1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm – Thuyết Trình Tên Đề Tài Thực Trạng Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội Của Dân Tộc Thiểu Sốở Vùng Tây Nguyên.pdf

14 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 189,57 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38555717 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÂN VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BÀI TẬP NHÓM – THUYẾT TRÌNH TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG TÂY NGUYÊN Nhóm thực hiện: Nhóm 6 – Chiều thứ 2 Môn: Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hồng Duyên Khóa học: 2020 – 2024 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 THÀNH VIÊN NHÓM 6 STT Họ và tên MSSV 2005LHOK067 1 Hoàng Bảo Uyên 2005LHOK017 2005LHOG050 2 Nguyễn Đình Ngọc Hoàng 2005LHOG068 2005LHOK061 3 Nguyễn Đức Toàn 2005LHOH054 2005LHOH058 4 Nguyễn Duy Trường 5 Nguyễn Ngọc Minh Thuận 6 Nguyễn Hồng Thắm 7 Lê Đỗ Minh Thư 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 NỘI DUNG .4 1/ Khái quát chung về vùng Tây Nguyên: 4 1.1 Vị trí địa lý: 4 1.2 Điều kiện tự nhiên: .4 1.3 Văn hóa - Xã hội: 5 1.4 Tôn giáo, tín ngưỡng: 6 1.5 Phân bố dân cư: 6 1.6 Trình độ dân trí: 7 2/ Các chính sách mà NN đã đưa ra và đang thực thi: 7 3/ Đánh giá Ưu điểm và Hạn chế: 8 3.1 Điểm mạnh: 8 3.2 Điểm yếu: .8 3.3 Cơ hội: .9 3.4 Thách thức: 9 4/ Nguyên nhân Và Giải pháp: 10 4.1 Nguyên nhân: 10 4.2 Giải pháp: .10 KẾT LUẬN 11 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 NỘI DUNG 1/ Khái quát chung về vùng Tây Nguyên: 1.1 Vị trí địa lý: - Nằm ở phía Tây của đất nước VN, được bao quanh bởi những dãy núi hiểm trở - Gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kon Tum và Gia Lai - Diện tích gần 5,5 triệu ha; gần 5,7 triệu dân, bình quân 104 người trên km² - Vị trí tiếp giáp: + Là vùng đất duy nhất không giáp với biển + Phía đông vùng duyên hải Nam Trung Bộ + Phía nam Đông Nam Bộ + Phía tây Lào và Campuchia 1.2 Điều kiện tự nhiên: 1.2.1 Địa hình: Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm: + Địa hình cao nguyên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn + Địa hình vùng núi + Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt 1.2.2 Khí hậu: - Khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20ºC điều hoà quanh năm - Có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 1.2.3 Tài nguyên nước: - Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ m³ Nguồn nước ngầm khoảng 9 tỷ m³ 1.2.4 Đất đai: - Đất đỏ bazan diện tích khoảng 1tr ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng - Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8tr ha, giữ ẩm tốt và tơi xốp Đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng Đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực - Diện tích đất trống, đồi núi trọc chiếm tới 1,4tr ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng 1.2.5 Tài nguyên rừng: - Có tính đa dạng sinh học rất cao Trữ lượng rừng gỗ nhiều Diện tích rừng 3.015,5 nghìn ha Các cây dược liệu quí như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quý như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung - Hệ động vật hoang dã phong phú Có 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi 1.2.6 Tài nguyên khoáng sản: - Chủng loại khoáng sản ít Quặng bôxit với trữ lượng khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước Phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Vàng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói, than bùn và than nâu 1.3 Văn hóa - Xã hội: Đặc trưng văn hóa - xã hội, nghệ thuật: Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực độc đáo, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc - Văn hóa vật chất: + Nhà ở: nhà rông, nhà sàn, của người Bana, Gia Lai, Ê đê, Mnông… + Danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Ở thành phố Đà Lạt: Thác Dambri, Premli, thung lũng tình yêu… Ở vườn quốc gia Yokdun, Chư mom Ray, khu rừng nguyên sinh Chư Mom Ray,… in đậm nét hoang dã… Chứng tích căn cứ kháng chiến Bản Đôn, ngục Kontum, đường mòn HCM,… +Ẩm thực: những món ăn nhẹ nhàng của Đà Lạt như bánh căn, bánh xèo; món ăn dân dã của đồng bào dân tộc như Gỏi trứng kiến, heo ướp lá mắc mật, cơm gạo tẻ thi thoảng bắt thú trong rừng + Trang phục: chủ yếu là hoa văn hình họa, - Văn hóa tinh thần: + Các lễ hội truyền thống: lễ hội nông nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo như lễ hội Cồng chiêng, đua voi, mừng cơm mới, tục bắt chồng, lễ nhóm lừa,… + Các bài thuốc gia truyền để chữa bệnh, kỹ thuật đúc đồng, điêu khắc, + Trang trí hoa văn, 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 + Văn học dân gian: Sử thi Đăm Săn 1.4 Tôn giáo, tín ngưỡng: Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài Những năm qua, số lượng tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số Trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với tổng số khoảng 2.301.884 tín đồ, chiếm 34,7% dân số, đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng truyền thống khác Ngoài các tôn giáo lớn đó, ở Tây Nguyên hiện đang tồn tại hàng chục hiện tượng tôn giáo mới với nguồn gốc xuất xứ, phạm vi và nội dung hoạt động, mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng phát triển rất khác nhau 1.5 Phân bố dân cư: - Là vùng thưa dân nhất ở nước ta Mật độ dân số năm 2021 là 111 người/km2 - Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người - Dân cư phân bố không đều giữa các vùng: + Dân tộc kinh phân bố chủ yếu các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại + Tỉ lệ dân thành thị của Tây Nguyên thấp hơn tỉ lệ dân thành thị của cả nước Buôn Ma Thuột là đô thị đông dân nhất của vùng, các đô thị còn lại: Kon Tum, Plây Ku, Đà Lạt, Bảo Lộc Gia Nghĩa có số dân ít hơn => tỷ lệ định cư dân số cao; trình độ dân trí thấp, thu nhập bình quân đầu người trên Tây Nguyên chỉ đạt 80% mức bình quân chung cả nước, thu nhập bình quân của nhóm hộ đồng bào nghèo là dưới 80 ngàn đồng/người/tháng, thủ tục nhập hộ tăng 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 1.6 Trình độ dân trí: Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thực trạng giáo dục TN vẫn chưa vượt qua những bất cập, nhất là cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường, lớp học, đội ngũ giáo viên, v.v Năm 2021, toàn vùng có 2.116 cơ sở giáo dục phổ thông với 1.221.784 học sinh, trong đó có 459.654 học sinh là dân tộc thiểu số (chiếm 37,6%) Tỷ lệ lớp/trường các cấp học trong khu vực Tây Nguyên còn thấp so với bình quân cả nước Số lao động chưa biết chữ là 9,76%, số chưa tốt nghiệp tiểu học là 17,41%, đã tốt nghiệp tiểu học 32,85%, đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở 16,19% Số lao động chưa biết chữ ở Tây Nguyên hiện nhiều hơn gấp 2,6 lần so với cả nước, chỉ thấp hơn so với Tây Bắc (18,09%) và cao hơn so với các vùng còn lại trong cả nước 2/ Các chính sách mà NN đã đưa ra và đang thực thi: Chính sách đất đai, chính sách bảo vệ và phát triển rừng: Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tây Nguyên hằng năm đều tăng Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn (gọi tắt là Chương trình 132, 134); Tháo gỡ cho nhiều địa phương các tỉnh Tây Nguyên những khó khăn bức bách về đất ở, đất sản xuất, giúp đồng bào ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế; Chính sách giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào DTTS: Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Việc giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS theo chương trình thí điểm đã giúp đồng bào làm quen với kỹ thuật lâm sinh, người dân có sinh kế gắn với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Chính sách tín dụng: + Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất Đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS + Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012, Quyết định số 29/2013/QĐ- TTg ngày 20/5/2013 về phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề đất ở, việc làm Tạo thêm những hiệu ứng đột phá mới cho khu vực miền núi và DTTS – “lõi nghèo” của cả nước, khắc phục được những hạn chế, bất cập trước đây Góp phần nâng cao khả năng quản lý tài chính thu chi nông hộ, giúp các hộ biết cách làm ăn, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên thoát nghèo, tạo ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, bảo đảm mục tiêu ổn định xã hội, bảo đảm an sinh xã hội Chính sách xây dựng nông thôn mới: Chương trình nông thôn mới (NTM): Nhờ huy động nguồn vốn nên diện mạo nông thôn đã thay đổi, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, phục vụ thiết thực cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ngày càng tăng, người dân được bảo đảm về sinh hoạt, việc chăm sóc sức khỏe được cải thiện Cơ sở vật chất y tế, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực đồng bào DTTS đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 3/ Đánh giá Ưu điểm và Hạn chế: 3.1 Điểm mạnh: - Tây Nguyên là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đem lại những tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch rất lớn cho khu vực này - Khí hậu ở đây khô hạn, mát mẻ và ôn đới, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và động vật sống - Có vai trò chiến lược quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam - Có năng lực phát triển du lịch rất lớn, với nhiều điểm đến hấp dẫn như khu du lịch Đà Lạt, đền Pô Nagar, thác Dambri và cảnh quan độc đáo của các khu rừng nguyên sinh 3.2 Điểm yếu: - Mùa khô kéo dài Ngoài việc gây ra nguy cơ thiếu nước, nguồn nước có nguy cơ suy giảm Mùa khô còn là thời điểm cháy rừng nghiêm trọng ở Tây Nguyên - Nạn chặt phá rừng quá mức Tài nguyên này ngày càng khan hiếm, tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt được mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên bị xuống cấp cả về diện tích và chất lượng - Tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước - Giảm nghèo chưa bền vững; số hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết - Nhiều di sản văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một - Giáo dục-Đào tạo chuyển biến còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao Công tác chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ y tế cơ bản còn khá kém 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề tôn giáo, dân tộc vẫn còn phức tạp - Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển - Các chính sách của Nhà Nước vẫn còn nhiều hạn chế nhất định gây khó khăn cho đời sống kinh tế của DTTS 3.3 Cơ hội: - Nghị quyết 23-NQ/TW xác định, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên sẽ trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn: dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH của vùng Tây Nguyên - Là cầu nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế - Sắp trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả - Với cảnh đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo, du lịch có thể trở thành một lĩnh vực quan trọng để phát triển kinh tế, giúp tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người dân địa phương 3.4 Thách thức: - Tình trạng di dân tự do khó kiểm soát Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi của người dân tộc, đẩy họ vào sâu trong rừng thẳm và gây nên hiềm khích kéo dài - Là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch - Có các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trái pháp luật để chống đối chính quyền 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Phá hỏng hoặc thay đổi cơ cấu cổ truyền làng xã và đời sống tâm linh của người dân tộc - Nạn phá rừng, khai thác gỗ quý không được kiểm soát chặt chẽ và không quan tâm đến việc trồng mới và bảo vệ rừng Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi 4/ Nguyên nhân Và Giải pháp: 4.1 Nguyên nhân: Cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng trên 60% Trong đó: Lâm Đồng: 55%, Đắc Nông: 63%, Đắc Lắc: 62%, Gia Lai: 81%, Kon Tum: 88% Tốc độ giảm nghèo những năm vừa qua mới chỉ đạt khoảng 2 - 3%/năm cho toàn vùng - Do thiếu các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật: Đất sản xuất không được sử dụng có hiệu quả Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cũng có nhiều hạn chế Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về thị trường sản phẩm, về công nghệ còn rất sơ khai; việc hỗ trợ về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi hầu như chưa phát triển, đa dạng hóa - Việc làm không ổn định, thu nhập thấp Lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định - Dễ gặp rủi ro do điều kiện ngoại cảnh Việc rớt giá một số sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm qua, cùng với nắng hạn, mưa lũ thất thường đã làm cho đồng bào Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn - Hạn chế về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng bởi tính biệt lập về địa bàn cư trú Những nơi dân cư sống rải rác, địa hình chia cắt phức tạp nên suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cao, đồng bào chưa được hưởng lợi nhiều từ các nguồn đầu tư của nhà nước - Nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như công tác xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo chưa được thể hiện rõ 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 4.2 Giải pháp: - Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là những lĩnh vực, ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào, những sản phẩm độc đáo của đồng bào các dân tộc Tạo việc làm và thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc - Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực và việc làm cho vùng đồng bào dân tộc Không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào Đẩy mạnh việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho lao động vùng nghèo đi xuất khẩu lao động, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn - Khuyến khích các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất - kinh doanh Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật; tổ chức tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn để đồng bào "mắt thấy, tai nghe", khuyến khích đồng bào vươn lên thoát nghèo - Xây dựng quy hoạch phát triển vùng gắn với xóa đói, giảm nghèo Cần sớm triển khai hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm; các ngành quan trọng và các sản phẩm chủ lực có tiềm năng về thị trường và lợi nhuận cao - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động Quỹ hỗ trợ phát triển cần đẩy mạnh việc cho vay các dự về trồng trọt chăn nuôi gia súc - Làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động đồng bào tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo KẾT LUẬN Là địa bàn chiến lược đặc biệt trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước, sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước Bên cạnh đó, quy mô của làng bản ở Tây Nguyên không còn như xưa, nhất là những khu định 13 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 cư mới cho các công trình thủy điện Không còn những buôn làng trong một không gian truyền thống, những nhà rông, nhà dài, nhà sàn đã mất đi Thực trạng này thực sự rất đáng báo động 14 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w