Vì vậy, để có thể đứng vững trong nền kinh tế số nhiều chuyển biến như hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi không ngừng và tận dụng các giải pháp, công nghệ mới sao ch
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ĐỀ TÀI 10
Tổng quan về công nghệ thông tin
1.1.1 Khái niệm về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin – Information Technology (IT) là một khái niệm được tờ Harvard Business Review, một tạp chí do NXB trường kinh doanh Harvard thuộc trường kinh doanh Harvard, Hoa Kỳ đưa ra lần đầu bởi hai tác giả là Harold J Leavitt và Thomas L Whisler vào năm 1958 Vào năm 1958, công nghệ vẫn chưa phát triển, phổ biến rộng rãi như hiện nay Hai ông đã bình luận trên tờ tạp chí rằng: “Công nghệ mới vẫn chưa có một cái tên riêng được công bố Chúng ta nên gọi nó là Công Nghệ Thông Tin” Định nghĩa của họ về công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm ba loại: kỹ thuật xử lý, áp dụng kỹ thuật, công dụng thống kê, toán học để đưa ra quyết định và mô phỏng tư duy bậc cao thông qua máy tính Ở Việt Nam, công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa như sau: "Là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội"
Nói cách khác, CNTT là một nhánh ngành nghiên cứu, sử dụng máy tính, thiết bị lưu trữ, mạng hay bất kì loại thiết bị vật lý, cơ sở hạ tầng, cấu trúc nào và có quy trình để tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật, trao đổi các dạng dữ liệu điện tử Thông thường, CNTT được dùng trong hoạt động kinh doanh, trái ngược với công nghệ được sử dụng cho mục đích cá nhân hay giải trí Bên cạnh đó, việc sử dụng CNTT cho mục đích thương mại bao gồm cả công nghệ máy tính và viễn thông hay còn được gọi là Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Information and Conmmunication Technology (ICT) Hệ thống công nghệ thông tin - Information technology system (IT System) là một hệ thống thông tin, giao tiếp, truyền thông Hay nói một cách cụ thể hơn, hệ thống công nghệ thông tin là một hệ thống máy tính bao gồm tất cả thiết bị ngoại vi, chất bán dẫn, phần cứng, phần mềm, các thiết bị truyền thông, vô tuyến được vận hành và sử dụng bởi một nhóm người sử dụng CNTT
Thuật ngữ CNTT còn được dùng để phân biệt giữa các loại máy móc được tạo ra có mục đích, được thiết kế để làm nhiệm vụ cụ thể, có giới hạn khả năng và các loại máy móc đa chức năng, có thể được lập trình cho các nhiệm vụ khác nhau
1.1.2 Lịch sử hình thành nên CNTT
Theo như tìm hiểu và nghiên cứu trên những dữ liệu đã được lưu trữ và xử lí, ta có thể phân biệt CNTT thành 4 giai đoạn: tiền cơ khí (3000 TCN - 1450 SCN), cơ khí (1450-1840), cơ điện (1840-1940) và điện tử (1940) đến nay
Thời kỳ tiền cơ khí - pre-mechanical (3000 TCN - 1450 SCN): khi con người bắt đầu giao tiếp, họ cũng sử dụng các vật dụng khác nhau để khắc lên đồ vật những thông tin, dữ liệu, dấu hiệu Sau khi cho ra đời hệ thống chữ số, chiếc bảng tính nguyên thủy nhất cũng xuất hiện dưới dạng que tính hay bàn tính tay
Thời kỳ cơ khí - mechanical (1450-1840): đây là thời kì đánh dấu những bước ngoặt trong lịch sử hình thành CNTT Thời kì này đã mở ra những dấu hiệu tồn tại của công nghệ một cách rõ rệt hơn, không còn mông lung, mơ hồ như khi ở thời kì tiền cơ khí, thuở sơ khai Chiếc máy tính đầu tiên được ra đời bởi Blaise Pascal vào năm 1640 để thực hiện những phép tính cơ bản Dần dần đến năm 45 của thế kỉ XVII, các loại máy tính cơ học có khả năng thực hiện các loại phép tính cơ bản số học bốn phép tính dần được phát triển nhiều hơn
Thời kỳ cơ điện - electromechanical (1840-1940): đây có thể gọi là thời kì nền tảng vững chắc cho thời kỳ hiện đại sau này nói chung và với CNTT nói riêng với sự xuất hiện của chiếc máy vi tính điện tử đầu tiên Nó có chiều cao 2,8m dài 20m, có thể thực hiện 5000 phép cộng trong 1 giây Những chiếc radio, mã morse… là những phát minh mang tính cách mạng được ra đời
Thời kì điện tử - electronic (1940-Hiện tại): vào những năm 40 của thế kỉ XX, sử dụng van hoặc rơle để điều khiển, sử dụng, làm cho máy tính vận hành được xuất hiện Hay Zuse Z3 điện cơ được hoàn thành năm 41 của thế kỉ XX Zuse Z3 điện cơ là chiếc máy tính đầu tiên có thể lập trình được trên thế giới Kiểm chứng theo tiêu chuẩn hiện đại thì có thể nói đây là một trong những chiếc máy tính hoàn chỉnh đầu tiên Vào khoảng thời gian thế chiến thứ II, từ những năm 1943 đầu 1945, Thomas Harold Flowers - một kỹ sư và một nhóm phá mã người Anh đã cùng nhau phát triển nên máy tính kỹ thuật số điện tử đầu tiên gọi là Colossus dùng để giải mã các mật mã, thông điệp Lorenz của Đức, sử dụng van nhiệt điện để thực hiện các hoạt động Boolean và chương trình đếm Dù được lập trình với một mục đích, nhiệm vụ duy nhất, không có khả năng lưu trữ, được lập trình nên bằng cách dùng các phích cắm và các công tắc từ đó thay đổi được hệ thống dây điện ở bên trong Không thể không kể đến ENIAC, chiếc máy tính kỹ thuật số điện tử đầu tiên được lập trình cho mọi mục đích ENIAC là máy hoàn chỉnh turing và có thể giải quyết các vấn đề toán số thông qua quá trình lập trình lại Tiếp đó, máy tính kỹ thuật số điện tử có thể lưu trữ và sử dụng chương trình hiện đại đầu tiên Manchester Baby cũng ra đời Manchester Baby được chạy chương trình lần đầu vào ngày 21/6/1948 Sau đó, các loại máy tính càng hiện đại dần cũng đánh dấu sự tồn tại của mình vào lịch sử phát triển, đưa nhân loại ngày càng đi lên theo chiều hướng phát triển tích cực của CNTT Có thể kể đến như Ferranti Mark I, máy tính lưu trữ chương trình kỹ thuật số điện tử có sẵn trên thị trường đầu tiên Nó chứa 4.050 van, tiêu thụ 25 Kilowatt điện Hay Transistorized - chiếc máy tính được nghiên cứu và phát triển nên tại Đại học Manchester và đưa vào hoạt động vào tháng 11/1953 Transistorized đã sử dụng điện ở mức 150 watt trong phiên bản cuối cùng của nó
Công nghệ bán dẫn cũng tạo ra nhiều bước ngoặt đột phá khác như:
- Mạch tích hợp IC (Integrated Circuit) mà cha đẻ là Jack Kilby ở Texas Instruments và Robert Noyce ở Fairchild Semiconductor vào năm 1959
- Bóng bán dẫn hiệu ứng trường kim loại oxit bán dẫn (MOSFET - Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor) phát minh bởi Mohamed Atalla và Dawon Kahng tại Phòng thí nghiệm Bell năm 1959
- Bộ vi xử lý (CPU - Central Processing Unit hoặc CHIP) được phát minh bởi Ted Hoff, Federico Faggin, Masatoshi Shima và Stanley Mazor tại Intel năm 1971 Nhờ có những phát minh vô cùng cần thiết và mang tính cách mạng này mà máy tính cá nhân (PC - Personal Computer) được phát triển vào những năm 70 thế kỉ XX và sự xuất hiện của ICT - Công nghệ thông tin và truyền thông
Năm 1969, Internet xuất hiện và trở nên càng bùng nổ hơn với sự ra đời của World Wide Web vào năm 1991 Mở ra một kỉ nguyên mới về công nghệ, thời đại 4.0
1.1.3 Vai trò và ứng dụng
Công nghệ thông tin nắm vai trò vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển của xã hội Thông qua các ứng dụng của CNTT, hàng loạt các ngành khoa học, công nghiệp, dịch vụ được ra đời và phát triển vượt bậc Trong đó ta có thể kể đến các lĩnh vực nổi trội như giáo dục, tài chính - ngân hàng, y tế… mà ta có thể đưa ra vài ví dụ về ứng dụng như sau:
Về giáo dục, ta có thể thấy qua hai năm sống trong đại dịch Covid-19, ngành giáo dục của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến liên tục Hiện tại, giáo viên sẽ dạy học trên các nền tảng hội họp trực tuyến như Google Meet (Hangout), Zoom, Microsoft Teams… Đồng thời việc liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh học sinh được tăng cường thường xuyên hơn thông qua các nhóm mạng xã hội của Zalo, Facebook… Từ đó đem lại giá trị giáo dục cao hơn khi có sự trao đổi tốt hơn giữa phụ huynh và giáo viên Không chỉ vậy, các năm gần đây, việc lưu trữ điểm số, bài giảng điện tử, sách giáo khoa điện tử cũng được triển khai rộng rãi ở các cấp học
Về tài chính - ngân hàng, hiện tại các ngân hàng hầu hết đã triển khai các ATM cùng với ví điện tử Giờ đây khách hàng không cần phải ra các chi nhánh ngân hàng để thực hiện các giao dịch nữa, mà chỉ cần ra các trụ ATM, hoặc thậm chí là chỉ cần chiếc điện thoại thông minh – smartphine và kết nối mạng là thực hiện được các giao dịch Việc này góp phần đẩy mạnh thói quen tiêu dùng cũng như số lượng giao dịch tài chính của người tiêu dùng Cũng như giáo dục, đối với lĩnh vực y tế, việc lưu trữ thông tin của bệnh nhân cũng mang lại nhiều bước phát triển của dịch vụ y tế Đồng thời, sự trao đổi thông tin liên tục mang lại cập nhật mới nhất về các bệnh, hội chứng Qua đó phát triển trình độ y học cũng như dòng lưu chuyển kiến thức giữa mọi nơi diễn ra nhanh hơn Các ứng dụng của CNTT trong cách mạng 4.0 như in 3D cũng đem lại nhiều giải pháp hơn như thay thế nội tạng hoặc bộ phận cơ thể, mở ra một lĩnh vực mới trong ngành y tế
Hiện tại, CNTT là một ngành với sức hút lớn, thu hút lượng lớn sự quan tâm của dư luận, của tất cả mọi người trên thế giới CNTT phủ sóng, bao trùm toàn bộ cả thế giới Dường như ta có thể thấy rằng ở đâu cũng sẽ có vết tích của nó để lại, miễn là nơi đó có sự tồn tại, có sự sống của con người Vậy nên ta cũng có thể nói rằng CNTT và con người ở hiện tại thì phụ thuộc vào nhau Nhờ có nó mà cuộc sống của con người đã được cải thiện, hiện đại hơn rất nhiều so với vài thập kỷ trước Sự phát triển của nó là không ngừng, luôn có sự thúc đẩy, cạnh tranh giúp nó ngày càng trở nên bùng nổ hơn nữa Nhờ có CNTT mà hàng loạt các doanh nghiệp thu về cho mình lượng lợi nhuận ròng lớn, nâng mức GDP của cả nước lên như IBM, Microsoft, HP, Oracle,Apple, Samsung… Nhưng cũng vì đó là một ngành đòi hỏi sự phát triển không ngừng, thế nên cũng có rất nhiều doanh nghiệp không theo kịp xu hướng thời đại mà trở nên thất bại thậm chí dẫn đến phá sản hay phải bán, chuyển nhượng doanh nghiệp như Nokia, Real Networks, QuarkXPress, Iomega, Yahoo…
Giới thiệu tổng quan về đề tài: “Nghiên cứu công nghệ RPA và ứng dụng
1.2.1 Lý do chọn đề tài
Với bối cảnh của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo sự cấp thiết của chuyển đổi số trong doanh nghiệp và ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh kéo dài, mỗi doanh nghiệp đã đến lúc cần phải cải tiến quy trình hoạt động, thay đổi cơ cấu kinh doanh để đảm bảo tốc độ và năng suất làm việc
Vậy cải tiến quy trình hoạt động và thay đổi cơ cấu kinh doanh cụ thể là như thế nào? Điều này phụ thuộc vào tiêu chí từng doanh nghiệp nhưng có thể hiểu đơn giản là thiết lập một hệ thống mới, ở đó các doanh nghiệp nâng cao hoạt động nhờ tích hợp công nghệ mới hay cắt bớt các quy trình rườm rà, nhàm chán, thay thế bằng cách thức vận hành mới Nhờ đó, tái cơ cấu lại nhân lực doanh nghiệp, phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả vào những công việc kinh doanh cốt lõi, mang lại nhiều lợi ích hơn Để có thể thực hiện thành công quá trình cách mạng số doanh nghiệp của mình, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm ra một công nghệ thực sự phù hợp
Giữa hàng loạt các giải pháp công nghệ đang trên đà phát triển như RPA, Big Data, IOT,
AI, Blockchain, Điện toán đám mây (Cloud),…thì RPA cũng chính là một trong những giải pháp tối ưu, đặc biệt là trong các ngành bán lẻ, thương mại điện tử, ngân hàng,…Với tính năng tự động hóa và khả năng bắt chước hành vi con người, RPA có thể thay thế các công việc có khối lượng lớn, lặp đi lặp lại, cần thời gian xử lý ngắn và đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối Nhờ mang lại nhiều lợi thế vượt trội, RPA đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rãi: AT&T Deutsche Bank, American Express, TP Bank,… Một số báo cáo chỉ ra rằng RPA sẽ trở thành phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của thị trường phần mềm doanh nghiệp toàn cầu với các con số ấn tượng về mức tăng trưởng và doanh thu đạt được Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã đón đầu xu thế phát triển của RPA và sử dụng trong doanh nghiệp, nhờ đó đạt được tốc độ doanh thu hiệu quả, giải phóng con người khỏi việc làm thủ công, mang lại giá trị cao hơn trong cùng số giờ làm việc so với trước kia
Tuy nhiên, về tổng quan, mức độ phủ sóng của RPA trên thị trường Việt Nam vẫn ở mức trung bình, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn xa lạ với công nghệ này, vì đắn đo về mức độ hiệu quả cũng như e ngại về chi phí đầu tư Vì vậy, để các doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để các lợi thế công nghệ sẵn có cũng như nắm bắt và dễ dàng tiếp cận hơn với RPA, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu về đề tài RPA và các ứng dụng thực tế để mở ra nhiều hướng đi cho doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số, vực dậy nền kinh tế sau Covid Bên cạnh đó, RPA là một công nghệ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thương mại điện tử, với định hướng nghề nghiệp sau này, nhóm chúng em mong muốn nghiên cứu về công nghệ RPA để tương lai có cơ hội ứng dụng, hỗ trợ cho doanh nghiệp của mình hoạt động được hiệu quả và năng suất hơn
Tóm lại, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các kiến thức đã học về cơ sở Công nghệ thông tin và sự tìm hiểu về công nghệ RPA với mong muốn giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với giải pháp RPA, giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp, đồng thời mỗi thành viên nhóm nghiên cứu vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sau này
1.2.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học, trong thời đại phát triển như vũ bão của internet, các công nghệ số đã dần được ứng dụng trong doanh nghiệp ngày một nhiều Số hóa mang lại một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu Ở Việt Nam chuyển đổi số đóng góp rất nhiều vào xây dựng, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại cơ hội hợp tác và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa các lĩnh vực kinh doanh
Một quy trình chuyển đổi số có thể diễn ra theo các bước sau:
1 RDA (Robotic Desktop Automation ): sử dụng các thiết bị phần cứng (chuột, bàn phím…) để thao tác thủ công hướng tới mục đích
2 RPA (Robotic Process Automation): ở giai đoạn này, các công việc thủ công được thực hiện bằng các bot phần mềm tự động
3 ML (Machine Learning): giai đoạn dùng các hệ thống máy tính có thể học hỏi và thích nghi được mà không phải làm theo các chỉ dẫn cụ thể
4 AI (Artificial Intelligence): máy móc miêu tả hoạt động thông minh của con người, thông qua các công cụ phân tích mô tả và đưa ra quyết định, có thể học tập, nghĩ suy để thích nghi được với một môi trường cụ thể nào đó
Hình 1.1 Quy trình chuyển đổi số
Có thể thấy, trong quá trình chuyển đổi số, RPA giữ vị trí quan trọng và dường như không thể thiếu Tuy RPA chỉ đang nắm giữ trong vai trò khởi đầu cho công cuộc số hóa nhưng lại là một mắt xích quan trọng không thể thiếu, nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện mở rộng cho quá trình chuyển đổi số Ý nghĩa thực tiễn, mỗi phát minh công nghệ nổi bật được ứng dụng nhiều hiện nay như:
Big Data, AI, IoT, Điện toán đám mây, RPA,… mang lại những tính năng và ưu điểm riêng Song, chúng đều là những xu hướng và giải pháp công nghệ đi đầu của thời đại, trong đó RPA, với tốc độ tăng trưởng gần 20% mỗi năm đã trở thành một trong những cứu cánh đắc lực cho nền kinh tế trong đại dịch Covid, nhanh chóng thích nghi và phục hồi trong tình thế mới, đảm bảo tốc độ phát triển của công nghệ và công cuộc hiện đại hóa đất nước
Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, xuất hiện nhu cầu sử dụng công nghệ nhằm duy trì khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp
Sau khi dịch bệnh có chiều hướng thuyên giảm đi, các chủ doanh nghiệp hy vọng có thể sử dụng công nghệ để vượt lên, rút ngắn thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp của mình Với sự ứng dụng công nghệ tự động hóa vào doanh nghiệp, RPA đã có thể làm sáng tỏ hiệu quả cụ thể, bao gồm:
- Chi phí vận hành giảm đến 60%
- 90% thời gian được tiết kiệm cho việc xử lý tác vụ (so với thực hiện bằng thủ công)
- Hiệu suất doanh nghiệp được tăng 80% (khi thực hiện đầy đủ)
- Bảo mật an toàn các dữ liệu và quản trị một cách khoa học hơn
- Hợp lý hóa, rút ngắn các quy trình kinh doanh và sắp xếp hợp lý, tối giản nguồn nhân lực
- Tạo cảm hứng cho nhân viên bằng cách loại bỏ những công việc nhàm chán, Xây dựng hình tượng chuyên nghiệp trong ấn tượng của khách hàng và đối tác
Như vậy, nhờ ứng dụng RPA, nhiều doanh nghiệp đã có thể cắt giảm được nhiều chi phí sản xuất, giảm thiểu tối đa rủi ro trong đại dịch, tiết kiệm thời gian vận hành lại mang đến độ chính xác cao Tự động hóa hạn chế các thao tác cần đến con người, giúp tạo môi trường làm việc từ xa, đặc biệt phù hợp với tình hình dịch bệnh, chế độ và hình thức làm việc nhưng vẫn đảm bảo quy tắc 5K
1.2.3 Định vị RPA trên thị trường và tìm hiểu một số tác vụ áp dụng RPA
Xu hướng phát triển của RPA
Theo Gartner, công nghệ RPA nằm trong top 10 các khuynh hướng công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới những năm 2020s, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn
Hình 2.1Quy mô thị trường ứng dụng và dịch vụ công nghệ RPA 2016 - 2022
Theo một báo cáo gần đây của Grand View Research, thị trường tự động hóa RPA đã tăng 38,9% vào năm 2020, xấp xỉ lên đến khoảng 1,9 tỷ USD, là phân khúc phát triển nhanh nhất và dự kiến đạt 13,47 tỷ USD vào năm 2028
Riêng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, theo PwC quy mô thị trường tự động hóa trong đó có Việt Nam ước tính 2,9 tỷ USD năm 2021 Theo nhiều nghiên cứu, đánh giá, Việt Nam là thị trường mới nổi trong những năm gần đây với quy mô thị trường lên đến hàng trăm triệu USD
TÌM HIỂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
Tổng quan về RPA
Thuật ngữ RPA lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012, khi lĩnh vực này mới phát triển Thời điểm đó, một người phát triển công nghệ này là Pat Geavy, tại Blue Prism là người nghĩ ra thuật ngữ RPA
RPA là viết tắt của Robotic Process Automation (tạm dịch là Tự động hóa quy trình bằng robot) Thoạt đầu nhìn vào, có thể thấy thuật ngữ này hơi khó hiểu Từ “Robot” trong RPA ở đây không phải nói đến một con robot vật lý làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp mà nó là một robot chạy trên phần mềm máy tính (software-based robot), bây giờ người ta thường gọi là bot
Thông qua việc thu thập các dữ liệu, một RPA bot có thể mô phỏng thao tác lặp đi lặp lại thường xuyên và thay thế con người xử lý các tác vụ kỹ thuật số như diễn giải, kích hoạt hay giao tiếp với ứng dụng và hệ thống, cho phép con người có thể xây dựng cấu hình cho các ứng dụng máy tính, hay mô phỏng robot, ví dụ như trong sản xuất ôtô có thể cấu hình máy móc sản xuất khung, sàn cho các tay máy robot
Trong kinh doanh và sản xuất, RPA được ứng dụng một cách đúng đắn, có thể tối thiểu được các chi phí về nhân sự như tiền lương, bảo hiểm… hay cũng có thể tối thiểu được những sai sót trong hàng loạt các quy trình sản xuất hay quá trình kinh doanh Chỉ một phần mềm được tích hợp vào máy tính, RPA có thể tự động hóa quy trình doanh nghiệp, thay thế các công việc bàn giấy, trở thành nguồn nhân lực mới trong doanh nghiệp, được nhân cách hóa bằng các tên gọi như “lao động kỹ thuật số” hay “công nhân kỹ thuật số” (lao động trí thức ảo)
Hiện tại, khái niệm RPA đang được ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Nghĩa rộng: Nó là một sự cải cách tổng thể của tiện ích công nghệ Rule Engine (Rules Engine: là tính năng cho phép khách hàng tùy chỉnh các thao tác xử lý requests hoặc tùy chỉnh cấu hình lưu trữ dữ liệu (Caching) trên hệ thống CDN (Content Delivery Network) dựa theo các quy tắc (Rule) đã được thiết lập trước.) và công nghệ nhân tạo AI
- Nghĩa hẹp: Đây chính là hoạt động dựa vào công nghệ có tên Rule Engine nhưng sẽ không có công nghệ nhân tạo AI
3 tiêu chí cốt yếu của một hệ thống RPA:
+ Tương tác với các hệ thống khác theo bất kỳ cách nào để loại bỏ màn hình hoặc tích hợp API – giao diện lập trình ứng dụng
+ Có thể đưa ra quyết định
+ Đước tích hợp một giao diện lập trình bot
Kể từ khi Kỷ nguyên Thông tin ra đời, chúng ta đã trải qua nhiều làn sóng tự động hóa quy trình như:
- Năm 1970 đến 1990: Tự động hóa bằng máy tính (Computerized Automation)
- Những năm 90: Quản lý quy trình kinh doanh (Business Process Management – BPM)
- Những năm 2000: RPA ra đời
Ra đời từ đầu năm 2000, RPA ngày một lớn mạnh Tuy nhiên, nó bị phụ thuộc vào Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), công nghệ Quét dữ liệu màn hình (Screen Scraping) và công nghệ Tự động hóa quy trình làm việc (Workflow Automation and Management Tools) So với những công nghệ đi trước nó, RPA đã ngày được nâng cấp và cải tiến hơn về chức năng
Công nghệ Tự động hóa quy trình làm việc được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1920, phổ biến hơn vào những năm 1990 Nhờ khả năng xử lý dữ liệu dựa trên các lĩnh vực mà người dùng quan tâm, nó đã loại bỏ nhu cầu nhập dữ liệu thủ công, đồng thời tăng tốc độ, hiệu quả độ chính xác khi xử lý dữ liệu cho doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo (AI) là thuật ngữ chung để chỉ khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thông thường cần đến sự can thiệp và trí tuệ của con người của các hệ thống máy tính để Mặc dù AI có ưu điểm về độ chính xác và khả năng thay thế lao động thủ công, nhưng nó cũng có thể khá đắt đỏ cho doanh nghiệp
Có thể nói, lịch sử của RPA bắt đầu từ việc sử dụng một số công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh Với sự xuất hiện của AI, RPA đã được tích hợp thêm các chức năng tư duy nhận thức Do đó, nhiều nhà cung cấp RPA đã tạo ra các phần mềm khác nhau để và đa dạng hóa các dịch vụ tự động hóa của mình
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các công cụ RPA khác nhau và hiển nhiên sẽ có các chức năng, đặc điểm khác nhau Mặt khác, các chức năng chủ yếu ít nhất mà một phần mềm RPA tốt nhất định phải có bao gồm:
Phần mềm RPA có khả năng chạy cùng với các ứng dụng máy tính bàn, web hay phần mềm chính khác Ngoài ra còn có thể liên kết với nhiều hệ thống API đọc hoặc ghi và CSDL
Có nghĩa là nó có thể lấy dữ liệu từ những trang web hay trên các nền tảng mạng xã hội
Xử lý các kiểu dữ liệu khác nhau
Có thể xử lý, trích xuất/ nhập dữ liệu, liên kết dữ liệu từ nhiều nguồn, làm theo những mẫu câu lệnh như “if” hay “else”
Giao diện lập trình chính là thứ cốt yếu không thể thiếu của một phần mềm RPA có khả năng phân phối các tính năng về trí thông minh hay nhận thức, có thể đặt cấu hình các bot nhằm đưa ra quyết định tùy theo mục đích, từ đó việc sử dụng phần mềm được hiệu quả hơn Chẳng hạn như bot có khả năng hỗ trợ con người đưa ra các phản hồi các phiếu hỗ trợ CNTT, tối thiểu hóa áp lực hành chính cho nhóm CNTT nhằm mục đích có thể phân tán bớt những công việc ngoài luồng, tập trung cho những sáng kiến khác Hơn nữa còn có một số tùy chọn phần mềm còn có thể phân phối các cách thức lập trình bot mà không phải viết mã thủ công Những công cụ RPA còn có thể giao tiếp với nhiều loại ứng dụng khác, email, tệp hay thư mục khác nhau…
2.1.4 Những câu hỏi thường gặp về RPA
Tại sao doanh nghiệp cần tự động hóa quy trình bằng robot?
– Nhu cầu và thị hiếu khách hàng biến đổi không ngừng Ngày càng trở nên khó khăn hơn và yêu cầu tiên tiến hơn Thế nên các doanh nghiệp, công ty buộc phải cải tiến quy trình kinh doanh.Ví dụ như: quy trình sản phẩm, tiếp thị, bán hàng,…
– Ứng dụng RPA hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí không cần thiết về nhân sự hay thời gian, hạn chế những sai sót và độ phức tạp của quá trình sản xuất và kinh doanh
– Xu hướng “chuyển đổi số” dần được biết đến và áp dụng ngày một rộng rãi hơn, thế nên các doanh nghiệp buộc phải “chuyển mình” một cách nhanh chóng để có thể thích ứng được với cuộc sống hiện đại
– Khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong cùng một ngành, một lĩnh vực được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt
Nghiệp vụ nào nên sử dụng RPA?
Ứng dụng của RPA
RPA không phân biệt quy mô, cơ cấu hay loại hình doanh nghiệp mà được ứng dụng trong những công việc đặc thù, mang tính chất sau đây:
- Công việc có tính quy luật
- Dễ gặp sai sót khi thao tác, xử lý thủ công
- Làm việc với các dữ liệu số lớn
- Dựa trên nguyên tắc của từng doanh nghiệp
- Yêu cầu về thời gian và theo thời vụ
2.2.2 Ứng dụng RPA trong các ngành nghề
Những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào máy tính, có khối lượng quy trình làm việc lớn rất nên sử dụng RPA Đứng đầu trong việc áp dụng RPA là lĩnh vực tài chính, tiếp đó là: chính phủ, sản xuất, bán lẻ, bảo hiểm và các dịch vụ tiện ích
Có thể thấy quần áo là một trong những mặt hàng được mua bán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay Bên cạnh chuyển dịch hình thức điểm bán từ offline sang online, các doanh nghiệp thời trang có thể dễ dàng ứng dụng các công nghệ tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh, các hình thức sản xuất kỹ thuật số…
Ngành hàng F&B (Food and Beverage)
Các chuỗi nhà hàng, cà phê đã và đang ráo riết thích nghi với thời đại công nghệ số, vừa xây dựng mô hình bán hàng mới (app, mạng xã hội, hệ thống bán hàng tự xây dựng…), vừa đưa công nghệ vào củng cố vận hành (chuỗi cung ứng, giao vận, quản lý đơn hàng…)
Ngành y tế đang có nhiều chuyển biến diễn ra Căn bản là hướng đến mục tiêu có thể phục vụ được nhiều người hơn Y tế là một ngành đặc thù do có nhiều quy định chặt chẽ
Vì đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người và còn nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, các bệnh án, hồ sơ của người khám chữa bệnh Từ đó dẫn đến việc tăng chi phí nếu như vẫn không, chưa hoặc không phổ biến về áp dụng tự động hóa Đối với ngành y tế, công nghệ tự động RPA được ứng dụng một cách đúng đắn và tích cực có thể dẫn đến được các mặt tích cực như sau:
+ Tiết kiệm chi phí và tăng năng suất: Như các ngành nghề khác mà RPA đã được áp dụng Với các công việc hành chính lặp đi lặp lại nhàm chán, dễ mắc phải sơ suất, RPA làm tối thiểu hóa số lượng công việc, thời gian và chi phí nhất có thể
+ Tăng tính bảo mật dữ liệu: RPA giúp mã hoá các thông tin nhạy cảm của bệnh nhân sau khi được nhập vào hệ thống và lưu trữ một cách chính xác RPA giúp bảo mật dữ liệu cho bệnh nhân và giảm thiểu các sai sót của con người
+ Hỗ trợ quản trị hiệu quả: RPA có thể xử lý các yêu cầu bảo hiểm, lên lịch khám cho bệnh nhân một cách tự động Hỗ trợ cho nhân viên có thể tập trung hơn vào các công việc chăm sóc bệnh nhân cấp thiết
+ Phần mềm không xâm lấn: RPA sẽ không tác động đến hệ thống đang có vì phần mềm hoạt động trên lớp GUI bề mặt của hầu hết các cơ sở hạ tầng IT
Dưới đây là những cách các bệnh viện hay phòng khám có thể áp dụng RPA:
+ Quản lý dữ liệu của bệnh nhân: Hàng ngày các cơ quan bệnh viện, bệnh xá, phòng khám phải tiếp nhận khối lượng lớn các ca bệnh Việc thu thập thông tin của từng người là một công việc khá mất thời gian, hơn nữa còn phân loại các loại dữ liệu, thông tin khác nhau Phần mềm RPA có khả năng hỗ trợ, trích xuất và tối ưu hoá các dữ liệu một cách dễ dàng hơn Hơn nữa, những dữ liệu này có thể được tổng hợp thành những phân tích hữu ích hỗ trợ các bác sĩ và y tá chẩn đoán và có những điều trị cá thể hóa cho bệnh nhân
+ Đặt lịch khám cho bệnh nhân: Cách đặt lịch khám như trước đây ta vẫn thường làm là sẽ gọi điện đến cho cơ quan, bệnh viện đến thăm khám Các nhân viên trực điện thoại phải thường xuyên ở tại nơi làm việc để có thể xác nhận và xem khoảng thời gian nào trống để tiến hành xác nhận thông tin, tiến hành đặt lịch, nhập dữ liệu, thông tin cần thiết Thế nhưng với công nghệ RPA hiện nay, người cần khám, chữa bệnh có thể đặt lịch trực tuyến, thông qua các trang web chính thống, có nguồn gốc đáng tin cậy để tiến hành tự điền, nhập thông tin, dữ liệu bắt buộc, cần thiết cho quá trình đặt lịch khám Phần mềm sẽ tự động đưa những dữ liệu đã thu thập được vào hệ thống, tập hợp thành một báo cáo thiết yếu và đưa các cuộc hẹn thành công vào lịch khám, chữa bệnh của bệnh viện
+ Cải thiện chu kỳ doanh thu: RPA trợ giúp tối thiếu hóa các khoản thanh toán chậm và lỗ hổng tài chính bằng cách tự động hóa quá trình xuất hóa đơn thích hợp cho phân loại mỗi loại dịch vụ đang cung cấp cho người tiêu dùng
+ Quản lý vật tư y tế: Các hệ thống, nhân viên không theo dõi, cập nhật hoặc bám sát vào thời gian thực của các vật tư có thể dẫn đến 20-30% vật tư của bệnh viện bị lãng phí Phần mềm RPA có khả năng phân phối được một hệ thống theo dõi các vật tư, cập nhập một cách dễ dàng, hỗ trợ giảm thiểu áp lực cho nhân viên và chi phí cho bệnh viện
RPA giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng: cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng và quản lý tốt hơn dữ liệu về phản hồi và mức độ hài lòng của khách hàng + Tối ưu hoá chi phí: Trong lĩnh vực ngân hàng, sử dụng RPA không chỉ tối ưu hiệu quả hoạt động mà còn tiết kiệm chi phí từ 20 – 50% nhờ giảm giờ làm các công việc lặp đi lặp lại, giúp nhân viên có thời gian để tập trung vào những công việc có tính sáng tạo hơn + Hỗ trợ quản lý nội bộ và quản lý rủi ro hiệu quả: RPA thực hiện đầy đủ các tác vụ, tuân thủ nhất quán, giúp phát hiện những bất thường xảy ra trên hệ thống, từ đó giảm thiểu rủi ro tối đa và loại bỏ lỗi trong quá trình thực hiện công việc
+ Chống rửa tiền: Tích hợp RPA vào các quy trình AML và KYC thật sự cần thiết để tránh sai sót, gian lận trong các giao dịch
+ Xử lý khiếu nại: Đây là một trong những công việc tốn nhiều thời gian rà soát, kiểm tra nhất và dễ khiến khách hàng không hài lòng vì phải chờ đợi Khi ứng dụng giải pháp RPA, các lỗi được loại bỏ ngay từ đầu và việc xác minh cũng hoàn thành chỉ trong thời gian ngắn
Quy trình triển khai RPA
Hình 2.1 Các bước thực hiện RPA
Việc thực hiện RPA sẽ không phức tạp nếu công ty có mục tiêu và chiến lược sử dụng nó rõ ràng Tự động hoá quy trình gồm có ba giai đoạn cần phải trải qua và các bước thực hiện tuỳ vào mô hình và điều kiện cụ thể:
- Giai đoạn 1: Trước khi áp dụng công nghệ RPA vào thực tiễn thì công ty cần phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng xem việc sử dụng công nghệ này có khả thi không, RPA có tương thích với hệ thống CNTT của công ty không, quá trình triển khai như thế nào, có gặp khó khăn và gây tốn kém chi phí không, công ty có thể áp dụng RPA được không
- Giai đoạn 2: Công ty cần phải tạo use-case kinh doanh bằng cách chạy các thử nghiệm trong một quy trình Từ đó công ty có thể biết chính xác xem liệu việc ứng dụng công nghệ RPA có phải là giải pháp tốt mà công ty đang tìm kiếm hay không Ngoài ra việc tạo use-case kinh doanh còn giúp đánh giá sự phù hợp của RPA đối với công ty đó
- Giai đoạn 3: Chuẩn bị một chiến lược triển khai toàn diện: Việc áp dụng một chiến lược trên phạm vi toàn doanh nghiệp luôn có rủi ro Để hạn chế và giảm thiểu rủi ro, các công ty cần xây dựng một chiến lược thực hiện toàn diện dựa trên những gì họ đã thu được từ hai bước trước đó
Những trường hợp không thuận lợi xuất hiện trong quá trình tự động hoá là điều mà doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có tầm nhìn rõ ràng và luôn chú trọng cho việc sử dụng RPA thì vẫn có thể thực hiện và thu được lợi ích từ đó.
Phân biệt RPA với AI
Bảng 1.2 – Phân biệt RPA với AI
RPA AI Định nghĩa Bot bắt chước thực hiện các hành vi của con người Bot được lập trình để mô phỏng lại não bộ con người và tự học tập để thích ứng với môi trường
Mục tiêu Thay thế các thao tác thủ công của con người, tiết kiệm chi phí, nhân sự và thời gian
Nạp cho bot dữ liệu để chúng tự học và linh hoạt như con người Ứng dụng Doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh như nhà máy, xí nghiệp, công ty Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tự động điều khiển ô tô, quản lý an ninh,
Khả năng tự quyết định
Không có khả năng tự quyết định Có thể quyết định hoặc có thể dự đoán Điểm khác biệt là thế nhưng cả RPA và AI đều là những công nghệ được sinh ra để bổ sung cho nhau RPA được hỗ trợ bởi AI hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn, RPA là bước đầu tiên trong AI Sự kết hợp của RPA và AI cho phép doanh nghiệp thực hiện nhiều tác vụ phức tạp
AI là tư duy đằng sau các hành động mà RPA thực hiện Vì AI xử lý các loại không có cấu trúc trong các quy trình thủ công phức tạp nên AI kết hợp với RPA cho phép phạm vi tiếp cận lớn hơn và nhiều hơn RPA thu thập dữ liệu và AI tạo bản đồ từ dữ liệu để giải thích và điều tra chi tiết Khả năng tự quyết định của AI cho phép tự động hóa nhanh hơn và các quy trình phức tạp hơn.
Các nền tảng công nghệ hỗ trợ RPA
- Lựa chọn thuật toán và AutoML: Trước khi đào tạo mô hình dự đoán, điều quan trọng là có thể hiểu và chọn mô hình dự đoán thích hợp và thuật toán cơ bản từ đường ống khoa học dữ liệu cho một ứng dụng cụ thể Các nhà khoa học dữ liệu thường tạo và kết hợp nhiều mô hình khác nhau cho mục đích này Tuy nhiên, RPA có thể sử dụng AutoML để tự động hóa phần này của khoa học dữ liệu
AutoML áp dụng nhiều thuật toán khác nhau để xác định mô hình tốt nhất dựa trên mô hình dự đoán chính xác nhất kết quả của con người
- Thị giác máy tính: Thị giác máy tính cho phép bot "nhìn thấy màn hình", phân tích nguồn dữ liệu và quyết định nơi lấy dữ liệu để hỗ trợ tốt nhất cho các trường hợp sử dụng kinh doanh của chúng
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: NLP (Neuro Linguistic Programming) của RPA hoạt động với học sâu để phân tích và trích xuất thông tin có cấu trúc và phi cấu trúc để tạo ra các bot có thể phân tích sâu hơn dữ liệu
- Trình kết nối: Trình kết nối cho phép bot thực hiện các bước khác nhau cần thiết để quy trình hoạt động trên các hệ điều hành khác nhau.
Phân loại các dạng RPA khác nhau
Khi sử dụng công nghệ RPA, có nhiều lựa chọn RPA sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh từng doanh nghiệp
2.6.1 Tự động hóa có giám sát
Các quy trình tự động bao gồm sự can thiệp của con người Tự động hóa được giám sát cho phép doanh nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn Điều này đạt được bằng cách tự động hóa các động tác lặp đi lặp lại, thủ công, bắt chước các hành động con người thực hiện trên trình duyệt Ghi lại và phát lại các hành động này trong thời gian thực
2.6.2 Tự động hóa không có giám sát
Không có sự can thiệp của con người và tất cả các quy trình được thực hiện tự động bởi bot Các bot hoạt động bằng cách ghi và phát lại các hành động Với sự sẵn có của trình kích hoạt và lập lịch sự kiện tự động, đây là một giải pháp lý tưởng để đẩy nhanh quá trình tự động hóa số lượng lớn các nhiệm vụ trong doanh nghiệp
Sự kết hợp giữa tự động hóa có giám sát và tự động hóa không cần giám sát
Mỗi hình thức RPA đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định Vì vậy, để đạt được hiệu quả ứng dụng tối đa, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ tổ chức và lựa chọn hình thức phù hợp.
Ưu điểm
Tiết kiệm thời gian và cải thiện thông lượng tốt hơn
RPA có khả năng làm việc suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm Chúng không bao giờ mệt mỏi hay cần nghỉ ngơi Có thể nói, một phần mềm RPA có thể tương đương với 2 – 5 nhân viên hoặc nhiều hơn thế Khi áp dụng giải pháp này, doanh nghiệp có thể giải quyết một khối lượng công việc trong thời gian ngắn
Hình 3.2 Khả năng vượt trội của RPA
Mỗi robot RPA chỉ đảm nhận một số công việc và nhiệm vụ cụ thể Do đó, chúng sẽ hoàn toàn tập trung và giải quyết duy nhất công việc đó RPA hỗ trợ nhân viên tạo báo cáo bán hàng trong vòng 20 phút Trong khí đó, nhiệm vụ này khi thực hiện thủ công sẽ tốn đến
4 giờ Do đó, RPA giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều thời gian
Khi các nhà phát triển RPA cung cấp các bot, kiểm soát phần mềm và cải thiện tốc độ sản xuất tốt hơn Bot hỗ trợ các sản phẩm sản xuất hàng loạt, giảm thời gian lắp ráp và tạo ra chất lượng cao hơn Các doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động ra quyết định và theo đuổi các hoạt động trực tiếp góp phần tạo ra nhiều đầu ra Nếu phần mềm RPA thực hiện OfficeK, nhân viên tập trung vào việc sử dụng bệnh nhân và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn Công nhân tri thức cũng có thể tập trung vào việc cải thiện giá trị thông qua sự đổi mới và sáng tạo
Độ chính xác rất cao
Các robot phần mềm RPA được lập trình để thực thi những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có tính quy luật và có ít ngoại lệ Những nghiệp vụ trước đây được xử lý thủ công RPA sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt nhất khi được giao cho các nhiệm vụ “chân tay”, có khối lượng lớn, tốn thời gian, nhưng không đòi hỏi phải có sự đánh giá và ra quyết định của con người Ví dụ như việc mở một văn bản MS Word, sau đó copy một dòng thông tin và paste sang một ứng dụng khác, hay trích xuất thông tin cần thiết từ ảnh, chữ viết tay để điền biểu mẫu tự động trên máy tính
Những quy trình này được các bot thực hiện với độ chính xác gần như tuyệt đối Công nghệ RPA mới nhất có thể cung cấp kết quả cụ thể với kết quả nhất định Bởi vì bot không mệt mỏi, không bị gây thất vọng, nên không thể phạm sai lầm so với con người Khi mọi người không phấn khích và không gắn bó với công việc, lỗi của con người sẽ cao hơn Các công cụ RPA không quan tâm nhiệm vụ này mất hàng giờ hoặc mất bao lâu, nó chỉ lặp lại hành động tương tự cho đến khi tất cả các hoạt động hoàn tất
Đảm bảo chi phí vận hành tối ưu
Máy móc tự động tích hợp các quy trình khác nhau trong ngành, giảm thiểu chu kỳ thời gian và nỗ lực, do đó làm giảm nhu cầu làm việc của con người Điều này giúp tiết kiệm đầu tư của con người thông qua tự động hóa và cho phép doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để tập trung vào sự đổi mới, sự hài lòng của khách hàng
Giảm kiểm tra thường xuyên
Tự động hóa hoàn toàn giúp giảm nhu cầu kiểm tra thủ công đối với các thông số quy trình khác nhau Bằng cách sử dụng công nghệ tự động hóa, các quy trình công nghiệp sử dụng công nghệ điều khiển vòng kín để tự động điều chỉnh các biến quy trình về giá trị mong muốn của chúng
Nó rất dễ sử dụng và phù hợp với phạm vi phủ sóng rộng rãi ở nhiều công ty lớn nhỏ
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Việc áp dụng robot tự động hóa quy trình đem lại hiệu quả cao, dễ dàng nhận thấy nhất đó là: đội ngũ nhân việc không còn phải làm những công việc tẻ nhạt, thiếu giá trị mà thay vào đó họ có thể tập trung vào những công việc mang yếu tố con người Ngoài ra, những con robot phần mềm này có thể thực hiện được nhiệm vụ với khối lượng lớn, giúp nâng cao năng suất làm việc nhờ chúng đã được lập trình hiệu quả
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng
RPA là một chương trình tối ưu có thể thúc đẩy quá trình làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn so với con người thực hiện Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng RPA đều đem lại hiệu quả và khách hàng cảm thấy hài lòng hơn Khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn khi các yêu cầu được xử lí tự động và nhanh chóng, tăng khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp
Loại bỏ những lỗi thao tác thừa
Con người bình thường không thể duy trì khả năng tập trung liên tục trong một thời gian dài và khi vận hành những công việc lặp đi lặp lại kéo dài sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Tuy nhiên, những lỗi này hoàn toàn có thể loại bỏ thông qua việc cài đặt một phần mềm robot có thể diễn tả chính xác các công việc
Thay đổi bộ máy vận hành cũ
Nhằm đáp ứng nhanh hơn và linh hoạt hơn so với trước đây, những trung tâm dữ liệu, máy chủ của doanh nghiệp sẽ được cài đặt giải pháp RPA Thông qua việc này sẽ đem lại sự hài lòng cho người dùng với những cải tiến rõ rệt so với bộ máy vận hành thời trước
Giảm thiểu chi phí Để sở hữu một giải pháp RPA với nhiều công nghệ tích hợp sẽ cần một lượng chi phí không nhỏ cho việc trả trước để mua, cài đặt hay bảo trì Ngoài ra để nâng cấp hệ thống cho phù hợp với mô hình của công ty sẽ dẫn đến những chi phí phát sinh
Nhưng dù là xét trên phương diện nào thì chi phí của một giải pháp RPA đem lại cũng sẽ nhỏ hơn so với việc thuê con người Tùy thuộc vào từng công việc, nhiệm vụ cụ thể, RPA đều có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản đáng kể về lâu dài
Giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực
Trong nhiều trường hợp, việc tìm kiếm số lượng lớn nhân viên không phải là điều dễ dàng nhưng với RPA, doanh nghiệp có thể hoàn thành công việc chỉ với một lượng nhỏ nhân viên vận hành Một ví dụ dễ hiểu đó là khi robot làm việc nó có thể làm toàn thời gian, không biết mệt mỏi và không cần nghỉ phép
Rất khó có một hệ thống phần mềm nào có khả năng bảo mật hoàn hảo vì tin tặc luôn biết cách tìm kiếm lỗ hổng trong đó Tuy nhiên, một quy trình tự động bằng robot có lợi thế hơn so với đội ngũ được vận hành bởi con người
Nhược điểm
Yêu cầu về kỹ năng
Nhiều công ty phải đối mặt với thiếu sót này khi họ muốn triển khai RPA nhưng không có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện nó RPA không đòi hỏi nhiều bí quyết kỹ thuật, nhưng công nghệ RPA mới nhất cần sự hỗ trợ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm Các công ty RPA cung cấp các nguồn lực phù hợp, nhưng việc áp dụng chúng có thể khó khăn
Do thiếu các nhà phát triển RPA chuyên biệt, nhiều công ty đang gặp phải tình trạng thiếu nhân viên kỹ thuật để triển khai RPA
Tỷ lệ thất nghiệp của nhân viên
Có lẽ hạn chế lớn nhất của công nghệ RPA là khả năng thất nghiệp Nhiều chuyên gia trong ngành lo lắng về số lượng người mất việc khi thực hiện RPA Các công việc truyền thống như nhập dữ liệu và các công việc khác vẫn đang sử dụng nhiều người Tuy nhiên, mặc dù có thêm cơ hội tập trung các kỹ năng sáng tạo, nhưng nó có sự mất mát lớn do các chương trình tự động sẽ thay thế nhân viên kinh doanh
Nhiều sự phản đối của nhân viên
Sự phản đối nghiêm trọng của nhân viên trong ứng dụng RPA đó là sợ mất việc Điều này sẽ trì hoãn quá trình thực hiện vì nhiều nhân viên không cảm thấy thoải mái khi bot làm công việc của họ Những người bảo vệ công việc của họ có thể không an tâm, xem bot là mối đe dọa tiềm ẩn Sự hợp tác giữa phần mềm RPA và nhân sự là rất cần thiết để thành công, nhưng việc giới thiệu tất cả các bên liên quan và người tham gia có thể là một vấn đề mà công nghệ RPA có thể ngăn chặn việc xử lý kinh doanh kỹ thuật số
Yêu cầu chuẩn hoá thông tin, dữ liệu đầu vào/quy trình quản lý hiện có
Doanh nghiệp phải thiết lập quy trình cần thiết chuẩn hóa thông tin, dữ liệu đầu vào, để phù hợp vì RPA là ứng dụng cho tác vụ có tính quy luật, quy trình
Yêu cầu kết nối, tương thích hệ thống CNTT/ hệ thống vận hành nội bộ với nền tảng RPA
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các đơn vị trong lĩnh vực Ngân hàng, sở hữu hạ tầng CNTT phức tạp có tính đặc thù Muốn triển khai thành công RPA cần phải đảm bảo khả năng kết nối, tính tương thích giữa công nghệ RPA và hệ thống CNTT, hệ thống vận hành nội bộ…
Hệ thống máy móc thiết bị thường dễ xảy ra hư hỏng nếu chúng không được theo dõi thường xuyên Chỉ một thiết bị tự động hóa không ổn sẽ ảnh hưởng đến tổng quy trình sản xuất của công ty
Chi phí đầu tư ban đầu cao
Dựa vào độ phức tạp của robot và nhiều yếu tố khác, chi phí đầu tư ban đầu sẽ là một con số không nhỏ Chi phí cao nên không phải công ty nào cũng có khả năng chi trả để đồng bộ hóa cả doanh nghiệp của mình.
Một số phần mềm RPA mà doanh nghiệp nên sử dụng
Uipath: Doanh nghiệp không chỉ có thể chuyển đổi và sắp xếp hợp lý các quy trình kinh doanh của mình mà còn có thể dễ dàng tích hợp chúng với các hệ thống nội bộ của công ty Điều này giúp loại bỏ sự can thiệp của con người, tự động hóa các tác vụ dư thừa và cho phép các thao tác kéo và thả để thực thi các thuật toán theo yêu cầu của người dùng Ưu điểm:
- Triển khai tự động hóa trên diện rộng: RPA được áp dụng và thực hiện trong các quy trình chính xác như trong: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, sản xuất và viễn thông để cải thiện các quy trình kinh doanh lớn Uipath có thể sử dụng các quy trình hiện có của doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển robot và cải thiện hiệu quả các quy trình hoạt động có thể lặp lại
- Khả năng mở rộng doanh nghiệp: RPA cung cấp lực lượng lao động ảo có khả năng mở rộng và linh hoạt cao để giảm thời gian xử lý Robot có thể được bổ sung nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vận hành Nhiều rô bốt có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau cùng một lúc, kiểm tra quy trình hoạt động hiện tại của khách hàng và đưa ra các đề xuất phù hợp để tối ưu hóa và chuyển đổi linh hoạt quy trình
- Dễ dàng bắt đầu, phát triển nhanh chóng: UiPath cung cấp một môi trường phát triển tự động dễ sử dụng và giàu tính năng Thiết kế trực quan cao của quy trình cho phép người dùng cấu hình quy trình robot một cách dễ dàng và nhanh chóng chỉ bằng một thao tác kéo và thả đơn giản trong giao diện người dùng
Officerobot: OfficeRobot là phần mềm RPA được sản xuất bởi tập đoàn NTT tại Nhật
Bản Đây là công cụ được sinh ra không chỉ để thay thế con người mà còn hỗ trợ cho con người phát triển OfficeRobot được nhiều khách hàng đánh giá tích cực bởi khả năng tiết kiệm sức lao động trong những công việc logic cố định, nâng cao hiệu suất công việc và mang lại nhiều giá trị lớn
Những tính năng chính của Officerobot:
- Kết nối tất cả các ứng dụng trên Windows, ERP, OCR và tự động hóa chuỗi công việc, cho phép người dùng can thiệp vào quá trình xử lý
- Mọi nhân viên đều có thể sử dụng mà không cần kiến thức về lập trình
- Cho phép người dùng xây dựng kịch bản để phù hợp với nội dung nghiệp vụ Ưu điểm của phần mềm Officerobot:
- Có thể sử dụng đa ngôn ngữ
- Chi phí hợp lý để doanh nghiệp có thể dùng thử
- Người dùng dễ dàng sử dụng
- Tự động hóa tất cả các phần mềm trên windows
- Mạng lưới tập đoàn NTT data lớn nên có thể hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng và dễ dàng
AkaBot: akaBot được sinh ra từ FPT, là một phần của hệ sinh thái Akaminds để mang đến lợi ích kinh doanh Bằng cách bắt chước hành động, lặp lại các nhiệm vụ và sử dụng nhiều tài nguyên của một công ty AkaBot giúp tự động hóa các quy trình trong các lĩnh vực khác nhau như : Ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, vận chuyển, sản xuất
- Tự động hóa quá trình vận hành: Cho đến nay, trong lĩnh vực ngân hàng, khách hàng phải chạy thủ công hơn 1000 giao dịch mỗi ngày Công việc thủ công này tốn thời gian, dễ dẫn đến sai sót và hiệu quả không cao Ngoài ra, việc cập nhật hệ thống hiện tại rất phức tạp và tốn kém Quyết định phân phối này đã phát triển FPT bằng ứng dụng ứng dụng Nền tảng AkaBot và AkOCR để hỗ trợ các giao dịch thanh toán tự động, xác nhận dữ liệu, giao dịch và lưu trữ dữ liệu Ứng dụng để tự động hóa quá trình mà không ảnh hưởng đến hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng
- Nhập dữ liệu tự động: Điều này có thể giảm chi phí, giảm lỗi của con người và cải thiện hiệu quả của công việc ảo Cải thiện hiệu suất của nhân viên bằng cách tập trung vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng
Viettel RPA: là một dịch vụ cung cấp các giải pháp tự động hóa quy trình dựa trên phần mềm hỗ trợ các công ty nhờ các tài nguyên công việc mới (robot) Phần mềm Robot Viettel là loại bỏ công việc lặp lại trong doanh nghiệp Có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, kế toán, mua sắm và quản lý chuỗi cung ứng
Các tính năng chính của Viettel RPA:
- Tỷ lệ triển khai có thời gian áp dụng cho hệ thống chỉ mất vài tuần Các thành phần cho mỗi quá trình có thể được sử dụng lại cho các mục đích khác
- Các hệ thống khác với các công nghệ như AI, Chatbot, OCR rất linh hoạt và dễ dàng Ưu điểm phần mềm của Viettel RPA:
- Triển khai nhanh, chỉ sau vài tuần và tạo ra các giải pháp cải tiến
- Không làm thay đổi, ảnh hưởng lên các hệ thống CNTT hiện có, giảm thiểu rủi ro gây ra do các tác động lên các hệ thống
- Cải thiện chất lượng công việc: Robot chỉ được cài đặt một lần, robot tái tạo công việc chính xác của con người và loại bỏ hoàn toàn các lỗi có thể xảy ra
- Cải thiện năng suất: Hiệu quả công việc có thể được đo ngay khi robot hoạt động 24/7 Thời gian để hoàn thành công việc trung bình thấp hơn 40% so với trước đây
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI TOÁN THỰC TẾ
Cơ sở ứng dụng
Một nhà máy hay công trường bao gồm 3 cấp Cấp thứ nhất bao gồm các thiết bị lớn như băng chuyền, máy móc sản xuất,… Xung quanh đó là những robot công nghiệp tự động làm các công việc, thao tác nhanh và chính xác Các công nhân sẽ thực hiện những công việc bão dưỡng robot và những công việc mang tính chất đặc thù khác mà robot không thực hiện được
Văn phòng bao gồm 2 cấp thực hiện Thứ nhất là hệ thống quản lý ERP, cấp tiếp theo là các nhân viên văn phòng thao tác trên đó
Trước kia, khi chưa ứng dụng công nghệ RPA vào mô hình doanh nghiệp, nếu lượng công việc gặp nhiều khó khăn, vất vả, người ta giải quyết bằng cách tùy chỉnh lại ERP hoặc gia tăng số lượng nhân viên văn phòng, cũng có thể ủy thác bớt công việc ra bên ngoài để giảm thiểu khó khăn Ngày nay, với sự xuất hiện của phần mêm RPA, mô hình văn phòng sẽ hoạt động hiệu quả nhờ 3 cấp thực hiện Các công việc thủ công sẽ dần được tự động hóa, theo đó nhân viên văn phòng sẽ chuyển từ công việc bàn giấy sang bảo trì robot hay những công việc cốt lõi khác, mang giá trị cao hơn
Bảng 1.3 – Mô hình nghiệp với công nghệ cũ
Nhà máy/Công trường Văn phòng
Cấp 3 Công nhân Nhân viên văn phòng
Cấp 2 Robot công nghiệp Không có
Cấp 1 Thiết bị sản xuất/ băng chuyền Hệ thống ERP
Bảng 2.3 – Mô hình doanh nghiệp với công nghệ RPA
Nhà máy/Công trường Văn phòng
Cấp 3 Công nhân Nhân viên văn phòng
Cấp 2 Robot ứng dụng sản xuất RPA robot phần mềm
Cấp 1 Thiết bị sản xuất/ băng chuyền Hệ thống ERP
Việc ứng dụng RPA vào quy trình của doanh nghiệp đã cải thiện hệ thống kinh doanh hiệu quả hơn, không những cắt giảm được nhiều chi phí, quy trình truyền thống mà còn nâng cấp được hệ thống, giúp năng suất làm việc cao và hiệu quả hơn.
Đặt vấn đề
Với sự bùng nổ của cách mạng số 4.0, nhu cầu tối ưu hóa chi phí và nhân sự, giảm thiểu sai sót, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc của các doanh nghiệp ngày một gia tăng Để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải lĩnh hội các kiến thức khoa học-kỹ thuật để linh hoạt thay đổi, cải tiến doanh nghiệp Chính vì thế, các ứng dụng công nghệ càng được quan tâm hơn bao giờ hết
Những năm trở lại đây, cả thế thới đang phải đổi mặt với tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, Covid-19 Dịch bệnh đã áp đảo số đông loài người, cũng có thể do con người quá chủ quan hoặc do virus chuẩn bị quá kĩ lưỡng trước khi bùng nổ, nhưng rõ ràng nó đã làm con người tỉnh mộng về vị thế của mình trong hành tinh này Đại dịch là “cú chích bong bóng mơ mộng” của nhiều công ty về vị thế và tiềm lực của mình Covid-19 đẩy các quy trình kế thừa và quy trình kinh doanh thuê ngoài (BPO- Business Process Outsourcing) vượt quá khả năng vận hành Đại dịch khiến các nhà điều hành cần suy nghĩ và nhìn nhận lại về chuyển đổi số và vai trò công nghệ Đó là phải nhìn lại xem công nghệ nào sẽ đóng vai trò nòng cốt trong tương lai của doanh nghiệp Đứng đầu danh sách là RPA
Tự động hóa quy trình bằng robot RPA ngày càng thể hiện được sự cần thiết cũng như những tiện ích và tính năng hữu dụng của mình Theo báo cáo Gartner 2020 RPA được đánh giá là công nghệ có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường phần mềm toàn cầu, đặc biệt ở giai đoạn trong và hậu Covid-19 Nắm bắt được xu hướng này, trên thế giới, đã có nhiều phần mềm RPA được các nhà sáng lập cung cấp với số lượng tương đối lớn như UiPath, Winactor, Officerobot,… Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã nghiên cứu và phát triển thành công phần mềm RPA, trong đó phải kể đến sản phẩm “Make in Vietnam” đầu tiên từ tập đoàn FPT Software, phần mềm akaBot
Nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp akaBot được ra đời với công nghệ cốt lõi RPA, là một giải pháp tổng thể bao gồm đánh giá, bảo trì, triển khai, vận hành 24/7 và đào tạo trên phạm vi toàn cầu Với khả năng mô phỏng và tái hiện hành vi con người trên máy tính, có thể tích hợp AI và OCR, akaBot là một giải pháp tối ưu đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số cũng như đối phó với tình hình dịch bệnh Covid như hiện nay
Với khả năng thay thế con người thực hiện các công việc lặp đi lặp lại, tăng năng suất lên tới 80%, tiết kiệm 90% thời gian và 60% chi phí vận hành AkaBot đã phục vụ thành công các khách hàng quốc tế lớn như HSBC, SCSK, TP Bank, Panasonic,…và được xếp hạng là một trong những nền tảng RPA phổ biến nhất toàn cầu.
Ứng dụng akaBot tự động hóa các quy trình trong doanh nghiệp
AkaBot là một giải pháp tự động hóa Quy trình Robot (RPA), ra đời nhằm thúc đẩy tự động hóa các hoạt động đơn giản, cải cách phong cách làm việc và cải thiện sự hài lòng của khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm thiểu sai sót và tăng khả năng mở rộng các nghiệp vụ hiện có AkaBot cung cấp các giải pháp nhỏ cho từng bộ phận, dịch vụ đầy đủ từ việc tìm kiếm các vấn đề trong công việc thường ngày ở tất cả các công ty đến vận hành thực tế phần mềm RPA, giúp tự động hóa các quá trình bằng cách bắt chước các hành động, tác vụ lặp đi lặp đi và có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bảo hiểm, bản lẻ, vận tải, sản xuất…
Tháng 7/2018, akaBot ra đời, là một trong những giải pháp trong hệ sinh thái akaMinds gồm các nền tảng chuyển đổi số của FPT Software do tập đoàn FPT phát triển AkaBot là một trong những giải pháp RPA đóng vai trò liên thông dữ liệu, tự động hóa hành vi của con người và thay thế con người Nền tảng giúp các công ty có cái nhìn sâu hơn về quy trình kinh doanh và tổ chức lại hoạt động sau một thời gian triển khai
Giám đốc akaBot - ông Bùi Đình Giáp cho biết: “akaBot là sản phẩm Make in Vietnam, được phát triển toàn bộ bởi đội ngũ FPT Software từ năm 2018 Đây là nền tảng RPA đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm này”
Trong bối cảnh RPA trên thị trường phát triển nhanh, kèm theo đó là nhu cầu tự động hóa hàng trăm quy trình nghiệp vụ khối back office để giúp tiết kiệm chi phí nhân công, tăng năng suất, giảm sai sót Những yếu tố trên đã dẫn đến sự ra đời của akaBot
AkaBot có công nghệ lõi là RPA nên có khả năng tích hợp AI (trí tuệ hat-trick) để từ đó đảm bảo không thể xâm lấn hệ thông công nghệ thông tin hiện tại, xây dựng nên những giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, giúp tương tác với các phần mềm doanh nghiệp ví dụ như SAP, Excel, Word, web
Nền tảng akaBot đã và đang đưa ra, cung cấp giải pháp RPA cho các khách hàng và đối tác chiến lược hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với những cái tên tiêu biểu như: DIP, Thinkpower, Unilever, Panasonic, HSBC, Mizuho, ABB, TPBank, SCSK, LF, HD Bank, Vinamilk, Toyota, HSC,
Cũng trong vòng 2 năm, akaBot đã có mặt và triển khai thành công cho 6 thị trường trong nước và quốc tế (Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh) với hơn 40 khách hàng Ngoài ra, akaBot còn có cơ hội hợp tác với 6 “reseller” tại Canada, Nhật Bản, Australia, Anh, Slovakia Những thành tựu trên đã thể hiện tiềm năng của akaBot tại thị trường quốc tế, khi mà nó đã được khẳng định về chất lượng và được tin dùng tại các thị trường được đánh giá là khó tính nhất bởi Gartner như Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ
Mỹ: Việc chuyển giao công nghệ cho khách hàng chiến lược tại Mỹ là bước đệm để akaBot tự tin mở rộng cơ hội và phát triển định vị thương hiệu ở nơi được coi là thị trường lớn nhất thế giới về tự động hóa
Hàn: Đại diện FPT Software cho biết, hồi tháng 3, công ty vừa có hợp đồng bán bản quyền sử dụng akaBot - nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot trị giá lớn cho công ty bán hàng trực tuyến (Home Shopping) hàng đầu xứ sở kim chi
Nhật Bản: akaBot gần đây đã ký một thỏa thuận bán giấy phép với một đối tác Nhật
Bản Thời hạn của hợp đồng có giá trị kỷ lục là 5 năm Với việc có được chữ ký này, akaBot sẽ là sản phẩm của FPT có hợp đồng bán licence lớn nhất từ trước đến nay Đài Loan: FPT Software và Công ty Tư vấn giải pháp và tích hợp hệ thống ThinkPower
(TPI - Đài Loan) đã ký kết thỏa thuận về việc phân phối giải pháp akaBot và nền tảng akaChain của FPT Software tại thị trường Đài Loan Đây là những giải pháp, nền tảng chuyển đổi số đầu tiên của FPT Software được đóng gói bán cho khách hàng theo kênh phân phối
Việt Nam: Các doanh nghiệp đang sử dụng akaBot như TPBank, BIDV, HDBank, HSBC tại Việt Nam (lĩnh vực ngân hàng); Vinamilk, Central Retail Việt Nam (lĩnh vực bán lẻ)… đã ứng dụng tự động hóa nghiệp vụ bằng nền tảng RPA - akaBot để thu về những kết quả vô cùng khả quan
Trong năm 2019, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp dịch vụ akaBot đạt gần 2 triệu USD Đại diện đơn vị phát triển tiết lộ, khi có doanh thu sẽ đầu tư thu hút nguồn lực đẩy mạnh phát triển akaBot và các sản phẩm tương lai
"Chúng tôi có hơn 20 khách hàng trên thế giới từ Mỹ, Nhật Bản, tiết kiệm 20% chi phí vận hành Tốc độ của robot chúng tôi cam kết là nhanh hơn nhiều lần Trong vòng từ 2 đến
4 tuần là doanh nghiệp có thể thấy hiệu quả của AkaBot", anh Bùi Đình Giáp - Giám đốc sản phẩm akaBot khẳng định
Là 1 trong 6 nền tảng RPA phổ biến nhất toàn cầu do Software Reviews xếp hạng,và là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được phát triển toàn bộ bởi người Việt
- Top 30 sản phẩm RPA đứng đầu thế giới do Chaos Map 2019 công bố
- Top 10 Sản phẩm Công nghệ Việt Nam Sao Khuê 2020
- Giải vàng Stevie Awards 2020 (hạng mục Sản phẩm B2B Sáng Tạo)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH
Kết quả
AkaBot – sản phẩm “Make in Vietnam” đầu tiên của tập đoàn FPT Software sử dụng công nghệ lõi RPA là giải pháp tự động hóa quy trình doanh nghiệp hiệu quả, cung cấp nhiều tính năng ưu việt Ra đời với tầm nhìn trở thành phần mềm RPA đẳng cấp thế giới, akaBot không những phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn là giải pháp giúp doanh nghiệp hội nhập và bắt kịp xu thế toàn cầu
Hiện nay, akaBot đang trên đà phát triển, mở rộng thêm nhiều thị trường mới trên thế giới Đạt được nhiều thành tựu và vinh danh nhiều trong các bảng xếp hạng quốc tế, akaBot dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường toàn cầu
Không khó để lý giải vì sao akaBot lại trở thành phần mềm RPA thành công như vậy Đơn giản vì nó thực sự mang lại giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết được những bài toán quy trình kinh doanh, đem lại doanh thu, tối ưu hóa chi phí và cải thiện năng suất
Kết quả rõ hơn có thể thấy qua những lợi thế của akaBot:
AkaBot là sản phẩm do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển, so với các giải pháp từ các đơn vị nước ngoài cung cấp, akaBot có mức chi phí đầu vào thấp hơn, phù hợp với nhiều doanh nghiệp lại có khả năng tự chủ công nghệ Vì thế, akaBot được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, trở thành phần mềm RPA hàng đầu có tính cạnh tranh cao Nằm trong vùng sản phẩm cạnh tranh nhưnng akaBot vẫn đứng vững trên thị trường toàn cầu hiện nay chứng tỏ năng lực, sự hiệu quả và chất lượng của sản phẩm
Am hiểu về thị trường, doanh nghiệp trong nước
Phát triển tại Việt Nam, tiếp cận với nhiều doanh nghiệp trong nước, akaBot là giải pháp ưu thế so với các phần mềm nước ngoài vì am hiểu đặc thù thị trường Việt Nam cũng như tính chất riêng của từng doanh nghiệp Vì vậy, akaBot luôn là lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất, vừa là sản phẩm toàn cầu, vừa am hiểu thị trường trong nước
Giải pháp RPA toàn diện, phù hợp
AkaBot cung cấp lộ trình cho doanh nghiệp, các dịch vụ trọn gói, bao gồm: Lựa chọn quy trình, Triển khai, Vận hành, Bảo trì, Hỗ trợ 24/7, Training Xây dựng với một nhà cung cấp duy nhất Sử dụng akaBot không những mang lại nền tảng công nghệ vượt trội cho doanh nghiệp mà còn được hỗ trợ với các dịch vụ, đảm bảo công nghệ được ứng dụng và vận hành tốt nhất trong doanh nghiệp
Hình 1.4 Hành trình tự động hóa với akaBot
Hệ sinh thái đa dạng
AkaBot mang công nghệ lõi RPA, ngoài ra còn tích hợp nhiều công nghệ hiện đại khác như AI, OCR (akaBot Vision), Voice, Chatbot, Cloud & on-premise (Phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ) Khả năng kết hợp với nhiều công nghệ mới của akaBot giống như gã khổng lồ được nhân đôi sức mạnh Nhờ đó, akaBot không chỉ mang đặc thù một tính năng duy nhất mà còn có thể đa dạng hóa và cải tiến sản phẩm khi tích hợp công nghệ khác
AkaBot hiện đã thiết kế nhiều nghiệp vụ sẵn có cho từng quy trình như: Quy trình tuyển dụng của bộ phận HR; Xử lý vay vốn, kiểm soát thanh toán trong ngân hàng; Bán lẻ: Xử lí hóa đơn,… Các doanh nghiệp chỉ cần cài đặt và vận hành trên hệ thống nhanh gọn, tiện lợi
AkaBot giảm thiểu rủi ro và rò rỉ thông tin của doanh nghiệp bằng cách áp dụng dữ liệu tự động, cách ly từ nhân viên Sử dụng các tầng bảo mật như: Authorization, Centralized Credentials Store, Services Security,…
Là một sản phẩm toàn cầu, akaBot sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều phạm vi, bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm và dịch vụ hỗ trợ 24/7
Hỗ trợ nhiều thành phần
Akabot được thiết lập với các phần mềm: akaBot Studio: giao diện thân thiện, khả năng thêm workfollow để tái sử dụng, chia sẻ được giữa các nhóm akaBot Center: tập trung quản lý giao diện web, điều phối robot, dữ liệu, quản lý bảo mật akaBot Agent: kết hợp với con người trong các hoạt động kinh doanh, được lập lịch để chạy tự động akaBot Vision: tự động thông minh, đọc và phân loại bất kì thông tin nào
Với đa dạng thành phần sử dụng, akaBot phù hợp với tiêu chí và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn, sử dụng và tiếp cận với công nghệ RPA
Như vậy, với thời đại của công nghệ số 4.0 cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh đang diễn ra, akaBot thực sự là giải pháp cho doanh nghiệp trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng Sản phẩm vừa mang tính toàn cầu, giúp doanh nghiệp tiếp cận với giải pháp công nghệ tiến bộ nhất mà nhiều tập đoàn lớn đang sử dụng, vừa mang tính đặc thù, đem lại nhiều lựa chọn và tính năng phù hợp với quy trình và tiêu chí từng doanh nghiệp AkaBot giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh do khả năng tự động hóa nghiệp vụ, không cần đến con người, đảm bảo tính liên lục và chính xác trong quy trình vận hành.
Hạn chế
Dù tiện lợi và hiện đại như thế, tuy nhiên, xét ở góc độ tổng quan, akaBot vẫn gặp phải một số hạn chế:
Như việc, dân số và lực lượng lao động ngày nay vẫn còn những thế hệ cũ tồn tại AkaBot là một công nghệ phần mềm tiên tiến, của xã hội mới nên vẫn còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Để có thể đưa akaBot đến với mọi người một cách rộng rãi hơn thì có lẽ phải mất thêm một khoản phí và thời gian để đào tạo riêng, nâng cao trình độ, phổ biến rộng rãi phần mềm akaBot
Bên cạnh đó, akaBot tuy có giá cả rẻ hơn các phần mềm RPA khác nhưng so với mặt bằng chung hiện nay, phần mềm akaBot có thể nói là khá đắt tiền để có thể cài đặt và sử dụng nó trong doanh nghiệp Thế nên điều đó làm cho những doanh nghiệp, công ty mới hay có quy mô nhỏ không thể tiếp cận được công nghệ RPA nếu như họ không chắc chắn có thể bù lại số tiền đã bỏ ra.
Kinh nghiệm rút ra
Để có thể tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn có thể áp dụng được phần mềm RPA bản quyền, doanh nghiệp có thể lựa chọn những quy trình có sẵn, bắt đầu việc kinh doanh từ vài thiết bị, sau khi thu được lợi nhuận thì tiếp tục gia tăng, cải tiến quy trình từng giai đoạn một Nếu sử dụng hết toàn bộ nguồn vốn trong một lần thì có thể sẽ tăng nguy cơ mắc nợ và phá sản hơn Bên cạnh đó, akaBot dù có một giao diện dễ tương tác và làm việc, thế nhưng ta vẫn phải đào tạo lại đối với nhân viên mới Ta có thể tăng cường tập trung tuyển dụng các nhân viên trẻ, những người ở thời đại mới nhanh tiếp thu kiến thức về công nghệ để có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo.
Vấn đề đặt ra
Những vấn đề được đặt ra ở mục này làm cho chúng ta bớt đi những nghi ngại về một vài vấn đề cụ thể như sau:
Quá trình tự động hóa liệu có thể thay thế con người?
Tự động hóa có thể thay thế con người nhờ những khả năng như:
Máy móc tự động hóa: Ta có thể lập trình phần mềm theo hướng mà chúng ta mong muốn Sau đó, chúng có thể điều khiển các loại robot, máy móc khác làm việc một cách tự động
Năng suất được cải thiện ngày càng cao và chất lượng: Dựa theo những gì đã được lập trình và các thiết bị phần cứng được cài đặt theo, các hoạt động của chúng được lặp đi lặp lại mà không cần ngơi nghỉ Thông qua việc lập trình RPA, có thể dùng nhiều bot cùng một lúc để có thể làm được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một khoảng thời gian, nâng mức năng suất lên cao hơn Chúng tương tác và làm việc trong công việc được diễn ra một cách linh hoạt và ăn khớp với nhau, có thể hoạt động liên tục mà không ngơi nghỉ như con người Thế nên chất lượng, sản lượng và năng suất của sản phẩm được cải thiện một cách đáng kể
Thời gian làm việc gia tăng: Một ngày có 24 giờ, thông thường con người làm việc từ
8 – 10 giờ Thời gian còn lại dùng để làm những việc sinh hoạt cá nhân, vui chơi, giải trí… Các phần mềm RPA lập trình để điều khiển bot có thể thay thế con người để lao động, sản xuất hàng hóa Nhờ vậy mà dù con người không đi làm thì vẫn có thể tạo ra được các giá trị thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống Thế nhưng dù cho có thay đổi, thay thế con người trong một vài vị trí thì nó cũng chỉ giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn chứ không thể hoàn toàn thay thế con người Bởi con người linh hoạt, tư duy tốt hơn, không cần bảo trì kiểm tra thường xuyên như máy móc RPA vẫn cần con người để có thể mô phỏng lại và cần được lập trình để có thể hoàn thiện
Nguy cơ ảnh hưởng đến việc làm của công nhân?
Cuộc cách mạng hiện đại 4.0 là vô cùng cần thiết cho con người nhưng có lẽ nó sẽ ảnh hưởng đôi chút đến vấn đề việc làm của công nhân Vì việc lập trình và sử dụng nguồn tài nguyên điện tử có lẽ sẽ tiện lợi hơn cho các doanh nghiệp Vì thế, tất yếu sẽ có một vài ngành, vài vị trí sẽ có thể bị thay thế bởi máy móc Như trước đây, việc làm sổ sách, viết những tờ hóa đơn hoàn toàn bằng thủ công thì giờ đây có thể thực hiện bằng máy móc Hay việc chăm sóc khách hàng cũng không cần phải do con người đảm nhiệm tất cả nữa mà đã có những chatbot hỗ trợ, trợ giúp con người
Sự cần thiết của tư duy, lao động trí thức:
Chính vì thế, không chỉ RPA mà khi cả những nền tảng công nghệ khác ngày một lớn mạnh, kiến thức và kỹ năng của con người cũng phải phát triển tỷ lệ thuận với sự lớn mạnh đó Tương lai sẽ không còn những công việc bàn giấy, chân tay, thủ công lặp đi lặp lại, vì đã có công nghệ làm thay con người Tuy nhiên sự thay thế này cũng tạo ra nhiều công việc mới Con người nên đối mặt với thực tế và nắm bắt cơ hội, nâng cao trình độ hơn vào những công việc cốt lõi và giá trị để hợp tác, bổ sung cùng với robot chứ không phải cạnh tranh hay bị robot thay thế
Tư duy, lao động trí thức là thứ đã đưa nhân loại, con người đến hiện tại Nhờ có tư duy, sáng tạo mà con người đã đưa ra những phát kiến, phát minh vĩ đại, mang tầm vóc cách mạng Công nghệ phần mềm RPA cũng nằm trong số đó, cũng là một sản phẩm của tư duy và lao động trí thức Thế nên ta có thể nói rằng tư duy và lao động trí thức của con người chính là thứ vô cùng cần thiết và không thể bị thay thế bởi bất cứ thứ gì Con người tư duy, sáng tạo một cách bay bổng, không bị rập bởi những cái khuôn, không máy móc, cứng nhắc, không gì có thể cản trở.