1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn quản trị hệ thống thông tin nghiên cứu hệ thống jira và ứng dụng cho dự án justblog

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hệ thống Jira và ứng dụng cho dự án Justblog
Tác giả Tạ Văn Toàn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Tú
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Hệ thống thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về hệ thống Jira, cách sử dụng và ứng dụng vào quản lý hệ thống công nghệ thông tin, từ đó giúp cho việc quản lý trở nên hiệu quả hơn.. Qua đó, em sẽ tìm

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Lớp: CH HTTT Học viên: Tạ Văn Toàn – 2022700072

Hà Nội – 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Thầy TS Nguyễn Hoàng Tú đã tin tưởng và

cho phép em chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống Jira và ứng dụng cho dự án Video Conference” Đề tài này đã mang lại cho em nhiều trải nghiệm quý báu

cũng như kiến thức vô cùng bổ ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được hỗ trợ nhiệt tình từ thầy Những kiến thức, kinh nghiệm cùng những lời khuyên của thầy đã giúp em hoàn thành đề tài một cách hiệu quả nhất

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên và những học viên đã giúp đỡ, động viên và cổ vũ em trong suốt quá trình nghiên cứu

và thực hiện đề tài

Đề tài này không chỉ giúp em nâng cao kiến thức, kỹ năng mà còn giúp

em có cơ hội thực hành và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế Em tin rằng những kết quả và những kinh nghiệm thu được từ đề tài này sẽ có giá trị thực tiễn cao và có thể áp dụng được trong công việc của em trong tương lai Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này

Trân trọng,

Học viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HỆ

1.2 Lợi ích của quản trị hệ thống thông tin đối với doanh nghiệp 2 1.3 Cách xây dựng một hệ thống quản trị thông tin 3

1.4.1 CoffeeHR – Phần mềm quản lý doanh nghiệp online 51.4.2 AMIS Misa – Nền tảng quản trị doanh nghiệp 71.4.3 ERP Faceworks – Phần mềm quản lý doanh nghiệp online 81.4.4 FastWork – Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 9

1.4.6 Oracle – Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa 11

2.4.2 Time & Progress Tracking 18

2.4.4 Project phase & Milestone 20

Trang 4

2.4.5 Project summaries & Reports 21

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: CoffeeHR - Phần mềm quản lý doanh nghiệp online 5

Hình 1.2: Danh sách các khách hàng sử dụng CoffeeHR 7

Hình 1.3: AMIS Misa – Nền tảng quản trị doanh nghiệp 7

Hình 1.4: ERP Faceworks – Phần mềm quản lý doanh nghiệp online 8

Hình 1.5: FastWork – Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 9

Hình 1.6: Jira Software 10

Hình 1.7: Oracle – Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ 11

Hình 2.1: Các phiên bản của Jira 12

Hình 2.2: Tính năng quản lý thời gian mặc định trên Jira 14

Hình 2.3: Một roadmap được xây dựng trên Jira 14

Hình 2.4: Phiên bản điện thoại của Jira đặc biệt phù hợp cho các Project Manager 15

Hình 2.5: Hệ thống bảo mật mà Jira cung cấp 16

Hình 2.6: Workflow điển hình trong JIRA 17

Hình 2.7: Time & Progress Tracking 18

Hình 2.8: Phân quyền 19

Hình 2.9: Phân đoạn dự án 20

Hình 2.10: Tổng hợp báo cáo 21

Hình 2.11: Components 22

Hình 2.12: Link issues 23

Hình 3.1: Quy trình dự án 28

Hình 3.2: Tổ chứ cấu hình máy chủ 29

Hình 3.3: Khởi tạo dự án 30

Hình 3.4: Chọn Source code với Jira (dùng GitLab) 31

Hình 3.5: Thêm thành viên vào dự án 31

Hình 3.6: Quản lý thành viên của dự án 32

Hình 3.7: Giao diện Roadmap 32

Trang 6

Hình 3.8: Giao diện Board 32

Hình 3.9: Hiển thị Issue của từng project 33

Hình 3.10: Danh sách các issue của dự án 33

Hình 3.11: Danh sách issue của cá nhân 33

Hình 3.12: Gán issue cho từng người cụ thể 34

Hình 3.13: Log work sau một ngày 34

Hình 3.14: Các thông tin cần cho log work 35

Hình 3.15: Quy trình theo dõi xử lý issues 35

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các thuật ngữ 24Bảng 3.1: Giải thích quy trình xử lý issue 36

Trang 8

MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc quản lý hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp Để quản lý tốt hệ thống công nghệ thông tin, các công cụ hỗ trợ quản

lý được đưa ra để giúp cho việc quản lý trở nên hiệu quả hơn Trong đó, hệ thống Jira là một trong những công cụ quản lý công việc, dự án được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Để nghiên cứu và ứng dụng hệ thống Jira vào quản lý hệ thống công

nghệ thông tin, em đã chọn đề tài "Nghiên cứu hệ thống Jira và ứng dụng vào quản lý hệ thống công nghệ thông tin" Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về hệ

thống Jira, cách sử dụng và ứng dụng vào quản lý hệ thống công nghệ thông tin, từ đó giúp cho việc quản lý trở nên hiệu quả hơn

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thực nghiệm Qua đó, em sẽ tìm hiểu kỹ

về hệ thống Jira, cách sử dụng và cách ứng dụng vào quản lý hệ thống công nghệ thông tin thông qua việc thực hiện các dự án thực tế

Báo cáo này được chia thành các phần chính bao gồm: phần mở đầu, phần tìm hiểu lý thuyết về quản trị hệ thống thông tin, phần tìm hiểu về hệ thống Jira, phần ứng dụng hệ thống Jira vào quản lý hệ thống công nghệ thông tin và phần kết luận Mỗi phần sẽ được trình bày chi tiết, đầy đủ để đảm bảo tính toàn vẹn và thuyết phục của báo cáo

Hy vọng rằng, đề tài của em sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức và kinh nghiệm về cách sử dụng hệ thống Jira để quản lý hệ thống công nghệ thông tin một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ HỆ

THỐNG THÔNG TIN 1.1 Khái niệm quản trị hệ thống thông tin

Quản trị hệ thống thông tin là một lĩnh vực được sử dụng để quản lý các hệ thống thông tin của một doanh nghiệp Nó bao gồm việc quản lý các hệ thống phần cứng, phần mềm, dữ liệu và các quy trình liên quan đến hệ thống Nó cũng bao gồm việc giám sát, bảo trì, bảo vệ và cải thiện các hệ thống thông tin

Quản trị hệ thống thông tin còn được hiểu là việc con người trực tiếp cài đặt hệ điều hành, phần mềm cho máy tính nhằm mục đích đảm bảo hệ thống luôn được vận hành một cách tốt nhất và phải lưu trữ được các bản backup dự phòng khi gặp các tình huống khẩn cấp hoặc thực hiện các biện pháp bảo mật cũng như sửa lỗi khi có vấn đề cấp bách xảy ra

Công việc này đặc biệt chú trọng đến vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động quản trị, sản xuất và kinh doanh trong các doanh nghiệp

Trong Quản trị hệ thống thông tin, người dùng trên hệ thống sẽ được phân quyền để có thể dễ dàng trong công tác quản lý dữ liệu cũng như quản lý đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp Nhờ có thế mạnh này mà Quản trị hệ thống thông tin đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước bởi việc nhà quản lý có thể dễ dàng quản

lý từ dữ liệu đến người dùng

1.2 Lợi ích của quản trị hệ thống thông tin đối với doanh nghiệp

Quản trị hệ thống thông tin có nhiều lợi ích, bao gồm: giúp các công ty cải thiện hiệu suất, năng suất công việc; giảm chi phí; giảm rủi ro; kiểm soát, quản lý dữ liệu một cách hiệu quả; tuân thủ các quy định; dễ dàng áp dụng

Trang 10

công nghệ mới và đảm bảo an toàn các thông tin, dữ liệu độc quyền của doanh nghiệp:

• Cải thiện năng suất công việc

• Bảo vệ và đảm bảo an toàn các thông tin, dữ liệu độc quyền

1.3 Cách xây dựng một hệ thống quản trị thông tin

Hệ thống quản trị thông tin sẽ chỉ được thiết lập một cách hiệu quả khi

nó đi theo một quy trình cụ thể Mỗi doanh nghiệp thì sẽ có một cách làm của riêng mình sao cho phù hợp nhất:

Xác định yêu cầu

Bước đầu tiên khi triển khai xâu dựng hệ thông chính là xác định yêu cầu Bước này sẽ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu nội bộ hoặc khảo sát toàn công ty Qua đó để xác định phạm vi của một số các yếu tố như: Cách vận hành; Các bên liên quan; Các quy định

Phương pháp dễ dàng nhất cho bước này chính là hỏi trực tiếp nhân viên về loại thông tin và phạm vi mà họ cần Từ đó sẽ đảm bảo mỗi người đều

có những điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt công việc

Vạch ra mục tiêu

Để hệ thống đạt hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng đến

Trang 11

Vạch ra mục tiêu cũng phần nào giúp doanh nghiệp giảm thiểu việc lưu trữ, quản lý những thông tin không cần thiết Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được cả ngân sách lẫn công sức phải bỏ ra

Tìm nguồn thông tin

Để có thể tiến hành quản trị hệ thống thông tin, tổ chức cũng cần tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Các nhà quản trị có thể chia

ra theo các mục lớn để tránh việc bỏ sót thông tin Thông thường, các doanh nghiệp sẽ rà soát các khía cạnh như là: Nhân viên; Bộ phận nội bộ; Nghiên cứu đối thủ; Tình báo thị trường; Cơ quan quản lý…

Xác định cách thu thập/phân loại

Khi đã có nguồn thông tin, bước tiếp theo cần phải thực hiện để có thể quản trị hệ thống thông tin hiệu quả là xác định phương pháp thu thập và phân loại Điều này liên quan trực tiếp tới việc vạch ra các yếu tố như: Số lượng cần có; Tần suất; Địa điểm; Thời gian

Để quản trị hệ thống thông tin một cách nhanh chóng, bạn cũng cần phải biết chúng được xếp vào nhóm dữ liệu nào Trong một số lĩnh vực, thông tin được tách biệt như sau: Định lượng; Định tính; Kỹ thuật; Nhân khẩu học; Tài chính; Pháp lý; Danh mục khác…

Phân tích – đánh giá

Chi phí cho quản trị hệ thống thông tin bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau Thông thường, các loại chi phí đó sẽ được dành cho các hoạt động như: Thiết lập cơ sở hạ tầng; Đào tạo nhân viên; Vận hành – bảo trì

Để đánh giá tính hiệu quả của quá trình quản trị hệ thống thông tin, doanh nghiệp cần nhận thấy lợi ích thu về lớn hơn chi phí mà mình đầu tư Sau khi triển khai một thười gian, doanh nghiệp cần nhìn lại để xem xem liệu rằng mình đã đạt được điều trên hay chưa

Trang 12

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tính đến một số dấu hiệu tích cực khác như là: Thời gian ghi và truy xuất thông tin ngắn hơn; Tăng cường sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định trong mọi hoạt động

Duy trì – cải tiến hệ thống

Phân tích – Đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận và tìm ra được cách cải thiện hệ thống sao cho hiệu quả Đó cũng chính là cơ sở để có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo lại nhân viên Liên tục cải tiến sẽ đóng góp một cách tích cực vào khả năng đạt được các mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn

Tuy nhiên, bất kỳ một quy trình nào thì cũng cần phải có thời gian để

có thể ổn định và đi vào quỹ đạo hoạt động Vì vậy, doanh nghiệp nên chắc chắn rằng mình đã triển khai đủ lâu trước khi có sự thay đổi tiếp theo

1.4 Các phần mềm quản trị doanh nghiệp

1.4.1 CoffeeHR – Phần mềm quản lý doanh nghiệp online

Hình 1.1: CoffeeHR - Phần mềm quản lý doanh nghiệp online

CoffeeHR là được coi là phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất với

bộ giải pháp HRM On Cloud, được kế thừa và phát triển từ giải pháp quản trị nhân sự cho tập đoàn doanh nghiệp lớn CoffeeHR giúp các doanh nghiệp

Trang 13

SME giải quyết bài toán về: Quản trị Tổ chức, Tuyển dụng, C&B, Đào tạo, Đánh giá, Dịch vụ Nhân sự

● Quản lý dữ liệu nhấn ựu tập trung trên Master Data với 300 trường dữ liệu kèm khóa bảo mật cao nhất

● Giải quyết triệt để bài toán chấm công và tính Lương tự động hoàn toàn trên phần mềm, không còn tính lương thủ công, thực hiện trên excel nữa: tính lương 3P, kiêm nhiệm, lương khoán, tăng ca, ứng phép, lũy kế phép, …

● Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá nhân sự theo KPI hoặc ASK

● Hệ thống Dashboard báo cáo real time linh động

● Tính năng hướng tới Employee và Lãnh đạo: Onboarding, Offboarding, Employee Self-Service…giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn thông qua công nghệ xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết, ghi nhận và liên tục phát triển nguồn lực

● Có cung cấp Chữ ký số, Hóa đơn điện tử

● OpenAPI liên kết các phần mềm quản trị khác mà doanh nghiệp đang dùng

Trang 14

Hình 1.2: Danh sách các khách hàng sử dụng CoffeeHR

1.4.2 AMIS Misa – Nền tảng quản trị doanh nghiệp

Hình 1.3: AMIS Misa – Nền tảng quản trị doanh nghiệp

AMIS Misa là phần mềm sở hữu nhiều công cụ hỗ trợ nghiệp vụ kế toán, quản trị tài chính cho đa dạng ngành nghề của các doanh nghiệp Kết nối với các phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm chữ ký số, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý nhà hàng giúp doanh nghiệp hợp nhất thông tin

từ đầu vào đến đầu ra, từ hệ thống bán lẻ đến tổng công ty

Đặc điểm nổi bật:

● Cung cấp đầy đủ chức năng về nghiệp vụ kế toán cho tổ chức

Trang 15

● Lãnh đạo dễ dàng xem các báo cáo theo thời gian thực, kế toán viên thuận tiện kê khai thuế ngay cả khi làm việc tại nhà

● Các phòng ban bộ phận kết nối chặt chẽ, giúp quản lý hồ sơ và văn bản hiệu quả hơn

● Có thể kết nối với các phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm chữ

ký số, quản lý bán hàng, quản lý nhà hàng, hỗ trợ tổ chức quản lý thống nhất trên một nền tảng

1.4.3 ERP Faceworks – Phần mềm quản lý doanh nghiệp online

Hình 1.4: ERP Faceworks – Phần mềm quản lý doanh nghiệp online

Một phần mềm quản lý doanh nghiệp khác được thiết kế dựa trên giải pháp quản trị ERP là ERP Faceworks Bên cạnh những tính năng hỗ trợ quản

lý sản xuất, phần mềm này còn giúp người dùng xử lý các yêu cầu sản xuất dễ dàng và hiệu quả thông qua quá trình tập hơn, từ đó lập kế hoạch, điều chỉnh các mục tiêu đánh giá hoạt động và gửi đến cho bộ phận sản xuất

Đặc điểm nổi bật:

● Hỗ trợ doanh nghiệp ở khía cạnh tài chính: kế toán kho, tài sản

cố định, kế toán công nợ, thuế GTGT/TNCN, hóa đơn, báo cáo tài chính, quyết toán thuế,

● Phân tính, đo lường và xử lý thông qua các báo cáo tài chính và phi tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn

Trang 16

● Quản lý chi tiết thông tin thành phẩm, nhà cung cấp, kế hoạch mua – bán hàng, hợp đồng, giao hàng và thanh toán

● Tích hợp phương thức quản lý đơn hàng, tự động tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

● Kiểm soát và đảm bảo số lượng hàng trong kho: tồn kho, sắp về kho, khách đã đặt mua, …

● Quản lý các nghiệp vụ về nhân sự: thông tin, hợp đồng, tuyển dụng, đánh giá năng lực,

● Quản lý công việc: giao việc, phân quyền, tiến độ thực hiện và báo cáo đánh giá chất lượng công việc mỗi nhân viên

1.4.4 FastWork – Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hình 1.5: FastWork – Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

FastWork là phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ với hệ thống các công cụ được lập trình sẵn trên máy tính hỗ trợ các nhà quản lý lên kế hoạch công việc, kế hoạch dự án trên phần mềm bằng cách nhập dữ liệu trực tiếp, hay import từ file Excel hay là nhân bản từ kế hoạch dự án mẫu có sẵn trên hệ thống

Đặc điểm nổi bật:

Trang 17

● Lập kế hoạch công việc – dự án dễ dàng bằng nhiều phương thức khác nhau

● Linh hoạt phân quyền, chia nhiệm vụ các thành viên tham gia công việc – dự án bằng cách gắn thẻ

● Quản lý và giám sát tình hình, tiến độ công việc trên một nền tảng thống nhất

● Hỗ trợ quản lý thu – chi

● Quản lý chi tiết KPI công việc – dự án

● Quản lý công việc của từng thành viên một cách cụ thể và chi tiết

1.4.5 Jira Software

Hình 1.6: Jira Software

Jira Software giúp các doanh nghiệp sở hữu tập hợp vào những kế hoạch công trình nhằm theo dõi và giám sát công tác Không những thế, người dùng cũng mang thể kiến lập Báo cáo trên Jira có khoảng 10 loại thống

kê khác nhau

Jira Software là 1 phần mềm hỗ trợ đắc lực cho đơn vị, bên cạnh đó Jira vẫn có những nhược điểm về mặt giao diện, có thể nói giao diện của Jira khá phức tạp và tốn thời gian để dùng Bạn cần thích ứng và dùng trong một khoảng thời kì tương đối dài để có thể làm việc hiệu quả với Jira

Trang 18

1.4.6 Oracle – Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hình 1.7: Oracle – Phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Oracle sản xuất phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ERP dùng cho cho các mảng: nguồn vốn, nhân lực, sản xuất và phân phối Oracle mang tính năng điều hành đa số các mảng chính trong doanh nghiệp như: vốn đầu

tư, công trình, quản lý tài sản, điều hành đơn hàng, chăm sóc người dùng, sản xuất, lập mưu hoạch hậu cần, xuất báo cáo và lên kế hoạch mua bán

Hơn nữa, để cụ thể hóa công tác, phần mềm cũng được cài đặt một vài ngành kinh doanh: bất động sản, vốn nhân lực, sức khỏe, an toàn môi trường

và các giao dịch khác Oracle được nhận định là 1 phần mềm điều hành doanh nghiệp dễ sử dụng Oracle cho phép nhà quản trị dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh thông qua phần mềm trực tuyến để cập nhật công việc nhanh chóng và thường xuyên

Bên cạnh đó, phần mềm này mang một nhược điểm lớn là khó để sử dụng tiếng Việt Nguyên bản của phần mềm là ngôn ngữ tiếng Anh Vì thế, có thể gây bất tiện và có thể chậm trễ công việc và tiến độ theo kế hoạch của công ty

Trang 19

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG JIRA 2.1 Khái niệm Jira

Jira là một công cụ quản lý dự án được phát triển bởi một công ty của Úc

- Atlassian Atlassian chính thức ra mắt Jira vào năm 2002 Khi phát triển công cụ này, các lập trình viên đã sử dụng một phần mềm tracking bug có tên

là Bugzilla Jira được xây dựng dựa trên nguyên lý Agile Jira chứa hàng loạt các tính năng và đã được thiết kế với trọng tâm vào kết quả công việc giúp Bạn quản lý các dự án một cách dễ dàng và linh hoạt khi sử dụng Ban đầu, Jira được tạo ra cho các lập trình viên quản lý các dự án phần mềm, nhưng sau đó nó đã phát triển thành công cụ tổ chức tối ưu hóa năng suất &

nhiều mục đích khác như kiểm soát và theo dõi các vấn đề xảy ra trong dự án, quản lý các tài liệu dự án

Các phiên bản của Jira Khi Jira và nguyên lý Agile trở nên phổ biến trong các công ty công nghệ phần mềm, Atlassian đã mở rộng Jira, cung cấp dịch vụ của mình để thích hợp với nhiều tổ chức khác nhau Hiện nay có 3 phiên bản chính (Ngoài 3 phiên bản chính, Jira mới cung cấp thêm JiraOps) của Jira như sau:

Hình 2.1: Các phiên bản của Jira

Jira Core Đây là phiên bản Jira cơ bản nhất, được thiết kế dành riêng cho các team nontech Nhưng phòng ban như HR, marketing, tài chính hay

Trang 20

operations sử dụng Jira 32 Core để thực hiện các yêu cầu thay đổi, chấp thuận workflow và quản lý task nói chung

Jira Software Jira Software là phiên bản dành cho các team phát triển phần mềm Phiên bản này cung cấp mọi tính năng của Jira Core, bên cạnh đó, cũng có những tính năng để thực hiện nguyên lý agile Các nhóm phát triển phần mềm sử dụng phiên bản này để theo dõi bug, quản lý các đầu việc liên quan đến phát triển phần mềm và quản lý sản phẩm Jira Software cũng được

sử dụng bởi các team dùng các framework agile như Kanban, Scrum…

Jira Service Desk Jira Service Desk thực chất là một phần mở rộng (Add-on) cho các team IT Quản lý tổng đài CSKH, Helpdesk và những chuyên gia hỗ trợ khác sẽ dùng phiên bản này để dán nhãn issue (issue ticketing), quản lý incident và thay đổi

2.2 Các tính năng của Jira

Jira là một công cụ hỗ trợ quản lý dự án Vậy nên, những tính năng nổi bật của Jira là những tính năng giúp người dùng có thể quản lý dự án và theo dõi các Issue hiệu quả hơn

2.2.1 Tính năng Quản lý thời gian

Quản lý thời gian dành cho một issue là một khía cạnh quan trọng của việc quản lý vòng đời dự án và vòng đời sản phẩm Tính năng quản lý thời gian của Jira cung cấp nhiều thông số và cách quan sát, như số giờ làm việc một ngày, một tuần, vân vân Ngoài ra, nếu tính năng quản lý thời gian sẵn có của Jira vẫn chưa thể thỏa mãn người dùng, người dùng có thể tích hợp thêm

từ Atlassian Market để quản lý nâng cao hơn nữa

Trang 21

Hình 2.2: Tính năng quản lý thời gian mặc định trên Jira

Hình 2.3: Một roadmap được xây dựng trên Jira

Nhờ có lộ trình này mà người dùng có thể tạo timeline, đưa ra những hướng dẫn, định hướng, danh sách các mục tiêu mà người dùng muốn đạt được

Trang 22

Các thành viên sẽ sử dụng roadmap để lên kế hoạch cho quá trình phát triển và nói chuyện với các bên liên quan (stakeholder) Team Development thì xây dựng bản đồ tiến trình trong dòng đời của dự án

2.2.3 Kết nối với điện thoại

Bên cạnh phiên bản web, Jira cũng có phiên bản dành cho điện thoại Việc này rất tiện lợi cho những Project Manager - người quản lý dự án cần di chuyển nhiều và khó có thể sử dụng máy tính thường xuyên Ứng dụng Jira trên điện thoại cho phép người dùng quản lý backlog, tạo task, chỉnh sửa issue Người dùng còn có thể nhận được thông báo cập nhật về dự án

Hình 2.4: Phiên bản điện thoại của Jira đặc biệt phù hợp cho các Project Manager

2.2.4 Dashboard

Dashboard là một console cho phép người dùng kiểm soát và quản lý những project đang diễn ra Người dùng có thể theo dõi các assignment, issue của bất cứ project nào Hơn nữa, việc tạo Dashboard cho từng project cũng hoàn toàn có khả năng, giúp người dùng quản lý từng dự án tốt hơn

2.2.5 Bảo mật

Các doanh nghiệp ngày nay rất quan tâm đến vấn đề bảo mật, bảo mật

dữ liệu của họ Jira có những tính năng bảo mật cấp cao, ngăn việc những người không có thẩm quyền, không xác định danh tính truy cập vào roadmap

Trang 23

dự án của người dùng Bảo mật hai lớp và chính sách mật khẩu giúp Jira kiểm soát dự án của người dùng khỏi những mối nguy bên ngoài

Hình 2.5: Hệ thống bảo mật mà Jira cung cấp

2.2.6 Báo cáo chi tiết

Nếu người dùng muốn, Jira có thể tạo những báo cáo giúp người dùng theo dõi tiến độ của mình, của cả team trong một dự án Có rất nhiều hình thức visualization mà Jira sử dụng, giúp người dùng hình dung rõ hơn Một số báo cáo mà Jira tạo là User workload (khối lượng công việc của một thành viên), Average age (số ngày trung bình của những issue hay đầu việc chưa được giải quyết trong backlog), Recently created issue (mức độ những issue mới được tạo ra)

2.3 Lý do nên dùng Jira

+ Dễ dàng lựa chọn nhiều loại dự án với các mục đích khác nhau

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w