1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật đại cương trách nhiệm của nhà báo trong phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

28 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Của Nhà Báo Trong Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 51,19 KB

Nội dung

Thamnhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lýkinh tế - xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượngtham nhũng và các tệ nạn

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:

“Trách nhiệm của nhà báo trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”

Trang 2

Mục lục

Mở đầu 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích, nhiệm vụ 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

Nội dung 4

Chương 1: Khái quát về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng. 4

1 Khái quát 4

1.1 Khái niệm tham nhũng 4

1.2 Hành vi và phương thức thực hiện hành vi tham nhũng 5

1.3 Nguyên nhân tham nhũng 7

1.4 Hậu quả tham nhũng 9

1.5 Khái niệm phòng, chống tham nhũng 11

2 Tổng quan về pháp luật phòng, chống tham nhũng 11

2.1 Khái quát về pháp luật phòng, chống tham nhũng 11

2.2 Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng 13

Chương II: Thực trạng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. 17

1 Thực trạng công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 17

2 Định hướng, chính sách của Đảng đề ra về phòng, chống tham nhũng 19

Chương III: Trách nhiệm của nhà báo trong việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. 23

1 Quy định của pháp luật về vai trò trách nhiệm của nhà báo trong phòng chống tham nhũng 23

2 Nhận xét và đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của nhà báo 23

3 Trách nhiệm của nhà báo trong công tác phòng, chống tham nhũng 24

Kết luận. 26

Tài liệu tham khảo 27

Trang 3

Chủ đề 9: Trách nhiệm của nhà báo trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Nhận thấy tham nhũng là những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, do

đó việc chủ động tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng và tiêucực là quyền hạn, nhiệm vụ của báo chí, đi đôi là trách nhiệm, bổn phận củangười làm báo Ngòi bút báo chí là “vũ khí” đắc lực và nhà báo là “dũng sĩ”trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, đưa cái xấu ra ánh sáng

Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm của nhàbáo trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” Do kiến thức vàhoàn cảnh còn hạn chế nên trong quá trình làm tiểu luận còn một số vấn đề tồnđọng nhất định, mong thầy cô có thể đóng góp để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Trang 4

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nhận định tình hình tham nhũng hiện nay tại Việt Nam

- Đánh giá thực tiễn vai trò của nhà báo trong phòng chống tham nhũng

- Đưa ra định hướng, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phòng chốngtham nhũng lây lan

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, bài tiểu luận sử dụng tài liệu tham khảonhư: giáo trình, các công trình nghiên cứu đi trước, các báo cáo và tài liệu liênquan khác Kết hợp với phương pháp như: phân tích, so sánh, thực tiễn,… đểhoàn thành

Nội dung

Chương 1: Khái quát về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng.

1 Khái quát.

1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, luôn gắn

bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước Thamnhũng không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà diễn ra ở tất cả các quốc gia,không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ởtrình độ phát triển kinh tế như thế nào, tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực củađời sống kinh tế - xã hội, nó tồn tại và phát triển thường xuyên hàng ngày, hàng

Trang 5

giờ, nó len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội và đụng chạm hầu hết đến lợiích của người dân.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI)

“Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấycủa dân Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công Thamnhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lýkinh tế - xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượngtham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lựcchính trị được biến thành quyền lực kinh tế”

Ở góc độ từ điển, theo như tìm hiểu:

Trong Từ điển Luật học Việt Nam: “Tham nhũng là hành vi lợi dụngchức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tàisản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơquan, tổ chức.”

- Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam: “Tham nhũng là hành

vi của ngời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để sáchnhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh

tế tài chính vì động cơ vụ lợi gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, tập thể và cánhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị

xã hội”

- Xét theo quy định của pháp luật, Khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018 quy định: "Tham nhũng là hành vi của người cóchức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi"

Nhìn chung khái niệm tham nhũng được hiểu thống nhất là mộthiện tượng xã hội tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt bất hợppháp công quyền hay nguồn lực tập thể, gắn liền với quá trình hình thành quyềnlực xã hội

Trang 6

1.2 Hành vi và phương thức thực hiện hành vi tham nhũng.

1.2.1 Các dấu hiệu cơ bản

- Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018(có hiệu lực thi hành từ 01/7/2019) thì tham nhũng là hành vi của người có chức

vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Trong đó, người cóchức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợpđồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất địnhtrong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+) Cán bộ, công chức, viên chức;

+) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòngtrong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩquan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân;

+) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;+) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyềnhạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

- Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn

trong khi thi thành công vụ được giao

Lợi dụng chức vụ thể hiện đó là khi họ dung chức vụ, quyền hạn củamình làm trái hoạt động của cơ quan tổ chức, gây ra thiệt hại cho lợi ích Nhànước và xã hội Bên cạnh đó, tham nhũng còn có thể xuất hiện ở khía cạnh khác

đó là người có chức vụ quyền hạn không lạm dụng chính chức vụ quyền hạn ấykhi đang thực thi nhiệm vụ, mà do xung quanh họ có mối quan hệ nhất định vớinhững người có quyền hạn chức vụ khác để tác động sao cho đem lại lợi ích chochính cá nhân tác động

Trang 7

- Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích vụ lợi

(vật chất, tinh thần)

Đây là dấu hiệu chủ chốt để làm rõ giữa hành vi tham nhũng và nhữnghành vi vi phạm pháp luật khác mà người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.Động cơ cho hành vi vụ lợi còn được hiểu không chỉ người có quyền hạn, chức

vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và của công thu lợi bất chính cho cá nhân,

mà có thẻ chuyển cho người hoặc nhóm người khác gây thiệt hại cho nhữngquyền lợi hợp pháp

- Thứ hai, tham nhũng là một tập hợp những hành vi tiêu cực và trái đạođức, phản ánh trực tiếp việc gây tổn hại cho các quan hệ xã hội Vì có nhữnghành động rất tinh vi, trắng trợn đầy thủ đoạn dể chiếm đoạt tài sản công và tư.Đây được xem là đi ngược lại với quy định Nhà nước và đạo đức xã hội

- Thứ ba, tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn,nên họ là chủ thể của tội phạm tham nhũng Chức vụ và quyền hạn cũng là yếu

tố quan trọng, điều kiện quyết định loại tội phạm này Lợi dụng chức vụ quyềnhạn để xâm hại, làm tổn thất các quan hệ xã hội một cách xảo trá, trắng trợn vàtinh vi, bất chấp hậu quả về pháp luật và đạo đức để chiếm đoạt

- Thứ tư, tham nhũng là hành vi trục lợi cá nhân Hành vi tham nhũng đềubắt nguồn từ động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức, mục đích chủ yếu nhắm vào tàisản, tiền bạc để thỏa mãn cá nhân trái pháp luật

- Thứ năm, tham nhũng là hành vi khó phát hiện và xử lí Độ ẩn náu củanhững hành vi này rất cao bởi họ có nhiều liên kết móc nối từ người hối lộ đếnngười ăn hối lộ Có nhiều trường hợp do yêu sách, nhưng không hiếm gặp

Trang 8

những người “dâng hiến của cải” để đối phương “hài lòng” nhận Cho nên quátrình điều tra và phá án gây không ít khó khăn và cản trở

1.3 Nguyên nhân tham nhũng

Cho tới hiện tại, tham nhũng là vấn đề nan giải mang tính toàn cầunhưng nó cũng mang những yếu tố riêng biệt ứng với mỗi quốc gia Nhận địnhthấy, mỗi quốc gia sẽ có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũngriêng Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá nguyên nhân, điều kiện phát sinh thamnhũng của các nước trên thế giới, tuy có điểm riêng nhưng cũng mang tính chấtchung:

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng nguồn gốc sâu xa của

tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: Quyền lực công và lòng tham cánhân Điều này rất đúng khi gắn thực tế vào sự phát triển của các hình thái Nhànước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh

tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển

Xã hội nào cũng đều có giai cấp, Nhà nước đại diện cho quyền lực củamột giai cấp nhất định Quyền lực của Nhà nước khi được trao cho những người

cụ thể, mang danh nghĩa đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, nếukhông có cơ chế kiểm soát sẽ dẫn tới việc lợi dụng hoặc lạm quyền Khi quyềnlực công không được chế ước, mà mưu cầu cá nhân đi quá giới hạn cho phép,lòng tham nổi lên, đã dẫn tới việc dùng quyền lực công phục vụ cho chính nhucầu cá nhân Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng, hay còn được coi là “sảnphẩm của sự tha hóa quyền lực”

Nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế và xã hội lỏng lẻo, yếu kém là

“môi trường có lợi” cho tham nhũng hoành hành Tại các quốc gia có nền kinh

tế phát triển, quản lý chặt chẽ, minh bạch, văn minh tương đương với việc thamnhũng xảy ra ít hơn Trái lại, các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình

độ quản lý còn non yếu và dân trí chưa cao thì tham nhũng phức tạp hơn

Trang 9

Một trong những nguyên nhân và điều kiện nảy sinh của tham nhũnghang đầu là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc việc thực thipháp luật yếu kém cũng là Cơ chế, chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, cónhiều sơ hở dẫn đến những người có chức vụ, quyền hạn có “điều kiện tốt” để

“lách luật” trục lợi, làm giàu bất hợp pháp

Suy thoái tư tưởng và phẩm chất đạo đức chính trị là nguyên nhân đáng

lo nhất vì họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàubất chính cho bản thân, gia đình, đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng chínhtrị, xã hội, kinh tế gây không ít ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ côngchức

Trình độ dân trí còn thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao dẫnđến việc vô tình tạo “điều kiện thuận lợi” cho những người có chức quyền cóthể hạch sách dân, vòi vĩnh nhận biếu xén quà cáp hay nói cách khác là nhận hối

lộ Thực tế, tại các nước phát triển, trình độ dân trí cao nên tham nhũng cũng ítxảy ra hơn là những nước đang phát triển và kém phát triển với trình độ dân tríthấp, người dân chưa có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống thamnhũng

Bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, đi kèm là nhiều thủ tụchành chính nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức nhànước sách nhiễu, dễ dàng ăn hối lộ của người dân, doanh nghiệp “Mảnh đấtmàu mỡ” của tham nhũng được “vun trồng” bởi một số cơ chế mang tên “xin -cho”

Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là việc tiền lương cho cán bộ, công chứcchưa đáp ứng thỏa đáng Khi cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể sống no ấm,đầy đủ với tiền lương của mình thì tâm lý tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếmthêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà Nhà nước giao, kể cả thamnhũng

Trang 10

1.4 Hậu quả tham nhũng.

Tham nhũng xuất phát điểm từ nhu cầu của cá nhân, khi lợi ích đi đôicùng với việc lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, quyền hạn thìkhả năng xảy ra tham nhũng là vô cùng rất lớn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêmtrọng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống

- Về mặt chính trị

Hiện nay, tham nhũng ở khắp các nước trên thế giới nói chung và nước tanói riêng đã ở mức báo động đỏ, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Thamnhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn màcòn xuất hiện ở cả những cấp chính quyền cơ sở- những cơ quan tiếp xúc vớinhân dân hàng ngày Tệ nạn tham nhũng, ăn hối lộ, vung tiền chơi bời phungphí gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh dàanh Nhà nước, gây bất bình đối vàgiảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ, nhà nước, trực tiếp nối tay chocác thế lực thù địch chống phá

- Về mặt kinh tế

Tác hại của tham nhũng trong vấn đề kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng,hành vi này gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc, công sức vàthời gian của nhân dân Theo thống kê, giá trị tài sản bị thiệt hại liên quan đếnhành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷđồng Tác hại tham nhũng mang lại trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là vấn đề

về tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân bị biến thành tài sảnriêng của một người, mà nguy hiểm hơn hành vi này còn gây thiệt hại, thấtthoát, lãng phí

Trang 11

vụ, quyền lợi đã không giữ được phẩm chất đạo đức của mình Chức vụ, quyềnlực được giao giờ đây không còn được sử dụng nhằm sẵn lòng phục vụ nhândân mà đang hướng tới các lợi ích bất hợp pháp, nặng nề hơn là “ăn chặn củadân” Hành vi tham nhũng không chỉ diễn ra trong các lĩnh vực như kinh tế, tàichính, ngân hàng,… Mà đang dần có xu hướng lan sang các lĩnh vực khác-những lĩnh vực ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hóa, y tế, giáo dục,

…thậm chí đã mở rộng sang cả những lĩnh vực được đánh giá là không thể cóhành vi tham nhũng dưới góc nhìn pháp luật và đạo đức như phúc lợi xã hội,bảo vệ pháp luật Càng như vậy, hậu quả của tham nhũng càng ngày trầm trọngthêm

Điều đáng báo động hơn cả là dường như tham nhũng đang trở thành mộtđiều “rất bình thường” trong quan niệm của một bộ phận cán bộ nhà nước, cókhi còn là việc “nên làm” Điều này đã rấy lên báo động của sự suy thoái, xuốngcấp về đạo đức xâm hại đến những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

1.5 Khái niệm phòng, chống tham nhũng.

Phòng chống tham nhũng là tổng thể các biện pháp à một nhà nước ápdụng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý Những biện pháp đó có thể

là lập pháp (ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những hành vi thamnhũng), hành pháp (thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống thamnhũng), tư pháp (xử lý những hành vi tham nhũng theo luật định) hoặc nhữngbiện pháp mang tính giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức tráchnhiệm của những chủ thể có liên quan về vấn đề này

Phòng chống tham nhũng bao gồm hai lĩnh vực hoạt động:

- Một là, phòng ngừa tham nhũng là hoạt động của các cơ quan, tổ chức,

đơn vị và cá nhân công dân nhằm làm giảm đi các điều kiện tham nhũng, baogồm các hoạt động như: Ban hành các văn bản điều chỉnh hành vi tham nhũng,tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức Minh bạch trong mọi hoạt động

Trang 12

của các cơ quan và tài sản thu nhận, xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạođức và cải cách hành chính

- Hai là, chống tham nhũng là hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá

nhân công dân trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng, bao gồm cáchoạt động như: khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, kiểm tra, điều tra, truy

tố, xét xử,…

2 Tổng quan về pháp luật phòng, chống tham nhũng

2.1 Khái quát về pháp luật phòng, chống tham nhũng

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là hệ thống các quy phạm phápluật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực phỏng, chống tham nhũng

Từ khái niệm pháp luật về phòng chống tham nhũng, có thể xác địnhđối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, nguồn pháp luật phòng chốngtham nhũng như sau:

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung, chính là các quan hệ xãhội Tuy nhiên, pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cụ thể màchỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến lợi íchcủa nhà nước, xã hội và cá nhân con người

Mỗi một ngành luật sẽ có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điềuchỉnh riêng Xác định được đối tượng điều chỉnh của pháp luật là đã xác địnhranh giới của việc sử dụng pháp luật vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, xácđịnh ranh giới của sự can thiệp công khai của nhà nước thông qua pháp luật vào

sự phát triển của các quan hệ xã hội Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ xãhội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hànhchính nhà nước; trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lựcnhà nước, tòa án, viện kiểm sát; trong hoạt của các tổ chức xã hội được nhànước trao quyền hành pháp Pháp luật về phòng chống tham nhũng không phải

là một ngành luật độc lập mà là một chế định thuộc ngành luật hành chính Vì

Trang 13

vậy, pháp luật về phòng chống tham nhũng điều chỉnh một nhóm các quan hệ xãhội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện và xử lítham nhũng Đồng thời cũng xuất phát từ phương pháp điều chỉnh chung củaLuật Hành chính, pháp luật về phòng chống tham nhũng sử dụng phương phápđiều chỉnh là mệnh lệnh – phục tùng Tính mệnh lệnh được hình thành từ quan

hệ “quyền lực – phục tùng” giữa một bên nhân danh nhà nước ra những mệnhlệnh bắt buộc bên kia (cá nhân, cơ quan, tổ chức phải phục tùng các mệnh lệnhđó)

Nhìn chung có thể thấy nguồn của pháp luật về phòng chống tham rất đadạng Các quy phạm pháp luật phòng chống tham nhũng cũng được chứa đựngbao gồm trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật PCTN; Bộ Luật Hình sự; LuậtKhiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Giám sát; Luật Thanh tra; Luật phòng chống rửatiền; Luật Cán bộ, công chức; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và cảtrong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên Được ban hành lần đầunăm 2005 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007 và 2012, năm 2018 Luật phòngchống tham nhũng được coi là văn bản xương sống trong khuôn khổ pháp luậtViệt Nam về phòng chống tham nhũng

2.2 Áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng

Các yếu tố cấu thành cơ bản để duy trì sự tồn tại của đời sống pháp luật

là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, đồngthời thể hiện sự phân công quyền lực nhà nước theo các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp của nhà nước pháp quyền Các yếu tố này cùng tồn tại, tácđộng và hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và ảnh hưởng lẫn nhau Công tác tổchức thực hiện pháp luật trong cuộc sống chủ yếu là thuộc về trách nhiệm và làchức năng của cơ quan hành pháp

Áp dụng pháp luật về phòng chống tham nhũng sẽ là chức năng chínhcủa cơ quan hành pháp trong quá trình chuẩn bị các nguồn lực (con người, tổchức bộ máy, cơ sở vật chất để thực hiện từng văn bản pháp luật) bảo đảm sẵn

Trang 14

sàng, phù hợp ngay từ khi tổ chức học tập, quán triệt ngay từ đầu, vận dụng đểmọi hành vi ứng xử của các chủ thể đều phù hợp với các quy định của pháp luật

có liên quan đến phòng chống tham nhũng Tuy nhiên, xét về mức độ hiệu quảcủa việc tổ chức thực hiện pháp quan luật về phòng chống tham nhũng còn phụthuộc vào chất lượng của hoạt động lập pháp – ban hành luật và giám sát thựchiện luật của Quốc hội, của hoạt động tư pháp trong bảo vệ pháp luật và sửdụng cưỡng chế nhà nước trong phòng chống tham nhũng

Mặt khác, tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng còn

bị ảnh hưởng bởi các chủ thể khác như tổ chức kinh tế, xã hội, công dân khi cácchủ thể này tổ chức thực hiện phản biện và giám sát xã hội, thực hiện quyềnphản ánh, kiến nghị, tố cáo, khiếu nại , cũng như mức độ tuân thủ và chấphành pháp luật khi thực thi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong đời sống.trình độ dân trí, ý thức và truyền thống pháp luật, xu thế vận động xã hội, xu thếtoàn cầu hoá và hội nhập,…cũng là những yếu tố khác có ảnh hưởng và tácđộng mạnh mẽ đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống thamnhũng trong cuộc sống Việc tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống thamnhũng làm cho những quy định mà lập pháp đã tạo dựng (còn là văn bản trêngiấy) vận hành trong hoạt động hang ngày của xã hội, là quá trình tiến đến mụctiêu của nhà làm luật nhằm mục đích sử dụng công cụ pháp luật để quản lý, thúcđẩy sự phát triển xã hội theo xu thế tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống,phát huy hiệu quả của pháp luật về phòng chống tham nhũng

Triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Một là, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tráchnhiệm của cán bộ, công chức viên chức và nhân dân về công tác phòng chốngtham nhũng; tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách phápluật của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng Đưa nội dung củaLuật phòng chống tham nhũng và chương trình giáo dục Mở ra các chuyên mụctuyên truyền, giáo dục pháp luật vè phòng chống tham nhũng trên các báo, đài

Ngày đăng: 02/03/2024, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w