Luận án tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

261 14 1
Luận án tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRỊNH THẮNG QUYÉT

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRINH THĂNG QUYẾT

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 9.38.01.06

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học:

1- TS Mai Văn Thắng

2- PGS.TS Lê Văn Long

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiễn sĩ với đề tài “Thực hiện pháp luật phòng, chống tham những ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập Trong Luận án có tham khảo công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và sử dụng một số thông

tin trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, Ban Nội chính Trung ương, Ban

Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Thanh tra Chính phủ nhưng đã được chú thích, trích dẫn đầy đủ và rõ ràng Công trình này chưa được tác giả nào công bồ.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin sử dụng trong Luận án của mình.

Ha Nội ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ

Trịnh Thăng Quyết

Trang 4

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực Ban Chấp hành Trung ương

Ban Nội chính Trung ương

Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng Cơ quan điều tra

Quốc hội

Hội đồng nhân dân

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 5

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI - 2 2 s+S++E££E£E+EzExzxez 6

1 Các công trình nghiên cứu trong THƯỚC - . «s11 11 911911 911 91 1 9v nh ng ng 6

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN 2- 2 2 22 +E+E++E£EE+EzEerxxez 6 1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN II

2 Các công trình nghiên cứu nghiên cứu nước NGOAL - s6 5s + *++x£++vxsseeseeess 18

2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN - 2: 5¿+£+£++£x+£x+zxzzzsrxee 18 2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN 24 3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục

Vt 27

3.1 Các van dé đã được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ - 27

3.2 Các vân đê chưa được các công trình nghiên cứu thông nhât, làm rõ và những vân đê

đặt ra cần tiếp tục nghiên cứỨu - 52s Sx+EE+EEEE2E21E11211111111121111111111111 11111111 cy 6 29 3.3 Về giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 + + s+cx££++£++EzE+Ezxerxee 31 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA THUC HIỆN PHAP LUẬT PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIET NAMM ¿+ ©t+EE+EE+EE2EE2E12E12112171717111111111 21.1 cE xe 32 1.1 Một số vấn đề lý luận về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng, chống tham nhũng - 2 ¿+ ® E£EEE+E£EE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11171571 111 e 32

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tham nhũng và PCTN -2- 225225552 32

1.1.2 Khái niệm, nội dung, nguồn của pháp luật phòng, chống tham nhũng 37 1.2 Khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức của thực hiện pháp luật phòng, chống tham

01/11): /1o 0à 077 Đ 44

1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chéng tham nhting wu 25 5: 44

1.2.2 Chủ thé thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng -. 2 2-52 5+¿ 45 1.2.3 Nội dung thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng - 5 5- 50

1.2.4 Hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng - 5: 55

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật PCTN - - 2 s2 +: 57

Trang 6

1.3.1 Chính sách, pháp luật phòng, chống tham những 2- 2 + s2 2+s+£+z£z£xzz++2 58

1.3.2 Yếu tố chính trị va vai trò của Dang cầm QUYEN oo eseeceeceesessessessessessessesseseessessessesseaes 58 1.3.3 Yếu tố kinh tẾ -s:22+x22 x22 22 tt 59 1.3.4 Yếu tố văn hóa và văn hóa pháp lat c.cccccccscccsseseessscseesessessessessessssseseesneseseeseeses 59 1.3.5 Yếu tố hội nhập quốc tẾ - ¿- - + 9EềEk9EE9E1211211211111111111111111111111 11.1 11 xe 61 1.3.6 Ap lực đến từ dư luận, sự ky vọng, mong đợi của xã hội 2-2 s+se+s+se¿ 61 1.3.7 Yếu tổ công nghệ và mạng internet - 2-2 s¿+s+++£+E++EE£EE++E£EEtExerxezrerrxerxee 62 1.4 Vai trò, ý nghĩa của thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng 63 1.5 Kinh nghiệm của đất nước và của một số quốc gia trong thực hiện pháp luật phòng,

chống tham những và một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam -2- 2 25+¿ 65

1.5.1 Kinh nghiệm của dat nước và một số quốc gia ¿2-2 + ++£+2££+E£+EzE+xerxee 65 1.5.2 Một số kinh nghiệm có thé tham khảo cho Việt Nam c.cccssesscessessessesssessessesseesseeses 78 Kết luận chương -¿- ¿SE SSE9EESEEEE2E2151121111111112151111111111111111 111111121111 y0 82 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHONG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ NGUYEN NHÂN 84 2.1 Thực trạng pháp luật phòng, chống tham những ở Việt Nam - 2 55+ 84

2.1.1 Cac quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay 55+ ++<+52 84

2.1.2 Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt

8n ¡0i nẳšẳšš.ddêêL” 882.2 Thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam ou ee eecececceeseeeeeeeeeeeeeseeeeeeneeees 98

2.2.1 Thực trạng chủ thé thực hiện pháp luật PCTN ¿2 2 +++£+£E+EzEzrxzreez 98

2.2.2 Thực trạng nội dung thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng 109

2.3 Nguyên nhân của thực trạng - - - c1 1321113311 131911 115 11111 1111 11 1n ng vn rưưy 145

2.3.1 Nguyên nhân của kết quả đạt ẨưỢC - 2-2 252 +E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerreeg 145 2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chẾ 2 - s 2 +E£EE2E£EE+EE£E£EE2EEEEEEEZEeEErEerkerszed 146 Kết luận Chương 2 25c Sk SE E9E121E115111111211111111111111111111111 111111111 xe 152 CHUONG 3 QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP THỰC HIỆN PHAP LUẬT PHONG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIET NAM HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI 154 3.1 Quan điểm thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam 2- 2 s+cz+szcxzxeez 154 3.2 Các giải pháp thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay và

tranB thời BÌNH LỮI ese x nai ns crema anim snare acs ES a AU REA BPN ls NE A GW SEG SERN 156

Trang 7

3.2.1 Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong thực hiện pháp

luật về phòng, chống tham nhũng - - 2 2E £ E£EE£EE+E£EE+E£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkersred 156 3.2.2 Hoàn thiện chính sách pháp luật phòng, chống tham nhũng bảo đảm chặt chẽ để không thé tham nhñng - - 2-2 2 £+SE£S£+E£+E£EE£EEEEEEEE9E12E12112112117171111111 11111 re 160 3.2.3 Tập trung thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm trong phòng ngừa và xử lý tham 3.2.4 Cải cách hành chính, ứng dụng thành tụ khoa học; cũng cô các điều kiện bảo đảm, tạo môi trường thuận lợi dé pháp luật về PCTN được thực hiện rphiệm THỈNH: sasssasss 172 3.2.5 Phát huy day đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và đại biéu dân cử, Mat

trận Tô quôc, các tô chức chính trị - xã hội, xã hội - nghê nghiệp, cơ quan báo chí và nhândan trong 98 8)180015 172

3.2.6 Xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật PCTN dé cán bộ không dám tham nhũng I73 3.2.7 Mở rộng va nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về PCTN - - 2 2s: 175 3.2.8 Hoàn thiện chế độ, chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức 175 Kết luận chương 3 - - 2-52 S%2SE+SE2 121215 1E715117111112112111111111111 1111111111111 1y 176 4500007901111 (4dđd355ÝÃ 178 TÀI LIEU THAM KHẢO -:-22:22++222+22221222122211221112211122.12111.111.11 re

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực xã hội tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thé giới, gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công băng xã hội, suy giảm niềm tin của nhân dân, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, làm ảnh hưởng đến hình ảnh tích cực của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Nhiều quốc gia coi tham nhũng là “quốc nạn”, là “giặc nội xâm” và dé ra nhiều cách thức, biện pháp, giải pháp để diệt trừ tham nhũng Ở Việt Nam, trong những năm qua,

tham nhũng, lãng phí, ngày càng tinh vi, phức tap, gây bức xúc trong dư luận, anh

hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các

cơ quan nhà nước Chính vì vậy, Dang và Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng công tác

thực hiện pháp luật PCTN, xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dai;

yêu cầu phải tiễn hành kiên trì, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn

và từng bước day lùi tham nhũng, tạo bước chuyền biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội

chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công tác thực hiện pháp luật PCTN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, toàn diện, góp phần nâng cao hiệu lực,

hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy to,

xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng được tiến hành quyết liệt, tạo bước tiến mới

trong phát hiện, xử lý tham nhũng Nhiều vụ việc, vụ án tham những nghiêm trong, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được tập trung xử lý dứt điểm; kiên quyết xử lý nghiêm minh, công khai nhiều cán bộ cao cấp, cả đương chức và nghỉ hưu, cả tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang Vai trò của các tổ chức, đoàn thé chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, báo chí trong thực hiện pháp luật PCTN được dé cao

Mặc dù vậy tình hình tham những ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp,

tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn Tham nhũng trên một sô lĩnh vực vân nghiêm trọng, phức tạp, với

Trang 9

những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo tra, gây bức xúc trong xã hội, tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những “kẻ thù hung ác”, nguy cơ đe doa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta! Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhận định, đánh giá “Công tác PCTN, lang phí ở một số địa phương, bộ ngành chưa có chuyển biến rõ rệt; công tác phòng ngừa tham những ở một số nơi còn hình thức Việc phát hiện, xử lý tham những, lang phí vẫn còn hạn chế, tình trạng những nhiễu, tiêu cực trong mot SỐ cơ quan, don vị khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được day lui Tham những, lãng phi trên một số lĩnh vực, địa ban van còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tỉnh vi, gây bức xúc trong xã hội Tham nhũng van là một trong những nguy cơ de dọa sự tôn vong của Đảng và chế độ ”.

Bồi cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện cả những thách thức, nguy cơ thực sự Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quản trị thông minh, xây

dựng Chính phủ điện tử, huy động được sự tham gia rộng rãi của xã hội trong thực hiện

pháp luật PCTN Cùng với những yêu cầu xây dung NNPQ, áp lực và sự giám sát từ quốc tế và nguy cơ từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa”, trong đó có tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực ở bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn triệt dé; điều đáng lo ngại thời gian gần đây xuất hiện nhiều hành vi tham nhũng có liên quan đến yếu tố nước ngoài, tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế tư nhân, tham nhũng chính sách đang đe dọa nghiêm trọng đến sự 6n định chính tri, phát triển kinh tế của đất nước đặt ra những vấn đề mới, cơ hội mới, thách thức mới trong thực hiện pháp luật PCTN.

Những bat cập nêu trên và đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra cho chúng ta nhiều câu

hỏi: Phải chăng chính sách, pháp luật PCTN chưa phù hợp, chưa kip thời, chưa

“đúng” và “trúng”, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn PCTN ở Việt Nam và đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế? Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật PCTN đã nghiêm minh, tuân thủ triệt để chưa?

! Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai

Trang 10

Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay; từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật PCTN Trong bối cảnh Luật PCTN năm 2018 được tổ chức thực hiện trên thực tế được hơn 4 năm, việc nghiên cứu dé tài “7, hực hiện pháp luật phòng, chong tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan, cấp bách cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

2 Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Về đối tượng nghiÊn cứu:

- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật PCTN ở Việt Nam;

Nghiên cứu việc tổ chức thực thi các quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam

hiện nay dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tô chức thực hiện pháp luật PCTN tại một số quốc gia; Nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam trong thực hiện pháp

luật PCTN.

2.2 Về phạm vi nghiên cứu của dé tài:

2.2.1 Giới hạn về thời gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022.

2.2.2 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về PCTN; các quy định của pháp luật PCTN; thực trạng thực hiện pháp

luật PCTN ở Việt Nam hiện nay.

2.2.3 Giới hạn về không gian: Trên phạm vi toàn quốc 3 Về phương pháp nghiên cứu

Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lỗi của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và Pháp luật Đồng thời kết hợp với những tư tưởng pháp lý tiễn bộ trong lich sử và hiện tại làm cơ sở lý luận dé nghiên cứu, so

sánh và vận dụng kinh nghiệm nước ngoài vào việc nghiên cứu thực hiện pháp luật

về PCTN ở Việt Nam hiện nay.

Dé hoàn thành mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các

Trang 11

phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lich sử và légic, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích tình huống, khái quát hóa, hệ thống hóa, dé nghiên cứu các van đề lý luận; sử dụng phương pháp điều tra xã hội hoc dé thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân của van đề nghiên cứu và luận chứng các giải pháp mà luận án nêu ra Cụ thé:

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp hồi cứu dé nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án; từ đó, nhẫn mạnh những van dé dat ra mà luận án can tiếp tục nghiên cứu (Phan tong quan);

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, phương pháp so sánh, phương pháp hồi cứu để nghiên cứu cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay; tìm hiểu quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật PCTN và kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện có hiệu quả pháp luật PCTN nhằm rút ra một số gợi mở cho Việt Nam (Chương 1);

- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích tình huỗng, phương pháp lịch sử va logic dé khảo sát,

đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam

giai đoạn từ năm 2012 đến 2022 (Chương 2);

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lich sử và lôgíc, hệ thống hóa, khái quát hóa dé đề xuất các quan điểm chỉ đạo, luận chứng tính khả

thi của các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay(Chương 3).

Ngoài ra luận án cũng đã kế thừa và phát triển kết quả những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước nhằm làm rõ hơn những vấn đề chính của luận án.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Mục tiêu nghién cứu:

Xây dựng khung lý thuyết thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam dé làm cơ sở đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật PCTN và đưa ra các quan điểm, đề xuất các

Trang 12

giải pháp thực hiện nghiêm pháp luật PCTN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác

PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.4.2 Nhiệm vụ của luận ún:

4.2.1 Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về PCTN và tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN trên thế giới và Việt Nam.

4.2.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến thực hiện pháp luật về PCTN: Những khía cạnh lý luận về tham nhũng, các lý thuyết, mô hình, kinh nghiệm quốc tế về PCTN và thực hiện pháp luật về PCTN; Những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về PCTN, các điều kiện bảo đảm và các nhân tố tác động đến thực hiện pháp luật về PCTN.

4.2.3 Nghiên cứu thực trạng pháp luật PCTN ở Việt Nam Nghiên cứu thựctrạng thực hiện pháp luật PCTN ở VN hiện nay.

4.2.4 Đề xuất quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật PCTN ở VN trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới.

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

5.1 Hệ thống, làm rõ hơn những cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về PCTN

ở Việt Nam; phân tích làm rõ hơn khái niệm, hình thức, chủ thé, nội dung và đặc trưng của thực hiện pháp luật về PCTN.

5.2 Phân tích có hệ thống và toàn diện quy định PCTN hiện hành ở Việt

Nam, đánh giá, chỉ ra các bat cap, han ché dat trong bối cảnh, điều kiện Việt Nam

hiện nay Phân tích toàn diện, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật

PCTN và chỉ ra những thành tựu và bat cap, han ché, nguyên nhân của những thành

tựu, bất cập, hạn chế đó và rút ra các kinh nghiệm, đưa ra các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng.

4.3 Phân tích những đặc thù của thực hiện pháp luật PCTN so với các lĩnh

vực khác, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân, co quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu, biện pháp để buộc cá nhân, cơ quan nhà nước phải thực hiện pháp luật Chỉ ra đặc thù về văn hóa, tư duy của người Việt Nam có ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng và nghiên cứu những thiết chế, công cụ mới nổi có thể giúp thực hiện tốt pháp luật về Phòng, chống tham nhũng: Mạng xã hội, công nghệ, quản trị thông minh, hội nhập quốc tẾ

Trang 13

5.4 Trên cơ sơ các nghị quyêt, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước và tỉnh thần chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bi thư, Trưởng Ban Chi dao Trung ương về PCTN, TC và căn cứ vào tình hình, yêu cau thực tiên, tác giả đã hệ thống các quan điểm, đề xuất các

giải pháp thực hiện có hiệu quả pháp luật PCTN ở Việt Nam trong thời gian tới.

5.5 Góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật PCTN và thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam.

6 Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1 Về mặt lý luận:

Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm cơ sở cho việc tiếp

tục hoàn thiện pháp luật PCTN và thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam.

6.2 VỀ mặt thực tiễn:

Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn dé giúp cho cơ quan có thâm quyền tham khảo, vận dụng những kết quả nghiên cứu của luận án cho việc triển

khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật PCTN ở Việt Nam.

Ngoài ra, những kiến thức khoa học của luận án còn có ý nghĩa cho hoạt

động lập pháp và xây dựng chính sách; làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên

cứu, giảng day tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trong cả nước.

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

1 Cac công trình nghiên cứu trong nước

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN

- Đề tài cấp Bộ: “Tham những và PCTN trong khu vực tư ở Việt Nam” do Dinh Văn Minh thực hiện (2015)? Đề tài đã nghiên cứu một số van dé chung về

tham nhũng trong khu vực tư; thực trạng tham nhũng và PCTN trong khu vực tư;

đồng thời, dự báo tình hình tham nhũng không dừng lại ở bat kỳ một mô hình tô chức kinh doanh hay một loại hình giao dịch kinh tẾ, thương mại cụ thể nào mà sẽ xuất hiện và tồn tại ở nhiều lĩnh vực và hoạt động của khu vực tư Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số định hướng và giải pháp PCTN trong khu vực tư ở Việt Nam như:

? Đinh Văn Minh (2015), Tham những và PCTN trong khu vực tư ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh

Trang 14

chống hối lộ đối với cả 3 hành vi: đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và của toàn xã hội trong PCTN; gắn PCTN trong khu vực tư với PCTN trong khu vực công: tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Các biện pháp dam bảo quyên được thông tin của

công dân phục vụ công tác PCTN" do Dinh Văn Minh làm Chủ nhiệm (2012) Tác

giả đã nghiên cứu quyền được thông tin của công dân và đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền được thông tin của công dân nhằm góp phần PCTN.

- Giáo trình “Lý luận và pháp luật về Phòng, chong tham những” của nhóm tác giả Nguyễn Dang Dung, Pham Hong Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2013) đã trình bày nhiều nội dung cơ bản có liên quan đến PCTN và pháp luật về PCTN, như: khái niệm về PCTN; PCTN trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam; hệ thống pháp luật Việt Nam về PCTN; pháp luật và kinh nghiệm quốc tế về PCTN qua đó cho thấy hệ thống pháp luật về PCTN ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật một số quốc gia đi trước trong quá trình xây dựng chính sách, đồng thời nội dung pháp luật về PCTN đã có sự thay đổi,

thích ứng cho phù hợp với tình hình tham nhũng ngày càng phức tạp.

- Sách “Tu tưởng Hỗ Chí Minh về công tác nội chính và PCTN” của Ban Nội chính Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia (2015) đã cho thay một trong những nguồn nội dung rất quan trọng của pháp luật PCTN chính là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại về PCTN Tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khi đề cập đến tư tưởng của Người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong PCTN như: xây dựng văn hóa trong Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân, chế độ pháp trị, nhà nước pháp quyền, mô hình quản lý nhà nước dân chủ, chống suy thoái đạo đức, chống chủ

nghĩa cá nhân, rèn luyện đạo đức cách mạng trong công tác PCTN, lãng phí

- Sách “Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và PCTN” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao và Nguyễn Hoàng Anh, Nxb

3 Dinh Văn Minh (2012), Các biện pháp đảm bảo quyên được thông tin của công dân phục vụ công tácPCTN, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ;

Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao (2013), Giáo trinh Lý luận vàpháp luật về Phòng, chong tham những, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;

Trang 15

Hồng Đức (2018) Cuốn sách này tông hợp 38 bài báo của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý tham gia các hội thảo khoa học với chủ đề: “Các vấn đề lý luận về quan trị nhà nước và chống tham nhũng” Những người tham gia thảo luận, chia sẻ quan điểm và đề xuất nhiều giải pháp đề tiếp nhận và áp dụng phương pháp hợp lý về lý thuyết, mô hình và cách tiếp cận mới đối với quản trị nhà nước và chống tham nhũng của các nước trên thế giới.

- Cuốn sách "Nhận diện tham những và các giải pháp phòng chống tham những ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Phan Xuân Son, Phạm Thế Lực (Đồng chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản (2012) Cuốn sách đề cập tương đối có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn dé nhận diện và thiết lập các biện pháp PCTN; vấn đề nhận diện, đặc điểm, nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam, thực

trạng PCTN và phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong PCTN ở Việt

Nam hiện nay.

- Sách “Phong vũ biểu tham những ở Việt Nam 2019 - Quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam về tham những” của tác giả Lê Quang Cảnh, Christian Levon, Nguyễn Thị Kiều Viễn, bản quyền thuộc Tổ chức Hướng tới Minh

bach (TI) thực hiện năm 20195 trên cơ sở khảo sát hơn 1000 người dân Việt Nam đã

đưa ra một số nhận định về quan điểm của người dân trong thời gian gần đây trước cuộc chiến đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam Cuốn sách có nhiều nhận định quan trọng giúp tác giả có thêm cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam như: người dân Việt Nam ngày càng quan ngại về tham nhũng; gần 1/5 người nói rằng họ đã đưa hối lộ, giảm đáng ké so với những năm trước; các biện pháp PCTN của Nhà nước được cho rằng có hiệu quả hơn; hối lộ tình duc là một van dé đáng lo ngại

- Sách “Quyết tâm ngăn chặn va đấy lùi tham những” của Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật (2019) Cuốn sách là tập hợp 31 bài phát biểu, bài viết, bài trả lời phỏng van của Tổng Bi thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác PCTN và phát biểu của ông tại một sé phién hop Ban Chi dao

Š Nguyễn Thị Qué Anh, Vũ Công Giao va Nguyễn Hoang Anh (2018), Các ly thuyết, mô hình, cách tiếp cậnvề quan tri nhà nước và PCTN, Nxb Hồng Đức, Hà Nội;

5 Lê Quang Cảnh, Christian Levon, Nguyễn Thị Kiều Viễn (2019), Phong vũ biểu tham nhũng ở Việt Nam

Trang 16

Trung ương về PCTN Những phát biểu, bài viết thé hiện rõ tư tưởng chính trị của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho tầm nhìn và chiến lược của cả một đất nước trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Nhiều quan điểm, tư tưởng trở thành nguôn rat quan trọng của pháp luật PCTN như: Lay “xây là cơ bản, “chỗng” phải quyết liệt và rất quan trọng “Không có vùng cam,

không có ngoại lệ trong PCTN”

- Sách “Kinh nghiệm PCTN của một số nước trên thế giới” của tác giả Nguyễn Văn Quyên (2005)7 đã trình bày tổng quan PCTN của một số nước trên thế giới; mô hình tô chức và hoạt động PCTN của một số nước trên thế giới; văn bản pháp luật về PCTN của một số nước trên thế giới Trong quá trình PCTN, Việt Nam có thể tham khảo những kinh nghiệm của các quốc gia này.

- Sách “Một số kinh nghiệm quốc tế về công tác PCTN” do Thanh tra Chính phủ an hành, Nxb Lao động xuất ban năm 2014 Cuốn sách với 08 chuyên đề đã giới thiệu tổng quan các mô hình thiết chế PCTN trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn tốt của quốc tế trong thực hiện các nội dung trụ cột của UNCAC và những van dé cơ

ban trong công tac PCTN cua Việt Nam.

- Luận án Tiến sĩ luật học “PCTN trong khu vực tu ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Huệ (2016) đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải chống tham

nhũng trong khu vực tư; đánh giá thực trạng công tác PCTN trong khu vực tư ở Việt

Nam trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp PCTN trong khu vực tư, trong đó có giải pháp về hoàn thiện khung pháp luật về PCTN trong khu vực tư và đây

mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ côngchức hành chính nhà nước.

- Luận án “Chính sách chong tham nhiing là một yếu tô dé ổn định chính trị ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Hữu Thân (2019) đã chỉ ra tham nhũng là mối đe dọa dẫn đến sự sup đô của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam nếu không có biện pháp cải thiện chính sách chống

7 Nguyễn Văn Quyên (2005), Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội;

8 Trần Hữu Thân (2019), Chính sách chống tham nhũng là một yếu tố dé ôn định chính trị ở Việt Nam hiện

Trang 17

tham nhũng và thực hiện nghiêm túc chính sách đó Tác giả đưa ra một số khuyến nghị cải thiện chính sách chống tham nhũng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án tiến sĩ “Chính sách PCTN ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thi Thu Nga (2019)° đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu, làm rõ trong các công trình nghiên cứu hiện nay về PCTN như: khái niệm chính sách PCTN, các đặc điểm cơ bản về chủ thể, thé chế, cấu thành nội dung của chính sách PCTN, vai trò, ý nghĩa của chính sách PCTN, các tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến chính sách PCTN.

- Báo cáo tổng thuật “Phân tích các mô hình cơ quan chong tham nhũng trên thé giới - Góc nhìn Việt Nam” của tac giả Dao Lệ Thu và Trần Văn Dũng, tại Hội thảo Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chống tham những một số nước do Ban Nội chính Trung ương tổ chức (2014) Báo cáo đã phân tích thực tế hoạt động của một số mô hình cơ quan chống tham nhũng trên thế giới, từ đó đưa ra một số nhận định, đề xuất một mô hình cơ quan chống tham nhũng hiệu quả ở Việt Nam.

- Bài viết "Tình hình tham nhũng và những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chong tham những ở Việt Nam" của Lê Văn Lân, đăng trên trang thông

tin điện tử Ban Nội chính Trung ương ngày 14/09/2012 đã chỉ ra thực trạng tham

nhũng và những thách thức trong công tác PCTN của Việt Nam trước năm 2012.

- Bài viết “Bàn về việc thành lập cơ quan chuyên trách PCTN ở nước ta” của tác giả Vũ Công Giao, Đỗ Thu Huyền đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15, T8/2018 đã phân tích cơ sở lý luận về vị trí, vai trò và chỉ ra các mô hình của các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trên thế giới Qua đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số nhận định cho Việt Nam: Bối cảnh ở Việt Nam hiện nay cho thấy tất các các yếu tố có liên quan đều không ủng hộ việc kiện toàn mô hình đa cơ quan; dé đảm bảo tính độc lập và trách nhiệm giải trình của cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng cần hiến định hoặc luật hóa địa vị pháp lý của cơ quan này trong hệ thống chính trị; đồng thời, nghiên cứu các biện pháp dé cân bằng giữa việc mở rộng

tôi đa thâm quyên điêu tra và việc bao đảm quyên con người cơ bản của nghi phạm.

° Nguyễn Thị Thu Nga (2019), Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến si,

Trang 18

- Bài viết “Một số cơ quan, tổ chức PCTN tại Cộng hòa Pháp” của tác giả Phan Văn Tâm, đăng trên Tạp chí Nội chính, số 09, tháng 3/2014 đã mô tả hệ thống cơ quan PCTN tại Pháp gồm: Cơ quan PCTN Trung ương (SCPC); cơ quan Thanh tra hành chính thuộc Bộ Nội vụ (IGA); Cơ quan Tình báo tài chính thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính (TRACFIN) và Hiệp hội chống tham những (ANTICOR) Với hệ thống các cơ quan trên, Pháp đã thành công trong việc xây dựng hệ thống cơ quan chống

tham nhũng nên Pháp có ít tham nhũng Tác giả cũng lưu ý, mô hình cơ quan tình báo

tài chính của Pháp có nhiều điểm cần được nghiên cứu, vận dụng nhằm xây dựng mô hình tổ chức của cơ quan phòng, chống rửa tiền dé góp phần phòng ngừa tham nhũng

ở Việt Nam.

1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN - Đề tài khoa học cấp Bộ “Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tô chức, don vị theo quy định của Luật PCTN - Thực trạng và giải pháp” do Phạm Trọng Đạt làm chủ nhiệm đề tài (2011)!° đã đề cập trực tiếp đến một trong các chủ thể quan trọng của Luật PCTN là: các cơ quan, tô chức, đơn vị Đề tài đã

chỉ ra một thực trạng: Việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động tại

nhiều cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ và thống nhất; nội dung và hình thức công khai còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc công khai, minh bạch đối với công tác PCTN chưa day đủ Đề tài đã đưa ra 4 nhóm giải pháp và 12 kiến nghị, tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về công khai, minh bạch của cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN.

- Đề tài "Phong chống tham những trong các cơ quan thực hiện chức năng PCTN" do Tạ Thu Thủy làm chủ nhiệm dé tài (2015) đưa ra cơ sở lý luận và sự cần thiết về PCTN trong các co quan có chức năng thực hiện PCTN; đồng thời đánh giá

thực trạng việc thực hiện PCTN trong các cơ quan thực hiện chức năng PCTN hiện

nay Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện PCTN trong các cơ quan có chức năng PCTN dé thực hiện có hiệu quả công tác này trong tình hình hiện nay Đây là

một công trình có ý nghĩa thực tiên cao, giúp cho việc nghiên cứu thực hiện có hiệu

10 Phạm Trọng Đạt (2011), Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định

Trang 19

quả việc PCTN trong các cơ quan có chức năng PCTN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dau tranh PCTN hiện nay.

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước” do Hoàng Văn Chương và Trần Hải Đông làm chủ nhiệm đề tài (2018) được nghiên cứu trong bối cảnh Luật Kiểm toán nhà nước mới được sửa đôi, bô sung năm 2015, có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm 2016, Bộ Luật Hình sự cũng được sửa đôi bé sung năm 2015 và Luật PCTN đang được nghiên cứu sửa đổi, bố sung Đề tài đã đề xuất một số giải pháp đáng chú ý như: Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động kiểm toán; Hoàn thiện quy định pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho hoạt động kiểm toán như sửa đổi, bố sung các quy định của pháp luật, xây dựng quy định về phương pháp kiểm toán điều tra của Kiểm toán nhà nước trong PCTN, quy định trình tự, thủ tục chuyên hồ sơ có dấu hiệu cấu thành tội tham nhũng: Nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước; Hoàn thiện tổ chức kiểm toán trong PCTN; Hoàn thiện tô chức bộ máy đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ.

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chong tham những của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN" do Trần Ngọc Liêm làm chủ nhiệm (2010)!! Các tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

tác PCTN của các cơ quan thanh tra Nhà nước.

- Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước "Luận cứ khoa học cho việc xây dung chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả dau tranh PCTN ở Việt Nam cho đến năm 2020” do Mai Quốc Bình làm Chủ nhiệm (2009) đã phân tích làm sáng tỏ một số van dé lý luận chung về tham nhũng và công tác đấu tranh PCTN; thực trạng, hậu quả và nguyên nhân tham những: tình hình công tác dau tranh PCTN; yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với nhiệm vụ PCTN; kinh nghiệm về PCTN trên thế giới; các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN và việc xây dựng Chiến lược PCTN ở Việt Nam.

!! Trần Ngọc Liêm (2010), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ

Trang 20

- Đề tài cấp Nhà nước “Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giảm sát trong đấu tranh PCTN (PCTN) ở Việt Nam” do Trần Cam Tú làm Chủ nhiệm (2019) [168] đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát trong đấu tranh PCTN ở Việt Nam như: Quyết tâm chính tri của Dang trong công tác PCTN; yếu tố chủ thể lãnh đạo; hệ thông các chủ trương, nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận về công tác kiểm tra, giám sát trong PCTN; sự gương mẫu của đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát việc PCTN; yếu tô ảnh hưởng đến đối tượng lãnh đạo; yếu tô về cơ sở vật chất.

- Đề tài khoa học cấp Bộ "PCTN trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam" do ông Nguyễn Quốc Văn làm chủ nhiệm (2019)!2 làm sáng tỏ được nhiều van đề lý luận cơ bản về PCTN trong xây dựng pháp luật, đánh giá được thực tiễn cơ bản nhất về PCTN trong xây dựng pháp luật, đồng thời đề xuất các giải pháp chính trị, pháp lý và thực tiễn nhằm PCTN trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam; góp phần bảo đảm

tính liêm chính, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình xâydựng pháp luật trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp đột phá đấu tranh phòng, chong hiệu

quả tham những trong bộ máy nha nước ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh

Quý (2014) đã đưa ra cơ sở lý luận sâu sắc và biện chứng về PCTN trong bộ máy nhà nước, đồng thời đánh giá thực trạng một cách toàn diện về kết quả đấu tranh phòng, chống hiệu quả tham nhũng trong bộ máy nhà nước Trên cơ sở đưa ra giải pháp mang tính đột phá có tính khả thi và chiến lược cao trong việc PCTN bộ máy

nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Sách "Thuc hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn Minh Đoan,

NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội (2010); sách "Thuc hiện pháp luật và văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội", NXB Hồng Đức [90]; sách "Ap dung pháp luật ở Việt Nam hiện nay- Một số vấn dé lý luận và thực tiễn" của tập thé tác giả Nguyễn Thị Hồi, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Hồng Bac công bố (2009) đã cung cấp một nền tảng lý luận cơ bản về vấn đề thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam Những công

!2 Trần Cam Tú (2019), Doi mới nội dung và phương thức lãnh dao của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám

Trang 21

trình này có giá trị tham khảo rất lớn trong quá trình nghiên cứu về cách biện pháp thực hiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay.

- Sach “Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Quốc Sửu, đo Nhà xuất bản CTQG xuất bản năm 2013 Nội dung sách dé cập tương đối toàn diện và có hệ thống về tham nhũng và

PCTN trong hoạt động công vụ ở nước ta Tác giả đã phân tích, làm rõ những hànhvi tham nhũng có nguy cơ nảy sinh trong quá trình cán bộ, công chức thi hành

nhiệm vụ, đồng thời, phân tích tình hình tham nhũng và thực trạng công tác đấu

tranh PCTN ở nước ta hiện nay, dự báo tình hình tham nhũng trong những năm tới

là cơ sở để tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm nâng cao hiệu

quả công tác PCTN trong hoạt động công vụ.

- Luận án Tiến sĩ luật học: "Hoan thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Trần Đăng Vinh, nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN thê hiện trong Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành, xác định ưu điểm, hạn chế và đưa ra một số giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về PCTN.

- Bài viết “Những van dé đặt ra sau 10 năm thi hành Luật PCTN” của Nguyễn Quốc Văn, Vũ Công Giao!3 đã chỉ ra, sau 10 năm thi hành, Luật PCTN 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập lớn so với đòi hỏi của thực tiễn và các chuẩn mực quốc tế về PCTN mà Việt Nam đã cam kết, thừa nhận Nhóm tác giả cho rằng, sự lạc hậu, lúng túng trong tư duy chính trị - pháp lý về tham nhũng và PCTN đã khiến cho Luật PCTN đứng trước khả năng phải sửa đổi, bố sung một cách căn ban và toàn diện Do đó, đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, sửa đôi cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng Mặc dù vậy, nhóm tác giả chưa đưa ra được các giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật PCTN nói riêng và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về PCTN nói chung.

- Bài viết "Phòng, chống tham những trong xây dung cơ ban" của Lê Thé

Tiệm (Bộ Công an) đăng trên báo Điện tử Nhân dân ngày 17/9/2010 đã chi ra tình hình

vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng ngân sách Nhà nước, xảy ra ở

!3 Nguyễn Quốc Văn, Vũ Công Giao (2016), Những van đề đặt ra sau 10 năm thi hành Luật PCTN, Tạp chí

Trang 22

hầu hết các khâu (lập dự án, khảo sát, thiết kế, đầu tư, thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình) Song kết quả phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng còn thấp, tỷ lệ tội phạm ân còn cao Hậu qua làm cho nhiều tỷ đồng tiền vốn của Nhà nước bị thất thoát, khó có khả năng thu hồi; nguồn vốn của Nhà nước trong đầu tư xây dựng bị phân tán; chất lượng công trình trước mắt cũng như lâu dài đều bị ảnh hưởng Tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng: xây dựng cơ chế phối hợp giữa

các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, giữa Bộ Công an với Bộ Xây

dựng, giữa các cơ quan chức năng nhằm chủ động phát hiện tình hình, thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót dé bao

vệ tài sản của Nhà nước và bảo vệ đội ngũ cán bộ.

- Bài viết “Một số giải pháp phát huy vai trò của công dân trong PCTN” của

tác gia Tạ Thu Thủy đăng trên trang tin của Bộ Giao thông vận tải (mt.gov.vn) ngày

17/8/2018 đã nhăm đến một chủ thé rất quan trọng trong thực hiện pháp luật về PCTN: công dân Tác giả chỉ ra rằng, dé phát huy vai trò của công dân trong PCTN, cần nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong PCTN; hoàn thiện pháp luật về vai trò của công dân trong PCTN và tạo mọi điều kiện dé phát huy vai trò của công dan trong PCTN Chủ động nâng cao chất lượng lay ý kiến của công dan trong quá trình

xây dựng, hoàn thiện chính sách, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quannhà nước

- Bài viết: "Nâng cao hơn nữa hiệu quả dau tranh phòng, chống tham những trong tình hình mới" của Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Phùng Lê Mai, Ban Nội chính Trung ương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 - tháng 10/2018 đã phân tích các quy định của pháp luật về tham những và hành vi tham nhũng: tình hình tham nhũng và đấu tranh PCTN hiện nay; từ đó đề xuất 7 giải pháp dé PCTN Trong đó, đáng chú ý là đề xuất tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tại các khu vực xảy ra hoặc có nguy

cơ xảy ra tham nhũng cao Chú trọng thực hiện việc kê khai, công khai, minh bach

tài sản; thanh toán không dùng tiền mặt và thu hồi tài sản tham nhũng Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xử lý hành vi tham nhũng của cán bộ trong các tô

chức đảng, cơ quan nhà nước, tô chức xã hội.

Trang 23

- Bài viết "Dé đấu tranh phòng và chong tham những hiệu quả" của Văn Thị Thanh Hương, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật đăng trên Tạp chí điện tử của Ban

Tuyên giáo Trung ương ngày 15/3/2019 đã chỉ ra các hành vi tham nhũng đã và

đang xảy ra không chỉ ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn có giá trị hàng ngàn tỷ đồng (tham nhũng lớn) mà còn xuất hiện nhiều tại các bệnh viện, các cơ quan công quyền ở cơ sở Tác giả nhấn mạnh rang, việc chưa có cơ chế đủ mạnh dé kiểm soát chặt chẽ quyền lực là nguyên nhân lớn tạo “kẽ hở” cho việc lam quyền để trục lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Vì vậy, đề xuất được nhắm đến là cần tập trung xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế, phân cấp, phân quyền rõ ràng để tạo thành cơ chế "không thể

tham nhũng".

- Bài viết "Báo chí với công tác phòng, chong tham những" của tac giả Cù Tất Dũng đăng trên Trang tin điện tử của Ban Nội chính Trung ương ngày 19/02/2018 đã cho thấy vai trò, tầm quan trọng của Báo chí trong PCTN trong giai

đoạn hiện nay: Phát hiện tham nhũng, lãng phí; giám sát và công khai các biện

pháp, kết quả PCTN của Dang, Nhà nước; cô vũ, khuyên khích người dân tham gia những sáng kiến PCTN, mạnh dạn tố cáo các hành vi tiêu cực và có thê điều tra theo các tố cáo này Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã bị báo chí phanh phui, thu lại cho Nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một vài thực trạng đáng buồn của báo chí trong PCTN, nhất là hành vi tông tiền của nhà báo đối với các tô chức, cá nhân, doanh nghiệp Vì vậy, tác giả cho rằng, cần có cơ chế chống tiêu cực ngay trong các cơ quan báo chí; công khai và xử lý nghiêm khắc đối với những co quan báo chí, tổng biên tập, nhà báo, phóng viên khi nhân dân phan ánh, tố giác về hành vi tiêu cực, tham những, lãng phí nhưng không tích cực vào cuộc hoặc ngăn cản cấp dưới tác nghiệp, đưa tin.

- Bài viết “Một số vấn dé về áp dụng Luật PCTN năm 2018 đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước” của Nguyễn Thị Bích Hường đăng trên

trang tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (mt.gov.vn) ngày 03/02/2020 đã tập trung

phân tích các quy định của Luật PCTN năm 2018 áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, qua đó cho thấy các quy định này sẽ có tác động

Trang 24

đáng kế tới khối doanh nghiệp nêu trên, đặc biệt là nhóm công ty đại chúng, tô chức tín dụng, t6 chức xã hội có hoạt động từ thiện.

- Báo cáo “Những van dé cơ bản về hợp tác tư pháp quốc tế trong thu hoi tài sản do phạm tội mà có - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của Việt Nam” của Ban Nội chính Trung ương được thực hiện trong khuôn khô Hội thảo cùng tên do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tô chức tháng 12/2018 tại Hà Nội!“ Đã chỉ ra những bat cập, hạn chế như: Pháp luật Việt Nam còn hạn chế, khái niệm “tài sản do phạm tội mà có” chưa theo chuẩn mực quốc tế Một số quy định về thu hồi tài sản tham nhũng trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng chưa được nội luật hóa Tài sản do bị can, bị cáo phạm tội về tham nhũng tâu tán ra nước ngoài nhưng khó thu hồi do chưa ký kết tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia Vì vậy, báo cáo đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự tách khỏi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007; xác lập cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong thực hiện thu hồi tài sản có yếu tô nước ngoài

- Diễn đàn "Thi hành quy định pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước" do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tô chức diễn ra ngày 12/12/2019 tại Hà Nội Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận nội dung của các quy định về phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước được quy định ở Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Trong đó, tập trung một số nội dung cơ bản như: Việc triển khai thực hiện quy định xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng trong doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước; các quy định phòng ngừa áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kinh nghiệm trong việc thúc đây kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ở cả thị trường trong nước và quốc tế, nhất là cơ chế kiểm soát nội bộ và thanh tra từ bên ngoài nhăm đảm bảo liêm chính trong hoạt động kinh doanh, cũng như cách thức xây

dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

! Ban Nội chính Trung ương (2018), Những vẫn đề cơ bản về hợp tác tư pháp quốc tế trong thu hồi tài sản

do phạm tội mà có — kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của Việt Nam”, Báo cáo tổng quan Hội thao, thang

Trang 25

2 Các công trình nghiên cứu nghiên cứu nước ngoài

2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến PCTN

- Cuốn sách: "Controlling corruption in Asia and the Parcific" (Kiểm soát tham những ở khu vực Châu A-Thdi Bình Dương) của Asia Development Bank/Ngân hang phát triển Châu Á! bao gồm các bài thuyết trình về: chiến lược chống tham nhũng, kiểm soát tính chính trực trong khu vực tư và công, phác thảo và vận dụng luật bảo vệ đối tượng tố cáo tham nhũng, những hỗ trợ pháp lý và vấn đề thu hồi tiền tham nhũng.

- Cuốn sách “The role of Parliament in reducing corruption" (Vai tro của Nghị viện trong han chế tham những” (2006) của tác giả Rich Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo đã xây dựng bức tranh tổng quan về những phát hiện và khuyến nghị chính sách về vai trò của các đại biểu quốc hội trong việc chống tham nhũng Đây cũng là mối quan tâm của các nhà tài trợ và những người làm công tác thực tiễn đang tìm kiếm những nguyên tắc hướng dẫn về việc làm thế nào dé chống tham nhũng có hiệu quả.

- Cuốn sách “Kiém chế tham những - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia”(2002) của tác giả Rich Stapenhurst và Sahr J.Kpundeh chủ biên, Trần Thị Thái Hà dịch đã thông qua những nghiên cứu tình huống về đấu tranh chống tham nhũng thành công và chưa thành công ở một số nước và lãnh thé trên thế giới, để rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục và kiểm soát được nạn tham nhũng đang hoành hành trên thế giới ngày nay.

- Cuốn sách: "Anti-corruption policies in Asia and the Parcific: The legal

and institutional frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and

Parcific country" (Chính sách chống tham những ở khu vực Châu A-Thdi Bình Dương: Khung pháp lý nhằm đấu tranh với tham nhũng tại 21 quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương) của Asia Development Bank (NH phát triển Châu Á) đã tổng hợp chương trình hành động, đưa ra các công cụ pháp lý, cơ chế chống tham nhũng

lŠ Asia Development Bank (2004), Anti-corruption policies in Asia and the Parcific: The legal and

institutional frameworks for fighting corruption in twenty-one Asian and Parcific country" (Chính sách chốngtham nhũng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Khung pháp lý nhằm đấu tranh với tham nhũng tại 21

Trang 26

ở khu vực công và tư, các loại hình phạt phổ biến đối với tội tham nhũng và liên quan, phân tích quá trình điều tra, phát hiện và truy tố tội tham nhũng, việc cảnh báo và giáo dục về hành vi tham những của các quốc gia này.

- Cuốn sách “Government Anti-Corruption Strategies: A Cross-Cultural Perspective” (Chiến lược chống tham những của Chính phú: Quan điểm da văn hóa) (2015) của tác giả Yahong Zhang, Cecilia Lavena!® cung cấp các nghiên cứu trường hợp về các nỗ lực chống tham những ở một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, An Độ, Hàn Quốc, Nepal, và các nước Trung và Đông Âu Các tác giả cũng khang định là một bệnh về chính trị và xã hội, tham những của công chúng chi phí cho các chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới hàng tỷ tỷ đô la mỗi năm Nó tập trung vào các nước đang phát triển và chuyền tiếp, nơi mà độ sâu và ảnh hưởng

của tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng.

- Cuốn sách “Canada's Corruption Of Foreign Public Officials Act And Secret Commissions Offense” (Đạo luật của Canada về tham những của công chức nước ngoài và hành vi phạm tội tham những)'” Cuén sách phân tích các quy định của pháp luật Canada về tham nhũng đối với công chức nước ngoài, bao gồm: định nghĩa về việc đưa hối lộ, thâm quyền tài phán của Tòa án Canada, cau thành tội phạm và hình phạt Tòa án Canada có thâm quyên tài phán đối với hành vi hối lộ

của một công chức nước ngoài được xác lập tại Canada Đặc biệt là, tác giả tập

trung phân tích các khía cạnh cơ bản của Luật chống tham nhũng đối với công chức nước ngoài, kinh nghiệm của pháp luật Canada trong xử lý đối với tội phạm tham nhũng; đồng thời dẫn chiếu đến các án lệ là căn cứ cho việc phát triển và hình thành các quy định của Luật Những quy định này cũng là một nguồn tham khảo quan

trọng trong thực hiện pháp luật PCTN.

- Cuốn sách “Liability of Legal Persons for Corruption in Eastern Europe and Central Asia” (Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân đối với tội phạm về tham những theo pháp luật Đông Au và Trung A) được biên soạn bởi Nhóm liên kết chống tham nhũng cho khu vực Đông Âu và Trung Á thuộc Tổ chức hợp tác và phát

‘© Yahong Zhang, Cecilia Lavena (2015), Government Anti-Corruption Strategies: A Cross-Cultural

Perspective (Chiến lược chong tham nhũng của Chính phủ: Góc nhìn đa văn hóa), Routledge;

17 Stuart H Deming (2014), Canada's Corruption Of Foreign Public Officials Act And Secret Commissions

Offense (Đạo luật của Canada về tham những của công chức nước ngoài va hành vi phạm tội tham những),

Trang 27

triển kinh tế (OEDC) năm 2015 Đây là công trình nghiên cứu mang tầm cỡ quốc tế vì nó đã đề cập, phân tích và làm sáng tỏ quy định pháp luật của 25 quốc gia về TNHS của pháp nhân đối với các hành vi tham nhũng và việc thực thi tại khu vực Đông Âu và Trung Á Trên cơ sở tổng hợp quy định pháp luật và án lệ của các quốc gia, các tác giả cuốn sách đã đưa ra 4 phương thức quy định TNHS của pháp nhân đối với hành vi tham nhũng bao gồm: trách nhiệm đối với hành vi của người có thâm quyền; trách nhiệm đối với việc giám sát; trách nhiệm đối với hành vi của những người có liên quan đến hoạt động của pháp nhân và trách nhiệm của pháp nhân đối với người thực tế nắm quyền điều hành Bên cạnh đó, TNHS đối với pháp nhân có hành vi tham nhũng cũng được mở rộng đến các đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân Những thông tin, phân tích trong cuốn sách là cơ sở quan trọng cho việc tổng kết và học hỏi kinh nghiệm giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

- Cuốn sách “Corruption and misuse of public office” (Tham những và vi phạm của co quan công quyền) của các tác giả Colin Nicholls QC, Timothy Daniel, Alan Bacarese, and John Hatchard do Nhà xuất bản Oxford University Press xuất

1'8 Cuỗn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng thé, đa chiêu về thực tiễn

bản năm 201

tham nhũng, quy định pháp luật liên quan đến tham nhũng cũng như các hành vi lạm quyền của cơ quan công quyền, nhất là hành vi đưa và nhận hối lộ, xung đột lợi

ích, lạm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn Các tác giả đã cho thấy, khi tham

nhũng phát triển, thé chế pháp lý về tham nhũng cũng phát triển dé theo kịp và khắc chế, xử lý đối với các hành vi tham nhũng Phân tích những bước tiễn vượt bậc trong khoa học pháp lý liên quan đến quy định về hành vi tham nhũng, hình phạt được quy định trong pháp luật của nhiều nước đã cho thấy sự khôn ngoan của hệ thống pháp luật một số nước trong việc đưa ra một loạt các chính sách phù hợp nhằm xử lý đối với loại tội phạm đặc biệt này.

- Báo cáo "The experience of civil society as anticorruption actor in East

Central Europe" (Kinh nghiệm của xã hội như một chủ thé chong tham những ở

'8 Colin Nicholls QC, Timothy Daniel, Alan Bacarese, and John Hatchard (2011), Corruption and misuse of

Trang 28

Đông Trung Au của Alina Mungiu -Pippidi!? đã phân tích (i) sự liên kết của xã hội và sự quản lý tốt, (ii) kiểm tra, đánh giá sự liên kết này, (iii) đề xuất mô hình có thé giải quyết khó khăn trong việc thiết lập một “thuyết phô biến đạo đức” như một quy chuẩn trong việc quản lý ở các nước cộng san hậu chủ nghĩa (iv) đưa ra các số liệu của dự án “quan trị tốt” dé thay được ảnh hưởng của các yếu tố (quy định pháp luật, sự tự do định đoạt viện trợ công, ) đối với xã hội;

- Báo cáo đề dẫn Tọa đàm “PCTN- jý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia” của Matthew C.Stephenson ngày 07/6/2019 tại Hà Nội đã nhấn mạnh: có nhiều biện pháp khác nhau cần được thực hiện, nhưng đối với các cộng đồng có mức độ thực hiện hành vi tham những tương đối phổ biến thì trước hết cần ưu tiên cải cách hệ thống luật pháp, chính sách và bộ máy thực thi pháp luật Đồng thời, triển khai các biện pháp cải thiện hệ thống thuế và các công cụ tài chính ở mức

độ tương ứng.

- Cuốn “Ởớng dẫn về phòng, chong tham những” của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2014) đã liệt kê các hành vi được coi là gian lận và tham nhũng, đặc biệt nhân mạnh đến hành vi hồi lộ Đối tượng chủ yêu của Hướng dẫn này là những người sẽ tham gia các hợp đồng với JICA và những người sẽ tham gia vào các hợp đồng với các cơ quan chủ quản của các quốc gia đối tác nhận ODA do JICA triển khai; tuy nhiên, một số điều khoản của Hướng dẫn này lại nhằm trực tiếp vào các chính phủ của các quốc gia đối tác này và các cơ quan chủ quản của họ.

- Bài viết "Examples of national anti-corruption strategies" (Vi dụ về chiến lược chống tham những quốc gia) của Marira Martini phân tích vi dụ về chiến lược chống tham nhũng hiệu quả từ việc thiết kế đảm bảo, giám sát và đánh giá phải có cơ quan đảm nhận, các nguồn lực và năng lực, các chỉ số đo lường, phương pháp, thách thức trong thiết kế và thực hiện như chính trị, xác định trình tự và ưu tiên Thất bại trong chống tham nhũng có thể từ phía cán bộ, thiếu tự chủ của các cơ quan phối hợp, thiếu sự tham gia của các bên liên qua

- Bài viết: “Nguyên tac và chuẩn mực quốc tế về tính độc lập của cơ quan

chông tham những ” của tac gia Jairo Acuna- Alfaro, cô vân chính sách vê Cải cách

'9 Alina Mungiu -Pippidi (2010), The experience of civil society as anticorruption actor in East Central

Europe (Kinh nghiệm cua xã hội như một chu thé chong tham nhũng ở Đông Trung Au, Romanian Academic

Trang 29

hành chính và chống tham nhũng của UNDP tại Việt Nam tại Đối thoại về PCTN lần thứ 13 (2014) đã bàn về mô hình co quan PCTN Tác giả đưa ra một số chuẩn mực quốc tế liên quan đến co quan chống tham nhũng như trong UNCAC, Tuyên bố Jakarta Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, tác giả cho rằng, một cơ quan chống tham nhũng hiệu quả cần phải “độc lập”, “tự chủ”, đặc biệt là độc lập về chức năng Đây là điều kiện phù hợp và cần thiết dé cải thiện tính hiệu quả của các cơ chế thực thi pháp luật Đồng thời, một cơ quan chống tham nhũng tự chủ sẽ có đủ năng lực áp dụng các biện pháp thực thi pháp luật và hình phạt chống tham nhũng theo đúng yêu cầu của pháp luật.

- Bài nghiên cứu “Thiết chế PCTN: Một nghiên cứu so sánh”, thực hiện bởi nhóm công tác quản trị dân chủ, Trung tâm vùng Châu A — Thái Bình Dương, UNDP tại Băng Cốc được trình bày tại Hội thảo “Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng một số nước" do Ban Nội chính Trung ương tổ chức (2014)?? Nghiên cứu nay chia thành 2 phần: Phần một đưa ra cái nhìn tổng quan và phân tích những cơ cấu thiết chế chống tham nhũng khác nhau, những bài học kinh nghiệm và điều kiện đảm bảo thành công của một thiết chế chống tham nhũng Phần hai tóm tắt về 14 quốc gia với những thiết chế chủ chốt chống tham

nhũng ở mỗi quốc gia Các quốc gia được lựa chọn nằm ở các khu vực khác nhau

trên thế giới, đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cơ bản không giống nhằm đưa ra bức tranh đa chiều về những cấu trúc thiết chế khác nhau trong PCTN đang tồn tại ở từng quốc gia.

- Bài viết “Ràng buộc và giám sát quyên lực là then chốt của PCTN” của tác giả Chu Văn Vương (Trung Quốc) trong Bộ Tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, khảo sát tại Trung Quốc của Ban Nội chính Trung ương (2017) đã nhân mạnh tu tưởng, lý thuyết về PCTN chính là ràng buộc và giám sát quyền lực, vì cho rằng, thực chat của tham nhũng là việc vận dụng phi công cộng quyền lực công, tức là phục vu cho lợi ich cá nhân Để ngăn ngừa quyền lực công bị sử dụng một cách phi công cộng, mau chốt là phải ràng buộc và giám sát quyên lực Trên cơ sở

nghiên cứu và phân tích kỹ, tác giả đã rút ra kêt luận: Đê ràng buộc và giảm sát

20 Nhóm công tác quản trị dân chủ, Trung tâm vùng Châu A — Thái Bình Duong, UNDP (2014), "Thiết chế

PCTN: Một nghiên cứu so sánh", Hội thảo Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chông tham nhũng một

Trang 30

quyền lực, cần có ít nhất 4 biện pháp: lấy luật pháp dé ràng buộc quyên lực, lay đạo đức để ràng buộc quyền lực, lấy quyền lực dé ràng buộc quyền lực và lấy nhân dân để ràng buộc quyền lực.

- Bài viết “Các vấn dé chủ yếu của tham những tu pháp” của Tô chức Minh bạch hóa quốc tế trong Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tiêu

cực trong hoạt động tư pháp” do Ban Chỉ dao Cải cách tư pháp Trung ương va

Chương trình đối tác tư pháp tổ chức (2014) đã định nghĩa tham nhũng tư pháp,

phạm vi tham nhũng tư pháp, các hình thức tham nhũng tư pháp và các biện pháp

khắc phục tham nhũng trong ngành tư pháp.

- The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland" (Vai

trò của xã hội trong dau tranh chong tham những ở Nga và Ba Lan) của Andrey Kalikh?! đã chỉ ra tác động của các chủ thê phi chính phủ trong PCTN ở Ba Lan và từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Nga: (i) tăng cường sự đoàn kết, thống nhất giữa các tổ chức phi chính phủ để tạo thành một liên minh vững mạnh, có tầm ảnh hưởng, và thực hiện những mục tiêu cụ thể, (ii) chức năng giám sát của liên minh này có thé tạo ra áp lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và anh hưởng tới những chính sách chung của Nga, (iii) sử dụng truyền thông như một công cụ hữu hiệu dé PCTN và công nhận vai trò của người t6 cáo hành vi tham nhũng, xây dựng cơ chế pháp ly dé bảo vệ ho;

- Bài tham luận “Các ủy ban chống tham nhũng kiểm soát tham nhũng như thế nào: So sánh giữa Indonexia và Philippin của Emil P Bolongaita, Đại học Carnegia Mellon, Úc trình bày tại Hội thảo “Tổn thất của tham nhũng: Chúng ta đã biết được gi?” do Phong Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tô chức tai Hà Nội (2014) Bài tham luận đã thé hiện những quan điểm mạnh mẽ của tác giả khi so sánh kết quả chống tham những của 2 cơ quan chống tham nhũng của Indonexia và Philippin Qua phân tích, so sánh tác giả cho răng việc kéo dài thời gian xử lý các vụ tham nhũng của Philippin đã làm giảm hiệu quả công tác chống

tham nhũng của nước này Trong khi đó, tại Indonexia, quá trình xử ly 01 vụ án

tham nhũng diễn ra rất nhanh, trung bình chỉ mất 06 tháng Từ đó, tác giả đưa ra

21 Andrey Kalikh (2014), The role of civil society in fighting corruption in Russia and Poland" (Vai tro cua

xã hội trong dau tranh chong tham nhũng ở Nga va Ba Lan), Institute of Public Affairs (Warsaw) and the

Trang 31

quan điểm là “Xét xử nhanh có nghĩa là nhanh chóng áp giá phải trả cao cho quan

chức tham nhũng ”.

2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật PCTN

- Công trình “Corruption, Anti - Corruption and governance” (Tham

những, chong tham những và quản trị) (2013) của tác giả Dan Hough đã khám pha các chiến lược chống tham nhũng ở sáu quốc gia, phân tích chi tiết, xuyên quốc gia về các kỹ thuật dé giải quyết tham nhũng Nó nhân mạnh tam quan trọng của sự hiểu biết rằng chất lượng quan trị là rất quan trọng dé giải quyết tham nhũng và chỉ khi liên kết này thực sự được đánh giá cao có thé xâm nhập vào tham nhũng

được thực hiện.

- Cuốn sách “Sai lam công, hành động tư: Ap dung thủ tục luật dan sự dé

thu hồi tai sản thất thoát” nam trong Bộ Tài liệu của Sáng kiến Thu hồi tai sản thất thoát (StaR) do Ngân hàng Thế giới chủ trì thực hiện nghiên cứu (2012) Hệ thống công khai tài sản, thu nhập là một công cụ quan trọng dé giám sát những mâu thuẫn hay biểu hiện bất thường trong kê khai tài sản, thu nhập của công chức, cũng như

phát hiện, phòng tránh xung đột lợi ích trước khi những mâu thuẫn này xảy ra.

Cuốn sách đã chỉ ra, với mục đích cưỡng chế, việc yêu cầu công chức kê khai tai sản, thu nhập sẽ tạo nguồn thông tin giá trị phục vụ cho điều tra vi phạm tài chính hay tham nhũng, cũng như cung cấp bằng chứng về những thu nhập không kê khai hay bất hợp pháp trong tố tụng trong trường hợp khó vạch trần những hành vi tham

nhũng liên quan.

- Cuốn sách “The Quest for Good Governance How Societies Develop Control of Corruption” (Nhiệm vụ quan trị tot Lam thé nào xã hội phát triển kiểm soát tham những) (2015) của tác giả Alona Mungiu-Pippidi đã bàn về cách xã hội đạt đến điểm kiểm soát tham nhũng khi tính toàn vẹn trở thành tiêu chuẩn và tham nhũng ngoại lệ liên quan đến cách thức hoạt động của công chúng và các nguồn lực công cộng được phân bổ Cuốn sách cũng dé cập đến những bài học từ kinh nghiệm lịch sử và hiện đại trong việc phát triển kiểm soát tham nhũng, có thé hỗ trợ các nhà

hoạch định chính sách và xã hội dân sự chỉ đạo và xúc tiên quá trình này.

Trang 32

- Cuốn sách “Hi bại: Sự thật về những vụ án tham những ở Trung Quốc” (2002) của tác giả Lưu Ban, dich giả Nguyễn Khắc Khoái?? đã tập hợp sự thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc như vụ án Âu Dương Đức (nguyên bí thư thành ủy thành phố Đông Hoàn, tỉnh Quảng Châu), vụ án Trần Hy Đồng (nguyên bí thư thành ủy Bắc Kinh, Trung Quốc) Qua đó tác giả đã tái hiện mối liên hệ giữa quyền lực, kiểm soát quyền lực và tham nhũng của các cán bộ cấp cao ở Trung Quốc Quá trình sử dụng quyền lực chính là quá trình thực thi pháp luật PCTN Nếu cán bộ, người có chức vụ, quyền hạn đem quyên lực công dé dùng vào mục đích tư

thì tham những sẽ khó tránh.

- Bài viết “Public Corruption” (Tham những trong lĩnh vực công) do Brian

Whittaker và Jordan Hicks tập hợp trong 45 Am Crim L Rev 825 2008 và đượcAshley Kircher đăng trên tạp chi American Law Review và trang cơ so dữ liệu

Heinonline (2008)?3 Trong bài viết này, các tác giả phân tích một cách toàn diện các van đề về tội phạm tham nhũng theo pháp luật Hoa Kỳ, trong đó bao gồm đưa và nhận hối lộ; nhận tiền thưởng bat hợp pháp; nhận bồi thường trái quy định; gây ảnh hưởng đến hành vi của công chức; các hành vi hối lộ liên quan đến công việc sau khi rời khỏi nhiệm sở trong khoảng thời gian nhất định Các tác giả đã đề cập nghiên cứu các khía cạnh pháp lý liên quan đến hành vi tham những như các yếu tô câu thành hành vi tham những: giá tri của hồi 16; công chức và hoạt động công vụ; động cơ vụ lợi; các lý do được người phạm tội sử dụng để biện minh cho hành vi phạm tội của mình; các mức độ hình phạt đối với từng cau thành tăng nặng và các án lệ minh họa.

- Tác phẩm “Fighting Corruption in Asia: Causes, Effects and Remedies,

World Scientific Publishing Company” (2003) cua John Kidd, Frank - Jurgen

Richter khi phân tích về đấu tranh chống tham nhũng ở các nước Đông Nam A (trong đó có Việt Nam) đã chỉ ra rằng, một trong những chủ thé quan trọng thực hiện pháp luật về PCTN là người dân Tác giả cho rằng, những nguyên nhân khiến cho đấu tranh tham nhũng chưa thực sự hiệu quả ở các quốc gia này chính là việc

thiêu cơ chê cho sự tham gia của người dân.

22 Lưu Ban (2002), Hu bại: Sự thật về những vụ án tham nhũng ở Trung Quốc”;

? Brian Whittaker và Jordan Hicks (2008), Public Corruption (Tham nhũng trong lĩnh vực công), 45 Am.

Trang 33

- Tác phẩm: "Anti-corrruption tool kit: Global programme against corruption" (Công cu chong tham những: Chương trình chống tham những toàn cau) của United Nations Office on Drugs and Crime (Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy va tội phạm) đã dé cập, phân tích có hệ thống về các tổ chức chống tham nhũng toàn cau, các biện pháp ngăn chặn nạn tham nhũng, các biện pháp phổ biến nhận thức tác hại của tham nhũng, luật chống tham nhũng, kiểm soát và đánh

giá nạn tham nhũng.

- Báo cáo “Đánh gid việc thực thi Luật PCTN: Việt Nam đã tiễn đến đâu ở phạm vi ngành? - Nghiên cứu tình huống trong ngành xây dựng” của nhóm tac giả

Soren Davidsen, Mariedel Alcaire Garrido, Thaveeporn Vasavakul, Hoàng Ngọc Giao,

Nguyễn Việt Hà (2009)** đã phân tích những điều khoản mau chốt của Luật PCTN năm 2005 và xem chúng được áp dụng thực tế như thế nào trong ngành xây dựng Nhóm tác giả đã chỉ ra: Hiện thiếu một cơ chế chuyên biệt chặt chẽ nhưng đơn giản để theo dõi việc triển khai Luật PCTN trong ngành xây dựng ở các khâu đầu vào, đầu ra và kết quả Cơ chế thanh tra, phát hiện và hoạt động tư pháp truy cứu tội tham nhũng trong ngành xây dựng rất phức tạp và lại phụ thuộc vào một số luật chung cũng như

luật chuyên ngành khác

- "Anti-coruption year book 1995" (Niên giám về chống tham những 1995), The Ministry of Investigation Bureau Repulic of China, 1995/ Giới thiệu sơ lược về Cục chống tham những thuộc Bộ diéu tra tư pháp Trung Quốc đã phân tích toàn điện các cuộc điều tra tham nhũng và hành động phi pháp, những gian lận trong lĩnh vực pháp ly và xây dựng công trình công cộng do MJIB điều tra năm 1995.

- Bài viết "Zs transparency an effective anti-corruption strategy? Evidence from afield experiment in India" (Chiến lược chống tham những hiệu quả là minh bạch? Bang chứng từ một thử nghiệm thực địa tại An Độ) của Leonid Peisakhin and Paul Pinto đã đánh giá hiệu quả của tính minh bạch và tiếp cận thông tin là công cụ chống tham nhũng, cung cấp bằng chứng dé hỗ trợ cho giả thuyết cải cách quy định, gia tăng sự minh bạch và tính sẵn sàng của thông tin như ban hành luật Quyền Thông tin có thé dẫn đến phân phối dịch vụ tốt hơn cho người nghèo; Bài viết "Js

? Soren Davidsen, Mariedel Alcaire Garrido, Thaveeporn Vasavakul, Hoang Ngoc Giao, Nguyễn Việt Hà

(2009) Đánh giá việc thực thi Luật PCTN: Việt Nam đã tiên đên đâu ở phạm vi ngành? — Nghiên cứu tình

Trang 34

Transparency the Key to Reducing Corruption in Resource-Rich Countries?" (Tinh

minh bach là chìa khóa để giảm tham những ởcác quốc gia giàu tài nguyên) của Ivar Kolstad, Arne Wiig đã đề cập tính minh bạch là yếu tô trung tâm dé kiềm chế tham nhũng của các nước đang phát triển, giàu tài nguyên và cải cách minh bạch nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất; Bài viết "Using ICTs to create a

culture of transparency E-government and social media as openness and

anti-corruption tools for societies" (Sử dụng công nghệ thông tin dé tao ra một nên văn hóa minh bạch: Chính phủ điện tử và truyền thông xã hội như một công cụ mở và chống tham những cho xã hội) của Seongcheol Kima,Hyun Jeong Kimb, Heejin Leec đã chứng minh, phân tích tác động tiềm năng của Chính phủ điện tử và phương tiện truyền thông như một công cụ chống tham nhũng, thúc day sự cởi mở, minh bạch và giảm tham những: Bài viết "E-Government as an anti-corruption strategy" (Chính phủ điện tử như một chiến lược chống tham những) của Thomas Barnebeck Andersen đã chỉ ra các tác động của chính phủ điện tử vào kiểm soát

tham nhũng.

3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

3.1 Các vẫn đề đã được các công trình nghiên cứu thông nhất, làm rõ Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được sự thống nhất về một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án Các công trình đã có sự tong hợp, đánh giá, phân tích và luận giải nhiều van dé có liên quan đến tham nhũng và PCTN, là cơ sở quan trọng dé tác giả tiếp thu và triển khai nghiên cứu các van đề trong nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án, cụ thé là:

- Các công trình đã có sự thống nhất khá cao về quan niệm, đặc trưng, bản

chất, nguyên nhân, điều kiện phát sinh, ton tại, phát triển của tham nhũng nói

chung và tham nhũng ở Việt Nam nói riêng Những vấn đề này sẽ được kế thừa những điểm phù hợp trong Luận án.

- Một số công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã đề cập đến các nghiên cứu về lý thuyết, mô hình PCTN, trong đó lý thuyết về ràng buộc và kiểm soát quyền luc, lý thuyết về phân quyền, các mô hình PCTN như nghị viện, cơ quan chuyên trách, đa cơ quan là những nội dung cần được tổng hop, tiếp thu đưa vào Luận án.

Trang 35

- Các công trình nghiên cứu đã cho thay một số nội dung pháp luật, nguồn pháp luật về PCTN; pháp luật quốc tế về PCTN; các chính sách về PCTN và lịch sử phát triển pháp luật về PCTN đã có điểm giao thoa, kế thừa và học hỏi lẫn nhau trong các quy định, chính sách về PCTN của Việt Nam hay quốc tế Các chính sách PCTN được đề cập khá chi tiết gồm: (1) Tăng cường minh bạch, tiếp cận thông tin,

trách nhiệm giải trình; (ii) Huy động sự tham gia của xã hội dân sự; (iii) Hiện đại

hóa nền hành chính thông qua xây dựng Chính phủ điện tử Các công trình đã tiếp cận nghiên cứu sâu và chi tiết vào các giải pháp, công cụ này, đưa ra các khuyến nghị chủ yếu về mặt pháp luật và thực thi pháp luật dé tăng cường hiệu qua của các giải pháp, công cụ đó trên thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia

được nghiên cứu.

- Các công trình nghiên cứu thống nhất răng, PCTN liên quan đến rất nhiều

yếu tố: Quyết tâm của cả hệ thong chính tri; xây dựng va hoàn thiện thể chế, chính

sách về PCTN; các nguồn lực đầy đủ và tập trung Trên cơ sở kế thừa, lựa chọn và bổ sung, Luận án sẽ tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia dé hướng đến một số bài học kinh nghiệm, gợi mở cho Việt Nam trong việc đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả pháp luật về PCTN tại Việt Nam.

- Đã có sự thống nhất trong quan điểm của nhiều tác giả về những hạn chế, vướng mắc trong hệ thống pháp luật PCTN tại Việt Nam, như: Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, b6 sung năm 2012) còn thiếu quy định về xung đột lợi ích; các quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập còn hình thức, kém hiệu quả trên thực tế; cơ chế dé xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi dé xảy ra tham nhũng không khả thi Từ đó, một số giải pháp đưa ra có tính thống nhất, đồng bộ và khả thi cao, giúp hoàn thiện quy định pháp luật và việc thực hiện quy định của pháp luật về PCTN.

- Một số công trình nghiên cứu cũng đề cập đến một số yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật PCTN nói riêng, như: yếu tô tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế Những yếu tổ này được đặt trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, đã có nhiều bước phát triển mới trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nên tác giả rất

lưu tâm vê những yêu tô này, giúp cho quá trình nghiên cứu thêm sâu sắc và toàn

Trang 36

diện dé đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp, thực hiện pháp luật PCTN có hiệu

quả trong thời gian tới.

3.2 Các vấn dé chưa được các công trình nghiên cứu thong nhất, làm rõ và những van đề đặt ra can tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những nội dung đã có sự thống nhất trong các nghiên cứu liên quan thì vẫn còn một số van đề chưa thống nhất, còn có sự tranh luận, với các luồng quan điểm, cách tiếp cận khác nhau Đây là những nội dung mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu va phát triển Cụ thé là:

- Một là, còn nhiều khoảng trống trong việc nghiên cứu nội dung về ly thuyết, mô hình PCTN ở Việt Nam Mặc dù các nghiên cứu đã cung cấp một số lý thuyết và mô hình PCTN trên thế giới nhưng việc áp dụng các lý thuyết, mô hình nào trên cơ sở cân nhắc các điều kiện chính trị, pháp luật, xã hội, văn hóa ở Việt Nam cho phù hợp hiện đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ Mô hình đa cơ quan chống tham nhũng ở Việt Nam hiện đang cho thấy nó chưa thật sự hiệu quả trong công tác chống tham những, nhất là trong quan hệ phối hợp do có nhiều cơ quan có chức năng PCTN Vì vậy, nghiên cứu đưa ra mô hình cơ quan chống tham nhũng phù hợp ở Việt Nam là một trong những mục đích quan trọng mà tác giả hướng đến

trong nhóm các giải pháp thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam.

- Hai là, nội dung nghiên cứu về pháp luật, đặc điểm, nguồn pháp luật PCTN tại Việt Nam hiện còn tản mát, rời rạc, chưa đầy đủ và nhất quán, nhất là trong bối cảnh Luật PCTN năm 2018 vừa có hiệu lực, nhiều quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về PCTN đã có nhiều điểm mới nhưng chưa được tập hợp đầy đủ và nghiên cứu một cách biện chứng để qua đó làm rõ được đây chính là nguồn quan trọng của pháp luật PCTN, là thể hiện cao nhất các chính sách PCTN nên cần phải được thé chế hóa không chỉ trong Luật mà còn ở các văn bản dưới luật về PCTN Vì

vậy, tác giả mong muốn hệ thông hóa lại các nguồn pháp luật về PCTN, nội dung, đặc

điểm của pháp luật PCTN, qua đó đánh giá được những kết quả, hạn chế trong trong nghiên cứu chính sách hiện pháp luật PCTN Đồng thời, qua đó chỉ ra được lịch sử phát triển pháp luật PCTN, sự phát triển về quan điểm và hệ thống pháp luật PCTN qua các thời kỳ Day là van đề mới mà nhiều nghiên cứu chưa thay dé cập đến một cách toàn

diện và chuyên sâu.

Trang 37

- Ba là, các nghiên cứu về thực hiện pháp luật PCTN như: hình thức, nội dung, chủ thé, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam chưa được phân tích một cách thấu đáo trong bối cảnh công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay đang được quan tâm tâm, chỉ đạo quyết liệt với nguyên tắc “không có vùng cắm, không

có ngoại lệ” Đa SỐ quan điểm cho rằng, vai trò lãnh đạo của DCSVN đối với công

tác PCTN là yếu tố quan trọng, cơ bản và cốt lõi nhất, quyết định đến mọi kết quả của công tác PCTN nói chung và thực hiện pháp luật về PCTN nói riêng Cũng có ý kiến cho răng, chất lượng của pháp luật, trình độ, ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thé thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam mới là yếu tổ lâu dài quyết định đến thành công của công cuộc chống tham những Quan điểm khác thì cho rằng, không thê không tính đến các yêu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam Vì vậy, tác giả cần nghiên cứu dé làm rõ hơn đâu là yếu tố trọng tâm, yêu tố cốt lõi, đâu là yếu tố thiết yếu hoặc chi mang tính chất ảnh hưởng dé phan ánh một bức tranh toàn cảnh và trung thực nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về PCTN tại Việt Nam Việc nhận định ý nghĩa, vai trò va sự tác động của các yếu tố này trong bối cảnh chống tham nhũng hiện nay là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của công cuộc chống tham nhũng, vì vậy, tác giả mong muốn đi sâu để làm rõ thêm những van dé này, qua đó sẽ cung cấp các giải pháp khả thi dé thực hiện pháp

luật PCTN tại Việt Nam có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

- Bốn là, nội dung đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay hiện chưa được công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ, toàn diện do cách tiếp cận và những hạn chế về phạm vi nghiên cứu của các công trình này Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc đánh giá thực thi pháp luật PCTN ở Việt Nam Ngoài thực thi các nội dung về phòng ngừa tham những, nhiều quan điểm về chồng tham nhũng ở Việt Nam cũng không thống nhất, do cách đánh giá dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng, việc chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đang hiệu quả và nhận được nhiều sự ủng hộ của dư luận, quan chúng nhân dân và cộng đồng quốc tế; quan điểm khác thì cho răng việc chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là kết quả của một hệ thống thực thi pháp luật PCTN yếu kém, nhiều sơ hở, dé bị lợi dụng Việc thực thi pháp luật PCTN còn chưa nghiêm,

Trang 38

nhiều cấp ủy, địa phương chưa gương mau, đi đầu trong công cuộc chống tham những, còn có biểu hiện “trên nóng, dưới lạnh” Vì vậy, Luận án cần đánh giá một cách

nghiêm túc, khách quan và toàn diện việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam Trên

cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần

thực hiện nghiêm túc, hiệu quả pháp luật PCTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện naycũng như trong thời gian tới.

3.3 Về giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài Luận án chưa được các công trình nghiên cứu thống nhất, làm rõ, tác giả xác định giả thuyết nghiên cứu và các

câu hỏi nghiên cứu như:

- Giả thuyết nghiên cứu của đề tài Luận án là: Công tác phòng, chông tham nhũng ở Việt Nam hiện nay dù đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn, chưa có tính bền vững và nhất quán Điều này liên quan đến việc tô chức thực hiện pháp luật về PCTN ở nước ta hiện nay chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với điều kiện, bối cảnh đặc thù của Việt Nam cũng như bối cảnh, điều kiện của xã hội hiện đại Dé tổ chức thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam được hiệu quả cần có mô hình, cơ chế gắn chặt với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam hiện nay.

- Các câu hỏi nghiên cứu chính của Luận án: Thực hiện pháp luật PCTN trong

điều kiện Việt Nam và bối cảnh phát triển hiện nay dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm lịch sử nào? Những yêu tố nào tác động đến việc thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam hiện nay, trong đó những yếu tố nào là những yếu tố đặc thù của Việt Nam? Việt Nam có thé học hỏi kinh nghiệm thực hiện pháp luật PCTN từ quốc gia nào? Tại sao? Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay về PCTN đã đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp chưa? Tại sao? Thực trạng thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam đang như thế nào? Đâu là nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế của thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam? Những khuyến nghị, giải pháp cần thiết cho cho việc thực hiện hiệu quả, phù hợp pháp luật PCTN ở Việt Nam

hiện nay.

Trang 39

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

1.1 Một số van đề lý luận về tham những, phòng, chống tham nhũng va pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tham nhũng và PCTN

“Tham nhũng” (corruption) là từ có gốc La-tinh “corruptus”, nghĩa là lạm dụng, phá hoại hay vi phạm Các quốc gia khác nhau có cách giải thích khác nhau về tham những.

Ở Vương quốc Anh, khái niệm tham nhũng được dùng để chỉ hành vi nhận hồi lộ của người có chức vụ, quyền hạn Các hành vi lợi dụng quyền lực, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi khác thì bị coi là hành vi gian lận, theo đó, Luật về chống gian lận Vương quốc Anh năm 2006 quy định “gian lận là hành vi lạm dụng quyền lực dé báo cáo gian đối, khai báo không trung thực nhằm có lợi cho ban thân”?Š; Ở Đức, “tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chat, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành”; Ở Thụy Sỹ, “tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước, đó là hành vi phạm pháp dé phục vụ lợi ích cá nhân Ở Trung Quốc, “hủ bại” là từ dé chỉ hành vi tham những, với nghĩa chung là “thối hỏng”; nghĩa cụ thé là “tư tưởng cũ kỹ, hành vi suy đôi trụy lạc, cơ chế, tổ chức, bộ máy biện pháp rối loạn, đen tối”; nghĩa

pháp lý là “các hành vi phạm tội, vi phạm các quy định của pháp luật như tham 6,

hối lộ, giao dịch tiền - quyền hoặc sử dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân”29.

Theo từ dién Oxford Unabridged Dictonary tham nhũng là sự bóp méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay thiên vị Từ điển Websters Collegiate Dictonary tham những là sự khích lệ làm điều sai trái bởi những phương tiện không đúng dan hoặc bat hợp pháp (như hồi 16)”.

25 Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hoa Bình, Bùi Minh Thanh (2007), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vàthé giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;

?6 World Bank — Thanh tra (2013), Chính phủ, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp va cán

bộ, công chức, viên chức — Kết quả khảo sát xã hội học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

? Nguyễn Văn Kim (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới, Nxb Văn hóa dân tộc,

Trang 40

Ngân hàng Thế giới đã định nghĩa “tham nhũng” là lạm dụng công vụ để mưu lợi riêng Trong đó, tham nhũng có thể xảy ra ở nhiều hình thái khác nhau, bao gồm 3 nhóm lớn: (1) Chi phối nhà nước (tham nhũng ở quy mô rất lớn hoặc tham nhũng chính trị); (2) Cơ chế xin - cho và gia đình trị; (3) Tham nhũng hành chính.

Ở Việt Nam, Từ dién tiếng Việt giải nghĩa tham nhũng là "lợi dụng quyền hạn dé những nhiễu dân và lấy của”?3 Theo Từ điển Luật học năm 2006, tham nhũng là "hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tô chức".

Luật PCTN năm 2018 giải thích tham những là “hành vi của người có chức

vu, quyén han đã lợi dung chức vu, quyén hạn đó vi vu lợi”, trong đó vu lợi được hiểu là “việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng”.

Tác giả cho rằng cách giải thích nêu trên về tham nhũng là phù hợp, ngắn gọn, toản diện, chỉ rõ được bản chất của hành vi tham nhũng; đồng thời bao quát cả hai khu vực (khu vực công và khu vực tư) mà tham nhũng có thé nảy sinh Do đó, tác giả thống nhất với khái niệm về tham nhũng được nêu trong Luật PCTN năm 2018: "Tham những là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Tham nhũng gan liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước, làm suy yếu nhà nước và là căn bệnh nguy hiểm của các quốc gia Chính sự phát sinh chủ yếu trên cơ sở quyền lực nhà nước nên tham nhũng gắn chặt với quá trình vận hành và sử dụng quyền lực công Tác hại của tham nhũng là vô cùng to lớn và gây hậu quả nghiêm trọng nên đấu tranh PCTN là một yêu cau tất yêu, một nhiệm vụ sống còn đề làm lành mạnh bộ máy nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, tham nhũng đã được nhận diện là một căn bệnh nguy hiểm, là mối đe dọa đối với toàn xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng mà toàn

Đảng, toàn dân đã và đang quyết tâm xây dựng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII va XIII đều khang định nạn tham những, tệ quan

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan