1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Cấu Trúc Vốn Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Phạm Trần Khánh Linh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Hoàng Thái
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 19,24 MB

Nội dung

đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt điều chỉnh cấu trúc vốn, tránh mat khả năngthanh toán hoặc tỷ lệ nợ xấu quá cao.Trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của một công ty

Trang 1

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hoàng Thái

Họ và tên: Phạm Trần Khánh Linh

Mã sinh viên: 19050900

Lớp: QH-2019-E KTKT CLC 4

Hà Nội, 5⁄2023

Trang 2

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Giáng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hoàng Thái

Họ và tên: Phạm Trần Khánh Linh

Mã sinh viên: 19050900

Lớp: QH-2019-E KTKT CLC 4

Hà Nội, 5⁄2023

Trang 3

© Tiêu đề Độtùnglập — Lỗichínhtả Nga tl én Trạng thái Hành động

761060 KLTN Phạm-TrằnKhánh.Lịnh 18050800, 18% 2 1085818052023 Đăxữlý Bea~

Hệ thống kiểm tra đạo văn, trùng lặp.

KET QUA KIEM TRA TRÙNG LAP TÀI LIEU

‘Ten tai liệu 'KLTN_Phạm-Trằn-Khánh-Linh_19050900.

'Các trang kiểm tra 101/101 Trang

"Thời gian kiểm tra 15-05-2023, 03:06:58

I % cau (đoạn) hệ thống không kiếm tra

'% câu (đoạn) không trùng lập.

[_% câu (đoạn) người dùng phản hói

Ể]_ % cau (đoạn) trùng lập

Tite trừng lập 18%

Nguồn trùng lập tiêu bều {internet}

( ) Kết qua trang lập phụ thuộc vào đỡ lệu hộ tng tl thời đếm kểm a

Trang 4

quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam" là kết quả của quá trình nghiên cứu riêng có và độc lập của tác giả, số liệu vàkết quả đề tài nghiên cứu chưa từng được công bố ở bắt kỳ các đề tài khóa luận nào

Hà Nội, thang 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Linh

Phạm Trần Khánh Linh

Trang 5

giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên của thầy cô và bạn bè trong Khoa Kế toán

~ Kiểm toán (Trường Đại học Kinh tế - Dai học Quốc gia Hà Nội)

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán — Kiểm toán,Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp rất nhiều những tàiliệu chuyên môn hữu ích, cũng như có những chia sẻ rất bỗ ích qua các buổi hội thảo

để tôi hoàn thành bài khóa luận của mình

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu tới giảng viên hướng dẫn Th.S NguyễnHoang Thái, người đã luôn tận tình định hướng, trực tiếp hướng dẫn, chỉ day và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận này

Tuy có nhiều có gắng, nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kínhmong các nhà khoa học, quý thầy cô và mọi người tiếp tục có những ý kiến đóng gópgiúp đỡ đê đề bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Linh

Phạm Trần Khánh Linh

Trang 6

DANH MUC CAC BANG.

MO DAU

1.Tính cấp thiết của dé tài nghiên cuu

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE

_MOI QUAN HỆ GIỮA CAU TRÚC VON VÀ HIỆU QUA HOẠT

ĐỘNG DOANH NGHIỆP.

1.1 Tổng quan tài liệu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

1.2 Cơ sở lý luận.

1.2.1 Cầu trúc vốn

1.2.1.1 Chỉ tiêu đo lường câu trúc vôn của doanh nghiệp

1.2.1.2 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu

1.2.2 Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

1.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động

Trang 7

1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng

1.3.4 Lý thuyết đại diện

1.4 Kết luận chương l "

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu.

2.2 Giả thuyết nghiên cứu

2.2.1 Sở hữu nhà nước (State ownership)

2.2.2 Quyền sở hữu nước ngoài (Foreign Owned)

2.2.3 Sở hữu tô chức (Institutional ownership)

2.2.4 Sở hữu của ban quản trị (Board Ownership) 2.2.5 Quy mô doanh nghiệp (Firm Size)

2.2.6 Đòn bẩy tài chính (Leverage)

2.3 Mô hình nghiên cứu

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

2.5 Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: KET QUA NGHIÊN CỨU

3.1 Thống kê mô tả

3.2 Phân tích tương quan giữa các biên

3.3 Phân tích kết quả hồi quy

3.3.1 Lựa chọn giữa mô hình OLS và mô hình FEM

3.3.2 Lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM

3.3.3 Kết quả hồi quy mô hình REM

3.3.4 Kiểm tra các khuyết tật của mô hình

3.3.4.1 Kết quả đa cộng tuyén

Trang 8

CHƯƠNG 4: KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ

4.1 Kết luận

4.2 Khuyến nghị

4.2.1 Đối với các doanh nghiệp

4.2.2 Đối với các nhà quản tri

4.2.3 Đối với nhà đầu tư

4.2.4 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo4.3.1 Hạn chế của nghiên cứu

4.3.2 Các hướng nghiên cứu tiép theo

4.4 Kết luận chương 4

KÉT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

HOSE San chứng khoán Hồ Chí Minh

LEV Don bẩy tài chính

Firm Size Quy mô doanh nghiệp

OLS Mô hình hồi quy nhỏ nhất

BCTC Báo cáo tài chính

ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

REM Mô hình hồi quy ước lượng ngẫu nhiênM&M Lý thuyết của Modigliani và Miller

SIZE Quy mô doanh nghiệp

VIF Hệ số phóng đại phương sai

Trang 10

Bảng Tén bảng

Bảng 2.1 Do lường các biến trong bài nghiên cứu

Bảng 3.1 Kết quả thống kê mô tả

Bảng 3.2 Kết quả ma trận hệ số tự tương quan

Bảng 3.3 Kết quả mô hình hồi quy Pooled-OLS, FEM, REM

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định Hausman

Bảng 3.5 Kết quả hồi quy mô hình tác động có định REM

Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Trang 11

Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, dẫn đến

sự chuyền mình nhanh chóng, mang đến cho tat cả các nước cơ hội lớn và thắp sangcho những hy vọng tương lai Tuy nhiên, nó cũng đặt ra trước mắt nhiều nguy cơ,thách thức và yêu cầu khắt khe hơn Vậy các doanh nghiệp phải có một cái nhìn đachiều về tình hình kinh tế hiện nay, vì đó là yếu tố quan trọng dé tồn tại và phát triểntrong môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục Và nhà quản trị doanh nghiệp sẽphải đảm nhận trách nhiệm nặng nễ hơn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh để đạt mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm, tận dụng cơ hội cũng như vượt qua khókhăn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Để giải quyết những vấn đề trên,việc doanh nghiệp cắt giảm chỉ phí và tối thiểu hóa rủi ro được xem như giải pháphữu hiệu Bằng cách giảm thiểu chi phi tài chính dé tối ưu hóa cấu trúc vốn và tănglợi nhuận cho công ty có thể tạo nên thành công của nhà quản trị Việc này chỉ ra rằngcấu trúc vốn có tác động đáng kẻ đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, với sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hoạtđộng của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quantrọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hộinhư tạo việc làm, giảm đói nghèo Dé đạt được các mục tiêu phát triển và đóng gópvào sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều nguồn lực, đặcbiệt là tài chính Trong bối cảnh này, doanh nghiệp có nhiều điều kiệt tiếp cận vớinhiều nguồn tài trợ khác nhau, nhưng để xác định tỷ lệ kết hợp các nguồn tài trợ nhằmtối đa hóa giá trị doanh nghiệp, cần phải đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu quả Việcđối mặt với đợt dich Covid-19 lần thứ 4 vào năm 2021 đã gây ra thiệt hại nặng né chocác ngành kinh tế tại Việt Nam Toàn bộ nền kinh tế chỉ tăng trưởng GDP 2,58% sovới năm trước và nhiều doanh nghiệp đã buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản

Dé tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệpcần xác định đúng vi tri của mình trên thị trường Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển,

Trang 12

đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt điều chỉnh cấu trúc vốn, tránh mat khả năngthanh toán hoặc tỷ lệ nợ xấu quá cao.

Trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của một công ty và hiệuquả hoạt động của nó vẫn còn là một van đề phức tap trong nghiên cứu thực nghiệm.Cấu trúc vốn của doanh nghiệp phản ánh mức độ sử dụng nợ và vốn cổ phần để tàitrợ cho tài sản của nó Nhà quản lý và quyết định tài chính của họ sẽ phụ thuộc vàoviệc sử dụng nợ nhiều hay ít, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp theo Harris & Raviv (1991) và Graham & Harvey (2000) Vì vậy, việc lựa

chọn cấu trúc vốn phù hợp là một trong những chiến lược quan trọng dé tăng hiệuquả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Jensen và Meckling (1976) đã đềxuất lý thuyết chi phí đại điện, cho rằng cấu trúc vốn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phíđại diện và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Một số nghiêncứu đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến quátrình quyết định về cấu trúc vốn (Myers & Majluf, 1984) Nghiên cứu của Berger và

di Patti (2006) cũng như Margaritis và Psillaki (2010) đã chứng minh trên thực tế tồntại sự tương tác giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhữngnhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã quan tâm đến mối liên hệ giữa cấu trúc vốn vàhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Le và Phung (2013) đã nghiên cứu mối liên hệgiữa cơ cầu vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2011 Nghiên cứu của họ cho

thấy rằng việc sử dụng nợ có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của

Trang 13

doanh nghiệp, với một số cho rằng có tác động tích cực, trong khi những nghiên cứukhác lại đưa ra nhận định ngược lại Vì vậy, mục đích của nghiên cứu về “Mối quan

hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trênthị trường chứng khoán Việt Nam" là hệ thông hoá lý thuyết về câu trúc vốn vàphân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tập trung vào việc làm rõ mối quan hệ giữa cầu trúc vốn

và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoánViét Nam, cũng như những chiều hướng tác động của nó Bài nghiên cứu giúp có cáinhìn tổng quan về các van dé liên quan đến cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp, làm rõ những khía cạnh chưa được nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam

và đề xuất một số kiến nghị cho các bên liên quan, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổng quan lý luận, hệ thống các bài nghiên cứu liên quan về ảnhhưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty Từ đó làm căn cứ đểđưa ra các giả thuyết, mô hình nghiên cứu phù hợp

Thứ hai, dựa vào các nghiên cứu trước đó và sử dụng dữ liệu của các công ty

tại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM trong giaiđoạn 2018 - 2021 dé chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt

động tại các công ty.

Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúpcho công ty điều chỉnh cơ cấu sở hữu hợp lý hon, nâng cao vai trò của cấu trúc vốn

và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty Ngoài ra dựa vào kết quả đó sẽ đưa ra những dữ liệu, thông tin hữu ích choban lãnh đạo, cô đông, nhà đầu tư để tối ưu lợi ích của mình và đưa ra những quyếtđịnh sử dụng cấu trúc vốn một cách hiệu quả và đúng đắn

Trang 14

3 Câu hồi nghiên cứu

Dựa theo các mục tiêu nghiên cứu trên, cũng như tính cấp thiết của đề tài, việcvận dụng các kết quả nghiên cứu vào thực nghiệm là thiết thực, tác giả đặt ra các câuhỏi nghiên cứu làm rõ các van đề như sau:

Câu hỏi 1: Các nhân tô nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp? Có những lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm nào liên quan, kết quả nghiêncứu như thế nào?

Câu hói 2: Cau trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có quan hệ nhânquả với nhau không? Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệuquả hoạt động doanh nghiệp niêm yết trên san chứng khoán Việt Nam như thé nào?

Câu hỏi 3: Những kiến nghị nào giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp.trong việc đầu tư, sử dụng cấu trúc vốn đề có thé nâng cao hiệu quả hoạt động công

ty cũng như tối đa hóa lợi nhuận?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam: Mối liên hệ giữacấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Tổng hợp tài liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,báo cáo quản trị của 184 công ty niêm yết trên sàn Giao dịch Chứng khoán ViệtNam như HNX, HOSE, UPCOM trong giai đoạn 2018-2021.

- Phạm vi không gian: Bao gồm các doanh nghiệp niêm yết trên các san chứngkhoán HNX, HOSE và UPCOM tại Việt Nam.

Dựa vào dữ liệu được công bé trên các phương tiện thông tin đại chúng đề tínhtoán, đo lường và xem xét mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp.

Trang 15

5 Đóng góp mới của đề tài

5.1 Về lý luận

Thứ nhất, một trong những công đoạn cần thiết trong quá trình nghiên cứu làxây dựng giả thuyết, mô hình và kiểm định về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệuquả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thứ hai, đưa ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc Tobin’QThứ ba, kết quả nghiên cứu bổ sung vào dữ liệu nghiên cứu về mối quan hệgiữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trênphạm vi các nước đang phat triên đặc biệt là trong thời gian dịch Covid-19 vừa quaxay ra khiến cho việc hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng

5.2 Về thực tiễn

Thứ nhất, một trong những lợi ích của việc tìm hiểu các lý thuyết nền tảng vanghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả của doanhnghiệp là giúp các doanh nghiệp hiểu và áp dụng được những kiến thức nay

Thứ hai, đánh giá và đưa ra tam quan trọng của cấu trúc vốn đến hiệu quả củacác doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phầnxây dựng cấu trúc vốn hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp

6 Kết cầu đề tài

Ngoài phần mở đầu, bài khóa luận được trình bày thành 4 chương bao gồmphần cơ sở lý luận - tổng quan nghiên cứu và xây dựng giả thuyết; phương phápnghiên cứu; kết quả nghiên cứu; kết luận và khuyến nghị

Chương 1: Cơ sở lý luận, tong quan các nghiên cứu về môi quan hệ giữa cấutrúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam từ đó xâydựng giả thuyết nghiên cứu cho bài nghiên cứu

Trang 16

Chương 2: Xây dựng các mô hình nghiên cứu liên quan dé xác định mối quan

hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Chương 3: Thảo luận về các kết quả nghiên cứu thực hiện sau khi chạy các môhình.

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị cho các công ty, nhà quản lý và các bênliên quan.

Trang 17

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MOI

QUAN HỆ GIỮA CAU TRÚC VON VÀ HIỆU QUA HOẠT DONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan tài liệu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Samuel Fosu (2013) đã tập trung vào việc khảo sát cấu trúcvốn, tình trạng cạnh tranh trên thị trường sản phâm và hiệu quả kinh doanh của cáccông ty, dựa trên bằng chứng thu thập được từ Nam Phi Nghiên cứu thu thập dữ liệu

từ 257 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Johannesburg (JSE) Limitedtại Nam Phi giai đoạn từ 1998 đến 2009 Tác giả đánh giá mối quan hệ giữa đòn bay

và hiệu quả hoạt động của công ty thông qua đo lường cạnh tranh Boone Mẫu công

ty được phân loại thành 8 ngành công nghiệp khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấyviệc áp dụng đòn bay tài chính tại 257 công ty niêm yết ở Nam Phi đã có tác độngtích cực và đáng ké đến hiệu quả hoạt động của các công ty này Bên cạnh đó, tác giảtiếp tục đánh giá mối quan hệ hiệu suất đòn bay và hiệu quả công ty khi chịu ảnhhưởng của cạnh tranh thị trường sản phẩm Sử dụng tập dữ liệu bảng công ty niêmyết của Nam Phi, người ta thấy rằng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đáng kểđến hiệu suất công ty Ngoài ra, bằng cách sử dụng Chỉ số Herfindahl-Hirschman vàchỉ số Boone như các thước đo cạnh tranh thay thế, người ta thấy rằng các công ty ởcác thị trường không tập trung Điều đó có nghĩa là, trong khi việc sử dụng đòn bẩy

có thé mang lại lợi ích đáng kể cho các ngành công nghiệp cạnh tranh, thì các ngànhcông nghiệp tập trung không cạnh tranh có thể đói mặt với tác động tiêu cực của việc

sử dụng đòn bẩy Những phát hiện của bài báo này có hai ý nghĩa chính sách chính.Đầu tiên, các công ty tại Nam Phi có thé cải thiện đáng kề hiệu suất của họ nếu có sựthay đổi từ hiện tại, thận trọng trong việc sử dụng nợ Thứ hai, trong khi các chínhsách nhằm mở rộng phạm vi tài trợ nợ cho các công ty có thê có tác động tích cựcđáng kể đến hiệu suất của họ, lợi ích của những chính sách này sẽ được tối đa hóa

Trang 18

nếu chúng được áp dụng phù hợp với các quy định cạnh tranh hiệu qua trong lĩnh vựcsản phẩm.

Nhóm tác giả Wan Shahzlinda Shah Bt Shahara và Wan Shahdila Shah Bt

Shaharb (2015) đã tiến hành nghiên cứu về "Tác động của đòn bay đến hiệu quảdoanh nghiệp Bằng chứng từ các công ty tuân thủ và không tuân thủ luật Shariah ởMalaysia" Nghiên cứu của họ tập trung vào 62 công ty sản xuất ở Malaysia tronggiai đoạn 2008-2012 và đo lường tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả của cáccông ty này Phương pháp của nghiên cứu đã được áp dụng dé phân tích tác động củađòn bảy tài chính đến hiệu quả doanh nghiệp là Pool OLS (pooled ordinary leastsquare) và GLS (Generalized least square) Trong mẫu nghiên cứu, tổng cộng có 70công ty niêm yết thuộc ngành xây dựng, bao gồm cả các công ty tuân thủ và khôngtuân thủ theo luật Shariah, được phân tích trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2012.Kết quả cho thấy việc sử dụng đòn bẩy trong các công ty tuân thủ và không tuân thủluật Shariah là khác nhau hoàn toàn Tỷ lệ nợ không ảnh hưởng đến hiệu quả của cáccông ty tuân thủ luật Shariah, được đánh giá dựa trên lợi nhuận tài sản (ROA) và lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhưng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn lại ảnh hưởngđến giá trị số sách (MTBV) của các công ty này một cách tiêu cực Mặt khác, kết quảcủa nghiên cứu cho thấy rằng, đối với các công ty không tuân thủ luật Shariah, có sựtương quan ngược lại; tức là nợ đài hạn và tổng nợ có ảnh hưởng đến hiệu quả dựatrên ROE Tuy nhiên, quy mô của công ty lại có mối liên hệ tích cực với hiệu quả của

các công ty không tuân thủ luật Shariah.

Nghiên cứu của MA Jiahui (2015) về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệuquả hoạt động của công ty, bằng chứng từ Thị trường doanh nghiệp tăng trưởng ởTrung Quốc đã đưa ra và phân tích bốn nhân tố Growth potential (GP), Board size(B_SIZE), Collateral value of assets (CVO), Firm size (C_SIZE) tác động dén hiệuquả hoạt động doanh nghiệp Sau đó, các công ty có dữ liệu bất thường hoặc thiếucác phần dữ liệu sẽ bị loại bỏ tác giả thu thập được số đầy đủ của 367 công tyniêm yết trên thị trường Trung Quốc trước năm 2013 Tác giả đã xây dựng các môhình nghiên cứu đồng thời về cả cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động trong bài nghiên

Trang 19

cứu Kết quả cho thấy cấu trúc vén và công ty hiệu suất tồn tại mối quan hệ tương tác

và vốn cơ cấu, khả năng tăng trưởng, mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, hội đồng

quản trị và quy mô công ty sẽ ảnh hưởng đáng ké đến công ty hiệu suất Khả năngsinh lời, khả năng tăng trưởng, trả nợ khả năng, giá trị tài sản đảm bảo và quy mô

doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn Bài nghiên cứu còn tồn tại một

số hạn chế cụ thé do thị trường GEM Trung Quốc chưa trưởng thành nên có một sốvấn đề như giá phát hành cao, tỷ lệ giá trên thu nhập cao, tỷ lệ đăng ký vượt mức caohơn Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc còn có tiềm năng trongtài trợ nội bộ, tai trợ bằng vốn chủ sở hữu ngoài nợ tài chính, do đó, phân tích thịtrường GEM Trung Quốc nên đưa tình hình thực tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏcủa Trung Quốc vào Sự xem xét

Nhóm tác gia W A K L Sudharika, S P R M De Silva, G T Madhusankha, K

Y V Madhushanka, L Siriwardhana (2017) đã xem xét tác động của cấu trúc vốn đếnhiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trong Lĩnh vực Khách sạn và Du lịch của

Sở giao dịch chứng khoán Colombo (CSE) Dữ liệu thời gian nghiên cứu bắt đầu từngày 1/4/2012 đến ngày 31/3/2017 trong vòng 5 năm Có 39 công ty được liệt kêtrong Lĩnh vực Khách sạn và Du lịch của CSE tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2018.Trong số đó, 33 công ty đã được chọn dựa trên sự sẵn có của báo cáo hàng năm chogiai đoạn 5 năm Bài nghiên cứu đã sử dụng bảng thiết kế hồi quy theo phương phápnghiên cứu định lượng dé đánh giá tác động của của cấu trúc vốn đến hiệu quả taichính của công ty niêm yết trong Lĩnh vực Khách sạn và Du lịch Trong nghiên cứunày, các biến độc lập bao gồm ROCE (lợi nhuận trên vốn sử dụng), chỉ số Tobin's Q,EPS (thu nhập trên mỗi cỗ phan) và ROA (lợi nhuận trên tài sản) Tổng tỷ lệ nợ trênvốn chủ sở hữu được xác định là biến phụ thuộc đê đo lường cấu trúc vốn Quy môcông ty, tuổi tác, tốc độ tăng trưởng, tính hữu hình và tính thanh khoản đã được sửdụng làm biến kiểm soát Nghiên cứu đã chứng minh rằng cấu trúc vốn có tác độngtiêu cực đáng kể đến hiệu suất tài chính trong lĩnh vực Khách sạn và Du lịch này.Theo các mô hình hồi quy bảng được phát triển trong nghiên cứu này, mối quan hệtiêu cực có ý nghĩa thống kê đã được xác định giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và

Trang 20

bốn biến phụ thuộc trong khi được coi là biến kiểm soát cho thấy tác động trái ngượcnhau trong các mô hình khác nhau và tác động tĩnh không đáng kể đối với bốn biếnphụ thuộc Phát hiện của kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu thựchiện ở Sri Lanka Bài nghiên cứu còn có một số hạn chế như thời gian nghiên cứungắn và dữ liệu chỉ được thu thập trong vòng 5 năm cho các công ty niêm yết Hơn

nữa, ít thước đo hiệu quả tài chính và báo cáo hàng năm được chuân bị dựa trên từng

công ty chính sách kế toán đã được sử dụng trong nghiên cứu này Do hạn chế đó, dữliệu thu được không thé thống nhất giữa các hãng Tuy nhiên, nghiên cứu đã đưa ramột số khuyến nghị quan trọng về cấu trúc vốn đối với các bên liên quan của cáchãng Nên xem xét cấu trúc vốn của các công ty trước khi đầu tư, đây là lời khuyêndành cho nha đầu tư Phía nhà quản lý công ty trước khi thay đổi cơ cấu vốn tại doanhnghiệp cần xem xét tác động của đòn bẩy lên hiệu quả hoạt động của công ty

Bài viết nghiên cứu của V.V Tretiakova, M.S Shalneva và A.S Lvovm

(2021) đã xem xét và phân tích mối quan hệ của các chỉ số hiệu suất hoạt động (ROA,

ROIC, thay đổi vốn hóa thị trường và tỷ lệ giá trên số sách) và cơ cầu vốn của công

ty dựa trên ngành được phẩm tại Vương quốc Anh giai đoạn 2009-2019 Nghiên cứu

đã sử dụng mẫu gồm 185 công ty của Vương quốc Anh trong ngành dược phẩm và

sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và kiểm định Wald để xác định và phântích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động củacông ty Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ dài hạn có tác động tích cực đến các biến phụthuộc như tỷ lệ DMC và PB, nợ ngắn hạn ảnh hưởng tiêu cực đến DMC, ROA vàROIC và vốn chủ sở hữu tác động tiêu cực đến tỷ lệ PB và ROA, trong khi DMC tácđộng tích cực Như vậy, 4 trong số 5 giả thuyết được đưa ra đã bị bác bỏ Kết quảnghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến tỷ số giá trên số sách

và ROA và tác động tích cực đến sự thay đổi vốn hóa thị trường, trong khi nợ dài hạn

có mối quan hệ cùng chiều với tỷ số giá trên số sách và sự thay đổi vốn hóa thị trường.Tuy nhiên, cũng cần đề cập rằng kết quả có thẻ thay đổi tùy theo đặc thù của quốcgia và ngành Hơn nữa, kích thước của mẫu và thời gian thực hiện cũng có thể thayđổi kết quả nghiên cứu vì một số yếu tố quan trọng có thể được đưa vào Do đó,

Trang 21

nghiên cứu hiện tại có thé được phát triển trong một số lĩnh vực nghiên cứu sâu hơn,

có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết khoa học về mối quan hệ giữa các chỉ số hoạtđộng chính của một công ty và cấu trúc vốn

Zia ul ISLAM1, Muhammad Mazhar IQBAL (2021) đã thực hiện tim hiểu đềtài nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động công ty từbằng chứng tại Pakistan Bài viết này thu thập dữ liệu chủ yếu dựa vào dữ liệu thứcấp từ Cục Thống kê & Cục DWH của Ngân hàng Nhà nước Pakistan Nghiên cứunày áp dụng hệ thống hai bước GMM cách tiếp cận với dữ liệu từ 285 doanh nghiệpphi tài chính từ PSX trong khoảng thời gian 21 năm Đề đảm bảo tính mạnh mẽ, tácgiả đã sử dụng OLS gộp, GMM với chênh lệch hai bước Kết quả thực nghiệm củanghiên cứu của tác giả cho thấy rằng đòn bẩy ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động củacông ty khi đo lường thông qua ROA, ROE và ROS Kết quả cũng cho thấy rằng kíchthước điều chỉnh mối quan hệ này theo cùng một hướng Những kết quả này tráingược với các lý thuyết hiện có về cơ cấu vốn, đặc biệt là Lý thuyết đánh đổi, nhưngchúng phù hợp với kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu khác (Lê & Phan, 2017;

Rajan & Zingales, 1995; Titman & Wessels, 1988) Nghiên cứu của tác giả cũng báo

cáo tác động tiêu cực của cầu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty theo đó quy

mô công ty điều tiết điều này quan hệ cùng chiều Bài nghiên cứu còn tồn tại một sốhạn chế như trên nhưng tương lai các bài nghiên cứu sau sẽ giải quyết được nhữngvấn đề đó Cụ thé nghiên cứu của tác giả chủ yếu tập trung vào vai trò điều hòa củaquy mô công ty giữa cơ cầu vốn và đo lường hiệu qua tài chính của doanh nghiệp.Tương lai nghiên cứu có thể kiểm tra vai trò giống nhau của quy mô doanh nghiệpgiữa vốn cấu trúc và các thước đo thị trường về hiệu quả tài chính của công ty

Nhóm tác giả K Opoku Asante, E C Winful, M.Sharifzadeh và M Neubert

(2022) đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích điều tra, sử dụng phân tích ngành,mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính và xem xét tác động của kỳ hạn

nợ đối với mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính Tác giả sử dụng 425mẫu theo năm của các công ty từ các công ty ở Ghana và Nigeria từ năm 2014 đếnnăm 2019 Ông đã thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty được lấy mẫu

Trang 22

và được chuyên đổi thành các tỷ lệ phù hợp dé phân tích bằng Microsoft Excel và sau

đó chuyền sang SPSS dé phân tích thêm Phương pháp tương quan Pearson đã đượcthông qua Dé đo lường cấu trúc vốn, ta sử dụng tỷ lệ tổng nợ hoặc tỷ lệ nợ ngắn hạn,

nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, trong khi đối với hiệu quả tài chính, ta sử dụng tỷsuất sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu Cấu trúc vốn đã được chứng minh ảnhhưởng đến hiệu quả tài chính một cách ngược chiều trong kết quả của nghiên cứu.Mối quan hệ này chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố được chọn làm thước đo cấu trúc vốn,Ngành của các công ty liên quan và các yếu tố về hiệu quả tài chính, xác nhận nhữngphát hiện tương tự của (Akingunola et al., 2018) Ngoài ra, không tồn tại mối quan

hệ nao giữa cấu trac vốn và biến ROE Phân tích ngành cho thấy chỉ có ngành Nôngnghiệp có quan hệ nghịch chiều với ROE trong khi các ngành Xây dựng và Hàng tiêudùng có quan hệ thuận chiều với ROE Tất cả các ngành khác không thẻ hiện bat kỳmối quan hệ nào giữa ROE và Cấu trúc vốn Tén tại mối quan hệ ngược chiều đáng

kể giữa tổng nợ và ROA Bên cạnh đó, ngoại trừ ngành xây dung thì kỳ hạn nợ khôngtác động đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính doanh nghiệp Bàiviết này mở rộng các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa cầu trúc von và hiệuquả tài chính bằng cách kết hợp kỳ hạn nợ và kỳ hạn ngành đối với các công ty ở

Ghana và Nigeria Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý tài

chính trong việc tối đa hóa hiệu suất bằng cách xem xét các yếu tố không đồng nhấthợp lý về mặt tài chính như lĩnh vực và nguồn tài trợ khi đưa ra các quyết định tàichính.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Trần Thị Bích Ngọc và Phạm Hồng Trang (2016) tập trungvào ảnh hưởng của cầu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngànhCông nghiệp chế biến, chế tạo, được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (HOSE)giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 Dữ liệu được thu thập từ bảng thông tin của 68doanh nghiệp và các chỉ tiêu được sử dụng dé đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồmROE, ROA, và chỉ số Tobin's Q Kết quả cho thấy cấu trúc vốn của doanh nghiệpđược xác định là yếu tố ảnh hưởng nghịch đến hiệu quả hoạt động và có tác động

Trang 23

đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu cũng cho thấy rằng

cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực đến ROE và ROA, tuy nhiên lại có tác độngtiêu cực đến chỉ số Tobin's Q Ngoài ra, Quy mô của doanh nghiệp cũng có tác độngngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo giá trị thịtrường của doanh nghiệp Cuối cùng, bài nghiên cứu đề xuất rằng các doanh nghiệptrong ngành có thé cải thiện hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trường bằng cách giảm

tỷ lệ nợ ngắn hạn Thay vào đó, họ nên tìm cách tiếp cận nguồn vốn đài hạn, vì điềunày không ảnh hưởng ngược chiều đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động theo số sách kếtoán, mà ngược lại có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động theo giá trị thị trườngcủa doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà đầu tư quan tâm đến hiệu quả hoạt động theo giátrị thị trường của doanh nghiệp nên tìm kiếm các doanh nghiệp sử dụng nợ dài hạnmột cách hiệu quả hơn là sử dụng nợ ngắn hạn Đáng lưu ý rằng các doanh nghiệp cóquy mô lớn cũng nên được xem xét khi đầu tư

Tác giả Bùi Văn Thụy, Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016) đã thực hiện nghiên

cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 427 công ty niêm

yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng

ba phương pháp ước lượng mô hình và phần mềm xử lý dữ liệu Eview 8.0 Bài nghiêncứu đã được ước lượng ba mô hình hồi quy bao gồm OLS (Pooled), FEM và REM

để tìm hiểu tác động của các yếu tố được quan tâm Kiểm định Hausman (1978) được

áp dụng dé xác định và chọn lựa mô hình phủ hợp Kết quả nghiên cứu cho thấy rằngcác biến STD, LTD, TD, SIZE và GROWTH có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động(HQHĐ) của các công ty và được đo bằng ROE và Tobins Q Đối với ROE, HQHĐcủa công ty có mối quan hệ cùng chiều với SIZE (quy mô công ty) và GROWTH (tốc

độ tăng trưởng tổng tài sản), và có ý nghĩa thống kê Từ các kết quả nghiên cứu, cóthể thấy rằng hiệu quả hoạt động của công ty, đo bằng ROE, có mối quan hệ ngượcchiều với các chỉ số LTD (ty lệ nợ dài hạn trên tông tài sản) va TD (tỷ lệ tông nợ trêntổng tài sản) Điều này cũng mang ý nghĩa quan trọng Biến STD (tỷ lệ nợ ngắn hạntrên tổng tài sản) không có ảnh hưởng đáng ké đến HQHĐ (do bằng ROE) của các

Trang 24

công ty va có mối quan hệ ngược chiều voi ROE HQHD của các công ty, được théhiện qua TOBIN_Q, có quan hệ cùng chiều với SIZE (quy mô công ty) và có quan

hệ ngược chiều với GROWTH (tốc độ tăng trưởng tổng tài sản), cũng như LTD (tỷ

số nợ đài hạn trên tổng tài sản) và TD (tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản), và các quan

hệ này đều có ý nghĩa

Trong nghiên cứu của Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Việt Đức, Phạm HoàngCảm Hương (2017) về hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần tại tỉnh ThừaThiên Huế, cơ cấu vốn (biểu thị bởi tỷ lệ Tổng nợ/Tông tài sản) được xem xét về tácđộng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (được đo bằng ba chỉ tiêu ROE, ROA

va EPS) Để phân tích tác động này, mô hình hồi quy đã được áp dụng trên dữ liệubảng gồm 130 công ty cổ phần hoạt động tại Huế trong giai đoạn từ 2010 đến 2014

Để chọn mô hình phù hợp, các mô hình Pooled OLS, FEM và REM đã được sử dụngcác kiểm định phù hợp dé lựa chọn mô hình tối ưu Kết quả cho thấy rằng cơ cấu vốn

có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được đánh giá qua

ba chỉ tiêu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

và lợi nhuận trên mỗi cỗ phiếu (EPS), sau khi khắc phục các khuyết tật Trong khi

đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPS và ROA bị ảnh hưởng cùng chiều bởi quy mô củadoanh nghiệp Ngoài ra, cơ hội tăng trưởng và cấu trúc tài sản lại có tác động đốichiếu đến ROA và ROE

Trong nghiên cứu "Capital structure and firm performance: Empirical evidence from a small transition country", tac gia Thi Phuong Vy Le va Thi Bich

Nguyet Phan (2017) tập trung vào mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu qua hoạtđộng của các công ty Kết quả cho thấy rằng tẤt cả các tỷ số nợ đều có mối quan hệngược chiều với hiệu quả của công ty, đây là kết quả không phù hợp với hầu hết cácnghiên cứu trước đây được thực hiện ở các nước phát triển Trái lại, các nghiên cứutrước đó trong bối cảnh các thị trường đang phát triển đã có kết quả tương tự Tác giảcho rằng ở các thị trường như Việt Nam đang phát triển, lợi ích của việc sử dụng nợ

dé tiết kiệm thuế có thé ít hơn chi phí kiệt qué tài chính Điều này cũng được giảithích bởi việc vai trò giám sát của nợ không đáng kể do thông tin bắt cân xứng và hệ

Trang 25

thống tài chính kém phát triển Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng kết quả này có thé không.

áp dụng được khi sử dụng các phương pháp khác.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) "Tác động

của cầu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam" dựa trên số liệu của toàn bộ các công ty niêm yết trên Sangiao dịch chứng khoán Thành phó Hồ Chí Minh và San giao dịch chứng khoán Thành

phố Hà Nội trong giai đoạn 2007-2014 Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa

cấu trúc sở hữu, đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty Kết quảnghiên cứu cho thấy sự ngược chiều trong mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệuquả hoạt động của các công ty niêm yết, đồng thời mối quan hệ thuận chiều giữa sởhữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết Nghiên cứu cũngphát hiện ra mối quan hệ trung gian giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính vớihiệu quả hoạt động của các công ty Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiêncứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của cáccông ty niêm yết Theo đó, các công ty có sở hữu nhà nước cao thường có đòn baytài chính cao và hiệu quả hoạt động thấp, trong khi các công ty có sở hữu nước ngoàilại có kết quả khác Kết quả này gợi ý cho chính sách khuyến khích giảm tỷ lệ sở hữunhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết tại Việt Nam

Nghiên cứu của Lý Phương Thùy, Vương Quốc Duy và Phạm Lê Thông

(2019) mang tên "Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của các doanh

nghiệp tại Việt Nam" sử dụng dữ liệu từ 19.453 doanh nghiệp với 33.415 quan sát

trong các ngành: Nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và batđộng sản từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê thuthập trong giai đoạn từ 2009 đến 2016 Phương pháp tiếp cận bằng hàm sản xuất biênngẫu nhiên được sử dụng dé ước lượng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.Sau đó, hệ phương trình đồng thời 3SLS được áp dung dé phân tích mối quan hệ giữacấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động Để đánh giá tính ổn định của kết quả, chỉ tiêuROA được sử dung dé so sánh với thước đo hiệu quả tương đối từ hàm sản xuất biênngẫu nhiên Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ tương tác giữa hiệu

Trang 26

quả hoạt động và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường sửdụng nợ nhiều hơn khi đạt được hiệu quả hoạt động cao, và tỷ lệ nợ ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động theo một đường cong hình chữ U ngược Nghiên cứu còn chỉ ra

rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài sảnhữu hình, thời gian hoạt động, quy mô, và loại hình doanh nghiệp Cấu trúc vốn củadoanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những, yếu tố về tài sản hữu hình, mà còn liênquan đến đặc tính riêng của từng loại tài sản, ưu đãi thuế không liên quan đến nợ vay,

quy mô và loại hình của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu của Dinh Thị Thu Hiền, Hoàng Thị Phương Anh, và DinhThị Thu Hà (2020), họ đã khảo sát quan hệ giữa cơ cấu sở hữu, bao gồm sở hữu của

cổ đông tổ chức và sở hữu của ban quản trị, và hiệu quả hoạt động của các công ty.Nghiên cứu được thực hiện trên 18 doanh nghiệp trong VN 30 từ năm 2012 đến 2017

và đữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên và báo cáo quản trị kiểm toán củacác doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng, bao gồm thông

kê, mô tả, kiểm định các giả thuyết liên quan đến các biến và kiểm định giả thuyết vềmối quan hệ giữa CCSH và hiệu quả hoạt động của công ty được đo bằng ROA, ROE

và EPS Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương quan tích cực giữa sở hữu của ban

quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trái ngược với mối quan hệ tích cực giữa cô đông tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ này

lại mang tính tiêu cực Có thể giải thích nguyên nhân bằng việc tỷ lệ sở hữu của Nhànước chiếm tỷ trọng cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp Do đó, đểcải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nghiên cứu này để xuất rút vốncủa Nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp và để các doanh nghiệp tự quản lý và đưa racác quyết định cho hoạt động của mình

Bùi Vĩnh Thanh (2021) tiến hành nghiên cứu về tác động của cơ cấu vốnđến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2019 trên 87 công ty, loại trừ cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịchChứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương

Trang 27

quan và hồi quy phương pháp bình phương tối thiểu gộp được sử dụng để ước lượngtổng thé mối quan hệ giữa các biến đại diện cho cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thay: tong nợ và nợ ngắn hạn có tác độngđối nghịch với hiệu quả kinh doanh; tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tông nợ có tác độngđồng chiều với hiệu quả doanh nghiệp; quy mô, vòng quay tài sản và tăng trưởng đều

có tác động đồng chiều với hiệu quả doanh nghiệp Trong thời kỳ kinh tế 6n định,hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao hơn so với thời kỳ kinh tế biến động Do

đó, nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp nên xem xét tỷ lệ giữa vốn vay dài hạn

và vay ngắn hạn đề đảm bảo đầu tư mang lại hiệu quả cao và khả năng thanh toán cáckhoản nợ khi đến hạn Bên cạnh đó, cần đảm bảo quản lý tốt các khoản phải thu và

sử dụng vốn chiếm dụng một cách hiệu quả đề tăng hiệu suất hoạt động

Hồ Thị Trúc Viên (2022) đã thực hiện một nghiên cứu với chủ dé "Ảnh hưởngcủa cấu trúc vốn đến hiệu quả của các công ty ngành năng lượng niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam" Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ báo cáo tài

chính của 44 công ty ngành năng lượng điện khí niêm yết trên thị trường chứng khoánHOSE và HNX từ năm 2012 đến 2018 Kết quả cho thấy rằng cấu trúc vốn có nợtrong doanh nghiệp có thé làm tăng tỷ suất sinh lợi cho chủ sở hữu, tuy nhiên cũng

có rủi ro Sự ảnh hưởng của 3 biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp (SIZE), Tăngtrưởng doanh thu (SGROWTH) và Tỉ lệ tài sản có định trên tổng tài sản (TANG) đãđược đánh giá Kết quả từ mô hình GMM 2 bước cho thấy biến SIZE và SGROWTH

có tác động tích cực đến hiệu quả của doanh nghiệp, trong khi đó biến TANG lại cóảnh hưởng tiêu cực Tuy nhiên, do mô hình có một số hạn chế nên cuối cùng nghiêncứu đã sử dụng mô hình GMM 2 bước dé ước lượng kết quả

Trong nghiên cứu của Phạm Thị Phương Loan và Phùng Thị Cẩm Tú (2022),được thực hiện trên 24 doanh nghiệp niêm yết ngành Thép trên sàn chứng khoán ViệtNam trong giai đoạn 201 1-2021, đã sử dụng các mô hình OLS, REM, FEM và GLS

dé đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến kết quả kinh doanh Sau nhiều kiểm định

và sửa chữa mô hình, kết quả cho thấy sử dụng mô hình GLS là phù hợp nhất Kếtquả cho thấy, các yếu tố bao gồm tốc độ tăng doanh thu (TDT), tốc độ tăng tài sản

Trang 28

(TTS), quy mô doanh nghiệp (QM), và hệ số khả năng thanh toán hiện hành (TT) có

mối quan hệ cùng chiều đến khả năng sinh lời của VCSH Trong khi đó, tỷ số nợ ngắn

hạn (NNH) và tốc độ tăng đầu tư tài sản cô định (TCĐ) lại có tác động âm đến tỷ suấtsinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), va các kết quả này đều có ý nghĩa thống kê Đốivới các yếu tố trong cấu trúc vốn, bao gồm vay nợ (bao gồm cả vay nợ dài hạn và vay

nợ ngắn hạn), tốc độ đầu tư vào tài sản cố định, đều có tác động tiêu cực đến tỷ suấtsinh lợi của vốn chủ sở hữu Trong bối cảnh ngành Thép đang mở rộng thị trườngquốc tế, việc vay nợ hoặc đầu tư thêm để tăng vốn chủ sở hữu cần được cân nhắc kỹ.Ngoài ra, tăng tốc độ doanh thu, tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp và khả năng thanhtoán hiện hành, cùng với duy trì tỷ lệ nợ phù hợp trong cơ cầu nguồn vốn, sẽ giúp cácdoanh nghiệp ngành Thép tăng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu một cách mạnh

mẽ Hạn chế của nghiên cứu là chi tập trung vào dữ liệu của 24 công ty niêm yết trênsàn chứng khoán trong ngành Thép từ năm 2011 đến năm 2021, mà không xem xéttác động của cấu trúc vốn trước và sau COVID-19 để phân tích đặc thù của ngành vàảnh hưởng của đại dịch đến khả năng sinh lời của cổ đông Do đó, những vấn đề này

có thể được xem như hướng đi cho các nghiên cứu tiếp theo

Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả gồm Nguyễn Văn Chiến,

Phạm Phúc Nguyên và Nguyễn Thị Thủy (2022) đã đánh giá mức độ tác động của

cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh trên thị trường chứng khoán Dữ liệu trongnghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính của 40 công ty niêm yết trong ngành bấtđộng sản và xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm HOSE và

HNX trong vòng 10 năm (2010-2020) Các phương pháp nghiên cứu định tính và

định lượng được áp dụng trong nghiên cứu dé phân tích đữ liệu Có tổng cộng 7 nhân

tố được xác định trong nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, bao gồm tudicủa doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạntrên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, giá trị tài sản cố định ròng trên tổng tàisản, và phần trăm thay đổi trong tài sản Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệpđược xác định là yếu tố có mối quan hệ cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của công

ty Việc tăng trưởng doanh thu tương đối cao đã có tác động tích cực đến tỷ lệ sinh

Trang 29

lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanhnghiệp Mặc dù vậy, tăng trưởng doanh thu không có ảnh hưởng đến lợi nhuận trênmỗi cô phiếu (EPS) Tuy nhiên, việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp vẫn cóthể cải thiện được hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận của công ty Việc tăng tổng

nợ trên tổng tai sản có ý nghĩa quan trong đến ROA, ROE, và EPS Nợ ngắn hạn trêntông tải sản có tác động tích cực đến ROA và ROE, và tác động mạnh nhất đến ROA.Tuy nhiên, nợ ngắn hạn không ảnh hưởng đến EPS Trong khi đó, nợ dài hạn trêntổng tài sản lại không ảnh hưởng đến ROA và ROE, nhưng lại có tác động đến EPS

Do đó, để tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần tập trung vào việctăng nợ ngắn hạn và hạn chế nợ dài hạn trong hoạt động kinh doanh của mình

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra rõ ràng về tác

động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ sốROA và ROE, tuy nhiên có sự khác biệt giữa chúng Các nghiên cứu này đã được

thực hiện chủ yếu trong bối cảnh thị trường quốc gia đang trong quá trình phát triển

Đề tài này đã được nghiên cứu và công bồ và rộng rãi trên thế giới Các côngtrình nghiên cứu nước ngoài về đề tài này khá đầy đủ, chỉ tiết, lượng thông tin màcác nghiên cứu này đưa ra rất có giá trị sử dụng và tham khảo Có thể thấy, các tácgiả nước ngoài chủ yếu đi khai thác tìm hiểu mối quan hệ giữa các thuộc tính củacông ty và cấu trúc vốn của công ty Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu không gian chưathực sự phù hợp với môi trường, lối sống văn hóa, phong cách tiêu dùng của người'Việt Nam Một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở số ít công ty dé lấy dữ liệu thông tin và

số năm khảo sát còn ít chưa đảm bảo kết luận khách quan của công trình nghiên cứu.Bên cạnh đó các nghiên cứu không xem xét tất cả các các yếu tố có thé ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu trong nước ra đời đã có những sự khác biệt

về thời gian, đối tượng thực hiện để nghiên cứu tác động cấu trúc vốn đến hiệu quảhoạt động doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng,

Trang 30

được thực hiện trên mẫu có kích thước nhỏ, các BCTC cũng không cung cấp đủ cácthông tin Bên cạnh đó, những nghiên cứu ở Việt Nam đa số đều chưa có bằng chứng

rõ ràng và có ý nghĩa thống kê dé chứng minh kết quả ảnh hưởng của Cấu trúc vốnđến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thé (Nguyễn Tan Vinh(2011), Le & Phung (2013)) Thêm vào đó, số liệu trong các bài nghiên cứu đã từ lâu

sẽ có thê có những khác biệt, không phản ánh được tình hình thực tế hiện nay

Hiện nay, các nghiên cứu thực nghiệm trên toàn cầu và tại Việt Nam tập trung.chủ yếu vào phân tích tác động một chiều của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Các tác giả Jensen (1986) và Abor (2005) đã chỉ ra rằng cấu trúcvốn có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi TrươngĐông Lộc và đồng nghiệp (2015) cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnhhưởng đáng kẻ đến lựa chọn cấu trúc vốn Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng địnhlượng dé chứng minh mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp.

Chính vì vậy, bài nghiên cứu này cần mở rộng kích thước mẫu dé phản ánhđúng môi quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp trongnước trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều thay đổi như hiện nay Thêm vào đó, số liệutrong bài nghiên cứu cần được nghiên cứu ở những năm gan nhất với hiện tại dé phảnánh đúng tình hình thực tế hiện nay Từ đó, giúp chúng ta có thé khắc phục nhữnghạn chế còn tồn tại, phát huy tính mới của đề tài thông qua quá trình phân tích, đánhgiá và đưa ra những giải pháp thực tế, cụ thể nhằm giúp đề tài có tính ứng dụng thựctiễn cao, là một trong những công trình nghiên cứu giải quyết được đa số vấn đề xoayquanh dé tai

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (Capital structure) bao gồm hai thành phầnchính là vốn chủ sở hữu và vốn vay Vốn chủ sở hữu do các cỗ đông sở hữu, gồm hailoại là vốn góp và lợi nhuận giữ lại Vốn vay là số tiền mà doanh nghiệp vay mượn

Trang 31

để hoạt động sản xuất, kinh doanh Ngoài ra, hình thức tài trợ thương mại cũng là mộtloại vốn, trong đó doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho đối tác trước khithanh toán tiền Việc sử dụng hình thức này có thể giúp tăng hệ số thu nhập trên vốn

cổ phần của doanh nghiệp Tuy nhiên, định nghĩa về cấu trúc vốn còn dựa vào mụctiêu của phân tích (Rajan và Zingales, 1995) Myers (1984) đề cập đến cấu trúc vốn

là cách một công ty tài trợ cho tông tài sản, hoạt động và tăng trưởng của mình thông

qua phát hành vốn cô phan, nợ và chứng khoán lai (hybrid securities) Brealey, Myers

va Allen (201 1) định nghĩa cấu trúc vốn bao gồm nợ, vốn cổ phan hoặc chứng khoán

hỗn hợp do công ty phát hành Từ các định nghĩa được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu

trước đây, cầu trúc vốn của một công ty mô tả cách thức mà một công ty huy độngvốn cần thiết dé thiết lập và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình

Một cơ cầu vốn phù hợp rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đối phó vớiđối thủ cạnh tranh, làm tối thiểu chỉ phí sử dụng vốn bình quân và tối thiểu hóa rủi

ro Do đó, cấu trúc vốn ảnh hưởng đến các quyết định của công ty về việc làm, sảnxuất và đầu tư (Harris và Raviv, 1991) Cần tìm mức độ vay nợ phù hợp để xác địnhcấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quan lý rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh Trong đó, chỉ phí đại diện được coi là một công cụ để kiểm soát rủi

ro Các lý thuyết về cấu trúc vốn được phân loại thành ba nhóm, bao gồm lý thuyếtM&M, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đại diện, đều cóliên quan đến việc xây dựng cấu trúc vn

1.2.1.1 Chi tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Ty suất nợ và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu phổ biến giúp đolường CTV.

Trang 32

gặp khó khăn trong thanh toán đúng hạn cũng như khó khăn trong việc tiếp cận vớicác khoản vay khác Đồng thời, khả năng thu hồi vốn cũng giảm đi Tỷ suất nợ cũng

là một trong các tiêu chí được nhà đầu tư sử dụng đề đánh giá rủi ro và mức độ tíndụng của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu

Lý thuyết này cho rằng tồn tại một cấu trúc vốn lý tưởng, trong đó lãnh đạo công

ty có thể tăng giá trị của công ty bằng cách sử dụng mức độ đòn bẩy tài chính phùhợp Theo lý thuyết này, công ty có thé giảm chi phí trung bình sử dụng vốn (WACC)bằng cách tăng sử dụng nợ, do chỉ phi sử dụng nợ thấp hơn so với các nguồn vốnkhác và có khả năng tiết kiệm thuế Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ tăng, rủi ro cũng tăng,điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải tăng lợi nhuận yêu cầu Như vậy, việc sử dụng nợvay có ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm là lãi suất nợ vay được giảm trừ thuế, giúpcông ty huy động vốn với chỉ phí tối ưu Nhược điểm là khi tăng tỷ lệ nợ vay, rủi rotài chính của công ty cũng tăng theo Theo lý thuyết này, cầu trúc vốn lý tưởng là cấutrúc vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, dẫn đến giá trị thị trường của công ty caonhất Hiện nay cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp là một van đề khó khăn và phứctạp hiện nay Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố ngành vàchu kỳ tăng trưởng Cấu trúc vốn thường thay đổi theo chu kỳ tăng trưởng của doanh

Trang 33

nghiệp Với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang tăng trưởng chậm, cấu trúcvốn tối ưu nên tập trung vào sử dụng nhiều vốn cổ phan, bởi vì các cỗ đông thườngtrông đợi vào thing dư vốn trong tương lai hơn Tuy nhiên, với các doanh nghiệp pháttriển hơn và có nguồn vốn dư thừa, việc sử dụng nợ vay để tận dụng lợi ích tắm chắnthuế là một cách hiệu quả đề giảm chỉ phí sử dụng vốn và tăng giá trị cho cổ đông.Trong trường hợp này, công ty có thé sử dụng tiền mặt dé chi trả cổ tức hoặc mua lại

cổ phan của chính mình

1.2.2 Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

HQHĐ doanh nghiệp: Nếu coi doanh nghiệp là một tài sản dé đầu tư, giá trịcủa doanh nghiệp đó là lợi ích mà nó mang lại cho nhà đầu tư ở hiện tại và trongtương lai Dé đánh giá giá trị của một doanh nghiệp, có nhiều phương pháp với các

quan điểm khác nhau Trong đó, phương pháp định giá tuyệt đối sử dụng phương

pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp định giá tài sản để đưa ra một giá trị xácđịnh cho doanh nghiệp Các chỉ tiêu như ROA, ROE, EPS, EVA, P/E và chỉ số Tobin's

Q được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên định giá tương đối Mỗichỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phương tiện tạo ra kết quả kinh doanh cómức độ ý nghĩa riêng, do đó có nhiều chỉ tiêu để đánh giá

Có ba phương pháp chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanhnghiệp, bao gồm: dựa trên nghiên cứu của Jiraporn và Liu (2008) và Tian và Zeitun(2007) có phương pháp tỷ suất sinh lợi trên tổng tai sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trênvốn chủ sở hữu (ROE), và dựa trên nghiên cứu của Nigel và Sarmistha (2007) vàKing và Santor (2008) sử dụng chỉ số Tobin's Q Tobin's Q thường được sử dung để

đo lường hiệu quả thị trường của doanh nghiệp, trong khi ROA và ROE được sử dụng

dé đánh giá hiệu quả kế toán

© Chỉ số Tobin's Q được tinh bằng cách chia giá trị thị trường của công ty cho

giá trị số sách Đối với giá trị thị trường, nó bao gồm cả giá trị thị trường của

nợ và giá trị thị trường của vốn sở hữu Dé định giá tài sản của doanh nghiệp,thị trường sẽ quan tâm đến giá trị thị trường của các khoản nợ và vốn sở hữu

Trang 34

Giá trị thị trường của các khoản nợ thường dựa trên giá trị số sách, trong khigiá trị thị trường của vốn sở hữu được tính toán dựa trên giá trị thị trường của

cổ phiếu

© Chisé ROA (Tỷ suất sinh lợi trên tài sản) là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinhdoanh, được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng tài sản của doanhnghiệp Chỉ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản được sửdụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu tỷ số này cao, thì cho.thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả

© Chỉ số ROE (Ty suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) là một chỉ số đánh giá hiệu

quả kinh doanh, được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng vốn chủ sở

hữu của doanh nghiệp Nó là một chỉ tiêu quan trọng đê đánh giá hiệu quả của

doanh nghiệp từ góc độ của chủ sở hữu Nó thể hiện số lợi nhuận mà doanhnghiệp có thé tạo ra cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp

Vi vậy, chủ sở hữu thường quan tâm đến chỉ tiêu này và yêu cầu duy trì hoặctăng trưởng tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khi thuê các nhà quản lý điều

hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bài viết này, tác giả sử dung chi số Tobin's Q hoặc tỷ lệ giữa giá tri thịtrường và giá trị số sách của vốn để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Chỉ số Tobin's Q là một phép đo kết hợp giữa giá trị thị trường và giá trị số sách kếtoán tài chính, và đã được áp dụng đề đánh giá giá trị của doanh nghiệp trong nhiềunghiên cứu khác nhau, bao gồm các nghiên cứu của Cheng et al (2010), Đỗ VănThắng et al (2010), Karaca et al (2012), Mohammad et al (2013), Le Thi Phuong

Vy et al (2013), va Nguyễn Hữu Huân et al (2014).

Khác với các chỉ tiêu khác như EPS, ROE và ROA, chỉ số Tobin's Q vẫn được sửdụng trong một số nghiên cứu khác vì nó có một số ưu điểm riêng Chỉ số Tobin's Qđược tính bằng cách chia tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp cho tổng giá trị tàisản của doanh nghiệp Nó không chỉ phản ánh kết quả quá khứ mà còn phản ánh sự

kỳ vọng tương lai của nhà đầu tư, điều này rất quan trọng bởi vì đánh giá ngay giá trị

Trang 35

của doanh nghiệp trong ngắn hạn là khó khăn Nếu Tobin's Q lớn hơn 1, điều này chothấy giá trị thị trường của doanh nghiệp vượt qua giá trị tài sản của nó, và ngược lại.1.2.3 Mối quan hệ nhân qua giữa cấu trúc vốn và hiệu qua hoạt động

Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày ở trên cho thấymối tương tác giữa cấu trúc vốn và hệ quản trị doanh nghiệp (HQHĐ) Mối quan hệnày là nội sinh, cầu trúc vốn tác động đến HQHD và ngược lại Bằng chứng cho méi

quan hệ này đã được chứng minh bởi Demsetz và Villalonga (2001), cùng với các

nghiên cứu gần đây của Berger và di Patti (2006) và Margaritis và Psillaki (2007,2010) Những nghiên cứu này làm tăng tính xác thực cho lý thuyết chỉ phí đại diệncủa Jensen và Meckling (1976) và mở rộng mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc vốn

và HQHĐ dựa trên hai giả thuyết cạnh tranh là Giả thuyết Hiệu quả - Rủi ro và Giảthuyết Giá trị - Nhượng quyên

13 Các lý thuyết liên quan

1.3.1 Lý thuyết Modigliani và Miller (M&M) về cấu trúc vốn

Lý thuyết "Chính sách phân phối, chỉ phí sử dụng vốn và tài chính doanhnghiệp" đã được xây dựng bởi hai nhà kinh tế người Mỹ là Merton Miller vàFranco.H Modigliani (M&M), và họ đã được trao giải Nobel kinh tế vào năm 1990.Theo lý thuyết này, trong một thị trường vốn hoàn hảo (không có thuế, chỉ phí giaodịch hoặc chỉ phí phát hành), cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị của một côngty Bởi vì những nhà đầu tư luôn muốn tối đa hóa giá trị của mình, họ không quantâm đến việc giá trị của công ty đến từ cô tức hay lãi suất trên vốn Đồng thời, cácnhà quản lý và nhà đầu tư bên ngoài và bên trong không gặp bất kỳ sự chênh lệchthông tin nào, cho phép họ tính toán được lợi nhuận và dòng tiền tương lai của doanhnghiệp Theo M&M, đòn bay tài chính làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu nhưngkhông tăng giá trị cô phiếu Không có ảnh hưởng nào đến giá trị thị trường của doanhnghiệp khi sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ hoặc thâm dụng vốn cổ phan, và chiphi đại diện sẽ không thay đổi bất kể việc sử dụng ng hay không

Trang 36

Tuy nhiên, một số luận điểm của M&M bi bác bỏ bởi nghiên cứu thị trườngvốn cạnh tranh không hoàn hảo khi không có thuế là phi thực tế M&M đã nhận thấygiới hạn đó và thừa nhận rằng một phần của thị trường vốn không hoàn hảo trongtrường hợp có thuế Ngoài ra, những yếu tố khác ngoài nợ cũng ảnh hưởng đến cầutrúc vốn, ví dụ như chỉ phí phá sản và cách xác định chỉ phí đại diện.

1.3.2 Lý thuyết đánh đỗi

Trong nghiên cứu của Myers (1977), lý thuyết đánh đổi được đề cập đến dựatrên sự cân bằng giữa chỉ phí và lợi ích khi sử dụng nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữutrong một doanh nghiệp Nếu tỷ lệ nợ tăng và lợi ích thuế tăng, chỉ phí vay sẽ tănglên theo lý thuyết này Tuy nhiên, nếu lợi ích thuế không vượt quá chỉ phí vay, việcvay nợ không có ich cho doanh nghiệp Vì vậy, dé tối ưu hóa giá tri, các công ty luôncân nhắc tỷ lệ nợ và vốn cô phan trong cấu trúc vốn dựa trên nguyên tắc cân bằngnày Để đạt được giá trị tối đa, giá trị hiện tại của lợi ích thuế từ việc sử dụng nợ phải

đủ để đền bù cho các chỉ phí tăng lên từ việc sử dụng nợ, bao gồm cả chỉ phí vay vàchỉ phí đại diện Những chỉ phí tiềm tàng khác của nợ bao gồm chỉ phí phá sản và chỉphí đại điện giữa chủ sở hữu và chủ nợ, và do đó các nhà quản trị cần phải cân nhắc

sử dụng nợ để đạt được sự cân bằng giữa lợi ích và chỉ phí của nó

phải huy động tài chính bên ngoài trong tương lai Theo nghiên cứu của Myers (1984)

thấy rằng khi nguồn tài trợ của công ty không đáp ứng đủ thì bắt buộc công ty phảiđưa ra các biện pháp cấp bách cụ thể Họ sẽ bắt đầu với nợ, sau đó là chứng khoánlãi và vốn chủ sở hữu như một phương sách cuối cùng Chen (2004) cũng cho rằngkhả năng tiếp cận nguồn vốn nội bộ dễ dàng và chỉ phí giao dịch thấp hơn giải thíchcho việc sử dụng nguồn vốn nội bộ trước khi vay nợ Trên thực tế, Antzoulatos, et al

Trang 37

(2014) lập luận rằng các công ty có lợi nhuận cao có thể tài trợ cho các khoản đầu tưmới của họ bằng thu nhập giữ lại vì họ kiếm được nhiều hơn các công ty có lợi nhuậnthấp hơn Hơn nữa, họ cũng cho rằng các công ty ít sinh lời nhất sẽ sử dụng các khoản

nợ để đầu tư

1.3.4 Lý thuyết đại diện

Jensen và Meckling (1976) đã phát triển lý thuyết đại diện bằng cách lập luậnrằng chi phí đại điện, bao gồm chi phí cho cả nợ và vốn chủ sở hữu, là yếu tố quyếtđịnh cấu trúc vốn của một công ty Các chỉ phí đại diện bao gồm chỉ phí giám sát củachủ sở hữu, chi phí đảm bảo và tốn thất lợi ích Van đề về cấu trúc vốn bao gồm cácchỉ phí liên quan đến việc vay nợ như chỉ phí cơ hội do tác động của nợ đến các quyếtđịnh đầu tư của công ty, chỉ phí giám sát và chỉ tiêu trái phiếu của cả trái chủ và chủ

sở hữu - người quản lý và các chỉ phí liên quan đến phá sản, tái cấu trúc lại TheoHunsaker (1999), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tối ưu liên quan đến sự đánh déi giữahai loại chỉ phí đại diện này vì cả vốn chủ sở hữu và nợ đều phải chịu chỉ phí đại diện

Có nhiều phương pháp khác nhau đã được đưa ra nhằm giảm thiểu các vấn đềcủa doanh nghiệp Có thé là tăng quyền sở hữu của những người quản lý trong công

ty để gắn lợi ích của những người quản lý với lợi ích của chủ sở hữu, các hợp đồngtrả thưởng, các hoạt động liên kết và giám sát trong công ty - giám sát việc quản lýcủa các cổ đông lớn, sử dụng nợ tài trợ cho các nhà quản lý kỷ luật (Jensen 1986;Stulz 1990; Gul và Tsui, 1998) Tương tự, khả năng phá sản và mat viéc lam tang khi

sử dung ng (theo Grossman va Hart, 1982) Do đó, việc sử dụng các nguồn lực mộtcách hiệu quả và giảm mức tiêu thụ của họ vào các đặc quyền là cần thiết, các nhàquản lý nên lưu tâm, cân nhắc kỹ lưỡng Tuy nhiên, việc kiểm soát hoàn hảo là cực

kỳ tốn kém Vì lý do này, các vấn đề của doanh nghiệp không bao giờ có thể đượcgiải quyết một cách hoàn hảo và các nhà quản lý có thể không hành động hoàn toàn

vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông (Berger & Bannacorsi đi Patti, 2006)

1⁄4 Kết luận chương 1

Trang 38

Chương 1 đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữacấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam Nội dung đi vào tìm hiểu các nghiên cứu trước đó trong vàngoài nước dé đưa ra được khoảng trồng nghiên cứu Bên cạnh đó, chương này giớithiệu các khái niệm cơ bản về cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cácchỉ số đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Cùng với đó, chương | cũng trìnhbày các lý thuyết liên quan được áp dung cho nghiên cứu Đề chứng minh tác độngcủa cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam,chương 2 sẽ trình bay các giả thuyết và phương pháp nghiên cứu, sau đó tiến hànhphân tích và đánh giá đề rút ra kết luận cho các giả thuyết đã đề xuất.

Trang 39

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu

Đây là giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu, ở bước này tác giả lựa chọn vấn đềmình quan tâm, sau đó xác định vấn đề quan trọng cần được giải quyết từ vấn đềnghiên cứu nêu trên Cụ thể, trong khóa luận này, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đềliên quan đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bước 2: Tổng quan nghiên cứu

Căn cứ vào những nghiên cứu trước đó, tác giả phân tích và xác định những

nghiên cứu trước đó, cả trong nước và nước ngoài đã thực hiện được cái gì, như thếnào, tìm ra những khoảng trồng nghiên cứu để từ đó đánh giá và định hướng cho bài

nghiên cứu của mình.

Bước 3: Xây dựng các cơ sở lý thuyết và giá thuyết nghiên cứu

Bài nghiên cứu nay đã vận dụng các lý thuyết liên quan dé giải thích cho việctác động của cấu trúc vốn hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Đồng thời tácgiả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trong nước và nướcngoài có liên quan nhằm kiểm định các nhân tổ cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bước 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đếnhiệu quả hoạt động doanh nghiệp dựa trên các giả thuyết và mô hình của các nghiêncứu liên quan trong quá khứ.

Bước 5: Thu thập, xử lý, phân tích số liệu

Bước tiếp theo là thu thập, xử lý số liệu Ở bước này, tác giả sẽ xác định các dữliệu cần thu thập từ các sàn chứng khoán tại Việt Nam, tính toán và thực hiện phương

Trang 40

pháp thu thập di liệu dé đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và khả thi trong quátrình thu thập Sau khi thu thập dit liệu, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Stata 17 dé xử

lý và phân tích các dữ liệu thu thập được.

Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập, xử lý dữ liệu, tác giả sẽ xác định xem những nhân tố nào ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết để đưa ra những đánh giá,thảo luận xung quanh các kết quả tìm được

Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị

Dựa vào kết quả phân tích cùng với những nhận xét đi kèm, tác giả sẽ đề xuấtnhững khuyến nghị giúp các doanh nghiệp sử dung cấu trúc vốn hợp lý dé tăng hiệu

quả hoạt động cho doanh nghiệp.

2.2 Giả thuyết nghiên cứu

2.2.1 Sở hữu nhà nước (State ownership)

Tác động của Sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cóthể phụ thuộc vào mục đích sở hữu của Chính phủ và các cổ đông đại điện Trong khi

cổ đông thường tập trung vào tối đa hoá lợi nhuận, Chính phủ lại có nhiều mục đíchkhác nhau như tăng việc làm, liên quan đến chính trị, ngăn chặn sự thâm nhập củacác nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ sản xuất trong nước Các công ty có sự tham giacủa chính phủ hoặc sở hữu nhà nước có thể được hưởng lợi từ việc tiếp cận vốn vay

từ các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại do chính phủ hoặc nhà nước

quan lý Nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc của Kasseeah (2008) và Qi, Wu vàZang (2000) cũng cho thấy rằng các quyết định cho vay của các ngân hàng thường

không chỉ dựa trên tiêu chí lợi nhuận của công ty mà còn bị ảnh hưởng bởi các cá nhân đại diện cho sở hữu nhà nước trong công ty Bên cạnh đó, sở hữu nhà nước cũng

có thể có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua hỗtrợ của Chính phủ về khung pháp lý, thuế và quyền truy cập nguồn vốn

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w