1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận nhóm thuyết trình đề tài 3 ucp600 điều 14, 15, 16, 17

33 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề UCP600 Điều 14, 15, 16, 17
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Anh, Nguyễn Phạm Xuân Hoa, Đoàn Thị Bích Kiều, Nguyễn Thị Thúy Kiều, Trần Thị Thanh Nhân, Ngô Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Nguyễn Nhật Thanh Tú, Lưu Xuân Vũ
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Trung Thông
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thanh toán quốc tế
Thể loại Bài tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,22 MB

Cấu trúc

  • I. K HÁI QUÁT VỀ UCP600 (6)
    • 1. L ỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UCP600 (6)
    • 2. T ÍNH CHẤT PHÁP LÝ TÙY Ý CỦA UCP (6)
    • 3. V AI TRÒ CỦA UCP600 TRONG ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (8)
      • 3.1. UCP600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng 6 3.2. UCP600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ 6 3.3. UCP600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ 7 3.4. UCP600 góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân hàng ngày càng thuận tiện và phát triển hơn 7 II. N ỘI DUNG ĐIỀU 14, 15, 16, 17 TRONG UCP600 (8)
    • 1. Đ IỀU 14: T IÊU CHUẨN KIỂM TRA CHỨNG TỪ (10)
    • 2. Đ IỀU 15: B Ộ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH HỢP LỆ (19)
      • 2.1. Nội dung điều 15a UCP600 16 2.2. Nội dung điều 15b UCP600 17 2.3. Nội dung điều 15c UCP600 18 3. Đ IỀU 16: C HỨNG TỪ CÓ SAI BIỆT , BỎ QUA VÀ THÔNG BÁO (19)
      • 3.1. Nội dung điều 16a UCP600 19 3.2. Nội dung điều 16b UCP600 19 3.3. Nội dung điều 16c UCP600 20 3.4. Nội dung điều 16d UCP600 21 3.5. Nội dung điều 16e UCP600 22 3.6. Nội dung điều 16f UCP600 22 3.7. Nội dung điều 16g UCP600 23 4. Đ IỀU 17: C ÁC CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC BẢN SAO (22)
      • 4.1. Nội dung điều 17a UCP600 25 4.2. Nội dung điều 17b UCP600 25 4.3. Nội dung điều 17c UCP600 26 4.4. Nội dung điều 17d UCP600 27 4.5. Nội dung điều 17e UCP600 27 (27)

Nội dung

Lịch sử ra đời và phát triển của UCP600UCP viết tắt của: The Uniform Customs and Practice for Documentary CreditsQuy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, là tập hợp các nguy

K HÁI QUÁT VỀ UCP600

L ỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UCP600

UCP viết tắt của: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), là tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC- Tổ chức Quốc tế phi chính phủ) soạn thảo và phát hành ra.Trong đó quy định quyền hạn của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ, nhằm đáp ứng nhu cầu của giới tài chính, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu về một văn bản quy định đầy đủ, dễ áp dụng và được chấp nhận một cách thống nhất trong việc mở và xử lý một thư tín dụng (Letter of Credit – L/C).

UCP được phát hành lần đầu năm 1933, qua 6 lần sửa đổi: 1951, 1962, 1974,

UCP600 thuộc UCP,đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Parisvào ngày 25 tháng 10 năm 2006, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2007.UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình, giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C.

T ÍNH CHẤT PHÁP LÝ TÙY Ý CỦA UCP

UCP là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức phi chính phủ chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ, do đó, UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc với các bên tham gia hoạt động thương mại mà mang tính chất pháp lý tùy ý.

Có nghĩa là trong hợp đồng nếu có dẫn đến các văn bản pháp lý này thì chúng mới có tác dụng điều chỉnh hành vi của các bên tham gia Tính chất pháp lý tùy ý thể hiện ở các điểm chính:

 Tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, điều này có nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào.

 Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP600 để điều chỉnh những hoạt động liên quan tới L/C.

 Các bên có thể thỏa thuận trong L/C:

Go to course a/ Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP b/ Bổ sung những điều khoản vào L/C mà UCP không điều chỉnh.

 Trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó mới đến các điều khoản của UCP áp dụng.

Luật Quốc gia được ưu tiên áp dụng khi có sự mâu thuẫn của Luật Quốc gia và UCP.

Ví dụ: Theo UCP thì mọi L/C phát hành theo UCP được coi là không hủy ngang bất chấp nó ghi hay không ghi thuật ngữ “irrevocable” Tuy nhiên, nếu L/C này được phát hành ở Oman thì theo điều 380 Luật Thương Mại Oman, nếu L/C không ghi rõ hủy ngang hay không hủy ngang thì nó được coi như là hủy ngang.

Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng Các bên liên quan khi áp dụng UCP cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.

V AI TRÒ CỦA UCP600 TRONG ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

3.1 UCP600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng

Sự ra đời của UCP đã đánh dấu một bước đột phá mới trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bởi UCP là cơ sở pháp lý duy nhất quy định một cách cụ thể trách nhiệm của các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ, mà chú trọng nhất là trách nhiệm của ngân hàng Trong phương thức tín dụng chứng từ, bộ chứng từ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá.

Bằng việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng tham gia vào quy trình tín dụng chứng từ, UCP600 đã đảm bảo chắc chắn cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người xuất khẩu, tạo lòng tin cho người xuất khẩu trong giao dịch mua bán ngoại thương Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.

3.2 UCP600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ

UCP600 quy định cụ thể về tiêu chuẩn lập các loại chứng từ như chứng từ thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, Nội dung của các loại chứng từ này thể

100% (8) 5 Đáp-án-cu ố i-kì- QHQT - Answer

Public speaking - tai lieu mon noi truoc…

Looking BACK ON Vietnam — China…

Quản trị bán hàng 100% (1)8 hiện rõ trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc giao hàng đúng hạn, đúng địa điểm đã thoả thuận, đảm bảo vận chuyển đúng loại hàng hoá, bồi thường những rủi ro có thể xảy ra, giao hàng đúng chất lượng, số lượng đã thỏa thuận, hàng hóa đúng nguồn gốc xuất xứ và các trách nhiệm khác Các ngân hàng có thể tư vấn cho người nhập khẩu những gì cần đưa vào thư tín dụng phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

3.3 UCP600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ

Trên cơ sở các quy định của UCP600, người nhập khẩu đã đưa những yêu cầu đối với hàng hóa và những yêu cầu bắt buộc người xuất khẩu vào nội dung L/C Người xuất khẩu, để được ngân hàng thanh toán tiền hàng, sẽ phải lập các chứng từ với nội dung sao cho thể hiện rõ mình đã hoàn thành mọi yêu cầu mà người nhập khẩu đưa ra. Chính vì vậy, khi kiểm tra chứng từ xuất trình, ngân hàng không chỉ dựa trên L/C mà còn phải dựa trên UCP để xác định chứng từ có tuân thủ đúng các quy định của UCP600 hay không Nếu bộ chứng từ người xuất trình có sai sót thì ngân hàng phải lập tức thông báo và yêu cầu người xuất khẩu sửa đổi cho phù hợp.

3.4 UCP600 góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân hàng ngày càng thuận tiện và phát triển hơn

Hiện nay, tất cả các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình dựa trên các nguyên tắc của UCP600, và đương nhiên mọi tranh chấp phát sinh cũng được điều chỉnh theo UCP600 Hơn nữa, là ấn bản mới nhất được sửa đổi dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia tài chính - ngân hàng nên UCP600 giúp cho hoạt động ngân hàng được thuận tiện hơn, giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Dưới sự điều chỉnh của UCP600, hoạt động ngân hàng được thống nhất trên phạm vi thế giới, cùng với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật tiên tiến, tốc độ xử lý giao dịch được đẩy nhanh, góp phần thúc đẩy tốc độ hoạt động thương mại, tốc độ hội nhập toàn cầu của bản thân từng doanh nghiệp và qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển thịnh vượng.

II Nội dung điều 14, 15, 16, 17 trong UCP600

Đ IỀU 14: T IÊU CHUẨN KIỂM TRA CHỨNG TỪ

Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để giải quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một bộ chứng từ hợp lệ hay không.

Ngân hàng chỉ định phải kiểm tra việc xuất trình các chứng từ trong thỏa thuận giao dịch và giải quyết định chứng từ dựa trên cơ sở của chúng Chính xác hơn, ngân hàng phải kiểm tra xem các chứng từ đã được xuất trình đầy đủ và hợp lệ theo yêu cầu của thỏa thuận.

Ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu một ngân hàng khác, ngân hàng xác nhận, tham gia vào giao dịch bằng việc xác nhận chứng từ và cam kết thanh toán theo yêu cầu của người mua hoặc người bán Trong trường hợp có ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định phải thực hiện các hành động và quyền lợi theo sự chỉ định của ngân hàng xác nhận. Điều quan trọng là ngân hàng phát hành phải xác định xem các chứng từ xuất trình có tạo thành một bộ chứng từ hợp lệ hay không Điều này có nghĩa là tất cả các chứng từ phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong thỏa thuận, và chúng phải được trình bày theo cách mà các bên đã thoả thuận trước đó.

Một công ty A ở Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa từ công ty B ở Trung Quốc. Công ty A đã mở L/C tại một ngân hàng ở Việt Nam và công ty B là ngân hàng phát hành L/C Công ty B đã gửi chứng từ hàng hóa và tài liệu liên quan đến ngân hàng phát hành L/C, yêu cầu thanh toán Ngân hàng phát hành L/C phải kiểm tra và xem xét chứng từ từ công ty B để xác định xem chúng có đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong thư tín dụng hay không Nếu chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành L/C phải thông báo cho công ty A và tiến hành chi trả cho công ty B theo yêu cầu.

Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng bằng cách nào khác, nếu ngày hết hạn hay ngày xuất trình cuối cùng rơi đúng vào hoặc sau ngày xuất trình.

Ngân hàng phát hành sẽ có 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thư tín dụng để xem xét đúng hay sai về việc xuất trình của ngân hàng chỉ định Thời gian này không thể rút ngắn hoặc ảnh hưởng bằng cách nào khác, ngay cả khi ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng xuất trình rơi vào ngày xuất trình.

Ngày chấm dứt hiệu lực: 6/8/2025

Chứng từ xuất trình thanh toán tại ngân hàng Viettinbank (với Vietinbank là ngân hàng được chỉ định)

Ngày giao hàng chậm nhất là ngày 15/2/2024

Người thụ hưởng là công ty A giao hàng vào ngày 10/1/2024 và xuất trình chứng từ vào ngày 22/1/2024

Vậy ngày mà Vietinbank ra thông báo xác định chứng từ là hợp lệ:

Trả lời: Trong trường hợp này, ngày xuất trình là ngày 22/1/2024 và không có ngày lễ, ngày nghỉ nào trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc tiếp theo Vì vậy, ngân hàng chỉ định sẽ phải quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không trước ngày 27/1/2024 (5 ngày làm việc sau ngày xuất trình).

Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19, 20,

21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của Thư tín dụng. Điều này quy định về việc xuất trình các chứng từ vận tải liên quan đến hàng hoá trong thư tín dụng Theo quy định này, người thụ hưởng hoặc người thay mặt phải xuất trình các bản gốc của các chứng từ vận tải (như chứng từ vận chuyển hàng hóa,chứng từ vận tải đường biển, chứng từ vận tải đường hàng không, v.v.) không muộn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng.

Tuy nhiên, quy định này cũng có điều kiện là việc xuất trình chứng từ không được muộn hơn ngày hết hạn của thư tín dụng Điều này có nghĩa là ngày xuất trình cuối cùng không thể vượt quá ngày hết hạn của thư tín dụng, ngày mà thư tín dụng không còn có giá trị.

Quy định này giúp đảm bảo rằng việc xuất trình chứng từ vận tải được thực hiện trong thời gian hợp lý và không vượt quá ngày hết hạn của thư tín dụng, nhằm đảm bảo tính hiệu lực và sự linh hoạt trong quá trình thanh toán và chuyển nhượng hàng hoá.

Ngày chấm dứt hiệu lực: 6/8/2025

Chứng từ xuất trình thanh toán tại ngân hàng Viettinbank (với Vietinbank là ngân hàng được chỉ định)

Ngày giao hàng chậm nhất là ngày 15/2/2024

Người thụ hưởng là công ty A giao hàng vào ngày 10/1/2024 và xuất trình chứng từ vào ngày 22/1/2024

Vậy ngày hết hạn xuất trình chứng từ là:

Trả lời: Theo điều khoản UCP 600 Khoản c Điều 14, người thụ hưởng hoặc người thay mặt phải xuất trình các chứng từ vận tải (như chứng từ vận chuyển đường biển) không muộn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng.

Trong trường hợp này, ngày giao hàng là ngày 10/1/2024 Người thụ hưởng hoặc người thay mặt phải xuất trình các chứng từ vận tải không muộn hơn ngày 31/1/2024

(21 ngày sau ngày giao hàng).

Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ rằng việc xuất trình chứng từ không được muộn hơn ngày hết hạn của thư tín dụng, tức là không được muộn hơn ngày 6/8/2025.

Vì vậy, trong trường hợp này, người thụ hưởng hoặc người thay mặt phải xuất trình các chứng từ vận tải trước hoặc trong ngày 31/1/2024, đảm bảo rằng việc xuất trình được thực hiện đúng thời hạn và không vượt quá ngày hết hạn của thư tín dụng.

Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của Thư tín dụng, của bản thân của chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy định khác hoặc với Thư tín dụng.

Khoản này chỉ ra rằng dữ liệu trong một chứng từ không cần phải giống hệt như dữ liệu của Thư tín dụng, của chính chứng từ đó và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế.

Đ IỀU 15: B Ộ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH HỢP LỆ

Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán.

Nghĩa là, sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác) cho ngân hàng phát hành để được thanh toán Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

Công ty Tấn Phát tại VN kí kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm của mình cho công ty Hoàng Hôn tại Anh Sau khi giao hàng cho công ty Hoàng Hôn, công ty Tấn Phát đã lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng phát hành làSacombank Ngân hàng Sacombank kiểm tra bộ chứng từ và xác nhận hợp lệ Tuy nhiên, khi công ty Tấn Phát yêu cầu thanh toán thì ngân hàng Sacombank từ chối thanh toán và yêu cầu Tấn Phát đòi tiền công ty Hoàng Hôn tại Anh Trong trường

Trả lời:Theo điều 15a UCP600, “Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán” Nghĩa là, trong trường hợp này Sacombank xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì buộc phải thanh toán cho công ty Tấn Phát. Sau đó, Ngân hàng Sacombank sẽ đòi tiền nhà nhập khẩu là công ty Hoàng Hôn và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành.

Nghĩa là, trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảm chắc chắn được thanh toán, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Muốn được xác nhận, ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc, mức đặt cọc có thể tới 100% trị giá L/C.

Người thụ hưởng có thể chỉ định ngân hàng xác nhận, nếu không chỉ định, thì ngân hàng phát hành sẽ chọn, và ngân hàng thông báo thường được đề nghị là ngân hàng xác nhận.

Ngân hàng xác nhận sẽ xem xét và đối chiếu bộ chứng từ với L/C, nếu xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì ngân hàng xác nhận phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành.

Giả sử ở trường hợp trên, có thêm sự tham gia của ngân hàng Vietcombank với tư cách là ngân hàng xác nhận, khi công ty Tấn Phát chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng Vietcombank và yêu cầu thanh toán thì bị ngân hàng này từ chối thanh toán do ngân hàng Sacombank đã phá sản, mất khả năng thanh toán mặc dù ngân hàng Vietcombank đã xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ Như vậy, việc ngân hàng Vietcombank không chấp nhận thanh toán với lí do trên đúng hay sai?

Trả lời:Theo điều 15b UCP600, “Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành” Nghĩa là, trong trường hợp này Vietcombank với tư cách là ngân hàng xác nhận, đã xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì buộc phải thanh toán cho công ty Tấn Phát, việc từ chối thanh toán là sai và lấy lí do ngân hàng Sacombank phá sản là không được chấp nhận.

Khi ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành.

Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ.

Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để được thanh toán Ngân hàng được chỉ định sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành để đòi hoàn trả.

Công ty Hải Nam xuất khẩu bia cho công ty WeiWei ở Trung Quốc Hai bên mua bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. Sau khi giao hàng, công ty Hải Nam đã lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định là ngân hàng Vietinbank để được thanh toán Ngân hàng Vietinbank sau khi kiểm tra bộ chứng từ thấy xuất trình phù hợp và tiến hành thanh toán nhưng quên chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng phát hành là ngân hàng HSBC Trong trường hợp ngày, ngân hàng Vietinbank đã sai ở đâu và ngân hàng nên đòi tiền nhà nhập khẩu hay ngân hàng HSBC (ngân hàng phát hành)?

Trả lời:Theo điều 15c UCP600, “Khi ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành.” Nghĩa là, trong trường hợp này Vietinbank với tư cách là ngân hàng được chỉ định, đã xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ và thanh toán cho công ty Hải Nam Tuy nhiên, để được ngân hàng phát hành HSBC hoàn trả tiền thì Vietinbank cần chuyển giao bộ chứng từ về cho ngân hàng HSBC, sau đó ngân hàng HSBC chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu là công ty WeiWei và đòi tiền.

3 Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo

Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định rằng việc xuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu.

Nghĩa là, nếu các tài liệu không đúng hoặc không đầy đủ theo yêu cầu của thư tín dụng, ngân hàng có thể từ chối thanh toán cho người xuất khẩu Điều này giúp bảo vệ ngân hàng và người nhập khẩu khỏi rủi ro giao dịch.

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w