1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xử lí chất thải rắn bằng công nghệ seraphin tại nhà máy xử lí rác đông vinh – tp vinh – nghệ an

60 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế - Xã Hội Của Mô Hình Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Công Nghệ Seraphin Tại Nhà Máy Xử Lí Rác Đông Vinh – TP Vinh – Nghệ An
Tác giả Hoàng Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Chuyên ngành Kinh Tế Môi Trường
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 431,58 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI (4)
    • 1.1 Tổng quan về rác thải (4)
      • 1.1.1 Rác thải là gì? (4)
      • 1.1.2 Phân loại rác thải (4)
      • 1.1.3 Quản lí rác thải (6)
        • 1.1.3.1 Quản lí chất thải công nghiệp (6)
        • 1.3.1.2 Quản lí chất thải rắn nguy hại (8)
        • 1.3.1.3 Quản lí chất thải rắn sinh hoạt (8)
        • 1.3.1.4 Quản lí chất thải có nguồn gốc khác (8)
      • 1.1.4 Công nghệ xử lí rác thải (10)
    • 1.2 Các phương pháp xử lí rác thải (12)
      • 1.2.1 Phương pháp chôn lấp (13)
      • 1.2.2 Phương pháp đốt (14)
      • 1.2.3 Phương pháp công nghệ sinh học (14)
      • 1.2.4 Phương pháp đóng rắn (16)
    • 1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phương án xử lí rác (16)
      • 1.3.1 Phương pháp chi phí hiệu quả (ECA) (16)
      • 1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (17)
        • 1.3.2.1 CBA là gì? (17)
        • 1.3.2.2 Các bước phân tích chi phí lợi ích (18)
  • CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG XỬ LÍ RÁC THẢI BẰNG CÔNGNGHỆ SERAPHIN TẠI NHÀ MÁY RÁC ĐÔNG VINH (18)
    • 2.1 Tổng quan hiện trạng rác thải của TP Vinh (18)
      • 2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển thành phố Vinh (18)
      • 2.1.2 Phân tích áp lực của sự phát triển đô thị lên môi trường (19)
      • 2.1.3 Hiện trạng rác thải của TP Vinh (20)
      • 2.1.4 Tình hình quản lí chất thải rắn ở thành phố Vinh (21)
    • 2.2 Giới thiệu chung về nhà máy (22)
    • 2.3 Giới thiệu về công nghệ Seraphin (23)
      • 2.3.1 Quy trình xử lí của công nghệ Seraphin (25)
        • 2.3.1.1 Phân tích dây chuyền công nghệ chính của nhà máy (25)
        • 2.3.1.2 Mô tả cụ thể các công đoạn trên bằng sơ đồ khối (27)
      • 2.3.2 Những điểm cần quan tâm của công nghệ Seraphin (31)
        • 2.3.2.1 Ưu điểm (31)
        • 2.3.2.2 Nhược điểm (32)
    • 2.4 Kết quả xử lí rác bằng công nghệ Seraphin (32)
  • CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÍ RÁC SERAPHIN TẠI NHÀ MÁY ĐÔNG VINH (36)
    • 3.1 Những giả thiết tính toán (36)
    • 3.2 Xác định các chi phí và lợi ích (38)
      • 3.2.1 Xác định các chi phí (38)
        • 3.2.1.1 Các chi phí hàng năm của nhà máy (38)
        • 3.2.1.2 Các khoản chi phí xã hội – môi trường (39)
      • 3.2.2 Xác định các lợi ích (44)
        • 3.2.2.1 Các lợi ích của nhà máy (44)
        • 3.2.2.2 Các lợi ích về mặt môi trường – xã hội (48)
    • 3.3 Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả (50)
      • 3.3.1 Tổng hợp và đánh giá chi phí, lợi ích của nhà máy (50)
      • 3.3.2 Tổng hợp và đánh giá chi phí, lợi ích về môi trường – xã hội (53)
    • III. So sánh hiệu quả của nhà máy (53)
    • I. Kết luận chung (55)
      • 2. Kiến nghị và giải pháp (55)
        • 2.1 Về phía cơ quan quản lí (55)
        • 2.2 Về phía nhà máy (56)
        • 2.3 Về phía cộng đồng (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI

Tổng quan về rác thải

Rác thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường.

Chất thải không phải cái gì cũng có thể sử dụng được và có giá trị Có rất nhiều loại chất thải phải chôn lấp, xử lí vì không làm như vậy sẽ bị ô nhiễm gây nguy hại đến sức khoẻ của con người Ảnh hưởng chất thải từ các đô thị và các nhà máy xuống hạ lưu các dòng sông đang là mối đe doạ với sự sống của cả con người và động vật Do đó, chúng ta phải có phương pháp quản lí rác thải ngay từ khâu thu gom, cụ thể là phải phân loại triệt để rác thải.

 Chất thải rắn công nghiệp:

- Là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp… và được chia thành hai loại: chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại Trong đó, chất thải nguy hại dễ cháy nổ, gây ngộ độc cho sức khỏe con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.

- Phân loại chất thải công nghiệp: Phân loại theo thành phần (thuỷ tinh, Giấy, thép, chất dẻo…); Phân laọi theo trạng thái vật lý hay theo pha (lỏng, khí, rắn); Phân loại theo mức độ rủi ro (độc hại, nguy hại hay không nguy hại); Phân loại theo thứ bậc quản lý (giảm thải, tái sử dụng, tái chế, thu hồi hay phục hồi).

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nong nghiệp như: Trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải thải ra từ chăn nuôi giết mổ động vât….

Thành phần chính của chất thải rắn nông nghiệp gồm: phế phụ phẩm từ trồng trọt, rơm rạ, phân động vật, chai lọ thuốc trừ sâu,…

Phân loại: Chất thải rắn nông nghiệp đựoc phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hoá học cũng như khả năng phân huỷ sinh học:

- Theo nguồn gốc phát sinh: Chất thải rắn nông nghiệp gồm các phế thải có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, từ chăn nuôi và từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.

- Theo tính chất nguy hại: Chất thải rắn nông nghiệp gồm chất thải rắn nông nghiệp nguy hại và chất thải rắn nông nghiệp thông thường

- Theo thành phần hoá hoạc: Chất thải rắn nông nghiệp gồm: chất thải rắn nông nghiệp hữu cơ và chất thải rắn nông nghiệp vô cơ.

- Theo khả năng phân huỷ sinh học: Chất thải rắn nông nghiệp gồm chất có khả năng và không có khả năng phân huỷ sinh học.

Trong rác thải sinh hoạt hàng ngày, rác thải y tế từ các bệnh viện và từ các phòng nghiên cứu chiếm một phần không nhỏ Hơn nữa, RTYT sẽ là các nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, nếu được xử lý tốt sẽ cho giá trị cao hơn rác thải thông thường.

Tuy nhiên, trong rác thải y tế có chứa những nguy hiểm mà rác thông thường ít gặp Những nguy hiểm đó là: mầm bệnh tật, các độc chất (hoá chất trị bệnh; thậm chí là các loại chất phóng xa đồng vị) còn sót lại trong RTYT Do đó trong quá trình xử lý và tái sử dụng RTYT ưu tiên an toàn/vệ sinh lại càng quan trọng hơn

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các trung tâm thương mại, các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng.

- Các chất thải rắn sinh hoạt gồm những chất hữu cơ, vô cơ, chất thải đặc biệt Thành phần hữu cơ tiêu biểu trong chất thải sinh hoạt chư yếu là thực phẩm thừa, giấy, cáctông, nhựa, vải, cao su, da, gỗ Thành phần vô cơ gồm: thuỷ tinh, nhôm, sắt, bụi.

Lượng chất thải rắn sinh họat phát sinh cũng như thành phần của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tình trạng kinh tế (mức sống của người dân), trình độ công nghiệp và thời điểm khảo sát trong năm.

Là các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lí chất thải, không để chất thải tác hại đến môi trường và cuộc sống.

Rác thải phát sinh từ nhiều nguồn, do đó để quản lí rác thải phải dựa vào quá trình phân loại Với mỗi nguồn phát sinh phải có cách quản lí riêng Vì vậy quản lí rác thải là một nhiệm vụ thường xuyên đối với các cấp quản lí Mọi người, mọi tổ chức phải có trách nhiệm pháp lí về việc giảm thải nói riêng và quản lí chất thải nói chung Cụ thể:

1.1.3.1 Quản lí chất thải công nghiệp.

Là một hệ thống tối ưu trong thực tiễn quản lí chất thải Dựa trên sự đánh giá có cơ sở những cân nhắc về môi trường, công nghệ, kinh tế và xã hội cùng với mối quan tâm của tất cả các bên có lien quan như chính quyền, cộng đồng, các tổ chức và mỗi con người.

Quản lí chất thải công nghiệp được thực hiện theo trình tự như sau:

- Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải:

Giảm thiểu chất thải là việc làm sao cho sự sản sinh chất thải đạt tới mức ít nhất hoặc ngăn ngừa tối ưu không có chất thải, tức là không tạo ra chất thải Giảm thiểu chất thải là việc làm đầu tiên trong quản lí chất thải nói chung và chất thải công nghiệp nói riêng, giảm thiểu gắn bó chặt chẽ với việc sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên và được tập trung vào ngăn ngừa việc tạo ra chất thải Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải sẽ trực tiếp hay gián tiếp mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường nhằm giảm chi phí, tăng nguồn lợi kinh tế

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Các phương pháp xử lí rác thải

Ở nước ta những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến, đặc biệt là tại các đô thị lớn Số liệu thống kê mới đây của cơ quan môi trường cho thấy: Thành phố Hà Nội mỗi ngày thải ra khoảng 1.368 tấn rác sinh hoạt, thành phố

Hồ Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn Và hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố và các địa phương khác đã trở thành vấn đề đáng báo động Hầu như tất cả các bãi rác của các thành phố nước ta đều đang ở trong tình trạng quá tải Với các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan… việc xử lí rác chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu huỷ bằng công nghệ cao, hoặc đem đi chôn lấp Trong khi đó, nước ta vẫn phổ biến cách thiêu trực tiếp hoặc chôn lấp lộ thiên Những cách làm này không những không giải quyết được lượng rác tồn đọng, mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Không ít các nhà khoa học, các cơ quan, ban, ngành đã đầu tư nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp xử lý rác thải ở nước ta, song còn có nhiều bất cập bởi nó liên quan tới nhiều vấn đề

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46 như tiền đầu tư, đất đai và đặc biệt là ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư Đối với nước ta hiện nay, có lẽ tối ưu nhất là giải pháp công nghệ Giải pháp công nghệ cần tối ưu, song tối ưu chưa chắc đã phải tiên tiến Tối ưu ở đây là phù hợp với ba điều kiện mà người dân có thể chấp nhận được, đó là: tiết kiệm vốn đầu tư, tiết kiệm đất đai, ít gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp công nghệ xử lý rác thải có rất nhiều nhưng có thể có 3 phương pháp chính: Phương pháp chôn lấp, phương pháp đốt rác và phương pháp công nghệ sinh học.

Phương pháp chôn lấp rác có lẽ là phương pháp cổ điển nhất và cũng là phương pháp tự nhiên nhất Do đó, phương pháp này có những mặt ưu điểm và hạn chế.

 Đây là phương pháp truyền thống nên chi phí rẻ và thời gian xử lí ngắn.

 Chúng ta cũng có thể tận dụng bãi chôn rác để khai thác khí phục vụ phát điện hoặc làm chất đốt, nhưng đây không phải là mục tiêu chính và cũng không dễ thực hiện.

 Quy trình của phương pháp này là rác thải được đổ xuống các nơi trũng rồi lấp đất lên, do đó gây ra nhiều tác hại tới môi trường Rác trong thời gian tập kết về bãi chôn, chưa được chôn lấp gây ô nhiễm nặng nề cho bầu không khí và nguồn nước xung quanh cần xử lý Vì thế, nhiều bãi rác đã bị dân cư quanh vùng phản đối, cản trở công việc vận hành bãi chôn lấp rác Hiện nay, cả nước ta có 149 bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh (chủ yếu là chôn lộ thiên) vừa gây cứng hoá nguồn nước, vừa gây ô nhiễm bầu không khí xung quanh khu vực Không những thế, phương pháp này còn gây lãng phí về diện tích đất vốn đã trở nên rất khan hiếm Do đó, mặc dù chi phí rẻ và thời gian xử lí ngắn, nhưng phương pháp này vẫn không được chọn để áp dụng lâu dài trong tương lai.

 Tuy mấy năm gần đây việc chôn rác đã được đưa vào danh mục tiêu chuẩn Nhà nước, song để tạo được các bãi chôn rác theo tiêu chuẩn xây dựng và môi trường thì rất tốn tiền, tốn đất.

 Trong 91 bãi rác lớn đang tồn tại trên cả nứoc thì chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa rới 19% Trong khi đó, có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng 1 Mỗi năm cả nước thải ra hơn 15 triệu tấn rác Trong đó, rác sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm khoảng 12,8 triệu tấn, rác công nghiêpj khoảng 2.7 triệu tấn, lượng rác thải y tế khoảng 2.1 vạn tấn, các chất thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn.

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi những ưu điểm tân tiến của nó:

 Thời gian xử lí rác ngắn.

 Chi phí xử lí không cao.

 Trong quá trình đốt có thể tận dụng được lượng nhiệt để biến thành điện cung cấp cho điện năng.

 Xử lí triệt để vi trùng lây bệnh ở trong rác.

 Đốt rác là phương pháp có thể nói là tân tiến nhất nhưng cũng tốn kém nhất Ở các nước phát triển, rác công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong rác thải sinh hoạt thì phương pháp đốt rác là phổ biến, còn ở nước ta rác thải hữu cơ chiếm 50 - 60% khối lượng rác thải thì việc đốt rác là hết sức khó khăn

 Có thể tận dụng nhiệt từ quá trình đốt rác để phát điện, sưởi ấm, song điều này chẳng dễ bởi vốn đầu tư không nhỏ.

 Nếu xử lí kém hiệu quả sẽ gây ô nhiễm khói bụi có độ lan tỏa lớn.

1.2.3 Phương pháp công nghệ sinh học:

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46 Để khắc phục những nhược điểm của 2 phương pháp trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra phương pháp xử lý rác bằng công nghệ sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật (sử dụng công nghệ vi sinh).

 Cơ chế xử lí rác thải của công nghệ sinh học:

Trong những thập niên gần đây, công nghệ vi sinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có các chủng vi sinh phân huỷ xenlulô Nếu nhiệt độ ổn định và nguồn cung cấp oxy hợp lý, các chủng vi sinh có thể mùn hoá rác hữu cơ trong 20 ngày Mùn rác hữu cơ có thể được sử dụng làm phân bón - phân sinh hoá hữu cơ và công việc này tương đối giản đơn đối với tất cả mọi người.Xử lí rác bằng công nghệ sinh học thực chất là một quy trình sản xuất khép kín Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được đưa vào băng tải để phân loại Rác hữu cơ được tách riêng, sau đó nghiền nhỏ và trộn với các loại chất thải có chứa nhiều vi sinh vật rồi đem ủ Trong khoảng 10 - 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kị khí và hiếu khí Quá trình phân huỷ kị khí sẽ sản sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí mê tan ở những quy trình phân huỷ lâu năm, tỉ lệ khí mê tan có thể lên tới 60 - 65% Còn ở quá trình lên men hiếu khí, toàn bộ rác hữu cơ sẽ được chuyển hoá thành phân vi sinh Các kết quả sau khi tiến hành xử lí rác tại một số nhà máy ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy, mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lí sẽ thu được khoảng 300 kg phân vi sinh và 5m3 khí sinh học Những sản phẩm này đều được thu hồi và đưa vào tái sử dụng trong sản xuất Phân vi sinh được bán ra thị trường với giá 250.000 đồng một tấn phục vụ cho ngành nông nghiệp

Còn khí sinh học sẽ được thu hồi cho chạy động cơ diesel để phát điện hoặc cấp phát nhiệt phục vụ cho chính quá trình xử lí rác của nhà máy Theo tính toán, một nhà máy với công nghệ trung bình, có thể tự túc được 40 - 50% năng lượng điện Còn một nhà máy hiện đại có thể đáp ứng được 100%, thậm chí nguồn năng lượng dư có thể đem bán ra thị trường.

 Ưu điểm vượt trội mà nhà máy xử lý rác bằng công nghệ vi sinh là xử lý triệt để và ngay lập tức lượng rác thải đưa vào, giảm thiểu mùi hôi phán tán vào không khí và vì có ủ vi sinh với nhiệt độ đống ủ lên đến 60 - 70 0 C trong thời gian 10 - 15 ngày nên vi trùng gây

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phương án xử lí rác

1.3.1 Phương pháp chi phí hiệu quả (ECA)

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Phân tích chi phí hiệu quả thực chất là phương pháp sử dụng trong trường hợp mà sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích gặp nhiều khó khăn Người ta chỉ xác định được những chi phí là cơ bản còn lợi ích là rất khó khăn Tuy nhiên, nhà hoạch định chính sách vẫn muốn có được hiệu quả của đồng tiền bỏ ra với mục tiêu cần đạt được để làm cơ sở cho những quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay nữa hay không hay phải thay đổi bề mặt chính sách Trong trường hợp đó, các nhà làm phân tích nên sử dụng phân tích chi phí hiệu quả.

Như vậy, vai trò của phân tích chi phí hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng để xây dựng những chính sách có liên quan đến chi phí, tổ chức để định hướng các doanh nghiệp điều chỉnh theo mục đích của người hoạch định chính sách thông qua lợi ích kinh tế để thay đổi hành vi.

Phương pháp đánh giá: sử dụng chỉ tiêu hiệu quả (E):

Với: E là hiệu quả của dự án mang lại

B là lợi ích mang lại của dự án

C là chi phí bỏ ra của dự án.

1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)

Mỗi sự lựa chọn đều có một phạm vi kinh tế - các lợi ích có vượt quá chi phí không? Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa chọn giữa các phương án.

CBA là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.

Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó Đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình.

Nói rộng hơn, phân tích chi phí lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án Xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế Vì thế, phân tích chi phí lợi ích là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.

1.3.2.2 Các bước phân tích chi phí lợi ích. a Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết. b Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. c Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án. d Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm.

Bảng 1.1: Lợi ích và chi phí theo năm phát sinh.

Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm

. t Bt Ct (Bt – Ct) e Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án. f So sánh các phương án theo lợi ích ròng xã hội g Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu. h Đưa ra đề nghị

Xử lý rác thải đô thị Việt Nam là vấn đề còn nhiều nan giải, song việc xây dựng một nhà máy hoàn chỉnh bằng khoa học công nghệ trong nước không còn là khó đối với các địa phương trong thời điểm này Và phải chăng phương pháp xử lý rác thải ứng dụng công nghệ vi sinh là giải pháp tối ưu cho tình trạng đâu đâu cũng có rác như hiện nay.

HIỆN TRẠNG XỬ LÍ RÁC THẢI BẰNG CÔNGNGHỆ SERAPHIN TẠI NHÀ MÁY RÁC ĐÔNG VINH

Tổng quan hiện trạng rác thải của TP Vinh

2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển thành phố Vinh.

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

 GDP bình quân đầu người: 16,5 triệu đồng/người/năm.

 Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh.

 Cơ cấu kinh tế của Thành phố đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp Hiện tại, thành phố Vinh đang trong quá trình nâng cấp kết cấu hạ tầng kĩ thuật – xã hội nhằm mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ và phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2020.

2.1.2 Phân tích áp lực của sự phát triển đô thị lên môi trường.

 Dân số thành phố Vinh nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung ngày càng tăng do tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và dân nhập cư cao Cùng với sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phát sinh nhiều loại chất thải gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại về kinh tế.

 Tài nguyên đất, nước của đô thị bị suy giảm: đất đô thị đang bị khai thác triệt để để xây dựng các công trình như trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà ở, đường giao thông,…làm giảm diện tích cây xanh, nước mặt và trữ lượng nước dưới đất Mặt khác, quá trình đô thị hóa kéo theo việc mở rộng diện tích đất đô thị, chuyển mục đích sử dụng đất Trong tương lai TP Vinh sẽ được mở rộng và nâng cấp kết cấu hạ tầng để đạt tiêu chí đô thị loại I, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung

Bộ Như vậy, nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt , dịch vụ, sản xuất ở đô thị ngày một tăng và nếu không có phương án khai thác, sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng nước dưới đất, nước mặt,…

 Phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm qua, sự phát triển của các ngành này đã đạt được nhiều kết quả góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh Tuy nhiên, do việc quy hoạch phát triển chưa hợp lí, thực hiện không nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn

20 góp phần gây ô nhiễm Các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn ở trong tình trạng công nghệ cũ, chất thải không được xử lí triệt để khi thải ra môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước , đất, không khí và cảnh quan tự nhiên.

2.1.3 Hiện trạng rác thải của TP Vinh.

Theo thống kê, tổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Vinh khoảng 300m 3 /ngày.đêm

Bảng 1.2: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt của hộ gia đình tại thành phố:

Tỷ lệ phần trăm của thành phần rác thải Tỉ lệ phần trăm (%)

(Nguồn: công ty môi trường đô thị thành phố Vinh năm 2006)

Theo công ty môi trường đô thị thành phố thì tỉ trọng rác thải từ hộ gia đình trong thành phố khoảng 250kg/m 3 , thương mại là 270kg/m 3 và của các điểm thu gom là 300m 3 ; bình quân các loại rác thải khoảng 275kg/m 3

Với tỉ lệ rác thải các loại của TP Vinh như trên thì dự báo lượng rác thải phát sinh từng gia đình trong các năm như sau:

Bảng 1.3: Dự báo lượng rác thải phát sinh của TP Vinh.

Mức thải Tổng khối lượng Tỷ lệ Tổng khối

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Giai đoạn Dân số (kg/người/ngày) chất thải sinh ra

(tấn/ngày) thu gom (%) lượng thu gom (tấn/ngày)

(Nguồn: Công ty môi trường đô thị TPVinh năm 2005)

Việc thu gom, vận chuyển rác do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm với

Trang thiết bị gồm: 8 xe IFA

- 4 xe ép rác Hàn Quốc (2,5-5tấn)

- 200 xe thu gom loại 3 bánh (0,7m 3 ).

Rác được thu gom, vận chuyển bằng xe đẩy, tập trung thành đống rồi dùng ô tô vận chuyển ra bãi rác thành phố.

Hàng ngày, Công ty đảm nhiệm việc quét và thu gom rác trên 47 đường phố chính, 23chợ và các khu dân cư tại các phường, xã với 290 ga rác Ngoài ra rác của các nhà máy, xí nghiệp cơ quan, đơn vị quân đội, một phần của rác thải bệnh viện được hợp đồng định kì hoặc đột xuất với Công ty để vận chuyển xử lý.

Bãi rác Đông Vinh là nơi chứa rác thải sinh hoạt của thành phố được xây dựng từ năm

1997, đến nay đã qua 2 lần mở rộng với diện tích là 6ha, có tường bao quanh cao 3m và hệ thống mương máng thoát nước Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng bãi rác đã quá tải, phải đổ cao từ 7m-8m, nước thải rò rỉ từ bãi rác không xử lí.

2.1.4 Tình hình quản lí chất thải rắn ở thành phố Vinh.

Hiện nay việc thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn đô thị trên toàn thành phố do công ty môi trường đô thị thành phố Vinh đảm nhận Với 246 cán bộ công nhân viên và cùng nhiều loại trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu gom và xử lí chất thải rắn, tuy nhiên do địa bàn rộng, khối lượng và thành phần chất thải lớn nên hầu như không thể thu gom và xử lí hết.

Trung bình mỗi ngày công ty thu gom được khoảng 300m 3 trên toàn bộ 17 phường xã với tỉ lệ thu gom là 80% Lượng rác trung bình là 0,68 kg/người/ngày và tất cả được tập trung về bãi rác (cao khoảng 6m)

Hàng ngày có khoảng 1898kg rác thải bệnh viện thải ra, trong đó có 260kg chất thải nguy hại và 1638kg chất thải thường Có khoảng 10% rác được thu gom đưa về bãi.

Có khoảng 5m 3 rác/ngày được đưa đến bãi rác.

Giới thiệu chung về nhà máy

 Nhà máy được đặt ngay cạnh 3 bãi rác đã và đang chứa dựng rác thải của TP Vinh tồn tại trước năm 1970 trở lại đây hiện đang quá tải Nằm cách khu dân cư từ 20 - 400m.

 Diện tích mặt bằng của nhà máy : 35.000m 2

Trong đó, diện tích nhà xưởng sản xuất: 14.000m 2

 Với công suất:` : 200 tấn rác/ngày

Trong đó, có 1 dây chuyền xử lí rác cũ với công suất: 150 tấn rác/ngày và hệ thống dây chuyền sản xuất Seraphin.

 Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức bộ máy của nhà máy:

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

P Kĩ thuật P Sản xuất Hành chính Tài vụ Kinh doanh

Tổ sản xuất plastic Tổ sản xuất phân compost

Với tổng số cán bộ công nhân viên chức của toàn bộ nhà máy là 120 người.

Giới thiệu về công nghệ Seraphin

Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị (CTRĐT) Seraphin được Công ty CP Công nghệ Môi trường Xanh Seraphin nghiên cứu phát triển từ năm 2002, được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp Bằng Độc quyền Sáng chế số 4631, theo Quyết định số A8018/QĐ-QĐ ngày

02/11/2004 Đến nay công nghệ Seraphin đã được đầu tư áp dụng cho các nhà máy xử lý

CTRĐT tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) và tại thành phố Sơn Tây (tỉnh Hà Tây) Các quá trình công nghệ và sản phẩm Seraphin ngày càng được hoàn thiện, chứng minh được hiệu quả về nhiều mặt kinh tế, xã hội cũng như kỹ thuật và môi trường trong lĩnh vực xử lý CTRĐT tại Việt Nam.

Mô hình xử lý CTRĐT theo công nghệ Seraphin là sự kết hợp của đa hợp phần công nghệ, bao gồm: phân loại, xử lý cơ học – sinh học – nhiệt và tái chế các loại vật liệu khác nhau, nhằm đạt được hiệu quả xử lý và thu hồi cao nhất từ chất thải, giảm thiểu tối đa phần chất thải phải chôn lấp (x sơ đồ kết hợp các hợp phần công nghệ Seraphin và sơ đồ tỷ lệ khối lượng nguyên liệu – sản phẩm) Ngoài ra công nghệ Seraphin còn phát triển một hợp phần công nghệ độc lập để khai thác các bãi chôn lấp CTRĐT sau giai đoạn hoạt động để thu hồi mùn hữu cơ, nhựa phế thải và

24 các thành phần có thể tái chế khác Công nghệ Seraphin cũng cung cấp các giải pháp đồng bộ về chuyển giao công nghệ và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

 Seraphin là công nghệ ứng dụng, là sự kết hợp giữa 3 công nghệ chủ yếu:

Công nghệ xé, tách và tuyển rác; công nghệ ủ vi sinh; công nghệ tái chế đối với vật liệu chất dẻo và các phế thải Việc tận dụng nilon, nhựa từ rác thải là hết sức cần thiết, đây chính là thành phần không phân huỷ, hạn chế sự phân huỷ các thành phần khác khi chôn lấp

Chất lượng phân bón hữu cơ của các nhà máy xử lý rác làm phân bón hữu cơ (compost) trong cả nước nói chung, của công nghệ Seraphin nói riêng, do chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp (do lẫn nhiều tạp chất và các loại rác không phân huỷ dược) Nên việc xử lý rác làm phân compost chỉ có thể thành công khi việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện Phân loại rác tại nguồn là sự đảm bảo cho chất lượng của nguyên liệu đầu và, dẫn đến tăng chất lượng sản phẩm chế biến Việc phân loại rác tại nguồn, còn làm giảm chi phí trong quá trình xử lý rác sản xuất phân compost, đặc biệt kiểm soát được các thành phần hoá học và các chất gây hại cho cây trồng

 Đặc điểm công nghệ Seraphin:

 Seraphin là quá trình tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt tổng hợp, làm phân ủ hữu cơ (compost), sản phẩm nhựa và VLXD, nhằm giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt cần xử lý

 Do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, tự thiết kế, chế tạo, lắp ráp và quản lý vận hành; nhà xưởng được thiết kế theo khung không gian nhẹ, thoáng và linh hoạt sử dụng

 Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ Seraphin có thể được coi là giải pháp tương đối tổng hợp, có một số lợi ích cơ bản về môi trường - kinh tế - xã hội (giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, tiết kiệm đất; tái chế, tái sử dụng chất thải rắn cao, khoảng 85%; giảm số người lang thang kiếm sống ở bãi rác), phù hợp với Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ) và chủ trương xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Hỗn hợp hữu cơ có lẫn 1 ít vô cơ Phế thải dẻo Seraphin lẫn vcơ

Mùn hữu cơ làm phân compost

Sấy khô Sàng Băm cắt

Vụn vô cơ Đóng cứng áp lực cao San nền xây dựng

Phối trộn chất dẻo phụ gia Nghiền

Gia nhiệt bảo ôn Định hình áp lực cao Sản phẩm

2.3.1 Quy trình xử lí của công nghệ Seraphin.

2.3.1.1 Phân tích dây chuyền công nghệ chính của nhà máy.

Công nghệ xử lí rác thải Seraphin phân loại và xử lí CTR sinh hoạt bằng thiết bị cơ khí và áp lực nhằm tái chế tối đa lượng rác Dựa trên nguyên tắc tách chất thải sinh hoạt thành 3 dòng: rác vô cơ, rác hữu cơ và rác phế thải dẻo tạo thành 3 dòng sản phẩm: phân compost từ rác hữu cơ; các loại ống cống, tấm sàn, vách ngăn từ phế thải dẻo và sản phẩm đóng cứng vĩnh cửu từ rác vô cơ

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ công nghệ chính của quá trình xử lí:

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy Đông Vinh)

Rác được đưa đến hố tiếp nhận chuyển qua băng tảichuyền rác để tách lọc sơ bộ để loại bỏ vật thể lớn, cồng kềnh rồi đưa vào máy cắt nghiền Sau đó qua băng tải chuyển vào sang quay để phân thành hỗn hợp rác hữu cơ có lẫn 1 ít vô vơ (lọt qua sang), phế thải trơ và dẻo.

Phế thải hữu cơ được làm phân compost theo quy trình công nghệ ủ sục khí chín – sàng mịn – đóng bao.

Phế thải trơ, dẻo được băm nhỏ - sấy khô – sang bớt xà bần – là bán thành phẩm Seraphin được gia nhiệt để sau này ép dưới nhiệt độ và áp lực cao thành các loại vật liệu xây dựng

Như vậy, toàn bộ công nghệ Seraphin có 5 công đoạn chính, bao gồm:

- Quy trình công nghệ phân loại và xử lí chất thải rắn đô thị hỗn hợp

- Quy trình công nghệ tái chế hỗn hợp chất thải nhựa

- Quy trình công nghệ ủ phân compost

- Quy trình công nghệ đốt

- Quy trình công nghệ đóng rắn

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Tập kết (1) rác và nạp rác lên dây chuyền

Loại tạo (2) chất lớn sàng (3) rung

Tuyển (4) từ-loại tạo chất khô sàng (10) rung nghiền (9)

Hỗn hợp chất thải hữu cơ khóphân huỷ đi đốt Hỗn hợp chất thải hữu cơ dễ phân huỷ đi ủ compost

Phân (5) loại nhựa lần 1 nghi ền (6) (7) sàng rung

Phân (8) loại nhựa lần 2 hỗn hợp chất thải vô cơ đi đóng rắn hữu cơ tạp chất đi ủ compostt hỗn hợp chất thải nhựa đi tái chế

2.3.1.2 Mô tả cụ thể các công đoạn trên bằng sơ đồ khối.

 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ phân loại và xử lí chất thải rắn đô thị hỗn hợp

(Nguồn: Công ty cổ phần phát triển công nghệ môi trường xanh Seraphin)

Trong đó, sàng rung là khâu quan trọng nhất trong cả quá trình này Tại sàng rung, rác thải sẽ được phân loại thành mùn hữu cơ được lọt ra ngoài và rác vô cơ lớn được giữ lại trong sang.

28 hỗn hợp nhựa phế thải

Tách tạp chất Băm, nghiền cấp 2 Silo chứa Ép dẻo Định hình (ép, phun, tràn) Băm cắt

Sản phẩm tái chế Seraphin SP hạt nhựa

CN đóng rắn, sản xuất vật liệu xây dựng

 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ quy trình công nghệ tái chế hỗn hợp chất thải nhựa.

(Nguồn: Công ty cổ phần phát triển công nghệ xanh Seraphin)

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Hỗn hợp hữu cơ tập trung đi ủ compost Kiểm soát chất lượng nguyên liệu (1)

Chế phẩm sinh học ủ compost Bổ sung chế phẩm tự động

Nạp liệu thiết bị ủ compost

Kiểm soát quá trình ủ compost (2)

Ra liệu thiết bị ủ compost Ổn định sản phẩm ủ compost

K.soát chất lượng sau ủ compost (3)

Kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối (4)

Tạp chất hữu cơ khó phân huỷ đi đốt Đóng bao, lưu kho

Phối trộn nguyên Nguyên liệu liệu khoáng Đóng bao, lưu kho

 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ quy trình công nghệ ủ phân Compost.

Hỗn hợp hữu cơ khó phân huỷ Tro thu hồi sau đốt

Băm, nghiền Hệ thống lò đốt Massbum Hệ thống trao đổi nhiệt Xử lí khí thải tiêu chuẩn Khí thải sạch

Công nghệ đóng rắn sản xuất vật liệu xây dựng

Phụ gia xúc tác Nhiên liệu phụ Nồi hơi

Máy phát điện Điện năng (3)

Tập trung chủ yếu vào quá trình ủ compost(2) vì Seraphin áp dụng phương pháp ủ chín nên phải kiểm soát được quá trình lên men của vi sinh yếm khí để bổ sung lượng cũng như thời gian ủ Nếu rác chưa được ủ chín thì quá trình nghiền không đảm bảo, do đó chất lượng phân kém.

 Sơ đồ 1.6: Quy trình công nghệ đốt.

(Nguồn: công ty cổ phần phát triển công nghệ môi trường xanh Seraphin)

 Sơ đồ 1.7: Quy trình công nghệ đóng rắn.

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Hỗn hợp vô cơ (chất trơ) Tro thu hồi sau đốt

Phối trộn nguyên liệu Định hình áp lực

Chất vô cơ không đóng Chất kết dính và phụ gia khác Dưỡng hộ sản phẩm Vật liệu xây dựng (gạch block)

(Nguồn: Công ty cổ phần phát triển công nghệ môi trường xanh Seraphin) Điểm tập trung của công đoạn này là phối trộn nguyên liệu, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm yêu cầu phối trộn đều và đủ chất kết dính cùng các phụ gia khác.

2.3.2 Những điểm cần quan tâm của công nghệ Seraphin.

Kết quả xử lí rác bằng công nghệ Seraphin

Nhà máy xử lý rác Đông Vinh có khả năng xử lý chất thải rắn của TP Vinh, trong đó 85% được tái chế, sẽ xoá bỏ hoàn toàn bãi chôn lấp rác cũ trên 3 ha Sản phẩm của nhà máy, mùn hữu cơ, phân hữu cơ, hạt nhựa Seraphin, ống cống, tấm cốp pha, xô, chậu

Kết quả xử lí bằng công nghệ ở từng công đoạn như sau:

 Công nghệ làm phân Compost:

Công nghệ làm phân Compost của nhà máy cũng tương tự như cách làm phân compost thong thường khác, có nghĩa là cũng trải qua 2 giai đoạn ủ rác hữu cơ hiếu khí và ủ chín Tuy nhiên, do

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46 trước khi ủ, rác đã được nghiền nhỏ thành mùn hữu cơ và có sử dụng chủng vi sinh vật hoạt tính nên thời gian ủ giảm đáng kể:

Bảng 1.5 : Giai đoạn ủ phân compost

Giai đoạn Công nghệ làm phân

Công nghệ làm phân thong thường Ủ sục khí (hiếu khí) 15 – 18 ngày 21 ngày Ủ chín (kị khí) 18 ngày 28 ngày

Ngoài ra chất lượng phân cũng tốt hơn nhờ chủng vi sinh vật này hạn chế được các kim loại nặng và các chất độc hại khác.

 Công nghệ tái chế phế thải trơ và dẻo.

Phế thải dẻo có lẫn vô cơ được sấy khô, nghiền nhỏ thành nguyên liệu Seraphin Nguyên liệu này được gia nhiệt, bảo ôn rồi định hình bằng công nghệ áp lực cao thành các loại vật liệu xây dựng thích hợp để sản xuất các ống cống, tấm sàn, vách ngăn,… độ chắc của sản phẩm đạt tương đương với bêtông mác 200.

 Xử lí vụn vô cơ

Vụn vô cơ chiếm trung bình từ 15% - 20% tổng lượng rác, sau khi được loại ra từ quá trình làm phân compost và tái chế phế thải dẻo ở trên có đặc tính thích hợp cho việc đóng cứng vĩnh cửu dưới áp lực cao và keo siêu bền hoặc đưa đi san lấp nền xây dựng.

 So sánh công nghệ Seraphin với một số công nghệ khác.

Công nghệ Seraphin hiệu quả hơn các công nghệ nước ngoài đã thực hiện ở Việt Nam trong các dự án ODA

Bảng 1.6: So sánh các dự án.

Ta thấy, với công nghệ Seraphin thì mức đầu tư thấp, công suất thiết kế cao nhưng đạt hiệu quả xử lí cao hơn hẳn các công nghệ đã đầ tư của nước ngoài.

Riêng quá trình ủ compost đã cho thấy công nghệ Seraphin có nhiều ưu điểm hơn hẳn các công nghệ đã được đầu tư ở Hà Nội và Nam Định:

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ thể hiện tỷ lệ khối lượng nguyên liệu - sản phẩm bằng công nghệ Seraphin:

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Dự án Hệ thống ủ compost Ghi chú

Chia ô, kiểu mở Cần diện tích lớn, khó kiểm soát mùi hôi Sơn Tây (Hà Tây) Thiết bị kín kiểu đứng (thu và xử lí khí thải bằng biofilter)

Có nhiều ưu điểm trong vận hành, kiểm soát quá trình phân huỷ sinh học và mùi hôi, sử dụng ít diện tích.

Kim loại,50kg thuỷ tinh

Chất vô cơ cá50kg biệt

Hốn hợp nhựa phế thải 70kg 600kg

Hỗn hợp hữu cơ dễ phân huỷ

250kg Hỗn hợp hữu cơ Khó phân huỷ

150kg Hỗn hợp vô cơ sản phẩm nhựa 30kg tái chế

250kg Sản phẩm phân bón hữu cơ 150KWh

100kg Vật liệu xây dựng

Quá trình phân loại và xử lí cơ học

Quátrình tái chế Quá trình ủ compost Quá trình xử lí nhiệt Quá trình đóng rắn

Từ sơ đồ trên ta thấy, hiệu quả xử lí của các dòng sản phẩm thể hiện qua tỉ lệ thành phẩm cuối cùng hay nói cách khác là tỉ lệ lượng sản phẩm đầu ra so với lượng nguyên liệu đầu vào như sau:

- Tỉ lệ tái chế sản phẩm nhựa: 30/70 = 42,86%

- Hiệu quả chế biến sản phẩm phân compost: 250/600 = 41,67%

- Tỉ lệ tái chế sản phẩm vật liệu sản phẩm : 100/150 = 66,67%

- Đồng thời trong quá trình xử lí nhiệt thì nhà máy sẽ tiết kiệm được một lượng năng lượng là 150KWh Như vậy, lượng năng lượng thu được là 150/250 = 0,6KWh/1kg Lượng năng lượng tiết kiệm được này là không nhỏ.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÍ RÁC SERAPHIN TẠI NHÀ MÁY ĐÔNG VINH

Những giả thiết tính toán

 Giá trị hiện tại ròng:

Bt là lợi ích thu về tại năm t.

Ct là chi phí bỏ ra tại năm t

C0 là chi phí đầu tư ban đầu. t là thời gian n là năm của dự án r là tỷ lệ chiết khấu Một dự án mang lại hiệu quả khi NPV > 0 (Ngoài ra còn phụ thuộc vào tỷ số hiệu suất sinh lời của vốn B/C).

Nhà đầu tư sẽ quyết định thực hiện dự án nào có NPVmax

 Ước tính tổng vốn đầu tư.

“ Nhà máy rác Đông Vinh xử lí rác theo công nghệ Seraphin – công suất 200 tấn/ngày” do công ty cổ phần phát triển công nghệ môi trường xanh (GETD) làm chủ đầu tư có tổng vốn là 37.000.647.000 đồng.

Với: số vốn tự có: 34.030.307.000đồng.

Vốn vay ngân hàng: 2.970.340.000 đồng

Lãi suất vốn vay 1,5%/năm

Thời hạn vay vốn 10 năm

Tỷ lệ chiết khấu 5%/năm

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46 t=1 n t=1 n

Tỷ lệ trượt giá 3%/năm.

Như vậy, số tiền lãi vay vốn ngân hàng trả trước cho năm 2005 để đầu tư là:

Bảng 1.7:Vốn đầu tư các hạng mục:

Vốn đầu tư các hạng mục Số tiền (đồng)

(Nguồn: Nhà máy rác Đông Vinh)

 Xác định các khoản chi phí và lợi ích của nhà máy nhằm tính toán hiệu quả kinh tế.

Chi phí hàng năm Doanh thu hàng năm

- Chi phí sản xuất hàng năm

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm

- Doanh thu từ việc thu hồi phế liệu

- Nguồn thu từ phí xử lí rác

- Phần trợ giá cho chôn lấp sau xử lí

 Xác định các khoản chi phí và lợi ích về mặt môi trường – xã hội.

Các khoản chi phí (C) Lợi ích (B)

- Chi phí xử lí ô nhiễm (C1)

+ Chi phí xử lí nước thải (C1.1)

+ Chi phí xử lí khí thải (C1.2)

+ Chi phí xử lí tiếng ồn (C1.3)

- Chi phí sức khoẻ cho công nhân (C2)

- Tạo thu nhập cho người dân khu vực (B1)

- Lợi ích do nâng cao chất lượng môi trường so với khi chưa có nhà máy (B2)

Với: E là hiệu quả của dự án mang lại

B là lợi ích mang lại của dự án

C là chi phí bỏ ra của dự án.

Xác định các chi phí và lợi ích

3.2.1 Xác định các chi phí

3.2.1.1 Các chi phí hàng năm của nhà máy. a Chi phí sản xuất hàng năm:

Chi phí sản xuất hàng năm của nhà máy được ước tính dựa trên các chi phí nguyên vật liệu đầu vào như: điện, vật tư, sửa chữa máy móc, thiết bị,…

Bảng 2.0: Báo cáo chi phí sản xuất hàng năm Đơn vị tính: đồng

Chi phí sản xuất Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Điện 125.364.000 144.577.000 155.861.000

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị

Chi phí trả lãi tiền vay

(Nguồn: Nhà máy rác Đông Vinh) b Thuế thu nhập hàng năm:

Nhà máy chịu mức thuế thu nhập là 5,5%/năm

Từ báo cáo doanh thu bán hàng ở dưới, ta có thuế thu nhập mà nhà máy phải nộp tại các năm như sau:

Bảng 2.1: Tổng chi phí hàng năm của nhà máy Đơn vị tính: đồng

Chi phí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

3.2.1.2 Các khoản chi phí xã hội – môi trường. a Chi phí xử lí ô nhiễm (C1)

 Chi phí xử lí nước thải (C 1.1 )

Bảng 2.2: Lượng nước thải của nhà máy

Nước vệ sinh máy móc thiết bị và nền 13

Nước sinh hoạt và nhu cầu khác 12

Trong đó, nước rỉ rác được tính như sau:

Nước này sinh ra trong quá trình ủ lên men bằng vi sinh Nhà máy sử dụng 55m 3 nước/ngày để phục vụ cho quá trình này

Mỗi 1tấn rác sẽ sinh ra 0,03m 3 nước rỉ rác

Công suất hoạt động của nhà máy là 150 tấn/ngày Do đó, khối lượng nước rỉ rác là

Ngoài ra còn 1 lượng lớn nước mưa chảy tràn, nhưng lượng thải này xảy ra cục bộ, nhà máy chưa có thống kê và ước tính chi phí xử lí Vì khả năng có hạn nên em không thể ước tính được lượng thải này.

Như vậy, tổng lượng nước thải cần phải xử lí trong 1 năm là:

29,5 * 360 = 10.620 m 3 /năm Để xử lí 1m 3 nước thải hết 4000 đồng Do đó, chi phí xử lí là :

 Chi phí xử lí khí thải (C 1.2 )

Nguồn gây ô nhiễm khí thải chủ yếu là từ hoạt động cuả xe chở rác.

Toàn nhà máy hiện có:

5 xe chở rác chuyên dụng.

2 xe xúc rác lên băng tải.

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Khoảng cách từ nơi tập kết rác đến nhà máy là 2km.

Với dung tích của xe chuyên dụng thì mỗi km xe tiêu hao hết 2 lít xăng dầu.

Bình quân 1 chuyến/1 xe/1 ngày

Do đó, mỗi xe sẽ hoạt động trong 4km/ngày

Như vậy, mỗi năm 5 xe chở rác tiêu thụ hết :

2 xe ủi và 2 xe xúc rác lên băng tải tiêu hao hết khoảng 9.000lít

Tổng lượng nhiên liệu mà xe của nhà máy sử dụng là 23.400 lít.

Bảng 2.3: Lượng khí thải sinh ra.

Thành phần Lượng thải (g/l) Lượng thải/năm (kg)

Tổng 922.693,6 Ước tính chi phí xử lí 1 kg khí thải là 700 đồng.

Như vậy tổng chi phí xử lí khí thải là: C 1.2 = 922.693,6 * 700 = 645.885.520 đồng/năm

 Chi phí xử lí tiếng ồn (C 1.3 )

Bảng 2.4: Kết quả đo đạc các thông số gây ô nhiễm tiếng ồn

Thứ tự Thông số phân tích Đơn vị đo Kết quả TCVN 5937-1995

(Nguồn: Trạm quan trắc và kĩ thuật Nghệ An)

Với: K1 là mẫu khí lấy tại nhà máy

K2 là mẫu khí lấy phía bắc nhà máy cách 800m

K3 là mẫu khí lấy phía đông nhà máy cách 150m Hiện nay nhà máy chưa có biện pháp để xử lí ô nhiễm tiếng ồn tại nhà máy cũng như các khu vực lân cận do không đủ chi phí

Em chỉ có thể ước tính chi phí xử lí tiếng ồn tại nhà máy như sau:

Nhà máy gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ công nhân viên nhà máy Theo quy định về an toàn và vệ sinh lao động thì công nhân nhà máy phải được trang bị bảo hộ lao động (mũ chống ồn) Nhưng hiện nay nhà máy chưa thực hiện quy định này.

Như vậy, để giảm tiếng ồn bảo vệ sức khỏe công nhân thì nhà máy phải trang bị 120 mũ chống ồn tương đương với 120 cán bộ công nhân viên.

Giá của mỗi mũ là 230.000 đồng.

Do đó, chi phí ước tính là: 120 * 230.000 = 27.600.000 đồng

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Tổng chi phí xử lí ô nhiễm là:

C 1 = C 1.1 + C 1.2 + C 1.3 = 715.965.520 đồng b Chi phí sức khoẻ cho công nhân (C2).

Do nhà máy không đủ điều kiện chi đối với khám sức khoẻ định kì cho công nhân nên nhà máy dùng tiền độc hại để chi trả.

Bảng 2.5: Tiền độc hại của nhà máy

Phòng ban Tiền độc hại (đồng/tháng) Tiền độc hại (đồng/năm)

Vậy C 2 = 27.528.000 đồng c Chi phí đền bù (C3):

Thực ra là đây là khoản tiền độc hại mà Tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho người dân Đối tượng được hỗ trợ là tất cả 250 hộ gia đình với 750 nhân khẩu trên địa bàn xóm Đông Vinh và Vinh Xuân (xã Hưng Đông) với mức bình quân 8000 đồng/nhân khẩu/tháng

Số tiền độc hại là: 750 * 8000 * 12 = 72.000.000 đồng/năm

Ngoài số tiền này, tỉnh còn hỗ trợ các xóm tiền diệt côn trùng và cử cán bộ y tế, bảo vệ môi trường giúp dân khắc phục tình trạng ô nhiễm với tổng chi phí là: 12.450.000 đồng/năm.

Từ tháng 9.2007, 100% số hộ của 2 xóm được sử dụng nước sạch lấy từ nguồn nước cấp thành phố Vinh do tỉnh đầu tư Tỉnh còn đầu tư trên 800.000.000 đồng xây dựng hệ thống thoát nước và quy hoạch lại vùng trồng rau, giúp người dân 2 xóm giữ được nghề truyền

44 thống là trồng rau xanh cung cấp cho thành phố Vinh Công ty môi trường đô thị cũng sử dụng các biện pháp kĩ thuật, như không đổ rác quá cao, phun thuốc xử lí hàng năm nhằm làm giảm đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường do bãi rác gây ra.

Vậy, tổng chi phí môi trường - xã hội là:

3.2.2 Xác định các lợi ích.

3.2.2.1 Các lợi ích của nhà máy

Doanh thu hàng năm của nhà máy bao gồm: a Nguồn thu từ việc thu hồi phế liệu: Các phế liệu có thể tái sử dụng như nilon, cao su, ….

Bảng 2.6: Lượng phế liệu tiết kiệm được hàng năm của nhà máy

Loại phế liệu Khối lượng (tấn) Giá/tấn (đồng) Thành tiền (đồng)

Tổng 1.660 662.500.000 b Nguồn thu từ việc bán các sản phẩm được tái chế và các sản phẩm được sản xuất từ rác thải như: phân compost, ống cống, tấm sàn, vách ngăn,…

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Bảng 2.7: Báo cáo doanh thu bán hàng từ năm 2005 đến năm 2007: Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm 2005 – 2006 – 2007 của nhà máy xử lí rác Đông Vinh – ngày 31/12/2007)

Biểu đồ 1. c Nguồn thu từ phí xử lí rác: Trước đây, tỉnh Nghệ An chỉ trả cho nhà máy 70.000 đồng/tấn rác được xử lí Sau 1 thời gian lãnh đạo nhà máy yêu cầu tỉnh trả thêm thì hiện nay vẫn chỉ được trả 75.000 đồng cho mỗi tấn rác mà nhà máy xử lí được Trong khi đó, theo quy định của chính phủ thì tỉnh phải trả 7$/tấn rác được xử lí (tương đương 110.000 đồng)

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

48 d Phần trợ giá cho chôn lấp sau xử lí:

Theo báo cáo của nhà máy thì lượng tạp chất, chất trơ còn lại sau xử lí cần phải chôn lấp khoảng 20% Trong khi đó, công suất xử lí của nhà máy là 150 tấn/ngày Do đó, lượng rác thải phải xử lí là:

150 (tấn) * 360 (ngày) = 54.000 tấn/năm Theo đơn giá về dịch vụ công ích thì chi phí về đầm nén và san ủi là 16.000 đồng/tấn. Như vậy, cần một khoản để trợ giá cho chôn lấp chất trơ này là:

Bảng 2.8: Tổng doanh thu của nhà máy.

Khoản thu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

3.2.2.2 Các lợi ích về mặt môi trường – xã hội. a Tạo thu nhập cho người dân khu vực (B1)

Hàng ngày có khoảng 50 người dân vào nhặt, bới rác trên bãi, đây là nguồn thu nhập chính của họ Theo điều tra thì thu nhập bình quân của mỗi người là 600.000 đồng/tháng Như vậy: thu nhập mỗi năm là

Tổng thu nhập của số người mưu sinh trên bãi rác là:

B 1 = 7.200.000 × 50 = 360.000.000 đồng/năm. b Lợi ích do nâng cao chất lượng môi trường so với khi chưa có nhà máy (B2)

Lợi ích cải thiện môi trường được đo bằng WTP là mức sẵn lòng chi trả của người dân Lí do là:

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

- Người dân bỏ tiền ra thuê dịch vụ môi trường để được thu gom và xử lí rác cho dân

- Nhà máy dùng tiền này để thực hiện các dịch vụ đó.

Sau hơn 3 năm nhà máy hoạt động, lượng rác thải toàn Thành Phố đã được giải quyết đáng kể Mặc dù khó khăn còn tồn tại nhưng chất lượng môi trường toàn thành phố, đặc biệt là khu vực dân cư xung quanh bãi rác đã được tăng lên đáng kể so với khi chưa có nhà máy Người dân đã không còn phàn nàn gay gắt về vấn đề ô nhiễm như trước đây Hiện nay phí vệ sinh của hộ dân trong thành phố là 1000 đồng/người Nhưng theo điều tra tháng 11 năm 2007 của công ty môi trường đô thị thành phố Vinh về mức thu phí vệ sinh mới đối với người dân, kết quả cho thấy:

Bảng 2.9: Điều tra mẫu về mức bằng lòng chi trả do cải thiện chất lượng môi trường

Mức phí (đồng) Số hộ gia đình Tỷ lệ sẵn lòng chi trả (%)

Mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình là:

500*9 + 1000*15 + 1.500*13 + 2.000*10 + 2.500*3 WTP 50 = 1.330 đồng/người/tháng Như vậy, mức sẵn lòng chi trả của người dân tăng lên 1.330 – 1.000 = 330 đồng/tháng Đó chính là giá mà người dân ở gần khu vực nhà máy đánh giá về chất lượng tăng lên khi có nhà máy Người dân sẵn lòng bỏ thêm 330 đồng để được môi trường tốt hơn trước đây.

Có nghĩa là lợi ích tạo ra cho xã hội chính là lợi ích do nâng cao chất lượng môi trường:

Ta có tổng lợi ích xã hội là:

Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả

3.3.1 Tổng hợp và đánh giá chi phí, lợi ích của nhà máy.

Chi phí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Khoản thu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Kết quả tính toán như sau:

Thứ tự năm hoạt động 1 2 3

I/ Tổng chi phí hàng năm (Ct) 2.463.562.768 3.216.496.821 3.421.800.978

Chi phí có trượt giá 2.389.655.885 3.120.001.916 3.319.146.949

II/ Tổng doanh thu (Lợi ích Bt) 1.343.977.600 2.339.587.200 4.053.529.050 III/ Lợi nhuận (Bt – Ct) - 1.119.585.168 - 876.909.621 631.728.072 IV/ Hệ số chiết khấu

V/ Lợi nhuận đã chiết khấu -1.066.271.589 - 795.382.876 545.710.460

Ta có thể thấy lợi nhuận đã chiết khấu của 3 năm như sau:

Năm 2005 là -1.066.271.589 đồng Năm 2006 là - 795.382.876 đồng Năm 2007 là 545.710.460 đồng Năm 2005 và năm 2006 nhà máy hoạt động không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế nhưng lại hiệu quả ở năm 2007 Sở dĩ năm 2005 nhà máy hoạt động kém hiệu quả nhất là vì:

- Đây là năm đầu tiên nhà máy đi vào hoạt động và chạy thử nên bước đầu chưa thể khắc phục ngay được các vấn đề khó khăn.

- Các khoản chi phí phát sinh khó lường trước, đồng thời các sản phẩm của nhà máy chưa thực sự được cải thiện và nâng cao.

- Chính quyền tỉnh Nghệ An gây khó khăn từ việc trả phí xử lí rác thấp cho nhà máy nên nhà máy không đủ khả năng chi trả các khoản chi phí. Đến năm 2007 thì lợi nhuận đã chiết khấu của nhà máy là dương, tức là nhà máy đã hoạt động có hiệu quả Nguyên nhân:

- Nhà máy nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến hành hoạt động quảng bá hình ảnh sản phẩm của nhà máy

- Doanh thu của nhà máy tăng lên.

- Nhà máy tạm ngừng dây chuyền xử lí rác tươi với công suất 50 tấn/ngày. Đó là đánh giá hiệu quả hoạt động từng năm của nhà máy.

Do phạm vi nghiên cứu chỉ trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 nên chúng ta có thể quy đổi các dòng chi phí và lợi ích về thời điểm nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động.

 Sơ đồ 1.8: Dòng tiền qua 3 năm nhà máy hoạt động

Như vậy, hiệu quả kinh tế sau 3 năm hoạt động của nhà máy là:

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

3.3.2 Tổng hợp và đánh giá chi phí, lợi ích về môi trường – xã hội.

Theo phân tích ở mục 3.2 thì:

- Tổng chi phí môi trường – xã hội là:

- Tổng lợi ích môi trường – xã hội là:

- Hiệu quả môi trường – xã hội của nhà máy là:

Như vậy, nhà máy không đạt hiệu quả về mặt kinh tế sau 3 năm hoạt động nhưng mang lại hiệu quả về mặt môi trường – xã hội. Đây thực sự là một dự án góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giảm thiểu lượng rác thải của toàn thành phố Vinh.

So sánh hiệu quả của nhà máy

Được biết, mỗi ngày thành phố Vinh thải ra 180 tấn rác và được đưa đến bãi rác Đông Vinh Trong khi đó, công suất xử lí của nhà máy là 150 tấn/ngày Như vậy, lượng rác thải không thể giảm đi mà còn tăng lên với mỗi ngày sẽ tăng thêm 30 tấn/ngày.

Nhưng nếu không có nhà máy thì mỗi ngày bãi rác sẽ tiếp nhận thêm 180tấn rác/ngày.

Như vậy, lượng rác chênh lệch và hiệu quả của nhà máy thể hiện ở tốc độ tăng chậm của bãi rác.

Chỉ tiêu Chưa xây dựng nhà máy

Chiều cao bãi rác: 8m Diện tích: 38.000 m 2

Chiều cao bãi rác: 6m Diện tích: 21.000 m 2

Hiệu quả kinh tế Chi phí Nhỏ -1.333.924.956 (đồng)

Hiệu quả xã hội Chi phí Rất lớn 483.525.680 (đồng)

Nhà máy hoạt động đã thực sự mang lại hiệu quả về mặt môi trường – xã hội, giải quyết mối quan tâm lo lắng từ trước đến nay của chính quyền địa phương về vấn nạn rác thải và ô nhiễm do rác thải gây ra Nhưng nhà máy cần nâng cao hơn nữa hiệu quả tái chế và chế biến sản phẩm để tăng doanh thu nhằm đạt hiệu quả về mặt kinh tế.

Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46

Kết luận chung

 Nhà máy được xây dựng có vị trí khá thuận lợi.

 Cách xa khu vực đông dân cư, gần vùng nguyên liệu.

 Diện tích rộng, có mặt bằng phẳng và có khả năng mở rộng khi nhà máy nâng công suất.

 Từ khi nhà máy rác Đông Vinh đi vào hoạt động đến nay đã giải quyết được số lượng lớn rác thải cũ của toàn thành phố Vinh, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ngoài việc xử lí rác còn tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường, tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho 120 công nhân lao động – đó là vấn đề hết sức quan trọng.

 Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động của nhà máy rác Đông Vinh đã mang lại hiệu quả về mặt môi trường – xã hội mặc dù chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho chính nhà máy Nhưng trong những năm tới nhà máy sẽ có giải pháp để cải thiện tình hình kinh tế của mình và mang lại nhiều hơn nữa lợi ích cho cộng đồng.

 Nhưng hiện nay nhà máy đang còn gặp nhiều khó khăn và áp lực từ phía cộng đồng và chính quyền tỉnh.

2 Kiến nghị và giải pháp.

2.1 Về phía cơ quan quản lí.

 Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của Luật bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường Khuyến khích, động viên mọi người, mọi doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia vào việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường

 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở Làm tốt công tác quy hoạch địa điểm các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy, cơ

56 sở sản xuất công nghiệp nhất là các cơ sở sản xuất gây ảnh hưởng môi trường như: xi măng, bột giấy, bia, chế biến khoáng sản ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm; kịp thời thông báo nhắc nhở, quy định rõ thời gian khắc phục đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp các quy định của pháp luật để thực hiện công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả; xây dựng và ban hành quy định về trách nhiệm đối với các cấp, các ngành và các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp hoặc liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường; Đưa nội dung môi trường gắn kết với các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và mỗi địa phương nói riêng.

 Khống chế ô nhiễm bụi giao thông bằng cách:

 Tưới ẩm bằng xe phun nước.

 Sử dụng phương tiện vận tải còn mới.

 Đối với quá trình lấy rác từ bãi rác Đông Vinh. Để hạn chế ô nhiễm không khí và phát tán mùi hôi thối đến khu vực dân cư và môi trường xung quanh sinh ra trong quá trình lấy rác làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy, cần:

 Lấy cuối hướng gió và phải có hang rào bằng bạt che chắn nhằm giảm khí thải mùi hôi thoát ra MT xung quanh.

 Chỉ lấy rác vào giờ hành chính, không làm việc vào buổi tối,

 Sau ca làm việc cuối ngày phải dung các phế phẩm sinh học và hoá chất để giảm mùi hôi thối.

 Trồng cây xanh. Để giảm thiểu lượng bụi, tiếng ồn do hoạt động của nhà máy gây ra cũng như cải thiện vi khí hậu tăng thêm phần mỹ quan của nhà máy, nhà máy cần phải tổ chức trồng thêm các loại cây xanh, cây cảnh ở hành lang, sân, đường nội bộ của nhà máy Cụ thể, trồng các cây lớn có tán lá che phủ lớn, xen kẽ là các loại cây trung bình được trồng cách nhau hợp Hoàng Thị Thùy Linh Lớp KTMT 46 lí để tạo ra cảnh quan khuôn viên xanh, sạch, đẹp giúp người lao động có 1 môi trường làm việc trong lành thoải mái, nhất là trong những ngày nóng bức, góp phần tăng năng suất lao động.

 Tăng cường chất lượng phòng chống và giảm thiểu tiếng ồn tại nhà máy.

 Trang bị đầy đử trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, vì hiện nay công nhân chưa được trang bị mũ chống ồn; khẩu trang, găng tay do công nhân tự túc).

 Khám định kì sức khoẻ cho công nhân và có giải pháp kịp thời.

 Tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất.

 Nhà máy cần chú trọng đến khâu vệ sinh công nghiệp, xử lí triệt để môi trường độc hại Bố trí khu vệ sinh, phòng thay quần áo riêng cho công nhân.

 Cải thiện và tu sửa, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng như: nhà xưởng, văn phòng,…

 Về công nghệ: Nhà máy cần lắp đặt các hệ thống quạt thong gió tại các công đoạn có khả năng gây nhiệt, khí thải ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.

 Về tổ chức quản lí.

 Cần phải không ngừng nâng cao huấn luyện tay nghề cho công nhân vận hành các thiết bị thành thạo, chấp hành tốt các nội quy vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát môi trường.

 Tăng cường kiểm tra các thiết bị khi sản xuất, khắc phục kịp thời hiện tượng rò rỉ.

 Quan hệ tốt với cộng đồng dân cư xung quanh.

 Cần phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan chức năng, kiểm tra nguồn nước cấp đã xử lí trước khi dung cho sản xuất.

 Yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước và môi trường của tỉnh tăng cường công tác điều tra, kiểm soát, giám sát quá trình vận hành, bảo vệ môi trường của nhà máy, nhất là chế độ quan trắc và giám sát môi trường Đồng thời, yêu cầu chính quyền Tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về mặt tài chính cho nhà máy có thể hoạt động hết công suất thiết kế nhằm xử lí triệt để lượng rác thải cho toàn Tỉnh.

 Tạo điều kiện tốt nhất cho nhà máy hoạt động hiệu quả.

 Không ngăn cản việc vận chuyển rác tới nhà máy.

 Tích cực tham gia vào các hoạt động quảng bá sản phẩm của nhà máy.

 Tham gia hoạt động 3R phân loại rác tại nguồn của chính quyền địa phương nhằm giúp nhà máy có thể giảm chi phí.

Ngày đăng: 12/07/2023, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Giáo trình “kinh tế môi trường” – G.S, T.S Đặng Như Toàn, khoa Kinh tế và quản lí Môi trường - Trường ĐHKTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: kinh tế môi trường
5. Giáo trình “Kinh tế chất thải” của GS.TS Trần Đình Hương – NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chất thải
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Giáo trình “nhập môn phân tích lợi ích – chi phí” của nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nhập môn phân tích lợi ích – chi phí
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM – 2003
1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy chế biến rác Đông Vinh bằng công nghệ SERAPHIN – công suất 200 tấn/ngày (tháng 5 năm 2004) Khác
2. Báo cáo doanh thu hàng năm của nhà máy (tháng 12 năm 2007) Khác
3. Báo cáo chi phí sản xuất hàng năm của nhà máy (Tháng 12 năm 2007) Khác
7. Đánh giá hiện trạng rác thải đô thị và các làng nghề của Sở TN-MT Nghệ An (2005) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w