Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong thời gian gần đây, liên quan đến đề tài: Nghiên cứu một số biệnpháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khoá của sinh viêntrường Đại học Lu
Trang 1_ BOTUPHAP) |
TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
NGHIEN CUU MOT SO BIEN PHAP NHAM NANG CAOHUNG THU TRONG GIO HOC GDTC CHINH KHOACUA SINH VIEN TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
Mã số: LH - 2011 - 03 - DHL- HN
Chủ nhiệm dé tai: Th.s Đỗ Thị Tươi & CN Lưu Thị NhânThư ký : CN Nguyễn Trọng Quang
Hà Nội - 11/2011
Trang 2Đề tài này được thực hiện bởi sự phối hợp giữa:
* Bộ môn GDTC - Trường Đại học Luật Ha Nội
* Bộ môn Ly luận đại cương Trường Đại học TDTT 1
* Văn phòng Đoàn Thanh Niên - Trường Đại học Luật Hà Nội
* Phong Công tác sinh viên - Trường Đại học Luật Ha Nội
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI
Ss fea fy fF YS FP
Trang 3DANH MỤC CAC TU VIET TAT
TDTT : Thé duc thé thao
GDTC : Giáo duc thé chat
GD-ĐT |: Giáo duc - đào tao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CLB : Câu lạc bộ
VDV : Vận động viên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Il TONG THUẬT KET QUÁ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vẫn đề nghiên cứu
2 Nguyên nhân dẫn tới sự thiểu hứng thú khi học môn GDTC của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội.
3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDTC của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
II CÁC CHUYEN DE
1 Chuyên đề 1: Thực trạng công tác GDTC Trường đại học Luật Hà Nội
2 Chuyên dé 2: Thực trạng sử dung các hình thức tổ chức và phương pháp
day học môn GDTC Trường đại học Luật Hà Nội.
3 Chuyên dé 3: Những đặc tính cơ bản về tâm sinh lý, diễn biến khả năng
lao động trí óc, cơ sở sinh lý hoạt động thể lực của sinh viên
4 Chuyên dé 4: Lịch sử nghiên cứu về van dé “hứng thi”
5 Chuyên dé 5: Lý luận chung về “hứng thú ” và “hứng thú học tập”
6 Chuyên dé 6: Vai trò của “hứng thi” trong hoạt động TDTT và những
yêu cau tâm lý của hoạt động sư phạm GDTC
7 Chuyên dé 7: Thực trạng hứng thú học tập môn GDTC của sinh viên
Truong đại học Luật Hà Nội.
8 Chuyên dé 8: Nguyên nhân dan tới sự thiếu hứng thú khi học môn GDTC
của sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội.
9 Chuyên dé 9: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hứng thú học tập
môn GDTC cua sinh viên Truong đại học Luật Hà Nội.
10 Chuyên dé 10: Đánh giá hiệu quả các biện pháp đã dé xuất
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
19
zi
26 Al
58
84 92 112
121
134
141
154
Trang 5PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gan đây sự lớn mạnh của nền kinh tế Thế giới và cácnước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đây Việt Nam đi trên con đường côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Dé làm tốt điều này Đảng và nhà nước ta
đã không ngừng quan tâm đến giáo dục và phát triển giáo dục
Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi giáo dục phảitạo ra những con người phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ và nghềnghiệp Vi vay GTDC trong nhà trường cũng có nghĩa to lớn trong việc pháthuy và bồi dưỡng nhân tố con người, góp phan nâng cao thé lực giáo ducnhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa vàphát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững
an ninh quốc phòng cho đất nước
Sinh viên Việt Nam ngày nay đang được sông và học tập dưới một chế
độ ưu việt - chế độ XHCN, được thừa hưởng những thành quả của cha ông ta
để lại trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, được Đảng vànhà nước hết sức quan tâm chăm sóc Trong di chúc của Hồ Chủ Tịch người
đã căn dặn : “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rấtquan trọng và cần thiết” Tham nhuan lời day của Người, thế hệ trẻ Việt Namtrong đó có lực lượng sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, gópphần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Hiện nay các trường Đại học và Cao đẳngđều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo Với
sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay, van dé đảm bảochất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước thử thách to lớn
Như chúng ta đã biết, trong dạy học hiện nay khi đánh giá kết quảngười ta thường tập trung vào ba mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ Nhiềukhi thái độ còn được đặt lên trên cả mặt kiến thức và mặt kỹ năng, xem việc
hình thành thái độ cho người học là nhiệm vụ quan trọng : Thái độ quy đmh
Trang 6kết quả quá trình học tập và rèn luyện của người học Nó vừa là mục đích,vừa là điều kiện của quá trình học tập Trong giảng dạy vẫn đề quan trọng làlàm sao khơi dậy ở người học lòng ham thích, hứng thú, say mê, phát triểnkhả năng độc lập tư duy chủ động trong học tập, tự chủ chiếm lĩnh tri thức và
kỹ năng.
Qua kinh nghiệm giảng dạy cá nhân cũng như tham khảo kiến của các
chuyên gia, đồng nghiệp, hội nghị, báo cáo chuyên đề chúng tôi nhận thấy:
Chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn GDTC nói riêng phụthuộc đáng kế vào thái độ của học sinh, sinh viên với môn học mà biểu hiện
ra ngoài bằng sự hứng thú say mê của người học đối với môn học GDTC
Sinh viên Trường Dai học Luật Hà nội trong qua trình học tap phan lonchỉ tập trung vào các môn hoc có liên quan trực tiếp đến những môn ho sé racông tac sau này mà thờ ơ coi nhẹ việc học môn GDTC.
Vậy điều gì chi phối thái độ của các em với môn GDTC và làm thế nào đểnâng cao sự hứng thú, tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC ?
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“ Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thi trong giờ học
GDTC chính khoá của sinh viên trường Dai học Luật Ha Nội”.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong thời gian gần đây, liên quan đến đề tài: Nghiên cứu một số biệnpháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khoá của sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nội, đã có một số công trình khoa học có liên quanđược một số tác giả quan tâm nghiên cứu Có thể kế đến một số công trình
như:
1 Trương Gia Quân ( 2001 ) - Đề tài khoa học Các phương pháp gâyhứng thú cho sinh viên trong giờ học thé duc NXB Triết Giang
Trang 7Về cơ bản tác giả cũng đi sâu vào nghiên cứu thực trạng cũng nhưnguyên nhân dẫn đến sự thiếu hứng thú trong giờ học GDTC Tuy nhiên tác giảkhông đề cập nhiều đến vai trò của nhà trường trong việc nâng cao hứng thú chohọc sinh bởi lẽ Trung Quốc là một nước phát triển nên hoc dau tư về cơ sở vậtchất cho ngành giáo dục là rất lớn, một số trường trung học cũng đã có sân vậnđộng trải nhựa tông hợp Cho nên tác giả không đề cập nhiều đến vẫn đề cơ sởvật chất mà chỉ tập trung chủ yếu vào hai đối tượng “ Giáo viên — Học sinh”
2 Lê Thu Hang (2007 ) — Dé tài khoa học Bước đấu tìm hiểu hứng thúvới môn chuyên sâu Điên kinh của sinh viên ĐHTDTTTHI
Tác giả cũng có nghiên cứu về hứng thú học tập của sinh viên, tuy nhiêntác gia lại không đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hứng thútrong giờ học mà tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về những yếu tô gây nên hứngthú đối với việc học môn chuyên sâu Điền Kinh
3 Lê Thị Lâm ( 2008 ) — Dé tài khoa học Hung fhú học tập môn tâm ly
học của sinh viên Truong Dai học sư phạm Đà Nẵng
Ở đây tác giả cũng chỉ mới đề cập đến những nguyên nhân dẫn tới sựthiếu hứng thú học tập của sinh viên nhưng chưa đưa ra được biện pháp khắc
phục được tình trạng đó đề nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Mặt
khác,đây là đề tài nghiên cứu về van đề hứng thú học tập môn Tâm lý học —một môn học có tính đặc thù khác hoàn toàn với môn học giáo dục thê chât.
Nhìn chung,các công trình nghiên cứu trên ở các mức độ khác nhau đãnghiên cứu về hứng thú học tập của sinh viên nhưng cho tới nay vẫn chưa cómột công trình nào nghiên cứu có hệ thống và tập trung vào hứng thú học tậpmôn GDTC Vi vậy, nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu một
số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khoácủa sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” là van đề không chi có tính thời
sự mà còn có ý nghĩa vê mặt lý luận và thực tiên.
3 Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Trang 8* Mục đích nghiên cứu:
Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp nhằmnang cao hung thu trong giờ học GDTC chính khoa của sinh viên trường Daihọc Luật Hà Nội nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng thú họctập môn GDTC cua sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội dé từ đó đưa ranhững biện pháp cơ bản khắc phục trạng đó
* Pham vi nghiên cứu:
Tác giả lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờhọc GDTC của sinh viên trường Đại học Luật Hà nội trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng với việc khảo sát cácbiện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDTC của các trường Đạihọc trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt chú trọng tới các trường có nhiềuđiểm tương đồng với trường Đại học Luật Hà Nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sau khi xác đmh được mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài,nhóm tác giả đã dé ra những nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ một số van đề cơ sở lí luận của đề tài:
+ Những đặc tính cơ bản về tâm sinh lý, diễn biến khả năng lao động trí óc,
cơ sở sinh lý hoạt động thể lực của sinh viên
+ Lịch sử nghiên cứu về vấn đề “hứng thú”
+ Lý luận chung về “hứng thú” và “hứng thú học tập”
+ Vai trò của “hứng thú” trong hoạt động TDTT và những yêu cầu tâm lý củahoạt động sư phạm GDTC.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Thực trạng công tác GDTC Trường đại học Luật Hà Nội.
Trang 9+ Thực trang sử dụng các hình thức tổ chức và phương pháp day học mônGDTC Trường đại học Luật Hà Nội.
+ Thực trạng hứng thú học tập môn GDTC của sinh viên Trường đại học Luật
+ Đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đề xuất
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài, các tác giả sẽ sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tải liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp toán học thống kê
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
Ý nghĩa về lý luận: Đây là công trình khoa học nghiên cứu chuyênsâu, toàn diện về hứng thú học tập môn GDTC của sinh viên Trường Dai họcluật Hà Nội.
Ý nghĩa về thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu của mình, đề tài
có thê là tài liệu tham khảo cho các giáo viên Bộ môn GDTC Trường Dai hocluật Hà Nội xây dựng, triển khai các biện pháp nâng cao hứng thú học tập củasinh viên Bên cạnh đó, đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụcho việc nghiên cứu giảng dạy.
Trang 107 Kết cầu đề tài:
Đề tài gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần thứ hai: Báo cáo tông thuật về nội dung nghiên cứu của đề tài
- Phần thứ ba: Nội dung cụ thể các chuyên đề nghiên cứu trong đề tài
- Phân thứ tư: Tài liệu tham khảo
Các chuyên đề trong đề tài bao gồm:
- Chuyên dé 1: Thực trạng công tác GDTC Trường đại học Luật HàNội.
- Chuyên dé 2: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức và phươngpháp dạy học môn GDTC Trường đại học Luật Hà Nội.
- Chuyên đề 3: Những đặc tính cơ bản về tâm sinh lý, diễn biến khảnăng lao động trí óc, cơ sở sinh lý hoạt động thé lực của sinh viên
- Chuyên dé 4: Lịch sử nghiên cứu về van dé “hứng thú”
- Chuyên đề 5: Lý luận chung về “hứng thú” và “hứng thú học tập”
- Chuyên đề 6: Vai trò của “hứng thú” trong hoạt động TDTT và nhữngyêu câu tâm lý của hoạt động sư phạm GDTC
- Chuyên đề 7: Thực trạng hứng thú học tập môn GDTC của sinh viênTrường đại học Luật Hà Nội.
- Chuyên dé 8: Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng thú khi học mônGDTC của sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội.
- Chuyên đề 9: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hứng thú họctập môn GDTC của sinh viên Truong đại học Luật Ha Nội.
- Chuyên đề 10: Đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đề xuất
8 Tổ chức thực hiện:
Trang 11Tháng 1/2011 kí hợp đồng nghiên cứu khoa học với Hiệu trưởng TrườngDai Học Luật Hà Nội về việc thực hiện đề tài.
Tháng 2/2011 tiến hành cuộc họp giữa chủ nhiệm đề tài với nhóm tácgiả về việc triển khai thực hiện đề tài, thu thập số liệu để phát cho cộng tác
viên nghiên cứu.
Tháng 3/2011 các cộng tác viên nhận chuyên đề và bắt đầu việc nghiên
cứu.
Tháng 7/2011 họp trao đổi giữa chủ nhiệm đề tài với các cộng tác viên
về những vướng mắc, hướng giải quyết trong quá trình nghiên cứu, viết bài
Tháng 11/2011 thu bài của các cộng tác viên, chủ nhiệm đề tài biên tập.góp ý cho các cộng tác viên sửa bài cho phù hợp với yêu cầu
Tháng 1/2012 nộp đề tài cho phòng quản lý khoa học
Trang 12PHẢN THỨ HAI BAO CAO TONG THUAT VE NOI DUNG NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI
I CƠ SỞ LÝ LUẬN & CƠ SỞ THUC TIEN CUA VAN DE NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận
1.1 Những đặc tính cơ bản về tâm sinh lý, diễn biến khả năng lao động trí óc,
cơ sở sinh ly hoạt động thể lực của sinh viên
Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên những thành tựu của cáckhoa học y sinh học về cơ thé con người như giải phẫu học, sinh lý học, vệsinh học Không có những kiến thức về cấu tạo cơ thể, về quy luật hoạt độngcủa từng cơ quan của các hệ cơ quan cũng như về đặc điểm của các quá trìnhsống phức tạp thì không thể tổ chức và tiến hành công tác GDTC đạt hiệu
quả Nội dung và hình thức GDTC luôn được lựa chon và sử dụng xuất phát
từ các quy luật sinh học của cơ thể con người mà cơ thể con người là hệ sinhhọc thống nhất về trao đối chất và năng lượng, vì vậy đây được gọi là cơ sởkhoa học tự nhiên của GDTC.
Việc nghiên cứu diễn biến khả năng lao động trí óc của sinh viên có ýnghĩa quan trọng, là cơ sở khoa học trong việc áp dụng các biện pháp trong đócác hoạt động TDTT góp phần tích cực trong quá trình hồi phục và nâng caokhả năng lao động, học tập của sinh viên Nghiên cứu những quy luật biến đổi
khả năng lao động trí óc của sinh viên trong năm học giúp cho chúng ta có cơ
sở dé lập kế hoạch quá trình dạy học một cách khoa học và hiệu quả các mônhọc nói chung và môn học GDTC nói riêng
Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở dé xây dựng cautrúc quá trình dạy học các động tác theo 3 giai đoạn (giai đoạn day học bandau, giai đoạn đi sâu, giai đoạn củng cé và tiếp tục hoàn thiện) Trong đó việc
bố trí nội dung dạy học động tác phải tranh thủ được sự chuyển tốt, hạn chếchuyền xau
Trong hoạt động thê lực các tố chất không biểu hiện riêng lẻ mà luônkết hợp hữu cơ với nhau đồng thời các hoạt động thé lực thé hiện rõ rệt, quyết
Trang 13dinh thành tích của toàn bộ hoạt động (như trong cử tạ là sức mạnh, chạy việt
dã là sức bên) Các tô chat vận động được phát triển thống nhất với ky năngvận động Sự hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào mức
độ phát triển các tố chất vận động và ngược lại kỹ năng vận động góp phanlàm cho các tố chất vận động hoàn thiện dan
1.2 Lich sử nghiên cứu về van dé “hứng thú”
* Trên thé giới:
Những công trình nghiên cứu về hứng thú trên Thế Giới xuất hiện tương đốisớm và ngày càng được phát triển Khi nghiên cứu về hứng thú các nhà tâm lýhọc đã đi theo các hướng sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu jý luận chung, đại cương về hứng thú: X L
Rubinstem, Ch Buhler, M F Belaep, X A Ananhm, B M Chieplôp
- Thứ hai, nghiên cứu sâu về hứng thú nhận thức: 1 V Lepkôp, G I.Sukma, N G Marôzôva, A G Côvaliôp, A V Daparôgtet
- Thứ ba, nghiên cứu về hung thu học tập các môn học cua học sinh: K
D Usmxky, A I Ghecxen, V, G Bêlnxky, N G Secnusepxky, N A Đapralulôp, A Packhudôp
- Thứ tư, nghiên cứu các con đường, phương pháp nghiên cứu hứngthú, tác động đến hình thành, phát triển hứng thú: I K Strong, V G Ivanôp,
D Super, V N Marcôva
Qua các công trình nghiên cứu trên chứng tỏ các nhà tâm lý học ở các nước
đã rất quan tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận của hứng thú cũng như việc
áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường
dé phát triển hứng thú nhận thức của học sinh
* Trong nước:
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua cũng đã có khá nhiều công trìnhnghiên cứu về hứng thú, theo một số hướng sau:
Trang 14- Nghiên cứu những van dé lý luận mang tính đại cương của hứng thúthể hiện trong tài liệu tâm lý học đại cương: Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ ThịXuân, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuy, Nguyễn Quang Uan
- Nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp: Pham Tất Dong, Nguyễn ThanhBình, Nguyễn Thanh Bình
Nghiên cứu hứng thú các môn học ở học sinh phổ thông: Lê Ngọc Lan,
Phạm Huy Thụ, Phạm Ngọc Quynh
Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh tiểu học: Trần Thị ThanhHương, Đào Thị Oanh
Và có thể nói, cho đến nay đã có nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ
và một số dé tài nghiên cứu về vấn dé hứng thú Tuy nhiên, ở nước ta cáccông trình nghiên cứu có hệ thống về hứng thú của sinh viên đại học còn ít.Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về đặc điểm hứng thú học tập mônGDTC của sinh viên đại học và biện pháp để nâng cao loại hứng thú này.Chính vi thế, chúng tôi đã lựa chọn dé tài: “Nghiên cứu một số biện phápnhằm nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khoá của sinh viêntrường Đại học Luật Hà nội.
1.3 Lý luận chung về “hứng thú” và “hứng thú học tập”
Hứng thú là một khái niệm được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu và được các nhà tâm lý học nghiên cứu dưới nhiều quan điểm và góc độkhác nhau Tuy vậy, nhìn chung các nhà tâm lý học đều thong nhất nội hàm củakhái niệm này Đó là: Hưng thu là thái độ lựa chọn đặc biệt của cả nhân đổi vớiđối tượng nào đó, do sự hấp dân và ý nghĩa của nó đối với bản thân
Hứng thú có mối liên hệ chặt chẽ với các quá trình tâm lý và các thuộc tinhtâm lý khác của con người Thông qua hứng thú, những nét tính cách của cá nhânđược biểu hiện rõ nét, được hình thành, củng cố và phát triển ngay trong hoạtđộng của con người Có thé nói, chính việc thực hiện loại hoạt động mà cá nhânyêu thích sẽ làm nây sinh ở họ nhiều thuộc tính, tâm lý tích cực
Trang 15Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thê đói với đốitượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thựccủa nó trong quá trình nhận thức và trong đờisống của cá nhân Hứng thú hoc tậpđược hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn (rung động định kỳ, thái độ nhậnthức có xúc cảm tích cực với đối tượng,hứng thú có thé trở thành xu hướng cánhân) Việc nam được các giai đoạn hình thành và phát triển của hứng thú học tập,
sẽ giúp người giáo viên đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm hình thành và pháttriển hứng thú học tập ở học sinh từ thấp đến cao
1.4 Vai trò của “hứng thú” trong hoạt động TDTT và những yêu cầu tâm lýcủa hoạt động sư phạm GDTC.
* Vai trò của hứng thú trong hoạt động thể thao
Hứng thú có một ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sông, hoạt động của conngười Con người cảm thấy thoải mái vì có hứng thú Hứng thú kích thích tính
tích cực của con người, hứng thú làm tăng sức làm việc của cá nhân, có sức chịu đựng dẻo dai và làm việc một cách say sưa.
Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức Vì có quan hệ với chú y và tình cảm nên khi đã có hứng thú thì cá nhân hướng toàn bộ quá trình nhận thứcvào đối tượng khiến quá trình đó nhạy bén và sâu sắc hơn Hig thú làm hiệu quanhận thức được nâng cao, con người hoạt động không cảm thấy mệt moi.Hứng thú làm nảy sinh khát vọng của con người dé thỏa mãn hoạt động, khi
đó hứng thú trở thành động cơ thú đây con người hoạt động Nhờ có hứngthú, con người nảy sinh những tính cách tốt đẹp như: kiên trì, độc lập Hứngthú phát triển sâu sắc sẽ tạo ra nhu cầu gay gắt của cá nhân Cá nhân nhậnthấy cần phải hành động để thỏa mãn hứng thú đó Những hành động phù hợpvới hứng thú thương được tiễn hành một cách hết sức tự giác, đầy tính sángtạo nên bao giờ cũng có kết quả
Hoạt động thé thao là một dạng hoạt động đặc biệt bởi nó đòi hỏi sự căngthăng về thé chat và tâm ly tối đa trong thi dau và trong các budi huấn luyện.Mặt khác, hoạt động thể thao mang tính chất tự nguyện thuần túy, hiệu quả
Trang 16của nó phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, sự say mê, các động cơ trực tiếp vàhoài bão của người tập.
Hứng thú thể thao có ảnh hưởng quyết định rất nhiều tới tính tích cực, sự say
mê, các động cơ trực tiếp và hoài bão của người tập Hứng thú giúp cho ngườitập vượt qua được những khó khăn thường gặp phải trong các điều kiện cụ thécủa hoạt động thé thao và thúc đây họ đạt được thành tích thể thao cao
* Những yêu cầu tâm lý của hoạt động sư phạm GDTC
Hoạt động sư phạm của người giáo viên GDTC là loại hình lao động chuyênnghiệp phức tạp Hoạt động lao động sư phạm GDTC đòi hỏi cao về khả năng tưduy xác định tình huống sư phạm đúng đắn và tìm giải pháp xử lý tình huống hợp
lý Mặt khác đó là loại hình hoạt động đòi hỏi cao ý thức quản lý điều hành rấtchặt chẽ và thường xuyên trong quá trình hoạt động.
Hoc sinh trong gid học GDTC đóng vai trò chủ thé hoạt động về cả mặt sinh họclẫn mặt nhân cách xã hội Do đó, họ cần có nhận thức vai trò, ý nghĩa của tính tíchcực vận động và tư duy trong tiếp thu kiến thức cũng như trong thực hiện bài tập.Nếu thiếu các yếu tô đó sẽ không thé có một kết quả GDTC nào cả
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng công tác GDTC Truong Đại học Luật Hà Nội.
Hệ thống tô chức quản lý: Bộ môn GDTC trực thuộc Ban giám hiệutrường Đại học Luật Hà Nội, chiu sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD - DT.
Bộ môn có chức năng giúp hiệu trưởng tiễn hành công tác GDTC cho sinhviên toàn trường, có nhiệm vụ giảng dạy nội khóa và tổ chức hoạt động ngoạikhóa, chỉ đạo phong trào, tổ chức phong trào thể thao quần chúng, bồi dưỡng
và nâng cao thành tích thé thao của các đội đại biểu tham gia giải của ngành
và thành phố Mặt khác, trong cơ cấu quản lý GDTC còn thiếu sự phối hợpchặt với đơn vị Y tế trong trường, bộ phận y tế mới chỉ kiểm tra sức khỏe banđầu của sinh viên khi mới nhập trường mà chưa có kế hoạch kiểm tra định kỳmột cách thường xuyên cũng như các bệnh lý tiềm ân có liên quan đến hoạtđộng thể lực Vì vậy, nêu có sự phối hợp chặt chẽ giữ hai đơn vị thì hồ sơ sức
Trang 17khỏe cua sinh viên sẽ giúp cho quá trình quản lý giảng day GDTC được thuậnlợi hơn Bộ môn GDTC sẽ nắm được lý lịch sức khỏe của sinh viên đề tiễn
hành phân loại sức khỏe sinh viên trong quá trình giảng dạy cho phù hợp.
Tình hình cán bộ giảng dạy: Trong quá trình xây dựng và phát triển củaTrường Đại học Luật Hà Nội, đội ngũ cán bộ giảng dạy đã không ngừng pháttriển về chuyên môn và ngày càng nâng cao chất lượng, trình độ chính trị,trình độ chuyên môn dé đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô dao tạo và nângcao chất lượng đào tạo Hiện tại một nửa số giáo viên là giáo viên trẻ, có thờigian công tác dưới 5 năm, đó cũng là một mặt hạn chế vì giáo viên chưa tíchlũy được nhiều kinh nghiệm giảng day Tuy nhiên đây lại là lực lượng có thétiếp cận khoa học, có thể học tập nâng cao trình độ dé trở thành những cán bộ
có trình độ cao, đây cũng là một van dé có tính tích cực và khi căn cứ vàomục tiêu của nhà trường về đội ngũ giảng viên, qua so sánh về trình độ giảngviên với các đơn vị khác trong trường cho thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ sauđại học là rất thấp (1 giảng viên chính, Ithạc sỹ) Do vậy công tác dao tạo, bôidưỡng và nâng cao trình độ giảng viên hiện nay là rất cấp bách để đạt mụctiêu 90% giảng viên có trình độ sau đại học cua nhà trường.
Mặt khác, số lượng sinh viên mỗi khóa của trường hiện khoảng 1620sinh viên, ty lệ sinh viên/giáo viên ở mức 232/1 giáo viên Day là một tỷ lệcao làm cho mật độ dày và cường độ làm việc lớn ảnh hưởng rất nhiều đếnquá trình giảng dạy và chuẩn bị giáo án Việc tô chức giờ học không còn đủthời gian để thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, khả năng quản lý, bao quát vàđiều khiển của giáo viên trong giờ dạy còn hạn chế Hiện tại và trong nhữngnăm tới khi nhà trường mở thêm quy mô đào tạo thì với đội ngũ giáo viên trênkhông thé đáp ứng nhu cau Vì vậy có thé coi đây là một trong những nguyênnhân hạn chế kết quả học tập ở môn này
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập,mặc dù đã được Bộ GD - ĐT, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường hết sứcquan tâm đầu tư và nâng cấp nhưng với số lượng sinh viên của nhà trường và
Trang 18các khoa trực thuộc thì hiện tại còn thiếu thốn rất nhiều nhất là diện tích sântập chỉ đáp ứng được 40% Mà theo định hướng quy hoạch cơ sở vật chấtTDTT của nhà nước là 10m2/sinh viên Diện tích đất, công trình thé thaophục vụ cho tập luyện ngoại khóa ở ký túc xá hầu như không có Mật độgiảng dạy cao, dẫn đến sân bãi dụng cụ không đáp ứng đủ Do không có sânbãi giảng dạy môn Giáo dục Thể chất tại Trường nên các giờ thực hành của
Bộ môn được thực hiện tại Cung Điền kinh - Mỹ Dinh dé đảm bảo điều kiệnhọc tập tiêu chuẩn cho sinh viên Vì vậy việc đôi mới và cải tiễn phương phápgiảng dạy dựa trên cơ sở vật chất hiện có của nhà trường là rất cần thiết
Nội dung chương trình môn học GDTC:
Giang day nội khóa: Bộ môn GDTC đảm nhiệm việc giảng dạy nộikhóa môn học GDTC cho đối tượng sinh viên hệ chính quy theo chương trìnhquy dinh của Bộ giáo duc và dao tạo Chương trình môn học GDTC đượcthực hiện theo quyết định 203/QD - TDTT ngày 23/1/1989 của Bộ giáo dụctrung học chuyên nghiệp và dạy nghề (nay là Bộ giáo dục và đào tạo) gồm
150 tiết và sau khi sinh viên hoàn thành đầy đủ 150 tiết thì sẽ được cấp chứngchỉ GDTC, đây là điều kiện xét tốt nghiệp khi ra trường
Về cơ bản nội dung học tập môn GDTC của Nội dung giảng dạy và họctap môn GDTC Trường Đại học Luật Hà Nội đã bám sát chương trình của Bộ
GD - ĐT quy định, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như sau:
- Phần lý thuyết:
+ Chương trình môn học GDTC của trường được các giáo viên nhiều
kmh nghiệm biên soạn theo chương trình và tài liệu của Bộ GD - DT và
ngành TDTT ban hành Quá trình giảng dạy lý thuyết đã giúp cho sinh viên cónhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tác dụng của công tac GDTC trongnhà trường, trong tự rèn luyện sức khỏe cũng như cung cấp được những hiểubiết kỹ thuật về động tác và nguyên tắc tập luyện, rèn luyện thân thể và thi
Trang 19đấu thê thao Nhưng việc bố trí toàn bộ nội dung lý thuyết vào một học kỳ làchưa hợp lý làm giảm thời lượng vận động của sinh viên trong học kỳ đó.
- Phần thực hành:
+ Giảng dạy kỹ thuật được tiến hành trong các giờ lên lớp theo thờikhóa biểu của trường nhưng việc bố trí 5 tiết/1 buổi làm ảnh hưởng nhiều tới
sức khỏe của sinh viên và làm giảm chất lượng học tập môn học GDTC
+ Ngoài các môn bắt buộc thì số lượng các môn thé thao tự chọn cònđơn điệu, áp đặt Sinh viên không được học theo nguyện vọng riêng dẫn đếnchưa kích thích được sự say mê, tự giác tập luyện của sinh viên mà nguyênnhân cơ bản là cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy các môn thể thao tự chọncòn nhiều khó khăn
+ Toàn bộ nội dung chương trình môn học GDTC chỉ mới áp dụng cho
những sinh viên có sức khỏe trung bình còn những sinh viên có sức khỏe yếumới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra lý thuyết thay thế Chương trình chưa có sựphân loại sức khỏe sinh viên khi nhập trường dé tiến hành phân nhóm khi tậpluyện cho phù hợp với các đối tượng sinh viên, nhóm sinh viên có sức khỏetốt vẫn tham gia tập luyện như nhóm trung bình Như vậy chưa đạt được mụcđích, yêu câu của GDTC là củng cô, giữ gìn và nâng cao sức khỏe người tập.
Ngoại khóa: Giáo dục thê chất không chỉ là một môn học mà còn gópphần nâng cao sức khỏe thê chất của học sinh, sinh viên.Tuy nhiên, trong sinhviên hiện nay còn tồn tại tư tưởng cho rang Giáo dục thé chat chi là một mônphụ Mặc dù thời gian qua công tác GDTC của trường Dai học Luật Hà Nội
đã được Dang ủy, Ban giám hiệu và các phòng ban chức năng trong nhàtrường hết sức quan tâm, thể hiên qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cấptrang thiết bị cơ sở vật chất và cả đội ngũ giáo viên Nhưng thực tế công tácGDTC của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêucầu mục tiêu giáo dục đào tạo đã đề ra và đặc biệt là hoạt động ngoại khóacủa sinh viên còn nhiêu hạn chê như:
Trang 20- Số lượng sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa cònrất thấp, ở một số sinh viên còn có động cơ tập luyện chưa rõ ràng Lý do chủyếu dẫn đến việc sinh viên không tham gia tập luyện ngoại khóa được xácđịnh là không đủ điều kiện sân bãi dụng cụ và không có giáo viên hướng dẫn.
- Thực tế nhu cầu tham gia tập luyện CLB của sinh viên được xác định
la rất lớn song hiện tại nhà trường chưa tổ chức được các CLB các môn thêthao để đáp ứng nhu cầu tập luyện của số đông sinh viên
- Chưa có biện pháp động viên kip thời khi sinh viên tham gia tập luyệnngoại khóa cũng như chế độ cho giáo viên khi tham gia tổ chức tập luyệnngoài gid nội khóa cho sinh viên.
Hoạt động thể thao phong trào sinh viên: Hàng năm nhà trường đã tiễnhành tổ chức các giải thể thao sinh viên trong trường, tham gia các giải thểthao khu vực Hà Nội và các giải do ngành GD - DT tổ chức Các giải thé thao
đã được nhà trường duyệt và có sự phân cấp tô chức cho các đơn vị, phần nào
đã thu hút được sự tham gia thi đấu và tập luyện cua sinh viên Số lượng cácmôn thé thao được t6 chức tương đối da dạng và phong phú nhưng phan lớncác môn thể thao mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các giải cấp trường vì vậymới chỉ thu hút một bộ phận nhỏ sinh viên tham gia giải tập luyện Đề thu hútnhiều sinh viên tham gia tập luyện cần phải tiễn hành tổ chức các giải thé thao
từ cấp nhỏ cho đến toàn trường thì mới có thể thu hút nhiều sinh viên thamgia vào việc tập luyện, như vậy thì phong trào tập luyện và rèn luyện thân thêcủa sinh viên mới được phát triển
Mặt khác Bộ môn GDTC của trường chưa thể hiện hết chức năngnhiệm vụ của mình là tham mưu cho Ban giám hiệu dé chỉ đạo các hoạt động
Bộ môn mới chỉ tham gia một nhánh nhỏ trong sơ đồ quản lý là các đội tuyểnthé thao, câu lạc bộ sinh viên mà chủ yếu là mang tinh tự phat và tự đóng gópcủa giáo viên và sinh viên chứ chưa có sự đầu tư của nhà trường Đây cũng làmột nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thể thao phong tràocủa sinh viên.
Trang 212.2 Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mônGDTC Trường đại học Luật Hà Nội.
Dé tìm hiểu và đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạyhọc và phương pháp dạy học cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, đềtài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các giáo viên trong Bộ môn
GDTC của trường.
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng sử dụng hình thức tổ chức vàphương pháp dạy học môn GDTC_ Trường Dai học Luật Hà Nội còn tươngđối đơn giản Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu được sử dụng là hìnhthức dạy học chính khóa theo lớp học từ 50 - 60 người Trong phân nhóm tậpluyện chủ yéu phân nhóm theo nhóm học tập có định Về phương pháp dayhọc chủ yếu dùng phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp luânlưu dòng chảy và tập luyện lặp lại Việc kết hợp các phương pháp nhăm phát
huy tính tích cực và nâng cao lượng vận động như phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện vòng tròn còn ít hoặc không sử dụng Chính vì vậy
đã không khuấy động được tính tích cực chủ động sáng tạo của người học vàlàm cho sinh viên vẫn rơi vào thế tiếp thu một cách thụ động Rõ ràng là việc
sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống của các giáo viên Bộ mônGDTC Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn chưa tiếp cận được phương pháp dạyhọc hiện đại lấy “người học làm trung tâm”
2.3 Thực trạng hứng thú học tập môn GDTC của sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng hứng thú học tập môn GDTC củasinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho thấy phần lớn các em đều không
Trang 22Câu2: Xm cho biết anh(chị) đã học môn GDTC với thái độ như thế nào?Kết quả phỏng vấn cho thấy ở cả hai lần phỏng vấn của hai câu hỏi thìmức trả lời rất thích (rất hứng thú) và thích (hứng thú) chiếm tỷ lệ thấp hơn sovới mức trả lời không thích (không hứng thú) Cụ thé ở cả hai mức 1 và 2 sốphiếu trả lời chỉ chiếm 85/200 phiếu phỏng vấn trong khi đó mức 3 chiếm115/200 phiếu phỏng vấn.
Bên cạnh thái độ ứng xử với môn học, chúng tôi đi điều tra nghiên cứuxem biểu hiện cụ thé của các em với môn học như thé nào?
* Biểu hiện qua tỉnh thân và thái độ:
Băng phương pháp phỏng vấn chúng tôi đã đưa ra 15 chỉ tiêu để tìmhiểu về tinh thần và thái độ của sinh viên với môn học GDTC và yêu cầu các
em cũng trả lời trên 3 mức:
- Mức 1: Với những từ “ Luôn, rất và thường ”
- Mức 2: Với những từ “ Đúng, hoàn thành, chú ý, tốt, thường xuyên,tập trung, chuyên tâm, đúng giờ, ở lại, chủ động, chịu khó, nhiệt tình, sốtsang, có và ham muốn ”
- Mức 3: Với những từ “Không”
Kết quả phỏng van cho thấy tỷ lệ % số phiếu trả lời ở mức 1 và 2 luônthấp hon so với số phiếu trả lời ở mức 3, chỉ có 2 chỉ tiêu “Đến lớp đúng giờ”
và “Không bỏ giờ học GDTC” là có số phiếu trả lời ở mức 3 thấp (12% và
17.5%) Như vay sinh viên Trường Đại học Luật Ha Nội đã không có hứng thú hoc môn GDTC ngay trong nhận thức của các em.
* Biểu hiện trong giờ học:
Chúng tôi sử dụng chính 15 chỉ tiêu trên dé quan sát biéu hiện hứng thúcủa các em trong giờ học Bóng chuyên Kết quả cho thấy số sinh viên khôngchú ý luôn chiêm cao hơn so với sô sinh viên chú ý trong toàn bộ nội dung
Trang 23giờ học Chỉ có hai chỉ tiêu “Đến lớp đúng giờ” và “Không bỏ giờ họcGDTC” là có tỷ lệ không chú ý thấp chiếm 30.3% và 30.6%.
Như vậy thông qua phỏng van cũng như quan sát sư phạm ta có thểthấy răng sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội không quan tâm nhiều đếnmôn học GDTC cả về ý thức, thái độ lẫn hành vi
Từ việc không hứng thú (không thích) học môn GDTC như vậy thì kếtqua hoc tập của các em có tốt hay không? Dé tài tiến hành đánh giá kết quahọc tập môn GDTC của sinh viên với ý nghĩa như là hậu quả của việc thiếutích cực và hứng thú khi học môn GDTC Các số liệu khảo sát cho thấy kếtquả học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội là chưa được tốt, ty lệsinh viên không đạt chiếm khá cao đặc biệt là nội dung thực hành (44.41%),
tỷ lệ sinh viên đạt loại khá giỏi rất it (5.54%)
Nhu vay, qua cac số liệu nghiên cứu thu được ta có thé kết luận rằngsinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội rất Ít hứng thú với môn học GDTC vàcâu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Điều này đòi hỏichúng ta phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp dé khắc phục dé nâng cao hiệu
xuất phát từ nội tâm học sinh từ đó dẫn nhập học smh tự giác chủ động học
tập và đây là nhân tổ không thể thiếu được trong việc làm tốt công tác GDTC
nâng cao hiệu quả dạy học.
Mặc dù hứng thú đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tácGDTC nhưng thực tế sinh viên Trường Đại học Luật Hà nội trong quá trình
Trang 24học tập phần lớn chỉ tập trung vào các môn học có liên quan trực tiếp đếnnhững môn họ sẽ ra công tác sau này mà thờ ơ coi nhẹ việc học môn GDTC.
Vay vi sao các em lại không hứng thú với giờ học GDTC? Nguyên nhân chủ quan là do đâu? Nguyên nhân khách quan là do đâu ?
Đề làm sáng tỏ van dé đặt ra, chúng tôi tiến hành phỏng van 200 sinhviên khóa 35 với hai đợt, mỗi đợt 100 sinh viên Kết quả thu được cho thấy có
20 nguyên nhân, từ 20 nguyên nhân trên chúng tôi chia thành 3 nhóm :
Nhóm 1 : Những nguyên nhân thuộc về phía chủ quan của sinh viên ( Gỗm 6nguyên nhân 1,2,3,5,6,7 ) :
- Tố chất thể lực kém, ra tập sợ người khác chê cười
- Không có thời gian
- Luyện tập vat va
- Chưa ý thức được tác dụng của môn học
- Ngoài giờ học không có sân bãi, dụng cụ dé tập thêm
- Tâm lý bị ảnh hưởng do có chuyện không vui trong cuộc sống
Theo chúng tôi nhóm nguyên nhân này bắt nguồn trước hết từ sự nhận thứcthiêu chính xác của sinh viên đối với môn học sau đó nó chi phối tới tâm lý khiếncác em lười nhác, không muốn học tập Bên cạnh đó có một số em quá bận vì đilàm thêm nên môn GDTC lại trở thành một gánh nặng
Nhóm 2: Những nguyên nhân thuộc về phía giáo viên ( Gôm 6 nguyên nhân
10,11,12,13,14, ) :
- Tập luyện thì nhiều, giới thiệu về kién thức TDTT thì ít
- Phương pháp giảng dạy không hấp dẫn
- Giáo viên ít khích lệ, động viên người học
- Năng lực thị phạm của giáo viên kém
- Giáo viên thiểu tôn trọng học sinh
Trang 25- Vị trí giáo viên TDTT thấp
Nhóm nguyên nhân này có một ảnh hưởng không nhỏ đến van đề hứng thúcủa học sinh đối với môn học GDTC Điều này có lẽ một phan do giáo viên thiếukinh nghiệm trong giảng dạy và một phần là do vị trí môn học cũng như bản thânngười giáo viên dạy môn GDTC bị coi “thấp” nên tác động trực tiếp đến tâm lýcủa giáo viên từ đó học ít dan đi lòng nhiệt tình và sự say mê đối với nghề nghiệp.Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về phía điều kiện khách quan ( Gôm 8nguyên nhân 4,8,9,15,16,17,18,19 ) :
- Gánh nặng học tập quá lớn không đủ sức
- Thiếu nước tam sau khi vận động
- Chương trình môn học còn đơn điệu, thiếu thiết thực
- Bồ trí giờ học vào thời điểm không thích hợp
- Điều kiện thời tiết xâu
- Môn học không được nhà trường coi trọng như các môn học khác
- Thiếu sự quan tâm của nhà trường
- Đến môn hoc GDTC không được tinh vào đếm trung binh chung hoc tip
Môn học có được yêu thích hay không, có phat triển hay không, điềunày phụ thuộc rất lớn vào việc lãnh đạo nhà trường có quan tâm đầu tư cơ sởvật chất phục vụ cho môn họ hay không Với một trường chuyên về Luật thìhầu hết sự quan tâm của nhà trường được tập trung cho những môn chuyênngành nên môn GDTC ít được nhà trường quan tâm và đầu tư hơn so vớinhững môn chuyên ngành Từ thực trạng trên đòi hỏi phải có những biện pháp
cụ thể để nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC chính khóa của sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nội là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi những người làmcông tác GDTC như chúng ta phải có những biện pháp để khắc phục vấn đề
Trang 26Trên cơ sở các tài liệu tham khảo,đề tài xác định có 4 nguyên tắc được
đa số người quan tâm khi xây dựng các biện pháp đó là:
- Nguyên tắc tính thực tiễn: Các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễncủa đất nước, của ngành nói chung và của Trường Đại học Luật Hà Nội nói
2 Những căn cứ khoa học để lựa chọn biện pháp
Một là: Căn cứ vào các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác TDTTtrường học
Hai là: Căn cứ vào thực trạng hứng thú của sinh viên Trường Đại học Luật
Hà Nội trong giờ học GDTC thông qua thái độ ứng xử, biểu hiện hứng thútrong giờ học, hiện trạng kết quả học tập của sinh viên Trường Dai học Luật
Hà Nội trong những năm gan đây
Ba là: Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn tới thiếu hứng thú của sinh viêntrong giờ học GDTC, đây là căn cứ cơ bản được sử dụng trong đề tài
Bốn là: Xu hướng phát triển của nhà trường, mở rộng và nâng cấp quy môđào tạo trong những năm tới.
3 Lựa chọn một số biện pháp cụ thể
- Đề nâng cao hứng thú học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại họcLuật Hà Nội cần phải có sự kết hợp đồng bộ các nhóm biện pháp xuất phát từ
cả ba phía: nhà trường - giáo viên - học sinh.
* Đối với nhà trường:
Trang 271 Nhà trường phải tạo điều kiện tốt về sân bãi dụng cụ dé học tập
2 Tạo dựng phong trào TDTT tốt ở trong trường
3 Phải đề cao vị trí môn học GDTC như những môn học khác trong trường
* Đối với giáo viên:
1 Phải tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học cho sinh viên
2 Giáo viên phải tạo ra không khí thi đua trong lớp học
3 Phải nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt là phải biết sử dụng các phươngpháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt
4 Cần tận dụng thích đáng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấutrong giờ học
5 Giáo viên phải biết cô vũ, khích lệ, động viên các em học tập
6 Giáo viên nên đưa ra chỉ tiêu phan đấu cho từng nội dung và toàn lớp học
7 Giáo viên phải biết tôn trọng và nhiệt tình dạy dỗ
8 Chú ý phải cải tiến giáo trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên
9 Giáo viên phải là tắm gương tốt về phấn đấu và rèn luyện TDTT
10 Cần tổ chức nhiều hoạt động thi dau TDTT trong và ngoài trường
11 Phải thường xuyên đánh giá kết quả học tập của sinh viên
12 Phải trang bị luật chơi các môn TDTT cho sinh viên
* Đối với sinh viên:
1 Smh viên phải có nhận thức đúng đắn về môn học
2 Sinh viên phải có nhận thức đúng dan về tác dụng của TDTT không chỉ đốivới sức khỏe mà còn đối với việc học tập của mình
VI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CÁC BIEN PHAP DA DE XUẤT
Trang 28Đề đánh giá hiệu quả các biện pháp, dựa trên các tài liệu tham khảo chúngtôi đưa ra 14 chỉ tiêu dưới đây dự kiến sẽ dùng để kiểm tra trước và sau khithực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đôi chứng.
— Chay 5 phut (m)
2 Chạy 12 phút (Test Cooper)
3 Dung tích sống
4 Công năng tim
5 Năm ngửa co gối gập thân
6 Chạy xuất phát cao 30m
1 Test : Déo gập than (cm)
2 Test : Chay con thoi (4 x 10m)
3 Test : Bat xa tại chỗ (cm)
4 Test: Chay 100m (s)
Trang 29Trước khi đi vào thực nghiệm chúng tôi tiễn hành kiểm tra theo các test
và các chỉ số mà chúng tôi đã lựa chọn dé lấy số liệu ban đầu Trong quá trình
thực nghiệm, cả hai nhóm đều có điều kiện sống, sinh hoạt và học tập như
nhau Trong đó nhóm đối chứng không có sự tác động của các biện pháp đềxuất còn nhóm thực nghiệm được áp dụng 17 biện pháp đã được lựa chọntheo các nội dung Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 20 tuần,
Kết quả kiểm nghiệm các biện pháp đã đề xuất qua 20 tuần thực
nghiệm cho thấy: Trong các điều kiện quản lý, học tập, smh hoạt như nhau
nhưng sinh viên nhóm thực nghiệm của trường nhờ nhận thức tốt hơn về vaitrò của TDTT đối với sức khỏe và kết quả học tập vui chơi giải trí sau giờhọc, được tập luyện giờ học GDTC chính khóa với những cải tiễn về nội dung
và cách thức tô chức do giáo viên áp dụng, được tham gia vào các CLB théthao tự chọn ngoài giờ học và tham gia thi đấu các giải thể thao thườngxuyên, lại được sự quan tâm khích lệ của giáo viên trong giờ học, được tạođiều kiện tối đa về cơ sở vật chất, dụng cụ học tập trong giờ học chính khóacũng như giờ ngoại khóa Từ đó kết quả học tập đã tỏ ra cao hơn hắn nhómđôi chứng không chỉ về các t6 chất thé lực mà còn về năng lực thực hiện kỹthuật động tác các môn thể thao Điều đó chứng tỏ nếu sinh viên có hứng thútrong học tập và rèn luyện thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn
Như vậy ta có thé thấy rang “hứng thú” đóng một vai trò vô cùng quantrọng trong cuộc sông cũng như trong lĩnh vực học tập Bởi vậy, nhà duy vậtPháp K.hen - vê - tuýt đã viết: “Không có việc gì ta không làm được dưới ảnhhưởng cua hứng thú”.
Trang 30PHAN THỨ BA NOI DUNG CAC CHUYEN DE CU THE TRONG DE TAI
CHUYEN DE 1:
THUC TRANG CONG TAC GDTC TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
GVC Doan Trung & Th.s D6 Thi Tuoi
1 Hệ thống tổ chức quan lý - tình hình cán bộ giảng day - cơ sở vật chat:
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợpnhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đăngPháp lí Việt Nam Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.
Do nhu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp lí, năm 1982 Bộ Tư pháp
đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạonguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bang cách sát nhập Trường Trung họcchuyên nghiệp Pháp lí I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.
Đáp ứng yêu cau phát triển công tác dao tạo cán bộ pháp luật trong tiếntrình đổi mới và hội nhập quốc tế, ngày 6/7/1993 Bộ Tư pháp đã quyết địnhđôi tên Trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội
Trong giai đoạn đầu, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy
của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà
Nội (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín); quy mô tuyên sinh của Trường chỉhạn chê ở 3 bậc đào tạo là trung câp, cao đăng và đại học với sô lượng nhỏ.
Đến nay, sau hơn 30 năm phan đấu không ngừng của các thé hệ cán bộ,giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện, vữngchắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước vớiđội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụcao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bịhiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiễntrình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững Hiện nay, Trường đã có các bậc
Trang 31đào tạo: trung câp, đại học, thạc sĩ và tiên sĩ với đây đủ các chuyên ngành đào tạo đã được quy định.
Bộ môn GDTC - Trường Đại học Luật Hà Nội ngoài việc được nhà trường phân công giảng dạy theo chương trình khung chính khóa của Bộ GD
— ĐT cũng như tiến hành tổ chức các giải thé thao truyền thông toàn trường,
bộ môn còn tô chức cho sinh viên tham gia tập luyện thé thao ngoài giờ chínhkhóa.
Trường Đại học Luật Hà Nội thường xuyên chú trọng xây dựng và pháttriển công tác TDTT cả về chiều rộng và chiều sâu (giảng dạy chính khóa, cáchoạt động phong trào, tham gia các hội thao, giải thi đấu), góp phần quan
trọng thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, day manh
phong trào rèn luyện thân thé, nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa cho cán
bộ công chức, người lao động và học sinh, sinh viên.
Trường Đại học Luật Hà Nội thường xuyên chú trọng xây dựng và phát
triển công tác TDTT: quan tâm chỉ đạo quy hoạch, xây dựng bồi dưỡng độingũ cán bộ, giáo viên làm công tác TDTT cả về số lượng và trình độ chuyênmôn, triển khai tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, thiếtthực về TDTT, không ngừng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục
vụ các hoạt động TDTT đối với các môn học chính khóa cũng như các hoạtđộng ngoại khóa.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn chỉ đạo sát sao công tác đảm bảo an toàntrong học tập, rèn luyện và thi dau Trong quá trình học tập chính khóa cũngnhư các hoạt động tập luyện thi dau ngoại khóa có công tác phòng ngừa chanthương được đặc biệt chú trọng Trong kế hoạch tô chức các hoạt động thi daucũng như tô chức thi kết thúc học phan cho sinh viên, nhà trường luôn phâncông các cán bộ y tế trực nhằm đảm bảo an toàn cho các sinh viên cũng nhưcác VĐV Vì vậy trong những năm qua không có trường hợp chấn thươngđáng tiệc nào xảy ra.
Trang 32Do đặc thù chuyên ngành đào tạo của nhà trường nên số lượng nữ cán
bộ viên chức, sinh viên chiếm tỷ lệ lớn, đòi hỏi nhà trường phải có chươngtrình, kế hoạch giảng dạy, rèn luyện, t6 chức và tham gia thi dau thích hợp
Hệ thong cơ sở vật chat phục vụ các hoạt động TDTT không ngừng được tăngcường và hoàn thiện Tuy nhiên do phải đáp ứng và phục vụ các yêu cầu sửdụng vào các nội dung công việc khác nên đã hoạn chế thời lượng sử dụng hệthống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT của nhà trường
1.1 Hệ thống tổ chức quản lý:
Bộ môn GDTC trực thuộc Ban giám hiệu trường Dai học Luật Hà Nội, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD - DT Bộ môn có chức năng giúphiệu trưởng tiến hành công tác GDTC cho sinh viên toàn trường, có nhiệm vụgiảng dạy nội khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa, chỉ đạo phong trào, tôchức phong trào thể thao quần chúng, bồi dưỡng và nâng cao thành tích thểthao của các đội đại biểu tham gia giải của ngành và thành phố Bộ mônGDTC là hạt nhân của Hội thê thao Đại học Luật Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trựctiếp của Ban giám hiệu, phối hợp với các phòng ban chức năng, các đoàn thêHội sinh viên để tổ chức các hoạt động thé thao nội bộ, tổ chức và hướng dẫncác CLB thé thao sinh viên và cán bộ công chức
Trong những năm qua, cơ cau tô chức quản ly của nhà trường chưa thật
sự hợp ly, cũng như quy định chức năng của các đơn vị tham gia Hội thé thaonhà trường chưa được cụ thé hóa nên hoạt động của Hội thể thao nhà trườngvan chủ yếu là của Bộ môn GDTC Do đó, chưa tạo được nhận thức đúng đắncủa các cấp lãnh đạo và phòng ban chức năng về vị trí vai trò và nhiệm vụ củacông tác GDTC trong nhà trường, chưa hình thành các nhóm chức năng về cơ
sở vật chất, nhóm chuyên môn, phong trào, phân công cán bộ phụ trách,hướng dẫn các CLB thé thao sinh viên và khối cán bộ công chức
Trang 33Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý công tác GDTC và phong trào TDTT
của Trường Đại học Luật Hà Nội
BAN GIAM HIỆU
Công đoàn, Đoàn Bô môn
thanh niên, Hội : Các Khoasinh viên GDTC
Các CLB Đội tuyên Lớp
Mặt khác, trong cơ cau quản lý GDTC còn thiếu sự phối hợp chặt vớiđơn vị Y tế trong trường, bộ phận y tế mới chỉ kiểm tra sức khỏe ban đầu củasinh viên khi mới nhập trường mà chưa có kế hoạch kiểm tra định kỳ mộtcách thường xuyên cũng như các bệnh lý tiềm ấn có liên quan đến hoạt độngthé lực Vì vậy, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữ hai đơn vị thì hồ sơ sức khỏecủa sinh viên sẽ giúp cho quá trình quản lý giảng dạy GDTC được thuận lợihơn Bộ môn GDTC sẽ nắm được lý lịch sức khỏe của sinh viên dé tiến hành
phân lợi sức khỏe smh viên trong quá trình giảng dạy cho phù hợp.
1.2 Tình hình can bộ giảng dạy:
Trong quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Luật HàNội, đội ngũ cán bộ giảng dạy đã không ngừng phát triển về chuyên môn vàngày càng nâng cao chất lượng, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn dé đápứng nhu cầu mở rộng quy mô đảo tạo và nâng cao chất lượng đào tạo Bộmôn GDTC của trường lúc đầu số cán bộ giảng dạy còn ít và trình độ dao taochưa cao nhưng cho đến nay, thực hiện chủ trương của Bộ GD - DT là chuyên
Trang 34trọng tâm cải cách giáo dục trong việc đôi mới mục tiêu, nội dung chươngtrình và phương pháp giảng dạy thì van đề bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy đã được quan tâm Hầu hết cácgiảng viên đều tốt nghiệp Trường đại học TDTT Từ sơn Bắc ninh với cácchuyên ngành cầu lông, bóng rổ, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyên, thédục Các đồng chí giáo viên đa số đều có khả năng giảng dạy và huấn luyện
nhiều chuyên ngành khác nhau Hiện tại một nửa số giáo viên là giáo viên trẻ,
có thời gian công tác dưới 5 năm, đó cũng là một mặt hạn chế vì giáo viênchưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy Tuy nhiên đây lại là lựclượng có thể tiếp cận khoa học, có thé học tập nâng cao trình độ đề trở thànhnhững cán bộ có trình độ cao, đây cũng là một vấn đề có tính tích cực và khicăn cứ vào mục tiêu của nhà trường về đội ngũ giảng viên, qua so sánh vềtrình độ giảng viên với các đơn vị khác trong trường cho thấy tỷ lệ giảng viên
có trình độ sau đại học là rất thấp (1 giảng viên chính, l thạc sỹ) Do vậy côngtác đào tạo, bồi dưỡng va nâng cao trình độ giảng viên hiện nay là rất cấpbách dé đạt mục tiêu 90% giảng viên có trình độ sau đại học của nhà trường
Số lượng sinh viên mỗi khóa của trường hiện khoảng 1620 sinh viên,
ty lệ sinh vién/giao viên ở mức 232/1 giáo viên Day là một tỷ lệ cao làm chomật độ dày và cường độ làm việc lớn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giảngdạy và chuẩn bị giáo án Việc tổ chức giờ học không còn đủ thời gian dé thựchiện đầy đủ theo yêu cau, khả năng quản lý, bao quát và điều khiển của giáoviên trong giờ dạy còn hạn chế Hiện tại và trong những năm tới khi nhàtrường mở thêm quy mô dao tạo thì với đội ngũ giáo viên trên không thé đápứng nhu cau Vì vậy có thé coi đây là một trong những nguyên nhân hạn chếkết quả học tập ở môn này
Trang 35Bảng 1.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Trình độ chuyên môn Giới tính , _ | Tham nién Trình độ Trình độ
; Tông sô | công tác Dai hoc tin hoc ngoại ngữ
TT | Năm học So sinh —— l lượng viên/giáo Dưới | Trên | POSTS Thạc Chính Không Cao
Nam|Nữ| viên | s |s | SVC| sy | | chính |đlA|BIC|A|BIC
năm | năm quy quy
I | 1993 2008 7 4 3 243/ 7 | 6 7 | 7| |]
-2 | -2008 - -2010 10 5 3 170/1 3 7 | - 9 - - 7 | 3 71-211
3 | 2010 - 2011 7 4 3 243/1 3 4 - 1 6 - - 4 | 3 412 |1
Trang 361.3 Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập luôn là yếu tố quan trọng
tác động trực tiếp đến hiệu quả chất lượng đào tạo Cơ sở vật chất được
đáp ứng đầy đủ sẽ là điều kiện tốt để người giáo viên thể hiện ý tưởng củamình trong việc thực hiện các nhiệm vụ dao tạo đồng thời tạo điều kiệntốt nhất để sinh viên tiếp thu bài giảng của giáo viên
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, mặc dù đãđược Bộ GD - ĐT, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâmđầu tư và nâng cấp nhưng với số lượng sinh viên của nhà trường và cáckhoa trực thuộc thì hiện tại còn thiếu thốn rất nhiều nhất là diện tích sântập chỉ đáp ứng được 40% mà theo định hướng quy hoạch cơ sở vật chấtTDTT của nhà nước là 10m’/sinh viên Diện tích đất, công trình thé thaophục vụ cho tập luyện ngoại khóa ở ký túc xá hầu như không có Mật độgiảng dạy cao, dẫn đến sân bãi dụng cụ không đáp ứng đủ Do không cósân bãi giảng dạy môn Giáo dục Thé chat tại Trường nên các giờ thực hànhcủa Bộ môn được thực hiện tại Cung Điền kinh - Mỹ Đình dé đảm bảo điềukiện học tập tiêu chuẩn cho sinh viên Vì vay VIỆC đổi mới và cải tiễnphương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở vật chất hiện có của nhà trường làrất cần thiết
Kinh phí dành cho công tác GDTC của trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm:
- Kinh phí dành cho việc mua sam trang thiét bi, dung cu phuc vuhọc tập lấy từ nguồn kinh phi đào tạo Mỗi năm học nhà trường dành cho
nguồn kinh phí từ 30 - 40 triệu đồng để mua sắm dụng cụ phục vụ trực tiếp
cho các nội dung giảng dạy Kinh phí này đã đáp ứng ở mức tối thiểu chophục vụ công tác giảng dạy và đủ đáp ứng để nâng cao chất lượng dụng cụ,
trang thiết bị phục vụ giảng dạy và huấn luyện độ tuyển của các bộ môn
- Kinh phi cho hoạt động phong trào, mỗi năm nhà trường dành cho 10
- 30 triệu đồng dé phục vụ cho tổ chức các đội tuyển đại biểu tham gia các
Trang 37giải ngành và khu vực, tổ chức các giải thê thao nội bộ, các hoạt động tậpluyện của các CLB thê thao cán bộ công chức Mỗi sự kiện thé thao t6 chứctrong hoặc ngoài trường cũng được sự quan tâm duyệt kinh phí mua sắmtrang thiết bị cũng như tổ chức tập luyện và thi đấu Nguồn kinh phí này mớichỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tô chức và tập luyện thi dau của một số
đại biểu và hỗ trợ tổ chức các giải thé thao nội bộ mang tính chất truyền thong
của nha trường, chưa đủ điều kiện dé duy trì đội tuyển tập luyện lâu dài và mởrộng xây dựng các hình thức CLB và phát động phong trào thê thao của sinhviên nhà trường Phần lớn các hoạt động tập luyện và thi đấu của các lớp,khoa là do nguồn kinh phí đóng góp của các cá nhân và khoa, lớp Do vậychưa động viên đầy đủ phong trào TDTT trong nhà trường
Tóm lại cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC của Trường Đạihọc Luật Hà Nội hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học, gâyảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác GDTC của nhà trường Từ thực tếtrên mà Ban giám hiệu của Trường Đại học Luật Hà Nội cần phải có kế hoạchđầu tư cải tiễn nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụtập luyện để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và bộ môn GDTC nóiriêng.
2 Nội dung chương trình môn học GDTC:
* TDTT trường học bao gồm hai hình thức là buổi tập TDTT nội khóa
và ngoại khóa:
- Buổi tập TDTT nội khóa: có những đặc điểm chung của hình thức lớp
- bai (nhà sư phạm giữ vai trò chủ đạo, điều khiển trực tiếp tô chức hoạt động
dạy học); buổi tập được tiến hành theo kế hoạch học tập chặt chẽ của trường
học; theo thời khóa biểu chung của toàn trường; lớp học bao gồm một số
lượng học sinh ôn định, cùng lứa tuôi
Theo xu hướng của nội dung, giò học nội khóa được chia thành giờ họcchuẩn bị thé chất chung, giờ học thể thao, giáo dục chuân bị thé chất nghé:
Trang 38+ Giờ học chuẩn bị thé chất chung: được áp dụng chủ yếu trong cáctrường học, đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú,tông hợp lượng vận động vừa phải.
+ Giờ học thể thao: áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện một môn thểthao lựa chọn Các giờ học loại này được tiến hành theo phương pháp riêng,đặc biệt chú ý tới định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương
+ Giáo dục chuẩn bị thê chất nghề: được tiễn hành cho các đối tượngthanh thiếu niên và người trưởng thành Đặc điểm tiêu biểu của nội dung này
là giảng dạy các động tác thực dụng và giáo dục tính chất thê lực phù hợp vớilao động nghề nghiệp
Theo đặc điểm của hoạt động dạy học, người ta chia giờ học nội khóathành các loại: Giờ học tiếp thu nội dung mới, giờ học củng có, giờ học kiêmtra và giờ học hỗn hợp
+ GIờ học tiếp thu nội dung mới: có đặc điểm là mật độ vận động tươngđối thấp do mat nhiều thời gian cho làm mẫu, giảng giải, sửa chữa lỗi sai
+ Gid học củng cố: mật độ vận động tăng tới mức tối đa
+ Giờ học kiểm tra: thường được tiến hành dưới hình thức thi đấu thé thao+ Giờ học hỗn hợp: các nội dung mới, củng có, kiểm tra nội dung cũđược sử dụng rộng rãi.
- Buổi tập TDTT ngoại khóa: là hình thức tập luyện tự nguyện nhằmcủng cố sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thé lực, rèn luyện
cơ thé và chữa bệnh, giáo dục các tố chất thé lực va ý chí, tiếp thu các kỹ
năng kỹ xảo vận động.
Các buổi tập ngoại khóa thường có cấu trúc đơn giản và ít nội dung hơn
so với buổi tập nội khóa Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức tập luyện,tinh thần độc lập và sáng tạo cao Nhiệm vụ cụ thể và nội dung tập luyệnngoại khóa chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân.Cũng như
Trang 39buổi tập chính khóa, cấu trúc budi tự tập phải đảm bảo cho cơ thể dan dầnbước vào hoạt động tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện phần cơ bản và phầnkết thúc budi tập Người tập thường sử dụng nhiều quy tắc, thủ thuật đã đượcgiáo viên hướng dẫn trong giờ học chính khóa dé định mức lượng vận đông,giúp đỡ và bảo hiểm.
Buôi tập ngoại khóa thường được tô chức dưới dạng thé dục budi sang,
thé duc vé sinh va dao choi hang ngay, cac buôi tu tập theo xu hướng huấnluyện chung và huấn luyện thê thao
Mục đích của tập luyện TDTT ngoại khóa là tổ chức thời gian nhàn rỗicủa học sinh được lành mạnh và có nội dung, giáo dục những hiểu biết vànhững kiến thức sử dụng một cách tự giác các phương tiện tập luyện khácnhau trong hoạt động hàng ngày Những buổi tập ngoại khóa có nội dungkhác nhau sẽ giúp cho học sinh năm được nội dung trong chương trình họctập GDTC và hoàn thiện các môn thê thao tự chọn Giáo dục TDTT ngoạikhóa sẽ giúp cho các em hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt,những phẩm chat về ý chí có tác dụng giúp cho việc phát triển những kỹ năngchung va giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập ở nhà trường
Hình thức tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa có mỗi liên hệ lẫnnhau Tập luyện ngoại khóa giữ một vị trí quan trọng là bồ sung và củng côhiệu quả công tác GDTC trong nhà trường, nó góp phan tạo một nếp sốngmới lành mạnh, sôi nổi, phong phú, vui tươi, lạc quan loại bỏ được cuộc sốngtrong rong vô vị, chơi boi lêu long của sinh viên trong các giờ nhàn rồi Việckết hợp tốt giữa tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa sẽ giúp con người cósức khoẻ vững chắc, có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành tíchhọc tập của học sinh.
2.1 Giang dạy nội khóa:
Bộ môn GDTC đảm nhiệm việc giảng dạy nội khóa môn học GDTCcho đối tượng sinh viên hệ chính quy theo chương trình quy định của Bộ giáo
Trang 40dục và đào tạo Chương trình môn học GDTC được thực hiện theo quyết định
203/QD - TDTT ngày 23/1/1989 của Bộ giáo dục trung học chuyên nghiệp vàdạy nghề (nay là Bộ giáo dục và dao tạo) gồm 150 tiết và sau khi sinh viênhoàn thành đầy đủ 150 tiết thì sẽ được cấp chứng chỉ GDTC, đây là điều kiệnxét tốt nghiệp khi ra trường
Nội dung giảng dạy và học tập môn GDTC Trường Đại học Luật HàNội được trình bày cụ thê tại bảng 1.3
Bảng 1.3 Nội dung giảng dạy và học tập môn GDTC
Trường Đại học Luật Hà Nội
TT | Phần Nội dung gian
A Lý luận TDTT 15 tiết
B Khái quát chung về kỹ thuật và luật của các môn thực
Ly hanh
thuyét | - Môn Thê dục
- Môn Điền kinh
- Chạy cự ly trung bình 15 tiết
1 | Thực 5hanh | 3 Bong chuyén
- Kỹ thuật chuyền bóng 20 tiết
- Kỹ thuật phát bóng thấp tay & cao tay 20 tiết
- Kỹ thuật đệm bóng 20 tiết
4 Ôn kiểm tra kết thúc 10 tiết
- Bài thé dục phát triển chung (9 động tác) & Bài võ thé
dục (18 động tác)