1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếng anh thpt khóa k3 24 liên việt chuyên Đề nghiên cứu khoa học sư phạm Ứng dụng

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 152,33 KB

Nội dung

Các loại dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng NCKHSPƯD do giáo viên GV thực hiện thường quan tâm cải

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIẾNG ANH THPT

KHÓA K3.24 LIÊN VIỆT

Chuyên đề:

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Họ và tên: NGUYỄN THANH TRÚC Ngày sinh: 22/09/2002

Nơi sinh: Bình Phước SBD: 48

Trang 2

MỤC LỤC

I Các loại dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng 2

1.1 Đo kiến thức 2

1.2 Đo kĩ năng hoặc hành vi 3

1.3 Đo thái độ 4

II Phân tích quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường học 5

2.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu 5

2.2 Xác định mục tiêu và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề 7

2.2.1 Xác định mục tiêu 7

2.2.2 Xác định ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề 7

2.3 Cơ sở lí luận: 8

2.4 Xác định chiến lược, phương pháp nhiên cứu 8

2.4.1 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu, thiết kế và thực hiện tác động 8

2.4.2 Thiết kế và sử dụng công cụ thu thập dữ liệu; kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu 8

2.5 Phân tích dữ liệu 9

2.5.1 Mô tả dữ liệu 9

2.5.2 So sánh dữ liệu 9

2.5.3 Tương quan dữ liệu 9

2.6 Xác định những đóng góp của kết quả nghiên cứu vấn đề và những khuyến nghị cho hoạt động giáo dục, dạy học ở trường học 10

2.7 Viết bài báo cáo khoa học 10

Trang 3

NỘI DUNG

I Các loại dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học

sư phạm ứng dụng

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) do giáo viên (GV) thực hiện thường quan tâm cải thiện việc học tập các nội dung môn học được thể hiện dưới 2 dạng: kiến thức và kỹ năng Bên cạnh kiến thức và kỹ năng, các GV - người nghiên cứu

có thể muốn đo thái độ của học sinh (HS) đối với môn học và cách giảng dạy của GV Những thái độ này là kết quả phụ của quá trình học tập

Chúng ta thường sử dụng các bài kiểm tra viết để thu thập dữ liệu liên quan đến kiến thức, bảng kiểm quan sát để thu thập dữ liệu về hành vi/kỹ năng, và thang đo thái

độ để thu thập dữ liệu về thái độ của HS.

Thực tế nghiên cứu có 3 dạng dữ liệu cần thu thập từ HS Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu để sử dụng dạng dữ liệu cần thu thập phù hợp Sau đây là các phương pháp được sử dụng để thu thập ứng với từng dạng dữ liệu

1 Kiến thức Biết, hiểu, áp dụng … Dùng các bài kiểm tra thông thường hoặc

các bài kiểm tra được thiết kế đặc biệt

2 Hành vi/

kĩ năng

Sự tham gia, thói quen, sự thuần thục trong thao tác…

Thiết kế thang xếp hạng hoặc bảng kiểm quan sát

3 Thái độ Hứng thú, tích cực tham

gia, quan tâm, ý kiến

Thiết kế thang thái độ

I.1 Đo kiến thức

Các bài kiểm tra có thể sử dụng trong nghiên cứu tác động thay đổi nhận thức gồm các bài thi cũ và vác bài kiểm tra thông thường trong lớp

Theo cách này GV không phải mất công xây dựng và chấm điểm bài kiểm tra mới Các kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục cao hơn vì đó là các hoạt động bình thường trong lớp học Điều này làm tăng độ giá trị của dữ liệu thu được

Trang 4

Trong một số trường hợp, cần có các bài kiểm tra được thiết kế riêng Giải thích cho những trường hợp này:

- Thứ nhất, khi nội dung nghiên cứu nằm ngoài chương trình giảng dạy bình thường (không có trong sách giáo khoa hoặc trong phân phối chương trình)

- Thứ hai, nghiên cứu sử dụng một phương pháp mới, chẳng hạn giải toán sáng tạo Khi đó, cần điều chỉnh bài kiểm tra cũ cho phù hợp hoặc thiết kế bài kiểm tra mới Nên sử dụng các câu hỏi nhiều lựa chọn (CHNLC) trong trường hợp có thể Lý do là (1) bài kiểm tra sử dụng CHNLC bao quát được nội dung rộng hơn và đầy đủ hơn, (2) chấm điểm khách quan hơn, giúp tăng độ tin cậy của dữ liệu, và (3) chấm điểm nhanh hơn để có kết quả cho việc nhìn lại quá trình học tập và viết báo cáo CHNLC đặc biệt hữu ích trong các nghiên cứu tác động với mục đích nâng cao mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, trong đó đối với tiếng Anh là hoàn toàn hợp lí và phù hợp

I.2 Đo kĩ năng hoặc hành vi

I.2.1 Đo kỹ năng

Các nghiên cứu tác động về kĩ năng, căn cứ vào vấn đề nghiên cứu có thể đo các

kĩ năng của HS như:

• Sử dụng kính hiển vi (hoặc các dụng cụ khác)

• Chơi nhạc cụ

• Đánh máy

• Đọc diễn cảm bài thơ hoặc đoạn hội thoại

• Thuyết trình

I.2.2 Đo hành vi

Các nghiên cứu tác động để thay đổi hành vi, căn cứ vào vấn đề nghiên cứu có thể

đo các hành vi của HS (ví dụ: đi học đúng giờ, sử dụng ngôn ngữ, ăn mặc phù hợp, giơ tay trước khi phát biểu, nộp bài tập đúng hạn, tham gia hoạt động nhóm,…

Để đo các hành vi hoặc kỹ năng, người nghiên cứu có thể sử dụng:

 Thang xếp hạng có cấu trúc tương tự thang đo thái độ, nhưng mô tả chi tiết

hơn về các hành vi được quan sát

Trang 5

 Bảng kiểm quan sát dạng đơn giản nhất chỉ có hai loại phản hồi: có/ không,

quan sát được/không quan sát được, có mặt/vắng mặt, hoặc quan trọng/ không

quan trọng Tập hợp một bộ các câu hỏi dưới dạng này được gọi là một bảng kiểm, gồm nhiều kỹ năng nhỏ trong phạm vi kỹ năng cần đo, cần có số lượng

câu hỏi phù hợp

Để thực hiện bảng kiểm quan sát, có 2 cách:

 Quan sát công khai: đối tượng quan sát hoàn toàn ý thức được việc các em

đang được đánh giá Quan sát công khai có thể khiến người quan sát thấy được

hành vi của HS ở trạng thái tốt nhất Trong trường hợp này, học sinh đó có thể

cố làm tốt nhất, mặc dù bình thường HS đó có thể không làm như vậy Do đó,

dữ liệu thu được không khách quan vì đây có thể không phải hành vi tiêu biểu của HS này

 Quan sát không công khai: đối tượng không biết mình đang được đánh giá.

Các hành vi quan sát được đặc trưng cho các hành vi thông thường của HS

I.3 Đo thái độ

Đo thái độ của HS đối với việc học tập cũng cần được quan tâm vì thái độ tích cực

có ảnh hưởng đến hành vi và kết quả học tập của HS

Để đo thái độ, có thể sử dụng thang đo gồm từ 8-12 câu dưới dạng thang Likert Trong thang này, mỗi câu hỏi gồm một mệnh đề đánh giá và một thang đo gồm nhiều mức độ phản hồi Trong thực tế, thường sử dụng thang đo gồm 5 mức độ Điểm của thang được tính bằng tổng điểm của các mức độ được lựa chọn hoặc đánh dấu

Các dạng phản hồi của thang đo thái độ có thể sử dụng là: đồng ý, tần suất,

tính tức thì, tính cập nhật, tính thiết thực

Đồng ý Hỏi về mức độ đồng ý

Tần suất Hỏi về tần suất thực hiện nhiệm vụ

Tính tức thì Hỏi về thời điểm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ

Tính cập nhật Hỏi về thời điểm thực hiện nhiệm vụ gần nhất

Tính thiết thực Hỏi về cách sử dụng nguồn lực (ví dụ: sử dụng thời gian rảnh

Trang 6

rỗi, sử dụng tiền thưởng…)

Trang 7

II Phân tích quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng trong trường học

Để làm rõ quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

trong trường học, sau đây là phân tích cụ thể về hoạt động nghiên cứu “Nâng cao năng lực giao tiếp Tiếng Anh của học sinh lớp 10 thông qua phương pháp Giảng dạy Ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching - CLT) tại trường THPT Thống Nhất - tỉnh Bình Phước”:

II.1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu

II.1.1 Phân tích hiện trạng

Những hạn chế trong viêc dạy - học bộ môn Tiếng Anh và các hoạt động khác trong nhà trường được thể hiện cụ thể, ứng với những nguyên nhân sau:

Giao tiếp bằng Tiếng Anh còn hạn

chế ở địa phương (Bình Phước)

Môi trường học tập và sinh sống không có nhiều cơ hội ứng dụng giao tiếp bằng ngoại ngữ

HS không có động lực trau dồi kỹ

năng Nói bằng tiếng Anh

Bài thi Tiếng Anh trong nhà trường và kì thi THPT Quốc gia không bao gồm phần thi Nói

Nhà trường không có nhiều cuộc thi,

hoạt động liên quan tới ngoại ngữ

- Thiếu nguồn nhân lực và tài chính để tổ chức, lên ý tưởng và triển khai

- Không có kinh nghiệm tổ chức

HS có tâm lí lo sợ, ngại giao tiếp

- Sợ mắc lỗi (thiếu từ vựng, không lưu loát), tâm lí ngại đám đông,…

- Thiếu thiết bị phục vụ cho kỹ năng Nghe

- HS không có nhiều thời gian, cơ hội thực hành với GV và bạn học

Đối với những hạn chế nêu trên, đã có những biện pháp được đề xuất, tiêu biểu như:

- Trao bằng khen cho những HS có thành tích tốt trong bộ môn Tiếng Anh;

Trang 8

- Cung cấp loa, đài đáp ứng nhu cầu ôn luyện kỹ năng Nghe.

Tuy nhiên, những biện pháp trên chưa thực sự tối ưu để cải thiện chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS do chưa tác động chưa đủ lớn Từ những

nguyên nhân đã nêu trên, “HS có tâm lí lo sợ, ngại giao tiếp” có thể coi là nguyên nhân

chủ quan tác động tới tâm lí, chất lượng và kết quả học tập của học sinh, song cũng là nguyên nhân dễ tiếp cận nhất để cải thiện mục tiêu đề ra

II.1.2 Giải pháp thay thế:

Năng lực giao tiếp của HS phụ thuộc chính vào 2 kỹ năng: Nghe và Nói Dựa vào đây cần tìm kiếm những nghiên cứu đã được trình bày và đề xuất trước đó (trong vòng 5 năm trở lại) nhằm hỗ trợ cải thiện khả năng giao tiếp tiếng anh của HS, được kiểm duyệt bởi cơ quan ban ngành có thẩm quyền, có thông tin chính gốc, mang tính đóng góp, nghiên cứu

- Nguyễn Văn Hoàng Sơn: “Using ICT resources to improve grade 11 students’

listening skills at a high school in Dong Nai Province” (2023);

- Nguyễn Thị Hồng Chuyên và Phạm Thị Nương: “Áp dụng kỹ thuật tranh biện để

nâng cao kỹ nâng Nói cho cho HS lớp 10” (2023);

- Vương Hồng Hạnh: “Quản lí dạy học môn tiếng Anh cho HS trung học cơ sở

theo hướng phát triển năng lực thực hành tiếng trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới” (2020)

II.1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu

Với đề tài nêu trên, có thể xác định được các vấn đề nghiên cứu và các loại dữ liệu cần thu thập như sau:

Chủ đề Nâng cao năng lực giao tiếp Tiếng Anh của HS lớp 10 thông qua

phương pháp Giảng dạy Ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching – CLT) tại trường THPT Thống Nhất - tỉnh Bình Phước

Vấn đề

nghiên

cứu

- Phương pháp Giảng dạy Ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching - CLT) có thể cải thiện và nâng cao năng lực giao tiếp Tiếng

Trang 9

Anh của HS lớp 10 THPT Thống Nhất (Bình Phước) không ?

- HS lớp 10 có quan tâm và mong muốn phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh không ?

Dữ liệu

sẽ được

thu thập

1 Bảng điều tra mức độ thành thạo, trôi chảy trong kỹ năng Nghe-Nói và ứng dụng trong giao tiếp của HS lớp 10 tại trường THPT Thống Nhất

2 Kết quả đánh giá phiếu bài tập Tiếng Anh liên quan tới kỹ năng Nghe-Nói của HS lớp 10 trường THPT Thống Nhất

3 Kết quả các bài kiểm tra và xếp hạng, bảng điểm của bộ môn Tiếng Anh của HS lớp 10 trường THPT Thống Nhất

Giả

thuyết

1 Có, nó sẽ phát triển được năng lực giao tiếp Tiếng Anh của HS lớp 10 trường THPT Thống Nhất

2 Không, nó sẽ làm chậm quá trình tiếp thu và không cải thiện được khả năng giao tiếp của HS lớp 10 trường THPT Thống Nhất

2.2 Xác định mục tiêu và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề

2.2.1 Xác định mục tiêu

Nghiên cứu này định hướng nâng cao năng lực giao tiếp của từng HS, thay đổi thái độ, tinh thần học tập của HS theo hướng tích cực hơn đối với môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng Nghe-Nói nói riêng, đồng thời cải thiện những khuyết điểm trong giảng dạy truyền thống không hướng tới nâng cao năng lực giao tiếp của HS lớp 10 trong nhà trường

2.2.2 Xác định ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề

- Ý nghĩa khoa học:

+ Nâng cao tinh thần, thái độ học tập của HS với bộ môn Tiếng Anh;

+ Cải thiện kỹ năng Nghe-Nói bằng tiếng Anh của HS trong học tập

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Khuyến khích mở rộng và triển khai các cuộc thi, hoạt động về giao lưu Tiếng Anh trong nhà trường và tại địa phương

+ Nhấn mạnh đề cao tinh thần làm việc của các giáo viên liên quan tới bộ môn, chú trọng tập trung thêm vào các thiếu sót chưa được hoàn thiện của môn học

Trang 10

2.3 Cơ sở lí luận:

Những thuật ngữ chính cần tập trung bao gồm: Phương pháp Giảng dạy Ngôn

ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching - CLT), năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, HS THPT, từ đây tìm kiếm những tài liệu thông tin tập trung vào 3 thuật ngữ

này

 2.4 Xác định chiến lược, phương pháp nhiên cứu

Phụ thuộc vào vào đặc điểm của vấn đề nghiên cứu (đánh giá thái độ của HS với việc thực hành giao tiếp tiếng Anh và thu thập số liệu từ kết quả để đánh giá ảnh hưởng của phương pháp dạy học mới), việc kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng

để thu được kết quả toàn diện là hoàn toàn phù hợp

2.4.1 Lựa chọn thiết kế nghiên cứu, thiết kế và thực hiện tác động

Lựa chọn dạng “Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên”, cụ thể là nhóm 1 (N1) gồm các HS giỏi và nhóm 2 (N2) gồm các HS có điểm số thấp hơn, nhưng cả 2 đều đạt điểm số tương đương nhau trong môn Tiếng Anh

Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ

2.4.2 Thiết kế và sử dụng công cụ thu thập dữ liệu; kiểm chứng độ tin cậy và độ giá

trị của dữ liệu

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý Rất

đồng ý

1 Tôi chắc chắn mình có khả năng

Nghe-Nói tiếng Anh

2 Tôi tự tin trước đám đông

3 Tôi cảm thấy giao tiếp bằng

Tiếng Anh không quá quan trọng

4 Bài học tiếng Anh trên lớp không

cho tôi cơ hội giao tiếp

Trang 11

5 Từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh

của tôi chưa đủ tốt

2.5 Phân tích dữ liệu

Dùng thống kê để phân tích các dữ liệu thu thập được nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu đúng đắn Thống kê là “ngôn ngữ thứ hai” làm cầu nối giữa người nghiên cứu với người sử dụng nghiên cứu, bao gồm 3 nhiệm vụ chính:

2.5.1 Mô tả dữ liệu

Các dữ liệu thô sẽ được chuyển thành thông tin có thể sử dụng được trước khi truyền đạt những kết quả nghiên cứu cho các đối tượng có quan tâm

Hai câu hỏi cơ bản cần trả lời khi mô tả kết quả nghiên cứu: (1) “Điểm số tốt đến mức độ nào?”; (2) “Điểm số phân bố rộng hay hẹp?” Về mặt chuyên môn, hai câu hỏi này liên quan đến độ tập trung và độ phân tán của dữ liệu

2.5.2 So sánh dữ liệu

Chức năng thứ hai của thống kê trong NCKHSPƯD là so sánh dữ liệu, bao gồm các câu hỏi chính: (1) Kết quả của các nhóm có khác nhau không? Sự khác nhau ấy có ý nghĩa hay không?; (2) Mức độ ảnh hưởng của tác động này lớn tới mức nào?; (3) Mức độ ảnh hưởng của tác động này lớn tới mức nào?

Các phép đo để so sánh dữ liệu bao gồm phép kiểm chứng t-test (sử dụng với dữ liệu liên tục), phép kiểm chứng Khi bình phương (sử dụng với dữ liệu rời rạc), và Độ

chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (đo mức độ ảnh hưởng) Cả hai phép kiểm chứng t-test và Khi bình phương đều được sử dụng để xác định xem tác động mang lại tiến bộ về

điểm số có ý nghĩa (hay chỉ xảy ra ngẫu nhiên)

2.5.3 Tương quan dữ liệu

Chức năng thứ ba của thống kê trong nghiên cứu tác động là liên hệ dữ liệu

Để xem xét mối liên hệ giữa hai dữ liệu cùng một nhóm, ta sử sụng Hệ số tương

quan Pearson (r) Khi nhóm duy nhất thực hiện hai bài kiểm tra hoặc làm một bài kiểm

tra hai lần, chúng ta cần biết tương quan giữa điểm số của hai bài kiểm tra Hệ số tương quan Pearson (r) được sử dụng để đo mức độ tương quan

Trang 12

2.6 Xác định những đóng góp của kết quả nghiên cứu vấn đề và những khuyến nghị cho hoạt động giáo dục, dạy học ở trường học.

2.7 Viết bài báo cáo khoa học

Báo cáo đề tài khoa học phải được trình bày theo một cấu trúc logic chặt chẽ với trình tự các phần: mở đầu, các chương, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục

Sau khi hoàn tất những phần việc trên, cần tập hợp các nội dung đó thành một bài viết hoàn chỉnh theo yêu cầu của cấp quản lí chuyên môn Có nhiều loại tài liệu khoa học khác nhau, mỗi loại có yêu cầu bố cục và trình bày khác nhau

Thông thường, một đề tài nghiên cứu khoa học phải được bảo vệ trước hội đông gồm các nhà chuyên môn Các nội dung cơ bản của đề tài (mục đích, đối tượng, phương pháp, kết quả, thảo luận, kết luận, đề nghị) được trình bày ngắn gọn, cô đọng trong khoảng 15 – 30 phút Sau đó, các thành viên hội đồng sẽ phản biện, chất vấn và nhận xét

về chất lượng đề tài

Bài báo cáo dựa chủ yếu vào bài viết, nhưng không phải là bản sao nguyên vẹn của bài viết Để có được kĩ năng thuyết trình trước đám đông, người báo cáo cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng

Ngày đăng: 30/11/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w