Trong thực tiễn giải quyết các VVDS những năm gần đây, nhìn chung Tòa án nhân dân các cấp đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động chứng minh, nghĩa vụ xác minh nghiên cứu, đánh
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề 21: Phân tích và đánh giá các quy định của phápluật về chứng minh
Lớp: N05.TL2Nhóm: 03
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
I Cơ sở lý luận về chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 2
1 Khái niệm chung 2
2 Ý nghĩa 3
II Phân tích các quy định của pháp luật TTDS về chứng minh 3
1 Quy định chung 3
1.1 Các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh 3
1.2 Đối tượng chứng minh 6
2 Các hoạt động chứng minh trong TTDS 7
III Đánh giá các quy định của pháp luật về chứng minh 9
1 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về chứng minh 9
Trang 4A LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân , bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, kỷ cương xã hội, Đảng và nhà nước đặt nhiệm vụ, phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có TTDS Khi giải quyết các tranh chấp dân sự, các chủ thể tham gia tố tụng phải căn cứ vào các chứng cứ để tranh tụng Các phán quyết của Tòa án phải dựa trên việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện, nhằm giải quyết vụ việc dân một cách nhanh chóng Trong thực tiễn giải quyết các VVDS những năm gần đây, nhìn chung Tòa án nhân dân các cấp đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động chứng minh, nghĩa vụ xác minh nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, bên cạnh đó, vẫn còn một số bất cập gây nhiều trở ngại không chỉ đối với với các chủ thể áp dụng pháp luật, các nhà lập pháp, nghiên cứu mà còn với các nhà hoạt động thức tiễn nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục Do vậy, việc phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chứng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trên cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
B NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận về chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
1 Khái niệm chung
Chứng minh trong TTDS là hoạt động tố tụng của các chủ thể theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của VVDS 1
Trong khoa học pháp lý, TTDS là trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết VVDS và thi hành án dân sự Hoạt động của các chủ thể tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết VVDS và thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật được gọi là hoạt động TTDS Trong hoạt động TTDS thì quá trình chứng minh được diễn ra trong suốt quá trình giải quyết VADS Hoạt động chứng minh bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng 2
Đây là một quá trình phức tạp, gồm nhiều hoạt động như cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ và chỉ ra căn cứ pháp lý, lý lẽ, lập luận liên quan đến việc giải quyết VVDS Các hoạt động này có mối liên hệ mật thiết và gắn kết với nhau, kết quả của hoạt động này là tiền đề để thực hiện các hoạt động tiếp theo Trong đó, việc đưa ra các căn cứ pháp lý, lý lẽ, lập luận liên quan đến việc giải quyết VVDS không đứng độc lập mà luôn được gắn liền với khi thực hiện các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật Tố tụng dân sự Việt Nam”, Nxb Công an Nhân dân, tr.134 2 Ngô Nam Toàn (2020), Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại các Toà án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr.10
Trang 5và sử dụng chứng cứ Tùy vào mục đích tham gia tố tụng mà các chủ thể tố tụng có thể tham gia vào một hoặc tất cả các hoạt động chứng minh và vai trò của các chủ thể đối với mỗi hoạt động chứng minh khác nhau là khác nhau
2 Ý nghĩa
Chứng minh là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của VVDS Thông qua đó, các chủ thể khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của VVDS được giải quyết
Đối với các đương sự, chứng minh là vấn đề quan trọng giúp các đương sự làm rõ cơ sở để thuyết phục tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Trước toà án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không được toà án bảo vệ Trên thực tế, các toà án cũng có thể có sai lầm trong việc nhận định, làm sáng tỏ các tình tiết,sự kiện của VVDS Điều này một mặt dẫn đến việc giải quyết VVDS không đúng với sự thật, mặt khác làm cho đương sự không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết VVDS của toà án được đúng đắn mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án
Đối với Tòa án, chứng minh là cơ sở để giải quyết VVDS, đảm bảo việc giải quyết VVDS được chính xác, khách quan, công bằng, đúng pháp luật Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết, sự kiện của VVDS được giải quyết Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi trên thực tế, không loại trừ trường hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân có thể ngẫu nhiên biết được một sự kiện, tình tiết nào đó của VVDS Nhưng để giải quyết đúng VVDS thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân vẫn không được sử dụng những sự hiểu biết riêng này của họ làm căn cứ để giải quyết VVDS, trừ trường hợp đó là những sự kiện, tình tiết mà mọi người đều biết.
II Phân tích các quy định của pháp luật TTDS về chứng minh
1 Quy định chung
1.1 Các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh
1.1.1 Đương sự
Đương sự là trong VADS là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (khoản 1 Điều 86 BLTTDS 2015)
Căn cứ Khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015, “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”
Trang 6Pháp luật quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh vì họ là người trong cuộc, thường liên quan trực tiếp đến yêu cầu cần chứng minh nên họ thường biết rõ về VADS đó, họ sẽ có điều kiện cung cấp các tin tức về VVDS và nguồn gốc của các chứng cứ, từ đó, Toà án có thể xác định các tình tiết, sự kiện của VADS.
Mỗi bên đương sự khi tham gia tố tụng đều cần phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác Trong mối tương quan giữa các đương sự thì nguyên đơn phải chứng minh trước Nguyên đơn phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí để chứng minh, trên cơ sở đó quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn được xác lập Bị đơn phản đối lại yêu cầu của nguyên đơn thì phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí làm cơ sở cho sự phản đối của mình.
Để đảm bảo cho đương sự thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, các đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh như nhau Tuy vậy, đối với một số việc cũng có những ngoại lệ, xuất phát từ tính chất của vụ việc dân sự, trong một số trường hợp pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về một bên đương sự Ví dụ khoản 1 Điều 91 quy đinh người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ 3
1.1.2 Người đại diện của đương sự
Bao gồm người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền hoặc do Tòa án chỉ định - là người thay mặt đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tựng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho đương sự nghĩa vụ chứng minh của người đại diện đương sự được quy định cụ thể tại Điều 86 BLTTDS 2015
Trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh thì người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Toà án chỉ định có nghĩa vụ thực hiện tất cả các nghĩa vụ chứng minh của đương sự mà họ đại diện Còn người đại diện theo uỷ quyền của đương sự thì thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi uỷ quyền.
1.1.3 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự nên cũng có nghĩa vụ chứng minh Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là luật sư hoặc người khác là
3 Xem: Khoản 1 Điều 91 BLTTDS năm 2015
Trang 7công dân Việt Nam Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS được quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 76 BLTTDS 2015.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng phải đưa ra các chứng cứ, lí lẽ để chứng minh cho các yêu cầu và sự phản đối yêu cầu của đương sự là có cơ sở, chứng min sự tồn tại và các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án.
Tuy nhiên, nghĩa vụ chứng min của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự mà xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ tham gia tố tụng của họ.
1.1.4 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khởi kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
Ngoài đương sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của người khác, quyền và lợi ích công cộng, của nhà nước, cũng cần có nghĩa vụ này Mặc dù không có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc nhưng các cá nhân, cơ quan tổ chức này cũng đưa ra yêu cầu và biết rõ sự việc do đó, tương tự như đương sự, các đối tượng này cũng có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của họ có căn cứ
Tuy vậy vẫn có một số ngoại lệ mà pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về một bên đương sự cụ thể quy định tại Điểm a,b,c Khoản 1 Điều 91 BL TTDS, cụ thể , như người tiêu dùng khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; người lao động trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng;
1.1.5 Viện Kiểm sát
VKS có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết VVDS kịp thời, đúng pháp luật Khi thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị thì viện kiểm sát có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp, hay nói cách khác, viện kiểm sát cũng có nghĩa vụ chứng minh.
1.1.6 Toà án
Về nguyên tắc, Toà án không có nghĩa vụ chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện đương sự đưa ra làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ vì Toà án không phải chỉ ra các tình tiết, sự kiện ấy bởi Toà án chỉ có nhiệm vụ chính là xét xử
Trang 8Tuy nhiên, trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc không đủ làm rõ được vụ việc thì Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ Trong những trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ hoặc trong những trường hợp pháp luật quy định thì Toà án tiến hành các biện pháp xác minh thu thập chứng cứ Ngoài ra, Toà án còn phải tiến hàng các hoạt động chứng minh khác như nghiên cứu, đánh giá chứng cứ,…
Như vậy, hoạt động chứng minh của Toà án chủ yếu phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định cuối cùng của mình (bản án) trong trường hợp đương sự vì lí do khách quan không thể thực hiện được nghĩa vụ chứng minh thì Toà án mới hỗ trợ đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh làm rõ sự kiện pháp lí làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự.
1.2 Đối tượng chứng minh
Về mặt lí luận, tất cả các sự kiện, tình tiết liên quan đến VVDS đều cần phải chứng minh Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự 4 Tuy vậy, pháp luật nước ta và các nước thừa nhận có những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh Quy định này giúp quá trình giải quyết VVDS được đơn giản hóa Căn cứ Điều 92 BLTTDS 2015, pháp luật TTDS cho phép tòa án sử dụng các tình tiết sau mà không cần phải chứng minh:
Thứ nhất, những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận, ví dụ như thiên tai, đại dịch,…
Thứ hai, những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật Bởi những tình tiết, sự kiện đó đã được xem xét, đánh giá, chứng minh bằng những trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật Do đó, việc chứng minh lại là không cần thiết
Thứ ba, những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp với điều kiện việc chứng thực phải hợp pháp.
Thứ tư, đối với những tình tiết, sự kiện mà đương sự hoặc người đại diện của đương sự bên này thừa nhận hoặc không phản đối thì đương sự bên kia không phải chứng
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật Tố tụng dân sự Việt Nam”, Nxb Công an Nhân dân, tr.144
Trang 9minh Điều này xuất phát từ một vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho đương sự bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện liên quan đến VVDS để thừa nhận.
2 Các hoạt động chứng minh trong TTDS
2.1 Cung cấp chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, theo một trình tự do luật định được Toà án dùng làm căn cứ để giải quyết VVDS Cung cấp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho Toà an, VKS các chứng cứ của VVDS.
Trong TTDS, các đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện hoặc đang quản lí, lưu giữ chứng cứ có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án Ngoài ra, họ cũng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho VKS khi VKS yêu cầu.
Việc cung cấp chứng cứ được tiến hành ngay từ khi khởi kiện, các đương sự và cơ quan tố tụng phải thực hiện các thủ tục và tuân theo thời hạn ấn định theo pháp luật quy định Trong trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp chứng cứ mà Toà án đã yêu cầu cung cấp nhưng đương sự không cung cấp được vì lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lí do chậm cung cấp đó là chính đáng,
Trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thì phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ (Khoản 1 Điều 96 BLTTDS)
2.2 Thu thập chứng cứ
Là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ VVDS để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết VVDS Các chủ thể chứng minh nói chung đều có quyền, nghĩa vụ thu thập chứng cứ
2.2.1 Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng
Đương sự là người tham gia vào sự việc nên biết được nhiều vấn đề liên quan đến VVDS Việc lấy lời khai của đương sự sẽ giúp Toà án làm rõ được các tình tiết của vụ việc dân sự Tuy vậy, việc lấy lời khai của đương sự chỉ được tiến hành trong trường hợp chưa có bản khai hoặc nội dung bản khahi chưa rõ ràng và đầy đủ Việc lấy lời khai của đương sự được quy định tại Điều 98 BLTTDS 2015.
2.2.2 Đối chất
Trang 10Đối chất là việc hỏi cùng một lúc nhiều đương sự, người làm chứng để so sánh, đánh giá lời khai của họ khi xét thấy có sự mâu thuẫn Vì vậy, khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau
2.2.3 Xem xét, thẩm định tại chỗ
Xem xét, thẩm định tại chỗ là biện pháp thu thập chứng cứ Toà án đến tận nơi có tài sản tranh chấp, vật chứng hoặc xảy ra sự việc để nghiên cứu, xác minh nắm vững sự việc và được tiến hành trong trường hợp tài sản tranh chấp, vật chứng không thể mang đến Toá án xem xét được Qua việc xem xét, thẩm định tại chỗ giúp cho Toà án có nhận thức đúng, toàn diện về sự việc Trình tự, thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ được quy định tại Điều 101 BLTTDS 2015.
2.2.4 Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
Yêu cầu giám định là việc đương sự yêu cầu người có kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn kết luận sử dụng kiến thức phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến VVDS, được quy định tại Điều 102 BLTTDS 2015.
Trưng cầu giám định là việc Toà án ra quyết định đưa vấn đề liên quan đến VVDS cần xác dịnh ra lấy ý kiến kết luận của người có kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn về lĩnh vực đó, được quy định tại Điều 103 BLTTDS năm 2015.
Qua việc trưng cầu giám định, các đương sự sẽ có được nguồn chứng cứ hợp pháp, phục vụ cho việc chứng minh yêu cầu của mình.
2.2.5 Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Định giá tài sản và thẩm địinh giá tài sản là biện pháp thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết VVDS Trong những trường hợp cần phải xác định giá trị tài sản để giải quyết VVDS thì phải định giá tài sản hoặc thẩm định giá tài sản Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản thực chất đều là việc xác định giá trị của tài sản của VVDS.
Việc định giá tài sản do hội đồng định giá tài sản thực hiện Toà án chủ động ra quyết định định giá tài sản hoặc ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
2.2.6 Yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp chứng cứ