Lừa đảo trực tuyến là hoạt động gian lận hoặc lừa dối được diễn ra trên không gian mạng, người lừa đảo sử dụng những kỹ thuật số để giấu đi danh tính, thông tin của mình hoặc giả mạo thô
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHÂN HIỆU TẠI TỈNH QUẢNG NAM
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Mã số: ĐTSV.2024.PVMT.03
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Hạnh Duyên Lớp/Khoa: 2005TTRC/ Khoa Hành Chính và Pháp Luật Cán bộ hướng dẫn: TS Trần Quyết Thắng
QUẢNG NAM, THÁNG 4 NĂM 2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHÂN HIỆU TẠI TỈNH QUẢNG NAM
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
QUẢNG NAM, THÁNG 4 NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian
mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả và được
sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Quyết Thắng Các nội dung và kết quả nghiên cứu
trong đề tài được chúng tôi phân tích, tổng hợp dựa trên nhiều thông tin và tài liệu khác
nhau, đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính chúng tôi thu thập từ các nguồn tin có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát
hiện có bất kỳ sự gian lận nào nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Nhóm tác giả
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn của giảng viên TS Trần Quyết Thắng, chúng tôi đã thực hiện
đề tài “Tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” Để hoàn thành đề tài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Phân viện Học viện Hành chính quốc gia khu vực Miền Trung Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn TS Trần Quyết Thắng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp giúp nhóm hoàn thành đề tài này Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn nữa
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
1 TP LĐTT trên KGM Tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 2.1: Tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến và tội phạm sử dụng CNC tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2021 đến năm 2023 19 Bảng 2.3 Đặc điểm của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 2021 - 2023 21 Bảng 2.4: Tỷ lệ mức độ thiệt hại về tài sản do tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng gây ra tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2021 - 2023 23 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân bố tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 2021 - 2023 29 Hình 1.1: Giả danh thành lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng 14 Hình 1.2: Trang web nước ngoài giả mạo trang thông tin của Công an nhân dân
để lừa đảo 14 Hình 1.3: Thủ đoạn chiếm quyền quản trị tài khoản Facebook để dẫn dụ mượn tiền 15
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Tình hình nghiên cứu: 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
5 Phương pháp nghiên cứu: 4
6 Cấu trúc của đề tài 5
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 6
1.1 Một số khái niệm liên quan 6
1.1.1 Khái niệm tội phạm 6
1.1.2 Khái niệm lừa đảo trực tuyến 6
1.1.3 Khái niệm tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 7
1.2 Đặc điểm của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 8
1.2.1 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành vi nguy hiểm cho xã hội 8
1.2.2 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ 9
1.2.3 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành vi có lỗi của chủ thể 9
1.2.4 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng được thực hiện bởi chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý 10
1.3 Những yếu tố tác động đến tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 10
1.3.1 Cơ sở pháp lý 10
1.3.2 Tâm lý hành vi 11
1.3.3 Môi trường mạng và thiết bị kết nối mạng 12
1.3.4 Tình hình kinh tế - xã hội 12
1.4 Phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 13
1.4.1 Phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 13
1.4.2 Hậu quả của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 17
Trang 8Tiểu kết chương 1 18
Chương 2 THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM 19
2.1 Tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 19
2.1.1 Diễn biến tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 19
2.1.2 Đặc điểm nạn nhân của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 20
2.1.3 Đặc điểm của tội phạm lừa lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 21
2.1.4 Hậu quả thiệt hại do tội phạm lừa lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng gây ra 23
2.1.5 Các phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 24
2.2 Nguyên nhân làm phát sinh tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 30
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan 31
2.2.2 Nguyên nhân khách quan 32
Tiểu kết chương 2 35
Chương 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM 36
3.1 Dự báo tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 36
3.1.1 Cơ sở dự báo tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 36
3.1.2 Nội dung dự báo tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam 37
3.2 Giải pháp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 39
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng và công tác bảo đảm an ninh mạng 39
3.2.2 Tăng cường giáo dục về ý thức đạo đức và pháp luật 40
3.2.3 Nâng cao nhận thức và kiến thức về an ninh mạng cho cộng đồng 41
3.2.4 Tăng cường hệ thống giám sát và kiểm soát về an ninh mạng 41
Trang 93.2.5 Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát cùng với sự phát triển của mạng
internet và sự tiến bộ của công nghệ 42
3.2.6 Đầu tư, phát triển lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng 43
3.2.7 Tăng cường phát triển kinh tế và chính sách xã hội 44
3.3 Một số kiến nghị cho tỉnh Quảng Nam 44
Tiểu kết chương 3 46
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) được xem là một chặng đường đột phá trong sự thay đổi toàn bộ mọi mặt xã hội của thế giới, trong đó có Việt Nam Nó biến đổi mọi mặt của xã hội từ khái niệm truyền thống sang một hình dạng mới dựa trên sự kết hợp mạnh mẽ của công nghệ số hoá, tự động hoá, trí tuệ nhân tạo
và mạng internet, trong đó nòng cốt nhất vẫn là công nghệ số hoá Quá trình đưa công nghệ số hoá vào mọi mặt của đời sống xã hội được gọi là quá trình chuyển đổi số Hiện nay, tại Việt Nam chuyển đổi số đang là vấn đề tất yếu, rất đáng quan tâm
và được phát triển một cách nhanh chóng Nó không chỉ là một xu hướng mà nó còn là một sự thay đổi sâu sắc trong cách làm việc, học tập và giao tiếp của mọi người Chuyển đổi số không chỉ là một quá trình chuyển đổi từ truyền thống sang công nghệ mà nó còn
là quá trình kích thích khả năng tư duy, sự sáng tạo và hợp tác giữa mọi người trong giải quyết các vấn đề của thế giới công nghệ số Trong thời gian qua kể từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công nhất định như hệ thống thông tin dân cư được quản lý đồng bộ, chặt chẽ thông qua mạng máy tính thay cho những quyển sổ, tờ giấy truyền thống; việc thanh toán, sử dụng các dịch vụ trực tuyến giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức; hay việc chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế đã giúp quy trình chuẩn đoán, điều trị bệnh ngày càng hiệu quả hơn…Tuy nhiên, bênh cạnh đó chuyển đổi số cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn Chuyển đổi số tạo ra môi trường trực tuyến, thúc đẩy nhiều hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin diễn ra thông qua mạng internet Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều vấn nạn xảy ra mà điển hình và gây rủi ro nhiều nhất đó chính là “vấn nạn lừa đảo trực tuyến”
Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn
xã hội Lừa đảo trực tuyến là hoạt động gian lận hoặc lừa dối được diễn ra trên không gian mạng, người lừa đảo sử dụng những kỹ thuật số để giấu đi danh tính, thông tin của mình hoặc giả mạo thông tin của người khác thực hiện hành vi lừa đảo qua các hình thức như đánh cắp tiền thông qua các trang web ngân hàng giả, đánh cắp thông tin qua email, bốc thăm trúng thưởng… những người lừa đảo này được xem là tội phạm lừa đảo trực tuyến
Trang 11Tội phạm lừa đảo trực tuyến có thể là cá nhân hoặc tổ chức Họ sử dụng các công
cụ, phương tiện trực tuyến để thực hiện các hành vi lừa đảo trên không gian mạng với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài sản của người khác Tội phạm lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự tin tưởng và an toàn của người sử dụng trên không gian mạng, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình quản lý trực tuyến của Nhà nước đối với người dân Thế nhưng, việc xác định
và truy cứu tội phạm lừa đảo trực tuyến thường gặp nhiều khó khăn do tính vô danh và giả mạo của loại tội phạm này
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phải nhận biết được tội phạm lừa đảo trực tuyến, các hình thức lừa đảo do chúng gây ra và ý nghĩa thiết thực của việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống lại vấn nạn lừa đảo trực tuyến cũng như tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng hiện nay nên nhóm nghiên cứu đã quyết
định lựa chọn đề tài “Tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ” để làm đề tài nghiên cứu cho mình
2 Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các quan điểm về lừa đảo trực tuyến, cách nhận diện và và biện pháp ngăn chặn vấn nạn này
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới:
+ “The Role of Technology in Online Fraud Prevention and Detection" - Một bài báo nghiên cứu của J R C van Eijck và J H Hoepman tại Đại học Radboud ở Hà Lan, xem xét vai trò của công nghệ trong việc ngăn chặn và phát hiện lừa đảo trực tuyến.[12]
+ "Fraud Detection for Online Businesses: A Perspective from Taiwan" - Một bài báo nghiên cứu của Chia-Ling Lee và Ying-Li Yu tại Đại học Quốc gia Chung Hsing
ở Đài Loan, xem xét các phương pháp phát hiện lừa đảo trực tuyến cho các doanh nghiệp trực tuyến.[5]
+ "Technology-Based Fraud and Online Trust" - Nghiên cứu này của Đại học Leicester ở Anh Quốc tập trung vào việc hiểu quan điểm của người tiêu dùng về công nghệ, sự tin tưởng trực tuyến và cách công nghệ được sử dụng trong vấn đề lừa đảo.[11]
- Các công trình nghiên cứu trong nước:
Trang 12Ngoài những tác giả nước ngoài thì có một số tác giả nước ta cũng nghiên cứu liên quan đến vấn nạn lừa đảo trực tuyến và tội phạm lừa đảo trực tuyến như sau:
+ “ Các lừa đảo trên mạng máy tính và cách phòng tránh” – Luận văn thạc sĩ của
Lê Thị Thu Hương tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đưa ra một số phương pháp lừa đảo giả dạng và các phương pháp phòng tránh lừa đảo giả dạng.[13]
+ “Nhận diện tội phạm có sử dụng công nghệ cao” – Một bài báo nghiên cứu của Trung tá, Tiến sĩ Đào Văn Vạn tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Bài báo đưa ra một số lý luận và tập trung nhận diện tội phạm công nghệ cao.[21]
Ta có thể thấy các bài tham khảo trên đều chú trọng phân tích về nhận diện và phòng ngừa vấn nạn lừa đảo trực tuyến, chưa thực sự đi sâu phân tích cụ thể về tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng hiện nay Chính vì như thế nhóm tác giả sẽ đi
tìm hiểu sâu hơn với đề tài “ Tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ”
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam, tiến hành đề xuất các giải pháp phòng ngừa
và đấu tranh với loại tội phạm này trên phạm vi tỉnh Quảng Nam nói riêng và trên cả nước nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau:
+ Thứ nhất, tìm hiểu các cơ sở lý luận về tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không
gian mạng Các cơ sở lý luận đó bao gồm các khái niệm liên quan, các hình thức lừa đảo trực tuyến, dấu hiệu, những yếu tố tác động, phương thức, thủ đoạn và hậu quả tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
+ Thứ hai, trên cơ sở tìm hiểu rõ về lý luận, đi sâu tìm hiểu, phân tích thực tiễn tình
hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam Từ khảo sát thực tế, đưa ra những đánh giá trực quan về vấn đề này
Trang 13+ Thứ ba, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng từ thực
tiễn tỉnh Quảng Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không
gian mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
+ Về thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2023
+ Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào việc mô tả thực tiễn tình hình tội phạm
lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng từ tỉnh Quảng Nam
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu như văn bản pháp luật, sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống lý luận ở chương 1, triển khai các nội dung thực tiễn ở chương 2 và làm cơ sở để nhóm tác giả đề xuất các giải pháp ở chương 3
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên một số khách thể tại tỉnh Quảng Nam Phương pháp này mang đến thông tin về kinh nghiệm của một số khách thể đã bị lừa đảo, cách mà họ phản ứng hoặc giải pháp mà họ đối phó với các vấn đề liên quan đến tội phạm trực tuyến trên không gian mạng để làm cơ sở phân tích tại chương 2 và chương 3
+ Phương pháp thu thập xử lý số liệu: Trực tiếp thu thập các bài báo khoa học, các nguồn thông tin đại chúng, văn bản, báo cáo, số liệu thực tế liên quan đến tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
+ Phương pháp định tính, định lượng: xử lý các thông tin đã thu thập được
Trang 14+ Phương pháp tổng hợp: Từ việc sử dụng các phương pháp định tính, định lượng, phân tích và so sánh… vận dụng tổng hợp các thông tin đã tìm được để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm lừa đảo
trực tuyến trên không gian mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được bố cục trong ba chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
- Chương 2: Thực tiễn tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam
- Chương 3: Dự báo tình hình và các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Trang 15Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm tội phạm
Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở Việt Nam thì “Tội phạm là hành vi vi phạm
mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, hành vi này đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức
và trật tự của xã hội Các cá nhân, tổ chức phạm tội khi bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm và sẽ phải chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.[1]
Theo quan điểm của Émile Durkheim – dưới góc độ xã hội học thì tội phạm được
hiểu là bất kỳ hành vi nào có gây hại đến xã hội, đặc biệt là những hành vi gây tổn thất đến an ninh, trật tự và an toàn của cộng đồng
Mặt khác, dưới góc độ pháp luật thì tội phạm được giải thích “Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự (Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, SĐBS 2017).[15]
Tóm lại, tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội Tội phạm là hành vi
vi phạm pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện xâm phạm và gây ra sự tổn thất, nguy hiểm hoặc bất lợi cho cá nhân, xã hội và đất nước Các hành vi tội phạm được quy định cụ thể tại Bộ Luật Hình Sự (hiện hành là BLHS năm 2015, SĐBS 2017) và người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm,
xử lý theo quy định của từng hành vi phạm tội
1.1.2 Khái niệm lừa đảo trực tuyến
Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam, đây vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và diễn ra ngày càng phức tạp
Trang 16Lừa đảo trực tuyến là hành vi gian lận, lừa dối hoặc đánh lừa người khác thông qua mạng internet để đạt được lợi ích cá nhân hoặc mục tiêu không chính đáng Đây là một hành vi không trung thực và thường gây ra hậu quả khó lường, thiệt hại cho người
bị lừa đảo Lừa đảo có thể diễn ra ở nhiều lĩnh vực và nhiều môi trường khác nhau, bao gồm tài chính, kinh doanh, mạng lưới xã hội và thậm chí cả trong các mối quan hệ cá nhân, bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh
Hay theo một cách hiểu khác thì “Lừa đảo trực tuyến là hoạt động sử dụng mạng internet để gian lận, lừa đảo người khác thông qua các phương tiện điện tử và nhiều hình thức khác nhau, điển hình như sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao để xâm nhập vào các
hệ thống trên không gian mạng Đây thường là các hoạt động lừa đảo, bao gồm các hình thức như: gửi email giả mạo, trang web giả mạo, tin nhắn giả mạo, lừa đảo qua điện thoại, các trang mạng xã hội và qua công việc hoặc các hình thức khác nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản, gây hậu quả không mong muốn cho nạn nhân”
1.1.3 Khái niệm tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng (gọi tắt TP LĐTT trên KGM) không giống như tội phạm truyền thống Có rất nhiều cách định nghĩa về loại tội phạm này nhưng nhìn chung nhất thì:
TP LĐTT trên KGM là những cá nhân hoặc tổ chức sử dụng internet, chúng thuần thục các công nghệ kỹ thuật số và nhiều ứng dụng khác nhằm thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, hoặc đánh lừa người khác với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản hoặc tiền bạc Các tội phạm này thường sử dụng các kỹ thuật số phức tạp, lợi dụng
sự tin tưởng, thiếu hiểu biết của người dân và mức độ không cảnh giác của người dùng mạng để đạt được mục đích của mình TP LĐTT trên KGM thường tận dụng sự tin tưởng, sơ hở trong bảo mật của ứng dụng để thực hiện các hành động gian lận
Xét về bản chất thì TP LĐTT trên KGM cũng có đầy đủ các tính chất, đặc điểm như mọi tội phạm truyền thống khác, cũng được xem là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, gồm 4 cấu thành cơ bản của một tội phạm đó là mặt khách thể, mặt khách quan, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm Điểm khác biệt giữa TP LĐTT trên KGM với tội phạm truyền thống đó là TP LĐTT trên KGM thì chúng sử dụng công nghệ thông tin, máy tính và mạng máy tính để thực hiện hành vi lừa đảo Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi đó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, che giấu và gây ra những hậu quả nhất định cho xã hội
Trang 171.2 Đặc điểm của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội Các đối tượng lợi dụng bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng lưới internet phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao
Trong các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, TP LĐTT trên KGM là loại tội phạm phổ biến nhất Chúng được hình thành trên nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, thủ đoạn thì hết sức đa dạng, tinh vi và phức tạp Chúng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn rất khó để nhận diện, gây thiệt hại to lớn cho nhà nước, tổ chức và cá nhân TP LĐTT trên KGM nhanh chóng trở thành vấn đề gây nhức nhói cho dư luận Chính vì vậy, để đưa ra tất cả các dấu hiệu để nhận biết TP LĐTT trên KGM là một việc rất khó khăn Dưới đây là một vài dấu hiệu cơ bản để có thể nhận biết được loại tội phạm này
1.2.1 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành
vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi của TP LĐTT trên KGM không chỉ là một vấn đề cá nhân mà nó còn là một mối đe dọa lớn đối với toàn xã hội Điều này đặt ra không ít thách thức nghiêm trọng đối với ngành an ninh mạng, tài chính và quyền riêng tư của mọi người Mỗi ngày, hàng triệu người trên khắp thế giới đều có thể trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng, từ việc trở thành nạn nhân của các email giả mạo đến các trang web bán hàng không đáng tin cậy Tính nguy hiểm cho xã hội của TP LĐTT trên KGM được xem là một dấu hiệu quan trọng, quyết định đến cả các dấu hiệu còn lại
Tính nguy hiểm cho xã hội của TP LĐTT trên KGM được đánh giá dựa trên các tiêu chí như:
- Hành vi của TP LĐTT trên KGM xâm hại nghiêm trọng đến tính chất các quan
hệ xã hội Chúng không chỉ gây ra hậu quả là sự mất mát về tài sản mà nó còn làm suy giảm niềm tin và quan hệ giữa mọi người trong xã hội Khi một cá nhân hoặc tổ chức trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, họ dần bị mất lòng tin vào người khác và trở nên kỳ thị, làm giảm sự hòa hợp và sự đoàn kết trong cộng đồng
- TP LĐTT trên KGM thường sử dụng các phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội hết sức tinh vi và hiện đại
Trang 18- Mức độ thiệt hại do TP LĐTT trên KGM gây ra vô cùng lớn, nó không chỉ gây thiệt hại về tài chính, về tinh thần mà nó còn đưa ra nhiều mối đe doạ khác cho xã hội
- Tính chất lừa dối và mức độ có lỗi của loại tội phạm này
- Động cơ và mục đích phạm tội của TP LĐTT trên KGM Động cơ chủ yếu của
TP LĐTT trên KGM thường là về mặt tài chính, nhưng cũng có thể bao gồm cả sự tham vọng về quyền lực hoặc thú vui cần được thỏa mãn thông qua việc lừa đảo người khác
- Ngoài ra còn có một số căn cứ khác như hoàn cảnh của người phạm tội, thù hận với nạn nhân…
1.2.2 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành
vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
Hành vi trái pháp luật là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật mang thuộc tính hiển nhiên đó là tính có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội Hành vi trái pháp luật phải
có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điều khiển của ý chí người phạm tội
Hành vi của TP LĐTT trên KGM được xem là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ Trong trường hợp này hành vi trái pháp luật được nhắc đến đó chính là hành vi lừa đảo, hành vi này không chỉ xâm hại đến quan hệ tài chính mà còn làm suy yếu niềm tin của nhân dân vào cộng đồng và hệ thống pháp luật
1.2.3 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành
vi có lỗi của chủ thể
Lỗi là một khái niệm được biết đến và được sử dụng rất nhiều trong khoa học luật Việt Nam Trong cấu thành TP LĐTT trên KGM nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản, một người phải chịu trách nhiệm pháp lý không chỉ đơn thuần vì họ có hành vi lừa đảo gây ra thiệt hại cho xã hội mà nó còn là hành vi “có lỗi” trong việc thực hiện hành vi lừa đảo đó Một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó
là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn hoặc quyết định một xử sự khác phù hợp hơn với đòi hỏi của xã hội
Trang 19Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm mà
họ gây ra cho xã hội Lỗi bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả
Lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là hành vi có lỗi, cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội khi thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gian dối, trái pháp luật; biết trước hậu quả của hành vi đó gây ra cho nạn nhân nhưng họ vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra
1.2.4 Hành vi của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng được thực hiện bởi chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
Chủ thể của hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng là những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật,
đó là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể Vi phạm pháp luật có nhiều loại, chính vì vậy tương ứng với mỗi vi phạm thì chủ thể sẽ có các điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi khác nhau
Đối với hành vi của TP LĐTT trên KGM thì chủ thể thực hiện hành vi đó là những chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người từ
đủ mười bốn tuổi đến dưới mười sáu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật giữa một bên chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước với các cá nhân, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hình sự, do đó, nếu hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng xảy ra thì mức độ nghiêm trọng của nó không chỉ gây nguy hại cho các cá nhân tổ chức khác như vi phạm dân sự, mà nó còn gây thiệt hại cho nhà nước cũng như nguy hại cho
xã hội Chủ thể của TP LĐTT trên KGM chỉ có thể là cá nhân chứ không thể là pháp nhân hay tổ chức như các vi phạm pháp luật khác
1.3 Những yếu tố tác động đến tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
1.3.1 Cơ sở pháp lý
TP LĐTT trên KGM có những đặc trưng riêng so với tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung Hiện nay, loại tội phạm này ngày càng phát triển và trở nên phức tạp, tinh vi, gây ra nhiều hậu quả khó lường Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự hiện hành
Trang 20chỉ mới có một điều luật quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung và chưa
có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết đi kèm
Về vấn đề định tội danh, hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể về các căn
cứ để định danh TP LĐTT trên KGM Trên thực tế, có nhiều vụ án xảy ra đơn thuần ở giai đoạn đầu các mối quan hệ dân sự nhưng diễn biến vụ án ngày càng phức tạp khiến
vụ án trở thành một vụ án hình sự Vậy nên, khi giải quyết các vụ án này cơ quan tư pháp cần phải xác định đâu là thời điểm xảy ra tranh chấp dân sự, đâu là thời điểm xảy
ra tranh chấp hình sự và xác định trường hợp trở thành TP LĐTT trên KGM Nếu không làm rõ được các vấn đề này thì có thể dẫn đến tình trạng tranh chấp phức tạp, gây ra việc
bỏ lọt tội phạm
Trong hoạt động điều tra TP LĐTT trên KGM, biện pháp tối ưu là truy tìm các dấu vết của tội phạm thông qua các công cụ, phương tiện trên không gian mạng internet Tại Điều 107, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã luật hóa dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ và quy định cụ thể các biện pháp thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử Tuy nhiên, trong thực tế việc thu thập chứng cứ là phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử còn gặp khá nhiều khó khăn và vướng mắc, bởi vì không có các văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề này và điều kiện của cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của cơ quan chức năng không đáp ứng được yêu cầu thực tế
1.3.2 Tâm lý hành vi
Tâm lý hành vi là một bộ phận của tâm lý học nghiên cứu về các quá trình tâm
lý ẩn sau hành vi của con người Một người khi thực hiện hành vi phạm tội, tâm lý của
họ sẽ có những chuyển biến, thay đổi nhất định trong các giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn chuẩn bị lên kế hoạch phạm tội, thực hiện hành vi phạm tội, kết thúc và sau khi thực hiện hành vi phạm tội
Những hành vi phạm tội đều là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, chịu tác động trực tiếp của yếu tố tâm lý hành vi Đối với TP LĐTT trên KGM thì yếu tố tâm
lý hành vi tác động dựa trên trạng thái tâm lí và nhận thức hành vi của người phạm tội
lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Thông thường, một người phạm tội trạng thái tâm lý của họ sẽ có những chuyển biến qua các giai đoạn khác nhau và trạng thái tâm lý này thường có xu hướng căng thẳng, phức tạp và lo lắng Ví dụ: một người phạm tội thực hiện hành vi giết người hay
vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng, họ
Trang 21thường xuất hiện sự rối loạn trong suy nghĩ, thường xuyên tưởng tượng đến vụ án và cảm thấy ám ảnh, ăn năn, hối hận hay sợ bị trừng phạt sau khi thực hiện hành vi phạm tội Trái ngược lại thì hành vi của TP LĐTT trên KGM bởi vì tính ẩn danh, sự thiếu hiểu biết về công nghệ của người dân và một số hạn chế của công tác điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao làm cho họ cảm thấy tự tin khi chuẩn bị lên kế hoạch và thực hiện hành vi phạm tội, sau khi thực hiện phạm tội thì họ có tâm lý thoả mãn, sung sướng về kết quả mà mình đạt được nên họ thường có xu hướng lặp lại hành vi phạm tội của mình
trên nhiều nạn nhân khác nhau
1.3.3 Môi trường mạng và thiết bị kết nối mạng
Hiện nay, mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, nó tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống,
xã hội và kinh tế Sự phổ biến của internet đã mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh, truyền thông, giao tiếp và học tập Internet mang lại nhiều lợi ích lớn cho mọi người, tuy nhiên cùng với sự phát triển và tiếp cận rộng rãi ấy thì nó cũng làm xuất hiện những rủi ro và thách thức, trong đó TP LĐTT trên KGM là một trong những vấn đề nổi bật
Các tội phạm có thể lợi dụng sự tin tưởng và không hiểu biết của người dùng internet hoặc thiết bị kết nối mạng để thực hiện các hình thức lừa đảo khác nhau Họ có thể sử dụng email giả mạo, trang web giả mạo, hoặc các phương thức xâm nhập qua thiết bị kết nối để chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài chính của người dùng
Sự phát triển của mạng internet và thiết bị kết nối mạng cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện các công nghệ mới với các ứng dụng trực tuyến và thiết bị tiên tiến hơn Điều này cung cấp cho TP LĐTT trên KGM các công cụ và phương thức để thực hiện các hình thức tấn công phức tạp và rất khó phát hiện Ví dụ, tội phạm có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các email giả mạo chân thực hơn hoặc sử dụng mã độc thông minh để xâm nhập vào các hệ thống thông qua các thiết bị kết nối
1.3.4 Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều khía cạnh của xã hội Nó không chỉ tác động đáng kể đối với cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn tác động trực tiếp đến tình trạng kinh tế - xã hội của họ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành tựu cá nhân, trình độ học vấn và thậm chí là tình hình tài chính của họ trong tương lai
Ví dụ, một người xuất thân từ gia đình giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, trung lưu thường có nhiều cơ hội hơn những người xuất thân từ gia đình khó khăn Họ có khả
Trang 22năng theo học cao hơn, có thể tích luỹ kinh nghiệm thông qua việc du học hay khám phá qua các quốc gia nước ngoài
Hoạt động của TP LĐTT trên KGM cũng không ngoại lệ, nó cũng là một trong các hoạt động chịu tác động mạnh mẽ của tình hình kinh tế - xã hội Trong một nền kinh
tế phát triển, các lĩnh vực được đầu tư mạnh mẽ và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân, điều này đã tạo ra nhiều rào cản đối với hoạt động và sự phát triển của TP LĐTT trên KGM Ngược lại, trong một xã hội gặp khó khăn về mặt kinh tế, nhu cầu kiếm tiền để đáp ứng nhu cầu sinh sống của người dân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm tội lợi dụng tình hình
để thực hiện các hành vi lừa đảo, hứa hẹn về những cơ hội kiếm tiền nhanh chóng hoặc các ưu đãi không thực tế
Ngoài ra, tình hình kinh tế - xã hội khó khăn cũng có thể tác động đến hiệu quả công tác phòng, chống TP LĐTT trên KGM của các cơ quan chức năng và thực thi pháp luật Sự suy giảm của nguồn lực có thể làm cho việc theo dõi, phát hiện, điều tra và trừng phạt các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng trở nên khó khăn hơn
1.4 Phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
1.4.1 Phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Phương thức, thủ đoạn của một tội phạm là sự tổng hợp các cách thức, kế hoạch
mà tội phạm đó sử dụng trong chuẩn bị, thực hiện và che dấu hành vi phạm tội Trong suốt thời gian gần đây, tình hình TP LĐTT trên KGM ngày càng gia tăng Đặc biệt tội phạm lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok, Instagram…
có xu hướng tăng nhanh với nhiều thủ đoạn mới tinh vi, gây thiệt hại lớn đến người dân
TP LĐTT trên KGM không chỉ gây mất mát về tài sản mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người dân Và trong thời gian qua, các TP LĐTT trên KGM để thực hiện hành vi lừa đảo của mình thường tập trung chủ yếu ở các phương thức, thủ đoạn sau:
a Lừa đảo trực tuyến thông qua các hình thức giả mạo: Đây là một trong những
phương thức, thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng hay sử dụng để lừa đảo người dùng Một số hình thức giả mạo phổ biến như: giả danh thành các tổ chức, cơ quan thi hành
Trang 23pháp luật; giả mạo trang web; giả mạo email; giả mạo tài khoản mạng xã hội (MXH); giả mạo số điện thoại; giả mạo các ứng dụng điện thoại…[7]
1 Giả danh thành các tổ chức, cơ quan thi hành pháp luật: Lợi dụng lòng tin của người dân các đối tượng giả mạo thành Luật sư, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án… gọi điện thông báo cho người dân yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ điều tra, hoặc gửi giấy triệu tập, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào số tài khoản mà các đối tượng
Trang 243 Giả mạo Email: các đối tượng gửi email giả mạo về cho facebook hoặc các dịch
vụ liên quan và yêu cầu người sử dụng phải cung cấp thông tin cá nhân như mật khẩu,
số điện thoại hoặc số căn cước công dân… để tiến hành xác minh tài khoản Sau đó, chúng lợi dụng các thông tin này dùng để chiếm đoạt tài sản
4 Giả mạo tài khoản các trang MXH (Facebook, Zalo, Tiktok ) để lừa đảo hoặc chiếm quyền quản trị (hack) tài khoản của người bị hại rồi nhắn tin, lừa gạt người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền cho đối tượng sau đó chiếm đoạt
Hình 1.3: Thủ đoạn chiếm quyền quản trị tài khoản Facebook để dẫn dụ mượn tiền
b Lừa đảo thông qua các hình thức kinh doanh, giao dịch và thương mại điện
tử trên không gian mạng: Phương thức, thủ đoạn này được các đối tượng thực hiện qua
các hình thức như các đối tượng lừa đảo tạo ra các trang web mua bán yêu cầu khách hàng chuyển tiền cọc, sau đó không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng, không đúng với sản phẩm đăng bán; sử dụng các thông tin cá nhân đánh cắp để mở tài khoản tín dụng, vay vốn hoặc thực hiện các giao dịch lừa đảo bằng thẻ tín dụng của người
Trang 25khác; tạo lập các sàn giao dịch, ứng dụng kêu gọi đầu tư, kinh doanh tiền ảo qua một số trang website như “webshopping.cc”, “shop555.cc”…
c Lừa đảo qua các trang mạng xã hội, thư điện tử và các diễn đàn trên không gian mạng:
Các đối tượng chiếm các quyền điều khiển các trang MXH như Facebook, Zalo, TikTok… và các tài khoản thư điện tử của nạn nhân lừa kêu gọi hỗ trợ tài chính, đánh cắp thông tin hay vay chuyển tiền chiếm đoạt lên đến hàng trăm tỷ đồng
d Cài các mã độc hại, phần mềm hoặc các lệnh có chức năng gián điệp nhằm phục vụ thu, thập thông tin của nạn nhân để phục vụ cho quá trình lừa đảo: Bằng
việc dẫn dụ người dùng ấn và truy cập vào các liên kết hay tải các ứng dụng giả mạo như diệt virus máy tính… đã bị các đối tượng cài mã độc, chèn các phần mềm và các chức năng gián điệp Các mã, phần mềm này thu thập dữ liệu, hình ảnh, văn bản, thậm chí là cả hình ảnh và giọng nói của người dùng thông qua các thiết bị thông minh Sau
đó được các đối tượng ghi lại và sử dụng để đi lừa đảo gọi điện, nhắn tin hoặc gửi thông tin tống tiền hay phục vụ nhiều mục đích bất hợp pháp khác
e Dùng mọi thủ đoạn để chiếm lòng tin của người bị hại:
Để dẫn dụ người dùng sập bẫy, truy cập vào các liên kết, phần mềm, ứng dụng độc hay thực hiện theo hướng dẫn của mình các đối tượng lừa đảo đã thực hiện một số cách thức sau:
- Lợi dụng vào tâm lý muốn nhận quà của người dùng, trúng thưởng hay lợi dụng các dịp đặc biệt có lý do thuyết phục như nhận lì xì đầu năm mới, nhận quà dịp lễ, khuyến mãi…
- Lợi dụng tình hình, chính trị, kinh tế, xã hội, những vấn đề đang được dư luận quan tâm các đối tượng sử dụng nhiều phương thức kích thích sự tò mò để dẫn dụ người dùng vào trong kế hoạch lừa đảo của mình
- Đưa nạn nhân vào trong các tình thế khẩn cấp, nếu không thực hiện sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi bắt buộc nạn nhân phải thực hiện mà không được suy nghĩ hay kiểm chứng
- Nghiên cứu đặc điểm, sở thích, yêu cầu của người dùng thông qua các ứng dụng giải trí, tìm kiếm… Sử dụng các tương tác giả lập để chiếm lòng tin của người dùng Không những thế, bằng nhiều thủ đoạn các đối tượng còn tạo ra các chiến thuật riêng cho từng nhóm như học sinh, sinh viên, mẹ bỉm sữa…
Trang 261.4.2 Hậu quả của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
TP LĐTT trên KGM gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân, làm ảnh hưởng lớn đến tài sản, tâm lý của bản thân và gia đình Hậu quả của TP LĐTT trên KGM có thể thấy qua các khía cạnh như sau:
Một là, mất tiền Mất tiền là một trong những mất mát lớn nhất trong việc lừa đảo
trực tuyến và đó là hậu quả chính để tội phạm lừa đảo Tội phạm chiếm đoạt tài sản thông qua các thông tin cá nhân mà nạn nhân đã cung cấp, chúng lấy thông tin đó để tiến hành lấy cắp tài sản sau đó để lại thiệt hại và hậu quả nghiêm trọng cho người dân
Hai là, mất thông tin cá nhân Tất cả các thông tin cá nhân nạn nhân đã cung cấp
toàn bộ sẽ rơi vào tay của tội phạm, thông tin cá nhân như căn cước công dân, số điện thoại, mật khẩu ngân hàng, số thẻ tín dụng hoặc mật khẩu ứng dụng, lừa đảo lấy thông tin đó để lợi dụng và đánh cắp danh tính Mất thông tin cá nhân dẫn đến những hậu quả lâu dài như lừa đảo danh tính, sử dụng thông tin sai mục đích và nạn nhân bị mất kiểm soát về thông tin cá nhân của mình
Ba là, ảnh hưởng đến danh tiếng cá nhân Trường hợp tổ chức là nạn nhân của lừa
đảo trực tuyến thì tội phạm lừa đảo trực tuyến không chỉ dẫn đến thiệt hại về tài chính
vô cùng lớn mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến danh tiếng và uy tín của họ, thậm chí gây mất lòng tin đối với đối tác, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của tổ chức
Bốn là, ảnh hưởng đến tâm lý và thời gian Việc trở thành nạn nhân của lừa đảo
trực tuyến có thể gây ra căng thẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người dân cùng với đó là mất thời gian Người dân sau khi bị hại phải trình báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết và lấy lại thông tin, nạn nhân phải tìm cách khắc phục thiệt hại và thay đổi thông tin cá nhân để tránh tình trạng lừa đảo từ thông tin cũ kéo dài Tất cả những điều này gây ra áp lực lớn cho người dân lẫn gia đình gây ảnh hưởng đến
tâm lý, tinh thần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân
Trang 27Tiểu kết chương 1
TP LĐTT trên KGM là loại tội phạm đặc trưng phát sinh trong thời kỳ phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tác động đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và gây nhiều hệ lụy cho xã hội Qua chương 1 phân tích những
cơ sở lý luận về TP LĐTT trên KGM để phần nào chúng ta có thể nhận diện được thế nào là TP LĐTT trên KGM; dấu hiệu của loại tội phạm này; biết được các thủ đoạn, phương thức lừa đảo chúng; những yếu tố tác động đến TP LĐTT trên KGM và hậu quả
do loại tội phạm nguy hiểm này gây ra giúp chúng ta có một phần kiến thức góp phần đấu tranh phòng ngừa, xây dựng một không gian mạng lành mạnh để đẩy lùi loại tội phạm này Chương 1 cũng là cơ sở cho chúng ta dễ dàng tiếp cận thực tiễn TP LĐTT trên KGM hiện nay từ tỉnh Quảng Nam ở chương 2
Trang 28Chương 2
THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM
2.1 Tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Diễn biến tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Tình hình TP LĐTT trên KGM tại địa bàn tỉnh Quảng Nam được xác định dựa trên cơ sở số liệu thống kê hình sự là tổng số vụ án lừa đảo trực tuyến và bị cáo (bị can) hoặc các đối tượng có liên quan được xử lý trong một khoảng thời gian nhất định
Trong nhiều năm qua, Công an tỉnh Quảng Nam đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong đó có TP LĐTT trên KGM đã được các tổ chức đoàn thể, đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực Họ đã phổ biến cụ thể những kiến thức cơ bản, phương thức, thủ đoạn của TP LĐTT trên KGM và cách phòng ngừa loại tội phạm này đến các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân do vậy trong những năm qua họ được hỗ trợ phát hiện và xử lý nhiều vụ án liên quan Tuy nhiên, theo báo cáo hàng năm của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (viết tắt là phòng ANM và PCTT sử dụng CNC) Công an tỉnh Quảng Nam thì thời gian qua, tình hình tội phạm và các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo trên không gian mạng vẫn diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi và có chiều hướng ngày càng gia tăng
Bảng 2.1: Tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến và tội phạm sử dụng CNC tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2021 đến năm 2023
Tội phạm sử dụng CNC
TP LĐTT trên KGM
Tội phạm sử dụng CNC
TP LĐTT trên KGM
Trang 29(Nguồn: Số liệu thống kê Phòng ANM và PCTP sử dụng CNC Công an tỉnh Quảng
Nam)
Phòng ANM và PCTP sử dụng CNC Công an tỉnh Quảng Nam được thành lập vào tháng 07 năm 2021 Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ trong 05 tháng ổn định tổ chức và bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ đơn vị đã phát hiện và bắt 28 vụ tội phạm sử dụng CNC liên quan đến 83 đối tượng Trong đó, TP LĐTT trên KGM là 17 vụ (chiếm 60,7%) liên quan đến 65 đối tượng (chiếm 78,3%) Đến năm 2022, tổng số vụ tội phạm
sử dụng CNC phát hiện và bị bắt là 34 vụ liên quan đến 101 đối tượng, TP LĐTT trên KGM trong tổng số này là 28 vụ (chiếm 82,4%) liên quan đến 89 đối tượng (chiếm 88,1%) và năm 2023 vừa qua thì số vụ phát hiện và bị bắt của tội phạm sử dụng CNC là
42 vụ liên quan đến 136 đối tượng, trong đó TP LĐTT trên KGM là 35 vụ (chiếm 83,3%) liên quan đến 121 đối tượng (chiếm 89%)
Qua đó, cho thấy tình hình TP LĐTT trên KGM tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2023 diễn biến ngày càng phức tạp và đáng lo ngại Loại tội phạm này chiếm hơn 50% tổng số tội phạm sử dụng CNC, nhiều vụ với quy mô lớn, chuyên nghiệp, số đối tượng có liên quan của các vụ án chiếm tỉ lệ cao (mỗi vụ có trung bình từ 03 đối tượng trở lên) và tổng số này tăng không đều qua các năm Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu thống kê những vụ án bị phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử, còn số lượng tội phạm ẩn của loại tội phạm này là rất lớn bởi vì đa số các đối tượng phạm tội là những người có trình độ, hiểu biết cao về công nghệ thông tin nên chúng có các phương thức, thủ đoạn che dấu rất tinh vi, sử dụng nhiều kỹ thuật cao gây khó khăn trong công tác phát hiện và điều tra của các cơ quan chức năng Có nhiều vụ án đã được phát hiện, áp dụng đầy đủ các biện pháp điều tra nhưng vẫn không xác định được đối tượng thực hiện dẫn đến phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra, số lượng các vụ này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vụ án của TP LĐTT trên KGM
2.1.2 Đặc điểm nạn nhân của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam
Ai cũng có thể là nạn nhân của TP LĐTT trên KGM, nhưng tại Quảng Nam giai đoạn từ 2021 – 2023 thì những đối tượng nằm trong “tầm ngắm” chính của loại tội phạm này đó là những đối tượng người cao tuổi (cụ thể là những đối tượng có độ tuổi trên 45 tuổi, đây là độ tuổi chiếm đa số); những đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên, đây là những đối tượng thường xuyên sử dụng mạng internet nhưng có thể thiếu kinh nghiệm
Trang 30và nhận thức về rủi ro trực tuyến; những đối tượng là công nhân, người lao động chân tay… Ngoài ra, nạn nhân của TP LĐTT trên KGM tại tỉnh Quảng Nam còn được nhận biết qua các khía cạnh như:
- Về giới tính: nạn nhân của lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng đa số là nữ
giới (chiếm khoảng 90%), nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn Do nữ giới phần lớn là những người phụ nữ có độ tuổi cao, không có việc làm ổn định, ở nhà nội trợ, chăm con nhỏ…
là những người nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, kiến thức an toàn trên không gian mạng
- Về khu vực sinh sống: đối với người dân tại Quảng Nam, các hộ dân sinh sống
tại thành thị lại có tỷ lệ bị lừa đảo cao hơn các hộ dân sinh sống tại nông thôn Sở dĩ, có đặc điểm trên là do những hộ dân sinh sống tại nông thôn mặc dù thiếu kiến thức về an ninh mạng nhưng tần suất tiếp xúc với công nghệ, không gian mạng của họ thấp; các dịch vụ trực tuyến tại đây cũng không phát triển như ở thành thị nên cơ hội lừa đảo trực tuyến sẽ không cao như ở thành thị
2.1.3 Đặc điểm của tội phạm lừa lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.3 Đặc điểm của tội phạm lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 2021 - 2023