Bài Tập Nhóm – Thuyết Trình Đề Tài Phân Tích Và Tìm Hiểu Dân Tộc Thiểu Số Tại Vùng Đông Bắc Bộ.pdf

19 1 0
Bài Tập Nhóm – Thuyết Trình Đề Tài Phân Tích Và Tìm Hiểu Dân Tộc Thiểu Số Tại Vùng Đông Bắc Bộ.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38555717 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÂN VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BÀI TẬP NHÓM – THUYẾT TRÌNH TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ TÌM HIỂU DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Chiều thứ 2 Môn: Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hồng Duyên Khóa học: 2020 – 2024 Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÂN VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BÀI TẬP NHÓM – THUYẾT TRÌNH TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ TÌM HIỂU DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Chiều thứ 2 Môn: Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hồng Duyên Khóa học: 2020 – 2024 Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 THÀNH VIÊN NHÓM 2 STT Họ và tên MSSV 1 Trần Lê Bảo Ngân 2005LHOG031 2 Nguyễn Bá Duy 2005LHOI006 3 Vũ Thị Ánh Dương 2005LHOI009 4 Trần Quang Huy 2005LHOI018 5 Trần Thị Ngọc Mai 2005LHOI027 6 Nguyễn Tiến Nghĩa 2005LHOI030 7 Nguyễn Tấn Phát 2005QLNC046 8 Nguyễn Thành Trung 2005LHOI066 9 Nguyễn Thị Thanh Hoa 2005LHOI074 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC CHƯƠNG I 5 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 5 1 Vị trí địa lý 5 2 Điều kiện tự nhiên 5 3 Phong tục tập quán 5 4 Phân bố dân cư .6 5 Trình độ dân trí 6 6 Thu nhập bình quân đầu người .6 CHƯƠNG II 7 KHẢO SÁT CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 1 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước qua các chính sách .7 2 Nguồn lực sinh kế của các dân tộc thiểu số 8 3 Đặc trưng các loại hình quần cư .9 4 Sinh kế của các dân tộc thiểu số .9 CHƯƠNG III 11 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 11 1 Điểm mạnh 11 2 Điểm yếu 11 3 Cơ hội 11 4 Thách thức 11 CHƯƠNG IV 12 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 12 1 Mặt tích cực 12 2 Mặt tiêu cực 12 CHƯƠNG V 13 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG THÁCH THỨC VÀ MẶT TIÊU CỰC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 13 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 1 Về quan điểm trong phát triển KT-XH trong vùng 13 2 Một số nhóm chính sách cơ bản 13 3 Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên đề nghị 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 1 Vị trí địa lý Vùng Đông Bắc Việt Nam nằm ở phía Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Trung du và miền núi phía Bắc, phía Nam giáp đồng bằng sông Hồng Vùng Đông Bắc bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ 2 Điều kiện tự nhiên Đông Bắc là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở với các dạng địa hình đan xen nhau khá phong phú - Địa hình: được chia thành 2 vùng rõ rệt: + Vùng đồi núi thấp: chiếm phần lớn diện tích với độ cao TB khoảng 500-600m, với các dãy núi hình cánh cung, mở về phía Bắc, chụm đầu vào Tam Đảo, tuy nhiên cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m ở khu vực nền cổ thượng nguồn sông Chày, tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn và Hà Giang + Vùng trung du và đồng bằng: có độ cao TB từ 100-500m, gồm các thung lũng sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Thương,  Khí hậu: mang đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, với mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm Nhiệt độ TB năm khoảng 23-24°C, lượng mưa TB năm khoảng 1.500- 2.000mm - Tài nguyên thiên nhiên: rất phong phú và đa dạng: - Tài nguyên rừng: với diện tích rừng chiếm 65% diện tích tự nhiên, có nhiều loại gỗ quý như: lim, gụ, táu, Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt - Tài nguyên khoáng sản: có nhiều loại khoáng sản có giá trị: than đá, sắt, đồng, chì, kẽm, apatit, Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, QNinh) - Tài nguyên thủy sản: nhiều loại hải sản quý hiếm như: cá mực, cá ngừ, tôm hùm, 3 Đặc trưng văn hóa Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử Các phong tục tập quán này thể hiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng Đông Bắc - Đông Bắc là nơi sinh sống của nhiều DTTS: Tày, Nùng, Mông, Dao, La Chí, Pu Péo, với các nhóm ngôn ngữ khác nhau: Tày – Thái, Mông – Dao, Việt – Mường, Hoa, - Các dân tộc đều giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của mình Mỗi dân tộc đều có di sản văn hóa riêng, làm nên tính độc đáo, đặc sắc của vùng đất - Các đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vùng Đông Bắc bao gồm: 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Tín ngưỡng: Người dân vùng Đông Bắc có nhiều tín ngưỡng khác nhau, dân tộc Tày – Nùng hướng niềm tin đến trời đất, tổ tiên, thần bản mệnh Trong đó phổ biến nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần nông, + Ngoài ra, Các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân (VD: chùa Hang – Thái Nguyên, chùa Linh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn) - Ẩm thực: mang đậm hương vị núi rừng, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến khác nhau, với nhiều món ăn đặc trưng như: xôi ngũ sắc (Tquang), phở chua (Cbang); khâu nhục, vịt quay Thất Khê (LS), trâu gác bếp - Lễ hội: Lễ hội là một nét văn hóa đặc sắc của vùng Đông Bắc Các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện đời sống tinh thần của người dân Một số lễ hội tiêu biểu: + Lễ hội Lồng Tồng (Tày, Nùng): rước thần đình và thần nông ra đồng, để tạ ơn đất trời, cầu mong 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu + Lễ hội Gầu tào (Mông), cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng - Nghệ thuật: rất phong phú và đa dạng, bao gồm các loại hình: hát (dân ca, quan họ, hát xòe, hát then), Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn), nhạc cụ dân tộc (đàn tính, chùm xóc nhạc), - Trang phục: thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ vùng núi tiêu biểu của: áo dài Tày, áo dài Dao, áo dài Mông, 4 Phân bố dân cư Dân cư vùng Đông Bắc phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng, thưa thớt ở vùng đồi núi Dân tộc Tày, Nùng, H'Mông, Dao được xem là các dân tộc chủ yếu và có tỷ lệ dân số đáng kể trong khu vực này Điều này tạo ra một bức tranh đa văn hóa và đa dạng các truyền thống, tập quán người dân Vùng trung du và đồng bằng: Dân cư tập trung đông đúc ở các thành phố, thị xã, thị trấn, các thung lũng sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Thương, Đây là những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Vùng đồi núi: Dân cư thưa thớt  thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi 5 Trình độ dân trí Trình độ dân trí của vùng Đông Bắc đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây và ngày càng được nâng cao Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ lệ người dân biết chữ của vùng Đông Bắc đạt 96,2%, cao hơn mức TB cả nước là 95,5% Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường đạt 98,2% 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Đông Bắc gặp khó khăn trong việc cung cấp giáo dục chất lượng Các trường học thường thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chất lượng, làm hưởng đến trình độ học vấn của người dân, đặc biệt là trẻ em Trình độ biết chữ và học vấn của người dân vùng núi Đông Bắc Việt Nam vẫn còn thấp Một phần người dân vẫn chưa biết đọc và viết, đặc biệt là trong các cộng đồng DTTS Tuy nhiên, Chính phủ và các tổ chức địa phương đã đặt nhiều các chính sách và biện pháp triển khai để nâng cao trình độ giáo dục, bao gồm việc cải thiện cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên và đưa ra các chương trình giáo dục phù hợp với vùng núi như: giáo dục cơ bản và chiến dịch giảm mù chữ 6 Thu nhập bìmh quân đầu người Vùng Đông Bắc đạt khoảng 30 triệu đồng/năm  mức thu nhập TB của cả nước TNBQĐN của vùng Đông Bắc có sự chênh lệch giữa khu vực trung du và đồng bằng với khu vực núi cao TNBQĐN của KV trung du và đồng bằng cao hơn KV miền núi khoảng 2 lần TNBQĐN của vùng Đông Bắc đang có xu hướng tăng lên Điều này là nhờ vào sự phát triển KT - XH của vùng, đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ Để nâng cao TNBQĐN của vùng Đông Bắc, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT, đa dạng hóa các ngành nghề, thu hút đầu tư, tạo thêm việc làm cho người dân Đồng thời, cần chú trọng phát triển GD và đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động 7 Kết luận Vùng Đông Bắc là một vùng đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa Với những nét đặc trưng riêng, vùng Đông Bắc đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước CHƯƠNG II KHẢO SÁT CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 1 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước qua các chính sách Như Đảng ta đã xác định: Đối với nước ta, vấn đề dân tộc thiểu số vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đề miền núi, vừa là vấn đề biên cương, vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, đồng thời đây cũng là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ, với hàng trăm văn bản qui phạm pháp luật của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội theo vùng, theo từng lĩnh vực Từ Đại hội VI của Đảng (1986) đã định hướng công tác dân tộc từng bước hòa nhập vào công cuộc đổi mới đất nước Đảng, Nhà 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số tại vùng Đông Bắc Bộ nói riêng Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) miền núi Nghị quyết này đã được Chính phủ thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành Quyết định số 72-HĐBT, ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển KT-XH miền núi Quan điểm định hướng nội dung về công tác dân tộc trong giai đoạn mới được Đảng đánh giá, nhìn nhận một cách khoa học, khách quan: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tượng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc” Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đã được đề cập, phát triển qua từng giai đoạn, thể hiện ở các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 Trong Hiến pháp năm 2013, tại các Điều có nêu như:  Điều 5, Khoản 2 “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”;  Khoản 4 “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”;  Điều 58, Khoản 1 “…có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn”;  Điều 61, Khoản 3 “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn…”;  Điều 70, Khoản 5 “…Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước” Trong giai đoạn hiện nay, nhiều chính sách lớn về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các văn bản chỉ đạo như:  Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;  Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII luôn xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị  Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030;  Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717  Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 của thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030  Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025  Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 2 Nguồn lực sinh kế của các dân tộc thiểu số Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người dân Yếu tố con người/người lao động trong sản xuất được đánh giá bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, trình độ học vấn và đào tạo chuyên môn, trình độ tay nghề, năng suất lao động Nguồn lực vật chất Nguồn lực vật chất được hiểu là cơ sở hạ tầng (phương tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, các tòa nhà và chỗ ở an toàn, nguồn cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng, truyền thông), các công cụ và công nghệ (các công cụ và thiết bị sản xuất, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tập quán sản xuất) Nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính được hiểu là tiền tiết kiệm, các khoản tín dụng và vay nợ (chính thức và không chính thức), các khoản tiền chuyển về, lương hưu, lương định kỳ Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực tự nhiên chủ yếu là các loại đất canh tác, sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, rừng tự nhiên (và rừng trồng), khí hậu, sinh vật Nguồn lực này là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới sinh kế, và trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của con người Nguồn lực xã hội Nguồn lực xã hội được hiểu là các mối quan hệ giúp gia tăng sự tin tưởng và khả năng hợp tác, mở rộng khả năng tiếp cận của các thành viên hộ gia đình dân tộc thiểu số tới các thể chế chính trị, kinh tế và dân sự Ví dụ sự hỗ trợ, tương tác của xã viên trong hợp tác xã, quan hệ thân tộc, quan hệ cộng đồng dân tộc Là thành viên của các tổ chức đoàn thể, hội, nhóm, cộng đồng tôn giáo, dân tộc như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Các yếu tố cấu thành nguồn lực xã hội có quan hệ qua lại với nhau Nguồn lực xã hội của mỗi hộ gia đình dân tộc thiểu số phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính của các thành viên trong hộ, các hội nhóm, cộng đồng mà các thành viên trong hộ tham gia, môi trường văn hóa xã hội, nơi hộ sinh sống 3 Đặc trưng các loại hình quần cư 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Loại hình quân cư chủ yếu ở trung du và miền núi, đặc trưng cho nền sản suất nông – lâm nghiệp của các dân tộc Có hai dạng chính là làng (của người Kinh) và bản (của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Mường ) Các bản của các dân tộc ít người thường phân bố ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh đồng, bồn địa, tập trung men theo sườn đồi hướng về đường giao thông hay về con suối Do quá trình khai thác kinh tế trong những năm qua chủ yếu là của người Kinh; đã xuất hiện nhiều nông – lâm trường, các công sở xây dựng, khu vực khai thác tài nguyên và chế biến cùng nhiều điểm dân cư mới theo hình thức thị tứ, thị trấn, thị xã mang sắc thái kiểu đô thị miền núi Bên cạnh các điểm quần cư cố định còn có các loại hình quần cư di động theo kiểu du canh, du cư Loại hình này chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, Dao, … Nhà nước đã và đang có những chính sách thích hợp để đưa họ về cuộc sống định canh, định cư 4 Sinh kế của các dân tộc thiểu số Công nghiệp Trong 19 ngành Công nghiệp có 8 ngành chiếm tỉ trọng từ 5% trở lên Đó là công nghiệp khai thác, luyện kim đen, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ,công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp điện Ngoài một số khu vực tập trung công nghiệp khai khoáng đã có từ thời Pháp thuộc như: apati t(Lào Cai), thiếc (Tĩnh Túc) , than (Quảng Ninh) Đã có 9 khu công nghiệp được thành lập đó là khu công nghiệp Cái Lân, Hải Yên ,Việt Hưng, Quảng Ninh tổng diện tích đất tự nhiên là 1653ha Các khu vực tập trung công nghiệp được hình thành ở nơi có vị trí địa lý khá thuận lợi hoặc gần các nguồn tài nguyên để có thể dễ dàng khai thác như: khu Hồng Gai, Bãi Cháy, Dương Huy, Uông Bí hoặc thuận tiện về mặt giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy) Các khu vực tập trung công nghiệp phần lớn thu hút nhiều ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, khai khoáng và một số ngành công nghiệp nhẹ trên cơ sở nguyên liệu nông - lâm sản của vùng (như ngành công nghiệp gỗ giấy, mía đường, ép dầu) Nông nghiệp : Đông Bắc có khả năng phát triển tập đoàn giống cây trồng vật nuôi khá đa dạng và phong phú như mơ, mận, đào, táo, hồng,… Cơ cấu ngành nông nghiệp của Đông Bắc thời gian qua vẫn chủ yếu là trồng trọt Số loại cây, con như cây ăn quả vật nuôi đặc sản được chú trọng phát triển hơn và đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa các vùng sản xuất đó là: 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 + Vùng trọng điểm sản xuất lúa và ngô thâm canh trên các cánh đồng lớn ở Tràng Định hòa anh Đông khê Yên Sơn và một số thung lũng của các tỉnh.Đông Bắc là vùng trồng ngô lớn thứ hai của nước ta sau Tây Nguyên + Vùng sản xuất đậu tương ở Cao Bằng ,Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang đây là vùng trồng đậu tương lớn nhất cả nước + Vùng mía ở Yên Bái, Tuyên Quang ,Cao Bằng + Các vùng chè tập trung ở Hà Giang ,Thái Nguyên ,Phú Thọ… Lâm nghiệp : Về lâm nghiệp vùng này có những nỗ lực nhằm phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy cho các công trình thủy điện ,thuỷ lợi ;bảo vệ đất đai cung cấp nguyên liệu giấy, dược liệu và gỗ dân dụng ,tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch và bảo tồn nguồn gen quý Tuy nhiên tỉ trọng của Lâm nghiệp trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ngày càng giảm Thiên nhiên yêu đãi vùng Đông Bắc có bãi biển Trà Cổ có vịnh Hạ Long một di sản thiên nhiên của thế giới với phong cảnh đẹp nhiều hang động ở lạng Sơn Cao Bằng vườn quốc gia Ba Bể,… Ngành du lịch trong vùng đang có xu hướng phát triển mạnh với cực phát triển là Hạ Long Ngư nghiệp Ngành thủy sản Đông Bắc chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất nông lâm - thủy sản của vùng và chỉ chiếm gần 2,0% giá trị thủy sản cả nước nhưng lại nằm trong phòng ngư trường đánh bắt của vịnh Bắc Bộ Vùng biển Đông Bắc với nhiều bãi cá và hàng nghìn hòn đảo có nguồn tài nguyên biển phong phú ,đa dạng và là vùng có nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản nước ngọt Ngành đánh bắt cá nuôi trồng thuỷ sản nước lợn chủ yếu ở vùng ven biển Quảng Ninh CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 1 Điểm mạnh Giàu bản sắc văn hóa: Các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc có nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc Những lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống, của các dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên nét đặc sắc cho vùng Đông Bắc Sức mạnh đoàn kết: Các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn Điều này đã giúp các dân tộc thiểu số vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển Tiềm năng lao động: Các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó Điều này là một lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng 2 Điểm yếu 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật chưa cao: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tỷ lệ hộ nghèo còn cao: Tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc còn cao Điều này đã ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn: Cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục, ở vùng Đông Bắc còn thiếu thốn, lạc hậu Điều này đã ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số 3 Cơ hội Chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Điều này tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Vùng Đông Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Điều này tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển 4 Thách thức Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực đến vùng Đông Bắc, như hạn hán, lũ lụt, Điều này gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với vùng Đông Bắc Điều này ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, cũng như phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tác động của các thế lực thù địch: Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ, mất ổn định ở vùng Đông Bắc Điều này gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Thách thức trong việc thực hiện chính sách, một số chính sách thiếu thực tế, chưa phù hợp với địa bàn vùng Tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều yếu kém, phân công chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa hợp lý; việc phối hợp giữa các bộ, ngành có lĩnh vực chưa chặt chẽ, chỉ đạo có mặt còn chồng chéo Việc lồng ghép các chính sách trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi còn nhiều khó khăn, bất cập Công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách còn hạn chế Chỉ đạo, thực hiện chính sách ở một số địa phương còn lúng túng Công tác lập kế hoạch, rà soát đối tượng thụ hưởng trong việc thực hiện một số chính sách chưa sát với thực tế, 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 CHƯƠNG IV NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ Tình hình trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan về cả mặt tích cực và tiêu cực như sau: 1 Mặt tích cực Vùng núi Đông Bắc có cơ hội phát triển du lịch nhờ vào cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng văn hóa và bản sắc dân tộc, di sản văn hóa và lịch sử, đa dạng hoạt động du lịch Việc khai thác và phát triển bền vững du lịch ở vùng này có thể mang lại lợi ích kinh tế và văn hóa cho cả cộng đồng và du khách - Tài nguyên thiên nhiên phong phú: Vùng núi Đông Bắc Việt Nam có địa hình phức tạp, gồm những dãy núi hùng vĩ, thác nước, đồng cỏ xanh mướt và rừng núi phong cảnh hùng vĩ và các loại đất phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, chăn nuôi và khai thác tài nguyên tự nhiên như gỗ, khoáng sản + Ngoài ra thì Những đặc điểm địa hình độc đáo này tạo ra một sự hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm các hoạt động ngoài trời như leo núi, thám hiểm rừng, đi bộ đường dài và cắm trại - Văn hóa dân tộc đa dạng: Sự hiện diện của nhiều DTTS ở vùng núi Đông Bắc tạo ra một truyền thống văn hóa phong phú, mang lại sự đa dạng trong nghệ thuật, trang phục và truyền thống riêng biệt + Mang lại một trải nghiệm văn hóa phong phú cho du khách như: Du lịch văn hóa và tham quan làng truyền thống, các lễ hội và trò chơi dân gian - Ngoài ra thì DTTS vẫn Bảo Tồn và Phát triển Văn Hóa như ngôn ngữ, phong tục truyền thống, điều này làm giàu thêm di sản văn hóa Phát huy giá trị văn hóa truyền thống có thể là nguồn động viên tích cực cho DTTS - Chính sách bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của DTTS: vì là nơi tập trung nhiều DTTS, Chính phủ đã nhận thức được giá trị đặc biệt của việc bảo vệ và phát triển văn hóa – XH + Chính sách đề cao quyền tự chủ và quyền tự quyết của cộng đồng DTTS Đông Bắc có chính sách đặc thù và được khuyến khích thực hiện quản lý và phát triển KT, VH, XH theo hướng phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của cộng đồng địa phương - Bảo tồn PTBV môi trường tự nhiên: + Vùng núi Đông Bắc có đặc điểm địa lý đa dạng, với nhiều hệ sinh thái phong phú và quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp  tạo nên giá trị đặc biệt và hấp dẫn cho vùng đất này Hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng như cung cấp nước sạch, duy trì chất lượng đất, kiểm soát lũ lụt và tạo ra các giá trị sinh thái khác. > Cần bảo vệ và tận dụng những nguồn tài nguyên + Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc này  Chính sách và quy định pháp luật đã được ban hành, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 13 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 2 Mặt tiêu cực Vùng núi Đông Bắc Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề gây tỉ lệ hộ nghèo cao, người dân vùng này vẫn còn nghèo, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và trình độ chuyên môn chưa cao - Địa hình và thiên tai: có địa hình đồi núi phức tạp, đa dạng và khắc nghiệt Điều này gây khó khăn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và giao thương Hơn nữa, vùng này cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai như sạt lở đất và bão lũ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến cuộc sống và tài sản của người dân - Thiếu cơ hội kinh doanh và việc làm: chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và nguồn lợi thiên nhiên nhưng do chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết, thiên tai và biến đổi khí hậu, dẫn đến có năng suất thấp và không cạnh tranh, gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và phát triển các ngành KT khác: công nghiệp, dịch vụ và du lịch vẫn chưa được khai thác mạnh mẽ trong khu vực - Hạn chế về CS hạ tầng: + Địa hình phức tạp với dãy núi đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc xây dựng và duy trì hệ thống giao thông Các tuyến đường thường gồ ghề, hẹp, chỉ có một số tuyến đường chính được nâng cấp Điều này khiến việc di chuyển giữa các vùng hay di chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường trở nên khó khăn + viễn thông kém phát triển cản trở việc tiếp cận thông tin và khó khăn trong việc truyền tải thông tin trong QT phát triển KT-XH + Chưa có đầy đủ các hạ tầng kỹ thuật như điện lực, cấp nước, công trình y tế và GD Một số vùng xa xôi và khó tiếp cận vẫn cần được nâng cao hệ thống điện mạnh mẽ để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân + Đông Bắc có tiềm năng du lịch lớn Tuy nhiên, do hạn chế về hạ tầng, việc phát triển du lịch gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, thiếu cơ sở lưu trú và cơ sở vui chơi giải trí - Thiếu cơ hội GD và đào tạo: + Người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận GD và đào tạo chất lượng Trường học thiếu và xa, đội ngũ giáo viên chưa đủ chất lượng, nguồn tài liệu hạn chế  ảnh hưởng đến trình độ học vấn của người dân, đặc biệt là trẻ em + Người dân thiếu trình độ chuyên môn, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thông tin và công nghệ mới  gây khó khăn trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, giới hạn tiềm năng phát triển KT và du lịch trong khu vực *) Nguyên nhân những TNXH: ma túy, buôn người tại biên giới Trung Quốc vẫn còn: + Đông Bắc có biên giới gần với Trung Quốc, và biên giới dài và rừng rậm, tạo ra điều kiện thuận lợi cho các TNXH + Khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát biên giới cũng tạo điều kiện cho các hoạt động phi pháp này tồn tại và phát triển 14 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 + Nghèo đói và thiếu việc làm: đặc biệt là trong các khu vực DTTS Tình hình KT khó khăn và thiếu cơ hội làm việc làm đáng tin cậy làm một phần người dân trở nên dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tội phạm để kiếm sống + Sự mất cân bằng trong phát triển KT-XH giữa các khu vực ở Đông Bắc Một số khu vực có ít cơ hội phát triển KT và tiếp cận GD, trong khi các vùng khác có sự phát triển tương đối tốt  dẫn đến sự bất bình đẳng và đánh mất lòng tin vào các cơ chế XH  tạo điều kiện cho các hoạt động tội phạm XH tồn tại CHƯƠNG V GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG THÁCH THỨC VÀ MẶT TIÊU CỰC VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ 1 Về quan điểm trong phát triển KT-XH trong vùng - Tập trung đầu tư phát triển chứ không chỉ là hỗ trợ, tương trợ - Hình thành các trung tâm kinh tế văn hóa, làm động lực cho vùng, động lực từng tỉnh, huyện, từng cụm xã - Chính sách phải phù hợp điều kiện và văn hóa từng vùng, miền - Huy động từ nhiều nguồn lực đầu tư phát triển miền núi, nhưng nguồn lực nhà nước là chủ yếu - Công tác dân tộc phải thật sự là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị 2 Một số nhóm chính sách cơ bản : Nhóm 1: Tập trung phát triển các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa, xây dựng một số chuỗi ngành hàng chiến lược phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, trọng tâm là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm kết nối thị trường cho các sản phẩm được đầu tư phát triển Tạo điều kiện tốt nhất để người dân được tham gia vào các vùng, chuỗi sản phẩm này Nhóm 2: Tùy theo đặc điểm của điều kiện tự nhiên và dân tộc của từng vùng, tập trung tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số tham gia cung cấp dịch vụ công ích (trồng rừng, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh), hỗ trợ phát triển sản xuất kết nối với thị trường, ổn định cuộc sống Nhóm 3: Nâng cao trình độ nhận thức, thể trạng con người, năng lực phát triển sinh kế, từng bước hình thành sản xuất sản phẩm gắn với thị trường - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tần phục vụ sản xuất và đời sống ở những tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cấp thôn/bản hoặc cụm thôn/bản - Xây dựng các trung tâm, các đô thị ở những vùng khó khăn để tạo ra động lực có sức lan tỏa về kinh tế, chính trị và xã hội trong vùng - Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, trên tất cả các lĩnh vực của vùng dân tộc thiểu số đồng thời xây dựng hệ thống cán bộ hỗ trợ cộng đồng 15 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Tăng cường thực hiện vận động xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới kết hợp phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn tri thức bản địa - Thực hiện các chương trình tái tạo môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, khôi phục cảnh quan, gìn giữ không gian phát triển cho người dân tộc thiểu số - Lồng ghép chương trình/chiến lược/quy hoạch phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số trong chương trình/chiến lược/quy hoạch phát triển KT - XH chung của cả nước để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh lâu dài của các vùng dân tộc thiểu số 3 Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên đề nghị Đảng, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương cần quan tâm một số vấn đề sau: Một là, BCH Trung ương chỉ đạo triển khai văn kiện đại hội XII của Đảng bằng việc ra nghị quyết chuyên đề về dân tộc, miền núi Hai là, Quốc hội cần phải xây dựng luật Dân tộc Ba là, Cần có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, các bộ ngành nhất thiết phải có lãnh đạo là người dân tộc thiểu số; ở các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sống thành cộng đồng nhất thiết phải bố trí cán bộ chủ trì là người dân tộc thiểu số Một trong những yếu tố quan trọng, đó là phải có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đặc biệt với các địa phương có dân cư dân tộc thiểu số sống thành cộng đồng, nhất thiết phải bố trí cán bộ chủ trì là người dân tộc thiểu số Những bài học từ thực tiễn đã cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số mạnh, nơi đó an ninh chính trị rất vững vàng Với vấn đề phát triển sản xuất cũng vậy, những cán bộ người dân tộc thiểu số tâm huyết sẽ là cầu nối tốt nhất để chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào đời sống, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống cho người dân tộc thiểu số vùng miền núi, biên giới Bốn là, Đổi mới quản lý nhà nước về công tác dân tộc cần nghiến cứu đổi mới mô hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiện nay là Ủy ban Dân tộc thành Bộ Dân tộc và các tỉnh là Sở Dân tộc Năm là, Đổi mới căn bản quy trình xây dựng chính và thực hiện chính sách, theo hướng: - Người dân trực tiếp tham gia kiến nghị các nhu cầu và thiết kế chính sách - Khi dự thảo xong đưa xuống người dân tham gia, có sự tư vấn, phản biện của các nhà khoa học độc lập, các nhà hoạt động xã hội do người dân đề xuất danh sách - Người dân chủ động dưới sự hướng dẫn của các cấp CQ, và tổ chức xã hội để trực tiếp thực thi, giám sát các công trình dân sinh tại địa phương 16 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hiến pháp năm 2013 2 Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị (1989) 3 Quyết định số 72-HĐBT, ngày 13/3/1990 của chính phủ (1990) 4 Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ chính trị (2019) 5 Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội (2019) 6 Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội (2020) 7 Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương (2020) 8 Nguyễn Văn Khánh (2010), Văn hóa dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 9 Lê Văn Thành, Phan Văn Tân (2008), Địa lý học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 10 Nguyễn Thị Lưu (2021), Kinh tế địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, TP Hồ Chí Minh 11 Lê Đình Mười (2019), Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, TP Hồ Chí Minh 12 Nguyễn Văn Quy (2015), Nghiên cứu xã hội học vùng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 13 Trần Đình Thục (2017), Khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 14 Thuyết, N M (2018), Văn hóa dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh 15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 16 Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 18 Trần Lệ Bích Hồng (2018), Ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên 19 Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (chủ biên), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1998 20 Nâng cao hiệu quả công tác dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới (Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước) 17 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 21 Ủy Ban Dân Tộc Một số chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc đã thúc đẩy vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước phát triển kinh tế ổn định cuộc sống (Ủy Ban Dân Tộc) 22 Cổng thông tin điện tử Quốc hội năm 2022 Hệ thống Pháp luật trong Quản lý nhà nước về Công tác Dân tộc và Chính sách dân tộc 23 Nâng cao đời sống vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số (Tạp chí Đảng Cộng Sản, năm 2021) 24 Ngô Đồng (2022), Đặc điểm tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và định hướng chính sách, Báo Thanh tra, Truy cập vào 16/06/2022, từ https://thanhtra.com.vn/dan-toc-ton-giao/ton-giao/dac-diem-ton-giao-trong-vung-dong- bao-dan-toc-thieu-so-va-dinh-huong-chinh-sach-198351.html 25 Hoàng Thị Lan, Cao Phan Giang (2020), Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí điện tử lý luận chính trị Truy cập vào 21/ 8/ 2020, từ http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3184-doi- song-ton-giao-tin-nguong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam-hien-nay.html 26 Hoàng Mạnh Quyền(2022), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Cổng thông tin điện tử văn phòng tỉnh ủy Lào Cai Truy cập vào12/12/2022, từ http://laocai.org.vn/tin-tuc-tong-hop/mot-so-giai-phap-nang-cao- hieu-qua-cong-tac-ton-giao-tren-dia-ban-tinh-lao-cai-1009032 27 Lê Bá Trình(2018), Sinh hoạt tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, Tạp chí tổ chức nhà nước, Truy cập vào 07/11/2018, từ https://tcnn.vn/news/detail/41522/Sinh-hoat-ton-giao-trong-vung-dong-bao-dan-toc- thieu-so-cac-tinh-mien-nui-phia-Bac-hien-nay.html 28 Vụ Văn hóa dân tộc (2019), Thực trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người Cổng thông tin điện tử bộ văn hoá, thể thao và du lịch, Truy cập vào 22/12/2019, từ https://bvhttdl.gov.vn/thuc-trang-dan-so-cua-cac-dan-toc-thieu-so-rat-it-nguoi- 20200102153000437.htm 18 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan