1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Tác giả Lý Gia Linh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm
Thể loại Chuyên Đề Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 383,61 KB

Nội dung

Câu 2: Anh/chị hãy lập đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho Trong khoảng thời gian gần 20 năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở Việt Nam đã nhận được một số thuậ

Trang 1

Họ và tên: LÝ GIA LINH

Ngày tháng năm sinh: 24/06/1998

Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh

Chữ ký của học viên:

Tháng 3 Năm 2024

Trang 2

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa

học sư phạm ứng dụng? Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Tiểu học?

Câu 2: Anh/chị hãy lập đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho

Trong khoảng thời gian gần 20 năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở Việt Nam đã nhận được một số thuận lợi cơ bản:

- Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) năm 1996 của Đảng đã xác định việc phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, mở đường cho việc quan tâm đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ở cả nước và trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt

- Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2013

đã góp phần quan trọng vào việc hình thành môi trường pháp lý để phát triển các

cơ chế chính sách thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học

- Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục đã mở rộng trong ngành từ đại học cho đến các trường phổ thông, trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng và giáo viên các trường trung cấp Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên các cấp học

Trang 3

trong trường phổ thông và được tích hợp vào quản lý trong nhà trường tư thục Học sinh phổ thông cũng được khuyến khích tham gia các chương trình trải nghiệm khoa học kỹ thuật với các hội thi toàn quốc được tổ chức hàng năm

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn, hạn chế:

- Số lượng công trình khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc

- Các đề tài nghiên cứu thường không được ứng dụng sau khi hoàn thành, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị không cao bị bỏ vào ngăn tủ

- Một số giáo viên trung học phổ thông phản ánh rằng số lượng họp và giáo trình hiện nay quá nhiều, không còn đủ thời gian để tự học và nghiên cứu

2 Thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

ở trường Tiểu học:

Để thực hiện hoạt động Nghiên cứu Khoa học Sư phạm Ứng dụng (NCKHSPUD) ở trường tiểu học một cách hiệu quả, cần sự quan tâm và hỗ trợ

Trang 4

từ nhiều phía, cũng như sự cố gắng của chính các giáo viên tham gia hoạt động này

- Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo:

+ Cần liên kết, phối hợp với các trường đại học, chuyên gia để tổ chức các khóa đào tạo về NCKHSPUD cho giáo viên tiểu học

+ Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện NCKHSPUD thông qua việc tạo điều kiện về thời gian, khen thưởng, hỗ trợ kinh phí khi giáo viên đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

- Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Hiệu trưởng cần ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động NCKHSPUD

& Sáng Kiến Kinh Nghiệm, gồm Trưởng ban (hiệu trưởng), các Phó trưởng ban (Chủ tịch Công đoàn, Phó hiệu trưởng), các tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên am hiểu lĩnh vực nghiên cứu

+ Lập Hồ sơ đăng ký NCKHSPUD để giáo viên đăng ký đề tài thực hiện trong năm học

+ Thành lập hội đồng khoa học xét duyệt, xây dựng hệ thống tiêu chí, chấm điểm và cách xét duyệt NCKHSPUD, sau đó họp hội đồng thống nhất kết quả

để đảm bảo sự công bằng

- Đối với giáo viên tiểu học:

+ Cần tự đổi mới tư duy trong hoạt động dạy học và coi NCKHSPUD là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giảng dạy Việc nghiên cứu khoa học giúp giáo viên tự điều chỉnh bản thân về thái độ, hành vi, phương pháp giảng dạy để hướng tới mục tiêu và chất lượng giáo dục tiểu học

Trang 5

+ Quản lý tốt vấn đề tự học của học sinh, biết cách kích thích học sinh tích cực học tập, từ đó giáo viên sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng để thực hiện NCKHSPUD

Câu 2: Đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

Trang 6

Tên đề tài: Bật mí 5 cách tạo hứng thú học tiếng Anh hiệu quả dành cho học sinh lớp

3 ở Trường Tiểu học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU:

I Lí do chọn đề tài

II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

III Mục đích nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG:

I Cơ sở lí luận

1 Cơ sở thực tiễn

2 Cơ sở lí luận

II Thực trạng vấn đề nghiên cứu

III Nguyên nhân tâm lý

1 Tâm lý học sinh dễ nãn

2 Quá chú trọng ngữ pháp

3 Thiếu tự tin khi giao tiếp vì sợ bắt lỗi

IV Một số giải pháp khắc phục

1 Truyền tải kiến thức bài học thông qua các trò chơi

2 Kích thích sự tò mò sáng tạo thông qua nghệ thuật

Trang 7

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài nghiên cứu:

Trên thế giới, ngôn ngữ vừa là một tập hợp các biểu tượng được dùng để giao tiếp, vừa đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và xã hội Bởi vì nó cho phép con người truyền tải các ý tưởng, tư tưởng và kiến thức cho nhau Có hơn 7000 loại ngôn ngữ khác nhau nhưng hiện tại, người ta chỉ dùng khoảng 10 – 20 ngôn ngữ phổ biến và đứng đầu chính là tiếng Anh (1.5 tỉ người sử dụng) Chắc chắn rằng, học một ngoại ngữ mới đồng nghĩa với việc học thêm về một nền văn hóa mới Nếu bạn là người ưa thích khám phá thế giới xung quanh, việc học Tiếng Anh sẽ cung cấp cho bạn nhiều điều mới mẻ về các nền văn hóa trên thế giới như Anh, Mỹ, Australia,… Đây đều là những quốc gia đã phát triển với bề dày lịch sử lớn cộng thêm nền văn hóa đa màu sắc, làm cho Tiếng Anh càng trở nên phong phú và thú vị Bên cạnh đó, mọi người có thể nhận ra rằng, trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều chương trình truyền hình hay và nổi tiếng trên thế giới, phần lớn trong số chúng đều được thực hiện bằng Tiếng Anh Ngoài

ra phần lớn những bộ phim hay chương trình thực tế giải trí nổi tiếng của những nước như Trung, Hàn, Nhật,… dù cho được thực hiện bằng ngôn ngữ bản địa nhưng vẫn luôn có phụ đề bằng Tiếng Anh để có thể thu hút nhiều người xem nhất có thể Bạn sẽ hiểu rõ điều này nhất nếu bạn là fan của những diễn viên hay các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc (Blackpink) Họ đều đang có xu hướng phát triển bản thân để có thể hội nhập với thị trường Âu – Mỹ Chẳng hạn như các diễn viên Hollywood hợp tác với các diễn viên trên thế giới trong các bộ phim, hay là những màn hợp tác âm nhạc giữa KPOP và US-UK Không cần phải nói quá nhiều về sức ảnh hưởng của tiếng Anh trên thế giới nói chung cũng như là Việt Nam nói riêng Vì thế trong giáo dục và đào tạo Việt Nam quy định, Tiếng Anh là môn học bắt buộc đối với học sinh tiểu học, được xem như là mầm non tương lai của đất nước Và dĩ nhiên, việc học tiếng Anh, am hiểu sâu sắc và vận dụng thành thạo tiếng Anh sẽ tạo nhiều thuận lợi trên con đường phát triển sự nghiệp tương lai Dựa vào bối cảnh trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện với tiêu đề “Bật mí 5 cách tạo hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học”

Trang 8

II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Thời điểm vàng để học Tiếng Anh cho trẻ 6-11tuổi là một trong những vấn

đề cấp thiết mà phụ huynh dành sự quan tâm đặc biệt hiện nay Theo các chuyên gia,

“độ tuổi tốt nhất” cho việc học hay là áp dụng ngoại ngữ như ngôn ngữ thứ hai là độ tuổi mà trẻ đang phát triển Thời kỳ này, não bộ của trẻ có thể hút thông tin một cách nhanh chóng và nhạy bén Do đó, trẻ có thể nghe và bắt chước các phát âm khác nhau một cách dễ dàng Trên thực tế, ở lứa tuổi tiểu học (6 tuổi - 11 tuổi), trẻ có thể học được rất nhiều khi áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi Giáo viên và phụ huynh cần xem trọng các cơ hội để tạo ra không gian cho trẻ “chơi mà học” trong quá trình học tập Trong khoảng thời gian đó, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường, những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng Đồng thời, trẻ cũng có thể có những phát hiện ngôn ngữ - áp dụng ngôn ngữ “tự thân”, điều này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên Vì thế, vai trò của giáo viên là hỗ trợ, hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ sử dụng những công cụ ngôn ngữ cần thiết, gợi ý và đưa ra những thử thách để trẻ vượt qua và tiếp thu bài Hầu như học sinh tiểu học nói chung cũng như học sinh lứa tuổi lớp 1 nói riêng thường giỏi nhận diện, ghi nhớ mọi thứ xung quanh mình rất nhanh bởi hình ảnh quen thuộc Chính vì thế, học tập phải dựa trên sự yêu thích của người học Khi không cảm thấy hứng thú với học tập, người học sẽ tiếp thu tiếng Anh một cách thụ động và khó lòng xây dựng được các kỹ năng Anh ngữ tốt để tiến tới các cấp học cao hơn Do đó, để khơi dậy sự yêu thích, chúng ta có thể áp dụng các cách tạo hứng thú học tiếng Anh cho trẻ trong bài nghiên cứu này

III Mục đích nghiên cứu:

Xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để thực hiện • Tạo hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học (lớp 3), kích thích tinh thần học tập chủ động khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phát triển các kĩ năng

Trang 9

cần thiết trong giao tiếp để giúp học sinh yêu thích ngôn ngữ và tiếp thu kiến thức

dễ dàng hơn • Giúp trẻ tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh tiếp cận tri thức mới, cải thiện và nâng cao kĩ năng giao tiếp trong Tiếng Anh

IV Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

➢ Tham khảo và đọc các tài liệu có trong sách vở, báo chí có nội dung liên quan đến bài nghiên cứu

➢ Tham khảo tài liệu trên mạng xã hội Internet liên quan đến phương pháp giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học của trẻ

➢ Học hỏi kinh nghiệm dày dặn từ những giáo viên đi trước …

• Phương pháp quan sát điều tra: Để nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc, tôi

đã quan sát và điều tra thực trạng học tiếng Anh ở trường tiểu học và sự hứng thú của học sinh đối với môn học này

• Phương pháp dạy học thực nghiệm: Tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học theo bài nghiên cứu này vào buổi giảng dạy trên lớp học

• Phương pháp tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm: Sau mỗi tiết dạy theo hình thức giảng dạy trong đề tài, tôi thường tổng kết và rút kinh nghiệm riêng từng tiết, từng lớp Theo sau đó là sự tiếp tục thay đổi, áp dụng những phương pháp mới cho phù hợp với mỗi tiết học sau Sau mỗi giai đoạn đều tổng kết và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1 Cơ sở lí luận:

Trang 10

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục được coi là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nền giáo dục sớm hội nhập nền kinh tế toàn cầu, giúp đất nước phát triển nhanh và có hiệu quả,

Bộ giáo dục và đào tạo đã đầu tư rẩ nhiều cải cách về vật chất cũng như tinh thần trong việc phát triển toàn hiện học sinh, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng học tập cho các môn trong đó có bộ môn Tiếng Anh Theo thực tiễn ngày nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đứng sau tiếng mẹ đẻ, và là một trong những ngôn ngữ quan trọng trên thế giới Nó chiếm vị trí rất quan trọng được ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm

2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên.” Vì thế, giúp trẻ tiếp cận tiếng Anh hiệu quả thì phương pháp giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng Do đó để một tiết học tiếng Anh thành công giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thực bài học, chúng ta cần tạo ra bầu không khí hứng thú cho học sinh để giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả và tốt nhất

2 Cơ sở thực tiễn:

Chắc hẳn mọi người cũng thấy được rằng, phong cách giảng dạy của một giáo viên cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hứng thú, thu hút học sinh trong giờ học cũng như yêu thích môn học Hiện nay, trong các Trường Tiểu học, các bạn học sinh ngồi trên ghế nhà trường đã và đang được tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy mới thông qua các câu truyện màu sắc sinh động; các bài hát với giai điệu dễ ghi nhớ; các trò chơi;… thực sự rất bổ ích và hiệu quả Chúng ta cũng biết rằng, khi tiếp cận một ngôn ngữ mới đòi hỏi mỗi học sinh phải thực sự có hứng thú và đam

mê Ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt chất lượng cao hơn nếu chúng ta biết kết hợp các phương pháp truyền đạt ấn tượng Do đó, khi người dạy và người học cảm thấy không khí học hứng thú, môi trường học vui vẻ, tiết học sôi nổi, sinh động đồng nghĩa với việc giúp giờ học bớt căng thẳng, nhàm chán Từ đó việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng

Trang 11

và sâu sắc hơn Vì những lí do trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách hỗ trợ học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú học tập, tìm cách giúp các em học sinh nắm vững kiến thức mà không lặp đi lặp lại một cách khuôn mẫu, nhàm chán, tạo không khí học vui

vẻ và thoải mái Do đó tôi chọn đề tài “Bật mí 5 cách tạo hứng thú học tiếng Anh hiệu quả dành cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học” Tôi nghĩ dưới đây là những phương pháp dễ áp dụng vì chúng đơn giãn mà lại rất hiệu quả

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Với 4 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn tiếng Anh tiểu học, không chỉ riêng tôi mà những giáo viên khác cùng ngành cũng nhận thấy rằng chỉ số ít học sinh đam mê, thích thú, tìm tòi, sáng tạo bộ môn này, còn lại đa phần các em không quan tâm và đầu tư thật sự cho môn học này Thực tế cho thấy, trong quá trình học tiếng Anh, học sinh được đào tạo rất kỹ về mặt từ vựng, ngữ pháp,… nhưng lại không áp dụng được vào thực tế trong những tình huống quen thuộc hằng ngày Thậm chí, nhiều học sinh không hề thích học bộ môn này Việc thiếu tự tin trong giao tiếp, khả năng phản xạ còn hạn chế, tiếp thu bài học thụ động, không có nhiều cơ hội luyện tập và tiếp xúc Tiếng Anh hằng ngày là thực trạng của học sinh tiểu học hiện nay Qua quá trình giảng dạy, tôi đã phải trăn trở và suy nghĩ rất nhiều để tìm ra những lí do dẫn đến thực trạng khiến nhiều em học sinh chưa hứng thú với bộ môn này như sau:

• Hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện học tập của các em học sinh còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa đủ đầy Nhiều em học sinh phải phụ giúp gia đình, không có nhiều thời gian dành cho việc học tập Bên cạnh đó, các

em chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với sách hay truyện tiếng Anh để giải trí hay tham khảo nâng cao vốn từ vựng cũng như kiến thức của bản thân Hơn nữa, các em có thể chưa được tiếp xúc các thiết bị điện tử hiện đại bao gồm những phần mềm học tiếng Anh bổ ích, hỗ trợ các em các kỹ năng như nghe, nói, thực hành

• Áp lực điểm số, chạy đua thành tích lâu dần hình thành tư tưởng học thuộc máy móc tất cả nội dung bài học sẽ được thành tích học tập tốt, điểm cao đồng nghĩa

Trang 12

với việc mình học ổn, học tốt bộ môn đó mà không quan tâm đến việc làm sao để vận dụng nó 1 cách tốt nhất trong đời sống hằng ngày

• Học sinh vẫn chưa tìm ra phương pháp học tập đúng đắn, vì học sinh vốn quen với phương pháp giảng dạy mà giáo viên vận dụng trong quá trình giảng dạy trong tiết học nên đa phần học sinh chỉ làm theo yêu cầu mà giáo viên đưa ra, không tìm tòi, không sáng tạo thêm từ bên ngoài, từ cuộc sống muôn màu xung quanh Ngoài

ra học sinh thường e ngại khi phát âm sai, lo sợ khi bản thân mình nói tiếng Anh chưa đúng, đọc từ chưa chuẩn Chính vì thế, theo thời gian lâu dần, học sinh sẽ hình thành tính tự ti, thiếu tự tin trong giao tiếp, không những không cải thiện được trình độ tiếng Anh theo hướng tích cực mà khiến bản thân hoài nghi về trình độ và năng lực của mình

• Học sinh chưa có một môi trường thuận lợi để thực hành giao tiếp hằng ngày với người bản xứ nên việc lưu giữ kiến thức trong bộ não vẫn còn hạn chế, các

em học sinh sẽ quên nhanh chóng Chính vì vậy, các em luôn cảm thấy nhàm chán do bản thân tiếp thu bài mới chậm, còn mang lại kết quả học tập chưa tốt, không đồng đều với các bạn cùng trang lứa Từ một số nguyên nhân tôi đã nghiên cứu trên, nhằm động viên cũng như kích thích niềm đam mê học tiếng Anh của học sinh, tôi phải biết cách kết hợp các thủ thuật giảng dạy, thiết kế bài giảng sinh động, bắt mắt và lồng ghép các trò chơi, các hoạt động giải trí vào tiết học sao cho phù hợp với nội dung bài học, lượng kiến thức học sinh cần nắm rõ trong tiết ngày hôm đó, góp phần giúp buổi học chất lượng, hiệu quả hơn và thu hút học sinh tập trung vào bộ môn này hơn

III Nguyên nhân của thực trạng

1 Tâm lý học sinh dễ nãn

Hiện nay, môn Tiếng Anh không còn là môn quá xa lạ trong giáo dục nhà trường Đa

số khi tiếp xúc một ngôn ngữ mới các em học sinh đều cảm thấy tò mò và hứng thú Các bạn học sinh như những đứa trả tập nói – tập đọc Nhưng chắc chắn rằng khi áp

Ngày đăng: 06/08/2024, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w