1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

261 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 261
Dung lượng 57,28 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

GIAO DUC ĐẠO ĐỨC TRUYEN THONG DAN TOC VIET NAM CHO SINH VIEN

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI MA SO: LH 28/218/HD-QLKH-TCKT

Chủ nhiệm đề tài : PGS, TS Lê Thanh Thập Thư ky dé tai : TS Vũ Kim Dung

HÀ NOL, 6 - 2019

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐÈ TÀI:

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHAT: BAO CAO TONG HỢP 5-5: S2 zS2232E£EzEzEeree: |

A MỞ ĐẦU -L t nT TT 11151211 11111111112121 1111111111211 11111 11 1kg |

B._ NỘI DŨNG nnn 9 PHAN THỨ HAI: BAO CAO CHUYEN DE eescscecseseeseeeeeesessssseeteeeeseeee 67

Chuyên dé 1 MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE GIA TRI DAO ĐỨC

TRUYEN THONG VA GIAO DUC GIA TRI DAO DUC TRUYEN

THONG DAN TOC CHO SINH VIEN TRUONG DAI HOC LUAT HA

hhqyỖỖỒỘỒỘỖŨDỤ Ữ 68

1 Giá trị đạo đức truyền thông và một số giá trị dao đức truyền thống tiêu biéu

của dân tộc Việt Nam - - E22 11111301 11111113 11111113 111k ky 68

2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Đại học luật Hà

Chuyên dé 2 THUC TRANG GIÁO DỤC GIA TRI ĐẠO ĐỨC TRUYEN THÓNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ

1 Những thành tựu, hạn chế trong giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho

sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội và nguyên nhân của nó 108

2 Thực trạng về vai trò của các chủ thể giáo dục giá trị đạo đức truyền thông

cho sinh viên ở Trường Dai học luật Hà Nội +++<<<<<<sss+2 134

Chuyên đề 3 PHƯƠNG HUONG VA CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NANG CAO HIỆU QUA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYEN THONG CHO SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - - - 160

1 Một số phương hướng cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên của Trường Đại học luật Hà Nội - 160 2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho

sinh viên của Trường Dai học luật Hà Nội - 5+5 ss2 174

BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ - - ¿5222 SE 121919 9E 1EE212151511511 11111111111 re 196

PHU 09 2 210

1 Phiếu khảo sát ý kiẾn E111 1111 11115151115111111111111111111 1111 E.1x 210

2 Kết quả khảo sát dé tài c c2 n HS ng n nhe nha 227 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -c ccccc S2 x‡ 26

Trang 4

PHAN THỨ NHAT

BAO CAO TONG HOP DE TAI

“GIAO DUC DAO DUC TRUYEN THONG DAN TOC

VIỆT NAM CHO SINH VIÊN TRUONG DAI HỌC LUAT HA NỘI”

PGS, TS Lé Thanh Thap

A MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Thực hiện công nghiệp hoá, hiện dai hoa, phat trién nên kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước phát triển, dat được thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh đó, đạo đức xã hội có sự biến đổi cả theo chiều

hướng tích cực lẫn tiêu cực, nhất là các giá trị đạo đức truyền thống: một mặt, kế

thừa và bố sung những yếu tố mới mang tính thời đại, hướng tới những giá trị toàn nhân loại, đồng thời phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước; mặt khác, cũng xuất hiện một xu hướng, có những biéu hiện làm suy giảm, phủ nhận

các giá trị đạo đức truyền thống, làm mờ nhạt, thậm chí làm sai lệch bản sắc văn

hóa trong một bộ phận quan chúng nhân dân, nhất là lớp trẻ Bởi vậy, nghiên cứu “Giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc (Việt Nam) cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội” nhằm giải quyết những van dé sau đây:

Thứ nhất, giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc

(Việt Nam) cho sinh viên là một nội dung cơ bản của công tác giáo dục dao tạo

trong nhà trường đại học cần phải được đặc biệt quan tâm.

Thứ hai, giáo dục đạo đức truyền thống, nhất là giáo dục các giá tri đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học luật

Hà Nội nói riêng, nhăm góp phan nâng cao nhận thức, dé họ biết kế thừa và phát

huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong quá trình học tập, rèn luyện.

Thứ ba, đối với sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội, việc bồi dưỡng , rèn luyện, phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vừa thực hiên mục tiêu giáo

Trang 5

dục con người mới, phát triển toàn diện vừa đáp ứng nhu cầu hoàn thiện, phát triển đạo đức, nhân cách nghề luật mang bản lĩnh, bản sắc con người Việt Nam.

Thứ tư, giáo dục đạo đức truyền thống giúp cho sinh viên có thêm sức đề

kháng, tích cực chống lại sự xâm nhập những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức và lối sống lệch chuẩn, góp phần tiếp cận và thực hiện tốt bảng quy ước đạo đức

của cán bộ tư pháp đã ban hành (2014).

2 Tổng quan công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, đề cập đến một số nội dung như sau:

Một là , về giả trị đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam

GS.Tran Văn Giau, trong tác phẩm: “Giá tri tinh than truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, đã nêu và phân tích về các giá trị tinh than truyền thống của dân tộc Việt Nam Đó là, lòng yêu nước, nhân ái, trọng nghĩa, tính thần có kết dân tộc, đức tính lao động cần cù, sáng tạo, tiết kiệm, ý thức tôn sư, trọng đạo, hiểu học, lối sống giản di Đồng thời, tác giả làm rõ quá trình vận động của những giá trị tinh thần truyền thống đó qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam Cũng nghiên cứu về vấn đề này nhưng tiếp cận dưới giác độ văn hóa, GS Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) trong cuốn sách: “Giá tri văn hoá Việt Nam - truyền thông và biến đổi”, Nxb Chính

tri quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014, cho rằng, giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống, bao gồm: anh hùng, cần cù, chí công vô tư, chịu khó/nhẫn nại, đoàn kết, giản di trong lối sống, hiếu học, khoan dung tôn giáo, lạc quan, rộng lượng mến

khách, sáng tạo, thương người, tinh tế trong ứng xử, trung thực, vì nghĩa, ý chí tự cường, ý thức cộng đồng, yêu gia đình, làng xóm, yêu nước GS Trần Đức Duong, trong bài: “Phát huy những giá trị tích cực của tin ngưỡng thờ cúng to tiên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2/2010; cũng cho rang, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển đã góp phan tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống,

Trang 6

đó là: lòng hiểu thảo, nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiểu học,

lòng yêu nước, trong đó yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu trong hệ thống đạo

đức truyền thống của dân tộc Việt Nam Như vậy, có một SỐ giá trỊ tiêu biểu các

nhà khoa học đều đề cập đến đó là: yêu nước, đoàn kết và ý thức cộng đồng, lòng

nhân ái, cần cù, hiéu học va tôn sư trọng đạo.

Hai là, về vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với sự

phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

GS Nguyễn Trọng Chuan, trong Tạp chí Triết hoc, số 2/ 1998 với công

trình:“ Vấn dé khai thác các giá trị truyền thong vì mục tiêu phát triển”, tác giả nêu

lên tương đối rõ nét về nội dung và những cách thức nhằm khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển, ông coi đó là những động lực to lớn, mạnh mẽ GS Nguyễn Văn Huyên, trong Báo cáo tại Hội thảo Truyền thống, giá trị và phát triển, năm 1998, đã đề cập đến vị trí, vai trò, động lực thúc đây sự phát triển đất nước, đồng thời luận chứng về sự trường tồn của các giá trị dao đức truyền thống, thêm vào đó, tác giả còn phân tích làm rõ mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và yêu cầu xây dựng con người trong xã hội hiện đại PGS, TS Trần Nguyên Việt trong bài: “Giá tri đạo đức truyền thong Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại

của đạo đức trong nên kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 5/2002, cho rằng,

trong đạo đức bao giờ cũng chứa đựng cái phô biến mang giá trị toàn nhân loại làm

thành hạt nhân quan trọng với những đặc tính lý tưởng, đạo lý cao và những

nguyên lý đạo đức tốt đẹp được trao truyền từ thời đại này qua thời đại khác Hơn

thé nữa, các giá trị đạo đức truyền thong và nhân văn là phương thức tồn tại của xã hội, chúng được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác để hình thành nên những giá trị mới của xã hội Công trình: “7ruyễn thống và hiện đại: vài suy nghĩ và dé xuất” của GS Phan Huy Lê, đăng trên Tap chí Cộng sản, số 8/1996, tác giả phân tích những giá trị truyền thông cơ bản của dân tộc (trong đó có giá trị đạo đức

truyền thông) va vai trò của chúng đôi với việc hình thành các giá tri hiện dai.

Trang 7

Nói về sự tác động của công cuộc đổi mới tới các giá trị đạo đức truyền

thống, PGS, TS Nguyễn Chí My (chủ biên), trong tác phẩm: “Sw biến đổi

của thang giá trị đạo đức trong nên kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo

đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1999, đã đề cập đến một số vấn đề về đạo đức đang được xã hội quan tâm, đồng thời cũng đã có những luận giải khá sâu sắc về sự biến đổi của bậc

thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường Tác giả Cao Thuy Hang trong bài viết: “Giá tri đạo đức truyền thống và những yêu cẩu đạo đức gan với

nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, sô 7/2004, cho rằng nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống vừa mang tính giai cấp

vừa mang tính thời đại Bởi vậy, yêu cầu đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay cũng phải được tiếp tục mở rộng, đổi mới và nâng cao — với tinh thần kế thừa có loc bỏ - những giá trị đạo đức được kết tinh trong truyền thống của dân tộc Tác giả Mai Thị Quý, trong tác phẩm: “Tác động của toàn câu hóa đến truyền thông cân cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam”,

Tạp chí Triết học, số 5/2007 cho rằng, dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước

đến nay đã xây dựng cho mình cả một hệ thống các giá trị truyền thống, quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đạo đức truyền thống theo nhiều chiều hướng khác nhau, có cả chiều hướng tích cực lẫn chiều hướng không tích cực, cho nên thế hệ sau phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, đó còn là phương thức tăng cường tiềm năng nội lực, tạo đà

cho sự phát triển bền vững Pham Văn Đức (Chủ biên): “Toàn cầu hoá trong

bối cảnh Châu A — Thái Bình Dương: Một số vấn dé triết học”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, các tác giả đã phân tích, đánh giá sự biến động của một số giá tri truyền thống trước sự tác động tích cực cũng như tiêu cực của làn sóng toàn cầu hoá Đồng thời, các tác giả đặt ra và ly giải van dé phải giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống và khắc phục nguy cơ suy thoái về đạo đức, lối sông của người Việt Nam hiện nay Theo Nguyễn

Trang 8

Đình Tường trong bài: “Mộ/ số biếu hiện của sự biến đổi giá trị dao đức trong

nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tap chí Triết học, số 6/2002, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

chính là làm phong phú nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống ấy trong thời

đại mới, đem lại sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát

trién đất nước Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Toàn cẩu hoá và nguy cơ suy thoái dao duc lối sống con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6/2007.Theo tác

giả, toàn cầu hoá đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta, một mặt, tác động

tích cực đến việc làm thay đôi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, y lại sang một lỗi sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thé thời đại Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng

dân đên việc xa rời lôi sông theo chuân mực đạo đức dân tộc.

Ba là, việc giáo duc giá trị đạo đức truyền thong dân tộc Việt Nam cho

thanh niên và sinh viên ở nước ta hiện nay

Theo Báo cáo tổng quan của Viện nghiên cứu Thanh niên năm 2014 về “Kết quả khảo sát tình hình Thanh niên 2014” trong đó đặc biệt có nhấn mạnh đến van đề giá trị đạo đức truyền thống, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của

đât nước, có xu hướng tiêu cực cân được quan tâm giáo dục khăc phục.

Về vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến, chăng hạn, tác

giả Ngô Thị Thu Ngà trong luận án tiễn sĩ triết học của mình: “Giá trị đạo đức

truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011, cho rằng, các giá trị đạo

đức truyền thống là một trong những yếu tổ cấu thành và làm nên cốt cách, bản sắc tỉnh thần của con người Việt Nam Sau khi luận chứng về vai trò tác động to lớn,

tích cực của giá trị đạo đức truyền thống góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi cá

nhân, quan hệ xã hội theo chiều hướng tích cực ngày càng hoàn thiện hơn, tác giả

Trang 9

luận giải vé sự cân thiệt và cap bách phải quan tâm tới việc giáo dục gia trị đạo đức

truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Tác giả Lê Thị Hoài Thanh, trong luận án tiễn sĩ: “Quan hệ biện chứng giữa

truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện

nay”, Học viện chính trị — Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003, cho

rằng, truyền thống là nền tảng của hiện đại, là cơ sở của “hiện đại hóa” và “hiện đại hóa” phải khởi nguồn từ truyền thống, vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ

thanh niên hiện nay cần phải luôn nắm vững và giải quyết hài hòa mối quan hệ

giữa truyền thống và hiện đại Nếu không quan tâm đến truyền thống sẽ làm phai

nhạt và mât đi bản sắc dân tộc.

Tác giả Mai thị Như Hoa, trong luận án tiễn sĩ: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”,

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2014, cho rằng, giáo dục giá

trị đạo đức truyền thông dân tộc là giải quyết mâu thuẫn giữa việc nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thông dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, nhất là trong điều kiện xã hội còn tồn tại nhiều nghịch ly gây khó khăn cho công tác giáo dục

Đề tài khoa học cấp Bộ “Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Hội liên

hiệp thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên nhiệm ky 2014 - 2019” chủ

nhiệm đề tài, Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, nhẫn mạnh, dé định hướng đạo đức, lỗi sống thanh niên Việt Nam cần tiếp tục đây mạnh giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, điều đó có ý nghĩa trong việc

xây dựng lớp thanh niên có lòng yêu nước, có bản lĩnh chính tri vững vàng, trungthành với Đảng, với mục tiêu lý tưởng của Đảng, của Đoàn

Trang 10

3 Mục tiêu nghiên cứu

Để giải quyết được lý do trên đây, chúng tôi đặt ra mục tiêu là cần phải

nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm những van dé cốt yêu nhất của đạo đức truyền thống nên xác định, nghiên cứu các giá tri dao đức truyén thống cơ bản có tính

chất tiêu biếu của dân tộc Việt Nam; đồng thời, điều tra, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng giáo dục và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đó trong sinh

viên Trường Đại học luật Hà Nội hiện nay Từ thực trạng và nhu cầu giáo dục, đề

xuất một số phương hướng, giải pháp giáo duc giá trị đạo đức truyền thông dân tộc

cho sinh viên Tường Đại học luật Hà Nội góp phần hình thành con người mới Việt

Nam trong lĩnh vực hoạt động pháp luật.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục tiêu trên đây, nhiệm vụ của đề tài cần phải giải quyết:

Một là, nghiên cứu xác định, làm rõ hệ thông gia trị đạo đức truyền thông dân tộc Việt Nam, đặc biệt là hệ giá trị truyền thống đó được thể hiện trong lĩnh vực giáo dục.

Hai là, nghiên cứu tư liệu và điều tra xã hội học để khái quát, đánh giá thực

trạng giáo dục giá tri dao đức truyền thống dân tộc Việt Nam cho sinh viên ở

Trường Đại học luật Hà Nội.

Ba là, nêu một số nguyên tắc có tính chất định hướng và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Tường

Đại học luật Hà Nội.

5 Cách tiếp cân, phương pháp nghiên cứu

Để làm tốt nhiệm vụ đề ra, cách tiếp cận nghiên cứu của chúng tôi là phân tích lí luận để hình thành khung lí thuyết, theo đó tiếp cận thực tiễn, khảo sát các

chủ thé giáo dục, đối tượng giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục

giá trị đạo đức truyền thống ở Trường Đại học luật Hà Nội, khái quát thực tiễn nêu những vấn đề đặt ra và nêu phương hướng, giải pháp.

Trang 11

Thực hiện nhiệm vụ thứ nhất, với các chuyên đề lý thuyết: sử dụng các

phương pháp truyền thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịc

sử như phân tích — tông hợp, logic — lich sử, hệ thống hóa, khái quát hóa; đồng thời sử dụng các phương pháp liên ngành để làm rõ sự tương tác giữa đạo đức và các

hình thái ý thức xã hội khác

Thực hiện nhiệm vụ thứ hai, với các chuyên đề kháo sát thực trạng: sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng van, anket, phân tích số liệu.

Thực hiện nhiệm vụ thứ ba, nêu phương hướng và giải pháp: sử dụng

phương pháp hệ thống hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa 6 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đề tài đã nêu, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là giáo dục đạo đức truyền thống nhưng nội dung này cũng rat rộng,

bao gồm: ý thức đạo đức, chuẩn mực, giá trị, hành vi, quan hệ đạo đức truyền

thống nên chúng tôi chỉ đi vào các gid tri đạo đức truyền thong cơ bản có tinh chất tiêu biểu và việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu đó cho sinh viên ở Trường Đại học luật Hà Nội Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam tiêu biéu được xác định là: truyén thống yêu nước, tinh than đoàn kết và ý thức cộng đồng, lòng nhân di, đức tính can cù, tỉnh than hiếu học và tôn sư

trọng đạo.

Phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu dé tài, chúng tôi xác định là nghiên cứu lí luận về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, làm rõ thực trạng của các chủ thể (Các tô chức chính trị, chính trị - xã hội, các thày cô giáo, cán bộ quản

lý, cán bộ phục vụ) trong việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam

(nội dung, hình thức, phương pháp) cho đối tượng được giáo dục là sinh viên dài hạn tập trung ở Trường Đại học luật Hà Nội từ năm 2015 đến nay.

Trang 12

B NOI DUNG

I Lí luận về giá trị dao đức truyền thống và giáo dục giá tri đạo đức

truyền thống dân tộc Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội 1.1 Giá trị dao đức truyền thong và một số giá trị dao đức truyền thong

tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

1.1.1 Khai niệm: gia trị, đạo đức, giả trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền

Quan niệm tổng quát nhất, giá trị thé hiện những gi có ích, có ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, của xã hội và của tư duy đối với chủ thể, đó là, cái có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó và phục vụ cho lợi ích của con

Gia tri là thuật ngữ được sử dung rộng rãi trong các tai liệu triết học và xã hội học, nó dùng dé chỉ ý nghĩa văn hóa và xã hội của các hiện tượng Đối với những hiện tượng tự nhiên có liên quan, có thê được thê hiện là các “lá tri khách quan” với tính cách là khách thé của quan hệ giá trị, nó được đánh giá trong khuôn thước của cái thiện và cái ác, của chân lý và sai lầm, của cái đẹp và

cai không đẹp, cái chính nghĩa và phi nghĩa, v.v Với phương thức và tiêu

chuẩn được dùng làm thé thức đánh giá nó định hình trong ý thức xã hội và

trong văn hóa thành các “gia tri chủ quan” (thang, bảng đánh giá, mệnh lệnh và

những điều cắm, mục đích và ý đồ được thé hiện dưới hình thức các chuẩn

mực) Giá trị khách quan và giá trị chủ quan là hai cực quan hệ giá tri của con

người với thế giới, thong nhất biện chứng và quy định lẫn nhau

Yếu tố khách quan của giá trị, đó là, do tính quy định của khách thể mang giá trị cùng với khả năng đáp ứng một nhu cầu nào đó cho chủ thể, trong sự

định chế của điều kiện thực tiễn lịch sử - xã hội Đồng thời, giá trị xuất hiện và

tồn tại cũng là một tất yếu khách quan trong cuộc sống con người; không có ai, không ở đâu, không có lúc nào, con người sống mà không hướng tới hoặc chịu

sự định chê va chi phôi bởi giá tri nào đó Bên cạnh đó, sự biên đôi cua giá tri

Trang 13

hay hệ giá trị là do sự biến đổi của cuộc sống xã hội quy định, nó năm ngoài ý muốn chủ quan của chủ thể, thực tế cho thấy, giá trị thực hay ảo, giá trị cao hay thấp cũng đều do thực tiễn cuộc sống quy định.

Yếu t6 chủ quan của giá tri, nó phản anh nhu cầu, lợi ích, thế giới quan, nhân sinh quan của chủ thể, vì thế, cùng một sự vật, một hiện tượng đôi với người này là có giá trị nhưng đối với người khác lại coi nó không có giá trị Hơn nữa, giá trị còn

phản ánh năng lực nhận thức của chủ thể cho nên có những giá trị thiết thực cho cuộc sống có người nhận thức được nhưng có người không nhận thức được hoặc cùng một giá trị người đánh giá thế này, người đánh giá thế khác Nhất là, giá trị còn thể hiện ở năng lực hoạt động thực tiễn của chủ thé, vì thé phan lớn các chủ thé hướng tới những giá tri nằm trong phạm vi hoạt động và họ có thê thực hiện được nên sự lựa chọn giá trị của các chủ thé ít nhiều có sự khác nhau.

Sự thống nhất giữa yêu tố khách quan và yếu tố chủ quan của giá trị nói lên

rằng, chỉ trong hoạt đông thực tiễn và quan hệ với thực tiễn, nhu cầu mới nảy sinh

và tất cả cái gì nêu đáp ứng nhu cầu của chủ thể đều có giá trị.

Gia tri gan với chủ thể, cho nên về mặt hình thức, có giá tri cá nhân, có giá trị tập thể và giá tri toàn xã hội, tùy theo phạm vi xem xét; trong đó, có giá trị dân tộc, có giá tri toàn nhân loại Còn, nếu xét từ khách thé tác động nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ thé thì có giá tri vật chất và gia tri tinh than Dac biét, trong cac giá trị tinh thần, có cái đáp ứng nhu cau nhận thức, có cái dap ứng nhu cau về tinh

cảm, hành vi, mặt khác, bên cạnh giá tri có mặt tương phan của nó là phản giá tri

như chân thực hay giả dối, tốt hay xấu, thiện hay ác

Như vậy, giá trị là tất cả những cái đáp ứng nhu câu, lợi ích và có ỷ nghĩa nhất định đối với chủ thể (cá nhân, tập thể, xã hội), nó là sự thong nhất giữa nhân tô khách quan và nhân tô chủ quan trong việc xem xét, đánh giá của chủ thé; khi

được nhận thức, được lựa chon và chi phối sự suy nghĩ, tình cảm, niềm tin thì

chúng thúc day tinh tích cực, sự nỗ lực của chủ thể.

Trang 14

Đạo đức là từ Hán Việt được ghép bởi từ “đạo” và từ “đức” Đạo là con

đường, đồng nghĩa với từ quy luật; trong xã hội được hiểu là đường hướng mà cuộc sống con người phải tuân theo Đức là đức tính, đó là tính người — biểu hiện của đạo Như vậy có thể hiểu, đạo đức là những yêu câu, những quy tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo một cách tự nguyện, tự giác.

Về mặt kết cấu, đạo đức gồm có: ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức.

Ý thức đạo đức là hình thái ý thức xã hội, đó là toàn bộ các quan niệm về

thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công băng về quy tắc,

chuẩn mực xã hội nham điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người đối với

nhau và đối với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và

sức mạnh của dư luận xã hội.

Ý thức đạo đức gồm có: hệ thong tri thức về giá trị và định hướng giá trị đạo

đức, lý tưởng, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí điều chỉnh quan hệ và hành vi đạo đức Hành vi đạo đức là hành động dưới sự tác động của lý tưởng đạo đức, biểu thị qua tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí Sự chỉ dẫn của ý thức đạo đức là quá trình định hướng nhằm hiện thực hóa ý thức đạo đức trong đời sống xã hội.

Quan hệ đạo đức là quan hệ của mỗi con người với chính bản thân mình và quan hệ của mỗi người với cộng đồng, cho nên đạo đức bao giờ cũng mang tính xã hội, là đạo đức xã hội Vì thế, quan hệ đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân, trong đó, đạo đức cá nhân là biểu hiện đặc thù

của đạo đức xã hội.

Trong ý thức đạo đức, giá trị đạo đức là yếu tô cầu thành hệ thống các giá tri

tỉnh thần của cá nhân, tập thể, cũng như của toàn xã hội trong mọi lĩnh vực của

hoạt động xã hội Bởi vì, nội dung đạo đức là năng lực phục vụ tự nguyện, tự giác

lợi ích của con người, nó hiện diện như là cái có ích, có ý nghĩa tích cực đối với

đời sống con người và do đó có giá trị đối với con người, với xã hội, đó cũng chính

là giá trị đạo đức Mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có một hệ giá trị đạo

đức với tư cách là sự phản ánh vê mặt lợi ich của của giai cap, dân tộc và thời đại

Trang 15

đó Tuy nhiên, bên cạnh tính giai cấp, tính dân tộc, tính thời đại, các giá trị đạo đức

cũng có tính nhân loại phổ biến, trường tôn.

Như vậy, giá trị đạo đức là những quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực, qui tắc ứng xử được hình thành từ thực tiễn lịch sử xã hội, dap ứng nhu cau, lợi ích và có

y nghĩa tích cực với cuộc sống, được các chủ thé đạo đức lựa chọn nhằm diéu

chỉnh và đánh gia hành vi, quan hệ ứng xử của con người theo các tiêu chi hướng

chân, thiện, mỹ, danh dự, nghĩa vụ, công bằng được lương tâm đồng tình và du luận biếu dương.

Phương thức thực hiện và điều chỉnh giá trị đạo đức là niềm tin cá nhân, sức mạnh truyền thống và dư luận xã hội.

Truyền thống cũng như các yếu tố khác của hình thái ý thức xã hội, cũng có các chức năng như định hướng giá trị, điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục và chức năng nhận thức nên nó cũng là động lực thúc day sự phát triển của mỗi cộng đồng người.

Giá trị đạo đức truyền thong la những giá tri đạo đức co bản, ôn định, phổ biến luôn có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của cộng đồng, tồn tại như một

tất yêu khách quan, được trao truyền từ thế hệ này cho thế hệ khác Nói đến giá trị đạo đức truyền thông của một cộng đồng là nói đến những phẩm chất dao đức căn bản nhất, đặc trưng cho cốt lõi văn hóa, tinh thần dân tộc, góp phan tạo nên cốt cách của cộng đồng Đồng thời, trên nên tảng các giá trị đạo đức truyền thống, giá

trị đạo đức mới có cơ sở nảy sinh, hình thành, phát triển một cách vững chắc Hơn

nữa, các giá trị đạo đức truyền thống cũng là những yếu tổ có tác dụng ngăn chặn, hạn chế những hiện tượng xấu, tiêu cực trong đời sống xã hội và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân và cộng đồng.

Như vậy, giá trị đạo đức truyền thống là những giá trị tỉnh hoa, thể hiện trong các chuẩn mực đạo đức phổ biến, tác động tới cộng đồng, diéu chỉnh

hành vi ca nhân cũng như mọi môi quan hệ trong xã hội, được so đông thừa

Trang 16

nhận, ồn định và ăn sâu vào tâm ly, tập quan xã hội được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là tổng hoà các giá trị đạo đức thê hiện qua tâm lý, ý thức, văn hoá, phong tục tập quán, lối sống, bản lĩnh của các cá nhân, các tô chức xã hội, các vùng, miễn trên vùng lãnh thổ của quốc gia dân tộc Đồng thời, là sự kết tỉnh các giá tri tinh hoa dân tộc, phản ánh ước mo, lí tưởng,

trình độ, năng lực, ý chí, phong cách thực hiện mục tiêu sinh tồn của cộng đồng trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Vi vậy, giá tri đạo đức truyền thong dân tộc là những giá trị chung, sâu sắc,

dong vai tro chuẩn giá trị, định hướng sự lựa chọn và chỉ phối hành vi, quan hệ

đạo đức của mỗi cá nhân trong cộng động dân tộc.

Bản sắc đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc thể hiện trong các chuẩn mực

và đặc biệt là trong hệ giá tri chi phối hành vi, quan hệ đạo đức của mỗi cá nhân, chúng vừa biểu hiện bản chất cộng đồng vừa biểu hiện tính thời đại của đạo đức qua từng thời kỳ lịch sử Các quan niệm, chuẩn mực, thang bậc giá trị đạo đức của mỗi dân tộc, suy đến cùng do điều kiện kinh tế - xã hội quy định nhưng đồng thời,

cũng chiu sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác và khi đã được hình

thành, giá trị đạo đức trở thành phong tục, tập quán, nó tiếp tục chi phối sự phát

triển của đạo đức xã hội.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc bao giờ cũng phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội của nó trong từng thời kỳ lịch sử của mỗi dân tộc, vì thế việc thay đổi nội dung, hình thức biểu hiện, phương thức thực hiện hay trật

tự của bậc thang giá trị đạo đức truyền thống cũng diễn ra một cách thường xuyên theo sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử dân tộc trong từng thời ky.

1.1.2 Một số giá trị đạo đức truyền thong tiêu biểu của dân tộc Việt Nam Hiện nay, trên sách, báo và các công trình nghiên cứu khoa học khi đề cập

đến các giá tri đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, các tác giả nêu sỐ lượng

các giá trị khác nhau, trình tự các giá trị xắp xếp cũng khác nhau nhưng trong đó,

Trang 17

đều có 5 giá trị tiêu biểu là: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù, nhân ái,

hiểu học Trong phạm vi nghiên cứu của dé tài, chúng tôi cũng chi dé cập đến 5 giá

trị đạo đức truyền thống tiêu biểu đó Một là, truyền thống yêu nước

Yêu nước là tư tưởng, tình cảm chi phối suy nghĩ, hành vi ứng xử, quan hệ

xã hội và hành động của mỗi người cũng như của cả cộng đồng, đối với quê hương, đất nước thé hiện ở lòng trung thành, khát vọng được bảo vệ, được phục vụ

mang lại lợi ích làm dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công băng, văn minh.

Như vậy, yêu nước là sự thống nhất giữa ý thức (tri thức, thái độ, tình cảm,

lý trí, ý chí, chuẩn mực) và hành động (hành vi, việc làm) nhằm bảo vệ, giữ vững chủ quyên, danh dự và làm hết sức minh đảm bảo cho sự phát triển phon vinh của dân tộc và Tổ quốc Chủ nghĩa yêu nước chân chính, đối lập với chủ nghĩa yêu nước cực đoan ở chỗ, nó nhìn nhận các sự kiện và hành động vì lợi ích chung toàn cục, không xa vào những sự kiện trước mắt, cục bộ: đồng thời nó là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa tư tưởng và hành động: dũng cảm chống lại những việc xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc

r 2

Tinh than yêu nước không phải chỉ có ở người Việt Nam ma là một hiện tượng mang tính pho biến của nhân dân các dân tộc trên thé giới V.I Lénin vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân cũng đã nói rõ: “Chủ nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cô qua hàng trăm hàng nghìn năm tồn

*) Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử của mỗi dan tộc có tại của các to quốc biệt lập

sự khác nhau, nên tinh thần yêu nước của nhân dân ở mỗi dân tộc cũng có những nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau Với dân tộc Việt Nam, GS.Trần Văn Giàu viết: “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của

nhân dân, của dân tộc Việt Nam”.

Hai là, truyền thông đoàn kết

Trang 18

Đoàn kết là sự gan bó chặt chẽ giữa các thành viên với nhau thành một khối thống nhất, cùng chung lòng, chung sức, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giải quyết công việc chung cũng như riêng; kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng

đồng, tạo nên sức mạnh, vượt qua những khó khăn, trở ngại đem lại kết quả tốt

đẹp, đạt được mục tiêu đặt ra.

Tinh thần đoàn kết luôn có vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi ích, sự ồn

định và phát triển của cộng đồng Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, đó là sức

mạnh của việc phát huy và tổng hợp trí tuệ, tài năng của mỗi cá nhân dé giải quyết

mọi công việc Thực tế, dù tài năng đến đâu, một cá nhân cũng không thé đạt được

mục dich đặt ra nếu không có sự giúp sức của những người khác Đoàn kết, khi tat

cả thành viên cộng đồng biết cùng nhìn, cùng đi về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất, thực hiện lợi ích chung dé thực hiện lợi ích cá nhân và lợi ích

cá nhân chỉ thực hiện được khi thực hiện lợi ích chung.

Đoàn kết luôn được nhắc nhở, được giáo dục và là giá trị đạo đức truyền

thống quý báu của dân tộc Việt Nam Trong lịch sử, nhờ có tinh thần đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp dân tộc Việt Nam chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, gan kết thành một khối thông nhất, vững chắc, đủ sức chiến thắng những kẻ thù có tiềm lực vật chất và người đông hơn gấp nhiều lần, giữ vững non sông, chủ quyền cho đất nước Nhờ sự đoàn kết mà mỗi người dân Việt Nam luôn ý thức

được mình thuộc về một dân tộc, một quốc gia, ý thức về cách sống, cách dựng

nước, giữ nước cũng như ý thức về quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình

trước vận mệnh dân tộc.

Ba là, truyền thông can cù

Cần cù là lao động siéng năng, chịu khó, chăm chỉ, có tính chất thường

xuyên Một cách cụ thé hơn, cần cù là tư tưởng, tình cảm, thái độ biéu thị qua hành VI cua con nØƯỜi đối với lao động — hoạt động đặc trưng của con người, đó là hoạt

động sáng tạo ra của cải vật chất và của cải tỉnh thần Có lẽ khái niệm “cần” (được

hiêu là cân cù) được Giáo sư Trân Văn Giàu giải thích một cách đây đủ va rat rõ

Trang 19

ràng: “Một chữ “cần” mà được hiểu khác nhau, được đánh giá không giống nhau tùy xã hội, tùy hạng người Cách hiểu sâu nhất, cách đánh giá đúng nhất là cách

mác — xít, xem “cần” là điều kiện, nguồn gốc làm xuất hiện loài người, là sức sáng

tạo của cải vật chất và tinh thần cho nhân loại, nó là một động lực đây xã hội tiễn lên”),

Cần cù với tính cách là một giá trị đạo đức, được hiểu là sự nhiệt tình với

nghề nghiệp, lòng yêu lao động, yêu công việc, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp, có tính kiên nhẫn, chịu khó trong công việc và lao

động có năng suất, chất lượng tốt nhất Trên bình diện xã hội, cần cù được hiểu là

sự đề cao tinh than yêu lao động, đề cao tính năng động, sáng tạo trong lao động, dé cao hiệu quả lao động của cả cộng đồng.

Cần cù là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam có từ lâu đời, được giáo dục và trao truyền từ đời này qua đời khác, chắng hạn, từ ông bà truyền

cho bố mẹ, từ bố me truyền cho con cái và cứ như vậy, nó được trao truyền cho các

thé hệ sau Cần cù không chỉ là điều kiện, là phương tiện bảo đảm nhu cầu sống của con người mà còn là sự thé hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng Dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, dé tồn tại trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt đã hình thành pham chat cần cù Cần cù dé tồn tại, cần cù chat chiu dé tao dựng cơ nghiệp, cần cù dé phát triển Có thể nói

rằng, toàn bộ những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ tiền bối dé lại

cho đến ngày hôm nay đều gắn liền với truyền thống cần cù mới có được Bon là, truyền thong về lòng nhân ái

Lòng nhân di của người Việt Nam là một giá trị dao đức truyền thông đã

có từ lâu, bắt nguồn từ phương thức sống, sinh hoạt gần gũi, thân thiết trong

cộng đồng lang — xã, gắn liền với đời sống nông thôn — nông nghiệp của người nông dân Lòng nhân ái hình thành từ các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng (cả bên nội lan bên ngoại), quan hệ dòng tộc (theo bên nội), hàng xóm, láng

Trang 20

giềng ở nơi cư trú, tắt lửa tối đền có nhau Đồng thời, mối quan hệ nhân ái được củng có sâu sắc thêm trong quá trình chung lưng dau cat khai phá, mở rộng giang sơn và giữ gìn non sông đất nước Trong các mối quan hệ xã hội, người Việt Nam lấy tình thương yêu làm nền tảng cho cách đối nhân xử thế của mình, thường trọng

tình hơn trọng lý (trăm cái lý không băng tí cái tình) nên quan hệ tình cảm luôn giữ

một vi trí đặc biệt.

Nhân ái là giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt nam đậm chất nhân

văn sâu sắc, nó còn được sinh ra và nuôi dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất nước, người dân cùng đồng cam cộng khổ “năm gai nếm mật”, sống chết có nhau Đồng thời, cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước luôn bị đe dọa bởi lũ lụt, hạn hán mat mùa, dịch bệnh đè nặng lên cuộc sống của người dân, thêm vào đó là cảnh bị áp bức, bóc lột, bị đôi xử bat công, dễ bị tôn thương Trong cảnh ngộ đó, người dân dé đồng cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sang “nhường cơm sẻ áo” cho nhau, “lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, biết động viên, nhắc nhở nhau: “Bau ơi thương lấy bi cùng: Tuy rằng khác giống nhưng

chung một giàn”.

Năm là, truyền thong hiéu học, tôn sư trọng đạo

Hiểu học là ham học hỏi, ham hiểu biết, muốn vươn tới khám phá những tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân con nguoi Hiếu hoc là thể hiện tinh than tự giác, sự nỗ lực của bản thân, không bao giờ dừng lại bằng lòng với vốn tri thức đã có.

Đề có được vốn tri thức phong phú, sâu sắc về thế giới, người hiếu học, luôn

coi trọng việc học, luôn tìm cách khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp học có

hiệu quả nhất; đồng thời, học ở mọi lúc, mọi nơi, học cả trong sách vở lẫn học trong cuộc sống, học cả ở thày lẫn học ở bạn bè “Học thày không tày học bạn”.

Người ham học bao giờ cũng tôn trọng người “có học”, vì vậy họ rất coi trọng và tôn trọng người thay “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, nên hiếu học luôn đi liền với ý

thức “tôn sư trọng đạo”.

Trang 21

Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học nên rất coi trọng việc học, lấy

việc học làm điều căn bản dé thực hiện đạo lý làm người “Nhân bat học, bat chi lý”

và sau đó học dé làm nghề bảo đảm cuộc song: “Nén thay nên tho vi có học”

(Nguyễn Trãi).

Hiếu học, tôn sư trọng đạo trở thành tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức, nhân cách con người và dan dan tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo đã trở thành

một giá trị đạo đức truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam Về thực chất,

hiéu hoc là một phẩm chất tinh thần của mỗi cá nhân va của cả cộng đồng, tự nguyện và khao khát vươn tới tri thức, là giá trị làm người mà mỗi cộng đồng đều

tự nguyện tôn vinh ở mức độ nào đó.

1.2 Giáo duc giá trị dao đức truyền thông cho sinh viên Trường Đại học

luật Hà Nội

1.2.1 Vai trò của gid trị đạo đức truyền thống trong việc giáo duc đạo đức

cho sinh viên Tường Đại học luật Hà Nội

Sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội là những người học ở hệ đào tạo đại

học (chính quy, tại chức, ra trường được cấp bằng cử nhân) về chuyên ngành luật và có tính định hướng nghề nghiệp về nghề luật Nghề luật là nghề có những yêu cầu, đòi hỏi cao về năng lực và phẩm chất đạo đức, những ai nếu thực sự có tâm huyết, muốn đứng vững trong nghé thì phải nỗ lực hoc tập, rèn luyện cả về chuyên môn lẫn đạo đức Đặc biệt, những giá trị nền tảng định hướng xây

dựng đạo đức cá nhân của sinh viên Tường Đại học luật Hà Nội phải là các giá

trị đạo đức truyền thông của dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất, giá trị đạo đức truyền thông dân tộc có vai trò định hướng cho

quá trình nhận thức, hình thành ly tưởng và nhân cách đạo đức cua sinh viênTruong Đại học luật Hà Nội

Sự định hướng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc không chỉ được xem

như những tiêu chí để chủ thể hướng tới noi theo và thực hiện mà chúng còn có ý

nghĩa tích cực cho cuộc sông và đáp ứng nhu câu, lợi ích của chính chủ thê Đông

Trang 22

thời, khi các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được giác ngộ, chúng sẽ trở thành

động cơ thúc đây hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chủ thể Hơn thế nữa, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn là những nguyên tắc, tiêu chuan cho hành vi và quan hệ đạo đức của chủ thé Vì thế, nếu chủ thé nhận thức được, biết hòa mình noi theo dòng chảy đạo đức truyền thống, tuân theo sự định hướng

của giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và thực hiện nó thì sẽ được dư luận xã hội ủng hộ, biéu dương, ca ngợi, khuyến khích; còn ngược lại, nêu chủ thé hành động

trái với các giá tri đạo đức truyền thống tốt dep, tích cực thì sẽ bị phê phán, lên án, tây chay Những giá trị đạo đức truyền thống được hướng tới để nhận thức vừa là lý tưởng, vừa là hiện thực Với tư cách là lý tưởng đạo đức, khi nó chi phối xu hướng hoạt động và phát triển hành vi, hướng tới tương lai hoàn thiện nhân cách của chủ thể Giữa lý tưởng và hiện thực đạo đức không tách rời nhau, bởi vì, chính thực tiễn đạo đức là mảnh đất nuôi dưỡng lý tưởng và đồng thời là điều kiện để

hiện thực hóa lý tưởng đạo đức đó.

Sinh viên học ngành luật là học chuyên ngành luôn gắn chặt chẽ với vẫn đề chính trị, đó là quan điểm của một giai cấp về nhà nước và quyên lực nhà nước, về quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc Nếu không nắm vững những van dé nay thì không thé hiểu được ban chat và vai trò của pháp luật, không hiểu được quyền và nghĩa vụ của nhà nước, của các tô chức xã hội và của công dân, đồng thời cũng không thé hiểu tại sao luật lại quy định hành vi này là hợp pháp hay

không hợp pháp.

Luật pháp của nhà nước vừa thé chế hóa vừa bảo vệ những giá trị truyền

thống của dân tộc mình, vì thế giá trị đạo đức truyền thống cũng vừa là mục tiêu

hướng tới, vừa là chuẩn mực tham gia điều chỉnh hành vi của mỗi công dân sinh viên Chang hạn, lòng yêu nước, nhân ai, đoàn kết, cần cù, hiéu hoc, tôn sự trọng đạo vừa là lý tưởng hướng sinh viên học tập rèn luyện vừa trực tiếp tham gia điều

chỉnh suy nghĩ hành động của sinh viên.

Trang 23

Thứ hai, các giá trị dao đức truyện thông dán tộc có vai trò tích cực đôi với

việc hình thành đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội

Dao đức nghé nghiệp là những tư tưởng, quan điểm, quy tắc và chuẩn mực

hành vi đạo đức mà xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, mang đặc trưng của nghề nghiệp Với tư cách là một dạng của đạo đức xã hội nên đạo đức nghề nghiệp có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, thông qua đạo đức

cá nhân dé thê hiện Đồng thời dao đức nghề nghiệp còn có vai trò xã hội to lớn, nó không chỉ là chi nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội mà còn là một cấp độ phát triển đạo đức đã được thực tiễn hoá Chắng hạn, trong quá trình xây dựng đạo đức nghề nghiệp của con người Việt Nam hiện nay, mỗi cá nhân đều phải lay yêu cương vị công tác, yêu nghề nghiệp, chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lý, làm việc có hiệu quả, năng xuất cao, phục vụ Nhân Dân, phục vụ Tổ Quốc và công hiến cho xã hội làm nội dung chủ yếu Đó là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung của tat cả các ngành nghề phải tuân theo, trong đó, linh hồn của nó là trung thành với Tổ Quốc Việt Nam XHCN và phục vụ Nhân dân được quán triệt trong tất cả các mặt của đạo đức nghề nghiệp Thông qua ý thức, thái độ và hành vi nghề nghiệp như yêu nghé, nỗ lực trau dồi và chuyên cần hành nghề, nâng cao kỹ năng nghề mà các phẩm hạnh dao đức nghé nghiệp của cá nhân được thé hiện.

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên luật là nghề luật Nghề luật là nghé

của những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, giám sát, và thực thi pháp

luật nhằm đảm bảo pháp luật do Nhà nước ban hành được thực thi một cách nghiêm túc Nghé luật được hành nghề trong phạm vi rat rộng, đó là, những người làm việc trong Toà án như thẩm phán, thư ky toà; đội ngũ luật su, công chứng viên, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý Những người làm nghề luật có chuyên

môn vững va cao, có đạo đức nghề nghiệp luôn được xã hội coi trọng, ngưỡng mộ Trên thực tế, nghề nào cũng có yêu cầu của nghề đó nhưng nghề luật là một nghề

có những yêu câu và đòi hỏi cao vê năng lực và phâm chât đạo đức của người đứng

Trang 24

vững trong nghề hoặc muốn đứng vững trong nghề Nội dung đạo đức của người làm nghề luật đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về đạo đức của người

cán bộ cách mạng như: Trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư và những phâm chat này cũng chỉ có thé có được khi biết kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần

cù, hiểu hoc Vì thé, những giá trị đạo đức truyền thong dân tộc có vai trò quan

trọng trong quá trình hình thành đạo đức nghề nghiệp của sinh viên luật.

1.2.2 Giáo duc các gid trị đạo đức truyền thong cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội: mục tiêu, chủ thể, nội dung, phương thức

Giáo dục đạo đức truyền thống là quá trình chủ thê tác động lên đối tượng

giáo dục bằng các phương thức thích hợp, chuyến tải nội dung giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm hình thành và phát triển ý thức, hành vi, quan hệ đạo đức, đáp ứng mục tiêu giáo dục; đồng thời, đó cũng là yêu cầu phát triển đạo đức

của xã hội.

Trong phạm vi đề tài xác định, chủ thê giáo dục là Trường Đại học Luật Hà Nội (các giảng viên, các tô chức chính trị, chính trị — xã hội, phòng, ban, khoa) đối tượng giáo dục là sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội (bao gom sinh vién dai han tap trung, sinh vién hé van bang hai, liên thông va vừa lam vừa học), bằng các phương thức (hình thức, phương pháp) thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về các giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu, hình thành tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí, chỉ đạo hành vi, quan hệ đạo đức của sinh viên theo các chuẩn mực đó.

Mot là, mục tiếu

Thực hiện chủ trương của Đảng, đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: trong đó, mục tiêu

tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn

diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia

đình, yêu Tô quôc, yêu đông bào, sông tôt và làm việc hiệu quả Như vậy, nêu lưu

Trang 25

ý một chút sẽ thay mục tiêu giáo dục và dao tạo theo tinh thân đôi mới, nhân mạnhđên năng lực cá nhân, cả vê năng lực chuyên môn lân phâm chât chính trị, đạo đức,lôi sông; các hoạt động giáo dục và đào tạo sẽ tạo điêu kiện đê môi cá nhân hoàn

thiện nhân cách, phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình.

Mục tiêu giáo dục, đào tạo ở bậc đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên

cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào

tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với

môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

Giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên là một trong những thành tố cơ bản của mục tiêu giáo dục nhằm dao tạo con người Việt Nam vừa hồng vừa chuyên — con người phát triển toàn diện Chuyển hóa những giá trị văn hóa đạo đức truyền thong dân tộc Việt Nam thành giá trị văn hóa đạo đức cá nhân và biết phát huy giá trị đó trong cuộc sống.

Hai là, chủ thể giáo dục đạo đức

Chủ thê giáo dục đạo đức không phải là các cá nhân riêng rẽ mà là tập hợp gồm nhiều chủ thể trong một thiết chế chặt chẽ, có sự phối kết hợp nhịp nhàng, hướng tới mục tiêu chung như gia đình, nhà trường, xã hội Trong phạm vi đề tài, không dé cập đến chủ thé là thiết chế gia đình va xã hội mà chi dé cập đến nha

trường là Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách là

chủ thê giáo dục đạo đức là một thiết chế bao gồm các tổ chức chính trị, chính trị —

xã hội, các phòng, ban, khoa, các giảng viên và các cán bộ công, viên chức của nhà

trường trong sự phối hợp nhịp nhàng thực hiện mục tiêu chung.

Giáo dục giá tri đạo đức truyền thống ở Trường Đại học Luật Hà Nội là loại

hình giáo dục có mục đích, có phương thức được tô chức một cách bài bản, không

phải việc làm tự phát Đó là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thông qua các

Trang 26

môn học liên quan trực tiếp như môn “Đường lỗi cách mạng Việt Nam”, môn

“Những nguyên ly cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lénin”, đồng thời, còn được lồng ghép trong các môn học về luật và các môn học khác; bên cạnh đó, nội dung giáo dục còn thông qua các phong trào, các hoạt động của các tô chức chính trị như các

tổ chức Đảng trong nhà trường, của các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn thanh

niên, Hội cực chiến binh Tất cả các chủ thê trong sự phối, kết hợp chặt chẽ cùng

thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

Sinh viên vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể đặc biệt trong giáo dục đạo đức, đó là quá trình tự giáo dục — biến quá trình giáo dục của nhà trường thành

quá trình tự giáo duc của sinh viên Nếu không có quá trình chuyển hóa từ giáo dục

thành tự giáo dục thì mọi sự giáo dục đều không đạt hiệu quả Bởi vì, nếu phát triển là sự vận động tự thân thì mọi sự tác động từ bên ngoài chỉ có hiệu quả khi được sự vật tiếp nhận, được chuyển hóa trở thành nhân tố bên trong Giáo dục đạo đức là quá trình tác động từ chủ thể lên đối tượng, nghĩa là tác động từ bên ngoài đến đối tượng còn tự giáo dục là quá trình diễn ra bên trong, nên người được giáo

dục cũng vừa là người tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân Chính vì vậy, việc phát

huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức biến yêu cầu của xã hội thành nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, điều đó có ý nghĩa quyết định trong quá trình giáo dục.

Ba là, nội dung giáo duc các gid trị đạo đức truyền thong cho sinh viên

Trường Đại học luật Hà Nội

Nội dung thứ nhất: giáo đục lòng yêu nước

Giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên trong điều kiện ngày nay, trước hết là

giáo dục lòng trung thành với lợi ích nhân dân, dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Định hướng giá trị đạo đức này gắn trách nhiệm của mỗi người dân

nước Việt nói chung cũng như sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng, với đất

nước, với nhân dân của mình, là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, là danh dự,

lương tâm của mỗi cá nhân với cộng đông dân tộc Việt Nam.

Trang 27

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chế độ thực dân nửa phong kiến

bị đánh đồ, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, lịch sử Việt Nam sang một trang mới Đó là phong trào giải phóng dân tộc gắn liền với

cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội Vì vậy,

lòng “trung, hiêu” của thời đại mới mang nội dung đạo đức mới, đó là “trung” với

nước, “hiếu” với dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Ngày xưa trung là trung

với vua, hiểu là hiéu với cha mẹ mình thôi Ngày nay, trung là trung với Tổ quốc,

hiếu là hiếu với nhân dan”.

Ở nước ta hiện nay, yêu nước chính là bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội đang trong quá trình hình thành và phát triển Công cuộc xây dựng đất nước theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có những tiền đề về vật chất, tinh thần

nhất định nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc

gia dân tộc Việt Nam hiện nay, gắn bó chặt chẽ với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đặc biệt trong điều kiện, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách muốn xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, không phải bằng chiến tranh xâm lược mà bằng các thủ đoạn làm thay đôi thé chế kinh tế, chế độ chính trị, biến dạng văn hoá Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa càng trở nên phức tạp

hơn, giữa xây dựng và bảo vệ quan hệ khăng khít với nhau, trong đó, xây dựng là

gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành xây dựng Ý thức bảo vệ Tổ quốc thể hiện lòng yêu nước trong điều kiện mới của thanh niên sinh viên Việt Nam, luôn gắn với lẽ sống học tập dé lập thân, lập nghiệp Trong những năm qua phong trào thanh niên cả nước cũng như ở Trường Đại học Luật Hà Nội phát triển sôi nôi, mạnh mẽ, chang hạn, như bốn chương trình hành động: “lập thân, lập nghiệp, xây

dựng đất nước phôn vinh”; “bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh”; “nâng cao dân

trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá - thé dục thé thao”; “công tác xã hội bảo

vệ môi trường”.

Trang 28

Giáo dục tỉnh thần yêu nước cho sinh viên hiện nay, nội dung yêu nước phải gắn liền với lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam; sinh viên luôn cố gang phan đấu vươn lên trong học tập dé có thé tiếp nỗi được truyền

thống của ông, cha Trong bối cảnh hội nhập, lòng tự hào về truyền thống là cơ sở

dé thé hệ trẻ tự tin trong giao lưu hội nhập, dé giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dan tộc trong sự phát trién.

Trong lĩnh vực chuyên môn của mình, sinh viên Trường Đại học Luật Hà

Nội hiểu, tự hào về sự phát triển sang tạo, hiệu quả việc tô chức Nhà nước, xây

dựng pháp luật trong qua trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Dang Cộng sản

Việt Nam; truyền thống đó sẽ được các thé hệ sinh viên ra trường tiếp tục phát

Nội dung thứ hai: giáo duc tinh thân đoàn kết và ỷ thức cộng dong

Giáo dục tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng để sinh viên biết kế thừa, phát huy chúng trong học tập, nghiên cứu khoa hoc va trong thực tiễn cuộc sống Đó chính là biết phát huy sức mạnh cộng đồng, sức mạnh tập thé để khắc phục khó khăn, gặt hái thành công, bảo đảm cho sự phát triển cộng đồng.

Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, đó là giáo dục tình yêu thương, đùm bọc, biết chia sẻ với bạn bè hoặc đồng bào của mình khi họ gặp rủi ro, bất hạnh Nếu không có tính cộng đồng cao, không có sự yêu thương chia sẻ,

đùm bọc, không có sự giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ đồng bào mình một cách tự

nguyện, vô tư thì những người gặp trắc trở, hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống chắc chắn họ sẽ khó khăn hơn nhiều Nhất là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế trước những thách thức của quá trình toàn cầu hoá đang đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên, phát huy sức mạnh của mỗi người và của cả cộng đồng thì mới có thể thành công trong quá trình học tập, phan đấu dé lập thân, lập nghiệp.

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng hiện nay, một mặt vẫn là sự liên kết sắn bó mọi người trong một cộng đồng nhỏ như gia đình, dòng họ, tập thể lớp,

Trang 29

khoa, trường, chi đoàn, liên chi đoàn, chi bộ, đảng bộ, quy mô và tính chất của

khối đoàn kết ngày càng được củng cố, mở rộng Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng phải góp phan tăng cường, củng cố các mối quan hệ này, đồng thời, phải tuân theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đó là, thực hiện đoàn kết rộng rãi, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ chính tri, bao

đảm cho sự phát triển, tiễn bộ của mỗi cá nhân và tập thê.

Có thê nói, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của người Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá, đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia

dân tộc, nối vòng tay lớn với bạn bè khắp năm châu Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là yếu tố cần thiết để sinh viên sẵn sàng tham gia góp sức nhỏ bé của mình giải quyết những van dé chung như: ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chống tội phạm và những hành vi vô trách nhiệm lạm dụng hóa chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hay nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Cùng với nội dung giáo dục đó, cần phải nâng cao nhận thức cho sinh viên phát huy hơn nữa

tinh thần đoàn kết cộng đồng, nhất là cộng đồng dân tộc để thực hiện thành

công sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng; tích cực dau tranh chống lại những âm mưu gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại những biểu hiện tiêu cực làm suy giảm lòng tin vào con đường phát triển vì những mục

tiêu chung.

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng được pháp luật bảo vệ, vì thé, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội phải là những người nhận thức sâu sắc về vẫn đề này Quá trình học tập không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành tình cảm, thái độ, niềm tin, lý trí để chỉ đạo hành vi thực tiễn thể hiện và bảo vệ tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng Sinh viên Tường Đại học Luật Hà Nội vừa gương mẫu trong sinh hoạt tập thé về tinh thần đoàn kết, thé

hiện ý thức cộng đồng vừa sử dụng pháp luật tích cực đấu tranh chống lại

Trang 30

những quan điểm, hành vi làm ảnh hưởng tới tinh thần đoàn kết, ý thức cộng

đồng dân tộc.

Nội dung thứ ba: giáo duc lòng nhân ai

Giáo dục lòng nhân ái, đó là giáo dục truyền thống “Thương người như thé An?

thương thân”, với truyền thống đó, ông cha ta luôn nhắc nhở nhau: “Bau ơi thương

lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay: “Nhiễu điều phủ lay giá gương: Người trong một nước phải thương nhau cùng” Giáo dục lòng nhân

ái dé nhắc nhở các thé hệ sinh viên Trường Dai học Luật Hà Nội không chỉ để nhớ

mà dé phát huy truyền thong đó trong cuộc sống sinh viên và hơn thế nữa, còn biết

phát huy truyền thống đó trong hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

Bởi vì, trong lĩnh vực hoạt động pháp luật khi giải quyết công việc chuyên môn thường có liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của những con người cụ thể,

áp dụng pháp luật nghiêm minh nhưng cũng phải có lòng nhân ai, khoan dung mới

tận tâm với công việc, tránh làm oan sai cho người khác Như tư tưởng day tính nhân văn, phản ánh bản chất van đề thực hiện pháp luật trong xã hội ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị học tập của cản bộ ngành tư pháp năm 1950”: “Nghĩ đến cùng, vẫn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác,

trong lúc nay là van đề ở đời và làm người” “Ở đời và làm người” lời của Bác

ngắn gọn nhưng chứa đựng chiều sâu của lòng nhân ái, nhắc nhở người làm công tác tư pháp về nghĩa vụ, trách nhiệm nặng nề của mình và chỉ người nào giàu lòng nhân ái, trọng tình, trọng nghĩa, trọng đạo lý mới thấm thía trách nhiệm đó.

Mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế với mục đích làm cho cuộc sống nhân dân càng ngày càng no ấm, hạnh phúc hơn, mong muốn con người đối xử với nhau nhân ái hơn Vì thế, việc phê phán lối sống vô cảm trước rủi ro, bất hạnh của người khác, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác, xây dựng lối sống nhân ái luôn được động viên, khuyến khích Hơn thế nữa, cần phải giáo dục truyền thống về tình nhân ái

của ông cha, không chỉ đôi xử với đông bào của mình mà ngay cả với người đã có

“Hồ Chi Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995

Trang 31

lỗi với mình, nên “Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, cũng không đây

kẻ thù đến đường cùng mà luôn sẵn sàng “Mở đường hiếu sinh” Kế thừa điều này,

những người làm nghề luật mới làm hết trách nhiệm của mình, không vùi dập, ghét

bỏ những người vi phạm pháp luật mà luôn đánh giá đúng hành vi của họ va hyvọng họ hướng thiện.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

công nghệ, giáo dục lòng nhân ái truyền thông cũng cần bố sung những nội dung

mới Đó là, giáo dục sinh viên tham gia một cách tích cực vào việc bảo vệ môi

trường, ngăn chặn sự mat cân bằng sinh thái, chống biến đồi khí hậu, chống VIỆC Xả

thải chất gây ô nhiễm môi trường nhằm đem lại một môi trường trong lành, giảm

thiểu bệnh tật, thiên tai, tăng sức khoẻ, tuôi thọ cho con người Đó chính là giá trỊ nhân văn cao cả nhất mà xã hội ta đang hướng tới, phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Nội dung thứ tư: giáo duc đức tính cần cù, tiết kiệm

Giáo dục đức tính cần cù, sự chịu đựng gian khó - phẩm chất đã trở thành

giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Giáo dục tinh thần cần cù, chịu khó, dám vượt và biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn, để sinh viên sẵn sàng đối đầu với mọi trở ngại, vươn lên làm chủ hoàn cảnh và làm chủ bản thân phan dau đạt kết quả học tập tốt nhất, đồng thời nỗ lực phan đấu lập nghiệp vì cuộc sống hạnh phúc cá nhân gắn liền với sự phát triển bền vững va phon vinh của đất nước Ngành luật là ngành khoa học xã hội đòi hỏi kiến thức tổng hợp, sâu,

rộng về mọi lĩnh vực của cuộc song; dé gidi, người lam nghé luật vừa phải có kiến thức

rộng vừa có kiến thức chuyên ngành sâu Vì vậy, sinh viên luật nói chung và sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng phải cần cù, chịu khó, ham học hỏi mới hy vọng

đứng vững trong nghề và giỏi về nghề Người tốt nghiệp Trường Dai học Luật Hà Nội được xã hội và các cơ quan chức năng sử dụng đánh giá cao về chất lượng Là một cơ sở dao tạo trọng điểm về luật, Trường đại học Luật Hà Nội luôn đòi hỏi sinh viên cần

cù học tap, nỗ lực phan đấu viết tiếp truyền thống Nhà trường trong 40 năm qua.

Trang 32

Giáo dục truyền thống cần cù dé sinh viên nhận thức được rằng, muốn thành

công trong công việc, phải yêu nghề mà mình đã chọn, đam mê với nghề, chăm chỉ, chuyên cần học tập mới có tương lai tốt đẹp Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần cù thôi chưa đủ mà cần cù phải gan với nhanh nhạy, sang tạo, nghĩa là

phải năm bắt được những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiễn Đồng thời, cần

cù phải kết hợp chặt chẽ với xây dựng ý thức lao động có kỉ luật, có kỹ thuật và

năng suất cao.

Giáo dục đức tính cần cù nhưng phải cần cù lương thiện, có lương tâm Bởi

vi, trong cau trúc đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ, danh dự, lương tâm là ý thức và

tình cảm thôi thúc từ bên trong đối với chủ thé Khi ý thức được đúng đắn về hành

vi và trách nhiệm của bản thân, chủ thé sẽ tránh được những ý nghĩ, việc làm sai

trái, luôn tự nhủ phải trung thực và tôn trọng lợi ich của người khác Dù không ai

biết, không ai kiểm soát thì cũng không làm điều sai trái và gây thiệt hại cho người

khác Đó là trách nhiệm với nghè, trách nhiệm với người khác và trách nhiệm với

xã hội và xây dựng thái độ học tập, hành nghề trong tương lai một cách cần cù lương thiện Bên cạnh đó, những người hành nghé trái lương tâm sẽ bị đối tác va đồng nghiệp phê phán, thêm vào đó, xã hội sẽ lên án, thậm chí pháp luật sẽ trừng tri Can cù gan liền với lương tâm nghề nghiệp với lương thiện mới đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong sự nghiệp của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã

Nội dung thứ năm: giáo duc tinh thân hiếu học, tôn sư trong đạo

Giáo dục tinh thần hiếu học cho sinh viên dé họ hiểu rõ, trong nền kinh tế thị

trường, hội nhập quốc tế, học để làm người, đó là điều kiện để hoàn thiện nhân

cách, hoàn thiện bản thân; hoc dé trở thành người lao động có năng lực chuyên

môn, đó là phương tiện dé bảo đảm cuộc sống: học dé có kiến thức và năng lực hòa

nhập với cuộc sống hiện đại, nếu không muốn trở thành những người lạc hậu, lỗi

thời; học để khăng định vị thế của cá nhân trong xã hội, đó là người sẽ thành công

trong sự nghiệp.

Trang 33

Giáo dục tinh thần hiếu học là giáo dục cho sinh viên tinh thần ham hiểu

biết, khao khát tìm kiếm tri thức mới, có ý thức tích lũy kiến thức một cách hệ

thống, biết cách tiếp cận van dé, đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố tác động dé hiểu van đề một cách đầy đủ và đúng đắn nhất Hiếu học, như vậy, không có có nghĩa là cái gì cũng biết nhưng biết không cái nào đến nơi đến

chốn, cái gì cũng biết nhưng lộn xộn, không cái nào ra cái nào, không phân biệt được nguyên nhân và điều kiện Sinh viên luật mà học kiểu như vậy thì rat nguy hiểm, bởi vi, khi vận dụng, áp dụng pháp luật cái gi cũng mang máng sẽ

không có khả năng phân tích luật một cách rõ ràng, mạch lạc.

Hiếu học là người luôn cầu thị mong muốn ngày một tiến bộ hơn trên con

đường học tập, nghiên cứu tiếp thu tri thức mới Giáo dục để cho sinh viên thấy rằng, tri thức là mênh mông như biến cả sự hiểu biết của mình như giọt nước nên phải chịu khó, chăm chỉ, cầu thị; chỉ người hiểu học mới hiểu điều đó, vì thế, V.I.Lênin mới nói: “Càng học thấy mình càng đốt” Cầu thị sẽ biết lắng nghe ý kiến của người khác, tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác và tranh thủ trao đổi nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau qua đó nâng cao nhận thức cá nhân.

Hiếu học đối lập với sự hoi hot, giả đối Người hiểu học không bao giờ chấp nhận cách học cho “xong chuyện”, học cho “có học”, nhất là, sự giả dối trong học tập Bởi vì, người hiểu học là người đã xác định được nhu cầu học tập của mình, họ hiểu rõ đó là nhu cầu tự thân; theo nhu cầu nghề nghiệp, họ hiểu cần cái gi, thiếu cái gì để tìm kiếm và bổ sung; “vay, mượn” kiến thức không phải là phương thức dé “lap” những “lỗ hồng” và thỏa mãn nhu cau phát triển tri thức của họ Vì thế, người hiểu học cũng là người có lòng tự trọng, có danh dự và lương tâm trong sáng trên con đường học tập tìm kiếm, phát triển tri thức.

Người hiểu học thường là người tôn sư, trọng đạo Thực tế, chỉ người hiểu

học mới tôn quý người thày Người không học, không có thày nên họ không baogiờ tôn trọng thày và đừng bao giờ nói đạo lý với họ Trong trường, trong lớp

những trò ngoan, chăm chỉ, chịu khó, ham học thì trong mắt họ người thày bao giờ

Trang 34

cũng là thần tượng; ngược lại, trò lười ngại học thì nhân cách đạo đức đều “có van

đề” và dưới con mắt của họ người thay cũng “chang là cái gì”, thay nói họ không

nghe, thay nhắc họ phản đối Giáo dục tinh thần hiếu học, đồng thời cũng là giáo

dục thái độ tôn trọng thày cô giáo và hiểu biết về đạo lý làm người.

Bon là, hình thức và phương pháp giáo duc

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên phải mềm dẻo, tế nhị,

nếu không dẫn đến thuyết lý chung chung dễ gây nhàm chán, vì thé đòi hỏi hình

thức giáo dục phải rất linh hoạt, phong phú và da dạng, nhằm lôi cuén được sinh

viên, giúp họ “thấm” những nội dung mà chủ thể định hướng giáo dục Giáo dục

đạo đức là quá trình cả giáo dục chính khóa và không chính khóa, giáo dục chuyên

đề và lồng ghép nội dung qua các bài giảng, giáo dục chủ động và giáo dục theo tình huồng

Ngoài những hình thức giáo dục trên đây, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống còn phải gắn với việc khơi dậy những câu chuyện lịch sử về truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần cù, hiéu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Đồng thời, cần tổ chức các budi sinh hoạt chuyên dé, trao đôi, tọa đàm, diễn đàn về các

nội dung gan với các giá trị dao đức truyền thống của dân tộc tạo thuận lợi cho

nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách sinh viên.

Các hình thức giáo dục cũng thường xuyên đổi mới phù hợp với từng đối tượng, từng thời gian và không gian sinh hoạt, học tập của sinh viên nhằm hấp dẫn được sinh viên, đặc biệt cần tổ chức nhiều chương trình, diễn đàn phù hợp với sinh

viên, giúp cho họ hào hứng bước vào mỗi budi học, tuần học, môn học trong trạng

thái tích cực Thay, cô — chủ thé cơ ban, chủ yếu trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, cần chú ý từ trang phục phải mô phạm, giọng truyền đạt phải hấp dẫn, nội dung phải sinh động (lồng ghép với những bài học về kỹ năng sống, những câu chuyện lịch sử, những tắm gương đạo đức ) nâng cao hiệu quả giáo

dục.

Trang 35

Hon thé nữa, việc giáo dục đạo đức, nhất là các giá trị đạo đức truyền thống

cho sinh viên không chỉ dừng lại ở lựa chọn nội dung thích hợp với từng thời điểm,

từng đối tượng, từng giai đoạn với các hình thức giáo dục tương thích mà còn ở

nghệ thuật giáo dục, nhằm tao ra ở sinh viên niềm hứng khởi và cảm xúc tích cực

khi tiếp thu các giá trị đạo đức Làm được điều đó, các chủ thể giáo dục trong nhà trường phải có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng, thống nhất, đặc biệt phải

nhạy cảm chính tri trong các sự kiện lịch sử, xã hội dé lựa chọn một nội dung giá trị phù hợp dé làm chủ đề cho hội thảo và các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thê dục thể thao

Đi liền với các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống được nêu ra trên đây, cần sử dụng các phương pháp giáo dục cho phù hợp như phân tích, giảng giải, bình luận, lựa chọn mẫu điển hình, khái quát hóa, điển hình hóa và cá biệt hóa, dé cao các phương pháp tự giáo dục, biến giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục Hiệu quả cuối cùng của quá trình giáo dục này là các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc phải được ”giáo hóa” trở thành nhân cách của mỗi con người, không chỉ chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội mà lương tâm biết tự điều chỉnh hành vi,

quan hệ đạo đức của họ.

II Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở

Trường Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên

Trường Đại học Luật Hà Nội được đánh giá qua tư liệu phỏng van, trao đôi, qua Nghị quyết, Báo cáo tổng kết, các Chương trình hoạt động của các tổ chức chính

trị, chính tri - xã hội, qua Phòng công tác chính tri và quản lý sinh viên, Phòng

quản lý đào tạo; nhất là, thông qua công tác điều tra xã hội học Để có được sự nhận thức về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, ngay từ khi còn ngồi trong chế nhà trường, sinh viên phải được giáo duc và có môi trường thể hiện sự nhận

thức đó, nhât là một sô nội dung của các giá trị cơ bản có tính chât tiêu biêu Thực

Trang 36

tế, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã trả lời rõ ràng về sự cần thiết phải có

sự giáo dục, qua kết quả điều tra xã hội học gần đây của nhóm tham gia nghiên cứu đề tài Với câu hỏi: Em vui lòng cho biết sự can thiết của công tác giáo duc giá trị đạo đực truyền thống dan tộc cho sinh Trường Dai học Luật Hà Nội hiện nay?

Trong 300 sinh viên (sv) được hỏi, có 192 sv (64%) cho rằng: rất cần thiết; 102 sv

(34%) cho rằng: cần thiết; 4 sv (1,3%) cho răng: không cần thiết; 2 sv (0,7%)

không trả lời Như vậy, về co ban gần như hau hết sinh viên (98%) đều nhận thay,

cần thiết phải giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Đại

học Luật Hà Nội.

2.1 Những thành tựu, hạn chế trong giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội và nguyên nhân của nó

Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên có lẽ được đánh giá qua đối tượng được giáo dục là đúng đắn và chính xác nhất Vì vậy, với khách thê nghiên cứu là các sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm thực hiện đề tài lựa, chọn khảo sát các đối tượng theo năm đã được đào tạo, giới tính, thành phần xuất thân qua nơi ở hiện tại, cụ thé: về giới tính, có 22,7% là nam và 77,3% là nữ; về năm học, sinh viên năm thứ nhất có 32,3%, năm thứ hai có 22%, năm thứ 3 có 22,7%, năm thứ tư có 22,7%; về nơi ở của các sinh

viên, có 2,7% ở kí túc xá, 65,3% ở nhà trọ sinh viên, 30,7% ở nhà riêng, 1,3%

khác Kết quả khảo sát, phản ánh khá chân thực thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

2.1.1 Thực trạng về nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thông cho

sinh viên ở Trường dai học luật Ha Nội

Mot là, thực trạng về nội dụng giáo duc lòng yêu nước

Đáng tiếc, hiện nay vẫn còn một số it sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội

chưa nhận thức đúng và không đồng ý với con đường phát triển của dân tộc mà Đảng,

Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn Chăng hạn, với câu hỏi: Em vui long cho biét,

Dang và nhân dán ta dựa trên lập trường, quan điểm cua chu nghĩa Mác — Lénin,

Trang 37

tư trởng Hỗ Chí Minh xác định con đường di lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa là đúng đắn? Trong 300 sv van còn 42 sv (14.2%)

không đồng ý Dù là số ít sinh viên nhưng cũng làm cho các chủ thé thực hiện công

tac giáo dục của Trường phải suy nghĩ về ý thức chính trị — pháp lý của họ Hai là, thực trạng về giáo duc tinh thân đoàn kết, ý thức cộng dong

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng được pháp luật bảo vệ, vì thế, sinh viên

Trường Dai học luật Hà Nội là những người am hiểu pháp luật phải nhận thức sâu sắc,

đầy đủ về vấn đề này Quá trình học tập không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn

hình thành tình cảm, thái độ, niềm tin, lý trí, gương mẫu trong sinh hoạt tập thé về tinh

than đoàn kết, thé hiện ý thức cộng đồng, đồng thời, sử dung pháp luật, tích cực dau

tranh chống lại những quan điểm, hành vi làm ảnh hưởng tới tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc Đánh giá về tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội, chúng tôi hỏi 300 sv có 108 sv (36%) nói: tốt; 154 sv (51,3%) nói: khá; 29 sv (9,7%) nói: trung bình; 7 sv (2,3%) nói: không tốt; 2 sv (0,7%) không trả lời Như vậy, về cơ bản (97%) sinh viên được hỏi, đánh giá về sinh

viên Trường Dai học luật Hà Nội là có tinh thần đoàn kết và có ý thức cộng đồng, nên

việc tiếp tục giáo dục dé củng cô và nâng cao hơn nữa tinh than đó Ba là, thực trạng về giáo duc lòng nhân ái

Sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội tự đánh giá về lòng nhân ai, thương người, bao dung, vị tha qua kết quả điều tra của chúng tôi: trong 300 sv được hỏi

có 194 sv (64,7%) trả lời: tốt; 78 sv (26%) trả lời: khá; 24 sv (8%) trả lời: trung

bình; 4 sv (1,3%) trả lời: không tốt Như vậy, 98,7% những người được hỏi cho rằng sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội có thé hiện lòng nhân ái ở những mức

độ khác nhau, điêu đó cân được tiép tục giáo dục đê duy trì và ngày càng nâng cao.

Bon là, thực trạng về giáo dục đức tinh cân cù

Đánh giá vê đức tính cân cù trong học tập, giản di, tiêt kiệm trong cuộc sôngcua sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội, trong 300 sv được hỏi có 133 sv

Trang 38

(44.3%) cho là: tốt; 129 sv (43%) cho là: khá; 26 sv (8,7%) cho là: trung bình; 10 sv (3,3%) cho là: không tốt; 2 sv (0,7%) không tỏ thái độ Đã là sinh viên

phải chuyên cần học tập nhưng vẫn có đánh giá sinh viên Trường Đại học luật

Hà Nội chưa chuyên cần, qua thực tế cũng có cơ sở để xác nhận một số đánh

giá như vậy Cần phải giáo duc sao cho tất cả sinh viên của Trường đều phải

chuyên cân học tập và làm cho mọi người đêu nhận thây được điêu đó.

Năm là, thực trạng về giáo duc tinh than hiéu hoc và tôn su trong dao Tìm hiểu về tinh thần hiếu học, thé hiện qua tính tích cực hoc tập, nghiên cứu khoa học, trau đổi kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, 300 sv được hỏi thì có 116 sv (38.7%) cho là: tốt; 157 sv

(52,3%) cho là: khá; 23 sv (7,7%) cho là: trung bình; 4 sv (1,4%) cho là:

không tốt Tiếp cận dưới giác độ động cơ học tập thì trong 300 sv được hỏi, có

168 sv (56%) cho rằng: sinh viên chưa có động cơ học tập đúng, đây là ty lệ

đáng lo ngại Như vậy, có sinh viên tích cực học tập nhưng với đông cơ chưa

đúng đắn Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là nhằm uốn nắn động cơ học tập cho sinh viên một cách đúng đắn, đi vào quỹ đạo đáp ứng mục tiêu đào tạo Khi được hỏi về thái độ của sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội đối với giảng viên, có 123/300 sv (41%) cho rằng sinh viên xử sự chưa đúng mực với giảng viên Sự đánh giá của 123 sinh viên trong số người được hỏi như vậy, cho thấy quan hệ thày - trò trong Trường cũng không được như các giảng viên mong muốn.

2.1.2 Thực trạng về hình thức, phương pháp giáo duc đạo đức truyền thong cho sinh viên trường Trường Dai học luật Ha Noi

Các giá trị đạo đức truyền thống còn được lồng ghép cả trong các môn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học chuyên ngành ở nhiều nhóm

ngành luật.

Kết quả điều tra cho thấy, sinh viên của trường Trường Đại học luật Hà

Nội hiện nay có nhận thức khá toàn diện, chính xác vê các gia tri đạo đức

Trang 39

truyền thống dân tộc được lồng ghép vào các môn học trong nội dung chương

trình ở bậc đại học Qua số liệu điều tra cho thấy, trong hệ thống các môn học

đang được giảng dạy và học tập tại trường Trường Đại học luật Hà Nội hiện

nay, sinh viên đánh giá môn học được lồng ghép nhiều nội dung giáo dục giá

trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên nhiều nhất là môn Giáo dục quốc phòng chiếm 79,7%, đứng ở vị trí thứ hai là các môn lý luận chính trị

chiếm 76,3%, đứng ở vi tri thứ ba các môn khoa hoc xã hội — nhân văn khác chiếm 75,3%; tiếp đến là các môn luật chung và luật chuyên ngành chiếm

56,3%, đứng ở vị trí cuối cùng là môn thé dục là 54,7% Kết quả này, một

mặt phản ánh sinh viên đã có nhận thức rõ ràng về các giá trị đạo đức truyền thống được lồng ghép trong nội dung chương trình của các môn học, qua phương pháp giảng dạy của các thầy cô; mặt khác, nó cũng phản ánh rằng, việc nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò của các môn học, đặc biệt là các

môn lý luận chính trị chưa xứng với sứ mạng của nó ở trường đại học, cao

đăng hiện nay.

Công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội hiện nay được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau Theo số liệu điều tra cho thấy, hoạt động được sinh viên đánh giá và xếp ở vị trí cao nhất thông qua công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội đó là các hoạt

động tình nguyện, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc gia đình

thương binh, liệt sỹ, xây dựng lớp học tình thương, quỹ đền ơn đáp nghĩa

những người có công với nước, chiếm 79,3%; hoạt động đứng ở vi trí thứ hai

là các buổi gặp mặt nhân chứng lich sử, dã ngoại về nguồn; nói chuyện truyền

thống: tọa đàm, chiếm 73,7%; hoạt động tham gia các cuộc gặp gỡ, đối thoại

giữa lãnh đạo và Nhà trường với sinh viên, chiếm 67% - đứng ở vị trị trí thứ ba; xếp ở vị trí cuối cùng là tham gia tuần sinh hoạt chính trị công dân — sinh viên - chỉ chiếm 45%.

Trang 40

Khi đánh giá về công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội hiện nay, đa số sinh viên vẫn đánh giá Ở

mức tốt, cụ thể có 28% sinh viên đánh giá công tác giáo dục các giá trị đạo đức

truyền thống dân tộc cho sinh Trường Đại học luật Hà Nội hiện nay là tốt, 55,3%

đánh giá mức khá, 14,7% đánh giá ở mức trung bình và chỉ có 2% đánh giá chưa

Bên cạnh những điểm tích cực, công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội hiện nay cũng bộc lộ những hạn chế.

2.1.3 Một số hạn chế trong công tác giáo đục giá trị đạo đức truyền thông

Một là, một bộ phận sinh viên van chưa nhận diện dung các giá trị đạo đức truyền thong của dân tộc Việt Nam:

Đây là một vẫn đề đáng quan tâm, suy ngẫm đối với Nhà trường, cụ thể: có

51,7% sinh viên của trường Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay đã không nhận

diện được “ý thức cộng đồng”, 48,3% sinh viên đã không nhận diện được “tiết kiệm”, 33,7% sinh viên đã không nhận diện được “hiểu học” là những nội dung quan trong của giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam Tôn tại này đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết Công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của Nhà trường đang còn bắt cập; bản thân sinh viên chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị đạo đức truyền thống: gia đình, xã hội đã

buông lỏng việc giáo dục các giả trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ.

Hai là, một bộ phận sinh viên thiểu y thức chính trị, thiếu niềm tin vào ly tưởng của Đảng, thờ o với những sự kiện chính tri, xã hội của đất nước và it quan tâm đến các hoạt động chung

Kết quả điều tra cho thấy: có 54% sinh viên được hỏi trả lời rằng có một bộ

phận sinh viên hiện nay thiếu niềm tin vào lý tưởng của Đảng, thờ ơ với những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước; 64% cho rằng có một bộ phận sinh viên đề cao chủ nghĩa cá nhân, xa rời ý thức cộng đồng, sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN