Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế, pháthuy tốt nhất mọi tiềm năng và tận dụng cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề

ra trong điều kiện biến động của môi trường

1.1.2 Sự ra đời của quản lý kinh tế hiện đại

Cách mạng Công nghiệp: Trong thế kỷ 18 và 19, Cách mạng Công nghiệp đãthay đổi toàn diện cách thức sản xuất và hệ thống kinh tế Sự chuyển đổi từ sản xuấtthủ công sang sản xuất công nghiệp đã đặt ra các thách thức mới trong việc quản lý tài nguyên như lao động và máy móc Điều này đã dẫn đến sự cần thiết của quản lý hiệu quả hơn để đảm bảo rằng sản xuất diễn ra một cách hợp lý và có lợi nhuận

Sự tăng trưởng của các tập đoàn và công ty lớn: Sự gia tăng về quy mô và phức tạp của các tập đoàn và doanh nghiệp trong thế kỷ 20 đã tạo ra nhu cầu lớn hơn cho quản lý chuyên nghiệp Quản lý kinh tế trở thành một phần quan trọng trong việc điều hành các tổ chức và doanh nghiệp này, đảm bảo rằng họ có thể hoạt động một cách hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì sự cạnh tranh

1.1.3 Bản chất của quản lý kinh tế hiện đại

Xét về mặt kinh tế-xã hội, quản lý kinh tế là các hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mực tiêu lợi ích của hệ thống, bảo đảm cho hệ thống tồn tại và phát triển lâu dài Mục tiêu của hệ thống do chủ thể quản lý dảm nhận, họ là thủ lĩnh tổ chức

và là người nắm giữ quyền lực của hệ thống Bản chất của quản lý kinh tế hiện đại bao gồm:

- Tối ưu hóa tài nguyên: Quản lý kinh tế hiện đại hướng đến việc tận dụng tối

đa tài nguyên có sẵn, bao gồm vốn, lao động, nguyên liệu, và thời gian Sự tối ưu hóa này giúp đạt được hiệu suất cao và tối ưu hóa lợi nhuận

Trang 6

- Lập kế hoạch và kiểm soát: Quản lý kinh tế bắt đầu bằng việc thiết lập kế hoạch chi tiết để đạt được các mục tiêu kinh tế Sau đó, nó liên tục kiểm soát tiến trình thực hiện kế hoạch, theo dõi tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng mục tiêu đạt được một cách hiệu quả.

- Ra quyết định thông minh: Quản lý kinh tế hiện đại đòi hỏi sự ra quyết định thông minh dựa trên thông tin và dữ liệu Điều này có nghĩa là quản lý sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định hợp lý trong việc phân bổ tài nguyên, định giá sản phẩm, xác định chiến lược tiếp thị, và nhiều khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh

- Tập trung vào lợi ích và cạnh tranh: Quản lý kinh tế hiện đại thường tập trung vào việc tối ưu hóa lợi ích của tổ chức hoặc doanh nghiệp, bao gồm việc tạo ra giá trị cho cổ đông, khách hàng, và nhân viên Nó cũng liên quan đến việc duy trì và cải thiện sự cạnh tranh trong thị trường để đảm bảo sự tồntại và phát triển bền vững

- Đa dạng hóa và linh hoạt: Thế giới kinh doanh ngày nay thay đổi nhanh chóng, và quản lý kinh tế hiện đại phải có khả năng đa dạng hóa và linh hoạt trong việc thích nghi với môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh chiến lược, sản phẩm, hoặc cơ cấu tổ chức để đáp ứng sự biến đổi của thị trường và khách hàng

1.2 Các học thuyết kinh tế hiện đại

1.2.1 Học thuyết tiệm cận định hướng trong quản lý

Học thuyết tiếp cận định hướng (orientation theory) trong quản lý ra đờinhằm đối phó với sự phức tạp ngày càng tăng của môi trường kinh doanh hiện đại.Theo quan điểm này, quản lý được xem là một quá trình tương tác giữa doanhnghiệp và môi trường xung quanh, với sự thay đổi và phát triển không ngừng Họcthuyết này tập trung vào việc phân tích và hiểu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởngđến doanh nghiệp, như xu hướng thị trường, sự biến đổi kỹ thuật, tình hình kinh tế

và chính trị, v.v

Trang 7

Trong thời đại ngày nay, học thuyết tiếp cận định hướng trong quản lý đượcứng dụng một cách rộng rãi để định hình chiến lược và quản lý hiệu quả Cácdoanh nghiệp hiểu rõ rằng để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanhphức tạp, họ cần phải nắm bắt thông tin và hiểu rõ các yếu tố bên ngoài ảnh hưởngđến hoạt động của mình Điều này đòi hỏi họ phải thường xuyên quan sát, nghiêncứu và đánh giá môi trường kinh doanh, cũng như tạo ra các cơ chế linh hoạt đểthích ứng với sự thay đổi.

Hơn nữa, học thuyết tiếp cận định hướng cũng đề cao vai trò của việc xâydựng cơ sở vững chắc để đối phó với sự biến đổi Các doanh nghiệp cần phải xâydựng hệ thống thông tin, quy trình và cấu trúc tổ chức linh hoạt và đáp ứng nhanhchóng để có thể thích ứng và tận dụng cơ hội trong môi trường kinh doanh thayđổi liên tục Đồng thời, họ cũng phải có khả năng điều chỉnh chiến lược và hoạtđộng của mình dựa trên thông tin và phản hồi từ môi trường

1.2.2 Lý thuyết hệ thống trong quản lý

Lý thuyết hệ thống (systems theory) trong quản lý nhấn mạnh rằng một tổ chứchay hệ thống kinh doanh không thể được xem là tổng hợp của các phần tử cá nhân

mà phải được coi là một tổ chức toàn diện, với các thành phần tương tác và ảnhhưởng lẫn nhau Theo quan điểm này, quản lý được hiểu là việc điều phối và tối

ưu hóa các thành phần và quan hệ trong hệ thống tổ chức để đạt được mục tiêuchung

Trong thời đại ngày nay, lý thuyết hệ thống được ứng dụng rộng rãi trong quản

lý để hiểu và tối ưu hóa các quan hệ và tương tác giữa các yếu tố trong tổ chức.Các doanh nghiệp hiểu rằng để đạt được hiệu quả và hiệu suất cao, họ cần phảinhìn nhận tổ chức một cách toàn diện và xem xét các yếu tố và quan hệ giữachúng

Lý thuyết hệ thống giúp các doanh nghiệp nhận ra rằng các phần tử trong tổchức không hoạt động độc lập mà ảnh hưởng lẫn nhau Vì vậy, để đạt được hiệuquả tốt nhất, họ cần xem xét toàn bộ hệ thống và tìm hiểu các quan hệ và tương tácgiữa các yếu tố khác nhau Điều này đòi hỏi sự đồng bộ hóa và phối hợp giữa các

bộ phận và quy trình trong tổ chức, từ quản lý cấp cao đến nhân viên cơ sở

Trang 8

Hơn nữa, lý thuyết hệ thống cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của suy nghĩ toàndiện và đánh giá tác động của quyết định và hành động lên toàn bộ hệ thống Cácdoanh nghiệp cần phải xem xét tác động dài hạn và phụ thuộc của các quyết định

và hành động của mình đối với các yếu tố và quan hệ trong tổ chức Điều này giúp

họ đảm bảo rằng các biện pháp và quyết định được thực hiện không chỉ mang lạilợi ích ngay lập tức mà còn hỗ trợ sự phát triển và sự tồn tại bền vững của tổ chứctrong tương lai

Tóm lại, cả học thuyết tiếp cận định hướng và lý thuyết hệ thống đều đượcứng dụng trong quản lý hiện đại để đối phó với sự phức tạp và biến đổi của môitrường kinh doanh ngày nay Học thuyết tiếp cận định hướng giúp các doanh nghiệpnhìn nhận và thích ứng với yếu tố bên ngoài, trong khi lý thuyết hệ thống giúp tối

ưu hóa các quan hệ và tương tác trong tổ chức Sự kết hợp của cả hai học thuyết nàygiúp các doanh nghiệp xây dựng các chiến lược và quản lý hiệu quả để đạt được sựcạnh tranh và thành công trong thời đại ngày nay

1.2.3 Trường phái văn hóa quản lý (Thuyết Z và Thuyết Kaizen)

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, bên cạnh các lý thuyết quản lý của cácnước phương Tây, ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, 39Singapore xuất hiện các lý thuyết quản lý riêng của mình Thành công thần kỳ vềkinh tế của Nhật bản đã khiến các nhà quản lý và khoa học quản lý phương Tâyquan tâm, thậm chí sùng bái mô hình và phương pháp quản lý độc đáo Nhật Bản.Trong trường phái quản lý của Nhật Bản xuất hiện hai thuyết: Thuyết Z và những

kỹ thuật quản lý Nhật Bản của William Ouchi và thuyết Kaizen - chìa khóa của sựthành công về quản lý ở Nhật Bản của Masakimai Các lý thuyết này ra đời trên cơ

sở thực tế quản lý của các tổ chức ở Nhật Bản với những đặc thù về truyền thốngvăn hóa, tâm lý dân tộc

* Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của William Ouchi

Lý thuyết Z được một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản là William Ouchi xâydựng trên cơ sở áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong các công ty Mỹ Lýthuyết ra đời năm 1978, chú trọng đến yếu tố con người với các mối quan hệ xãhội trong tổ chức Xuất phát từ gốc rễ văn hóa và tập quán Nhật Bản, thuyết Z cho

Trang 9

rằng cần thay đổi mô hình quản lý kinh doanh dựa trên việc xây dựng một nền vănhóa kiểu Z cho môi trường bên trong của doanh nghiệp với các nội dung cốt lõisau đây:

- Công việc phải dài hạn, duy trì việc làm suốt đời cho công nhân, xây dựng tráchnhiệm của cả hai bên (thợ và chủ) đối với nhau

- Tất cả hợp thành một gia đình, một cộng đồng sinh tồn có liên hệ khăng khít vớinhau về tổ chức

- Không có sự áp đặt từ trên, các nhân viên tự xử sự cho phù hợp với từng tìnhhuống Mọi người được tham gia vào quyết định chung Thuyết Z cho rằng việc raquyết định tập thể hiệu quả hơn quyết định từ cá nhân Vì tập thể có nhiều kinhnghiệm hơn cá nhân

- Chăm lo đến chất lượng đời sống công nhân, giữa ban giám đốc và công nhân có

sự gần gũi hơn nhờ thông tin thường xuyên hai chiều

* Lý thuyết Kaizen - chìa khóa sự thành công trong quản lý ở Nhật Bản của Masakima

Masakima là Chủ tịch Công ty Cambridge - một hãng tư vấn quốc tế về quản

lý thành lập 1962 Ông viết cuốn sách "Kaizen - chìa khóa sự thành công trongquản lý ở Nhật Bản" xuất bản 1986

Kaizen tiếng Nhật có nghĩa là "cải tiến", "cải thiện" Cốt lõi của Kaizen là nhữngcải tiến nho nhỏ, cải tiến từng bước Tại Nhật Bản, công việc này được cải tiếntừng ngày và thông qua những cải tiến Kaizen người Nhật thường tận dụng nhữngtài nguyên sẵn có như nhân lực, vật tư, thiết bị mà không tốn kém tiền của 40 Tuynhiên, trong trường hợp cần thiết họ sẵn sàng đầu tư một số tiền lớn cho việc cảitiến Kaizen chú trọng tới quá trình thực hiện công việc, cải tiến quá trình thựchiện để có kết quả tốt hơn Mặt khác Kaizen hướng về con người và những nỗ lựccủa con người Điều này khác với các nhà quản lý phương Tây chỉ chú trọng tới

Trang 10

kết quả Kaizen còn nhấn mạnh đến vai trò của nhà quản lý trong việc ủng hộ vàkhuyến khích các nỗ lực của công nhân để cải tiến quy trình làm việc.

Một nhà quản lý quan tâm đến Kaizen thường chú trọng đến:

1.2.4 Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi

Các thuyết quản lý thuộc trường phái hiện đại có thể coi là những sản phẩmmới của xã hội công nghiệp và vẫn được áp dụng cho đến hiện nay Và được địnhhình rõ hơn cả là thuyết tổng hợp và thích nghi của Peter Drucker (người Anh) vớinhiều công trình nổi tiếng như: "Thực hành quản lý", "Các giới hạn của quản lý xãhội mới" và đặc biệt là cuốn sách "Quản lý trong thời đại bão táp" Tư tưởng quản

lý của ông tập trung các vấn đề: quản lý một doanh nghiệp, quản lý các nhà quản

lý, quản lý công nhân và công việc

*Quản lý một doanh nghiệp

- Theo ông, quản lý một doanh nghiệp là tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh,trong đó không nhất thiết chỉ là tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận là quan trọng,song chủ yếu nó là căn cứ để kiểm nghiệm khả năng quyết định trong quản lýcác hoạt động kinh doanh

Trang 11

- Quản lý kinh doanh không phải là một nhiệm vụ thụ động, mà là hành độngsáng tạo tạo ra các điều kiện kinh tế và thay đổi chúng khi cần thiết.

- Khách hàng có tầm quan trọng đặc biệt, kinh doanh tồn tại và phát triển vìkhách hàng Vì vậy quản lý một doanh nghiệp bắt đầu từ mục đích là tạo rakhách hàng

Từ đó kinh doanh có hai chức năng quan trọng: marketing và cải tiến (hoặcphát triển) Marketing là các hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển sản xuất

để cung cấp hàng hóa với giá cả và chất lượng mà khách hàng chấp nhận được Cảitiến là tạo ra các điều khoản về hàng hóa và dịch vụ ngày càng tốt hơn, có lợi nhiềuhơn

*Quản lý các nhà quản lý

Peter Drucker cho rằng các nhà quản lý là nguồn lực cơ bản và quý giá nhấttrong các tổ chức kinh doanh; việc xây dựng đội ngũ quản lý rất tốn thời gian vàcông sức song lại có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào Từ đó cần quan tâm đáp ứngcác yêu cầu:

- Quản lý theo các mục tiêu và tự điều khiển: Quản lý theo các mục tiêu đòi hỏi

tổ chức công việc một cách thích hợp, có phạm vi quản lý và quyền lực rộngnhất; quản lý tự điều khiển là để kiểm soát công việc của chính nhà quản lý

- Liên kết công việc với yêu cầu của của cấp cao hơn Một mặt, phải từ nhữngviệc mà cấp trên cần để đóng góp vào mục tiêu chung (gắn các lợi ích); mặtkhác, người quản lý phải hướng cho cấp dưới đảm bảo sự hoạt động hài hòatrong cả doanh nghiệp

- Tạo ra tinh thần hợp lý trong tổ chức: cần yêu cầu cao đối với các nhà quản lý,đồng thời động viên được học thông qua việc khuyến khích, khen thưởng, tănglương, đề bạt; tạo cơ hội phát huy khả năng cho mọi người

*Quản lý công nhân và công việc

Drucker nhấn mạnh yếu tố con người vì vậy cần tôn trọng và phát huy tiềmnăng con người Trong công việc, cần đặt cá nhân người công nhân trong quan hệ

Trang 12

với nhóm lao động; làm việc ăn ý với nhau để cùng đạt tới mục đích chung Phải

mở rộng công việc nhằm tạo ra các cơ hội tốt cho công nhân "bán lành nghề", nhất

là công nhân "cấp cao" có khả năng chỉ đạo công việc và kèm cặp những côngnhân 38 ít kinh nghiệm Hướng này thích ứng với điều kiện sản xuất tự động hóa,trong đó công nhân không phải làm các công việc mệt mỏi một cách máy móc trêndây chuyền, mà điều khiển các thiết bị tự động - một việc làm mang tính tổng hợpgiống như việc lập kế hoạch

Drucker nghiên cứu khá sâu về vấn đề ra quyết định quản lý và khẳng định

"quản lý là một quá trình ra quyết định", phân biệt các quyết định chiến lược vàcác quyết định sách lược, trong đó các quyết định thực sự khó khăn là các quyếtđịnh chiến lược

Quá trình ra quyết định gồm 5 giai đoạn:

- Xác định vấn đề: trả lời các câu hỏi vấn đề thực sự nằm ở đâu, trọng tâm củavấn đề là gì (cơ cấu tổ chức, chi phí sản xuất, quan hệ các nhân, kỹ thuật haybuôn bán) + Phân tích vấn đề: Xử lý thông tin quản lý

- Khai thác các giải pháp thay thế: xem xét lại những giả định đã được đặt ra,nghĩ ra các giải pháp có thể lựa chọn và kiểm tra giá trị của chúng

- Tìm giải pháp tối ưu: So sánh các phương án khác nhau, lựa chọn một phương

án tốt nhất Để làm được điều này cần các tiêu chí: Sự mạo hiểm, tính kinh tế,

sự thích hợp với từng thời điểm và giới hạn của các nguồn lực

- Đưa ra các quyết định hữu hiệu: biến các giải pháp tối ưu thành quyết địnhhành động mà mọi người phải tham gia một cách có trách nhiệm

Trong thời đại thông tin, toàn cầu hóa, đồng tiền xuyên quốc gia, hệ thốngngân hàng thế giới ngày càng mạnh, vai trò các nước công nghiệp mới (NICS)tăng lên nhanh chóng thì quản lý phải thích nghi và đổi mới và các vấn đề cần giảiquyết là:

+ Quản lý sự thích nghi với lạm phát

+ Duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính

Trang 13

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Chú trọng hiệu quả của lao động trí óc

Tóm lại, Quản lý trong thời đại "bão táp" là chính sách quản lý hướng vềtương lai bằng cách phát triển tri thức và trách nhiệm của con người

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY.

2.1 Ứng dụng của những tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại trong thời đại ngày nay.

Những tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại đã được áp dụng thành công trongnhiều nước trên thế giới và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia đó,những tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại có thể khác nhau đối với mỗi quốc gia, tùythuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nền kinh tế Dưới đây làmột số ví dụ về ứng dụng tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại trong một số quốc gia:Mỹ

:

Mỹ áp dụng nguyên lý tự do thị trường và sự can thiệp nhà nước được hạnchế trong hoạt động kinh doanh Chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy cạnh tranh và khuyếnkhích sự sáng tạo thông qua việc cung cấp các chương trình hỗ trợ cho doanhnghiệp mới, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các biện pháp quản lý tài chính,bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy đổi mới công nghệ Dưới đây là một số ứngdụng quan trọng

- Thị trường tự do: Mỹ đã xây dựng một hệ thống kinh tế dựa trên nguyên tắcthị trường tự do, trong đó các hoạt động kinh doanh được điều chỉnh bởicung cầu và sức mạnh của các nhà sản xuất và người tiêu dùng Qua việckhuyến khích cạnh tranh, Mỹ đã giúp thúc đẩy sự sáng tạo, nâng cao chấtlượng sản phẩm và giảm giá thành

- Đầu tư công: Mỹ đã áp dụng chiến lược đầu tư công để xây dựng cơ sở hạtầng vững chắc, bao gồm các dự án về giao thông, năng lượng, viễn thông và

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w