Bài Thảo Luận Đề Tài Đề Thảo Luận Luật Kinh Tế Năm 2023.Pdf

21 0 0
Bài Thảo Luận Đề Tài Đề Thảo Luận Luật Kinh Tế Năm 2023.Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Đề thảo luận Luật kinh tế năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Triệu Lê Vân Nhóm trưởng Tình huống 3 & Tình huống 5.3-5.4

2 Nguyễn Vi Thủy Tiên Thành viên Làm powerpoint & Tình huống 6

huống 4

4 Cam Hoàng Cẩm Tú Thành viên Tình huống 2 & Tình huống 5.3-5.4

7 Lê Thị Ngọc Trâm Thành viên Tình huống 2 & Tình huống 5.1-5.2

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm 7 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phùng Bích Ngọc -Giảng viên lớp Luật kinh tế, đã giảng dạy nhiệt tình và truyền đạt những kiến thức cơ bản, cần thiết đến chúng em Từ đó, chúng em vận dụng những kiến thức này để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất Bên cạnh đó, để hoàn thành bài thảo luận này không thể không nhắc đến những đóng góp nhất định đến từ các thành viên của nhóm, cảm ơn các bạn đã tham gia họp nhóm đầy đủ, tích cực nghiên cứu đề tài và làm bài Mặc dù nhóm đã cố gắng hoàn thành bài thảo luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài thảo luận nhóm được hoàn thiện hơn.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật Quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được bảo đảm trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về tổ chức doanh nghiệp Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng, được xây dựng trên nền tảng những đặc thù về chính trị, kinh tế – xã hội, có tính chất giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và hình thức văn bản Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn, đa số thường không biết cách giải quyết và ngày càng để mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, thậm chí là phá sản.Vậy cần có những quy định nào cần phải chấp hành? Mời thầy và các bạn cùng theo dõi bài tập tình huống dưới đây để có thể hiểu hơn và quy định về quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ doanh nghiệp.

Trang 5

I Tình huống 1:

Vương, Hùng, Thu góp vốn thành lập công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất, kinh doanh gas, khí đốt với vốn điều lệ 5 tỷ đồng Trong đó, Vương góp 1 tỷ tiền mặt, Hùng góp 3 tỷ gồm mặt bằng, nhà xưởng được các bên định giá 2 tỷ và 1 tỷ tiền mặt, Thu góp 1 tỷ tiền mặt

Theo Điều lệ, Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch HĐTV và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty

Sau khi được cấp GCNDN, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên Hùng đã nhượng lại phần vốn góp cho Liên Hùng cho rằng mình là Chủ tịch HĐTV, là người đại diện theo pháp luật của công ty và cũng là người góp nhiều vốn nhất nên đã không thông báo việc chuyển nhượng vốn của mình cho 2 thành viên còn lại Hùng lập một hợp đồng chuyển nhượng vốn, trong đó Hùng vừa ký tên với tư cách là người chuyển nhượng vốn, vừa ký tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này

Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi 500 triệu đồng Tuy nhiên, đến lúc này thì giữa các thành viên phát sinh mâu thuẫn Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu sang cho công ty Đồng thời, Vương yêu cầu bác tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của Hùng cho Liên là bất hợp pháp

Hùng kiện lại, không thừa nhận phần vốn góp của Vương vì cho rằng chưa có chứng cứ gì chứng minh Vương đã tiến hành góp vốn cho công ty

Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng xây dựng với công ty xây dựng Thanh Bình trong đó công ty Lửa Việt là một bên đứng tên trên hợp đồng Ngoài ra, Hùng có toàn bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng đều mang tên Công ty Lửa Việt do Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh cấp Hùng cho rằng đây là chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình

Vương cho rằng mình cũng đã góp đủ 1 tỷ đồng, bằng chứng là tờ Phiếu thu trong đó Vương tự nộp và tự xác nhận phần vốn đã nộp

1.1 Câu hỏi:

1 Việc Hùng chuyển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là đúng hay sai? Vì sao?

Trang 6

2 Theo bạn, Hùng và Vương đã hoàn thành việc góp vốn vào công ty chưa? Vì sao?

1.2 Trả lời

1 Việc Hùng chuyển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là sai Vì Hùng vẫn chưa góp đủ số vốn đã cam kết cho công ty do đó Hùng không thể chuyển nhượng số vốn chưa góp này cho người khác Mặt khác, nếu Hùng muốn

chuyển nhượng phần vốn đã góp của mình thì phải tuân theo Điều 52, Khoản 1, điểmb Luật doanh nghiệp 2020:

“Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.”

2 Theo Điều lệ của công ty số vốn điều lệ mà các thành viên phải góp là 5 tỷ đồng, trong đó Hùng góp 3 tỷ gồm mặt bằng, nhà xưởng được các bên định giá 2 tỷ và 1 tỷ tiền mặt và Vương góp 1 tỷ tiền mặt Nhưng chứng cứ mà Hùng đưa ra như: xuất trình hợp đồng xây dựng với công ty xây dựng Thanh Bình trong đó công ty Lửa Việt là một bên đứng tên trên hợp đồng Ngoài ra, Hùng có toàn bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng đều mang tên Công ty Lửa Việt do Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh cấp chỉ chứng minh được là Hùng đã góp được một phần vốn điều lệ mà Hùng cam kết góp theo Điều 47, Khoản 2 Luật Doanh Nghiệp 2020:

“Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng lý thành lập doanh nghiệp.”

Do đó, Hùng vẫn chưa thực hiện xong việc góp vốn (thiếu 1 tỷ) Căn cứ theo Khoản 2và Khoản 6, Điều 47 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì Vương vẫn chưa hoàn thành việc

góp vốn của mình Bằng chứng mà Vương đưa ra chỉ là tờ phiếu thu do Vương tự nộp và xác nhận, không phải là giầy chứng nhận phần vốn góp do công ty cấp.

II Tình huống 2:

Hải, Hồng, Công cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng Vinh Quang với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.

Hải là nhân viên của một công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân còn Công là Trưởng phòng Tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở tại Tp HCM

Trang 7

Trong thỏa thuận góp vốn, Hải góp 500 triệu, Hồng góp 1 tỷ, Công góp 500 triệu Trong Điều lệ công ty quy định Hồng là Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV

Sau khi hoạt động được 1 năm, 3 thành viên ký hợp đồng với Dương, trong đó thỏa thuận kết nạp Dương làm thành viên của công ty Tài sản góp vốn của Dương là chiếc xe ô tô được các bên định giá là 300 triệu đồng

Do có khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty nên các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển quyền sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định Công ty đã chi 100 triệu sửa chữa, nâng cấp xe ô tô Mọi giấy tờ, biên nhận đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và logo của Công ty TNHH Vinh Quang

Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những mâu thuẫn nhất định Dương, trong một lần đi giao dịch liền giữ lại 100 triệu đồng tiền của công ty và tuyên bố đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó đơn phương rút khỏi công ty và lấy lại luôn chiếc ô tô

2.1 Câu hỏi:

1 Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHH Vinh Quang là hợp pháp hay không hợp pháp? Vì sao?

2 Dương có được xem là thành viên chính thức của công ty không? Vì sao? Trình bày thủ tục gia nhập và góp vốn trong công ty TNHH như thế nào?

2.2 Trả lời

1 Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHH Vinh Quang là không hợp pháp.

Vì theo Điểm d Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 tổ chức, cá nhân

sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

“Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác”

Mà trong tình huống trên có Công là Trưởng phòng Tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở tại Tp HCM Theo Điểm d Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì anh Công chính là cán

Trang 8

bộ nhà nước nên không được phép tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quang cùng với Hải và Hồng.

Theo Khoản 4 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

“Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.” Trong tình huống trên, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân nên theo điều luật trên thì Hồng không được tham gia vào việc góp vốn thành lập công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng Vinh Quang.”

2 Dương không phải là thành viên hợp pháp.

Theo Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “ 1 Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: a Tăng vốn góp của thành viên;

b Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.”

Thì Dương có thể là thành viên của công ty này với điều kiện: Theo Khoản 4 Điều 68Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm; c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”

Thì công ty TNHH này phải đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất các thủ tục tăng vốn điều lệ để kết nạp Dương là thành viên mới Tại khoản 4 có quy định: “việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong” mà trong trường hợp này, mà việc tăng vốn điều lệ của công ty chưa được thanh toán hoàn tất các thủ tục Cụ thể, tăng vốn điều lệ thông qua kết nạp Dương là thành viên mới với tài sản là 1 chiếc ô tô được các bên định giá là 300tr lại chưa hoàn tất các thủ tục sang tên đổi chủ, chuyển quyền sở hữu qua cho công ty

 Trong trường hợp này, ban đầu công ty TNHH và Dương phải giải quyết việc chuyển nhượng chiếc ô tô theo quy dịnh của luật để hoàn tát các thủ tục thanh toán vốn

Trang 9

điều lệ và làm hồ sơ tăng vốn điều lệ như Khoản 4 Điều 68 Luật Doanh Nghiệp 2020

đã quy định thì Dương mới có thể là thành viên hợp pháp của công ty Thủ tục gia nhập và góp vốn trong công ty TNHH:

Theo Điều 52 Nghị Định Về Đăng Kí Doanh Nghiệp 2021 về việc đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

1 Trường hợp tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng vốn điều lệ công ty, công ty nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;

c) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới;

d) Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty;

đ) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

e) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

2 Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

Trang 10

b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;

c) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

d) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

3 Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;

c) Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế;

d) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Trang 11

4 Trường hợp đăng ký thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

b) Danh sách thành viên còn lại của công ty Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;

c) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn.

5 Đăng ký thay đổi thành viên do tặng cho phần vốn góp

a) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp;

b) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp 6 Đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ

a) Trường hợp công ty đăng ký thay đổi thành viên do thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ và người nhận thanh toán được Hội đồng thành viên chấp thuận trở thành thành viên công ty theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty được thay bằng hợp đồng về việc vay nợ và các giấy tờ thể hiện việc sử dụng phần vốn góp để trả nợ;

b) Trường hợp công ty đăng ký thay đổi thành viên do thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ và người nhận thanh toán sử dụng phần vốn góp đó để chào bán và chuyển nhượng cho người khác theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 53 Luật

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan