1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã an nội huyện bình lục tỉnh hà nam

79 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế - Xã Hội - Môi Trường Của Dự Án Xây Dựng Nhà Vệ Sinh Ở Xã An Nội Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam
Tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Vũ Nguyên Huân, Phó Đức Dũng, Phạm Tuấn Anh
Người hướng dẫn TS. Vũ Kim Yến
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 201,41 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Nhà vệ sinh nông thôn (12)
    • 1.1.1. Khái niệm (12)
    • 1.1.2. Nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn (12)
    • 1.1.3. Phân loại (13)
    • 1.1.4. Sự cần thiết phải xây dựng nhà vệ sinh nông thôn (15)
    • 1.1.5. Thực trạng của xây dựng nhà vệ sinh trên thế giới và Việt Nam (17)
      • 1.1.5.1 Thế giới (17)
      • 1.1.5.2 Việt Nam (18)
  • 1.2. Những cơ sở lí luận của phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án (22)
    • 1.2.1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả (22)
    • 1.2.2. So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế (23)
    • 1.2.3. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (24)
      • 1.2.3.1. Hiệu quả kinh tế (24)
      • 1.2.3.2. Hiệu quả xã hội (25)
      • 1.2.3.3. Hiệu quả môi trường (25)
    • 1.2.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) (26)
      • 1.2.4.1. Khái niệm (26)
      • 1.2.4.2 Phương pháp CBA và phương pháp phân tích chi phí hiệu quả (CEA) (27)
      • 1.2.4.3 CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối (27)
      • 1.2.4.4 Các bước cơ bản trong phân tích CBA (28)
      • 1.2.4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội (28)
    • 1.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường(ĐTM) (30)
  • 1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội – môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn (33)
    • 1.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế (33)
    • 1.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội (36)
    • 1.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường (37)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ (40)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (40)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (40)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lí và địa hình (40)
        • 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu (40)
      • 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên (40)
      • 2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội (41)
        • 2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế (41)
        • 2.1.3.2. Đặc điểm xã hội (42)
    • 2.2. Dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (44)
      • 2.2.1. Bối cảnh trước khi có dự án (44)
      • 2.2.2. Mô tả khái quát về dự án (45)
      • 2.2.3. Đặc trưng của mô hình nhà vệ sinh 2 ngăn xây dựng tại xã An Nội (47)
      • 2.2.4. Các kết quả do dự án mang lại (48)
        • 2.2.4.1. Về khía cạnh kinh tế (48)
        • 2.2.4.2. Về khía cạnh xã hội (50)
        • 2.2.4.3. Về khía cạnh môi trường (51)
    • 3.1. Đánh giá hiệu quả môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn (53)
    • 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án (56)
      • 3.2.1. Lựa chọn thông số để tính toán (56)
      • 3.2.2. Xác định các chi phí và lợi ích của dự án (57)
      • 3.2.3. Đánh giá dự án (59)
        • 3.2.3.1. Chí phí của dự án xây dựng nhà vệ sinh (59)
        • 3.2.3.2. Lợi ích của dự án thu được qua các năm (60)
  • KẾT LUẬN (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

3 Tiểu luận kinh tế đầu tư GVHD TS Vũ Kim Yến TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ~~~~~~*~~~~~~ TIỂU LUẬN KINH TẾ ĐẦU TƯ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ[.]

Nhà vệ sinh nông thôn

Khái niệm

- Nhà vệ sinh là tên gọi chung để chỉ nơi cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng sử dụng để tập trung xả bỏ các chất thải của người và dùng cho các nhu cầu vệ sinh khác như tắm, rửa,…

- Ở mỗi vùng khác nhau thì người ta có thể có tên gọi tương tự như : cầu tiêu, nhà tiêu, hố xí, nhà xí, toilet…

Nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn

Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây dựng còn hạn chế, nhà vệ sinh thường được bố trí bên ngoài nhà ở Cấu trúc của nhà vệ sinh ở nông thôn đơn giản hơn so với ở thành thị nhưng phải đảm bảo một số các tiêu chuẩn sau :

- Phải đảm bảo vệ sinh môi trường

- Không để mùi hôi, u uế thoát chung quanh

- Hầm nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn chắc chắn cho người sử dụng

- Nước từ hầm nhà vệ sinh thoát ra ngoài phải sạch đảm bảo yêu cầu nguồn nước loại B( tức là không có vi khuẩn gây bệnh)

- Kích thước của hố chứa phân đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên 3 năm

- Cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống sạch các chất thải xuống bể chứa Đối với các gia đình nghèo thì nên bố trí các xô nước, thùng dội có dung tích khoảng 20 lít để tống chất thải

- Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo ra sự thoải mái, tiện lợi cho người sử dụng

- Trong nhà vệ sinh nên để thêm các chổi bằng tre, nhựa, thùng đựng giấy vệ sinh, khay để xà phòng

- Có một số trường hợp nhà vệ sinh vừa là nơi để xả chất thải của con người cũng là nơi để tắm Vì vậy, phải có đường ống thoát nước riêng, nước tắm tuyệt đối không cho chảy vào hố xí vì có chứa nhiều chất tẩy rửa, xà phòng gây nguy hại cho các vi khuẩn yếm khí trong hầm tự hoại

Phân loại

Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều công trình vệ sinh khác nhau. Việc sử dụng chúng tùy thuộc vào :

+ Điều kiện tự nhiên( mực nước ngầm, độ thấm nước của đất…)

Có 3 dạng chính để lựa chọn khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh :

Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lí phân

- Nhà vệ sinh tự hoại : Vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy các chất thải của con người sau một thời gian trong bể tự hoạị

 Sạch sẽ, gọn gàng, không hoặc ít gây, rò rỉ mùi hôi.

 Thích hợp cho những vùng đất cao, đất phù sa nước ngọt.

 Không thể dùng nước mặn và nước phèn được vì các loại nước này không giúp cho phân tự hoại được

- Nhà vệ sinh tự thấm : chất thải thấm qua các tầng đất và tự làm sạch.

 Thích hợp cho các vùng đất thầm nước tốt như các vùng cao, vùng đồi núi, vùng giồng cát ven biển

 Được UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều ở nơi khô hạn

 Việc xây dựng nhà vệ sinh này có thể ảnh hưởng phần nào đối với nền đất nơi đặt nhà vệ sinh

- Nhà vệ sinh dạng khô : loại nhà vệ sinh này là nhà vệ sinh không dùng nước, thường dùng tro bếp, tro trấu hoặc cát mịn để phủ lấp phân Có thể thiết kế để phân và nước tiểu đi đến những thùng chứ riêng biệt.

 Phân người sau một thời gian ủ trộn với tro bếp có thể dùng để làm phân bón cho cây trồng.

 Không được vệ sinh thẩm mỹ

 Nếu không che đậy cẩn thận, ruồi có thể đến sinh sản

Phân loại theo kiểu có hay không có sự chia tách phân và nước tiểu

- Nhà vệ sinh một ngăn: là loại nhà vệ sinh giữ phân và nước tiểu cùng một hố xả Nếu có yêu cầu ủ phân thì sau mỗi lần đi tiểu tiện, chuyển tất cả các chất thải của con người thành đất mùn bằng cách phủ lên chúng vôi, tro cây, đất bột, rơm mục… Thời gian ủ thường ít nhất 3-4 tháng Nếu có hệ thống thông hơi thì có thể rút ngắn xuống còn khoảng 2 tháng Hầu hết các loại này có hầm chứa đặt dưới mặt đất và để phân- nước tiểu tự hoại.

- Nhà vệ sinh có 2 ngăn: là loại nhà vệ sinh tách phân và nước tiểu thành 2 con đường riêng biệt Phân và nước tiểu được xử lí riêng để loại bỏ những sinh vật gây bệnh : phân được dẫn theo một con đường ống vào hầm xả, hầm này có thể ủ từ 3-4 tháng, còn nước tiểu được dẫn đi theo một đường ống riêng biệt ra ngoài

Phân loại theo bể thải liên quan đến sự dùng nước

- Nhà vệ sinh dùng nước: là loại nhà vệ sinh có nút xả nối hố chứa phân hoặc ao cá, hầm biogas hoặc là loại nhà vệ sinh có nút xả nối với hệ thống dẫn thoát nước.

- Nhà vệ sinh không dùng nước là loại nhà vệ sinh có hố ủ phân compost hoặc là loại nhà vệ sinh với loại hố xí thùng.

Sự cần thiết phải xây dựng nhà vệ sinh nông thôn

Chất thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua các đường dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập vào thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng của họ Một khi phân được bài thải, phần lớn vi khuẩn chết; nhưng một số nhỏ có thể sống sót và nhiễm các ngón tay, vào thức ăn hay nước và các môi trường này sẽ giúp cho vi khuẩn nhiễm con người Ruồi nhặng cũng có thể đáp xuống phân hàm chứa vi khuẩn, và đem vi khuẩn đến thực phẩm hay các vật dụng nhà bếp Chân người hay chân động vật cũng có thể đạp phải phân hàm chứ vi khuẩn và “phát tán” vi khuẩn đến các nơi khác hay người khác.

Phân Thức ăn Đồng ruộng Ruồi Nước

Hình 1.1: Sơ đồ về con đường dẫn đến các bệnh do không có nhà vệ sinh

Nguồn: Curtis V., et al Trop Med Int Health 2000

Hậu quả là vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng đã nhiễm vào đất, nước, thức ăn cộng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến việc người dân dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán và đau mắt hột Mầm bệnh cứ dần dần tích lũy thành một tiềm năng lớn Không ngạc nhiên khi chúng ta hằng ngày chứng kiến các dịch bệnh xảy ra và lan truyền khá nhanh.

Theo Liên Hợp Quốc, thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh và các phương tiện để rửa tay ở nhà và ở trường học đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em ở nông thôn : bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Ngày nay, theo thống kê, trên thế giới hằng ngày có tới 6000 trẻ em bị tử vong do các bệnh tiêu chảy Khoảng 1 tỷ dân trên thế giới mà chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh do giun, suy dinh dưỡng và nghèo đói

Tất cả các con đường truyền nhiễm gây ra các bệnh liên quan đến vệ sinh chỉ có thể ngăn chặn được bằng việc cải thiện các cơ sở vật chất như xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh không gây ô nhiễm mùi, cải thiện hệ thống tiêu hủy phân; làm sạch nguồn nước… hay những thay đổi đơn giản về thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày hay gia đình như: rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh cũng có thể ngăn ngừa và giảm thiểu một cách đáng kể sự gi tăng của các bệnh truyền nhiễm này Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh Hơn một thế kỉ trước đây, nhà vệ sinh giúp thực hiện một cuộc cách mạng y tế công cộng ở NewYork, London, Paris Ngày nay, các quan chức của WHO nhận thức rằng việc xây dựng nhà vệ sinh là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là là ở các vùng nông thôn nơi có các điều kiện còn nhiều hạn chế.

Thực trạng của xây dựng nhà vệ sinh trên thế giới và Việt Nam

Theo số liệu của Chương trình Liên Hiệp Quốc thì năm 2004, 59% số người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với nhà vệ sinh tiến bộ , tương ứng tăng lên 10% so với 49% ( năm 1990) Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số nên số người không được tiếp cận với nhà vệ sinh( hố xí) hợp vệ sinh chỉ giảm xuống từ 2, 7 tỉ người xuống còn 2,6 tỉ người trong vòng hơn 14 năm Liên Hợp Quốc hy vọng sẽ chỉ còn 1,3 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh vào năm 2015 như một phần các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã đề ra.

Tổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil, AiCập, Morocco và nhiều nước khác , trong đó có

700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách.

Cũng theo số liệu chính thức về mức độ tiếp cận nhà vệ sinh tiến bộ từ chương trình kiểm soát chung ( JMP) của WHO/UNICEF : Năm 2004, trong số các nước Đông Nam Á thì mức độ số người được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh nhiều nhất là Singgapore 100% , Thái lan 99% , Malaysia 94% ; và mức độ số người dân được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ít nhất là Lào 30%, Cămpuchia

Bảng 1.1: Mức độ tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh ở các nước Đông Nam Á

Quốc gia Nông thôn Thành thị Tổng

Nguồn : http://www.wssinfo.org/

Việt Nam là một nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có tới trên 70% dân cư sống ở nông thôn So với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á thì tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thuộc loại trung bình trong khu vực Năm 2004, cả nước 67% được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thì trong đó, số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với nhà vệ sinh là 48% , ở thành thị là 92%.

Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp, tăng cường phối hợp nhiều bộ, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội và phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của ngành Y tế, nên tình hình vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ Đặc biệt, từ khi thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được UNICEF tài trợ từ năm 1982 cho đến nay, cùng với nhiều dự án liên quan đến xây dựng nhà vệ sinh được tài trợ bởi các đối tác nước ngoài như JICA, DIANA …Sau đó, đã nâng thành Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường áp dựng trên tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc thì tình hình vệ sinh môi trường ở nông thôn đã có những bước khởi sắc Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí vệ sinh ngày một gia tăng với mức độ tăng bình quân trong giai đoạn 1998-

2005 là 3,4% /năm từ 26% (1998) ; 34%(2001) ; lên tới 50%(2005).

Bảng 1.2 : Số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh 1999-2004

Tỷ lệ số hộ gia đình(%)

Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường quốc gia

Năm 2005, số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh theo ước tính sẽ đạt khoảng 6,4 triệu hộ So với tổng số hộ gia đình nông thôn là 12.797.500 hộ thì đến hết 2005 trên phạm vi toàn quốc có 50% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch khá lớn Năm 1990, tỷ lệ này là nông thôn 30%, đô thị 58%; đến năm 2004 là 50% và 92%

Ngoài ra, tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn có hố xí vệ sinh cũng phân bố không đồng đều giữa các vùng miền trong nước, có vùng đạt tỷ lệ trên 50% là: Đồng bằng sông Hồng (65%), Đông Nam Bộ (62%), Bắc Trung Bộ (56%),

Duyên hải miền trung 50% Trong khi đó có vùng đạt tỷ lệ thấp hơn như: Đồng bằng sông Cửu Long (35%), Miền núi phía Bắc (38%), Tây Nguyên (39%).

Bảng 1.3 : Số hộ gia đình ở nông thôn được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh ( 2005)

Vùng \ miền Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp

Miền núi phía Bắc 38 Đông bằng sông Hồng 65

Duyên Hải Nam Trung Bộ 50

Tây Nguyên 39 Đông Nam Bộ 62 Đồng bằng sông Cửu Long 35

Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn 50% số hộ gia đình ở nông thôn chưa được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh , đang phải sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, hiện là nguy cơ gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt cộng đồng Trong khí đó, nhận thức của các cấp chính quyền, và người dân ở đây còn hạn chế, coi trọng vấn đề cấp nước sạch hơn

Các công trình xây dựng các công trình vệ sinh trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế Nhiều trường học còn thiếu các công trình nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu Nhiều cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh.

Theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh thì trên cả nước chỉ có 18% số hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có và đang sử dụng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT.

Cũng theo kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng( Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường học tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra thì chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà vệ sinh và chỉ có khoảng 54% nhà vệ sinh thuộc loại hợp vệ sinh ( trong đó 11,7% nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh ) Tỷ lệ điểm trường có nhà vệ sinh đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non : 52,4% Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà vệ sinh đạt thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất 39,5%.

Trong thời gian tới, nhà nước tiếp tục xây dựng chương trình quốc gia về nước sạch và môi trường lần II giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu chính là :100% trường học và 70% số hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà vệ sinh hợp vệ sinh.; tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh

Những cơ sở lí luận của phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án

Khái niệm về đánh giá hiệu quả

- Hiệu quả của dự án đầu tư là phạm trù kinh tế xem xét tính khả thi của dự án tức là so sánh giữa các kết quả đạt được của dự án đầu tư với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

- Nguyên tắc để đánh giá hiệu quả của dự án :

 Phải xuất phát từ mục tiêu của dự án Dự án không thể xem là có hiệu quả khi không đạt được mục tiêu đề ra.

 Phải xác định được các tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả của dự án Tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước đo thực hiện các mục tiêu của dự án

 Khi đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư cần phải chú ý đến độ trễ thời gian trong đầu tư để phản ánh chính xác kết quả đạt được và những chi phí bỏ ra để thực hiện mục tiêu của dự án

 Cần phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

 Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của dự án.

So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế

Tùy theo góc độ và mục tiêu phân tích hiệu quả của dự án mà người ta đánh giá hiệu quả dự án theo 2 cách khác nhau: đó là phân tích hiệu quả tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế Mặc dù, phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế đều dựa trên so sánh các lợi ích thu được và các chi phí phải bỏ ra. Song chúng vẫn khác nhau ở nhiều điểm như :

+ Phân tích hiệu quả tài chính chỉ đứng trên góc độ của nhà đầu tư, còn phân tích hiệu quả kinh tế đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế Do đó, trong phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét những khoản lợi ích và chi phí trực tiếp mà chủ đầu tư nhận được hay phải bỏ ra và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do chính sách, hay hoạt động của dự án mang lại Nếu chi phí này lớn hơn so với lợi ích mang lại cho họ thì dự án đó được coi là không có hiệu quả Nếu chi phí bằng với lợi ích mang lại cho họ thì dự án này được coi là hòa vốn Nếu lợi ích mang lại cho họ lớn hơn chi phí bỏ ra thì dự án được coi là có hiệu quả Và phân tích hiệu quả tài chính không tính đến chi phí và lợi ích của dự án ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường ….

Còn trong phân tích hiệu quả kinh tế, lợi ích và chi phí được xem xét trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế, xã hội Vì vậy, phân tích hiệu quả kinh tế không chỉ xem xét những chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp do hoạt động của dự án mang lại mà còn xem xét cả hiệu quả gián tiếp do hoạt động dự án mang lại. Như vậy, phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét hiệu quả của dự án dưới góc độ vi mô, còn phân tích hiệu quả kinh tế xem xét hiệu quả của dự án dưới góc độ vĩ mô.

Do đứng trên góc độ của nhà đầu tư nên mục tiêu của phân tích hiệu quả tài chính là tối đa hóa lợi nhuận Phân tích hiệu quả tài chính giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được dự án có lợi nhuận cao nhất Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư.

Do đứng trên góc độ nền kinh tế , phân tích hiệu quả kinh tế chỉ ra sự đóng góp của dự án đối với các mục tiêu phát triển của đất nước Bởi vậy, mục tiêu chủ yếu của nó là tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội môi trường Phân tích hiệu quả kinh tế giúp cho các nhà quản lý vĩ môi lựa chọn được những dự án tối đa hóa được phúc lợi xã hội.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế không thể tách rời khỏi phân tích hiệu quả tài chính Phân tích hiệu quả tài chính được tiến hành trước, làm cơ sở cho phân tích kinh tế Do khác nhau về góc độ và mục tiêu nên trong quá trình phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế phải điều chỉnh lại những khoản lợi ích và chi phí cho phù hợp.

Trong phân tích hiệu quả tài chính , giá cả đầu vào và đầu ra được lấy theo giá thị trường làm cơ sở Nhưng trên thực tế, giá thị trường không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa Bởi vì, do các chính sách bảo hộ mậu dịch, sự độc quyền… làm cho giá thị trường bị bóp méo không phản ánh giá trị thực của hàng hóa Vì vậy, nếu dùng chỉ dùng giá thị trường thì sẽ không phản ánh được hiệu quả của dự án mang lại trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế do đó, khi phân tích hiệu quả kinh tế, để loại bỏ đi những méo mó , sai lệch của thị trường thì người ta sử dụng mức “ giá tham khảo” hay còn gọi là “giá mờ”( shadow price).

Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

Dự án được xem là mang lại hiệu quả kinh tế khi nó đạt được các mục tiêu kinh tế như :

- Nâng cao mức sống cho người dân: được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP- Gross Domestic

Product), sự gia tăng tổng sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ; mức gia tăng thu nhập ; tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế,

- Góp phần gia tăng nguồn thu, ngoại tệ cho đất nước.

- Góp phần làm gia tăng số lao động có việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động , đào tạo lao động có trình độ và tay nghề cao.

Dự án đạt hiệu quả xã hội khi nó đạt được các tiêu chí về mặt xã hội như:

- Phân phối thu nhập và công bằng: thể hiện qua sự đóng góp dự án đối với việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, vùng hải đảo , xa xôi… và đẩy mạnh công bằng xã hội

- Cải thiện điều kiện vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo

- Cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân : giảm tỷ lệ số người mắc bệnh, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn và trẻ nhỏ

- Cải thiện môi trường làm việc, phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dục phổ cập, tăng tỷ lệ số học sinh đến trường.

- Tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương

- Phải nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương; lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Phải góp phần bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc

Dự án mang lại hiệu quả môi trường khi dự án đó không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường hay làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, dự án đó có thể mạng lại những lợi ích cho môi trường như : góp phần ngăn chặn ô nhiễm khôi phục, cải tạo chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với trước khi thực hiện dự án; góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học…

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)

- Khái niệm : Phân tích chi phí- lợi ích ( Cost benefit analysis) là phương pháp đánh giá giá trị của dự án mang lại thông qua việc lượng hóa bằng tiền tất cả các chi phí và lợi ích của dự án theo quan điểm xã hội.

Phương pháp CBA chính là sự mở rộng của phương pháp phân tích trong đó, nó tính toán tất cả các chi phí và lợi ích của dự án mang lại đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.

CBA là phương pháp lượng hóa các giá trị bằng tiền Những tác động tích cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là lợi ích của dự án (B) Những tác động tiêu cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là chi phí của dự án(C).

+ Nếu lợi ích của dự án lớn hơn chi phí của dự án tức là B-C>0 hay B/C>1 thì dự án mang lại hiệu quả.

+ Nếu lợi ích của dự án nhỏ hơn chi phí của dự án tức là B-C= r giới hạn => NPV >= 0 dự án được xem là đạt hiệu quả

+ IRR< r giới hạn => NPV nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

- Có thể tận dụng chất thải của con người, xây dựng hầm biogas tạo ra khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình đặc biệt là các hộ gia đình chăn nuôi gia súc , gia cầm với khối lượng lớn Khí gas từ hầm Biogas thành phần chủ yếu gồm khí Metal (CH4) và hơi nước, lượng khí này dùng cho đun nấu rất tốt, nếu sử dụng đúng cách thì không hề ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người Nước thải của hệ thống đã được diệt hết 99% trứng giun sán, có thể tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới cho rau sạch, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-90%, bảo vệ sức khỏe người nông dân Ngoài ra, khi biogas có thể dùng làm khí đốt thay thế các nhiên liệu khác trong gia đình như có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy nước nóng…

- Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh là việc làm giảm bớt phạm vi ảnh hưởng của bệnh dịch, và nhiều lợi ích về sức khoẻ liên quan Các khu vệ sinh nghèo nàn và các thói quen vệ sinh hằng ngày gây ra nhiều bệnh như:bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan A, bệnh đau mắt hột và một số bệnh kí sinh trùng như: bệnh giun đũa, giun kim…Bệnh tật và nghèo đói có mối liên kết trong vong luẩn quẩn và vì vậy giảm bệnh tật có thể đưa người dân thoát khỏi nghèo đói, hoặc giúp họ không bị rơi vào tình trạng đói nghèo Bệnh càng ít thì chi phí chữa trị càng ít cũng như tăng tuổi thọ, dẫn đến có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động rảnh rỗi khác., nó cũng đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Giảm bệnh tật cũng dẫn đến tiết kiệm chi phí cho xã hội, như chi phí chăm sóc sức khoẻ.

- Khi có nhà vệ sinh riêng cho từng hộ gia đình sẽ tiết kiệm được thời gian phải đi đến các nhà vệ sinh công cộng ở xa nhà, và tiết kiệm được thời gian phải chờ đợi, dành thời gian cho sản xuất góp phần nâng cao điều kiện kinh tế cho gia đình.

- Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ giúp cho môi trường cảnh quan sạch đẹp hơn, tạo điều kiện để thu hút khách du lịch hay các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài Vì, khách du lịch thường thì sẽ không chọn những điểm đến mà không sạch sẽ hay những nơi mà có rủi ro về bệnh tật cao Một số địa điểm du lịch thường bị mất đi một lượng doanh thu du lịch do môi trường ở đó bị ô nhiễm, suy thoái Và các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư ở một địa điểm nào đó họ cũng cân nhắc về điều kiện môi trường xung quanh đó, cũng như tình trạng của lực lượng lao động địa phương để ra quyết định là có đầu tư hay không.

- Ở tầm vĩ mô, việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội(GDP); tăng sản lượng lương thực, thực phẩm… của một địa phương, một vùng, một nước.

Hiệu quả về mặt xã hội

- Xây dựng nhà vệ sinh cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân nông thôn ở đó như giảm các bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm do nhà vệ sinh nghèo nàn như :

+ Các bệnh do uống nước bị nhiễm phân do nước thải ở nhà vệ sinh không được xử lí như : bệnh dịch tả, bệnh kiết lị do que khuẩn, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan siêu vi

+ Các bệnh do tiếp xúc với nước bẩn ở da , mắt như : bệnh đau mắt hột, bệnh ghẻ ngứa, mụn cóc, nấm da….

+ Các bệnh do côn trùng sinh sản trong nước ( muỗi, ruồi, bướm, sâu bọ…) chích hút như : bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, giun chỉ, bệnh sán máng, giun lãi, giun móc, sán, sán dây…

- Việc xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ cùng với thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày còn giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và người lớn.

- Xây dựng nhà vệ sinh giảm các khó khăn cho người dân : nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ và trẻ em , nhất là những vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên không thuận tiện như thiếu nguồn nước , vùng mùa lũ, hoặc hạn hán; hạn chế việc đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối

- Xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng số trẻ em đến trường đặc biệt là các em bé gái.

- Xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân ở nông thôn có cơ hội hưởng thêm được các tiện nghi cuộc sống, phần nào có tính sạch sẽ, vệ sinh, tăng cường mối quan hệ cộng đồng.

- Xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn đã dần dần xóa bỏ phong tục tập ,tập quán lạc hậu,những thói quen xấu, thay đổi hành vi làm tổn hại đến môi trường, hình thành nếp sống văn minh, hợp vệ sinh , thu hẹp dần sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị; góp phần ổn định dân cư; hạn chế tình trạng mất vệ sinh.

Hiệu quả về mặt môi trường

Nhà vệ sinh được xây dựng đúng cách hợp vệ sinh sẽ khắc phục được cơ bản ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

- Giảm tình trạng ô nhiễm nước : Trong phân và nước tiểu của người chứa nhiều kim loại nặng (như Ca, Mg ) , các chất hữu cơ N, K, P, với hàm lượng cao và nhiều vi khuẩn gây bệnh Việc đi vệ sinh bừa bãi gần ao, hồ, kênh, mương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, , hay việc sử dụng phân tươi đổ trực tiếp ra ao , hồ, mương lạch làm nguồn thức ăn để nuôi cá cũng gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt, nguồn nước bị nhiễm phân , nhiễm trùng Đồng thời có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm Việc xây dựng nhà vệ sinh, với việc đi vệ sinh đúng chỗ, các chất thải như phân và nước tiểu được tập trung ở một chỗ và được xử lý làm giảm tình trạng ô nhiễm nước

- Giảm tình trạng ô nhiễm không khí: khi có nhà vệ sinh người dân không còn phải đi vệ sinh bừa bãi, phân và nước tiểu của con người được thu hồi vào một chỗ và được xử lý thông qua quá trình phân hủy sinh học dưới tác động của các vi khuẩn hiếu khí trong hố phân , làm giảm tối đa các chất khí thoát ra từ phân gây mùi khó chịu , độc hại như H2S…

- Giảm tình trạng ô nhiễm đất :

Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, sẽ thu hồi toàn bộ được chất thải ( phân ,nước tiểu) do con người thải ra hằng ngày, và kết hợp với việc xử lí các chất thải này bằng phương pháp phân hủy sinh học sẽ làm giảm tình trạng sử dụng phân tươi trong nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường đất Vì hàm lượng nitro trong phân và nước tiểu của con người là khá cao Khi sử dụng trực tiếp nguồn phân tươi này cho cây trồng , sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường đất, giảm độ phì nhiêu của đất.

Hơn nữa, chất thải đã qua xử lí này được dùng làm phân bón, tưới tiêu cho các loại cây trồng trong nông nghiêp sẽ làm giảm việc sử dụng phân bón hóa học quá nhiều để tưới tiêu cho cây trồng hiện nay Việc sử dụng phân hoá học không cân đối, thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho đất, về lâu dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất cân đối nhất là đối với các nguyên tố vi lượng Các loại phân hóa học vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất Việc ủ phân người thành phân hữu cơ bón cho cây trồng là hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất, tăng cường độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâu bệnh từ đất là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu được phục hồi càng nhanh

- Tác động đến hệ sinh thái

Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm giảm việc người dân đi vệ sinh bừa bãi ở gần các ao, hồ nuôi tôm, nuôi cá…gây ảnh hưởng đến sản lượng tôm, cá; hay gần các kênh mương tưới tiêu nông nghiệp làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp; hay ở ruộng, vườn gây ô nhiễm đất, làm giảm độ phì nhiêu của đất từ đó tác động đến sự phát triển các cây trồng nông, lâm nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng.

- Tác động đến cảnh quan :

Tạo ra phong trào cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường ở địa phương, xây dựng môi trường nông thôn ngày càng xanh- sạch đẹp

Ngoài các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội , môi trường thì việc xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh sẽ có tác động tích cực đối với các hoạt động, chương trình khác như : chương trình cấp nước sạch, chương trình Y tế, Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, chương trình Giáo dục – Đào tạo; trạm xá, mẫu giáo trường học , trụ sở xã và các công trình phúc lợi công cộng khác sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có nhà tiêu hợp vệ sinh.

THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ

Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

2.1.1.1 Vị trí địa lí và địa hình

- Vị trí địa lí : Xã An Nội là một xã thuộc huyện Bình Lục nằm ở phía đông của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km

Phía Đông giáp với xã Bồ Đề

Phía Tây giáp với xã Bối Cầu

Phía Nam giáp với xã Mỹ Thuận- Mỹ Lộc – Nam Định

Phía Bắc giáp với xã Hương Công

- Đặc điểm địa hình : đây là vùng đất trũng

- Điều kiện khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa , phân chia thành 4 mùa rõ rệt xuân, hạ , thu , đông.

Mùa hạ : kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9

Mùa thu : kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11

Mùa đông : kéo dài từ tháng giữa tháng 11 đến tháng 3 Mùa xuân : kéo dài từ tháng 3 đến tháng hết tháng 4

- Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23-25 o C

- Tài nguyên đất : Xã An Nội nằm trong vùng đồng bằng có phù sa bồi tụ từ các dòng sông nên đất đai màu mỡ Tuy nhiên phần lớn diện tích đất đai ở đây bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc Tổng diện tích đất tự nhiên của cả xã là 1.510 ha chiếm 9,17% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bình Lục Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là khoảng 1363,12ha chiếm 90,27%; diện tích đất ở khoảng 85 ha chiếm 5,63% tổng diện tích của cả xã; diện tích đất không sử dụng là 4,1%.

- Tài nguyên nước : Đây là vùng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với , 2 nguồn nước là nước ngọt và nước mặt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt trong xã như thuận lợi cho việc nuôi trồng , đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước.

2.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội

Cơ cấu kinh tế của xã là nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ Trong đó, nông nghiệp chiếm 65%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 20%, dịch vụ chiếm 15%.

- Về sản xuất nông nghiệp :

+ Trồng trọt : Sản xuất nông nghiệp là một ngành trọng điểm của xã. Năm 2007, diện tích cấy lúa là 1266,2ha ; năng suất lúa cả năm là 58,25 tạ/ha; sản lượng lúa của cả xã là 7.375,649 tấn/năm, đảm bảo cho việc cung cấp lương thực cho toàn xã , ngoài ra còn cung cấp lương thực cho các vùng lân cận khác.

Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng thêm các loại cây trồng khác như ngô, khoai lang, đỗ tương, rau các loại… Năm 2007, diện tích cây ngô đông là 32,4ha; diện tích cây khoai lang là 15,4ha, diện tích cây đỗ tương là 6,12ha; diện tích trồng rau các loại là 26ha

+ Về phát triển kinh tế trang trại

Năm 2007, toàn xã có 8 trang trại cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/ năm và có 2 trang trại có diện tích 8,2ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha Số hộ gia đình có thu nhập đạt 50 triệu đồng/ năm là 37 hộ, so với năm 2006 là 7 hộ. + Chăn nuôi :

Ngành chăn nuôi của xã cũng phát triển khá mạnh Năm 2007, số lượng đàn trâu , bò là 722 con trong đó : số lượng trâu là 48 con, số lượng bò là 674 con ước tính 75 tấn thịt thương phẩm; tổng đàn lợn của xã là 9750 con , trong đó lợn nái là 2130 con, sản lượng lợn hơi ước tính là 900 tấn thương phẩm; đàn gia cầm của xã là 58.890 con ; đàn thủy cầm là 12.060 con.

- Về công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp : Trong xã phát triển các ngành nghề truyền thống như : nghề mây giang đan, nghề thêu ren, nghề tre đan… Năm 2007, số lao động trong ngành tre đan truyền thống là 200 lao động; nghề mây giang đan là 600 lao động; nghề thêu ren là 700 lao động.

- Thương mại, dịch vụ : ngành thương mại dịch vụ của xã đã tương đối phát triển hơn so với trước , mạng lưới bán lẻ tất cả các mặt hàng tiêu dùng đang ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong xã Toàn xã có 1 chợ lớn là nơi để người dân trong xã đến để trao đổi hàng hóa nông sản, vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

- Xã An Nội có tất cả là 20 thôn : thôn Đội, thôn Cát, thôn Điền, thôn Tía Sông, thôn Chùa 5, thôn Đình 6, thôn Đông 7, thôn Đông 8, thôn Chùa 9, thôn Trung Lang, thôn Hòa Hợp, thôn Duyệt Hạ, thôn Đồng Bùi, thôn Đồng Vạn, thôn Trai Cầu, thôn Gòi Thượng, thôn Gòi Hạ…

- Toàn xã có 2083 hộ với dân số là 7779 người ( năm 2007) trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3850 người.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có chuyển biến tốt, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ và chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống, kiểm soát dịch bệnh được tổ chức thực hiện nghiêm túc: duy trì công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân; tổ chức người dân trong độ tuổi uống thuốc giun chỉ bạch huyết ; duy trì tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai; công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em cũng được chú trọng, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi Sô người mắc các bệnh ở trong xã cũng ngày càng giảm, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng giảm một cách đáng kể.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình( KHHGD) : Mở rộng chiến dịch truyền thông lồng ghép với các dịch vụ KHHGD Kết quả là năm 2007, hạ tỷ lệ sinh xuống còn 1,3 %.

- Về công tác giáo dục : duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục ở các bậc tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được nâng cao và đúng độ tuổi Năm 2007, số cháu đi nhà trẻ là 395 cháu; số học sinh tiểu học là 584 em, số học sinh trung học cơ sở là 640 em Tỷ lệ số học sinh lên lớp là 98%. Hiện nay, trong xã không còn trẻ em nào đến độ tuổi mà không được đi học. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa xã hội giáo dục, khuyến học , khuyến tài từ xã đến các trường , thôn xóm, các dòng họ Phát huy hiệu quả học tập cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

- Về công tác thông tin tuyên truyền : Đài truyền thanh của xã duy trì hoạt động ngày 3 buổi, tiếp âm đài 3 cấp và phát tin phục vụ công tác địa phương; vẽ băng zôn , khẩu hiệu hưởng ứng các phong trào của Đảng của chính phủ; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao trong xã thu hút đông đảo người dân trong xã tham gia.

- Về công tác xây dựng nếp sống văn hóa : Tính đến thời điểm12/2007, toàn xã đã xây dựng được 9 nhà văn hóa thôn; đã có 6 thôn 4 đơn vị được công nhận là đơn vị văn hóa, làng văn hóa Đình Gòi Hạ đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

- Về công tác chính sách xã hội : Thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định đối với các đối tượng chính sách Tiếp tục vận động nhân dân tham gia quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, khuyến tài Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm , xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo, tăng số hộ khá giả trong xã Năm 2007, phối hợp với liên minh các hợp tác xã của tỉnh Hà Nam hỗ trợ mở lớp nâng cao tay nghề cho 165 lao động trong ngành mây giang đan; phối hợp với công ty Hiệp Hưng trong việc cung cấp lao động tham gia làm hàng xuất khẩu…

- Về cơ sở hạ tầng :

Dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

2.2.1.Bối cảnh trước khi có dự án.

Xã An Nội thuộc huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là một trong những xã có điều kiện vật chất còn gặp nhiều khó khăn Trước khi có dự án về xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã, thì số hộ gia đình được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn rất hạn chế , số hộ gia đình trong xã có nhà vệ sinh 2 ngăn là rất ít, chỉ chiếm khoảng 14% tổng số hộ gia đình trong xã; số hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại là 8%; đa số các hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn hoặc không có nhà vệ sinh, thường đi vệ sinh bừa bãi ra vườn, gần hồ, ao; … Tỷ lệ số hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn chiếm 70% tổng số hộ gia đình trong xã; tỷ lệ số hộ gia đình không có nhà vệ sinh là 8%. Việc sử dụng một ngăn và không có nhà vệ sinh được coi là ô nhiễm môi trường nặng nhất Không có nhà vệ sinh thì đương nhiên người ta sẽ có thói quen bạ đâu xả đấy, không kể đó là đồng ruộng, vườn tược, mà ngay cả hồ ao, nơi mà có cả những người đến đó để tắm giặt, nhặt rau vo gạo Đối với những gia đình sử dụng loại nhà tiêu một ngăn, họ luôn phải chịu đựng những mùi nồng nặc khó chịu được bốc lên từ khu vệ sinh và đương nhiên trở thành địa điểm lý tưởng cho các loại ruồi muỗi tập trung Đó cũng chính là nguồn gốc sản sinh ra các ổ bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường như : tiêu chảy, giun sán, kiết lỵ, đau mắt hột…

Theo số liệu thống kê từ trạm y tế xã An Nội, trước năm 2000, tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường trong xã chiếm một tỷ lệ cao : toàn xã có khoảng hơn 600 người mắc bệnh tiêu chảy hằng năm, chiếm 9% tổng số người trong xã; tỷ lệ số người mắc bệnh giun sán là 40%; tỷ lệ số người mắc bệnh đau mắt hột là 20%; tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến da (ví dụ như ghẻ, ngứa, mụn nhọt, vàng da ) là 20%; tỷ lệ số người bị mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là 25%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 32%.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề , sự lan tràn các bệnh dịch trong xã, được sự tài trợ của một tổ chức ở Phần Lan đã triển khai dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã An Nội- Bình Lục- Hà Nam.

2.2.2.Mô tả khái quát về dự án

- Xây dựng nhà vệ sinh nông thôn ở xã An Nội nằm trong hạng mục chính của dự án do chính phủ Phần Lan tài trợ Các dự án thể theo nhu cầu của địa phương xây dựng trên các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế địa phương Các tiểu dự án nằm trong cấu phần của dự án Phần

Lan là : các dự án xây dựng các cơ sở vật chất cho các trường mầm non, các dự án cung cấp các trang thiết bị giáo dục cho trường học, các trang thiết bị về y tế cho trạm y tế xã; các dự án xây dựng nhà vệ sinh, dự án cung cấp nước sạch cho người dân như xây dựng trạm bơm, xây dựng các bể chứa nước, các giếng nước khơi trong các hộ gia đình; các dự án về tu sửa đường, đèn và một số công trình công cộng khác trong xã; thực hiện các dự án về dạy nghề ….

- Quy mô dự án : Dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn với tổng số vốn là 640.640.000 VND chiếm 4% tổng số vốn của cả dự án Phần Lan

- Thời gian tiến hành : dự án xây dựng nhà vệ sinh do Phần Lan tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2000 và bắt đầu từ năm 2001 đi vào hoạt động Với tổng số nhà vệ sinh do dự án Phần Lan tài trợ tại xã An Nội là 560 nhà vệ sinh.

- Phạm vi và đối tượng được thụ hưởng của dự án : là các hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện của dự án đề ra như phải là các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong xã Dự án sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí để xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn bao gồm các chi phí sau : nguyên vật liệu , nhân công, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh.

- Các hoạt động chính của dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội là:

+ Thiết kế clip hướng dẫn xây dựng và vận hành nhà vệ sinh.

+ Hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh

+ Tập huấn cho đội thợ trong việc xây dựng nhà vệ sinh theo đúng quy cách của bản thiết kế.

+ Vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh như vận động khuyến khích người dân trong xã tăng cường sử dụng nhà vệ sinh, xóa bỏ tập tục thói quen đi vệ sinh bừa bãi; tập huấn cho người dân trong xã về việc sử dụng nhà vệ sinh cho đúng cách và hợp vệ sinh

Ngoài ra, dự án còn phối hợp với chính quyền nhân dân cấp xã tổ chức các chương trình khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan đến vệ sinh cá nhân hằng ngày như thói quen khi rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh…

- Ủy ban nhân dân xã An Nội sẽ tiến hành nhiệm vụ sau :

+ Tiến hành thực hiện dự án đồng thời cũng là người quản lí giám sát các hoạt động của dự án tại xã như : giám sát việc mua sắm thiết bị, giám sát tiến độ của dự án

+ Huy động thêm sự đóng góp của những người được hưởng lợi

+ Lập báo cáo tiến độ và báo cáo kết thúc dự án

+ Sử dụng kinh nghiệm của dự án thí điểm để khuyến khích nhân rộng các thành tựu và các kết quả của dự án ra toàn xã

- Mục đích của dự án : là khuyến khích người dân trong xã sử dụng nhà vệ sinh hợp sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã, cải thiện điều kiện vệ sinh và chất lượng môi trường trong xã

2.2.3 Đặc trưng của mô hình nhà vệ sinh 2 ngăn xây dựng tại xã An Nội.

So với nhà vệ sinh một ngăn thì mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn do

Phần Lan tài trợ có những ưu điểm hơn hẳn như nó tách riêng phân và nước tiểu Đặc trưng cơ bản của vệ sinh 2 ngăn này là ngăn ngừa ô nhiễm và bệnh tật liên quan tới phân người, quản lý nước tiểu và phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải và phải thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng Nó xử lí phân và nước tiểu trong điều kiện kỵ khí Nhà vệ sinh kiểu này, không những chỉ sản sinh ra năng lượng dưới dạng khí mà còn đảm bảo tái sử dụng các chất dinh dưỡng một cách vệ sinh, an toàn cũng như bảo vệ nguồn nước

- Thiết kế của nhà vệ sinh do Phần Lan tài trợ :

+ Là nhà vệ sinh 2 ngăn, có mái bằng

+ Kích thước khung xây dựng nhà vệ sinh bao gồm:

+ Các nguyên vật liệu chính để xây dựng nhà vệ sinh do chính phủ Phần Lan tài trợ toàn bộ như : gạch , cát đen, cát vàng, đá, thép, xi măng, vôi, bệ xí, cửa nhà vệ sinh

Bảng 2.1 : Nguyên vật liệu cho việc xây dựng nhà vệ sinh.

Nguyên vật liệu Số lượng

Xi măng 3 tạ = 300kg Đá 1 khối

Cửa nhà vệ sinh 1 cái

Nguồn : Báo cáo của dự án Phần Lan

2.2.4.Các kết quả do dự án mang lại

2.2.4.1.Về khía cạnh kinh tế

- Tăng sản lượng nông nghiệp : Nhờ việc xây dựng nhà vệ sinh với hố xí

2 ngăn hợp vệ sinh làm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất Đất đai canh tác trở nên màu mỡ, phì nhiêu hơn Diện tích đất trồng lúa và các cây hoa màu, cây ăn quả ngày càng được mở rộng

Bảng 2.2 : Diện tích gieo cấy qua các năm 2004-2008

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đơn vị

Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã An Nội.

Sản lượng lúa gia tăng hằng năm Năm 2001 là năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động, đã thu được những kết quả khá khả quan, sản lượng lúa cả năm

2001 là 5.435tấn/ năm Đến năm 2004, sản lượng lúa đạt 6.032 tấn/năm Năm

Bảng 2.3 : Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội

Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã An Nội.

Hình 2.3 :Biểu đồ về sản lượng lúa hằng năm của xã trong giai đoạn

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

Đánh giá hiệu quả môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn

Dùng phương pháp danh mục trọng số để đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng nhà vệ sinh đến môi trường sinh thái tại xã An Nội so với trước khi có dự án xây dựng ta làm tuần tự theo những bước sau:

+ Xác định các nhân tố môi trường chịu tác động trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh

+ Đánh giá mức độ tác động vào các nhân tố môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh.

 Những tác động tích cực ký hiệu là (+)

 Những tác động tiêu cực ký hiệu là (-)

+ Cho điểm các tác động môi trường trước và sau khi xây dựng Những tác động tích cực cho điểm dương, còn những tác động tiêu cực cho điểm âm.

Bảng 3.1 : Mức độ tác động vào các nhân tố môi trường

Ký hiệu Mức độ tác động Điểm

Tác động rất tích cực Tác động tiêu cực Không rõ tác động Không tác động Tác động tiêu cực Tác động rất tiêu cực

3200-2-3 Nguồn : Sự đánh giá của tác giả

+ Đánh giá tầm quan trọng của các tác động môi trường theo điểm : Mức điểm được xét theo khía cạnh : Những nhân tố môi trường chịu nhiều tác động do hoạt động dự án đem lại cho điểm cao Những nhân tố môi trường chịu ít tác động do hoạt động dự án đem lại thì cho điểm thấp.

Bảng 3.2: Đánh giá tầm quan trọng của các tác động

Tương đối quan trọng 2 Ít quan trọng 1

Nguồn : Sự đánh giá của tác giả

- Đánh giá tác động của dự án dựa vào công thức sau:

E I : là tác động môi trường.

(V i ) 1 : là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi có dự án.

( V i ) 2 : là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi không có dự án.

W i : là trọng số tương đối ( tầm quan trọng) của nhân tố i. m : là tổng số các thông số môi trường.

Thông qua quá trình điều tra khảo sát, phỏng vấn người dân tại địa phương, tôi xin đánh giá mức độ tác động của môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh như sau:

Bảng 3.3 : Về đánh giá tác động môi trường trước và sau khi xây dựng nhà vệ sinh

Nội dung Trước khi có dự án Sau khi có dự án Các tác động Tầm trọngquan

Mức độ tác động Điểm E1 Mức độ tác động Điểm E2

Chất lượng không khí 4 -3 -12 ++ 3 12 Độ phì nhiêu của đất 3 -3 -9 ++ 3 9

Tăng thu nhập cho người dân 2 - -2 -4 + 2 4

Tăng năng suất cây trồng 3 - -2 -6 ++ 3 9

Tiết kiệm chi phí sản xuất 3 - -2 -6 ++ 3 9

Cải thiện điều kiện sức khỏe 4 -3 -12 ++ 3 12

Nâng cao trình độ dân trí 3 - -2 -6 ++ 3 9

Tạo công ăn việc làm 2 0 0 0 + 2 4

Nguồn: Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

- Từ bảng danh mục các điều kiện môi trường ta có :

+ Tác động môi trường khi chưa có dự án : E1 = -82

+ Tác động môi trường khi có dự án : E2 = 95

Vậy việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn là hoạt động đem lại cho môi trường sinh thái tại xã tốt hơn so với trước thông qua hàng loạt các tác động tích cực đến môi trường sinh thái nơi đây.

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

3.2.1 Lựa chọn thông số để tính toán.

Chọn biến thời gian thích hợp: Phân tích kinh tế các dự án phải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết các chi phí và lợi ích của dự án

- Thời gian tồn tại ( sống) hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dựa vào đó dự án được thiết kế Ở đây, thời gian xây dựng của dự án là năm 2000, dự kiến ngay từ năm 2001 thì dự án đã mang lại hiệu quả Thời gian tồn tại của dự án ước tính khoảng 14 năm : bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2015

Tất cả các chỉ tiêu tính toán thường được đưa về thời điểm bắt đầu thực hiện dự án để so sánh là năm 2000

- Tỷ lệ chiết khấu : giúp ta có thể so sánh các chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian Chiết khấu có một vai trò hết sức quan trọng , bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy sử dụng tỷ lệ chiết khấu sai sẽ cho giá trị sai Quan trọng hơn nữa là sự thay đổi về tỷ lệ chiết khấu sẽ có thể làm thay đổi lợi ích ròng xã hội của một phương án cho biết từ dương sang âm( hay ngược lại) ,hay làm thay đổi thứ tự của nhiều phương án lựa chọn Trong việc sử dụng chiết khấu, cần đảm bảo 2 điều kiện tiên quyết là :

Một biến số đưa vào tính toán chiết khấu ( ví dụ: chi phí tài nguyên, lợi ích đầu ra…) phải được quy về cùng một hệ đơn vị tiền tệ.

Phải thừa nhận giả định rằng, giá trị một đơn vị chi phí hoặc lợi ích hiện tại là lớn hơn một đơn vị chi phí hoặc lợi ích trong tương lai. Ở đây, căn cứ vào các dự án đầu tư trong nước , ta chọn tỷ lệ chiết khấu r= 10%

3.2.2 Xác định các chi phí và lợi ích của dự án

- Chi phí của dự án:

C1: chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh ( như gạch, cát, thép, cát, đá…), bệ xí, cửa

C2 : chi phí nhân công cho việc xây dựng nhà vệ sinh

C3: chi phí vận chuyển nguyên vật liệu

Các chi phí của dự án được đánh giá thông qua phương pháp giá trị thị trường.

- Lợi ích của dự án: được đánh giá thông qua công thức sau :

Bv : lợi ích của dự án có thể lượng hóa được bằng tiền

Buv : lợi ích của dự án không thể lượng hóa được bằng tiền

+ Lợi ích của dự án có thể lượng hóa được bằng tiền

- Lợi ích thu được do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ( B 1 ): được đánh giá thông qua phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật ( COI- Cost of Illness Approach) Theo phương pháp này, chi phí tế bảo vệ sức khỏe gồm toàn bộ chi phí y tế như : chi phí chăm sóc, khám chữa bệnh, thuốc men của người bệnh.

- Lợi ích thu được do tiết kiệm được thời gian (B 2 ) : thời gian nghỉ việc liên quan đến bệnh tật chính là chi phí cơ hội, đó là khoảng thời gian mất đi mà trong khoảng thời gian đó người ta có thể tạo những giá trị từ hoạt động, công việc hằng ngày.Phương pháp phổ biến dùng đế xác định giá trị của thời gian mất đi là phương pháp tiếp cận thu nhập bình quân đầu người (HCA)

- Lợi ích do giảm chi phí mua phân hóa học ( B 5 ): phân người được ủ vừa diệt giun, sán, ký sinh trùng đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe cho người sử dụng , đồng thời vừa dùng trong tưới tiêu thay thế việc sử dụng phân bón hóa học, không những tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tăng năng suất cây trồng , mang lại hiệu quả kinh tế Phương pháp phổ biến dùng để đánh giá lợi ích này là dựa vào giá trị thị trường.

Bảng 3.5 : Các phương pháp dùng để đánh giá chi phí và lợi ích có thể lượng hóa được của dự án

Phương pháp đánh giá Chi phí Chi phí nguyên vật liệu Dựa vào giá thị trường

Chi phí nhân công Dựa vào giá thị trường Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu

Dựa vào giá thị trường

Lợi ích Lợi ích do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe

Phương pháp tiếp cận chi phí bệnh tật ( COI) Lợi ích do tiết kiệm được thời gian

Phương pháp tiếp cận thu nhập bình quân trên đầu người ( HCA)

Lợi ích do giảm chi phí mua phân bón hóa học

Dựa vào giá thị trường

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

+ Lợi ích của dự án không thể lượng hóa bằng tiền:

 Giảm sự bạc màu, cằn cỗi của đất, gia tăng độ phì nhiêu cho đất

 Giảm mức độ thiệt hại và nâng cao năng suất cho cây trồng.

 Gây ảnh hưởng đến mức thu nhập trong tương lai do chết sớm.

 Gia tăng tỷ lệ số trẻ em đến trường đặc biệt là các em bé gái

 Gia tăng tính văn hóa, kín đáo, sạch sẽ cho cộng đồng chung, được đa số tập thể trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ

 Những tác động về giáo dục do tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

3.2.3.1 Chí phí của dự án xây dựng nhà vệ sinh :

+ Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh là :

Bảng 3.6: Chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh

Nguyên vật liệu Số lượng VND /1 đơn vị Chi phí

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả

Từ bảng trên , ta thấy, chi phí nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh

+ Chi phí nhân công để xây dựng 1 nhà vệ sinh là :

+ Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng 1 nhà vệ sinh là :

Vậy chi phí để xây dựng một nhà vệ sinh là :

=> Tổng chi phí để xây dựng 560 nhà vệ sinh là :

3.2.3.2 Lợi ích của dự án thu được qua các năm:

Dự án xây dựng 560 nhà vệ sinh trong xã, tức là có 560 hộ gia đình trong xã được hưởng lợi từ dự án này Giả định trung bình 1 hộ gia đình ở đây có khoảng 5 người/ hộ, như vậy, tổng số người dân trong xã được hưởng lợi từ dự án xây dựng nhà vệ sinh này là :

Năm 2000, tổng số dân trong xã là : 7150 người.

 Tỷ lệ số người dân trong xã được hưởng lợi từ dự án là :

- Căn cứ theo các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm của UBND xã An Nội thì dân số của xã trong giai đoạn 2000- 2008 là :

Bảng 3.7 : Dân số của xã An Nội qua các năm từ 2000- 2008

Nguồn: UBND xã An Nội

Từ đó, ta đó ta có thể dự đoán tỷ lệ gia tăng dân số hằng năm trong giai đoạn từ 2009- 2015 của xã An Nội ước tính trung bình là : 0,8%

- Giả định trong giai đoạn 2000- 2015, tỷ lệ lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng CPI là 7%

Lợi ích thu được do giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ( B 1 )

- Việc xây dựng nhà vệ sinh cải thiện được tình trạng bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường ở đây Nhưng trong quá trình tính toán , tôi chỉ liệt kê những bệnh chính, chủ yếu chịu sự tác động của việc xây dựng nhà vệ sinh như: bệnh tiêu chảy, giun sán, đau mắt hột, bệnh liên quan đến da( ghẻ ngứa, mụn nhọn…), tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

B1= Số người mắc bệnh i * tỉ lệ số người mắc * Chi phí trung bình bệnh i liên quan đến NVS cho 1 ca bệnh i

- Theo nghiên cứu những tác động kinh tế của khu vệ sinh ở Việt Nam- năm

2008 thì người ta tính toán mức chi phí trung bình cho 1 ca bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường ở nông thôn năm 2007 bao gồm các chi phí như chi phí khám, chi phí thuốc men, chi phí đi lại, chi phí thăm viếng…như sau:

Bảng 3.8 : Chi phí trung bình cho một ca bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh

Bệnh liên quan đến vệ sinh Chi phí trung bình cho 1 ca bệnh

Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa ) 60

Suy dinh dưỡng ở trẻ em 380

Nguồn : Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report

- Theo báo cáo về nghiên cứu những tác động kinh tế của khu vệ sinh ở ViệtNam, năm 2008 thì sự đóng góp của việc cải thiện khu vệ sinh trong việc giảm tỷ lệ các bệnh chính, chủ yếu liên quan đến điều kiện vệ sinh nghèo nàn được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 3.9 : Sự đóng góp của việc cải thiện điều kiện vệ sinh trong việc giảm tỷ lệ các bệnh :

Bệnh liên quan đến vệ sinh Sự đóng góp của điều kiện vệ sinh

Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa ) 80%

Suy dinh dưỡng ở trẻ em 48%

Nguồn : Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008.

+ Căn cứ vào các báo cáo y tế của trạm y tế xã An Nội, ở đây ta giả định rằng, trong giai đoạn từ 2009- 2015 tỷ lệ các ca bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh giảm như sau:

Bảng 3.10 : Dự báo tỷ lệ các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2009- 2015.

Bệnh liên quan đến vệ sinh

Tỷ lệ giảm hằng năm

Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa ) 1%

Suy dinh dưỡng ở trẻ em 2%

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả.

Bảng 3.11 : Lợi ích do giảm chi phí bệnh tiêu chảy

Số người trong xã (người) 7150 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 7959 8023 8087 8152 8217 8283 8349

Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2

Số người hưởng lợi từ dự án (người) 2800 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269

Chi phí 1 ca bệnh 1000VND 58.2 62.6 67.3 72.4 77.8 83.7 90.0 96.3 103.0 110.3 118.0 126.2 135.1 144.5 154.6 Khi không có dự án

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9

Số người mắc bệnh (người) 252 256 258 262 265 271 274 276 278 281 283 285 287 290 292 294

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 5.5 5 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5

Số người mắc bệnh (người) 242 229 218 206 196 183 169 155 140 126 111 96 80 65 49

Số ca bệnh giảm (ca) 14 29 44 59 75 91 107 124 140 157 174 192 209 227 245

Lợi ích do xây dựng

Chi phí chữa trị giảm 1000VND 437.

0 20020.8 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000VND 397.

* Giả định : Lợi ích của việc xây dựng nhà vệ sinh chiếm 60% * 88% = 52,8%

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

Bảng 3.12 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh giun

Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2

Số người hưởng lợi từ dự án (người) 280

Chi phí cho 1 ca bệnh giun 1000

VND 20.93 22.50 24.20 26.02 27.97 30.08 32.00 34.24 36.64 39.20 41.95 44.88 48.02 51.39 54.98 Khi chưa có dự án

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40

Số người mắc bệnh giun (người) 112

Tỷ lệ số người mắc bệnh giun (%) 40 36 32 28 26 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4

Số người mắc bệnh giun (người) 112

Số ca bệnh giảm ca 114 229 349 413 482 548 614 680 748 817 887 958 1030 1103 1177

Lợi ích do giảm chi phí bệnh tật 1000

8 64713.7 Lợi ích do xây dựng NVS (70%) 1000

7 45299.6 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000

* Giả định : Lợi ích do việc xây dựng NVS chiếm 70% * 100% = 70%

Bảng 3.13: Lợi ích do giảm chi phí bệnh đau mắt hột

Số người trong xã (người) 7150 7265 7320 7425 7532 7696 7779 7835 7896 7959 8023 8087 8152 8217 8283 8349

Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16 39.16

Số người hưởng lợi từ dự án (người) 2800 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269

Chi phí cho 1 ca bệnh 1000 VND 193 207 223 239 257 277 298 320 342 366 392 419 449 480 514 550

Khi không có dự án

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

Số người mắc bệnh (người) 560 569 573 582 590 603 609 614 618 623 628 633 638 644 649 654

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 20 18.5 17 15.5 14 12.5 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2

Số người mắc bệnh (người) 560 526 487 451 413 377 335 307 278 249 220 190 160 129 97 65

Số ca bệnh giảm (ca) 0 43 86 131 177 226 274 307 340 374 408 443 479 515 551 588

Lợi ích do xây dựng NVS ( 40%) (ca) 17 34 52 71 90 110 123 136 150 163 177 192 206 221 235

Chi phí chữa trị giảm VND 1000 3534 7658 12528 18221 25023 32636 39273 46584 54811 64044 74388 85963 98897 113334 129427

Lợi ích sau khi chiết khấu VND 1000 3213 6329 9413 12445 15538 18422 20153 21732 23245 24692 26073 27390 28647 29844 30984

* Giả định : Sự đóng góp của việc xây dựng NVS chiếm 50% * 80% = 40%

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

Bảng 3.14 : Lợi ích do giảm chi phí mắc bệnh ghẻ, ngứa

Số người trong xã (người) 715

Tỷ lệ số người hưởng lợi từ dự án (%) 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2 39.2

Số người hưởng lợi từ dự án (người) 280

0 2845 2867 2908 2950 3014 3046 3068 3092 3117 3142 3167 3192 3218 3243 3269 chi phí cho 1 ca bệnh 1000VN

Khi không có dự án

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16

Số người mắc bệnh (người) 448 455 459 465 472 482 487 491 495 499 503 507 511 515 519 523

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Số người mắc bệnh (người) 448 427 401 378 354 332 305 276 247 218 189 158 128 97 65 33

Số ca mắc bệnh giảm (ca) 28 57 87 118 151 183 215 247 281 314 348 383 418 454 490

Lợi ích do có NVS

Chi phí chữa trị giảm 1000VN

0 Lợi ích chiết khấu 1000VN

* Giả đinh : Lợi ích do việc xây dựng nhà vệ sinh chiếm 50% * 80% = 40%

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

Bảng 3.15 : Lợi ích do giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng

Số hộ gia đình 2015 hưởng lợi từ dự án (hộ) 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560 560

Số trẻ em hưởng lợi từ dự án (%) 560 564 569 574 578 583 587 592 597 602 606 611 616 621 626 631

Chi phí cho 1 ca bệnh giun 1000

Khi chưa có dự án

Tỷ lệ số người mắc bệnh (%) 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32 32

Số trẻ em SDD (người) 179 181 182 184 185 186 188 189 191 193 194 196 197 199 200 202

Tỷ lệ số trẻ em

Số trẻ em SDD (người) 179 169 159 149 139 128 117 107 95 84 73 61 49 37 25 13

Số ca bệnh giảm (ca) 11 23 34 46 58 70 83 95 108 121 134 148 161 175 189

Lợi ích do giảm tỷ lệ SDD 1000

1 Lợi ích sau khi chiết khấu 1000VN

* Giả định : Lợi ích do việc xây dựng NVS chiếm 60% * 48% = 28,8%

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

=> Lợi ích thu được của việc giảm tỷ lệ các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh là :

- Lợi ích thu được do tiết kiệm được thời gian (B 2 ):

+ Thời gian làm việc của một người/ ngày là 8h/ ngày.

+ Các bệnh này đều trong giai đoạn nghiêm trọng phải nghỉ làm Căn cứ theo báo cáo nghiên cứu những tác động kinh tế của khu vệ sinh ở Việt Nam – năm 2008, thì thời gian phải nghỉ do mắc các bệnh này được giả định như sau:

Bảng 3.16: Số ngày nghỉ làm đối với các bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh

Các bệnh liên quan đến vệ sinh Số ngày phải nghỉ làm

Bệnh liên quan đến da( ghẻ, ngứa )

Nguồn : Economic Impacts of Sanitation in VietNam- Research Report February 2008

B2= Số người mắc bệnh * số ngày nghỉ do * giá trị thời gian liên quan đến nhà VS bị bệnh

Bảng 3.17 : Lợi ích do tiết kiệm được thời gian

Nội dung Đơn vị Năm

Giá trị thời gian 1000 VND 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42

Số người mắc bệnh người 43 86 131 177 226 274 307 340 374 408 443 479 515 551 588

Số ngày nghỉ bệnh ngày 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3

Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 1806 4128 7074 10620 14916 19728 23946 28560 33660 39168 45186 51732 58710 66120 74088

Số người mắc bệnh người 14 29 44 59 75 91 107 124 140 157 174 192 209 227 245

Số ngày nghỉ bệnh ngày 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5

Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 980 2320 3960 5900 8250 10920 13910 17360 21000 25120 29580 34560 39710 45400 51450

Số người mắc bệnh người 114 229 349 413 482 548 614 680 748 817 887 958 1030 1103 1177

Số ngày nghỉ bệnh ngày 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 1596 3664 6282 8260 10604 13152 15964 19040 22440 26144 30158 34488 39140 44120 49434

Số người mắc bệnh người 28 57 87 118 151 183 215 247 281 314 348 383 418 454 490

Số ngày nghỉ bệnh ngày 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Giá trị thời gian tiết kiệm 1000VND 784 1824 3132 4720 6644 8784 11180 13832 16860 20096 23664 27576 31768 36320 41160

Tổng giá trị thời gian tiết kiệm được 1000VND 3570 8272 14166 21240 29810 39432 49036 59752 71520 84384 98430 113868 130188 147840 166698

Tổng giá trị thời gian tiết kiệm được sau khi chiết khấu 1000VND 3245.

Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả

Từ bảng trên ta thấy, lợi ích do việc tiết kiệm thời gian là :

 Lợi ích do giảm chi phí mua phân hóa học ( B 5 )

Ngày đăng: 24/05/2023, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w