Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá (qua khảo sát sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội)

211 0 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá (qua khảo sát sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NHAN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUAT VE PHÒNG CHÓNG TÁC HAI CUA THUỐC LA (QUA KHẢO SÁT SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI)

MÃ SO: LH-2018-27 /DHL-HN

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO

Chủ nhiệm đề tài: TS Phan Thi Luyện Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Thanh Hương

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU DE TÀI

1 TS Phan Thị Luyện Khoa Lý luận chính trị

2 Th§ Nguyễn Thị Ngọc Dung Khoa Lý luận chính trị 3 ThS Nguyễn Thanh Hương Khoa Lý luận chính trị

Trang 3

CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 Phòng, chống tác hại của thuốc lá: PCTHCTL 2 Thuốc lá: TL

Trang 4

MỤC LỤC

BAO CAO TONG HỢP DE TÀI

TS Phan Thi Luyén

MO DAU ciecececccsececessscessecscecesvscscevscecavsceeavsceeevseievavacsesvacevevacieeevseneesvacneenvens 5

CHUONG 1 CO SO LY LUAN CUA VAN DE NHAN THUC VA THUC

HIỆN PHÁP LUAT VE PHONG CHONG TAC HAI CUA THUỐC LÁ 26

1.1 Các quy định của pháp luật về PCTHCTTL - 2 2 2+s+s+s+s+s+2 26

1.2 Hệ khái niệm -5222222c 22222 2tr2 351.3 Cơ sở lý thuyét -¿-c- Set TT E11 1111E111111111111 1111101111111 tk 42

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE PHÒNG CHONG TÁC HAI CUA THUỐC LA Ở TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOL m 46

2.1 Tinh hinh str dung thuốc lá qua khảo sát ở Trường Đại học Luật Hà Nội 46 2.2 Nhận thức pháp luật về phòng chong tác hại của thuốc lá 50 2.3 Thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá 60 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ CỦAVIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHÓNG TÁC HẠI CỦA

THUOC LA 01 -ồ 70

3.1 Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá 70

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật phòngchông tác hại của thuôc lá ở Trường Dai học Luật Hà Nội 73

HỆ CHUYEN DE

Chuyên dé I Tong quan tinh hình nghiên cứu và co sở ly luận về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá - - 80

_ TS Phan Thị LuyệnChuyên dé 2 Tình hình thực hiện pháp luật vê phòng, chong tac hai của thuôclá qua khảo sát sinh viên trường đại học luật hà nỘi - 555555: 116

Ộ - TẢ Phan Thị Luyện, ThS Nguyễn Thị Ngọc Dung

Chuyên dé 3 Một sô yêu tô xã hội tác động đên nhận thức và thực hiện pháp

luật về phòng chống tác hại của thuốc lá ¿ 2 2 2 E‡E‡EeEeEeEeEerereree, 145

ThS Nguyễn Thị Ngọc Dung

Chuyên đề 4 Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật

về phòng chống tác hại của thuốc lá + E+E+E+E+E£E£EEEEEEErEeEetrrererred 180

Ộ ThS Nguyễn Thanh Hương, ThS Nguyễn Thị Ngọc Dung

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAOPHỤ LỤC

Trang 5

BAO CAO TONG HỢP

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tong quan tình hình nghiên cứu

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Sử dụng thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong Thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe con người và nhận thức,

thực hiện pháp luật về PCTHCTL được tiễn hành trong nước như sau:

Các chuyên gia thuộc Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia với sự hỗ trợ của cán bộ Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu đã xuất bản tài liệu “Hoi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam” năm 2011 Tài liệu là tập hợp các công trình nghiên cứu về tác hai của thuốc lá và các biện pháp phòng chong tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) Các nghiên cứu đã cho thấy, thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm Cụ thể, tính chung trên thé giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu

máu cục bộ' Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng

30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu diéu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc pha ra Khoi thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chat,trong đó có ít nhất là 250 chat là chất gây ung thư hay chất độc hại Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiềubệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.Ở người lớn hút thuốc thụ

động gây ung thư phối, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch

vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy co đẻ non Thuốc lá gây ra chi phí không 16 cho chăm sóc y tế cho

1 £ ; £ Fe : k

Chương trình phòng chong tác hai của thuốc lá Quốc gia.2011 “Hỏi dap về phòng chong tác hai của

thuốc lá tại Việt Nam”, 77.8.

http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/tobacco/qanda_tobacco_vietnam_2ndedition_vn.pdf

Trang 7

những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm với tổn phí do giảm năng suất lao động, do hỏa hoạn và những tôn hại cho môi trường Nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng của việc sử dụng thuốc lá ở Việt Nam trong những người trưởng thành ty lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% ở nữ giới là 1,4%, tong cộng có trên

15 triệu người lớn hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào Khoảng 69,0% những người

hút thuốc hút từ 10 điều thuốc lá trở lên mỗi ngày.

Các nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để PCTHCTL như: Tuyên truyền, giáo dục dé người hút thuốc lá thay đổi hành vi, hạn chế sử dung va tiến tới cai nghiện thuốc lá, thanh thiếu niên không hút thuốc lá, người dân biết tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe; Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, cai nghiện thuốc lá; tổ chức các mô hình cai nghiện thuốc lá hiệu quả; Triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; Nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng chống tác hại thuốc lá; Hỗ trợ công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá; nghiên cứu giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho người lao động ngành thuốc lá; Vận động tài trợ cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá; các văn bản hướng dẫn dưới luật, đồng thời cần có biện pháp thực thi pháp luật và đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc thực thi đó Điều này bao gom việc phân công trách nhiệm, bố trí nhân lực, kinh phí, cơ chế thực thi, báo cáo, kiểm tra giám sát, đào tạo nâng cao năng lực, tuyên truyền giáo dục về pháp luật

Công trình nghiên cứu: “Tac động của thuốc lá đối với sức khỏe và kinh

/¿” năm 2011 cua Trung tam nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu Lap

pháp nhằm cung cấp cho các Đại biểu Quốc hội sự đánh giá khách quan của người dân về tác hại của thuốc lá, góp phần giúp các Đại biéu Quốc hội có thêm thông tin khi thảo luận về dự án luật phòng chống tác hại của thuốc lá Kết quả nghiên cứu cho thấy có gần 50% (644/1300 người) trong số người tham gia trong nghiên cứu điều tra có hút thuốc lá/thuốc lào Kết quả nghiên

cứu cũng phù hợp với | nghiên cứu mới đây cua GATS năm 2010 tại Việt

Nam (Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành), tại Việt

Trang 8

Nam có 47,4% là nam giới và 1,4% là nữ giới từ 15 tudi trở lên (người trưởng

thành) hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào Có tới 53,23% số người được hỏi cho biết trong gia đình mình có người hút thuốc lá, thuốc lào, như vậy ít nhất là 53,23% số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khói thuốc lá, thuốc lào tại nhà

(chưa kế họ trực tiếp là những người hút lá, thuốc lào) hay nói cách khác tỷ lệ hút thuốc thụ động trong nghiên cứu lớn hơn 53,23% Trong 1300 người tham

gia nghiên cứu, có tới gần 90% số người cho rằng việc hút thuốc lá, thuốc lào

sẽ gây ảnh hưởng tới những người xung quanh, tuy nhiên cũng có 9,15% cho

rằng việc này có ảnh hưởng hay không thì không cần biết, không quan tâm.

Hầu hết moi người đều cho rằng hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, 77,85%

số người tham gia nghiên cứu cho biết như vậy, tuy nhiên cũng có tới gần 20% cho rang việc hút thuốc lá có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không thì không rõ lắm và không quan tâm Trong số 1300 người tham gia phỏng vấn, có 84,38% số họ cho rằng biết về các quy định cam hút thuốc lá nơi cộng cộng Trong số đó, chỉ có 23,61% cho rằng quy định này là có hiệu quả và 45,49% cho rằng quy định này không có hiệu quả.

Theo kết quả điều tra của nghiên cứu này thì các ý kiến cho rằng việc

cắm sản xuất, kinh doanh thuốc lá, tích cực tuyên truyền, giáo dục dé người

dân biết về tác hại của việc hút thuốc lá, xây dựng Luật về phòng, chống tác hại thuốc lá cũng như in cảnh báo băng hình ảnh trên bao bì của thuốc lá sẽ là những biện pháp tối ưu trong việc hạn chế việc hút thuốc lá hiện nay ở Việt Nam Cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc đánh thuế cao các sản phẩm thuốc lá, phạt hành chính, phạt tiền thật nặng những cá nhân hút thuốc lá nơi công cộng, tập thé vi phạm về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ là những biện pháp

tích cực Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rang cam quảng cáo thuốc lá,

khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, cắm bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi, hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hỗ trợ cá nhân hút thuốc lá/nghiện thuốc lá trong việc từ bỏ hút thuốc cũng có ích và có tác dụng.

Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng hut thuốc lá và việc thực hiện chính sách

Trang 9

phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Da Nẵng” do BS.CKI Nguyễn Út làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2011 Đề tài đã đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá; tìm hiểu các chính sách và

thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm: Khả năng thực hiện, kết quả thực hiện, khó khăn, thuận lợi; đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đây mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Kết quả cụ thể đề tài đưa ra đó là: Tỷ lệ hút thuốc trên dân số là 21,7%, riêng ở nam giới là 40,3%, nữ 4,5% Tỷ lệ gia đình có người hút thuốc là 68,8% Trình độ học vẫn càng cao, tỷ lệ hút thuốc càng thấp Trung bình một ngày 1 người hút thuốc chi 6.588 đồng Ước tinh hang ngày, những người hút thuốc ở thành phố Da Nẵng đã chi một số tiền dé hút thuốc là 1.286.636.400 đồng.Có 22,6% trong số những người đã từng hút thuốc lá bỏ được thuốc lá Gần một nửa đối tượng bỏ được thuốc chỉ nhờ vào ý chí mà không cần sự hỗ trợ nào.

Đối với các chính sách giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, chính sách được biết đến nhiều nhất là quy định về in lời cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao bì sản pham (60%) Chính sách hỗ trợ cai nghiện thuốc lá rất ít được đề cập (chi 3,2%) Chính sách liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi sản pham thuốc lá mặc dù đã áp dụng từ rất lâu mà vẫn được ít người đề cập đến (16,4%) Đối với các chính sách giảm cung cấp thuốc lá, chính sách được biết đến nhiều nhất là chống buôn lậu thuốc lá và cắm nhập khẩu thuốc lá (56,2% và 52,3%) Việc cắm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi chỉ có 27% người

đề cập đến.

Người dân có xu hướng ủng hộ các chính sách liên quan đến phòng

chống tác hại thuốc lá Đối với việc cắm hút thuốc nơi công cộng (89,2% ủng hộ hoặc rất ủng hộ), quy đỉnh in những hình ảnh cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm có 87,6% ủng hộ hoặc rất ủng hộ, tăng thuế thuốc lá được

65,7% ủng hộ hoặc rất ủng hộ Hành vi mà người dân đã thực hiện dé gop

Trang 10

phần làm giảm tác hại thuốc lá bao gồm những hành vi giúp giảm nhu cầu sử

dụng thuốc lá Đối với người hút thuốc, hành vi của họ theo xu hướng hút ít

lại (59,1%), không hút gần người khác (40,9%) hoặc không hút thuốc nơi

công cộng (35,4%).

Và nói về việc thực hiện các chính sách hiện hành về phòng chống tác hại thuốc lá thì hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều cho rang các chính sách

quy định những nơi không hút thuốc lá là phù hợp nhưng việc thực hiện còn hạn chế Quy định chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá nơi làm việc và nơi công cộng theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chưa được thực hiện, số lượng người hút thuốc tại nơi công cộng và chỗ đông người vẫn không có chiều hướng thuyên giảm.Trong những năm gan đây thuế và giá thuốc lá có tăng nhưng chưa phù hợp Các văn bản chính sách chỉ được triển khai ở các sở ban ngành và chưa bao phủ rộng khắp đến các thành phần có liên quan, đặc biệt là các đại lý bán buôn, bán lẻ.Việc vi phạm chính sách cấm quảng cáo thuốc lá hiện nay van còn xảy ra tại nhiều điểm cung cấp dịch vụ.Quy định in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn yếu so với quy định của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của tổ chức y tế thế giới Mặc dù các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu thuốc lá nhưng tình hình nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá vẫn chưa được cải thiện.

Sau khi Luật PCTHCTL năm 2012 được ban hành thực hiện pháp luật

về phòng chống tác hại của thuốc lá đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhận thức và thực hiện pháp luật về PCTHCTL cụ thể là:

Đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thai độ về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá ở người dân phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn” do

Tạc Văn Nam làm chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Bắc Kạn thực hiện, nghiệm thu năm 2015 Nghiên

Trang 11

cứu được thực hiện trên 400 người lớn, trưởng thành (từ 16 tuổi trở lên) dang hút thuốc lá và sinh sống tại phường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Bắc Kạn) Kết quả cho thấy: Có 92,25% số đối tượng nêu rằng trong gia đình họ có người thân thường xuyên hút thuốc, như vậy ở những gia đình này thì những người thân thường xuyên phải “hút thuốc thụ động” do hành vi hút thuốc lá “chu động” của chính đối tượng và người thân của họ Đánh giá hiểu biết về

Luật PCTHTL cho thấy: Kiến thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong PCTHTL còn hạn chế (chỉ trả lời đúng từ 42,75-43,5%); Kiến thức về địa điểm cắm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên thấp, tỷ lệ trả lời đúng chỉ từ 36-45%; Kiến thức về địa điểm cắm hút thuốc lá hoàn

toàn trong nhà bao gồm: Noi làm việc: 58,25%, Trường CD, DH, HV:

21,25%; Địa điểm công cộng là 18,5%; Phương tiện giao thông công cộng bi cấm hút thuốc lá hoàn toàn: Ô tô (60,5%); Tàu bay (58,75%); Tàu điện (27.5%); Hiểu biết về địa điểm cắm hút thuốc trong nhà nhưng có nơi dành riêng cho người hút thuốc, về nghĩa vụ của người hút thuốc lá, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá đạt thấp Tỷ lệ đối tượng hiểu đúng về lĩnh vực xử phạt hành

chính theo quy định của Luật PCTHCTL: 39,75% trả lời đúng: BỊ xử phạt

hành chính hành khi hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm; 32% trả lời đúng bị xử phạt hành chính khi có hành vi bỏ mẫu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; 30,25% trả lời đúng: Không treo biên có chữ hoặc biểu tượng “cắm hút thuốc lá” tại địa điểm cắm hút thuốc lá; 30,25% cho rằng phải xử phạt hành chính khi người chưa đủ 18 tuổi có hành vi hút thuốc; 28,75% cho rằng phải xử phạt hành chính khi có hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ

18 tuổi;

Như vậy số đối tượng hiểu biết về quyền và nghĩa vụ công dân, về những địa điểm cắm hút thuốc lá, về trách nhiệm của người đứng đầu hoặc các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc lá trong Luật và các Nghị định của Chính phủ còn rất hạn chế, chiếm dưới 50% số đối

Trang 12

tượng hiểu và nêu đúng nội dung Đặc biệt là số đối tượng trả lời không đúng

hoặc không biét/khéng trả lời được chiếm trên 2/3.Kién thức, thái độ của đối

tượng về Luật PCTHCTL chưa đạt (các nội dung đối tượng trả lời đúng chỉ dưới 50%) và khi đối tượng chưa có kiến thức đầy đủ về Luật PCTHCTL thì

thái độ của họ cũng chưa có sự hợp tác theo hướng tích cực (chỉ có 48,75%

chấp nhận thực hiện theo Luật PCTHTL và 37,75% số đối tượng mong muốn

bỏ thuốc; ) Trong khoa học hành vi về giáo dục sức khỏe thì cung cấp day

đủ kiến thức là công việc cơ bản cần làm đầu tiên sau đó mới mong có sự thay

đổi về thái độ, dẫn tới thực hành ding; Tuy nhiên, việc có kiến thức đầy đủ về

Luật cũng chưa chắc đã có thái độ tích cực và thực hành đúng, vì thường ở trong một con người thì giữa kiến thức, thái độ và thực hành có thé không tỷ

lệ thuận với nhau.

Bài viết: “Học viện thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe cộng đồng” của PGS.TS Lê Quốc Lý, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2015 Bài viết đã đề cập tới việc học viện tập trung vào công tác tuyên

truyền, nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và học viên về tác hại

của thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc lá nhằm giúp những người không hút thuốc giảm nguy cơ tiếp xúc thụ động với khói thuốc và từng bước thay đôi hành vi của một bộ phận người hút thuốc tại Học viện, từ đó giảm ty lệ sử dụng thuốc lá, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong có nguyên nhân từ thuốc lá Đã tiến hành treo biển, áp phích, pano, băng rôn, biểu ngữ tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá; tổ chức Hội nghị tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hướng đến xây dựng môi trường không khói thuốc Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá của Học viện trong thời gian tới là: sẽ nhân rộng và triển khai các hoạt động này đến các Học viện

trực thuộc, yêu cầu tất cả các đơn vị phải có cam kết không hút thuốc lá, cam

kết thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp Đồng thời, cũng sẽ tiễn hành giám sát và kiểm tra dé hỗ trợ các đơn vị kịp thời, có khen thưởng, xử lý

vi phạm phù hợp Cũng có thé sẽ tô chức tuyên truyền phòng, chống tác hai

Trang 13

thuốc lá đến các trường chính trị ở 63 tinh, thành phó.

Bài viết: “Nâng cao nhận thức là một trong những bảo dam quan trọng cho hiệu lực, hiệu quả của Luật phòng, chống tác hai của thuốc Id” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 1, 2016 của TS Pham Thị Duyên Thảo chỉ ra những

khó khăn trong việc thực hiện pháp luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: kinh phí tổ chức thực hiện, kinh nghiệm, nguồn nhân lực thực hiện, đến những hạn chế trong nhận thức về tác hại của thuốc lá của người dân, đặc biệt là hạn chế trong nhận thức về pháp luật PCTH của thuốc lá Những quy định như cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, cắm bán thuốc lá ở những địa điểm như phía ngoài công nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, bệnh viện hầu như không được thực hiện Việc thiếu vắng cơ chế chịu trách nhiệm pháp lý của các chủ thé có thắm quyền trong công tác PCTH của thuốc lá khi họ vi phạm hoặc thực hiện không đạt trách nhiệm công vụ Luật PCTH của thuốc lá năm 2012 được ban hành khá phù hợp, rất cần thiết lại bị nhận định là khó khả thi (như các quy định cắm tại Điều 9, các quy định về bán thuốc lá tại Điều 25), hay tình trạng nhiều chủ thể từ bộ, ngành, đến Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu, người quan lý địa điểm cắm hút thuốc lá cho răng, công tác PCTH của thuốc lá, việc thực hiện quy định cam hút thuốc tại nơi công cộng gặp khó khăn là vì lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ xử lý vi phạm quá thiếu hoặc không phù hợp Theo tác giả cần nâng cao nhận thức cho các đối tượng, từ những người dân không sử dụng thuốc lá, những người trực tiếp sử dụng thuốc lá cho đến những người có thâm quyền trong công tác PCTH của thuốc lá Mỗi nhóm đối tượng, cần cách thức và mức độ tác động khác nhau Các cá nhân sử dụng thuốc lá phải nhận thức được: quyền sử dụng thuốc lá của mình là một quyền bị giới hạn bởi các tiêu chuẩn về sức khỏe của những người xung quanh và cộng đồng xã hội Sử dụng thuốc lá là hành vi không bị pháp luật cắm, nhưng bị pháp luật hạn chế nhằm bảo vệ sức khỏe của những người

không sử dụng thuốc lá và cộng đồng xã hội.

Trang 14

Báo cáo: “Đánh giá tình hình triển khái Luật PCTHCTL tại thành pho Hà Nội năm 2015” do Sở Y tế Hà Nội thực hiện Kết quả nghiên cứu cho

thấy 17% đối tượng trả lời trong nhà họ cho phép hút thuốc ở tất cả các

phòng Hút thuốc ở cả các địa điểm làm việc ở cả trong nhà và cả trong nhà và ngoài trời chiếm tỷ lệ lần lượt 41,6% và 36,8% Tỷ lệ cơ quan làm việc không có quy định cắm hút thuốc chiếm 47,0%, có 28,6% quy định không

được phép hút ở bất kỳ nơi nảo trong nhà, được phép hút ở một số khu vực là 10,3% Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hau hết các địa điểm đều thay có người hút thuốc Ty lệ hút thuốc tai nhà hàng ngày là 71,4%, tại khu vực

trong nhà của các cơ quan nhà nước là 42,8% và trong khuôn viên cơ quan

nhà nước 61,0%; cơ sở y tế là 25% Đặc biệt tại các nhà hàng, quán giải khát tỷ lệ rất cao, lên tới 84,5% và 85,1% Tình trạng hút thuốc trên các phương tiện công cộng là 30,1%, và tai các cơ sở giáo dục 27,8% Nhận thức về tác hại của thuốc lá có tới 86% số người khang định có thé bi mắc bệnh khi hit phải hơi thuốc, khói thuốc do người khác hút Có 92,7% biết hít phải khói thuốc lá của người khác có thể mắc bệnh phối, 86,3% biết có thể gây ung thư phổi.

Tình hình trên khai Luật PCTH tại cơ quan, địa phương được hướng dẫn và triển khai nghiêm túc, 100% các sở, ban, ngành đã triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện và kiện toàn ban chi dao PCTH của ngành 100% các sở, ban, ngành đã triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ, triển khai tới các tổ chức trực thuộc và các cá nhân được biết và thực hiện Kế hoạch phòng chống tác hại của thuốc lá của ngành y tế năm 2015 được xây dựng cụ thể và triển khai tới tất cả

các cơ quan, đơn vi trực thuộc Việc thực hiện luật cũng đã được thực hiện ở

các ban ngành khác như ngành giáo dục Sở giáo dục thành phố sau khi nhận được văn bản chỉ đạo cũng đã có văn bản hướng dẫn phòng giáo dục, các

trường học trên địa bàn triển khai thực hiện môi trường không khói thuốc.

Các ngành khác cũng đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá.

Ban chỉ dao có vai trò triên khai các hoạt động cụ thê như treo biên tại don vi,

Trang 15

ký cam kết không hút thuốc khi có chỉ đạo của cấp trên trong khuôn viên đơn

VỊ va nơi công cộng.

Tuy nhiên việc thực hiện pháp luật về PCTHCTL hiện nay chưa thực sự

nghiêm túc, nặng về hình thức Dân cư đông, nhiều thành phần, trình độ, nhận thức của một số đối tượng về tác hại của thuốc lá không đồng đều, ý thức tuân thủ các quy định cắm hút thuốc còn hạn chế Chính vì vậy việc chấp hành quy

định không hút thuốc tại nơi làm việc và nơi công cộng còn chưa đạt kết quả như mong đợi Nghiên cứu đưa ra giải pháp tăng cường truyền thông về tác hại

của thuốc lá đề việc thực hiện luật có hiệu quả Tăng cường công tác thanh kiểm

tra giám sát viéc trién khai thực hiện các quy định cấm hút thuốc tại các cơ sở, cơ

quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các phương triện giao thông công cộng.

Bài viết: “TJực trạng vi phạm quy định cam quảng cáo, khuyến mại thuốc lá tại điểm bán lẻ ở 6 tỉnh tại Việt Nam năm 2015” của các tác giả Lê Thị Thanh Hương, Trần Khánh Long, năm 2016 Tạp chí Y tẾ công cộng, sé

42 trên co sở nghiên cứu 6 tinh, thành tai ba mién Bac, Trung, Nam, két qua

nghiên cứu cho thay có hành vi vi phạm quy định cắm quảng cáo, khuyến mai thuốc lá tại điểm bán lẻ ở cả 6 tỉnh Tỉ lệ các điểm bán lẻ vi phạm quy định cam quảng cáo ở 6 tỉnh nghiên cứu là 19,2% Tỉ lệ vi phạm quy định cam trưng bay qua một bao/một tut hoặc một hộp cua một nhãn hiệu thuốc lá là

97,6% Tỉ lệ vi phạm quy định cam khuyến mại thuốc lá là 4,2%” Nguyên

nhân của hiện tượng trên là do nhận thức về quy định cắm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá của người bán hàng chưa tốt Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị nâng

cao nhận thức về các quy định cắm quảng cáo, khuyên mại và trưng bày thuốc lá

tại điểm bán cho chủ cơ sở kinh doanh, bán lẻ TL, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và trưng bày thuốc lá.

Đề tài: “Thực trạng triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc

tại 33 cơ sở y té năm 2016” của Công đoàn y té Việt Nam năm 2017 khảo sát

? Lê Thị Thanh Hương, Tran Khánh Long, 2016 “Thực trang vi phạm quy định cam quang cao, khuyén

mại thuôc lá tai diém ban lẻ ở 6 tỉnh tai Việt Nam năm 2015”.Tap chí Y tê công cộng, Sô 42.

Trang 16

cán bộ, nhân viên y tế tại 33cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương Kết quả cho thấy 96,9% cán bộ, nhân viên y tế khăng định cơ quan có quy định hoặc nội quy cấm hút thuốc lá tại đơn vị.Nội quy cấm hút thuốc lá ở cơ quan thường được nhắc nhở tới nhân viên y tế thường xuyên và 84,9% số người trả lời các quy định này đã được phổ biến đến người bệnh, người nhà người bệnh Việc phố biến nội quy được thực hiện bằng rất nhiều hình thức như:

nhắc nhở trong các buổi họp hội đồng người bệnh; nhân viên y tế nhắc nhở khi đi các buồng bệnh hàng ngày; nhắc nhở ngay khi bệnh nhân nhập viện, nhắc nhở thông qua hệ thống loa, đài trong bệnh viện, thông qua hệ thống tranh ảnh, pano, áp phích, biển báo cấm v.v Có 93,1% nhân viên y tế cho biết cơ quan có gan bién báo “Cam hút thuốc lá” tại đơn vị, trong đó vi trí treo nhiều nhất là ở lối đi, hành lang (chiếm tỉ lệ 89,9%) và ít nhất là ở căng tin, nhà ăn (chiếm tỉ lệ 47,1%) Tại các đơn vi, nội quy cam hút thuốc đã được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng (chiếm 62,7%) và hàng năm bệnh viện có tổng kết, đánh giá, khen thưởng các cá nhân và tập thé có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng cơ sở y tế không khói thuốc lá (chiếm 45,2%) Tuy nhiên vẫn có tới 73,6% SỐ người được hỏi cho rằng vẫn còn địa điểm bán thuốc lá trong vòng bán kính 100m ké từ cổng bệnh viện Về phản ứng của nhân viên y tế khi bắt gặp người hút thuốc lá, đa số mới chỉ dừng lại ở nhắc nhở yêu cầu người hút thuốc không được tiếp tục hút thuốc (chiếm 82,2%); chỉ có 3,9% SỐ người được hỏi cho biết sẽ mời người hút thuốc ra

khỏi khuôn viên bệnh viện.

Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm đây mạnh công tác PCTHTL và triển khai xây dựng môi trường cơ sở y tế không khói thuốc lá

bao gồm: Tăng cường tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, về Luật và thực thi Luật để nâng cao hiểu biết của người dân và cộng đồng Bồ sung nhân lực,

kinh phí cho hoạt động PCTHTL để hoạt động này được tiễn hành thường

xuyên và liên tục, đem lại hiệu quả cao và lâu dài Thực hiện nghiêm quy địnhcam bán thuôc lá trong bệnh viện và các cơ sở y tê Vé lâu dài cân tiên hành

Trang 17

cắm sản xuất thuốc lá trong nước và nhập khâu thuốc lá Có chế tài xử phạt cụ

thé và phải tiến hành xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm PCTHTL trong đơn

vị Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong bệnh viện đặc biệt là thời gian buôi tối và quanh các khu vực nóng như hành lang, cầu thang, sân, vườn,

căng tin

Tổng quan các nghiên cứu về van đề phòng chống tác hại của thuốc lá ở nước ta thời gian qua cho thay, mặc dù lãnh dao các cơ quan, don vi, địa

phương đã nhận thức được tác hại của thuốc lá cũng như tầm quan trọng của

Luật PCTHCTL Nhưng việc triển khai thực hiện pháp luật mới đạt kết quả

bước đầu, chưa thực sự có hiệu quả như mong đợi Ở nhiều cơ quan, địa phương tô chức triều khai còn mang tính hình thức, lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.Vậy cần thiết phải tiếp tục tiến hành các nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về PCTHCTL.

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Bài viết: “Cigarette smoke and adverse health effects: An overview of

research trends and future needs” do nhóm tac gia Sibu P Saha, Deepak K

Bhalla, Thomas, et al , dang trén tap chi Journal List nam 2007 Bai viét ndi về khói thuốc lá và ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trong Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân chính trong sự phát triển của ung thư phối,

đó cũng là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư ở nam và nữ ở Hoa Kỳ

và trên thế giới Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra sau 35 năm, văn phòng Tổng Y sĩ của Sở Y tế Hoa Kỳ đã xem xét hơn 7000 tài liệu nghiên cứu về chủ đề hút thuốc và sức khỏe, và công khai công nhận tác động của việc hút thuốc dẫn đến các bệnh khác nhau, bao gồm ung thư phổi Kê từ đó, nhiều nghiên cứu

đã được công bố chứng minh sự liên kết mạnh mẽ của việc sử dụng thuốc lá với một loạt các tác động sức khỏe con người có hai, nỗi bật nhất với bệnh

ung thu và bệnh tim mạch.

Bài việt: “Tobacco smoking impacts teens' brains, study shows” của

Trang 18

Trường dai hoc California - Los Angeles năm 2011, trên tạp chí

Neuropsychopharmacology, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến hút thuốc lá tác động đến não bộ của vị trẻ thành niên Nghiên cứu được tiễn hành đối với 25 người hút thuốc và 25 người không hút thuốc trong độ tuổi từ 15 đến 21,

những người này đã được tham gia vào một thực nghiệm kích hoạt vỏ não

trước trán và đo lường phản ứng của họ So sánh những người hút thuốc và người không hút thuốc ở tuổi vị thành niên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy

nghiện nicotin càng lớn, thì một vùng não hoạt động kém tích cực hơn gọi là

vỏ não trước trán (PFC) PFC hướng dẫn “các chức năng điều hành” như việc ra quyết định, và là một khu vực vẫn đang phát triển về mặt cấu trúc và chức

năng ở thanh thiếu niên.Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật hang đầu có thé ngăn ngừa được ở Hoa Kỳ, với hơn 400.000 ca tử vong mỗi năm do hút thuốc lá hoặc hậu quả của nó Khoảng 80% những người hút thuốc khi họ bắt đầu 18 tuổi.

Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á

(SEATCA) với công trình: Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN, năm 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bắt đầu hút thuốc lá khi dưới 20 tuôi xảy ra ở tất cả các nước ASEAN, ty lệ nam giới hút thuốc lá cực kì cao ở một số nước trong khi giá thuốc lá ở các nước (trừ Thái Lan) đều rẻ hơn mức thu nhập nên người dân và cả thanh thiếu niên đều có thể mua Thống kê cho thấy một nửa số người hút thuốc lá ở ASEAN sinh sống ở duy nhất một quốc gia: Indonesia Cuốn Atlas sẽ nêu các dẫn chứng quan trọng về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá và đồng minh, đặc biệt là những thách thức pháp lý họ đặt ra để chống lại các biện pháp phòng chống thuốc lá của Chính phủ SEATCA đã xây dựng bộ công cụ “Chỉ số của ngành công nghiệp thuốc lá” hữu hiệu nhăm xác định phương thức và các yếu tổ giúp ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp vào việc thực thi các chính sách y tế.

Công cụ này cũng có thể sử dụng ở các khu vực khác trên thế giới Tin tốt là vẫn có cơ hội dé đề phòng tình trạng hút thuốc gia tăng ở phụ nữ và trẻ em

Trang 19

gái, sự gia tăng khu vực không được phép hút thuốc lá, cảnh báo sức khoẻ băng hình anh, cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá, mặc dù những biện pháp này vẫn chưa được thực hiện triệt để Ngoài ra, nông dân trồng cây

thuốc lá cũng kham khá hơn khi chuyên sang trồng các loại cây trồng khác.

Rào cản lớn nhất mà chính phủ các nước phải vượt qua khi thực hiện các

chính sách phòng chống tác hại thuốc lá là những hiểu lầm về lợi ích kinh tế.

Atlas này sẽ tập trung vào hậu quả to lớn của thuốc lá đến nền kinh tế Thực

tế là phòng chống tác hại thuốc lá cần thiết cho sự thịnh vượng và sức khỏe

của các quốc gia Một đồng chi cho biện pháp dự phòng hôm nay có giá trị

hơn một nghìn đồng chi cho giải quyết hậu quả tương lai.

Bài viết “Han Quốc: 3 năm thi hành nghiêm lệnh cam Init thuốc lá” của Tôn Yến năm đăng trên Nhật báo Pháp nghiên cứu về kinh nghiệm của Hàn Quốc sau 3 năm thi hành nghiêm lệnh câm hút thuốc lá Năm 1995, Hàn Quốc đã xây dựng Luật Tăng cường sức khỏe nhân dân Luật này đề cập đến việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe; những người chủ kinh doanh và quản lý nơi công cộng có nghĩa vụ phải phân chia khu vực được hút thuốc và khu vực cam hút thuốc Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tiến hành sửa đổi các nội dung liên quan đến thuốc lá và địa điểm cấm hút thuốc lá Điều 9 của Luật Tăng cường sức khỏe nhân dan Luật sửa đổi này được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào tháng 4-2011, có hiệu lực từ ngày 8-12-2012, cam hút thuốc lá” được thực thi toàn diện ở Hàn Quốc Người chủ và người quan lý những địa điểm công cộng có nghĩa vụ dán biển cắm hút thuốc lá, bố trí phòng hút thuốc và thông báo cho mọi người các quy định về cắm hút thuốc Nếu không

thực hiện khi bi phát hiện, người phụ trách sẽ bi xử phat tới 5 triệu won, cá

nhân vi phạm sẽ bị phạt 100 nghìn won Quy định về việc cắm hút thuốc lá được thực hiện theo lộ trình, phạm vi cam hút thuốc được mở rộng theo từng năm Cụ thể, năm 2014, những địa điểm công cộng có diện tích kinh doanh

trên 100m” đều bị cắm hút thuốc, bắt đầu từ 2015, tất cả mọi địa điểm công cộng đều sẽ thi hành các biện pháp cắm hút thuốc Đồng thời, trong thời gian

Trang 20

gần đây, Hàn Quốc cũng thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát thuốc lá.

Điều này nhằm giúp người dân tránh xa tác hại của thuốc lá trên nhiều

phương diện.

Bài viết: “Customers’ Perceptions of Compliance with a Tobacco

Control Law in Restaurants in Hanoi, Vietnam: A Cross-Sectional Study củacác tac gia Anh Kim Dang, Mercedes Fleming, et al năm 2016, dang trên

tap chi Asian Pacific Journal of Cancer Prevention Bai viét nham tim hiéu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đối với việc thực hiện các quy

định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các nhà hàng ở Hà

Nội, Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện vào thang 10 năm 2015 với 1746

khách hàng tại 176 nhà hàng Kết quả cho thấy, hầu hết khách hàng đều biết luật về phòng chống tác hại của thuốc lá (79%) và các quy định cam hút thuốc trong nhà hàng (78,4%) Trong đó 75,8% khách hàng nhận thấy răng họ không nhìn thay hoặc hiếm khi thấy biển cắm hút thuốc, 17,7% khách hàng khẳng định rang họ thường xuyên thay có hành vi tiếp thị trực tiếp thuốc lá trong các nhà hàng họ đến Khoảng một phan tư khách hàng chứng kiến nhân viên nhắc nhở khách hàng không hút thuốc trong nhà hàng (28,8%) và 65% luôn luôn tiếp xúc với khói thuốc trong các nhà hàng Số người hút thuốc trong nhà hang là nữ giới ít hơn so với nam giới Nghiên cứu cũng nhắn mạnh rang mức độ tuân thủ các quy định câm hút thuốc của khách hàng là thấp Ty lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu tương tự ở Thái Lan và Malaysia

(tương ứng 56,9% và 39,4%) Sự khác biệt có thé được giải thích bởi thực tế

là luật kiểm soát thuốc lá đã được ban hành ở Thái Lan (2002) và Malaysia (2004) sớm hon đáng ké so với ở Việt Nam (2012) Tương tự như vậy, 100% số người được hỏi khang định thích nhà hàng không khói thuốc, cao hơn

nhiều so với số người hút thuốc thích nhà hàng được phép hút thuốc Phát

hiện này cho thấy sự cần thiết phải thực hiện việc xây dựng một môi trường nhà hàng không khói thuốc Ngoài ra, 8,7% khách hàng cho răng đã nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trong các nhà hàng, cao hơn so với khảo sát năm 2010

Trang 21

(3.7%) Các tác giả cho rang sự khác biệt này có thé xuất phát từ thực tế

nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội - một trung tâm dịch vụ ăn uống và

phát triển các dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam Mặc dù các đội giám sát liên

ngành đã được thành lập và chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra thực

thi, việc tuân thủ luật pháp còn thấp và vi phạm van ton tại Hiện tượng nay có thé xuất phát từ việc giám sát là một nhiệm vụ phức tạp phải đối mặt với

nhiều trở ngại, chắng hạn như có lợi nhuận lớn hơn từ quảng cáo thuốc lá, thiếu nhận thức về vi phạm giữa các nhà bán lẻ thực phẩm nhỏ, thiếu nguồn nhân lực để giám sát và thiếu sự hợp tác giữa các lĩnh vực trong việc xử lý

hành vi vi phạm.

Bài viết: Tobacco Control Law awareness, enforcement, and compliance among high school students in Myanmar (Nhận thức và thực hiện Luật kiểm soát thuốc lá của hoc sinh trung học ở Myanmar) của các tac giả Nyi Latt N,

Saw YM, Myat Cho S, Kariya T, Yamamoto E, Hamajima N, năm 2018 đăng

trên tạp chi Nagoya Journal of Medical Science Ở Myanmar, Luật Kiểm soát Hút thuốc và Tiêu thụ San phẩm Thuốc lá , bao gom việc cắm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên và tất cả các hình thức quảng cáo thuốc lá, đã được ban hành vào năm 2006 Nghiên cứu này nhăm kiểm tra nhận thức của học sinh trung học về pháp luật và việc tiêu thụ thuốc lá thực hiện năm 2015 Những người tham gia là học sinh trung học từ hai khu vực và hai tiểu bang của Myanmar Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 78,0% học sinh nam và 86,5% học sinh nữ cho rằng có thấy việc bán sản phẩm thuốc lá trong hoặc trong vòng 100 feet từ trường học, và 83,4% nam sinh đã từng thấy ai đó bán sản phâm thuốc lá cho trẻ vị thành niên Hơn một nửa số học sinh đã từng thay tré vị thành niên bán hoặc phân phối các sản phẩm thuốc lá va trong khi chi có

9,7% biết về các biện pháp xử phạt Phần lớn học sinh trung học không biết

rằng việc vi phạm Luật kiểm soát thuốc lá có thé bị phạt tù Những phát hiện này cho thay nhận thức pháp luật của học sinh trung học rất thấp, nghiên cứu

cũng nhân mạnh răng việc thực thi pháp luật và các chương trình giáo dục sức

Trang 22

khỏe liên quan đến tác hại của thuốc lá là chưa có hiệu quả ở Myanma.

Trên đây là tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về

tác hại của thuốc lá và thực hiện pháp luật về PCTHCT Các nghiên cứu đều

chỉ ra tác hại nghiêm trọng của khói TL và đối với xung quanh, Luật PCTHCTL và các văn bản pháp luật được ban hành ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật còn thấp, hiểu biết pháp luật về PCTHCTL của người dân chưa cao Do đó việc nghiên cứu về hoạt động thực hiện pháp luật về PCTHCTL có vai trò quan trọng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật về PCTHCTL phù hợp với đặc thù của đại phương, cơ quan, lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể Mặt khác, đến nay chưa có nghiên cứu nào về van dé thực hiện pháp luật về PCTHCTL ở Trường Đại học Luật Hà Nội Do đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện dé tài nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt này.

2.Tính cấp thiết của đề tài

Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy thuốc lá nguyên nhân gây ra bệnh tật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người Hệ thống pháp luật này ngày càng được hoàn thiện nhằm tạo thành một hành lang pháp lý khá đầy đủ về PCTH của thuốc lá kiểm soát, phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về PCTH của thuốc lá Ngày 23/01/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020”, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật

PCTHC TL) ban hành năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013; Nghị

định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác

liên quan cũng đã được ban hành Sau một thời gian triển khai thực hiện pháp

luật về phòng chống tác hại của thuốc lá tại các địa phương, co quan don vi, két quả cua việc thực hiện này như thế nào cần được đánh giá một cách khách quan, khoa học để đưa ra các giải pháp khả thi bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp

Trang 23

luật Đặc biệt qua quan sát của chúng tôi, tại trường Dai học Luật Hà Nội hiện

tượng hút thuốc không đúng nơi quy định vẫn còn tôn tại ảnh hưởng đến môi

trường làm việc, sức khỏe của cán bộ giảng viên, sinh viên trong Nhà trường.

Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn cấp bách dé chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá (qua khảo sát sinh viên ở Trường Dai học Luật Hà Nội tại Hà Nội)

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài nhăm làm rõ những vấn đề về lý luận về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá ở Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp khả thi nhằm bao dam thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá ở Trường Đại học Luật Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề đạt được mục đích đã nêu trên đây, đề tài nghiên cứu hướng vào nhiệm vụ cụ thê sau đây:

- Xây dựng khung lý thuyết đánh giá về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá.

- Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin liên quan đến vẫn đề nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá ở Trường Đại học

Luật Hà Nội.

- Phân tích và làm sáng tỏ một SỐ yếu tố tác động đến việc nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá ở nước ta hiện nay

- Đề xuất đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá ở Trường Đại học Luật Hà Nội.

4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận

Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, lấy sự kiểm chứng của thực tiễn

Trang 24

làm căn cứ quan trọng cho các kết luận của đề tài Cụ thé là tiếp cận từ thực tiễn, đối chiếu lý thuyết hành động xã hội được sử dụng như một cách tiếp cận chủ đạo trong nghiên cứu nội dung đề tài nhằm nhận diện vấn đề về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá ở Trường Đại

học Luật Hà Nội.

Cách tiếp cận nêu trên đã nghiên cứu và giải quyết các nội dung của đề tài như sau: Thứ nhất, đề tài làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn về nhận

thức và thực hiện pháp luật, qua đó đi sâu phân tích, đánh giá yếu tô tác động đến nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá ở Trường Đại học Luật Hà Nội; Thứ hai, đề xuất đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá ở Trường

Đại học Luật Hà Nội.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Với tính chất của đề tài khoa học xã hội và nhân văn, dé thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã xác định, dé tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm, đường lối đôi mới của Đảng, Nhà nước, vận dụng tong hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng đồng thời kết hợp các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin khác nhau Cụ thể:

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp về lý thuyết dé làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhận thức và thực hiện pháp luật phòng chống tác hại của thuốc lá của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Đề tài sử dụng các phương pháp xã hội học sau:

+ Phương pháp phân tích tài liệu dựa trên các văn bản pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá, báo cáo tổng kết của cơ quan chức năng,

sách, báo, tài liệu chuyên khảo.

+ Phương pháp Anket (Trung cau ý kiến bằng bảng hỏi) 01 mẫu phiếu khảo sát với số lượng là 500 sinh viên được chọn mẫu xác xuất tính theo công thức:

Trang 25

Số lượng cụ thể như sau:

* Chính quy: 411 sinh viên

* Hệ vừa làm vừa học: 87 sinh viên* Hệ liên thông : 2 sinh viên

+ Phương pháp phỏng vấn sâu 02 mẫu phiêu:

Trong đó phỏng vấn sâu 30 sinh viên và 10 cán bộ, giảng viên.

- Công cụ được sử dụng để xử lý thông tin kết quả khảo sát: Phần mềm SPSS 20.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá ở Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu trong phạm vi không gian ở tại Trường Đại học Luật Hà Nội với đôi tượng khảo sát là sinh viên trường

Đại học Luật Hà Nội.

Đề tài khảo sát một số cán bộ, giảng viên để làm rõ hơn những nội dung

nghiên cứu.

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 VỀ mặt lý luận

Đề tài là công trình nghiên cứu, luận giải một cách có hệ thống về những van dé lý luận về thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá Qua đó khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá ở Trường Đại học Luật Hà Nội Từ đó góp phan hiểu thêm các khái niệm về nhận thức pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá Lý thuyết được vận dụng, thé hiện trong đề tai mang tính khoa học nhăm phần kiểm chứng tính phổ biến, độ chính

Trang 26

xác và khả năng ứng dụng lý thuyết hành động trong xã hội học trong nghiên

cứu về thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá

6.2 VỀ mặt thực tiễn

Các nhà khoa học trên thé giới đã chứng minh rằng hút thuốc lá có hại có chức khỏe của con người Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm Tác hại thuốc lá làm tăng tỷ

lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phối tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch Việt Nam là một trong

những quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc ở nhóm nước cao nhất thế giới Nhà

nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý tương đối đây đủ để đấu tranh, phòng chống tác hại của thuốc lá Vậy những quy định này được thực hiện tại các cơ quan, đơn vị địa phương như thế nào cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về PCTHCTL bảo vệ sức khỏe của nhân dân nói chung và của các cán

bộ, giảng viên sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng.

Trang 27

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN DE NHẬN THUC VÀ THUC HIEN PHÁP LUẬT VE PHÒNG CHÓNG TÁC HAI CUA

THUỐC LA

1.1 Các quy định của pháp luật về PCTHCTL

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “Sức khoẻ là vốn quỷ nhất của con người, là một trong những điêu cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tô quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hod, xã hội và bảo vệ Tổ quốc” do đó Ludt bao vệ sức khỏe nhân dan được ban hành nam 1989 quy định về Quyền và nghĩa vu của công dân trong bảo vệ sức khỏe Công dân có quyên được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống va được phục vụ về chuyên môn y tế (Điều 1); Vệ sinh nơi công cộng: Mọi người phải có trách nhiệm thực hiện những quy định về vệ sinh nơi công cộng; Cam phóng ué, vứt rác và các chất phế thải khác trên đường phó, vườn hoa, công viên và những nơi công cộng khác; Cam hút thuốc trong phòng họp, ở rạp chiếu bóng, rạp hat và những nơi quy định khác (Điều 15).

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống tác hại thuốc lá, từ năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghi quyết số 12/2000/NQ-CP Ngày 14/8/2000 về “Chinh sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2000-2010” Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá được ban hành với mục đích giảm nhu cầu sử dụng, tiễn tới kiểm soát và giảm mức cung cấp sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên

quan đến thuốc lá.

Chính phủ cũng đã ký phê chuẩn Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá

(FCTC) do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra ngày 21/5/2003 Việc ký kết Công ước khung và ban hành Chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá là

Trang 28

biểu thị cam kết cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá, giảm các ảnh hưởng có hại cho gia đình và xã hội Việt Nam dan “nội luật hóa” các quy định của FCTC nhăm tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho việc kiểm soát thuốc lá Nghị định số 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Sau một thời gian triển khai các quy định về PCTHCTL, người dân

cũng đã nhận thức và hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá, thuốc lào đối với sức khỏe Ngày càng có nhiều người dân đang tự nguyện bỏ thói quen hút thuốc lá Tuy nhiên, so với mục tiêu dé ra thì kết quả công tác phòng, chống tác hại thuốc lá còn nhiều hạn chế Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới Dé tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, phần đấu đến năm 2010, đạt mục tiêu đề ra trong Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chi thi số 12/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 5 năm 2007 về việc tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá và Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.

Ngày 18/6/2012, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 Luật có 5 chương va 35 điều, với các biện pháp cơ bản về giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, kiểm soát chặt chẽ để giảm nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để thực hiện hiệu qua công tác PCTHTL cụ thé là:

Chương I quy định những nội dung cơ ban về PCTHCTL bao gồm phạm

vi điều chỉnh, các nguyên tắc mang tính định hướng, chính sách cơ bản để thúc đây công tac PCTHCTL và các hành vi bị nghiêm cam trong PCTHCTL Đề thực hiện đồng bộ, thống nhất, toàn diện, hiệu quả công tác PCTHC TL,

Luật quy định đông thời cả các biện pháp giảm câu và giảm cung đôi với

Trang 29

thuốc lá Trong đó, chú trọng trước hết đến các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng đối với thuốc lá để từng bước giảm số người sử dụng thuốc lá, giảm tác hại của thuốc lá, kết hợp với các biện pháp giảm dần nguồn cung cấp thuốc lá

có định hướng, theo lộ trình, bao đảm tính khả thi và phù hợp với định hướng

phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Chương II quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về PCTHTL (Điều 10); địa điểm cắm hút thuốc lá hoàn toàn (Điều 11); địa điểm cắm hút

thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

(Điều 12); nghĩa vụ của người hút thuốc lá (Điều 13); quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá (Điều 14); ghi

nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá (Điều 15); hoạt động tài trợ (Điều 16); cai nghiện thuốc lá (Điều 17); trách nhiệm trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá (Điều 18) Các biện pháp này, đặc biệt là quy định cắm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng, quy định in cảnh báo sức khỏe bang chữ và hình ảnh chiếm 50% diện tích chính của bao bì thuốc lá nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, bảo vệ sức khỏe của những người không hút thuốc lá, hạn chế tiếp cận thuốc lá, ngăn ngừa tác hại của thuốc lá, tiễn tới thay đôi hành vi, giúp người chưa hút thuốc lá không bắt đầu hút, người đang hút thuốc lá giảm dần và không hút thuốc lá, từ đó giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá Người đứng đầu các địa điểm công cộng có vai trò quan trọng trong thực thi quy định cam hút thuốc lá nơi công cộng Nếu người đứng đầu tuân thủ nghiêm quy định, họ sẽ tổ chức và bảo đảm các điều kiện dé triển khai quy định tại địa điểm do mình quản lý, điều hành Do vậy, Luật quy định cụ thé các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm do mình quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện đúng quy định về cắm hút thuốc lá.

Chương III quy định về các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc

lá gồm có 9 điều, quy định về: quản lý kinh doanh thuốc lá (Điều 19); quy

Trang 30

hoạch kinh doanh thuốc lá (Điều 20); kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá (Điều

21); kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước (Điều 22); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá (Điều 23); số lượng điều thuốc lá trong bao, gói (Điều 24); bán thuốc lá (Điều 25); các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (Điều 26); trách nhiệm phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc

lá giả (Điều 27) Các biện pháp này nhăm mục tiêu kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá dé giảm dần nguồn cung cấp thuốc lá một

cách chủ động, gắn liền với tốc độ giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, góp phần PCTHTL một cách hiệu quả và bền vững Trong đó, Luật quy định việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thuốc lá thông qua quy hoạch, cấp phép và quản lý

sản lượng thuốc lá; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá; quy định cắm bán thuốc lá tại các địa điểm công cộng cam hút thuốc lá, quy định cụ thể biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan trong phòng, chống thuốc lá lậu nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu thuốc lá ngày cảng tăng tại Việt Nam.

Chương IV quy định về thành lập Quỹ PCTHTL (Điều 28); mục đích và nhiệm vụ của quỹ (Điều 29); nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng quỹ (Điều 30); xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL (Điều 30); trách nhiệm xử ly vi phạm pháp luật về PCTHTL (Điều 31) Các biện pháp này tạo điều kiện bảo đảm bang cách huy động nguồn kinh phí xã hội hóa ổn định, bền vững cho công tác PCTHTL, quy định các chế tai và trách nhiệm xử ly vi phạm dé bảo dam tinh kha thi của Luật Công tác PCTHTL đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và ôn định nên không thé lay từ ngân sách nhà nước mà phải trên cơ sở xã hội hóa, huy động sự đóng góp của xã hội, đặc biệt là từ cơ sở sản xuất thuốc lá nhằm tăng tính cảnh báo về tác hại của thuốc lá và khuyến khích giảm nhu

cầu sử dụng thuốc lá Luật quy định thành lập Quy PCTHTL dé huy động,

cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động PCTHTL trên phạm vi toàn quốc.

Thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyét định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 về việc

Trang 31

phê duyệt “Chiến lược quốc gia Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 nhằm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát dé từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên (từ 15

-24 tuổi) từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020; trong nam giới từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020; trong nữ giới xuống dưới 1,4%; tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc Chiến lược đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu gồm: Hoan thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; thông tin,

giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; tổ chức và nhân lực;

tài chính.

Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/07/2013 của Chính phủ Quy định chỉ tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá Nghị định quy định chi tiết thi hành Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 15, Khoản 2, Khoản 4 Điều 17 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về điều kiện thành lập và tô chức hoạt động cai nghiện, tư vẫn cai nghiện thuốc lá, chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá Nghị định quy định trách nhiệm thực hiện của Bộ Y tế: Tổ chức triển khai và hướng dẫn hoạt động cai nghiện, tư vẫn cai nghiện thuốc lá; ban hành quy trình cai nghiện thuốc lá; chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hoạt động lồng ghép tư van nhanh của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về cai nghiện thuốc lá cho người nghiện thuốc lá; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tô chức thực hiện chuytr đ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương tô chức thực hiện chỉ đạo các cơ sở y té trién khai

hoạt động lồngức khỏe trên bao bì thuốc lá

Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định

Trang 32

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thâm

quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thé theo từng chức danh đối với hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Từ Điều 23 đến Điều 27 Nghị định quy

định xử phạt về PCTH thuốc lá bao gồm: Vi phạm quy định về địa điểm cam hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn,

in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về PCTH thuốc lá Những người có thắm quyền xử phạt trong lĩnh vực y tế gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra y tế; Quan lý thị trường, Công an Nhân dân Tham quyền xử phat của các cơ quan có khác gồm: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông,

Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác

có thâm quyền xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.

Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, buôn bán hàng giả,

hàng cấm, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thâm quyên lập biên bản vi phạm hành chính, thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Từ Điều 22 đến Điều 33 Nghị định quy định về hànhvi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá Người có thâm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

Quản lý thị trường; Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh

sát biển và Thanh tra chuyên ngành.

Trang 33

Thông tư số 21/2013/TT-BTC ngày 25/09/2013 của Bộ Công thương

quy định về mẫu đơn đề nghị, mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, mẫu Giấy phép và các mẫu bảng kê liên quan đến việc cấp, cấp bồ sung, sửa đôi, cấp lại Giấy chứng nhận và Giấy phép bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản

phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá Hướng dẫn chế độ, biéu mẫu báo cáo; danh mục thiết bị chuyên ngành thuốc lá; hướng dẫn biểu

mẫu đăng ký nhu cầu nhập khẩu giấy cuốn diéu thuốc lá, sợi thuốc lá, nguyên liệu lá thuốc lá và quy định về kiểm tra các hoạt động trong kinh doanh thuốc lá.

Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá Thông tư nhăm hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được sản xuất, nhập khâu dé tiêu thụ tại Việt Nam Về vị trí in cảnh báo sức khỏe, Thông tư quy định cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá, in song song sat với ria trên của bao bì thuốc lá Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá.

Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ Công thương quy định nhập khẩu thuốc lá diéu, xì gà;

Thông tư số 45/2014/TT-BTC ngày 16/4/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đôi với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;

Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/05/2014 của Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh;

Thông tư số 07/2015/TT-BCT ngày 12/05/2015 của Bộ Công thương quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu có

Trang 34

xuất xứ từ các nước ASEAN; Thông tư số 23/2015/TT-BYT ngày 20/8/2015 của

Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điều.

Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị

định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm va bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Theo Nghị định này, tất cả những đối tượng buôn bán từ 500 bao thuốc lá lậu có thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyền, buôn bán hàng cam hình phạt đến 15 năm tù.

Nghị định số 106/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, b6 sung một số

điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá

Thông tư số 21/2013/TT-BTC ngày 25/09/2013 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 Thông tư này quy định về mẫu đơn dé nghị, mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, mẫu Giấy phép và các mẫu bảng kê liên quan đến việc cấp, cấp bồ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận va Giấy phép Hướng dẫn chế độ, biểu mẫu báo cáo; danh mục thiết bị chuyên ngành thuốc lá; hướng dẫn biểu mẫu đăng ký nhu cầu nhập khẩu giấy cuốn điều thuốc lá, sợi thuốc lá, nguyên liệu lá thuốc lá và quy định về kiểm tra các hoạt động trong kinh doanh thuốc lá.

Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 của Bộ Công thương

quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà; Thông tư số 45/2014/TT-BTC ngày 16/4/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đổi với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Trang 35

Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/05/2014 của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

Thông tư số 07/2015/TT-BCT ngày 12/05/2015 của Bộ Công thương quy định việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu có

xuất xứ từ các nước ASEAN; Thông tư số 23/2015/TT-BYT ngày 20/8/2015 của

Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điều.

Nghị định số 106/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi, b6 sung một

số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng,

chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã ban hành các quy nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các yếu tô nguy cơ và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong đó có thuốc lá Chỉ thị số 56/2007/CT-BGD ĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo về tăng cường công tác phòng, chong tác hại của thuốc lá trong ngành Giáo dục Mục tiêu của chỉ thị nhằm tăng cường công tác truyền thông giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá cho người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục Tuyên truyền, vận động nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục hạn chế hút thuốc lá, tiến tới không hút thuốc lá Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đôi hành vi của người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành

giáo dục dé phòng, chống tác hại của thuốc lá Chỉ thị Số 6036/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo

dục ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2014với mục đích Tổ chức tuyên truyền,

phổ biến về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người học tại cơ quan, don vi, trường học Nội dung tuyên truyền tập trung

vào việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá tại cơ sở giáo dục, nơi làm

việc, quyên của người không hút thuôc lá, trách nhiệm của người hút thuôc

Trang 36

lá.Thực hiện nghiêm quy định cắm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà tai các

đại học, học viện, trường đại học, cao đăng, cơ quan quản lý giáo dục.

Như vậy, từ năm 2000 đến nay nước ta đã ban hành tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã được

triển khai với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ

quan báo chí đã triển khai nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền về phòng,

chống tác hại của thuốc lá nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về kiểm soát thuốc lá, bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức

khỏe cộng đồng Các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống

tác hại của thuốc lá đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại các địa điểm cắm hút thuốc lá thường xuyên được điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về PCTHCTL.

1.2 Hệ khái niệm

- Thuốc lá

Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phan nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điều, xi gà, thuốc lá sợi, thuốc

lào hoặc các dạng khác.

Với khái niệm trên thuốc lá được hiểu là sản phẩm thuốc lá, theo quan điểm của WHO thì sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất hoàn toàn hoặc một phần từ thuốc lá nguyên liệu, được dùng để hút, hút, nhai hoặc hít Thành phần chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại

Alcaloid (Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người

Pháp Nicot (1530 — 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp) Nicotin sử dụng ở liều thấp tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt

mỏi, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện và độc hại cho cơ thể Tác dụng gây

nghiện cua nicotine chủ yêu là trên hệ thân kinh trung ương với sự có mặt cua

3 à , ,

Khoản 1, Điêu 2, Luật phòng chong tác hại của thuôc 14 năm 2012

Trang 37

các thụ thể nicotine trên các tế bào thần kinh ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamin, serotonine, noradrenaline được phóng thích Chúng gây ra nhiều tác động thần kinh như là cảm giác

sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ

ngắn hạn Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, ví

dụ như hợp chất thơm có vòng đóng, Benzopyrene hay các Nitrosamine Các

hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tô chức, biến đôi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi

ác tính hoá.

- Tác hại của thuốc lá

Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế -xã hội (khoản 4, Điều 2, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012).

Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản Hút thuốc ở phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm Cụ thẻ, tính chung trên thé giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu

máu cục bộ Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư Hút thuốc thụ động là hít phải

(hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu diéu thuốc đang cháy hoặc khói

thuốc do người hút thuốc phả ra Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các

hóa chất, trong đó có ít nhất là 250 chất là chất gây ung thư hay chất độc hại Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và

“http://vinacosh.øov.vn/vi/tac-hai-thuoc-la/thong-tin-ve-tac-hai-cua-thuoc-la/2013/08/81E2108C/thanh-phan-va-doc-tinh-cua-khoi-thuoc-la/ Truy cập ngày 25/3/2019.

Trang 38

trẻ em Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim

mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu

chứng kích thích đường hô hap, tăng nguy co đẻ non và trẻ nhẹ cân”.

- Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phòng, chống tác hại của thuốc lá là các biện pháp được nhà nước đưa

ra nhằm theo đuổi mục đích phát hiện, vô hiệu hoá các nguyên nhân, điều

kiện làm phát sinh và ảnh hưởng của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCTHCTL Đây là một hệ thống các biện pháp như tác động về kinh tế, tổ chức quản lý xã hội, tư tưởng tâm lý, pháp luật mà nhà nước và xã hội áp dụng nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật về PCTHCTL góp phần định hướng và hình thành hành vi xử sự hợp pháp, hợp đạo đức của các chủ thể Để nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa đặc biệt là

phòng ngừa từ trong gia đình, cơ quan, trường học và nơi công cộng Xây

dựng các quy định ở mỗi cơ quan, địa phương nhằm hạn chế những thiếu sót, bất cập Các hoạt động truyền thông pháp luật về PCTHCTL thực hiện thường xuyên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm tham gia

PCTHC TL.

Dé giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá bảo đảm phòng, chống tác hại của thuốc lá, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được thành lập và quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác

hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc Nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động:

Truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng; Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng

Chương trình PCTHC TL Quoc gia 2011 Hỏi đáp vê phòng, chong tác hại của thuôc lá tại Việt Nam, tr.8.http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/tobacco/qanda_tobacco_vietnam_2ndedition_vn.pdf.

Trang 39

đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các

mô hình có hiệu quả; Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác

hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư van việc tô chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng; Tổ chức cai nghiện thuốc

lá;Thực hiện các giải pháp chuyên đổi ngành, nghé cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá,

Ban hành các quy định nhằm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá Cơ quan, tô chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật

về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm

mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thé bị truy cứu trách

nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việc xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định

của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

- Nhận thức pháp luật ve PCTHCTL

Nhận thức là quả trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là

quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan’.

Theo quan điểm triết học, nhận thức là một quá trình được thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tap, từ cụ thé đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong Quá trình nhận thức bao gồm hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nam bắt sự vật ấy bao gồm cảm giác, tri giác, biểu tượng Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện

qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận Hai giai đoạn của quá

trình nhận thức có mối liên hệ tác động qua lại, bô sung hỗ trợ cho nhau và

không tách rời nhau Muôn nhận thức được đây đủ sự vật, hiện tượng cân

° Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia 2002 Giáo trình Triết học Mác-Lênin Nxb

Chính trị Quôc gia, tr.344.

Trang 40

phải phát triển nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

Nhận thức pháp luật về PCTHCTL đó là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể

thông qua việc chủ thể tiếp nhận các kiến thức về tác hại của thuốc lá qua các kênh truyền thông, chứng kiến người thân, những người xung quanh hút

thuốc lá hoặc sống trong các môi trường có người hút thuốc bị mắc các bệnh có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thuốc lá Đồng thời các chủ thê tiếp thu, nắm bắt các tri thức pháp luật, hiểu đầy đủ và đúng dan về giá trị xã hội

của các quy định của pháp luật về PCTHCTL, các chế tài pháp luật về

PCTHCTL để có thé ứng dụng vào thực tế cuộc sống Tri thức pháp luật là cơ

Sở quan trọng để kiểm tra, đánh giá, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật Từ đó thé hiện thái độ đối với pháp luật hiện hành, thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối, thờ ơ hay tin tưởng, xem thường hay tôn trọng đối với pháp luật về PCTHCTL Thông qua thái độ, các chủ thể thể hiện tình cảm, niềm tin và thực hiện hành vi ứng xử của mình đối với các quy định của pháp luật về PCTHCTL Có kiến thức pháp luật, nhưng trong mỗi con người cần phải có tình cảm pháp lí, nghĩa là có thái độ tôn trọng pháp luật và tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật; từ đó mới tạo ra khả năng điều chỉnh hành vi hợp pháp của mình Thiếu tình cảm và niềm tin vào pháp luật thì mọi hành động dễ bị chệch hướng khỏi chuẩn mực pháp luật vì những mục đích, động cơ cá nhân Khi con người có sự hiểu biết pháp luật, có tình cảm va lòng

tin vào pháp luật thì họ sẽ hành động theo những quy định của pháp luật.

Lòng tin vào tính công bằng của pháp luật sẽ hướng dẫn hành vi hợp pháp, tuân thủ pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi; phê phán, lên án những biểu hiện coi thường pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời ủng hộ và tích cực

tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.

- Thực hiện pháp luật ve PCTHCTL

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhăm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan