1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội thông qua hoạt động giáo dục thể chất

162 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 80,08 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

MA SỐ: LH-2018-32/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tai: Ths Đỗ Thi Tươi Thư ký đề tài: Ths Phạm Ngọc Bách

HÀ NOI - 2018

Trang 2

THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI 1 CHỦ NHIỆM DE TÀI

Th.s Đỗ Thị Tươi 2 THU KY DE TÀI

Bộ môn GDTC - Truong Đại học Luật Hà Nội

Th.s Phạm Ngọc Bách Bộ môn GDTC - Trường Đại học Luật Hà Nội

3 TAP THE TÁC GIA

TT | Ho và tên Don vi (viét tat) Nội dung thực hiện

I | Ths Đỗ Thị Tươi Đại học Luật Hà Nội | - Viết báo cáo tổng hợp kết

quả nghiên cứu 3 | CN Ngô Khanh Thé Đại học Luật Ha Nội | -Chuyén đề 2 (Mục 2) 4 | Th.s Nguyễn Hải Tùng | Đại học Luật Hà Nội | - Chuyên dé 2 (Mục 2) 5 | Th.s Nguyễn Thị Biên | Đại học Luật Hà Nội | - Chuyên đề 2 (Mục 2)

6 The, Huyễn Tượng Đại học Luật Hà Nội | - Chuyên đề 2 (Mục 2)Quang

7 | Th.s Nguyễn Sơn Tùng | Đại học Luật Hà Nội | - Chuyên đề 2 (Mục 2) 8 | CN Vũ Xuân Thuan Đại học Luật Ha Nội | - Chuyên dé 2 (Mục 2) 9 | CN Dang Ngoc Long Đại học Luật Hà Nội | - Chuyên dé 2 (Mục 2)

Bộ môn Thê dục

quân sự - Đại học ‹

10 | Th.s Đặng Văn Khai Pane Doin - Chuyén dé 2 (Muc 2)

Trang 3

Th.s.CVC.Nguyén Thị Tạp chí Thê thao

-11 ` : - Chuyén dé 2 (Muc 2) Thanh Huyén Tong cuc TDTT

CN Pham Thi Thuy | Tap chi Thé thao - - Chuyên đề 2 (Mục 2)

12.1 „ TảLiễu ông cục TDTT

13 | CN Trần Thị Phượng | Tạp chí Thé thao - _ | - Chuyên dé 2 (Mục 2)

Tông cục TDTTBộ môn Lý luận đại

14 | TS Nguyễn Tiến Sơn cương - Đại học | - Chuyên đề 2 (Mục 2) TDTT Bắc Ninh

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN THU NHÁT: TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CỨU 1 In 1 1 2 Tổng quan tình hình nghiên ciru cccccscscssscssssssssssessseseseseseseees 2 3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5-5-5-5-5<s<<- 8 4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu 5-5-5- << << sesesesesesssse 10

5 Nội dung ngHiIÊH CỨU:csscssescccoeeasssiieebieiiviii220442114565500142600648460166866.0056 10

PHAN THỨ HAI: BAO CÁO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CUU 12 I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NÂNG CAO THE LUC CUA SINH VIÊN THONG QUA HOAT DONG GIAO DỤC THE CHÁT 12 1.1 Một số khái niệm liên quan 5-5-5-5- 555 5s =s=s=s=s=seseseses 12 1.2 Vị trí và vai trò của giáo dục thể chất trong việc nâng cao thể lực

CHO Người HQ easeeenniiikiiELLLL1511141815158348151585481515554813390553783390553703305230834052.0006 16

1.3 Đặc điểm phát triển thé lực của sinh viên - 23 1.4 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kiểm tra thể lực ở một số nước trên thé øiới và Việt NaIm << 6 << << 4 SE S1 E191 11111 xsee 25 Il NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THE LUC CUA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘII << 5 seseseseses=seses 28 2.1 Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 28 2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực của sinh viên Trường Đại học

Luật Hà Nội << SG Ọ.ọ Họ ng 000000000906 34

II LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA BIEN PHAP NÂNG CAO THẺ LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 36 3.1 Cơ sở và nguyên tắc lựa chọn biện pháp nâng cao thể lực của sinh

viên Trường Đại học Luật Hà Nội << << G G5 5S 5 S5 9999999 9995555556 36

Trang 6

3.2 Lựa chọn các biện pháp nâng cao thê lực của sinh viên Trường ĐạiTones T„mjif ea NIG neeseecoeennirreotnriotntttntittiotatittiitoaniEH10000 10010500 N-0G00108000/4/STG2RNHISIGDRHHIIDTDESN 40

3.3 Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả biện pháp nâng cao thể

lực của sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội << s s «s «<< 42

IV KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 5-5-5- << 5 =s=sesesesesssse 51 {c5 nh 51 F40010) 000 3 52 PHAN THU BA: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU 54 Chuyên đề 1: TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 54 Chuyên đề 2: THUC TRANG THẺ LỰC VÀ NGUYÊN NHÂN ANH HUONG DEN TRÌNH ĐỘ THE LUC CUA SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOL << 5 52s 2 4 S2 E3ESESESEeESEsESESEseseEssrsrsre 85 Chuyên đề 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO THÊ LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI - << 5s ssess=s=seses 106 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5 5-5° s52 136

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BANG

Thứ tự Nội dung TrangBảng 1 | Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại trường Dai học Luật | 28

Hà Nội

Bảng2 | Nội dung chương trình môn giáo dục thé chất của Đại học | 29

Luật Hà Nội

Báảng3 | Thống kê kết qua học tập lý thuyết và thực hành môn GDTC|_ 30

của SV Trường đại học Luật Hà Nội (n=200)

Bảng4 | Kết quả khảo sát nhận thức và nhu câu tập luyện TDTT| 31

ngoại khóa của SV Truong Đại học Luật Hà Nội (n = 200)

Bang 5 | Thực trạng cơ sở vật chat phục vụ công tac GDTC của| 33

trường Đại học Luật Hà Nội

Bang 6 | Kết quả khảo sát tình trạng thé lực của SV (n= 200) 33 Bang 7 | Kết quả phân loại trình độ thê lực theo tiêu chuẩn của SV| 33

(n= 200)

Bang 8 | Kết quả phỏng van các cán bộ, giảng viên vê nguyên nhân | 34-35 ảnh hưởng tới trình độ thé lực của SV trường Đại học Luật

Hà Nội (n = 30)

Bang 9 | Kết quả phỏng van lựa chon của các cán bộ, giảng viên vé| 41 các biện pháp nâng cao thể lực của SV Trường Đại học Luật

Trang 8

PHAN THỨ NHÁT: TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CỨU 1 Tính cấp thiết

Mục tiêu của giáo dục hiện đại là phát triên con người toàn diện, hội đủ cácmặt đức, trí, thê, mỹ Trong đó, thê chât là tiên đê đê tiêp nhận các mặt còn lại

và GDTC đóng vai trò tối quan trọng.

Theo bản báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ phối hợp

với Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện, đã đưa ra cảnh báo: Tình trạng thiếu năng lượng của thanh niên trong độ tuổi 20 - 24 là 22,9%; trong đó nam thanh niên là 17,2% và nữ thanh niên là 27,7% Về sức bền chung và chỉ số công năng tim trong vận động, thanh thiếu niên của Việt Nam xếp loại rất kém so với thanh thiếu niên Nhật Như vậy, tố chất thé lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém va rất kém so với chuẩn quốc tế Một chỉ số quan trọng nữa là chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam cũng rất khiêm tốn Theo đó, nam thanh niên Việt Nam có chiều cao trung bình đạt 164,4 cm, và nữ chỉ đạt 153,4 cm; thấp hơn 8 cm so với Nhat Bản va 10 cm so với Han Quốc Nếu so với chuẩn của Tổ chức Y tế thé giới (WHO), thì thấp

hơn 13,1 cm đối với nam và 10,7 cm đối với nữ Báo cáo cũng cho thay, tinh

trạng luyện tập TDTT thường xuyên của thanh niên nước ta dat tỷ lệ thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực'.

Dẫn đến thực trạng nói trên, có phần tác động không nhỏ của việc triển

khai bộ môn GDTC trong nhà trường Hiện GDTC chưa nhận được sự quan tâmđúng mức từ phía gia đình, nhà trường và xã hội Chính việc xem nhẹ bộ môn

này trong suốt các cấp học đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể trạng, sức khỏe của trẻ, gây mat cân đối, hài hòa giữa phát triển trí tuệ, thé chất và nhân cách HS Nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt là một trong những yếu tố căn bản dé nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hình anh dân tộc Do đó, phải đổi mới căn bản công tác GDTC trong hệ thống giáo dục, là van dé có tính cấp thiết hiện nay.

Gần 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành Trường Đại học Luật Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo người cán bộ pháp ly chất lượng cao góp phan thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

' Xem: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/29 185002-he-luy-tu-xem-nhe-giao-duc-the-chat.html

Trang 9

Muốn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi Nhà trường cần quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng SV toàn diện về đức, trí, thé, mỹ Qua thực tế giảng dạy cho thấy, công tác GDTC của Nhà trường còn nhiều hạn chế, nhận thức của SV về vai trò và tác dụng của TDTT còn chưa đầy đủ, những điều kiện cơ bản cho hoạt động và phát triển thể thao còn thiếu và yếu như: Cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC chưa được đầu tư đúng mức; Quỹ đất dành cho TDTT chưa đáp ứng yêu cầu; Trong khi tỉ lệ tuyên sinh cao (đại học chính quy là hon 2000 SV/ năm, chưa kế các loại hình khac)', nhiều SV mang tư tưởng học đối phó, chất lượng giờ học GDTC còn mang tính hình thức, thể lực của nhiều SV không đạt quy định theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 53/2008/QD-BGDDT).

Với mong muốn đóng góp một phan vao sự phát triển của nhà trường, nâng cao thể lực của SV nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội chúng tôi tiến hành lựa chọn hướng nghiên cứu: “Nang cao thé lực của SV Ti ruong Dai hoc

Luật Ha Nội thông qua hoạt động GDTC”2 Tông quan tình hình nghiên cứu

* Các công trình nghiên cứu có liên quan đên lĩnh vực nghiên cứu:

Vấn đề nghiên cứu nâng cao thể lực của SV thông qua hoạt động GDTC trong các trường đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như:

Trên thế giới:

- Đề tài: “Nghiên cứu tô hợp các khái niệm của văn hóa thé chất trong lao động và thể thao”, Seymuk A.A , Luận án tién si giao duc hoc chuyén nganh GDTC, Đại học TDTT Malakhop, 1993 Trong đó, kết quả nghiên cứu đã đưa ra tổ hợp các phương tiện văn hóa thé chất và điều chỉnh tâm lý trong lao động và thé thao Trong đó ông nhân mạnh việc áp dụng các bài tập thể lực, du lịch và

các môn thể thao Sau các dạng hoạt động lao động thể lực căng thăng, có thể sử

dụng hoạt động thê thao giải trí, đã ngoại như một phương tiện điều chỉnh tâm lý

hiệu quả.

- Trong tai liệu “Vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa” của Riman

Demond (1995), tác giả đã trình bày và phân tích về vai trò tích cực của hoạt động TDTT ngoại khóa đối với mặt thé chat và tinh thần của người tập, đặc biệt ' http://tuyensinh.hlu.edu.vn/

Trang 10

tác giả đã đưa ra được một số biện pháp nhằm thu hút người tập, phát huy được

tính tực giác tích cực và chủ động của người tập từ đó nâng cao hiệu quả trongcông tác GDTC.

- Đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển trạng thái thé chất của người lao động ngành sản xuất công nghiệp ”,Glebov, Yu.A, Luận án tiễn sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Malakhop 2000 Tác giả khi nghiên cứu về vẫn đề cải thiện điều kiện vật chất của công nhân dưới ảnh hưởng của giải trí thé chất cá nhân và phục hồi chức năng vận động, đã khang định vai trò của hồi phục thê lực trong việc củng cô sức khỏe của công nhân, cải thiện trang thái chức năng,

tinh trang sức khỏe va khả năng làm việc cua ho thông qua việc sử dụng bài tập

thé lực trong quá trình hồi phục sau lao động.

- Mills, L.P.Prokhoror M.V và Levitin M.E (1987) với “Bài tập thể chất trong chế độ lao động và nghỉ ngơi của công nhân lắp ráp cơ khí”, qua nghiên cứu đề tài đã hình thành hệ thống các bài tập thé lực trong chế độ lao động và nghỉ ngơi của công nhân sản xuất và lắp ráp cơ khí.

Trong nước:

* Đề tài:

- Dé tài: “Nghiên cứu biện pháp nâng cao thé lực cho nữ SV Trường dai học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên” Hoàng Chí Thanh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh 2016.

Kết quả nghiên cứu của dé tài cho thấy thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh còn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm với các điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường Chương trình chuẩn môn học GDTC chưa được áp dụng đúng

theo quy định của Bộ GD&DT, nên cần phải khắc phục và hoàn chỉnh Mặt khác

công tác rèn luyện thân thể trong SV chưa đi vào ý thực tự giác còn mang tính hình thức, đối phó.

Đề đây mạnh công tác GDTC ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói chung và tăng cường thể lực cho nữ SV nói riêng, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Biện pháp 1: Da dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tăng cường nhận

thức ý nghĩa vai trò của GDTC trong trường học.

Trang 11

Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động TDTT thường xuyên, liên tục và phát triển tối đa các môn thể thao tự chọn.

Biện pháp 3: Trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật,

sân bãi dụng cụ cho việc giảng dạy và học tập GDTC.

Biện pháp 4: Thanh lập đội tình nguyện hướng dẫn tập luyện thé thao cho

các lớp trong phạm vi nhà trường.

Biện pháp 5: Mở rộng các hình thức tập luyện TDTT, bố trí thời khóa biểu hợp lý, khuyến khích SV tập luyện thường xuyên một môn thể thao yêu thích bằng hình thức cộng điểm rèn luyện hoặc ưu tiên trong quá trình học tập môn

học GDTC.

Biện pháp 6: Cải tiến nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy

học môn GDTC.

- Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao thê lực cho SV trường Đại học Quảng Bình” Th.s Nguyễn Anh Tuấn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,

Đại học Quảng Bình 2017.

Quá trình nghiên cứu đã tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến trình độ thé lực của SV, chủ yếu tập trung vào các nội dung chính như: nội dung chương trình, điều kiện sân bãi dụng cụ, trang thiết bị và phương pháp dạy hoc là những biện pháp co bản và nỗi trội.

Trên cơ sở nghiên cứu dé tài đã đề xuất 5 nhóm giải pháp cần thiết, có khả năng ứng dụng nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn GDTC nói chung và trình độ thé lực của SV nói riêng, từng bước xây dựng và phát triển nhà trường, vững bước vào xu hướng hội nhập, hướng tới tương lai, xứng đáng là trung tâm đào tạo chất lượng hàng đầu của tỉnh Quảng Bình:ng đáng là trung tâm đào tạo chât lượng hàng đ tỉnh Quảng Bình

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác GDTC cũng như tầm quan trọng của việc tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe, phát triển hài hòa các tô chất vận động góp phần hỗ trợ đắc lực trong học tập và rèn luyện.

Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy nội khóa, gắn nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thé và các bài tập phát triển thé lực vào nội dung

gio học.

Trang 12

Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động tập luyện ngoại khóa, thường

xuyên có chế độ khuyến khích cho SV tập luyện ngoại khóa, đồng thời xây dựng hình thức này dưới dạng CLB thể thao.

Giải pháp 4: Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC Giải pháp 5: Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thê thao phong trào trong SV nhăm xây dựng các đội tuyên thê thao cho nhà trường.

- Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam SV không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên” Trần Văn Hưng,

Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Học Viện TDTT QuảngChâu 2010.

Qua đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực của nam SV không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên dé tài cho thay: Việc thực hiện chương trình GDTC của bộ môn GDTC chưa được triệt dé, nội dung phương pháp tô chức chưa đáp ứng để giải quyết các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường Đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC trong trường còn thiếu Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và tập luyện TDTT chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như số lượng SV của trường Nhận thức về tác dụng của GDTC trong trường của SV con nhiều hạn chế Trình độ thể lực của nam SV đạt ở các chỉ tiêu thể lực từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 có chiều

hướng giảm xuống, SỐ lượng SV có trình độ thể lực chỉ ở mức đạt là nhiều

chiếm từ 25% trở lên, số SV không đạt chiếm 21% đến 42%.

Từ thực trạng trên và với mục đích nghiên cứu nhăm nâng cao thê lực cho

SV thông qua hoạt động GDTC, dé tài đã đưa ra được một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, vai trò của môn học GDTC cho SV.

Giải pháp 2: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập Giải pháp 3: Tăng cường hệ thống bài tập thê lực cho nam SV.

Giải pháp 4: Day mạnh, da dang hóa các hình thức tập luyện ngoại khóa

cua SV.

- Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao thé lực cho SV trường Cao đăng y tế Hà Nội” Đinh Xuân Thành, Luận van thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh 2014.

Trang 13

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: thể lực của SV năm thứ nhất của Trường Cao đăng Y tế Hà Nội so với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ giáo dục dao tạo vẫn còn rất thấp, cần phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục và từ đó phát triển thé lực cho SV Đồng thời đề tài cũng đã lựa chọn được

5 biện pháp nhằm nâng cao thể lực cho SV đó là:

Biện pháp 1: Da dạng hoá các hình thức tuyên truyền, tăng cường nhận

thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường hoc.

Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động TDTT thường xuyên, liên tục và phát triển tối đa các môn thể thao tự chọn.

Biện pháp 3: Trang bị, b6 sung, nang cap, cải tao cơ sở vật chat kỹ thuật

cho việc giảng dạy và học tập GDTC

Biện pháp 4: Thanh lập đội tình nguyện hướng dan tập luyện thé thao cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường.

Biện pháp 5: Mở rộng các hình thức tập luyện TDTT, bố trí thời khoá biểu hợp lý, khuyến khích SV tập luyện thường xuyên một môn thể thao yêu thích bằng các hình thức cộng điểm rèn luyện hoặc ưu tiên trong quá trình học tập

môn học GDTC.

Ngoài ra còn một sô tác giả khác cũng rât quan tâm nghiên cứu đên vân đênày như:

- Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp nâng cao thể lực cho SV năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm Nam Định” Bùi Văn Quang, Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh 2016.

- Đề tài: “Biện pháp nâng cao thể lực cho nữ SV trường đại học Hoa Lư Ninh Bình” Nguyễn Văn Hiếu, Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh 2015.

- Đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển thể lực cho SV trường cao dang kinh tế - tài chính Thái Nguyên ”.Nguyễn Đăng Thành , Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC, Đại học TDTT Bắc Ninh 2014

Nhưng các công trình trên mới chỉ dừng ở cấp độ luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành GDTC hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, và còn rất

Trang 14

nhiều vấn đề liên quan đến nâng cao thê lực cho SV thông qua hoạt động GDTC

chưa được đi sâu phân tích.Hội thảo khoa học:

- Trường Đại học Thăng Long với hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng

GDTC, Cấp bộ môn, 2015

- Trường Đại học Hồng Đức với các hội thảo khoa học: Thực trạng và giải

pháp nâng cao hiệu quả việc tập luyện ngoại khóa môn GDTC cho SV Trường

Đại học Hong Duc, cap Khoa, 2014

- Truong Dai học Luật Ha Nội với các hội thảo khoa học:

+ Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy môn học GDTC Trường Đại Học Luật Hà Nội, Cấp Bộ môn, 27/10/2012.

+ Công tác GDTC của các trường đại học ở Hà Nội - Thực trạng và giải

pháp, Cấp Bộ môn, 18/10/2014.

+ Xây dựng chương trình môn học GDTC theo Thông tư số 25/2015/TT BGDDT Hà Nội, ngày 14/10/2015, Cap Trường, 7/05/2016.

+ Van đề rèn luyện thé chất cho SV Trường đại học Luật Hà Nội, Cấp

Trường, 29/08/2017.

+ Đánh giá hiệu quả việc thực hiện nội dung chương trình môn học GDTC của trường Đại học Luật Hà Nội theo thông tư 25 ngày 14/10/2015 Cấp Khoa.

Các hội thảo đề cập khá toàn diện các van đề về GDTC trong các nhà

trường hiện nay Tuy nhiên, từ những kết quả đạt được của hội thảo cũng đặt ra

nhiều nhiều vẫn đề cần tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu để xây dựng các luận cứ đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của SV các

trường đại học nói chung va SV trường đại học Luật Hà Nội nói riêng

Ngoài các công trình kê trên, một số bài viết trên các tạp chí khoa học, báo điện tử cũng đề cập đến van dé nâng cao thé lực cho SV thông qua hoạt động

GDTC như:

- Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực cho SV trường Đại học Quảng Bình - Th.s Nguyễn Anh Tuan www.tckhengb.vn

Trang 15

- Một số phương pháp nhằm nâng cao thé lực của SV Trường Dai hoc Công nghiệp Quang Ninh - ThS Bùi Thị Luyén, CN Dương Khắc Mạnh.

Các bài viết này chủ yéu mang tính chất cung cấp thông tin, thiếu các đánh giá, luận giải về mặt khoa học, đặc biệt dưới góc độ khoa hoc TDTT.

Những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao

chất lượng rèn luyện thé chất của HS, SV đại học, cao đăng và trung học

chuyên nghiệp hiện nay Song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu nâng

cao thê lực cho SV cụ thể là SV Trường Đại học Luật Hà Nội thông qua hoạt

động GDTC.

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cách tiếp cận:

- Đê tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điêm chỉ đạo củaDang va Nhà nước về công tác GDTC, trong đó có vân đê nâng cao thê lực choSV trong các trường đại học.

- Đề tài tiếp cận nghiên cứu biện pháp nâng cao thể lực của SV dưới góc độ khoa học TDTT (đặc biệt là lĩnh vực GDTC) và thực tiễn.

3.2 Phương pháp nghién cứu:

- Phương pháp phân tích và tông hợp tài liệu: Day là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, dé tài đã thu thập tông hợp và phân tích các tài liệu:

+ Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành về

công tác GDTC trường học;

+ Các sách, tap chí, tài liệu khoa học về vẫn đề GDTC trong trường học các

câp.

Trang 16

+ Các kêt quả nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài

nước liên quan đến GDTC trong nhà trường các cấp.

Nguồn tư liệu chủ yếu thu thập từ thư viện Trường Đại học TDTT Bắc

Ninh, thư viện Viện khoa học TD TT Các tài liệu chuyên môn có liên quan được

lay từ các nguồn tài liệu khác nhau Đây là sự tiếp nối bổ sung những luận cứ khoa hoc va tìm hiểu một cách triệt dé những vấn dé liên quan đến biện pháp

nhăm nâng cao hiệu quả giáo dục thê chât.

- Phương pháp phỏng vấn: Quá trình nghiên cứu sử dụng cả phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp phỏng vẫn gián tiếp.

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được tiến hành trên các giảng viên hiện đang làm công tác GDTC tại trường Đại học Luật Hà Nội dé tìm hiểu các van đề về thực trạng công tác GDTC tại nhà trường.

+ Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: Sử dụng phiếu hỏi trên đối tượng là

các chuyên gia và các cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy trong ngành giáodục và TDTT.

- Phương pháp quan sát sư phạm: Đề tài tiễn hành quan sát giờ học môn GDTC của SV trường Dai học Luật Hà Nội để tìm hiểu về cơ sở vật chất, các môn thể thao được yêu thích, nội dung và hình thức giảng dạy môn học GDTC thường được sử dụng từ đó đánh giá thực trạng công tác GDTC và tìm hiểu các van đề nghiên cứu của dé tài.

- Phương pháp kiểm tra sư phạm: Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra, đánh giá trình độ thé lực của đối tượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài Việc đánh giá xếp loại thé lực HS, SV dựa trên 05 nội

dung, cụ thể là: Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao

(XPC), Chay con thoi 4x10m, Chạy tùy sức 5 phút và được thực hiện theo quyết định số 53/2008/QD-BGDDT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Là phương pháp được sử dụng trong

quá trình nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình môn học GDTC tại

Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 17

Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong thời gian 9 tháng trên đối tượng thực nghiệm, và được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm

so sánh song song dé so sánh kêt quả trước và sau thực nghiệm.

- Phương pháp toán học thống kê: phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài Trong quá trình xử lý các số liệu đề tài, các tham số và các công thức toán thong kê truyền thống được trình bày trong cuốn “Do lường thé thao”, “Những cơ sở của toán học thông kê”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối twong nghiên cứu:

Chủ thể nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao thé lực của SV Trường Đại

học Luật Hà Nội thông qua hoạt động GDTC.

Khách thê nghiên cứu:

- 09 Giáo viên GDTC, 30 cán bộ - giảng viên được tham van y kién

- Số lương SV được điều tra thực trạng thé lực là 200 SV của khóa đại học

40 và 41

- Số lượng SV tham gia chương trình thực nghiệm: gồm 131 SV khóa 42,

được chia thành 2 nhóm Nhóm thực nghiệm là 65 SV (32 nam và 33 nữ) và

nhóm đối chứng là 66 SV (34 nam và 32 nif) )

4.2 Pham vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng thé lực của SV hệ chính quy Trường Đại học Luật

Hà Nội

Mức độ đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục

và Đào tạo

5 Nội dung nghiên cứu

- Chuyên dé 1: Tổng quan về van đề nghiên cứu

+ Khái quát những quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về công tác GDTC và thể thao trong các nhà trường.

+ GDTC - yếu tố không thể thiếu trong đào tạo phát triển toàn diện của SV

các trường đại học.

Trang 18

+ Các chi tiêu thé lực là một trong những nội dung cơ ban dé đánh giá chất

lượng GDTC

+ Đặc điểm tâm sinh ly lứa tuôi SV

- Chuyên đề 2: Thực trạng thể lực và nguyên nhân ảnh hưởng đến trình độ thể lực của SV Trường Đại học Luật Hà Nội

+ Thực trạng thé lực của SV Trường Đại học Luật Hà Nội

+ Nguyên nhân ảnh hưởng đến trình độ thể lực của SV Trường Đại học

Luật Hà Nội

- Chuyên đề 3: Biện pháp nâng cao thể lực của SV Trường Đại học Luật

Hà Nội thông qua hoạt động GD TC

+ Cơ sở xây dựng biện pháp nâng cao thé lực của SV trường Dai học Luật

Hà Nội.

+ Xây dựng biện pháp nâng cao thể lực của SV Trường Đại học Luật Hà

Nội thông qua hoạt động GDTC.

+ Xác định các Test đánh giá thé lực cho SV trường Dai hoc Luật Ha Nội + Nội dung đánh giá, xếp loại thê lực cho SV trường Đại học Luật Hà Nội + Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao thê lực cho SV trường Đại học

Luật Hà Nội.

Trang 19

PHAN THỨ HAI: BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NANG CAO THE LỰC CUA SINH VIEN THONG QUA HOAT DONG GIAO DUC THE CHAT

1.1 Một số khái niệm liên quan * Thể lực

Thể lực là khả năng lặp lại những nỗ lực vận động với điều kiện mệt mỏi tối thiểu Ví dụ trong môn Bóng đá, Bóng rổ, bóng chuyên hay nhiều môn khác Tuy theo đặc điểm vị trí trên sân mà vận động viên phải đảm bảo lặp đi lặp lại

những động tác/nô lực vận động với độ mệt mỏi tôi thiêu nhờ có Thê lực.

Thể lực còn hiểu là sức lực của cơ thé, biểu hiện qua các tố chất thé lực Tố chất thể lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con người Các tố

chất thể lực của con người gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và

khéo léo Tố chất thé lực thường được thé hiện trong khi làm động tác và phụ thuộc vào cấu trúc của động tác Ngoài ra, việc thé hiện các tố chất còn phụ thuộc trạng thái người tập và điều kiện thực hiện Các tố chất như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm déo là những yếu tố mang tinh năng lượng (vì phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp năng lượng) còn khả năng phối hợp vận động (khéo léo) là một yếu tố mang tính thần kinh — cơ (vì chủ yếu liên quan đến sự điều khiển của hệ thần kinh — cơ) Hai thuật ngữ tố chất thé lực và tô chất vận động tương đồng về nghĩa vì cùng phản ảnh những nhân tố, những mặt tương đối khác nhau của thé lực con người Tuy nhiên, khi nói tố chất vận động là muốn nhân mạnh mặt điều khiến động tác của hệ thần kinh trung ương Khi nói tô chất thé lực là muốn nhẫn mạnh đến đặc trưng sinh học của cơ thê !

* Chuẩn bị thể lực

Theo tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn khái niệm Chudn bị thể lực

theo nghĩa hẹp, cũng tương tự với thuật ngữ GDTC Nhưng khi dùng thuật ngữ

chuẩn bi thé lực, người ta chủ yếu muốn nhẫn mạnh tới phương hướng, mục

đích thực dụng, cụ thể cho một hoạt động nào đó trong cuộc sống Đề nhắn

mạnh tới phương hướng mục đích của GDTC trong trường Đại hoc, chuẩn bị thé

' Xem: Lưu Quang Hiệp (2000), Y học TDTT,NXB TDTT, Hà Nội.tr.23.

Trang 20

lực được Vũ Đức Thu khái niệm: Chuẩn bi thé lực là một nội dung của quá trình GDTC, đây là hoạt động chuyên môn hóa nhăm chuẩn bị thé lực cho con người

^ ^ ` 2 ^ A A 1

hoc tập, lao động va bảo vệ Tô quôc

Chuẩn bị thé lực là một hoạt động chuyên môn dé phat triển và bôi dưỡng thể lực cho con nguoi, nham dat duoc những mục dich nhất định đã đề ra Xuất phát từ quan điểm này các tác giả phân chia chuẩn bị thé lực dưới các dạng cụ thể: Chuẩn bị thê lực chung, chuẩn bị thé lực chuyên môn.

* Trình độ thể lực

Theo Lê Van Lâm: Trình độ thé lực hay còn gọi là trình độ đào tạo thé lực, là mức độ phát triển về sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo và các tố chất của con người dưới tác động của GDTC và huấn luyện thé thao”

Tác giả Nguyễn Mậu Loan đưa ra khái niệm: Trình độ thể lực là kết quả của việc chuẩn bị thé lực biểu hiện ở năng lực hoạt động cơ bản đã đạt được và ở các kỹ xảo vận động đã hình thành cần thiết cho một hoạt động nhất định hoặc giúp cho việc nắm vững hoạt động đó”

Qua các khái niệm nêu trên, có thé thay rang trinh d6 thé luc duoc cac tac giả quan niệm không đồng nhất, xuất phát từ những góc độ khác nhau Điều đó cho thay sự đa dạng về khái niệm này Những biển đổi tương ứng về mọi mặt (hình thái, chức năng) trong quá trình GDTC và huấn luyện thê thao được coi là những yếu tổ đánh giá trình độ thé lực Trình độ thé lực biểu hiện dưới hai dang: trình độ thể lực chung và trinh độ thể lực chuyên môn Mỗi loại bài tập thể chất khác nhau, sẽ phát triển và hình thành những trình độ thể lực khác nhau.

Từ các kết quả đã phân tích có thể xác định ràng: Trình độ thể lực là những biến đôi thích nghi về mặt sinh học của cơ thé con người, được hình thành và phát triển trong quả trình GDTC, huấn luyện thể thao và được biểu hiện bên ngoài ở tố chất thể lực và năng lực vận động cao hay thấp.

* Thể chất

Theo Nôvicốp A.D, Matveep L.P: “Thể chat là thuật ngữ chi chất lượng của cơ thể con người Đó là những đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ thê được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau ' Xem: Vũ Đức Thu (1998), “Cơ sở khoa học sư phạm nhằm hoàn thiện công tác thé thao trong các trường đại

học Việt Nam”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo duc sức khỏe thé chất trong nhà trường các cap, Nxb

TDTT, Hà Nội.

? Xem: Lê Văn Lam (2004), GDTC ở một số nước trên thé giới, Nxb TDTT, Hà Nội.

3 Xem: Dao Hùng, Nguyễn Mậu Loan (1997), Ly’ luận và phương pháp GDTC - NXB Giáo dục

Trang 21

theo qui luật sinh học Thể chat được hình thành và phát triển đo bẩm sinh di

x X ~ PA PA iS 7 ^ 1

truyén và những điêu kiện sông tác động”

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: “Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người Đó là những đặc trưng tương đối 6n định về hình thái và chức năng của cơ thé được hình thành và phát triển do bam sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện)” ” Các tác giả cho rằng: thể chất bao gồm hình thái (thể hình), chức năng và năng lực vận động.

Theo Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành: Thể chất là chỉ chất lượng của cơ thé Đó là những đặc trưng tương đối ồn định, có tính tong hợp bao gồm các yêu tố về hình thái cơ thể, chức năng tâm — sinh lí và tố chất thé lực được biểu hiện trên cơ sở di truyền và hậu dưỡng”

* Phát triển thể chất

Theo Nôvicốp A.D, Matveep L.P: “Phát triển thé chất của con người là quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thé con người

RK 2 ^ RK Lá ^ kả + 4

trong suôt cả cuộc sông cá nhân của nó”

Tuy nhiên theo Matveep L.P phát triển thể chất của con người còn phụ thuộc vào các điều kiện sống và hoạt động của con người (điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất, giáo dục, lao động, sinh hoạt ) và do đó sự “phát triển thể chất của con người là do xã hội tác động và tác động ở mức độ quyết định”

Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Phát triển thé chat là quá trình

biên đôi và hình thành các thuộc tính tự nhiên về hình thái và vê các mặt chứcnăng của cơ thê con người trong quá trình cuộc sông xã hội và cá nhân của conngười Sự phát triên thê chât phụ thuộc vào những qui luật khách quan của tự

nhiên: qui luật thông nhất giữa cơ thé với môi trường sống, qui luật tác động qua

! Xem: Novicốp A.D, Mátveep L.P (1990), Ly’ udn và phương pháp GDTC (Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lam

dich), tập 1 và tập 2, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.10, tr.28

? Xem: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), 7 luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.183 Xem: Lê Van Lam, Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình TDTT trường học, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.295.* Xem: Novicốp A.D, Mátveep L.P (1990), 1ý luận và phương pháp GDTC (Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lam

dịch), tập 1, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.4.

Š Xem: Novicốp A.D, Mátveep L.P (1990), Ly ludn và phương pháp GDTC (Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lim

dich), tập 2, Nxb TDTT, Hà Nội, 296

Trang 22

lại giữa sự thay đôi chức năng và câu tạo của cơ thê, qui luật thay đôi dân dân về

oo |

sô lượng va chat lượng cua cơ thê

Theo Trịnh Trung Hiếu, Phát triển thể chất là quá trình hình thành và thay đối hình thái và chức năng sinh vật học của cơ thể con người; quá trình đó xảy

re 2 2 kì PN oA A x x A ` Fr 2

ra dưới ảnh hưởng của điêu kiện sông, mà đặc biệt là giáo duc

Theo Lưu Quang Hiệp và cộng sự, Phát triển thé chất chính là một tô hợp các tính chất, hình thái và chức năng chức phận của cơ thể qui định khả năng hoạt động thé lực của cơ thé °

* GDTC

Thuật ngữ GDTC có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều nước O nước ta, do bắt nguồn từ gốc Hán — Việt nên cũng có người gọi tắt GDTC là thé dục theo nghĩa tương đối hẹp Vì theo nghĩa rộng của từ Hán — Việt cũ, thé duc còn có nghĩa là

Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT Nhưng chínhxác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng

rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục — giáo dưỡng chung (chủ yếu trong nhà trường)”

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ

a 4 Lệ AK A ^ * As 5

định các tô chat vận động của con người”

Luật Thể dục, Thể thao quy định tách biệt rõ ràng khái niệm về GDTC và thé thao trường học: “GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn

! Xem: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo duc học, Nxb Giáo dục, TP.HCM, tr 56.

? Xem: Trinh Trung Hiếu (2001), 1ý luận và phương pháp TDTT trong nhà trường, Nxb TDTT, Hà Nội, tr 3.3 Xem: Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thủy, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà

Nội, tr 27.

* Xem: Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch (2011), 244 tinh huống giải đáp những van đề cot yếu trong công tácquản lý — đào tạo — phát triển ngành TDTT, Nxb Lao động, Hà Nội.tr.28.

> Xem: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tén (2000), Ly /„ận và | phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội tr.22° Xem: Luật Thể đục, Thể thao (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Trang 23

Từ các nội dung trên cho thay “khái niệm về GDTC” theo như quy định trong Luật Thể dục, thé thao là chặt chẽ và đầy đủ hơn cả Nội dung này vừa là quy định nhưng cũng có thé được hiểu là một khái niệm về GDTC.

1.2 Vị trí và vai trò của giáo dục thể chất trong việc nâng cao thể lực

cho người học

1.2.1 Vị trí và vai trò của giáo dục thể chất trong trường học

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, đã chỉ rõ “Qui định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học” Điều đó đã khăng định vị trí và vai trò của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước — lực lượng lao động mới quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong thế kỷ 21; Luật giáo dục (2005), Luật thé dục, thé thao (2006)', khang định sự quan tâm của Dang va Nha nước đối với su nghiệp phát triển TDTT trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao Tuy nhiên, thông qua đó đã cho thay GDTC trường học chưa phát triển tương

xứng với trọng trách được giao phó, chưa đáp ứng được kỳ vọng của toàn xã hội

và của HS, SV So với các loại hình TDTT khác, GDTC và thê thao trường học có những ưu thế tuyệt đối:

Tính đến nay cả nước có khoảng 25 triệu HS, SV dang học tập tại các nha trường từ tiểu học đến đại học Là lực lượng thanh thiếu niên đang thực hiện chế độ GDTC bắt buộc của nền giáo dục quốc dân Đó chính là điều kiện cho phép mở rộng, phát huy vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của công tác TDTT nói chung, GDTC trường học nói riêng Với gần 30.000 trường phổ thông các cấp được phân bồ tới từng xã, phường trên lãnh thổ đất nước đã cho thay sức lan toa và sự ảnh hưởng của GDTC trường học trong cộng đồng dân cư và trong mỗi gia đình Đó chính là điều kiện để GDTC trường học đón nhận sự quan tâm và

SÃ, on 2 é ~ ^ +2

tạo điêu kiện của toàn xã hội“.

GDTC là môn học bắt buộc duy nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiễn hành đào tạo từ nhà trường mẫu giáo đến đại học, điều đó không chỉ ' Xem: Luong Kim Chung (1998), “Suy nghĩ về phát triển thé chất đối với nguồn lao động tương lai”, Tuyén tậpnghiên cứu khoa học giáo duc sức khỏe thé chất trong nhà trường các cáp, Nxb TDTT, Hà Nội, tr 14-20.Xem: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Xem: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2005), Ludt giáo duc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Xem:Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Ludt thé duc, thé thao, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.? Xem: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT Hà Nội.Xem: NguyễnToán (2013), Khảo luận về TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

Trang 24

khẳng định vị thế của môn học trong công tác giáo dục toàn diện đối với thế hệ

trẻ, mà còn là điều kiện để GDTC trường học tác động có chủ đích, có kế hoạch và khoa học đến từng giai đoạn phát triển của nhi đồng và thanh thiếu niên Việt

Đối với HS, SV, GDTC không chỉ là môn học, mà còn là nội dung, hình

thức và phương tiện hoạt động trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà

trường: là nội dung và phương thức để nhà trường các cấp triển khai các hoạt động giáo dục HS GDTC trường học thực hiện chức năng giao tiếp và liên kết trong giáo dục HS, SV, tạo ra bầu không khí thân thiết và hiéu biết lẫn nhau giữa các HS, giữa các nhà trường: truyền tải những giá trị chân chính của TDTT đến

từng HS, SV, thông qua đó giáo dục ở các em những tư tưởng, tình cảm và nhân

cách của con người mới xã hội chủ nghĩa; góp phần giáo dục và phát triển thị hiếu, thâm mỹ cho HS, SV.

Trong tiến trình thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và nhà nước, những lợi thế nêu trên của GDTC trường học đã khăng định trường học là

địa bàn chiến lược và HS, SV là lực lượng quyết định sự thành công của sự

nghiệp xã hội hóa TDTT trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, GDTC trường học còn bộc lộ một số tồn tại cơ bản, hạn chế tính

hiệu quả trong quá trình giáo dục HS, SV nói chung và trong GDTC nói riêng

Đối với các nhà trường đại học và cao đăng, GDTC chưa thực sự gan lién

với nhu cau phát triển năng lực nghề nghiệp của SV, nội dung chương trình và hình thức tổ chức đào tạo chưa lôi cuốn va phát huy được tính tích cực, tự giác

của họ trong quá trình học tập và rèn luyện.

Về cơ bản, nội dung môn học GDTC trong trường học được thiết kế và xây dựng chưa xuất phát từ điều kiện sức khỏe, giới tính, năng lực sở trường và trình độ thé luc của HS, SV; người học không có nhiều lựa chọn đối với môn thê thao và hình thức tập luyện phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân; tiêu chí kiểm tra, đánh giá được xác định mang tính đồng loạt (ngoài nhóm sức khỏe yếu), vì vậy đối với không ít HS, SV, môn học GDTC trở thành “gánh nặng”

trong quá trình học tập.

Trong hơn quá trình xây dựng và phát triển Đảng, Nhà nước, luôn coi phát triển sự nghiệp TDTT là một bộ phận quan trọng thuộc chính sách xã hội Do

Trang 25

đó, công tác TDTT có hiệu quả tích cực trong việc nang cao sức khoẻ của nhân

dân, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, đây lùi tệ nạn xã hội Các quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua các văn kiện Nghị quyết đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển TDTTnham nâng cao sức khỏe, thé lực, góp phan nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt

Nam; góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại

của Dang và Nhà nước".

Các quan điểm của Đảng về phát triển TDTT là những định hướng cơ bản dé xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp thé dục, thé thao đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội các mối quan hệ nội tại của TDTT Vì vậy, đó chính là các cơ sở để lựa chọn, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trong một thời kỳ tương đối dài

1.2.2 Nội dung giáo dục thể chất trong trường học

GDTC là quá trình sư phạm nhằm giao dục và dao tao thé hé tré, hoan thién về thé chat và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ GDTC

là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động

tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người GDTC bao gồm dạy học động tác và giáo dục các tố chất thé lực Dạy học động tác là nội dung cơ bản của của quá trình giáo dưỡng thê chất Đó là quá trình tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển động tác, vốn kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn Còn giáo dục các tố chất thể lực là sự tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất đảm bảo năng lực vận động.

Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng này của GDTC gắn liền với trí

dục, đạo đức, mỹ dục và giáo dục lao động Thông qua GDTC, hình thái và chức

năng các hệ cơ quan trong cơ thể được tác động, thay đổi và từng bước hoàn thiện, các tố chất thé lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động được hình thành, năng lực

' Xem: Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 10/5/2008 về việc phê duyệt chương trình

phát triển TDTT ở xã, phường, thị tran đến năm 2010.

Xem: Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 2198/QĐ-TTg ngày 3/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.

Trang 26

vận động được đảm bảo GDTC trường học bao gồm GDTC nội khóa và hoạt động thé thao ngoại khóa'.

1.2.2.1 Giáo dục thể chất nội khóa

Giờ học TDTT trong các trường học các cấp hoặc các budi huấn luyện thé thao trong các trường năng khiếu thé thao chính là hiện thân của giờ học GDTC nội khóa (hay còn gọi là GDTC chính khóa) Đây là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiễn hành theo kế hoạch trong nha trường các cấp Ban thân giờ học GDTC nội khóa có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội Thông qua việc học tập các bài tập thé duc, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết dé phát triển cơ thé một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực pháp quy), đối tượng chuyên

môn.Nhiệm vụ trọng tâm của giờ học GDTC nội khóa là trang bị tri thức chuyên

môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống và cho thể thao Trong các trường học, giờ học thé chất nội khóa có ưu điểm là được tổ chức chặt chẽ theo thời khóa biểu trên sân tập hoặc trong nhà tập, ở bê bơi dưới sự điều khiển của giảng viên hoặc huấn luyện viên theo một kế hoạch giảng dạy chung, thống nhất và có tính đến là HSSV cùng lứa tuổi và trình độ học vẫn với số lượng ôn định Các hoạt động vận động với nội dung chủ yếu là gồm các bai tập được quy định trong chương trình.

Giờ học GDTC nội khóa có thé được chia thành ba phan: chuan bi, co ban

và kết thúc Ban chất của việc xây dung cấu trúc giờ hoc hop lý là xác định trật tự giải quyết nhiệm vụ sư phạm phù hợp với các trạng thái khả năng hoạt động thể lực của người học và từng bước phát triển lên mức cao hơn, nhằm mục đích tổ chức giao lưu trong các cộng đồng dân cư, giữa các trường chủ yếu ở các môn điền kinh, thể dục và các môn bóng”.

1.2.2.2 Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

Hoạt động TDTT ngoại khóa có vi tri quan trọng trong giáo dục và trong

TDTT trường học nói chung và trong hệ thống giáo dục dao tao đại học nói chung Các hoạt động ngoại khóa cùng với các hoạt động dạy học cầu thành một

' Xem: Bộ Giáo dục và Dao tao (2001), Quyết định số 14/2001/OD- BGDĐT ngày 3/05/2001 về việc ban hànhquy chế GDTC và y té trường học.

“ Xem: Dương Nghiệp Chí, Vũ Thái Hồng (2006), “Xây dựng thiết chế sự nghiệp TDTT cơ sở”, Tap chí khoa

học TDTT,(7), Viện Khoa học TDTT, tr.12.

Trang 27

cấu trúc giáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục Vì thế, hoạt động TDTT ngoại khóa là một bộ phận cầu thành quan trọng của TDTT trường đại học, là con đường trong yếu để thực hiện mục đích,

nhiệm vụ của TDTT trường học Do đó, không có TDTT ngoại khóa, thì TDTTtrường học cũng không hoàn chỉnh.

Là hoạt động TDTT tự nguyện có tô chức được tiễn hành ngoài giờ chính khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuôi và sức khỏe của HS, SV Hoạt động TDTT ngoại khóa rất đa dạng bao gồm hoạt động TDTT được quy định trong giờ giải lao, huấn luyện đội tuyên của trường pho thông, tập luyện trong các CLB TDTT, các hoạt động thi đấu thê thao.Hoạt động TDTT ngoại khóa có thể thỏa mãn nhu cầu tham gia hoạt động TDTT của SV, thực hiện quyền VUI chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao, thúc đây cho sự phát triển nhân cách toàn diện, hình thành chế độ lao động - nghỉ ngơi khoa học, phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ dục, làm phong phú sinh hoạt nghiệp vụ của SV!

Các buôi tập ngoại khóa có cau trúc don giản và nội dung hẹp hon giờ học chính khóa, đòi hỏi ý thức tự tập luyện, tinh thần độc lập sáng tạo cao Nhiệm vụ

cụ thé và nội dung buổi tập ngoại khóa phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá

nhân, của một bộ phận HS, SV có nhu cầu ham thích tập luyện TDTT trong thời gian nhàn rỗi để qua vận động tập luyện giúp nâng cao chất lượng giờ học nội khóa góp phần phát triển năng lực, thể chất toàn diện và nâng cao thành tích thể

thao cho HS, SV

G1ờ học ngoại khóa nhằm củng cô và hoàn thiện các bài học nội khóa, được tiến hành vào giờ tự học của SV dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên hoặc tự tập luyện tự do Ngoài ra, còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học còn có: Luyện tập trong các CLB, các đội đại biểu từng môn thé thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hang ngày, TDTT buổi sáng, giờ tự tập luyện của HS, SV, phong trào tự rèn luyện thân thể Như buổi tập nội khóa, cau trúc budi tập ngoại khóa phải đảm bao co thể dần dần bước

! Xem: Lê Văn Lam, Vũ Đức Thu (2000), Thue trang thể chất của HS, SV Việt Nam trước thêm thé kỷ 21, Nxb

TDTT, Hà Nội _

Xem: Lê Văn Lam, Pham Xuân Thanh (2008), 7777 truong học, Nxb TDTT, Hà Nội.

Trang 28

vào hoạt động điều kiện tốt nhất dé thực hiện phần cơ bản và phần kết thúc của buổi tap!

Do nội dung buôi tập ngoại khóa có sự khác biệt, nên cách tô chức tập

luyện có đặc trưng riêng.Hoạt động ngoại khóa với chức năng động viên hấp dẫn nhiều người hơn tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thé tham gia cô vũ phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thé.

Mục đích của tập luyện TD TT ngoại khóa tô chức trong thời gian nhàn rỗi của HS, SV có nội dung: giáo dục những hiểu biết và những kiến thức sử dụng tự giác các phương tiện GDTC khác nhau trong đời sống và hoạt động hàng ngày Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau giúp cho HS, SV nắm được nội dung trong chương trình học tập về TDTT, chuẩn bị cho họ thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, ngoai ra giúp hoàn thiện các nội dung thé thao vận

động tự chọn.

Tập luyện TDTT ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện, nhằm tăng cường vận động dé củng cô sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thé và chữa bệnh, đồng thời giáo dục các tô chất vận động và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động

G1ữa hình thức tập luyện nội khóa và ngoại khóa có mối liên hệ lẫn nhau Tập luyện ngoại khóa giữ vai trò, vị trí quan trọng là b6 xung và củng cố hiệu qua công tác giáo dục thé thất trong nhà trường và góp phan tạo nếp sống vận động và rèn luyện thân thé, lành mạnh, sôi nôi, phong phú vui tươi, lạc quan, loại bỏ được cuộc sống trồng rong vô vi, chơi bời lêu long của một số HS, SV trong thời gian nhàn rỗi, nhất là HS, SV thành thị Việc kết hợp tốt giữa tập

luyện TDTT nội khóa với ngoại khóa, giúp cho con người vận động có sức khỏe

phát triển, có thân hình đẹp và tạo điều kiện nâng cao thành tích học tập của HS, SV’

VỊ trí cua hoạt động TDTT ngoại khoá: Hoạt động TDTT ngoại khoá có vitrí quan trọng trong giáo dục và TDTT trường học Các hoạt động ngoại khoá

kết hợp cùng với các hoạt động dạy hoc cau thành một cấu trúc giáo dục trường

' Xem: Trương Anh Tuan (2009), “Tăng cường sự lãnh đạo của Dang đối với công tác TDTT trường học”, Ban

din khoa hoc đào tạo và huấn luyện thé thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số 1, tr.10.

* Xem: Nguyễn Đức Thành (2013), Nghiên cứu xáy dựng nội dung và hình thức tổ ki hoạt động TDTT ngoại

khóa của SV một số trường đại học ở Tp Hô Chí Minh, Luận án tiễn sĩ Giáo duc học, Viện khoa học TDTT.

Trang 29

học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục TDTT ngoại khoá cùng với GDTC nội khóa là một thé thông nhất của TDTT trường học và song song tôn tại, hỗ trợ, bỗổ sung cho nhau không thé thiếu mặt nào Trong quá trình tổ chức tập luyện thé thao còn có thé giải quyết có hiệu quả các nhiệm vu: tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và hài hòa; giáo dục tố chất thé lực và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong sinh hoạt và lao động; trang bị những tri thức cần thiết để thực hành TDTT trong lao động và đời sống hàng ngày; hình thành thế giới quan duy vật, sự giác ngộ về chính trị, giáo dục

chủ nghĩa yêu nước, ý thức tập thé , đào tạo lực lượng hậu bị cho đội tuyên.

Như vậy có thé đúc kết lại, trong khâu tổ chức, hướng dẫn TDTT ngoại khoá cần nam rõ đặc điểm phát triển tâm sinh lý đối tượng SV (lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, chuyên ngành, nhu cầu, sở thích thé thao ), Các điều kiện cần và đủ để

thực hiện công tắc này

Cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau đây: Phù hợp với xu hướng phát triển chung và đạt hiệu quả thực tiễn; Đáp ứng nhu cầu, sở thích của đối tượng; Tự nguyện, tự giác Có chương trình, kế hoạch cụ thể và có thể lỗng ghép khoa học giữa tập luyện và thi dau phong trào; Xã hội hóa công tác TDTT ngoại khoá, đảm bảo tính phố thông đại chúng.

Mục đích của tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa: Nham thỏa mãn nhu cầu vận động của HS, SV: Trong suốt những năm học phổ thông, HS chỉ được

có khoảng 700 giờ học TDTT nội khóa, trong khi đó thời gian tập luyện TDTT

ngoại khoá nhiều gấp bội Vận động là nhu cầu cơ bản nhất của HSSV vì thế, phải có đủ sân bãi, phòng tập TDTT là điều kiện không thé thiếu dé thành lập một trường học đủ chuẩn.

Thỏa mãn nhu cầu vận động cũng là tiêu chí tiên quyết khi phụ huynh lựa

chọn trường học cho con em họ Thực tế cho thấy, việc học GDTC nội khóa mỗi

tuần chi một buổi (2 - 3 tiết) và thực hiện nhanh chóng trong 2 - 3 học kỳ là chưa đáp ứng nhu cầu vận động, rèn luyện thê chất của HSSV Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo: Giảm hoạt động thé chat và chương trình GDTC trong trường học là một xu hướng đáng báo động trên toàn thế giới[100].

Các điều kiện đảm bảo cho phát triển thé thao trường học rất cần sự ủng hộ của Ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng các trường đại học qua việc đầu tư kinh phí cho hoạt động TDTT ngoại khoá; Cac điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi,

Trang 30

phòng tập, trang thiết bị phục vụ TDTT ngoại khoá; Đội ngũ cán bộ, giảng viên TDTT đủ, có năng lực chuyên môn tốt và có tâm huyết với phong trào; SV có

nhận thức đúng đắn và có nhu cầu lớn về TDTT ngoại khoá và sự hỗ trợ và phối

hợp đồng bộ giữa các tô chức xã hội, các hiệp hội, liên đoàn thé thao.

Ngoài các điều kiện trên, để TDTT ngoại khoá phát triển thuận lợi không thể không kê đến vai trò của Doan Thanh niên, Phong công tác chính trị HS, SV, Hội thé thao trường, Hội thé thao Dai hoc và chuyên nghiệp khu vực, Hội thé thao Đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, Hội SV, các Liên đoàn thé thao và một số doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà tài trợ

Chính các tổ chức này đã đứng ra hoạch định, huy động kinh phí, tô chức các giải đấu cấp khu vực và quốc gia hang năm cho HSSV.

1.3 Đặc điểm phát triển thể lực của sinh viên

Thể lực là một trong những nhân tổ quan trọng, quyết định đến hiệu qua hoạt động của con người Thé lực của con người bao gồm năm tố chất sau: sức

mạnh, sức nhanh, sức bên, năng lực phôi hợp vận động, mêm dẻo.Sức mạnh:

Sức mạnh cơ có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tô chức xuong - co, su phat triển của hệ thống dây chang khớp, tức là phụ thuộc vào hệ van động Nó còn được quyết định bởi năng lực khống chế, điều hòa các cơ Trong tudi trưởng thành, sự phát triển của các nhóm cơ là không đều nhau nên tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi Trong đó sức mạnh của các cơ duỗi phát triển nhanh hon sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn các cơ ít hoạt động, ở độ tuôi SV thì sức mạnh cơ bắp mới thực sự phát triển nhịp độ cao có tính chất đột biến Việc giáo dục tố chất sức

mạnh có ý nghĩa to lớn trong công tác GDTC ở các trường đại học Khả năng

phối hợp động tác của con người không thể hoàn thiện nếu thiếu t6 chất sức mạnh Tập luyện sức mạnh kích thích sự tích cực các hệ thống cơ quan của cơ thể, là cơ sở nâng cao hoàn chỉnh các tố chất vận động khác Nhiệm vụ chung của quá trình rèn luyện sức mạnh nhiều năm là phát triển toàn diện, đảm bảo khả

năng phát huy cao sức mạnh trong các hình thức vận động khác nhau.Sức nhanh:

Trang 31

Sức nhanh là một t6 chất vận động được đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ động tác đơn lẻ Trong hoạt động thé lực, tốc độ biéu hiện một cách tổng hợp Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đồi rõ rệt trong quá trình phát triển Nếu được tập luyện, tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn.

Sức bền:

Sức bên là năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong hoạt động kéo dài Sức bền phát triển đến 22 tuổi mới đạt đến đỉnh cao, sức bền có liên quan đến chức năng hệ thống tuần hoàn, hô hấp va kha năng 6n định của cơ thé Tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong cả các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực Sức bền ưa khí phát triển mạnh ở lứa tuổi SV, trong khi sức bền yém khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 12 - 17.

Khéo léo:

Tố chất khéo léo thé hiện kha năng điều khiển các yếu tố thé lực, không gian, thời gian của động tác Một trong yếu tố quan trọng của khéo léo là định hướng chính xác trong không gian Khả năng này phát triển cao nhất từ 7 - 10 tuổi Từ 10 12 tuổi khả năng này 6n định và 14 15 tuổi giảm xuống Đến 16

-17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt đến mức người lớn.

Đê phát triên tô chât khéo léo cân phải tuân thủ các nguyên tắc và biệnpháp cụ thê, căn cứ vào trình độ tập luyện, thường xuyên nâng cao yêu câu mới,

tạo nên sự kích thích mới đối với cơ thé dé đạt được trình độ thích ứng cao hơn Mềm dẻo:

Tổ chất mềm dẻo là góc độ hoạt động của các khớp của cơ thể con người, no là khả năng kéo dài của dây chang và cơ bắp Độ mềm dẻo không phat triển đồng đều theo sự phát triển của lứa tuôi Độ linh hoạt của độ duỗi cột sống Ở nam tuôi 7 - 14 nâng cao rõ rệt Khi lớn lên, sự phát triển chậm lại Test kiểm tra lớn nhất độ mềm dẻo của nam lúc 15 tuổi Độ linh hoạt được nâng cao tới 12 -13 tuổi; biên độ khớp hông lớn nhất 7 - 10 tuổi sau đó độ mềm dẻo phát triển

Các bài tập mêm dẻo cân được phôi hợp với các bài tập củng cô các khớp,

dây chẳng, cơ bắp, tập luyện thường xuyên liên tục và có hệ thống

Trang 32

1.4 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kiểm tra thể lực ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Tiêu chuân rèn luyện thân thê và kiêm tra thê lực ở một sô nước

trên thé giới

* Tiêu chuẩn rèn luyện thân thé HS hệ 12 năm của nước My

Tiêu chuẩn Quốc gia & Kết qua theo trình độ phân cấp học đối với GDTC HS hệ 12 năm của Mỹ được thiết kế làm công cụ cho các nhà GDTC ở các cap’ (Shape, Mỹ 2014) là cuốn sách cung cấp hướng dẫn về lập kế hoạch môn học, thiết kế các buôi tập và các bài giảng, theo dõi sự tiến bộ của HS trên lớp và các

mặt khác nữa.

Mục tiêu của GDTC là phát triển thể chất cho cá nhân con người, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và sự tự tin dé tận hưởng một cuộc đời hoạt động thể

Kết quả ở mỗi cấp được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn với các mức độ nắm

bắt, thực hiện các kỹ năng vận động cũng như nhận thức vê ý nghĩa, tác dụng

của vận động đôi với sức khỏe, đông thời biệt vận dụng xây dựng các chương

trình tập luyện cho bản thân mình:

» Tiêu chuân 1 Cá nhân có hiêu biệt vê mặt thé chat chứng tỏ năng lựctrong một loạt các kỹ năng vận động và mô thức vận động.

' Theo: www.shapeamerica.org

Trang 33

» Tiêu chuân 2 Cá nhân biệt áp dụng kiên thức vê các khái niệm, nguyêntac, các chiên lược và chiên thuật liên quan đên sự vận động và thành tích.

s Tiêu chuẩn 3 Cá nhân biết thé hiện những kiến thức va kỹ năng dé đạt được và duy trì mức độ tăng cường sức khỏe trong hoạt động thể chất và thể lực.

» Tiêu chuân 4 Cá nhân biét có trách nhiệm xã hội và hành vi cá nhân thêhiện sự tôn trọng bản thân và người khác.

¢ Tiêu chuẩn 5 Cá nhân nhận thức được giá trị của hoạt động thé chất vì sức khỏe, những niềm vui, những thử thách, tự thé hiện mình hoặc sự tương tác

~ ^*

xã hội.

` a ee , Z1

* Tiéu chuân rèn luyện thân thê của nước Trung Quoc

Từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, Đảng và Nhà nước

Trung Quốc rất coi trọng sức khoẻ của thanh thiếu niên, nhi đồng và tích cực day mạnh phong trào quan chúng rèn luyện TDTT Năm 1951, Bắc Kinh đã căn cứ vào kinh nghiệm của Liên Xô và tình hình thực tế của nhà trường Bắc Kinh là “Tiêu chuẩn rèn luyện thân thé mùa hè”, sau đó biên soạn "Tiêu chuẩn rèn luyện mùa đông” Dan dan từ đó ở Trung Quốc đã phát triển thành chế độ sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc”, có tính toàn quốc (gọi tắt là Lao vệ chế), tiếp theo đồi thành "Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thanh thiếu niên” và "Tiêu chuẩn rèn luyện thân thé quốc gia”.

Năm 1954 - 1963, thực hiện "Lao vệ chế” và đã có hơn 3 triệu người thường xuyên tham gia tập luyện, hơn 7 trăm ngàn người đã đạt tiêu chuẩn "Lao vệ chế” các cấp (gồm cấp2, cấp 1 và cấp thiếu niên) Từ năm 1964 đến 1973 "Lao vệ chế” đã đổi thành "Tiêu chuẩn rèn luyện thân thé thanh thiếu niên" (chi có tiêu chuẩn đạt).

Từ 1973 - 1991 lại đối thành "Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể quốc gia” va

trong thời gian đó đã có hơn 47 triệu người đạt.

Thực tiễn đã chứng minh: "Tiêu chuẩn rèn luyện thân thé" quốc gia là một chế độ rèn luyện có hiệu quả, góp phần tăng cường thể chất của nhân dân, có khả năng thích ứng với thực tiễn địa phương và các trường, phù hợp với đặc

' Xem: Lê Van Lam, Phạm Trọng Thanh (2000), 7: ong quan về GDTC ở một số nước trên thé gidi, Nxb TDTT,

Hà Nội.

Trang 34

diém tâm lý của quảng đại thanh thiêu niên, có tac dụng tích cực đôi với việc mở

rộng phong trào TDTT nhà trường, tăng cường thê chất cho đa số HS.

1.4.2 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kiểm tra thể lực của sinh viên ở

Việt Nam

Ở nước ta, trong thời kỳ 1955 - 1965 đã ban hành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tạm thời theo lứa tuổi cho SV các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp Ngày 24/6/1971 Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra chỉ thị số 14/TD-QS về việc thực hiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính và qui định SV tốt nghiệp đại học phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thê

cap II.

Dé đáp ứng được yêu cầu phat triển thé lực của SV phù hợp với giai đoạn

mới của đất nước Bộ Đại học và Trung học chuyên đã ra Quyết định số

203/QD-TDTT ngày 23/1/1989 và các văn bản pháp quy khác ban hành về nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo năm học, giới tính cho SV Nội dung của tiêu chuẩn đó bao gồm: chạy sớm xuất phát cao, chạy 1000m (nam), 500m (nữ), bật xa tại chỗ, năm sắp chống dây trên bục (nữ), co tay trên xà đơn (nam), treo, co tay và giữ trên xà đơn (nữ) yêu cầu SV phải đạt các nội dung tiêu chuẩn

theo từng năm học.

Năm 2008, Bộ Giáo dục va Dao tạo ban hành Quyết định số 53/2008/QD-BGDDT ngày 18/9/2008 về việc ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thê lực HS, SV Theo đó, hàng năm các cơ sở giáo dục và đào tạo phải tiễn hành đánh giá, xếp loại thể lực HS SV trên cơ sở thực hiện các test: lực bóp tay thuận (kG), nằm ngửa gập thân 30 giây (lần), bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m XPC (giây), chạy con thoi 4x10m (giây), chạy tùy sức 5 phút (m) Kết quả kiểm tra được xếp thành các loại tốt, đạt và không đạt.

Từ những nghiên cứu trên, có thé khang dinh van dé nang cao thé luc cho người Việt Nam nói chung va SV nói riêng là một van dé quan trọng trong chiến lược của Đảng và nhà nước ta nham giáo dục, dao tao con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và đó cũng là nhiệm vụ cấp thiết của ngành TDTT và các

trường Đại học, Cao đăng.

Trang 35

H NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THẺ LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

2.1 Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 2.1.1 Thực trạng giáo dục thể chất của sinh viên ở Trường Đại học Luật

Hà Nội

Các yêu tô được đề tài quan tâm là: Đội ngũ giáo viên; Hình thức tổ chức

dạy học của giáo viên; Nội dung chương trình GDTC; Kết quả học tập; Hoạt

động ngoại khóa của SV; Cơ sở vật chất * Về đội ngũ giáo viên:

Kết quả thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại trường Đại học

Luật Hà Nội được trình bày tai bảng 2.1

Bảng 1 Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại trường Đại học Luật

Qua bảng 1 cho thây: Tông sô đội ngũ giáo viên là 09 người, trong đó có 6 là thạc sĩ, 3 cử nhân, thâm niên công tác chủ yếu là dưới 10 năm và độ tuôi là dưới 40 Phần lớn giáo viên đều còn trẻ đây là một mặt hạn chế vì họ chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy Bên cạnh đó, sỐ lượng SV mỗi khóa của

trường hiện khoảng hơn 2200 SV, tỷ lệ SV/giang viên GDTC ở mức hon 220SV /Igiảng viên Day là một ty lệ cao lam cho mật độ day và cường độ làm việc

lớn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng GDTC cho SV.

* Vé hình thức tô chức dạy học của giáo viên:

Trang 36

Hình thức tô chức dạy học chủ yếu mà giáo viên Bộ môn GDTC Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn thường sử dụng là: Hình thức giảng dạy theo lớp và theo nhóm học tập (nhóm có định) chiếm tỷ lệ 100% Một số giáo viên còn sử dụng hình thức tổ chức dạy học phân nhóm theo trình độ khá, trung bình, yếu

kém hoặc hình thức dạy học phân nhóm theo giới tính trong cả giảng dạy nội

khóa và ngoại khóa (33% ở mức độ thường xuyên và 56% đến 11% ở mức độ ít sử dụng) Đặc biệt là hình thức tô chức dạy học theo nhóm không cô định thì cả 100% số giáo viên đều không sử dụng.

*Vé nội dung chương trình môn giáo dục thể chất

Chương trình được thực hiện với khối lượng 75 tiết đối với bậc đại học hệ chính quy Riêng đối với sinh viên sức khỏe yếu (theo chỉ định của bác sỹ và có xác nhận của bệnh viện cấp quận, huyện trở lên) nội dung chương trình môn giáo dục thé chất gồm các nội dung sau: Lý thuyết: 15 tiết; Thể dục: 30 tiết; Yoga: 30 tiết.

Với những sinh viên khác nội dung chương trình môn GDTC được thựchiện theo nội dung ở bảng 2

Bảng 2 Nội dung chương trình môn giáo dục thể chất của Đại học

Trang 37

Chương trình môn GDTC ở Trường Đại học Luật Hà Nội gồm 75 tiết đáp ứng yêu cầu theo Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khối lượng kiến thức mà người học cần tích lũy tối thiểu Được chia thành 2

phần học khác nhau, học liên tục trong 1 học kỳ đầu.

Tuy nhiên, với đặc điểm là một trường có tỷ lệ SV nữ tương đối đông trong khi phần tự chọn còn quá đơn điệu (chỉ có 4 môn) do vậy SV nhất là nữ ít có sự

lựa chọn.

* Về kết qua học tập môn GDTC cia SV:

Điểm môn học GDTC của SV trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm điểm lý thuyết và điểm thực hành được kiểm tra năm trong chương trình giảng dạy nội khóa của trường, có thang điểm quy định và cách thức đánh giá nội dung

học tập.

Chúng tôi tiến hành khảo sát điểm môn học GDTC của 200 SV hệ chính quy Khóa 40,41 Kết qua được trình bày ở bang 3

Bảng 3 Thống kê kết quả học tập lý thuyết và thực hành môn GDTC

của SV Trường dai học Luật Ha Nội (n=200)

Khóa Xắnlugi Biển lý thuyết Điểm thực hành

Qua bang 3 cho thay: Kết quả học tập SV của cả hai khóa ở cả nội dung ly thuyết và thực hành đều chủ yếu đạt loại trung bình (chiếm 47.6 - 61.9% và 51.6 - 62.1%) Điều này chứng tỏ kết quả học tập của SV còn thấp

* Về hoạt động TDTT ngoại khóa của SV

Trang 38

Đề đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường Dai học Luật Hà Nội, dé tài đã tiến hành phỏng van 200 SV khóa 40 và khóa 41 về nhận thức và nhu cầu tập luyện ngoại khóa các môn thê thao Kết quả được trình

bày ở bảng 4

khóa cia SV Trường Dai học Luật Hà Nội (n = 200)

Bảng 4 Kết quả khảo sát nhận thức và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại TT Nội dung phỏng vẫn Kết quả

Có | % | Không | %

1 |Bạn thường làm gì | Chơi thể thao 180 90 20 10

trong thời gian rảnh [oc sách báo 155|77,5| 45 | 22,5 Trôi?

Nghỉ ngơi tự do 35 |175| 165 | 82,5Các hoạt động khác 145 | 72,5 55 27,52 | Ngoài giờ học GDTC chính khóa, bạn có tham gia | 130 | 65 70 35

tập luyện TDTT ngoại khóa không?

3 | Việc luyện tập TDTT của bạn diễn ra có thường | 138 | 69 62 31

xuyên không?

4_ | Động cơ tham gia tập | Để có sức khỏe tốt 175|875| 35 | 12,5

luyện TDTT của bạn | Gigi wri và giao lưu 161|805| 39 |19,5

6 |Theo bạn các yêu tô| Điểu kiện sân bãi tập |185|925| 15 | 7,5

nào dưới đây có ảnh | /uyén

hưởng đên giờ học Trang thiết bị dung cụ | 174| 87 26 13 GDTC chính khóa của phục vụ cho việc bọc tập

Trang 39

SV Trường Đại học | Do trinh độ giáo viên 182| 91 18Luật Hà Nội?

7 |Bạn hãy cho biế|Không có giáo viên|124| 62 | 76 | 38 những nguyên nhân | hướng dan tập luyện

nao ảnh hưởng den Không có thời gian dành | 85 |42,5| 112 |57,5

việc tập luyện TDTT cho tập luyệnngoại khóa của SV

Không có sự ung hộ của | 24 | 12 176 88Truong Dai hoc Luat

ban bè cho việc tham gia

Qua bảng 4 cho thấy:

- Động cơ tham gia tập luyện TDTT của SV chủ yêu là những động cơ rất tích cực Số lượng SV tập luyện TDTT ngoại khóa chiếm tỷ lệ cao (65%), đặc biệt là việc luyện tập diễn ra thường xuyên chiếm 69% Phần lớn SV có nhu cầu

tham gia tập luyện tại các CLB TDTT (90%)

- Giờ học GDTC chính khóa chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tổ nhưng có 3 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đó là: Điều kiện sân bãi tập luyện (92,5%); Trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc học tập (87%); Do trình độ giáo viên (

- Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Trường Đại học Luật Hà Nội chủ yếu là do SV Không ham thích môn thê thao nào (94,5%), do không có giáo viên hướng dẫn tập luyện (62%), và đặc biệt là

do nhà trường chưa đảm bảo được cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc

tập luyện TDTT của SV (84,5%)

* VỀ cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu qua chất lượng dao tao Co sở vật chất được đáp ứng day

Trang 40

đủ sẽ là điều kiện tốt để người giáo viên thé hiện ý tưởng của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ dao tạo đồng thời tạo điều kiện tốt nhất dé SV tiếp thu bài giảng của giáo viên Kết quả được trình bày tại bảng 5

Bảng 5 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của trường

Đại học Luật Hà Nội

Chất lượng TT | Sân bãi - dụng cụ | SL | Chất liệu sử dụng

Tốt | Trung bình | Kém | Sân bóng chuyền 2 Sân xi măng X

4 San tap aerobic | Sân xi măng xX

5 Phong tap Yoga | Nền đá hoa X Qua bảng 5 cho thê thấy: Co sở vật chat phục vụ cho công tác GDTC của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học Sân tập và phòng tập cơ bản chỉ ở chất lượng trung bình

2.1.2 Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội Nghiên cứu đánh giá thé lực của SV là một trong những căn cứ cần thiết làm tiền dé và cơ sở dé lựa chọn các biện pháp nâng cao thé lực của SV trường

Đại học Luật Hà Nội.

Đề tài đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên trình độ thể lực của 200 SV chính quy Khóa 40 và Khóa 41 Trường Đại học Luật Hà Nội dựa trên quy định về việc

đánh giá, xếp loại thể lực HS, SV (Ban hành kèm theo Quyết định số

53/2008/QĐÐ-BGDĐT ngày 18 thang 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo).

Kết quả được trình bày trong bảng 6 và 7

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w