1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Số 2 Phân Tích, Đánh Giá Các Quy Định Của Pháp Luật Tốtụng Dân Sự Hiện Hành Về Biện Pháp Thu Thập Chứng Cứ Của Toà Án Cấp Sơ Thẩm, Thực Tiễn Thực Hiện Và Đề Xuất, Kiến Nghị.pdf

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Đánh Giá Các Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Hiện Hành Về Biện Pháp Thu Thập Chứng Cứ Của Toà Án Cấp Sơ Thẩm, Thực Tiễn Thực Hiện Và Đề Xuất, Kiến Nghị
Tác giả Đinh Văn Quang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài Tập Học Kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 348,66 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38590726 1 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN HỌC:TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐỀ SỐ 2: Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến nghị HỌ TÊN : ĐINH VĂN QUANG MSSV : 440810 LỚP : N04.TL2 Hà Nội – 2022 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 2 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 1 I Những vấn đề chung về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 1 1.1 Khái niệm chứng cứ và các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự 1 2.1 Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án 2 1.2.1 Các trường hợp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự2 1.2.2 Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự 4 II Thực trạng việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm .5 III Kiến nghị hòa thiện quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nă 2015 về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm 7 C KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 1 BÀI LÀM A MỞ ĐẦU Thu thập chứng cứ là hoạt động tố tụng rất quan trọng được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), việc thu thập chứng cứ đầy đủ là cơ sở để Tòa án ban hành các phán quyết một cách đúng đắn phù hợp với sự khách quan của vụ việc dân sự cần giải quyết Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, gây ra nhiều trở ngại trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Vì vậy để làm rõ vấn đề này hơn e đã chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến nghị” B NỘI DUNG I Những vấn đề chung về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 I.1 Khái niệm chứng cứ và các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự Tuy nhiên, trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án, xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ nhận thức pháp luật của công dân, cơ quan, tổ chức, các nhân, không phải khi nào đương sự cũng có khả năng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và nguyên tắc trên không phải lúc nào cũng được bảo đảm thực hiện Khi đó, nhiệm vụ của Tòa án là vận dụng những biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự Trong hệ thống pháp luật của nước ta, khái niệm chứng cứ được xây dựng trên cơ sở tập trung vào khía cạnh giá trị chứng minh của chứng cứ, Điều 93 Bộ Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 2 luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp” 2.1 Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án 1.2.1 Các trường hợp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Thứ nhất, Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “1 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây: e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định gia tài sản” Như vậy, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc yêu cầu Tòa án quyết định trưng cầu giám định, định gia tài sản Khi quy định về từng biện pháp thu thập chứng cứ cụ thể, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đương sự có quyền yêu cầu Tòa án lấy lời khai của người làm chứng (Điều 99), yêu cầu Tòa án tiến hành đối chất (Điều 100), yêu cầu Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ (Điều 101), yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 3 cầu giám định, định giá tài sản (Điều 102, Điều 104), yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ ( Điều 106) Việc yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đó là: đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết đê thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được và đương sự phải có văn bản yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ Yêu cầu của đương sự về việc đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ cũng cần phải nói rõ biện pháp mà đương sự đề nghị Tòa án áp dụng là biện pháp thu thập nào, biện pháp đó có được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự hay không Khi đã nhận thấy đủ những điều kiện để tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, Thẩm phán cần giải thích cho đương sự biết nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí giám định, xém xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, ) Thẩm phán chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tạm ứng Một trong những nguyên tắc trong tố tụng dân sự đó là quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa tạo ra được cơ chế thuận lợi để các đương sự làm tốt nghĩa vụ chứng minh của mình, các đương sự rất khó có thể tự mình thu nhập các chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác lưu trữ, đặc biệt là các tài liệu, chứng cứ có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ cần thiết để hỗ trợ thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ Thứ hai, những trường hợp Tòa án tự mình thu thập chứng cứ Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 4 Ngoài việc thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, trong một số trường hợp, Thẩm phán cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đó là các trường hợp: Lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng, lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( Điều 98, Điều 99); Đối chất khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng (khoản 1 Điều 100); Xem xét, thẩm định tại chỗ, trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết (Điều 101, Điều 102); Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản khi các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá trị tài sản theo mức thấp nhất so với giá trị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá (Điều 104); Ủy thác thu thập chứng cứ (Điều 105); Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết (Điều 106); Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú hoặc các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 97) Khi quyết định tự mình thu thập chứng cứ mà không có yêu cầu của đương sự, Thẩm phán phải hết sức thận trọng, xác định đủ những tài liệu làm cơ sở để tự mình thu thập chứng cứ Đồng thời khi đã có đủ cơ sở pháp lý, Thẩm phán phải tiến hành đúng biện pháp trong phạm vi thẩm quyền của mình 1.2.2 Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 5  Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng  Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng  Trưng cầu giám định  Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản  Xem xét, thẩm định tại chỗ  Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu chứng cứ  Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự  Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú  Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự II Thực trạng việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm Thứ nhất, trong hầu hết hết các vụ việc dân sự, theo quy định của pháp luật, Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ theo “yêu cầu của đương sự” hoặc khi xét thấy “cần thiết” Thực tế rất ít trường hợp đương sự có đủ trình độ, kiến thức để có thể quyết định việc yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ hay không, và yêu cầu thực hiện biện pháp thu thập chứng cứ nào Thông thường đối cới từng vụ việc cụ thể, Tòa án sẽ xác định các biện pháp thu thập chứng cứ cần vận dụng và định hướng để đương sự đề nghị Tòa án thực hiện quyền yêu cầu, trường hợp đương sự không yêu cầu, Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ nếu xét thấy cần thiết Như vậy, về mặt bản chất, quyết định vận dụng biện pháp thu thập chứng cứ nào trong quá trình giải quyết vụ án chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng Việc này sẽ dẫn đến tình trạng Tòa án vận dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ không phải để làm căn cứ chấp Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 6 nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự mà là chứng minh những gì những người tiến hành tố tụng cho là đúng Thứ hai, khi thực hiện lấy lời khai của đương sự, người làm chứng: nhận thấy lời khai của đương sự, người làm chứng là biện pháp thu thập chứng cứ Lời khai của đương sự, người làm chứng là một trong những căn cứ quan trọng để Thẩm phán, Hội đồng xét xử xem xét, xác định sự thật khách quan của vụ án Khó khắn lớn nhất của Tòa án trong quá trình lấy lời khai của đương sự, người làm chứng xuất phát từ việc các đương sự, người làm chứng thường bất hợp tác, lẩn tránh, không trình bày hoặc trình bày nhưng không thống nhất, không đúng bản chất sự việc, ảnh hưởng đến việc xem xét tìm ra sự thậ khách quan của vụ việc, khiến thời gian giải quyết vụ việc kéo dài Thực tế thu thập chứng cứ, lập hồn sơ vụ án tại Tòa án, nhiều vụ việc Tòa án buộc phải lập biên bản về việc không lấy được lời khai của đương sự, người làm chứng có căn cứ giải quyết vụ án Sau đó, đến phiên tòa, phiên họp đương sự mới trình bày hoặc người làm chứng mới cung cấp lời khai về các vấn đề có liên quan đến vụ việc Trong trường hợp này, nếu lời khai của đương sự, người làm chứng có những thông tin mang tính quyết định đến việc giải quyết vụ việc mà chưa được thể hiện trong hồ sơ vụ việc, Hội đồng xét xử buộc phải tạm ngừng phiên tòa để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ khi việc thu thập chứng cứ không thể thực hiện ngay tại phiên tòa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc hoãn phiên họp giải quyết dân sự Thậm chí trong nhiều vụ việc, đến giai đoạn phúc thẩm, đương sự, người làm chứng mới trình bày lời khai và lời khai của họ làm thay đổi bản chất vụ việc mà không thể khắc phục được, bản án, quyết định của cấp sơ thẩm sẽ bị hủy, sửa Mặc dù khi đó, việc tạm ngừng phiên tòa để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ, việc hoãn phiên họp hoặc việc bản án, quyết định bị hủy, sửa không phải do nguyên nhân chủ quan của những người tiến hành tố tụng nhưng vẫn để lại những hậu quả như thời gian giải quyết vụ án kéo dài, gấy tốn kém công sức, tiền bạc của cơ quan Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 7 Nhà nước và những người tham gia tố tụng khác Đặc biệt, nhiều trường hợp, đương sự, người làm chứng không cung cấp lời khai trong giai đoạn chuẩn bị xét xử một cách có chủ đích nhằm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Thứ ba, đối với việc thực hiện đối chất tại Tòa án, mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về biện pháp thu thập chứng cứ đối chất nhưng tỷ lệ áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ đối chất còn thấp, khi các đương sự có mẫu thuẫn trong lời khai, nhiều trường hợp Thẩm phán kết hợp đối chất ngay tại buổi hòa giải, thể hiện tại biên bản hòa giải mà không lập thành biên bản đối chất riêng, thậm chí, có Thẩm phán còn nhầm lẫn giữa đối chất và hòa giải vụ án dân sự Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, việc kết hợp này không đảm bảo được yêu cầu của hòa giải vụ án dân sự và hầu hết các phiên hòa giải kết hợp đối chất đều không hòa giải thành III Kiến nghị hòa thiện quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nă 2015 về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm Một là, bổ sung quy định về giới hạn thời điểm thực hiện quyền yêu cầu Tòa án thu nhập chứng cứ của các đương sự Khi xem xét quy định về giới hạn thời điểm thực hiện quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải đảm bảo mối tương quan với quy định về nghĩa vụ xuất trình tài liệu, chứng cứ của đương sự tại Tòa án quy định về thời điểm được quyền bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Hiện nay, quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các nội dung trên chưa thực sự thống nhất Với việc lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Bộ luật Tố tụng dân sự đã xác minh bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 8 kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Nếu không giới hạn thời điểm thực hiện quyền yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự, sau khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đương sự mới yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ và chứng cứ thu thập được làm thay đổi bản chất vụ việc, Thẩm phán không chấp nhận mở lại phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sẽ dẫn đến tình trạng các đương sự khác không thể bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Vì các lẽ trên, tại khoản 1 Điều 99, khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 101, khoản 1 Điều 102, khoản 1 Điều 104, khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần bổ sung quy định về quyền yêu cầu Tòa án tiến hành một trong các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự được giới hạn trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cuối cùng và ban hành văn bản hướng dẫn Điều 209, Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về điều kiện mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Hai là, hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp lấy lời khai của đương sự, người làm chứng Việc khoản 1 Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định bản khai của đương sự do đương sự tự viết và ký tên là chưa thực sự hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đương sự nhờ người khác viết bản tự khai Khi đó, mặc dù nội dung bản tự khai phản ánh đúng ý chí của đương sự nhưng nếu Tòa án chấp nhận bản khai thì trái quy định về hình thức ban khai tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu Tòa án không chấp nhận bản khai thì sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự bởi lẽ không phải trường hợp nào đương sự cũng có khả năng tự viết bản tự khai, ví dụ: đương sự không biết chữ, bị gãy tay, Do đó, về bản tự khai của đương sự chỉ nên quy định theo hướng việc xuất trình bản khai tại Tòa án là nghĩa vụ của đương Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 9 sự, đương sự phải ký tên hoặc điểm chỉ dưới bản khai mà không bắt buộc đương sự phải tự viết bản khai Ba là, hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ Về thành phần xem xét, thẩm định tại chỗ, theo quy định của pháp luật hiện hành, thành phần xem xét, thẩm định tại chỗ bao gồm Thẩm phán cùng với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân các cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định mà không quy định rõ đại diện các cơ quan, tổ chức này chỉ tham gia chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ hay trực tiếp hỗ trợ Tòa án thực hiện hoạt động xem xét, thẩm định tại chỗ Cùng với đó, thực tế tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, trong nhiều vụ việc, khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, đòi hỏi những người tiến hành xem xét, thẩm định phải có chuyên môn liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể hoặc số lượng tài sản cần xem xét, thẩm định quá lớn, C KẾT LUẬN Từ việc phân tích những hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như những bất cập từ thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật, luận văn đã kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án, góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng quy định của pháp luật về các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội 2 Mai, Thị Quyên (2018), Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án và thực tiễn tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, Hà Nội Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w