1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

160 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 88,16 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG DAI HỌC LUAT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: TS Chu Văn Đức

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2017

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

1 Chu Văn Đức — Khoa PL Hình Sự, DH Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài, viếtbáo cáo tông thuật, 1⁄2 chuyên đề 1, 2 và 3.

2 Bùi Kim Chi - Khoa PL Hình Sự, DH Luật Hà Nội, thư kí dé tài, viết 1⁄2chuyên đề 1.

3 Đặng Thanh Nga - Khoa Tại chức, ĐH Luật Hà Nội, viết chuyên đề 4.4 Lưu Song Hà (người xử lí SỐ liệu) — Học viện Phụ nữ Việt Nam.

CỘNG TÁC VIÊN

1 Dinh Đức Công — Sinh viên lớp CLC khóa 39, MSV: 391953

2 Nguyễn Lê Hương - Sinh viên lớp CLC khóa 39, MSV: 392951

Trang 3

DANH MỤC CHU VIET TAT TRONG DE TÀI

1 |DLC Độ lệch chuân2 |DTB Diém trung binh3 CLC Chat lượng cao4 | TrTh Truyén thông

Trang 4

Mục lục

Báo cáo tông quan kết quả nghiên cứu đề tài

Chuyên dé 1: Những van đề lý luận về thái độ, thái độ học tập và quá trình xây dựng phương pháp nghiên cứu đề tài

Chuyên dé 2: Thực trạng thái độ của sinh viên trường DH Luật Hà nội đối với các giờ học

Chuyên đề 3: Thực trạng thái độ của sinh viên trường DH Luật Hà nội đối với thầy cô

Chuyên đề 4: Thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐH Luật Hà nội đối với công tác đánh giá kết quả học tập

Tài liệu tham khảo

Trang 5

BAO CAO TONG QUAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

THAI DO HOC TAP CUA SINH VIEN TRUONG DH LUAT HA NOI

TS Chu Văn Đức - chủ nhiệm dé tài

I MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thái độ là trạng thái tâm lý có tác dụng định hướng và thúc day hoạt

động của con người Khi con người có thái độ tích cực với một sự vật, hiện

tượng nào đó thì sẽ có những hành động tích cực để tác động vào đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Trong hoạt động học tập cũng vậy, thái độ học tập là nhân tố chủ quan có tác dụng định hướng và điều khiển hoạt động học tập của sinh viên hướng đến việc nắm vững tri thức và kỹ năng tương ứng Trong quá trình học tập người học có thái độ học tập tích cực thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn Cho nên các cơ sở đào tạo luôn quan tâm đến thái độ học tập

của người học và mong muôn người học có thái độ học tập tích cực.

Thái độ học tập của người học còn phản ánh sự đánh giá của người học

và xã hội nói chúng đối với chương trình và chất lượng giảng dạy của cơ sở đạo

tạo Một cơ sở dao tạo có uy tín thì phải thu hút được người học và người học

phải có thái độ học tập tích cực.

Trường Đại học Luật Hà Nội được xem là một trường có uy tín trong

lĩnh vực dao tạo chuyên gia pháp lí Năm 2016, Trường bước sang tuổi 36, không phải nhiều so với nhiều đại học ở nước ta và trên thế giới; tuy nhiên cũng không phải là tuổi “mới chao đời” Ở tuổi này, Trường phải bước sang

giai đoạn phát triển, củng có, hoàn thiện cơ sở vật chat; tăng cường chất

lượng và hoàn thiện chương trình đào tạo để phát triển và khắng định uy tín, vị thế Ngày 04/4/2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 549/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội thành trường trọng điểm dao tao cán bộ pháp luật Để đạt mục tiêu này, trong những năm qua, không ngừng phan đấu nâng cao chất lượng dao tạo,

đa dạng hóa hình thức đào tạo Từ năm học 2014-2015, Trường mở thêm

chương trình đào tạo chất lượng cao và bước đầu được thu hút được số

Trang 6

lượng lớn sinh viên theo học và được nhiều giảng viên đánh giá cao Tuy nhiên đó chỉ là nhận xét cảm quan ban đầu Còn thực sự sinh viên nghĩ gi, đánh giá như thế nào và có cảm xúc gì về chương trình, chất lượng đào tạo,

hành vi ứng xử của Lãnh đạo trường, của các cán bộ quản lí và giảng viên?

Trường cần làm gì để kích thích thái độ học tập tích cực của sinh viên? Để có thể trả lời chính xác những câu hỏi này cần phải thực hiện một nghiên cứu cần thận và đầy đủ về thái độ học tập của sinh viên, kế cả sinh viên theo học chương trình truyền thống và sinh viên theo học chương trình chất lượng cao.

2 Tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, vấn dé thái độ bat đầu được quan tâm nghiên cứu từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với những người tiên phong như W.I Thomas và F Znaniecki Tiếp đến, trong những năm 1950, La Piere đã thực hiện những thực nghiệm thú vị và nồi tiếng về thái độ Ông nhận thấy rằng giữa những gi chúng ta nói và những gi chúng ta làm (thái độ và hành vi) đôi khi rất khác nhau Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, hàng loạt công trình nghiên cứu về thái độ đã được tiến hành Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào thái độ xã hội và hướng đến việc xây dựng thang đo, xác định

cau trúc, chức năng của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, sự hình

thành và thay đôi thái độ xã hội Thái độ học tập ít được nghiên cứu hơn.

Ở Việt Nam, vấn đề thái độ, trong đó có thái độ học tập, bắt đầu được nhiều tác giả, đặc biệt là những người làm công tác giảng dạy, quan tâm nghiên cứu từ vài chục năm trở lại đây.

Năm 1998, Nguyễn Đức Hưởng, giảng viên của trường Đại học An ninh Nhân dân, đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ về đề tài: 7hái độ học tập của

sinh viên Đại học An ninh Trong luận van, tác gia đã chỉ ra thái độ học tập tích

cực của sinh viên trường Dai học An ninh và một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thái độ đó là kỷ cương của Trường.

Năm 2007, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thúy Hường bảo vệ thành công

luận án tiên sỹ vê đê tài “Thai độ doi với việc rèn luyện nghiệp vụ su phạm cua

Trang 7

sinh viên cao đăng sư phạm” Trên cơ sở coi thái độ là sự đánh giá bên vững, âm tính hoặc đương tinh VỀ con người, sự vật, hiện tượng, tác giả đã khảo sắt

1058 sinh viên cao đăng hệ chính quy, 27 giáo viên dạy các môn nghiệp vụ và đi đến kết luận rằng đa số sinh viên cao đăng sư phạm chưa có thái độ tích cực đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và có sự khác biệt về thái độ theo

năm học; có sự tương quan thuận gitra nhận thức, xúc cảm và hành vi — ba mặt

của thái độ.

Tác giả Đỗ Ngọc Khanh nghiên cứu về thái độ chính trị của 650 thanh niên nông thôn có tuổi từ 16-30 và đi đến kết luận rang sự quan tâm đến tình hình chính trị trong nước và trên thế giới của thanh niên nông thôn ở mức độ trung bình; nhận thức của thanh niên về vai trò của chính trị trong viéc giải quyết các vấn đề đời sống xã hội là tích cực và đánh giá cao việc thanh niên tham gia vào các tổ chức chính trị.

Nghiên cứu thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS, tác giả Đỗ Thị Thanh Hà (2013) đã chỉ ra ba mặt biéu hiện của thái độ là nhận thức, xúc cảm và hành vi, trong đó mặt hành vi là biểu hiện quan trọng nhất.

Tại Học viện Khoa học xã hội, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Long (2015) đã bảo vệ thành công luận án tiễn sỹ về đề tài “Thái độ học tập các môn ly luận chính trị của sinh viên đại học hiện nay” Luận án đã chỉ ra thực trạng biểu hiện, mức độ về thái độ học tập các môn lý luận chính trỊ của sinh viên và đề xuất một số biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao thái độ học tập các môn lý luận chính trị cho sinh viên đại học.

Ở trường Đại học Luật Hà Nội, trong thời gian qua, một số van đề liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên bước đầu được quan tâm nghiên cứu:

Đặng Thanh Nga (2008) — Những khó khăn trong học tập của sinh viên, Lê

Đình Nghị (2014) — Nâng cao ý thức học tập của sinh viên Tuy vậy, van dé

thái độ học tập của sinh viên thì chưa được nghiên cứu, mặc dù nó là một trong những chủ đề thường được bàn đến trong các cuộc họp ở cấp trường, khoa và bộ môn.

Trang 8

Như vậy có thê thây răng ở trong nước, vân đê thái độ học tập đã bướcđâu được quan tâm nghiên cứu và những nghiên cứu này đêu có mục đích ứngdụng rõ rét.

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ thực trạng thái độ học tập của sinh viên nói chung và

sinh viên theo học chương trình đào tạo chất lượng cao (CLC) nói riêng, nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị đối với cán bộ, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội về biện pháp xây dựng, hình thành thái độ học tập tích cực của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

4 Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng thái độ học tập của sinh viên theo chương trình đào tạo

truyền thống và sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao đối với: + Giờ giảng lý thuyết, giờ thảo luận và giờ tự học;

+ Thay cô;

+ Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Sự biến đôi của thái độ hoc tập ở các nhóm sinh viên theo giới tính,

chương trình đào tạo, năm học và kết quả học tập của sinh viên.

- Kiến nghị về biện pháp tăng cường thái độ học tập tích cực của sinh 5 Đối tượng nghiên cứu

Thái độ học tập của sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.

6 Gia thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở quan sát, chúng tôi đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

6.1 Thái độ học tập của sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội nhìn chung là rõràng, tích cực nhưng chưa ở mức cao;

6.2 Gitta các nhóm sinh viên theo giới tính, năm học, chương trình đào tạo, và chương trình đào tạo, bên cạnh sự tương đồng còn có những khác biệt về thái độ học tập Cụ thé là: thái độ hoc tập của nữ sinh viên, sinh viên theo chương trình chất lượng cao, sinh viên có kết quả học tập giỏi và khá, sinh viên năm thứ nhất tích cực hơn nam sinh viên, sinh viên chương trình truyền thống, sinh viên có kết quả học tập trung bình và yếu, sinh viên năm thứ 2 và thứ 3.

Trang 9

6.3 Trong phong cách giao tiếp trên lớp giữa giảng viên và sinh viên, phong cách dân chủ của giảng viên được ưu thích hơn phong cách tự do và phongcách độc đoán.

6 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội.7 Pham vi nghiên cứu

7.1 Về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu ba thái độ thành phần của thái độ học tập của sinh viên trường DH Luật Hà Nội gồm: 1, thái độ đối với giờ giảng lý thuyết, giờ thảo luận và giờ tự học; 2, thái độ đối với thầy cô (giảng viên) 3, thái độ đối

với đánh giá kết quả học tập, trên ba mặt: nhận thức, cam xúc và hành vi.

7.2 Về khách thé

Đề tài tiến hành khảo sát trên mẫu khách thê từ 3 khóa sinh viên hệ chính quy gồm: khóa 39 (năm thứ 3), khóa 40 (năm thứ 2) và khóa 41 (năm thứ 1).

8 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng van.

- Một số phương pháp của toán thống kê: tính tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan, các phép thâm định so sánh điểm trung bình

I NỌIDUNG

1 Kết quả nghiên cứu lí luận về thái độ và thái độ học tập của sinh viên 1.1 Khai niệm thai độ và thái độ học tập

Từ thời cổ đại, người ta đã chú ý đến cảm xúc, hành vi ứng xử cũng như động cơ của ứng xử đó của con người trong các tình huống đa dạng của cuộc sống Chang hạn, các triết gia thời Hy lap cổ đại đã đưa ra thuyết khoái lạc theo đó họ cho rằng hành vi của con người luôn thể hiện thái độ, mong muốn của họ và có 2 mong muốn lớn nhất, mạnh nhất là tìm kiếm sung sướng và tránh đau khô Tuy nhiên, mãi đên năm 1918, khái niệm thái độ lân đâu tiên được nêu ra

Trang 10

bởi hai nhà tam ly học người Mỹ là W.!Thomas và F.Znaniecki Hai ông cho rằng “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không

hành động khác mà được xã hội chấp nhán ” và khăng định “thai độ là trạng

thái tinh thần của cá nhân đối với một giá tri”.

Nam 1935 G.W Allport đưa ra định nghĩa thai độ: “Thai độ là trang thái sẵn sàng về mặt tinh than và thân kinh, được hình thành thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động đổi với phản ứng của cá nhân đến các tình huống và khách thể mà nó có thiết lập moi quan hệ” [Dẫn theo 2, tr 7] Định nghĩa này sau đó được sử dụng nhiều trong Tâm lí học Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất về thái độ Ví du, H.C Triandis cho rang “Thai độ là những tư tưởng được tao nên bởi các xúc cảm, tình cảm Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định Thái độ của con người bao gôm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự của họ đối với đối tượng dé” [Dẫn theo 2, tr 7].

Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học thường định nghĩa thái độ từ quan điểm của trường phái hoạt động, ví du, Võ Thi Minh Chi cho rằng “Thai độ là phản ứng (ứng xử) mang tính chủ thể với hiện thực khách quan, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào đó thông qua hoạt động và giao tiếp của mình ”[L, tr 281].

Trong đề tài này, thái độ được hiểu “là trạng thái sẵn sàng phản ứng theo một hướng nào đó, biểu hiện qua suy nghĩ (nhận thức), cảm xúc và hành vi” Và thái độ học tập của sinh viên “1a trạng thái sẵn sàng phản ứng của sinh viên đối với các đối tượng trong hoạt động học tập của sinh viên, được biéu hiện qua suy nghĩ, cảm xúc và hành vi cua sinh viên trong học tập”.

1.2 Các mat của thái độ học tap

Năm 1942 nhà tâm lý học Mỹ M Smith đã đưa ra quan điểm về cấu trúc của thái độ Theo ông, cấu trúc của thái độ gồm ba thành phan: nhận thức, xúc cảm và hành động.

Trang 11

Nhận thức là quan điểm, sự hiểu biết của chủ thé đối với đối tượng, tình huống Xúc cảm là sự rung động, hứng thú của chủ thể đối với đối tượng Ý định hành động và hành động là sự thể hiện cụ thê, sự hiện thực hóa thái độ của chủ thể thông qua xu hướng hành động, hành động thực tế Ba thành phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên cau trúc của thái độ, tạo nên thái độ xác định của chủ thé trước bat kỳ sự vật, tình huống nao Bởi vì trước bat kỳ đối tượng nào con người đều phải có những hiểu biết nhất định về chúng, đây là cơ sở cho những rung cảm, tình cảm đối với đối tượng xuất hiện, sau cùng con người sẽ có xu hướng hành vi (ý định hành động), hành vi cụ thé đối với đối tượng Tuy nhiên ba thành phan trên của thái độ có vị trí không hoàn toàn như nhau trong các tình huống cụ thê, đối tượng cụ thể.

1.3 Thành phan của thái độ học tập

1.3.1 Thái độ đối với giờ học: giờ lí thuyết, giờ thảo luận, giờ tự học Thái độ học tập của sinh viên phần nào chứa đựng những hiểu biết về mục

đích, ý nghĩa, yêu cầu, tác dụng của công việc đó, nó chi phối hành động thực tế

của cá nhân đó theo đúng phương hướng đã nhận thức Trong day học cần chuẩn bị cho sinh viên thái độ thích hợp, đúng dan để bước vào hoc tập một cách có ý thức thì mới đạt được kết quả cao; do đó thái độ có vai trò quan trọng đối với thành

công của sinh viên trong hoạt động học tập Thái độ học tập của sinh viên trong

nhà trường được thé hiện ở tính tích cực hay tiêu cực đối với việc học tập các môn

học, với các sinh viên khác, với nhà trường, với giáo viên, với các nhiệm vụ họctập quy định của lớp, của trường, môi trường học tập và với hành động của chính

1.3.2 Thái độ đối với việc đánh giá kết quả học tập

Ở trường DH Luật HN, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới các hình thức: bài tập gồm cá nhân, nhóm, học kỳ; và thi kết thúc học phần (tự luận, vẫn đáp, trắc nghiệm).

Thái độ của sinh viên đối với việc đánh giá kết quả học tập biểu hiện theo các hướng khác nhau Đối với những sinh viên có thái độ tích cực trong các giờ lí thuyết và thảo luận luôn tích cực tham gia phát biểu ý kiến, vui mừng khi được

Trang 12

cộng, thưởng điểm; họ cho rằng kết quả điểm bài tập cá nhân, nhóm, học kì phản

ánh đúng sự cố gắng của mỗi sinh viên cũng như nhóm học tập Họ lên án các hành vi sao chép, hay mua các loại bài tập của một số sinh viên.

1.3.3 Thái độ doi với thay cô

Thái độ tích cực của sinh viên đối với thầy cô thể hiện: Tôn trọng, lễ phép với tất cả thầy, cô; thầy cô có khó khăn giúp đỡ; khi thầy cô có điều gì không phải bình tĩnh trình bày để thầy cô hiểu; gặp gỡ, chia sẻ với thầy cô những vấn đề không liên quan đến hoạt động học tập

Thái độ tiêu cực của sinh viên đối với thầy cô thể hiện: Gặp thầy cô không

chào hỏi kính trọng; nói xấu thầy cô; nhac lại cách đi đứng, lời nói của thầy, cô

2 Xây dựng bảng hỏi và tô chức thu thập thông tin 21 Xáy dựng bang hỏi

Trong đề tài, 3 bảng hỏi đã được soạn thảo: bảng hỏi về thái độ của sinh viên đối với các giờ học lí thuyết, thảo luận và tự học; bảng hỏi về thái độ đối với thầy cô và bảng hỏi về đánh giá kết quả học tập Các bảng hỏi này được soạn thảo dựa trên cầu trúc 3 mặt của thái độ: nhận thức, cảm xúc và hành vi, nhằm tìm hiểu hai loại thái độ tích cực và tiêu cực của sinh viên Sau khi soạn thảo, chúng tôi đã tiễn hành điều tra thử trên mẫu 45 sinh viên đề kiểm tra độ tin cậy và tiễn hành chỉnh sửa để nâng độ tin cậy của các bảng hỏi đến mức có thé Kết quả cuối cùng, cả 3 bảng hỏi có độ tin cậy, chỉ số Cronbach's Alpha >6,50, đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy trong khảo sát bang bang hỏi.

2.2 Điều tra chính thức

Phiếu điều tra được phát cho sinh viên trả lời vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2017, ở 2 địa điểm: thư viện và lớp học Mau sinh viên gồm 175 người, đang theo học hệ đào tạo chính quy thuộc 3 khóa 39, 40 và 41 ở trường Dai học Luật Hà Nội, trong đó có 51 sinh viên năm thứ 1 (khóa 41), chiếm 29.1%, 67 sinh viên năm thứ 2 (khóa 40), 38.3% và 57 sinh viên năm thứ 3 (khóa 39), 32.6%; có

102 sinh viên học theo chương trình truyền thống, 58.3%, 73 sinh viên chương trình CLC, 41.7%; theo kết quả học tập học ky 1 năm hoc 2016-2017, có 35 sinh

Trang 13

viên đạt loại giỏi, 101 — loại khá, 57.7% và 39 — loại trung bình va yếu, 22.3%; 46

nam sinh vién, chiém 26.3%; va 109 nit, chiém 73.7%.

2.3 Xứ li dữ liệu và các mức danh gia thai độ học tập

Phiếu điều tra được kiểm tra lại để loại bỏ những phiếu có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu (ví dụ phiếu mà sinh viên bỏ trên 3 câu không trả lời) Sau đó kết quả được nhập và xử lí bằng phần mềm SPSS

phiên bản 22.

Theo điểm trung bình (ĐTB) của mỗi loại, mỗi mặt và mỗi biểu hiện của

thái độ học tập và sử dụng thang đo khoảng, chúng tôi đánh giá thái độ học tậpcủa sinh viên theo 5 mức như sau:

- Rất thấp: 1 < ĐTB < 1,8 Những loại, mặt hay biểu hiện có DTB ở mức này có nghĩa răng nó có vai trò rất thấp, rất hạn chế, không quan trọng so với những loại, mặt hay biểu hiện khác trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Thấp: 1,8 < DTB < 2,6 Những loại, mặt hay biểu hiện có DTB ở mức này có nghĩa rang nó có vai trò hạn chế, ít quan trọng, ảnh hưởng không lớn so với những loại, mặt hay biéu hiện khác trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Trung bình: 2,6 < DTB < 3,4 Những loại, mặt hay biểu hiện có ĐTB ở mức này có nghĩa rằng nó có vai trò và ảnh hưởng ở mức trung bình so với những loại, mặt hay biểu hiện khác trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Cao: 3,4 < DTB < 4,2 Những loại, mặt hay biểu hiện có ĐTB ở mức này có nghĩa rằng nó có vai trò và ảnh hưởng ở mức cao so với những loại, mặt hay biểu hiện khác trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Rất cao: 4,2 < ĐTB < 5,0 Những loại, mặt hay biểu hiện có DTB ở mức này có nghĩa rang nó có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, chi phối đối với những loại, mặt hay biểu hiện khác trong hoạt động học tập của sinh

3 Thực trạng thái độ học tập của sinh viên 3.1 Bức tranh tong thé

Trang 14

Biểu đồ 1 mô tả bức tranh tông thé về thái độ học tập của sinh viên trường DH Luật Hà Nội Biểu đồ này cho thay:

về tong thé, thai d6 hoc tập tích cực vượt trội thái độ hoc tập tiêu cực: thái độ tích cực ở mức cao (trên 3.4) trong khi thái độ tiêu cực ở mức trung bình Trên tất cả 4

thái độ học tập thành phan, thái độ học tập tích cực luôn cao hon thái độ hoc tập tiêu cuc.

Thái độ học tập tích cực ưu thế nhất biéu hiện ở thái độ đối với thầy cô (DTB tích cực = 4.04 (ở mức cao), trong khi giá trị thấp nhất lại rơi vào “các giờ hoc’.

Thái độ học tập tiêu cực biểu hiện mạnh nhất ở thái độ đối với “vise đánh giá kết quả hoc tap”, và yêu nhất ở thái độ đối với “thầy cô”, DTB = 2.32 va đối với “kỷ luật”,

DTB = 2.33 Như vay, sự tương phản lớn nhất giữa thái độ tích cực và tiêu cực thé hiện

ở thái độ đối với “thầy cô”, nhỏ nhất ở thái độ đối với “đánh giá kết quả học tập” Nói

cách khác, thành phần đáng quan tâm nhất ở thái độ học tập của sinh viên là thái độ đối

với “kiểm tra đánh giá kết quả học tập”.

- _ Sự biến đổi của thái độ học tập của sinh viên theo khóa học

Biểu đồ 2 thé hiện sự biến đôi của thái độ học tập tích cực và tiêu cực theo thời gian học ở trường Theo đó, đễ dàng thấy rằng thái độ học tập tích cực tăng đều từ khóa 39 (năm thứ 3) sang khóa 40 (năm thứ 2) đến khóa 41 (năm thứ 1), trong khi đó thái độ học tập tiêu cực lại diễn biến theo chiều ngược lại: giảm dan từ khóa 41 qua khóa 40

Trang 15

đến khóa 39 Nghia là sinh viên học ở trường càng lâu thi biéu hiện của thái độ tích cực càng yêu va thái độ tiêu cực càng mạnh Tuy nhiên, sự biến đổi này đã đến mức tạo ra sự khác biệt giữa các khóa chưa? Sử dụng phép kiểm định ANOVA cho kết quả: ở thái độ tích cực, mức chênh lệch là có ý nghĩa thống kê (p=0.002), còn ở thái độ tiêu cực thì không Nghia là, sự biến đôi thái độ học tập tích cực (cụ thé là giảm) khi thời gian học ở trường tăng diễn ra với cường độ mạnh và phố biến hơn sự biến đổi của thái độ học tập tiêu cực Cụ thể, chênh lệch trung bình thái độ tích cực giữa khóa 41 và 39 là 0.338 (DTB khóa 41-DTB khóa 39), p=0.000; giữa khóa 41 và khóa 40 là 0.178, p=0.049; khác biệt giữa khóa 40 và 39 không có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 2: Sự biến đỗi của thai độ học tập theo khóa hoc

Khuynh hướng biến đổi như trên của thái độ học tập của sinh viên trong thời gian học đại học là rất đáng ngại và cần được quan tâm Nó cho thấy việc rèn luyện của trường và của sinh viên là ít hiệu quả Kết quả phỏng vấn sâu một số sinh viên và giảng

viên, chúng tôi xác định 3 nguyên nhân chính của thực trạng trên:

1, Thứ nhất, do sinh viên thiếu kỹ năng quản lí, làm chủ bản thân khi chuyền sang môi trường các em hầu hoàn toàn độc lập, tự quyết định hành vi hoc tập, rèn luyện cũng như các mối quan hệ của mình.

2, Thứ hai, đòi hỏi về học tập và rèn luyện đối với sinh viên ở trường đại học không cao, sinh viên không can cô gắng cũng có thé đáp ứng, dẫn đến hiện tượng buông lỏng dần

trong quá trình học tập.

3, Thứ ba, động cơ học tập chưa đủ mạnh Không ít sinh viên giải thích lý do họ giảm nỗ lực học tập, rèn luyện là vì xã hội chưa tạo ra một sự công bằng, một sự cạnh tranh

Trang 16

trong cơ hội tìm việc làm Xã hội hiện nay, theo các em, không đảm bảo rằng những sinh viên học tập, rèn luyện xuất sắc sẽ có được việc làm tốt, thậm chí chưa chắc đã có việc làm, trong khi có sinh viên học tập, rèn luyện chưa tốt nhưng mạnh về những mặt khác lại dễ có được việc làm, thậm chí việc làm tốt.

- Sw biến đổi của thái độ học tap theo kết quả học tập

Dữ liệu thu được cho thấy (biểu đồ 3) có mối liên hệ giữa thái độ học tập và kết quả học tập Theo biểu đồ 3, khi đi từ nhóm sinh viên có kết quả học tập trung bình qua “khá” đến “ĐIỎI”, biểu hiện thái độ tích cực trở nên mạnh và rõ hơn, trong khi thái độ học tập tiêu

cực diễn biên ngược lại, yêu di.

Tr sbi | Khá Giải T T T¬ 5 el Trung binh Kha Giỏi icine Két qua hoc tap

Biểu đồ 3: Sự biến doi của thai độ hoc tập theo kết quả học tập

Tuy vậy, phép kiểm định ANOVA cho biết, ở thái độ học tập tích cực, chênh lệch ĐTB giữa 3 nhóm sinh viên giỏi, khá và trung bình không có ý nghĩa thống kê Trong khi đó ở thái độ tiêu cực lại có sự khác biệt có ý nghĩa Cụ thê là, chênh lệch giữa nhóm giỏi và nhóm kha là — 0.2015 (ĐT giỏi — ĐTB kha), p=0.042, giữa giỏi và trungbình =0.223, p=0.049, giữa khá và trung bình không có sự khác biệt có ý nghĩa Nhưvậy, nhóm giỏi khác nhóm khá và nhóm trung bình không phải vì thái độ học tập củanhóm giỏi tích cực hơn mà là vì nó ít tiêu cực hơn.

- Lat cat giới tinh

Phép thâm định T-test cho thấy giữa 2 nhóm nam và nữ sinh viên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cả ở thái độ học tập tích cực lan thái độ tiêu cực.

Tóm lại, về tong thé, trong bức tranh thực trang thái độ học tập của sinh viên

trường ĐH Luật hà Nội, thái độ tích cực giữ ưu thế vượt trội so với thái độ tiêu cực ;

Trang 17

thái độ học tập tích cực ưu thé nhất biểu hiện ở thái độ đối với thầy cô, thấp nhất rơi vào thái độ đối với “các giờ hoc’; trong khi đó, thái độ học tập tiêu cực biểu hiện mạnh nhất ở thái độ đối với “việc đánh giá kết quả học tâp” và yếu nhất ở thái độ đối với “thầy

cô”; trong các thành phần của thái độ học tập, thái độ đối với thầy cô thể hiện “lành

mạnh nhât”, thái độ đối với việc kiểm tra đánh giá biểu hiện “phức tạp” nhất Thái độ học tập của sinh viên ít khác biệt giữa 2 nhóm theo giới tính, nhưng có những biến đối nhất định khi di chuyền giữa các nhóm sinh viên được phân chia theo chương trình đào tạo, năm học và kết quả học tập Khi số năm học tăng lên thì thái độ học tập tích cực giảm trong khi thái độ học tập tiêu cực tăng: khi di chuyển theo chiều kết quả học tập từ trung bình đến tốt, thái độ học tập tích cực không có khác biệt đáng kể, tuy nhiên thai

độ học tập tiêu cực lại giảm.

3.2 Thực trạng thái độ của sinh viên đối với các giờ học 3.2.1 Nhận xét chung

Biéu đồ 4 phản ánh bức tranh chung về thái độ học tập đối với các gid học.

Từ biêu đô này có thê đưa ra những nhận xét như sau:

Biểu đồ 4: Thái độ đối với các giờ học

GH lí thuyếtEIGH thảo luận

HGiờ tự họcGiờ học

- Thái độ học tập của sinh viên nhìn chung là tích cực Thái độ tích cựcvượt trội thai độ học tập tiêu cực Thái độ học tập tích cực đạt ngưỡng cao (DTB >

3.4), trong khi thái độ học tập tiêu cực ở mức thấp (ĐTB < 2.6).

Trang 18

- Ở thái độ học tập tích cực, thái độ đối với giờ thảo luận và giờ tự học gần tương đương nhau và đạt mức cao, trong khi thái độ tích cực đối với giờ lý thuyết có phan thấp hon và chỉ ở mức trung bình.

- Mẫu nghiên cứu có thái độ tiêu cực nhất đối với giờ tự học, tiếp theo là giờ lý thuyết và giờ thảo luận.

3.2.2 Thực trạng thai độ doi với giờ học lí thuyết Thực trạng chung

Bảng | cho thấy:

- Thái độ tích cực trội hơn rõ rệt thái độ tiêu cực DTB chung của thai độtích cực là 3,13 so với 2,28 ở thái độ tiêu cực.

Bảng 1: Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và thứ hạng của các biểu hiện thái độ đối với giờ

học lý thuyết (N=175)

TT | Biểu hiện của thái độ tích cực DTB | DLC TÔ |_| Thich giờ học lý thuyết 3.28 | 98 | 4 2 | Thường cảm thay hao hứng trong gid hoc ly thuyét 3.04 94 5 3 | Giờ học lý thuyết đem đến những điều mới mẻ 353 | 1.03 | 2 4 | Giờ lý thuyét cung cap kiên thức căn bản, cân thiết 4.05 91 1 5 | Su dung dé cuong mon hoc dé chuân bị giờ lý thuyết 2.79 1.29 6 6 | Đọc trước tài liệu theo hướng dẫn trong dé cương 2.55 | 1.18 8 7 | Hài lòng với việc chuẩn bị của mình cho giờ lý thuyết 2.47 1.14 9 8 | Hai lòng với su tiếp thu kiến thức của mình 3.41 1.03 3 9 | Luôn chú ý lang nghe trong giờ lý thuyét 2.68 1.14 7

Biéu hiện của thái độ tiêu cực 2.28 78

1 | Hau như chang đọc gi 229 | 1.27 | 4 2 _ | Hiểm khi chú ý lắng nghe 200 | 1.15 | 5 3 | Vừa lang nghe vừa làm việc gi đó (nhăn, nhận tin ) 237 | 114 | 3 4 | Hiểm khi ghi chép 175 | 110 | 7

5 | Thỉnh thoảng đến muộn 270 | 1.38 | 26 | Thỉnh thoảng ra về trước 1.93 1.30 6

7 | Thỉnh thoảng nói chuyện hoặc làm việc riêng 2.90 1.24 1

- Thái độ của sinh viên đối với giờ học lý thuyết chưa nhất quán, chưa rõ ràng.Sinh viên nhận thức tốt, đề cao tầm quan trọng của giờ học lý thuyết nhưng hànhđộng chưa phù hợp, đặc biệt là những hành động chuẩn bị cho giờ học lí thuyết nhưSử dụng dé cương môn học dé chuẩn bị giờ lý thuyết, Đọc trước tài liệu theo hướngdân trong đề cương, nghĩa là các hành vi tự học Đây là điểm yếu trong thái độ họctập của sinh viên, bởi vì suy cho cùng, chỉ có hành động mới có thê đem đến thay đôithực sự trong kết quả học tập của sinh viên Và đa số (54,8%) sinh viên không hai

Trang 19

lòng với sự chuẩn bị của mình cho giờ học lí thuyết Tuy nhiên ở đây có một điểm thúvị, đó là 37,2% “Hài lòng với sự tiếp thu kiến thức của mình” Nghĩa là sinh viên cóxu hướng chấp nhận kết quả tiếp thu bài giảng ở giờ lý thuyết dựa trên sự chuẩn bịcủa mình (chuẩn bị như thé thì kết qua vậy thôi) Về nguyên nhân của thực trạng này,trong phỏng vấn, sinh viên đưa ra những lí do: 1, bận, thiếu thời gian; 2, trên giò líthuyets, thầy cô ít kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên; 3, đa số sinh viên chỉ tập trunghọc trong kỳ thi, còn bình thường họ đi làm thêm hoặc có nhiều thứ hấp dẫn họ hơn.

- Biéu hiện của thái độ tiêu cực chưa thực sự mạnh và chưa phổ biến Tuy nhiên độ lệch chuẩn (DLC) của chúng cao chứng tỏ có một tỷ lệ sinh viên có những biểu hiện tiêu cực rõ rệt và thường xuyên Theo số liệu thống kê chi tiết, có 31,4% sinh viên “thỉnh thoảng nói chuyện và làm việc riêng trong giờ lý thuyết”, 33,1%, - “thỉnh thoảng đến lớp muộn”, 17,7% - “vừa lắng nghe vừa làm gì d6’ Những biểu hiện tiêu cực kém ưu thế nhất (chiếm những thứ bậc cuối) vẫn có DLC cao, nghĩa là dù ít phố biến hơn, vẫn có một bộ phận sinh viên thường xuyên có những biểu hiện này, cụ thể là: “Ít chú ý lắng nghe” -12%, “ít khi ghi chép” - 9,2% và “Thỉnh thoảng ra về trước” — 16,5% Kết quả này phù hợp với quan sát của chúng tôi ở 3 ca học lý thuyết (số sinh viên học mỗi ca khoảng 120), chắng hạn số sinh viên đến lớp muộn khoảng 10% ở mỗi ca, nhưng chỉ trong 10 phút đầu ca học.

Thái độ đối với phong cách lên lớp giờ lý thuyết

Biểu đồ 5: Mức độ ưa thích phương pháp lên lớp giờ lý thuyết

Trang 20

Trong 3 phong cách được đưa ra khảo sát, sinh viên thể hiện sự ưa thích vượt trội đối với phong cách kết hợp giữa đọc giảng và nói giảng, tiếp đến là nói giảng và thái độ kém tích cực nhất thuộc về đọc giảng.

Thái độ đối với giờ lý thuyết theo các lat cắt

Lat cắt giới tính Phép kiêm định T-test trung bình 2 mẫu nam và nữ sinh viên cho thay, ở cả thái độ tích cực và tiêu cực đối với giờ lý thuyết, DTB của mỗi biểu hiện và tổng thể ở nam sinh viên (N=46) luôn cao hơn nữ (N=129).

Nghĩa là thái độ của nam sinh viên phân hóa cao và rõ ràng hơn nữ sinh viên.

Tuy nhiên chỉ có sự khác biệt về ĐTB chung ở thái độ tiêu cực đối với giờ học lý thuyết là có ý nghĩ thống kê (mức khác biệt về ĐTB = 0.31, p=0.003) Ở đây nam sinh viên thể hiện thái độ tiêu cực đối với giờ lý thuyết cao hơn nữ.

Lát cắt chương trình đào tạo Kiêm định T-test trung bình 2 mẫu sinh viên theo chương trình đào tạo CLC (N=73) và chương trình truyền thống (Tr.Th, N=102) cho thấy, ở cả 2 loại thái độ (tích cực và tiêu cực) đối với giờ lý

thuyết, sự khác biệt về ĐTB của mỗi biểu hiện và tổng thể khá đa dạng, tuy

nhiên chúng đều chưa đạt mức đáng kê về mặt thống kê.

Lát cắt khóa học Phép kiêm định khác biệt trung bình bằng phương pháp oneway-anova cho thấy, giữa 3 nhóm sinh viên theo năm học — năm thứ nhất, khóa 41 (N=51), năm thứ 2, khóa 40 (N=67) và năm thứ 3, khóa 39 (N=57), thái độ này ít thay đổi, cả về biểu hiện tích cực và tiêu cực Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ xuất hiện ở 2 hành vi: Sw dung dé cương để chuẩn bị cho giờ học lý thuyết và Đọc trước tài liệu theo hướng dan Theo đó sinh viên năm thứ nhất chuẩn bị cho giờ học lí thuyết tốt hơn sinh viên năm thứ 2 và

thứ 3.

Lát cắt kết quả học tập Phép kiểm định khác biệt trung bình băng phương pháp oneway-anova cho biết thái độ học tập đối với giờ lý thuyết giữa 3 nhóm sinh viên theo kết quả học tập: trung bình (N=39), khá (N=101) và giỏi (N=35), về cơ bản là tương đồng, sự khác biệt có ý nghĩa chỉ xuất hiện ở 2 biểu hiện: Hiém khi chú ý lắng nghe và Hiểm khi ghỉ chép trong giờ lí thuyết Theo

Trang 21

đó, nhóm sinh viên có kết quả học tập giỏi và khá chú ý lang nghe và chú ý ghi chép tốt hơn nhóm có kết quả học tập trung bình.

Như vậy ở thái độ đối với giờ học lí thuyết, thái độ tích cực ưu thế hơn hăn thái độ tiêu cực; sinh viên đánh giá cao giờ học lí thuyết nhưng hành động chưa tương xứng, đặc biệt là những hành động chuẩn bị cho giờ học; sinh viên không hài lòng với với sự chuẩn bị nhưng hài lòng với sự tiếp thu; cảm xúc thích và hào hứng trong giờ hoc ở mức trung bình: phan lớn ở trạng thái pha trộn, số thích, cảm thấy hào hứng và ngược lại, không thích, không hào hứng gần như tương đương: một tỷ lệ đáng kế (từ 15 đến 30%) pho biến những hành vi tiêu cực như đi học muộn, it chú ý, ít ghi chép, nói chuyện va làm việc khác (sử dụng điện thoại); phong cách lên lớp giò lý thuyết được sinh viên thích nhất là kết hợp giữa nói giảng và đọc giảng, tiếp theo là nói giảng, đọc giảng ít được ưu thích nhất Thái độ học tập đối với giờ học lý thuyết của các nhóm sinh viên được phân theo giới tính, năm học, chương trình dao tạo và kết qua học tập, về

cơ bản là tương đồng, sự khác biệt có ý nghĩa chỉ hiện hữu ở một số khía cạnh.

Cụ thể là: so với nữ sinh viên, nam sinh viên có sự phân hóa và thê hiện thái độ tiêu cực cao hơn; sinh viên năm thứ nhất chuẩn bị cho giờ học nghiêm túc hơn sinh viên năm thứ hai và thứ ba; và cuối cùng sinh viên có kết quả học tập giỏi và khá chú ý lắng nghe và nghi chép hơn sinh viên có kết quả học tập trung bình Kết quả nghiên cứu cho thấy nhà trường và giảng viên cần: thứ nhất, tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài của sinh viên cho giờ học lí thuyết, có biện pháp đối với đối với những sinh viên không chuẩn bi theo yêu cầu; thứ hai, nên sử dụng phong cách nói giảng kết hợp với đọc giảng, hạn chế việc dùng đọc

3.2.3 Thực trạng thái độ đối với giờ học thảo luận Về tổng thể

Bức tranh thdi độ đối với giờ học thảo luận (bảng 3) thu được tương tự như ở thái độ đối với giờ học lí thuyết nhưng ở mức độ cao hơn: thái độ tích cực mạnh hơn và thái độ tiêu cực yếu đi Cụ thê là:

Trang 22

Thái độ tích cực cao vượt trội thái độ tiêu cực Điểm trung bình (ĐTB) của thái độ tích cực đối với giờ thảo luận = 3,44, đạt mức rất cao, trong khi

DTB của thái độ tiêu cực = 2,02, ở mức thấp Tuy nhiên, ở đây có sự phân tán ý

kiến lớn ở nhiều biểu hiện.

Thái độ đối với giờ học thảo luận không đồng đều giữa 3 mặt ĐTB mặt nhận thức tích cực = 3,98, ở mức cao; DTB mặt cảm xúc tích cực = 3,27 ở mứctrung bình; và DTB mặt hành vi tích cực = 2,93, ở mức trung bình: sinh viênđánh giá cao vai trò của giờ thảo luận nhưng cảm xúc và đặc biệt là hành vichưa tương thích.

Bang 2 Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và thứ bậc của các biểu hiện thái độ doi với giờ học

thảo luận

TT | Biểu hiện của thái độ tích cực đối với giờ học thảo luận Tà phe HD 1 | Thích giờ thảo luận 3.57 | 102 | 5

2 | Cảm thây hào hứng trong giờ thảo luận 3.55 1.06 63 | Hiém khi bị áp lực trong gid thao luận 3.20 1.24 9

4_ | Giờ học thảo luận luôn đem đến những điều mới mẻ 375 | 98 | 4 5 | Hiéu lý thuyết sâu hon và cả ứng dụng thực tiễn 4.11 96 | 2 6 | Muốn gIỎI về thực hành, can hoc tốt giờ thảo luận 3.88 1.08 3 7 | Chia sẻ, tham khảo ý kiến với sinh viên khác và thay cô | 417 95 | 8 | Sử dụng dé cương đê chuân bị giờ thảo luận 2.78 1.25 9 9 | Đọc trước tai liệu theo hướng dẫn trong đề cương 2.76 1.15 10 10 | Chuan bị trước những van dé can hỏi thay cô 343 | 114 | 8 11 | Hài lòng với sự chuân bị của mình 273 | 119 | 12

12 | Xung phong phát biêu 2.75 | 1.30 | 11

13 | Hài lòng với sự tiếp thu kién thức của minh 333 | 105 | 7

Biểu hiện của thái độ tiêu cực doi với giờ thảo luận 2.02 59

1 | Sau khi thay cô giao nhiệm vu, mới bat dau chuân bị 279 | 16 | 1 2 | Hiém khi chú y lang nghe 1.34 65 | 11

3 | Chỉ lang nghe những nội dung quan trong hoặc hap dẫn | 237 1.37 3

4| Vừa nghe vừa làm việc gì đó (nhăn nhận tin, game) 1.77 99 | 9 5_ | Hiém khi ghi chép 178 | 108 | 7 6 | Chỉ phát biéu khi thay cô gọi đích danh 252 | 1435 | 2 7| Trưởng nhỏm không yêu câu thì không tham gia 1.44 85 10 8| Giờ thảo luận nhóm rat ít hiệu quả 229 | 1.24 | 4

9 | Thường có cảm giác nhàm chan 225 | 1.02 | 5

10 | Thường cảm thay lãng phí thời gian 183 | 108 | 6

II | Thường nói chuyện hoặc làm việc riêng 1.78 92 7

O thái độ tích cực, các biêu hiện ưu thê nhât là những đánh giá vê tâm

quan trọng cua gio thảo luận, cảm xúc của sinh viên đôi với giờ thảo luận tích

Trang 23

cực hơn giờ học lí thuyết Điều này có nghĩa rằng tăng tỷ lệ giờ học thảo luận hoặc tiễn hành giờ học lí thuyết dưới hình thức cuộc trao đổi là điều nên cân nhắc mặt yếu trong giờ thảo luận vẫn là hành động và chủ yếu là hành động chuẩn bị và xung phong phát biểu Nghĩa rằng mức độ tích cực của sinh viên đối với giờ thảo luận chưa cao.

Ở thái độ tiêu cực đối với giờ thảo luận, những biểu hiện mạnh nhất, chiếm những thứ hạng cao nhất, nghĩa là cũng tiêu cực nhất trong các biểu hiện tiêu cực, gồm: “Sau khi thầy cô giao nhiệm vụ, mới bắt đầu chuẩn bị” và ĐTB =

2,79, “Chỉ phát biéu khi thầy cô gọi đích danh”, DTB = 2.52 Điều này hoàn toàn phùhợp với nhận xét về thái độ thụ động, thiếu tích cực của sinh viên trong gio thảo luận.

vẻ tương quan giữa các mat cua thái độ tích cực và với thai độ tiêu cực Gittacác mặt của thái độ tích cực đối với giờ thảo luận có mỗi tương quan thuận, tương đốimạnh và đồng đều Trong khi đó, giữa chúng với thái độ tiêu cực lại có mối tươngquan nghịch tương đối mạnh Nghĩa là ở mẫu sinh viên được khảo sát, khi một trongcác mặt của thái độ tích cực tăng thì những mặt còn lại cũng tăng trong khi thái độtiêu cực giảm và ngược lại.

Bảng 3: Tương quan giữa các mặt của thái độ đối với giờ thảo luậnGhi chu: R là hệ sô tương quan Pearson, p — mức ÿ nghĩa, p<0,05.

Như vậy, thái độ của sinh viên đối với giờ thảo luận nhìn chung là tích cực, thái độ tích cực vượt trội thái độ tiêu cực Sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của giờ học thảo luận, phần lớn thích và cảm thấy hào hứng trong giờ thảo luận, tuy nhiên về mặt hành vi thì họ lại biểu hiện sự thụ động, chưa tích cực, đặc biệt trong việc chuẩn bị cho giờ thảo luận và tham gia vào hành vi của nhóm dé đưa ra và phát biéu ý kiến Ở đây họ ít hài lòng với hành vi chuẩn bị nhưng hài lòng với sự tiếp thu của mình trong giờ thảo luận.

Thái độ đối với hình thức và phương pháp của giờ thảo luận

Trang 24

Về hình thức của vẫn đề thảo luận, sinh viên thích cả dạng câu hỏi và dạng tình huống Tuy nhiên, dạng tình huống được ưu thích hơn và khuynh

hướng này có tính tập trung cao.

Về thời điểm giao vấn đề đến sinh viên, sinh viên chấp nhận cả 2 trường hợp: trước buổi thảo luận hoặc ngay khi bắt đầu buổi thảo luận Tuy nhiên, sinh viên thích hơn khi nhận được vấn đề thảo luận sớm, và khuynh hướng này tập trung hơn so với trường hợp nhận đầu ca thảo luận.

Bảng 4 Thái độ đối với hình thức và phương pháp của giờ thảo luận

TT Hình thức, phương pháp của gid thảo luận DTB DLC1 | Giảng viên nêu van đê, sinh viên suy nghĩ, tra lời 3.57 | 1.1222 | Sinh viên hoi, giảng viên giải dap 3.05 1.0593 | Giảng viên giảng lại nội dung khó và quan trọng 4.14 0.9284 | Giảng viên cung cấp thông tin mới, làm sâu và rộng thêm 4.60 0.6905_ | Thích giảng viên đưa van đề thảo luận trước một thời gian 3.98 0.9916 | Thích giảng viên đưa van dé ngay dau giờ thảo luận 3.27 1.1887 | Thích van dé thảo luận dạng câu hỏi 3.71 1.0118 | Thich van đề thảo luận dang tình huỗng 427 | 0.870

Về hình thức diễn ra giờ học thảo luận, trong 4 hình thức phổ biến hiện nay được đưa ra, nếu xếp theo mức độ ưa thích giảm dan (theo ĐTB giảm dan), chúng ta thu được dãy sau: 1 “Giảng viên cung cấp thông tin mới, làm sâu và rộng thêm”, 2 “Giảng viên giảng lại nội dung khó và quan trọng”, 3 “Sinh viên hỏi, giảng viên giải đáp”, và 4 “Giảng viên nêu vấn dé, sinh viên suy nghĩ, trả lời” Có thê thay sự khác biệt về mức độ ưa thích giữa 4 hình thức của giờ thảo luận: hình thức 1 ở mức rất cao, 2 và 3 = cao và 4 — trung bình, tuy nhiên không có hình thức nao bị sinh viên đánh giá thấp, kê cả hình thức 4 thực ra cũng xấp xỉ ngưỡng cao Sự đánh giá của sinh viên cho thấy họ đã nhường “vai diễn chính” trong giò thảo luận cho giảng viên để nhận một vai đơn giản, dé dang hon Nghĩa là quy luật tâm lí thích đơn giản, thích dé dàng đã chi phối sự lựa chọn của sinh viên.

Thái độ đối với giờ giảng thảo luận theo các lát cắt

Lat cắt giới tính Phép kiêm định T-test trung bình 2 mẫu nam và nữ sinh viên chỉ ra rằng, ở thái độ tích cực, giữa 2 nhóm nam sinh viên (N=46) và nữ (N= 129), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Ở thái độ tiêu cực, về

Trang 25

tong thé không có khác biệt có ý nghĩa, tuy nhiên ở các biểu hiện cụ thé đã xuất hiện một số khác biệt đáng chú ý: nam sinh viên thé hiện mạnh và rõ hơn ở 3 khuynh hướng hành vi: 1, Vừa lắng nghe vừa làm việc gì đó (chênh lệch DTB = 0.31, P = 0.024); 2, Trưởng nhóm không yêu cầu thì không tham gia ý kiến (khác biệt DTB = 0.231, P = 0.045); va 3, Có cảm giác nhàm chan trong gid thảo luận (khác biệt ĐTB = 0.040, P = 0.012) Chúng tôi cho rằng những khác biệt này xuất phát từ những nét cá tính của nam sinh viên hơn là từ đặc điểm

của giờ thảo luận.

Lat cắt chương trình đào tạo Khác biệt có ý nghĩa thong kê giữa nhóm sinh viên CLC (N=73) và nhóm TrTh (N=102) được thé hiện ở bảng 5 Bảng này cho thấy, ở thái độ tích cực, sự tương đồng giữa 2 nhóm là cơ bản, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện ở 2 biểu hiện, theo đó nhóm sinh viên TrTh đề cao vai trò của giờ thảo luận hơn nhóm sinh viên CLC.

Bảng 5: So sánh 2 nhóm sinh viên: CLC và truyền thống về thái độ đối với giờ thảo luậnTT | Loai/biéu hiện của thái độ | ĐTBCLC |ĐTBtrthống| p

Thai độ tích cực

1 | Giờ thảo luận giúp hiéu sâu lí thuyết và ứng 3,78 4,34 0,005

dung thuc tiễn của nó

2 | Muôn giỏi về thực tiễn thì cần học tốt giờ 3,78 3,95 0,030

Tông thé thái độ tiêu cực (rung bình chung) 2,14 1,95 | 0,017

Ghi chú: ở đây chi thé hiện những khác biệt có ý nghĩa thông kê (P<0,05)

Lát cắt năm học

Kết quả kiểm định khác biệt trung bình bằng phương pháp oneway-anova giữa 3 nhóm sinh viên theo năm học — năm thứ nhất, khóa 41 (N=51), năm thứ 2, khóa 40 (N=67) và năm thứ 3, khóa 39 (N=57) được trình bày ở bảng 6 Bảng 6 cho thay ở thái độ tích cực, có su khác biệt có ý nghĩa về tổng thể và về nhiều biểu hện trên 3 mặt của thái độ tích cực đối với giờ học thảo luận: nhận thức, cảm xúc và hành vi Cụ thê là khi thời gian học ở tăng, mức độ

Trang 26

tích cực đối vời giờ học thảo luận giảm: năm thứ nhất coi trọng, hào hứng và tích cực trong trong giờ thảo luận, năm thứ 2 giảm và năm thứ 3 giảm nữa Kết quả phỏng vấn cả giảng viên và sinh viên đều thừa nhận thực trạng này và lý do được đưa ra chủ yếu là: do môi trường giáo dục đại học, do đòi hỏi của trường và giảng viên không cao cho nên sinh viên dần buông lỏng: năm thứ nhất rất lo lắng, quan tâm đến học tập, thậm chí sợ, nhưng sau đó nhận thấy việc học ở đại học (dé cho qua, dé tốt nghiệp) là không khó khăn (nếu không nói là dé), nên phần lớn sinh viên dần buông lỏng Ngoài ra, cũng có sinh viên nêu lí do rằng khả năng có việc làm sau tốt nghiệp không phụ thuộc nhiều vào kết quả học tập, cho nên nhiêu sinh viên thiêu động cơ học tập.

Bang 6: So sánh thái độ đối với gid thảo luận giữa 3 nhóm sinh viên theo năm học

TT | Biểu hiện của thái độ Nhóm Nhóm Khác biệt p

Thái độ tích cực đổi với giờ thảo luận A B DTB (A-B)

1 | Hao hứng trong giờ thảo luận Năm | Năm 3 0,440 0,031Năm 2 0,404 0,041

2 | Giờ học thảo luận luôn đem đến những điều | Nam1 | Năm3 0.714 0,000

mới mẻ Năm 2 0.297 0,046Năm2 | Năm3 0.417 0,016

3 | Giúp hiểu lí thuyết và ứng dụng thực tiễn Năm 2 Năm 3 0.419 0.014

sâu hơn Nam | Nam 3 0.544 0,003

4 | Muốn giỏi về thực tế, cần học tốt các giờ Năm | Năm 3 0.803 0.000

thảo luận Năm 2 0.399 0.041

5 | Sử dụng đề cương môn học đê chuân bị cho | Nam 1 Năm 3 0.564 0.018

gio thảo luận Năm 2 0.614 0.0086 | Dé chuân bị cho giờ thảo luận, đọc trước tài | Năm 1 Năm 3 0.525 0.016liệu Năm 2 0.753 0.000

7_ | Thường xung phong phát biêu ý kiên Năm | Năm 2 0.497 0.0418 | Tổng thé (rung bình chung thái độ tích Nam1 | Năm3 0.358 0.005

cực) Năm 2 0.312 0.012

Ghi chú: ở đây chỉ thé hiện những khác biệt có ý nghĩa thong kê; p — mức ý nghĩa, p<0.05.

Ở thái độ tiêu cực đối với giờ học thảo luận, cả về tổng thê cũng như các biểu hiện cụ thé, không phát hiện được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3

nhóm sinh viên theo năm học.

Lát cắt kết quả học tập Theo bảng 7, nhóm giỏi thê hiện thái độ đối với

giờ thảo luận tích cực hơn hai nhóm còn lại: coi trọng vai trò của giờ thảo luận,

hài lòng với sự chuẩn bị và kết quả học giờ thảo luận, tích cực phát biểu và

trách nhiệm với nhóm cao hơn sinh viên nhóm khá và nhóm trung bình Trong

Trang 27

khí đó nhóm khá và trung bình tỏ ra thụ động, ít phát biéu hơn và đặc biệt khi trưởng nhóm không có yêu cau thì họ ít tham gia cùng với nhóm.

Bảng 7: So sánh thái độ đối với giờ thảo luận giữa 3 nhóm SV theo kết quả học tập

TT | Biểu hiện của thái độ Nhóm | Nhóm B | Khác biệt DTB P

Thai độ tích cực đôi với giờ thảo luận A (A-B)

1 | Giúp hiểu lí thuyết và ứng dụng thực tién| Giỏi Khá -0.448 0.017

sâu hơn

2 | Hài lòng với việc chuân bị cho giờ thảo luan| Giỏi Khá 0.513 0.0283 | Thường xung phong phát biêu ý kiên Giỏi | Trung 0.827 0.006

Khá 0.654 0.010

Thái độ tiêu cực đôi với giò thảo luận

1 | Nêu trưởng nhóm không yêu câu thì không Giỏi Trung -0.421 0.033

tham gia ý kiên bình

Khá -0.357 0.033Ghi chu: ở đây chỉ thé hiện những khác biệt có ý nghĩa thong kê; p — mức ý nghĩa, p<0.05.

Như vậy thái độ của sinh viên đối với giờ thảo luận nhìn chung là tích cực,thái độ tích cực vượt trội thái độ tiêu cực Sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng củagiờ học thảo luận, phan lớn thích và cảm thấy hào hứng trong giờ thảo luận, tuy nhiên

về mặt hành vi thì họ lại biểu hiện sự thụ động, chưa tích cực, đặc biệt trong việc chuẩn bị cho giờ thảo luận và tham gia vào hành vi của nhóm dé đưa ra và phát biểu ý kiến Ở đây họ ít hài lòng với hành vi chuẩn bị nhưng hài lòng với sự tiếp thu của mình trong giờ thảo luận Về hình thức và phương pháp lên lớp giờ

thảo luận, giảng viên nên giao trước van dé thảo luận, có thê kết hợp cả dạng câu hỏivà tình huống nhưng nên ưu tiên tình huống, và tùy theo từng trường hợp mà sử dụng1 kết hợp cả 4 hình thức: cung cấp thông tin mới, làm sâu và mở rộng thêm tri thứccho sinh viên; giảng lại nội dung khó và quan trọng; sinh viên hỏi, giảng viên giải đápvà giảng viên nêu vấn đề, sinh viên suy nghĩ, trả lời, sau đó giảng viên bình luận,đánh giá.

Giữa các nhóm sinh viên được phân chia theo tiêu chí giới tính, chương trình

đào tạo, năm học và kết quả học tập, sự tường đồng giữa các nhóm theo mỗi tiêu chílà chủ yếu, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê phát hiện được không nhiều Cụ thé là,nữ sinh viên tích cực, tự giác, hào hứng và đánh giá cao vai trò của giờ thảo luận hơn

nam sinh viên; sinh viên giỏi thé hiện thái độ đối với giờ thảo luận tích cực hơn

hai nhóm còn lại: hài lòng cao hơn với kết quả, tích cực phát biểu và tự giác,

Trang 28

trách nhiệm hơn trong nhóm; thái độ đối với giờ thảo luận cua sinh viên trở nên kém tích cực theo thời gian học: sinh viên năm thứ nhất biéu hiện thái độ tích cực hơn sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ 3 trên cả 3 mặt nhận thức,

cảm xúc và hành vi, sinh viên năm thứ ba lại kém tích cực hơn sinh viên năm

thứ hai.

3.2.4 Thực trạng thái độ doi với giờ tự học Thực trạng chung

Bức tranh thu được về thực trạng thái độ đối với giờ tự học giống VỚI bức tranh về thái độ học tập nói chung và đối với giờ học lí thuyết và giờ thảo luận nói riêng: thái độ tích cực ưu thế hơn thái độ tiêu cực, ưu thế của mặt nhận thức, sự khiêm tôn của mặt hành vi (bang 8).

Bảng 8: Thái độ đối với giờ tự học của sinh viên4 | Dành hết thời gian roi dé tu hoc 2.69 1.25 65 | Thích tự hoc ở thư viện 3.66 1.34 +6 | Hang ngày dén học ở thư viện 262 | 135 | 77_ | Hang tuân đến học ở thư viện 3.20 | 1.52 | 5

Biểu hiện của thái độ tiêu cực 2.90 | 1.32I1 | Chi tập trung học trong ky thi 2.85 1.41 42 Tập trung học khi phải làm bài tập hoặc chuẩn bị cho giờ 2.58 1.52 77 | Ngoài hoc tập, còn có việc làm thêm 3.21 1.69 2

Ghi chú: DTB — điểm trung bình, DLC — độ lệch chuân va TB — thứ bác.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là cả 2 loại thái độ đều biểu hiện

mạnh: thái độ tích cực chạm mức cao (ĐTB = 3,45) trong khi tiêu cực cũng ởmức trung bình (DTB = 2,90) Có lẽ ở đây, do sinh viên tự quản lí mình nên họ

đã thể hiện bản thân rõ hơn Ở thái độ tích cực, sinh viên nhận thức tốt tầm quan trọng của việc tự học, những đánh giá này đều ở mức cao, thậm chí rất

cao Cảm xúc của sinh viên cũng tích cực: 60,6% thích giờ tự học, 60,5% thích

Trang 29

học ở thư viện Tuy nhiên hành vi của sinh viên lại chưa tương xứng: chỉ

23,4% sinh viên dành hết thời gian rỗi cho học tập, 26,9% đến thư viện hàng ngày, 46,9% đến thư viện hàng tuần Điều gì đã ngăn cản sinh viên hành động theo nhận thức và cảm xúc của mình? Ở đây chắc chắn có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là việc làm thêm, 54,9% sinh viên thừa nhận ngoai học còn có việc làm thêm Ngoài ra, học theo cảm hứng, ít theo lí trí cũng có thê là nguyên

Những điểm yếu biểu hiện rõ nhất ở hoạt động tự học của sinh viên bao

gồm: hiệu quả thấp, 45,7% sinh viên thừa nhận tự học còn ít hiệu quả, 40,7%

-khó tập trung khi tự học, 50,3% - học theo cảm hứng, Những hạn chế này, rõ ràng xuất phát từ sinh viên cho nên chỉ có có thé sinh viên tự khắc phục; nhà trường, thầy cô chỉ có thể tác động dưới hình thức vận động, tuyên truyền, thuyết phục.

Thái độ tự học theo các lắt cắt

Lat cắt giới tính Phép kiêm định T-test trung bình 2 nhóm nam và nữ cho thay không có sự khác biệt ở cả hai loại thái độ đối với giờ tự học giữa 2 nhóm nam và nữ sinh viên.

Lát cắt chương trình đào tạo

TT | Bảng 9: Khác biệt về thái độ tự học giữa SV lớp CLC và SV lớp truyền thong3 | Thich học ở thư viện 0.644 0.002

4 | Tông thê (Trung bình chung) 0.456 0.006

Thái độ tiêu cực

1 | Tập trung học tập chỉ trong ky thi -0.057 0.0102_ | Tự học của tôi còn ít hiệu quả 0.310 0.018

Ghi chú: ở đây chỉ thé hiện những khác biệt có ý nghĩa thông kê; p — mức ý nghĩa, p<0.05.

Bang 9 cho thấy về tong thé, không có sự khác biệt về thái độ đôi với giờ tự học giữa hai nhóm sinh viên CLC và TrTh Tuy nhiên xét riêng về từng biểu hiện cụ thé thì có một số khác biệt có ý nghĩa Ckhác biệt ở trung bình chung

của 2 nhóm va ở trung bình của 3 biêu hiện cụ thêu thê là sinh viên TrTH cảm

Trang 30

thay tự học quan trong hon, thích giờ tự học và thích học ở thu viện hơn Biéu đồ 5 mô ta tỷ lệ % thích học ở thư viện của 2 nhóm CLC và TrTh.

Biểu đồ 6: Mức độ thích học ở thư viện ở 2 nhóm CLC và Tr.Th

Theo bảng 9, ở thái độ tích cực, sự tương đồng giữa 3 nhóm sinh vên giỏi, khá và trung bình là cơ bản, sự khác biệt có ý nghĩa chỉ biểu hiện ở ba điểm: nhóm sinh viên Khá gán cho tự học vai trò quan trọng cao hơn nhóm Trung bình; nhóm Gidi dành nhiều thời gian rồi cho học tập hơn nhóm Khá và nhóm Khá thích học ở thư viện hơn nhóm Trung bình Nghĩa là ở đây có biểu hiện khuynh hướng: thái độ đối với tự học của nhóm Khá tích cực hơn nhóm trung bình, của nhóm Gidi tích cực hơn nhóm Kha Tuy nhiên khuynh hướng

này còn yêu, chưa tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa vê tông thê.

Bảng 9 So sánh thái độ đối với giờ tự học giữa 3 nhóm SV theo kết qua học tập

TT | Biểu hiện của thái độ Nhóm A | Nhóm B Khác biệt P

Thái độ tích cực doi với giờ tự học DTB (A-B)

1 {fu học đặc biệt quan trọng với tôi Kha Trung binh 0.468 0.028

2 Dành hết thời gian rỗi dé tự học Giỏi Khá 0.597 0.018

3 (Thich tự học ở thư viện Kha Trung binh 0.526 0.038

Thai độ tiêu cực doi với giờ tu hoc

4 | Tập trung học tập chỉ trong kỳ thi Giỏi Trung bình -1.021 0.001Khá -0.965 0.0005 | Chi học khi phải làm bài tập hoặc Giỏi Trung bình -0.940 0.004chuân bị cho giờ thảo luận Khá -0.954 0.000

6 | Thỉnh thoảng mới đến học ở thư Giỏi -0.894 0.011

Trang 31

Ở thái độ tiêu cực, sự khác biệt biểu hiện rõ rệt hơn, ngoài ở ba biểu hiện cụ thé thì còn sự khác biệt ý nghĩa về tổng thé So với nhóm giỏi, nhóm khá và nhóm trung bình có xu hướng tập trung học chỉ trong kỳ thi, hoặc khi phải làm bài tập hay chuẩn bị cho giờ thảo luận Ngoài ra nhóm trung bình còn ít đến thư viện hơn nhóm khá và nhóm giỏi Về tổng thé thì nhóm giỏi thé hiện thái độ tiêu cực đối với giờ tự học yếu hơn nhóm khá và trung bình; giữa nhóm khá và nhóm trung bình không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Lat cắt năm học: phép kiếm định oneway ANOVA giá trị trung bình không phát hiện thấy có sự khác biệt đáng kể nào về thái độ đối với giờ tự học

giữa 3 nhóm sinh viên: năm thứ 1, năm thứ 2 và năm thứ 3.

Tóm lại, ở thái độ đối với gid tự học, thái độ tích cực trội hơn thái đô tiêu cực, cả hai loại thai độ đều biểu hiện mạnh, rõ ràng hơn, đặc biệt là thái độ tiêu cực so với ở giờ học lí thuyết và thảo luận Sinh viên nhận thức tốt tầm quan trọng của việc tự học, cảm xúc tích cực: thích giờ tự học, thích học ở thư viện.

Tuy nhiên hành vi của sinh viên lại chưa tương xứng: không dành hết thời gian

rỗi cho học tập, chưa đến thư viện thường xuyên, hiệu quả tự học thấp, khó tập

trung, học theo cảm hứng Giữa 2 nhóm sinh viên theo chương trình đào tạo, sinh viên TrTh đề cao vai trò của gid tự học, thích tự học, thích học ở thư viện, trong khi sinh viên CLC lại cho rằng hiệu quả tự học của họ cao hơn và thê hiện khunh hướng tập trung học khi kỳ thi đến Giữa 3 nhóm sinh viên theo kết quả học tập, ở thái độ tích cực, thái độ đối với giờ tự học của nhóm Khá tích

cực hơn nhóm Trung bình, của nhóm Gidi tích cực hơn nhóm Kha, tuy nhiên

khuynh hướng này còn yếu, chưa tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa vé tong thé Ở thái độ tiêu cực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xuất hiện cả về tổng thể và ở nhiều điểm cu thé hơn, nghĩa là biểu hiện rõ hơn, và khuynh hướng ở đây là

nhóm Trung bình tiêu cực hơn nhóm Kha và Giỏi, nhóm Kha tiêu cực honnhóm GIỏi.

3.3 Thực trạng thái độ đối với thay cô Thái độ tích cực

Trang 32

Bảng 10 cho thấy hình ảnh tích cực của giảng viên trong con mắt sinh viên: tat cả các phẩm chất được đưa ra đánh giá đều ở mức cao và rất cao, không có phẩm chất nào ở mức trung bình Nổi bật nhất trong số đó là các phẩm chất chuyên môn và thái độ đối với nghề Dang chú ý là DLC nhỏ cho thấy ý kiến của sinh viên mang tính tập trung cao Những phẩm chất được đánh giá thấp nhất ở đây như “Hiểu sinh viên”, “Biết động viên, thúc day sinh viên”, cũng

thuộc mức cao theo ĐT.

Bảng 10 Thái độ đối với thầy cô

mm re TA sự ĐTB | DLC | TB

TT | Biéu hiện của thai độ tích cực 1.04 6151 | Tôn trọng sinh viên 4.28 80 4

8 _ | Hiéu sinh viên 3.45 | 1.08 | 11

9 | Biết động viên, thúc day sinh viên 3.59 1.10 1010 | Cởi mở 3.79 1.07 911 | Tình cảm (yêu mến, kính trọng) đôi với thầy cô tăng lên | 4.26 | 0.85 5

theo thời gian.

L | Biểu hiện của thái độ tiêu cực 212 | 85

2 | So thay cô 1.97 | 1.07 | 53 | Chưa từng gặp thay cô dé tư van hay giải đáp thắc mắc | 2.47 1.52 3

trong học tập

4 | Có nhiều điều muôn hỏi thay cô nhưng đã không hỏi 3.13 | 1.30 15 | Chưa từng hỏi hay chia sẻ, tâm sự với thay cô vé những | 1.49 | 1.00

van đề ngoài học tập.

6 | Có những thay cô mà tôi không muốn gặp lại trên bục | 2.55 1.34 2giảng

7 | Từng bị thay cô măng (vì đi muộn, nói chuyện ) 231 | 150 | 4Ghi chú: ĐTB — điểm trung bình, DLC - độ lệch chuẩn và TB - thứ bậc

Biểu đồ 7 thé hiện một cách trực quan tỷ lệ giữa 2 lựa chọn “đúng” và sai (gồm hoàn toàn sai và phan nhiều là sai) về hình ảnh tích cực của giảng viên trong con mắt sinh viên Nó cho thấy giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội đã tạo được hình ảnh rất tích cực trong con mắt sinh viên: giỏi về chuyên môn, am hiểu thực tế, kỹ năng sư phạm tốt, hiếu và biết động viên sinh viên, khách quan,

nhiệt huyết, tôn trọng sinh viên và thân thiện Trong 10 phẩm chất tích cực

Trang 33

được đưa ra khảo sát, tỷ lệ đồng ý/tỷ lệ không đồng ý là 714/71 (gấp 10 lần) -một kết quả có thê nói là lý tưởng Và từ đây, con số 77,2% sinh viên cảm thấy tình cảm kính trọng thầy cô tăng lên theo năm tháng là điều dé hiểu.

Biểu đồ 7 Hình ảnh tích cực của giảng viên trong con mắt sinh viên

Nói tóm lại, giảng viên đã tạo được hình ảnh đẹp, tích cực và khá toàn

diện trong con mắt sinh viên: trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm nghề nghiệp, cởi mở, thân thiện, hiểu và biết động viên sinh viên Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong hai đề tài “Đặc điểm giao tiếp voi sinh viên của cán bộ, giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội” (2014) và “Đặc điểm tâm lí của giảng viên trẻ trường DH Luật Hà Nội từ góc độ nghề trong bối cảnh nâng cao chất lượng đảo tạo” (2015) thì hình ảnh này được cải thiện đáng kẻ Với hình ảnh tích cực như vậy, việc giảng viên chiếm được tình cảm của sinh viên là điều dé hiểu: 135 sinh viên, chiếm 77,2%, đồng ý với nhận định “Tinh

cảm yêu mên, kính trọng của em đôi với thây cô tăng lên theo thời gian”, chỉ có

Trang 34

2 sinh viên, 1,2%, không đồng ý va 37 sinh viên, 21,1%, cảm thấy “phân vân,

nửa đúng nửa sa”.

Thái độ tiêu cực

Theo bảng 1, ĐTB chung của thái độ tiêu cực = 2.12, ở mức thấp Trong 6 biểu hiện cụ thé của thái độ tiêu cực được đưa ra khảo sát, chỉ có 1 biểu hiện ở mức trung bình (mạnh nhất), đó là “Trong học tập, có nhiều điều tôi muốn hỏi thầy cô nhưng đã không hỏi”, còn lại đều ở mức thấp hoặc rất thấp Tuy vậy, điều này không có nghĩa là không có sinh viên có biểu hiện tiêu cực ở mức cao Ngược lại, ĐLC của các biểu hiện này vào loại cao trong thang đo cho thay có sự phân tán ý kiến và điều này đồng nghĩa rằng có | tỷ lệ sinh viên đi ngược lại khuynh hướng chung, thé hiện rõ những nét tiêu cực này (biéu đồ 8).

“So thay cô”

“So thầy cô” đứng thứ 5 theo DTB, vi trí áp chót theo mức độ giảm dan về cường độ 6.9% mẫu sinh viên, tức 12 em, thừa nhận có cảm xúc này Ngoài ra còn có 21.1%, tức 37 sinh viên, thể hiện thái độ phân vân, tức “nửa có nửa không”.

“Trong học tập có nhiễu điều muốn hỏi thầy cô nhưng không hoi”

Là biểu hiện tiêu cực mạnh nhất trong thang đo Theo biểu đồ 2, có 41,2% sinh viên thừa nhận bản thân họ trong học tập có những điều muốn hỏi thầy cô nhưng không hỏi Ngoài ra còn có 26.3% phân vân, nghĩa là nửa có nửa không.

Kết quả này cho thấy 2 điều: thứ nhất, một bộ phận lớn sinh viên chưa tự tin, còn e ngại, chưa mạnh dạn hỏi thầy cô, và thứ hai, trong trường hop thay cô ít nhận được câu hỏi hay thắc mắc của sinh viên thì không chỉ là do sinh viên thực sự không có gì để hỏi, mà rất có thể là do sinh viên ái ngại, không giám hỏi.

Trang 35

Biểu đồ 8 Tỷ lệ % sv trả lời đúng (xanh) và phân vân (vàng) ở thái độ tiêu cực

muốn hỏi nhưng không hỏi

Phép kiểm định chi bình phương (Chi square test) cho biết hành vi “Trong học tập có nhiêu điêu muôn hỏi thay cô nhưng không hỏi” có môi liên

hệ có ý nghĩa thống kê với kết quả học tập (p=0.003), chương trình đảo tạo (p=0.039) và sự chuẩn bị cho giờ học của sinh viên Sinh viên có kết quả học tập khá và giỏi mạnh dạn hỏi thầy cô hơn sinh viên học trung bình hoặc yếu; sinh viên CLC tỏ ra tự tin và mạnh dạn hỏi thầy cô hơn sinh viên TrTh; sinh viên chuẩn bị bài học càng tốt thì càng ít ngại hỏi thầy cô (biểu đồ 9).

Biểu đồ 9 Mối liên hệ mức độ chuẩn bị với "có điều muốn hỏi nhưngkhông hỏi" trong học tập

60 a.

Rat yéuYéuTrung binhTotRất tốt

“Có những thầy cô mà tôi thực sự không muốn gặp lại trên bục giảng”

Trang 36

Có 28% sinh viên thừa nhận “Có những giảng viên mà tôi thực sự không

muốn gặp lại trên bục giảng” Phép kiểm định chi bình phương (Chi square test) cho thay biểu hiện này có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với kết qua học tập (p=0.012) Số liệu thống kê chi tiết cho biết tỷ lệ % sinh viên nhóm Gidi, Khá và Trung bình thừa nhận “có những thầy cô mà tôi thực sự không muốn gặp lại tên bục giảng” lần lượt là: 14.7%, 28.4% và 47.2%, nghĩa là sinh viên học tập có kết quả học tập không tốt có suy nghĩ, cảm xúc về thầy cô tiêu cực hơn sinh viên học tốt.

“Từng bị thầy cô mắng”

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 22.8% mẫu sinh viên thừa nhận “từng bị thầy cô mắng” Số liệu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi về trí

tuệ cảm xúc và quan hệ ở nơi làm việc của giảng viên trẻ của trường ĐH Luật

Hà Nội! Phép kiểm định chi bình phương (Chi square test) không phát hiện được mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa thực trạng “từng bị thầy cô mắng” với giới tính, khóa học và kêt quả học tập của sinh viên.

“Chưa từng gặp giảng viên để được tư vấn hay giải đáp thắc mắc trong học tập”

Theo số liệu thống kê, có 26.3% sinh viên thừa nhận “Chưa từng gặp riêng thầy cô dé được tu van hay giải đáp thắc mắc trong học tập” Con số này phù hợp với tâm lí e ngại, thiếu tự tin ở một bộ phận lớn sinh viên trong quan hệ với thầy cô đã được nói đến ở phan trên Phép thâm định Chi bình phương (Chi square test) cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa hành vi “Chưa từng gặp giảng viên để được tư vấn hay giải đáp thắc mắc trong học tập” với năm học và sự kiện “từng bị thầy cô mắng” Ở mối liên hệ với năm học, p=0.041, khi thời gian học tăng thì tỷ lệ sinh viên “chưa từng gặp giảng viên để

được tư vân hay giải đáp thắc mặc trong học tập” giảm Ở môi liên hệ với sự

! Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Đặc điểm tâm lí của giảng viên trẻ trường ĐH Luật Hà Nội từ góc độ nghề”

(2016), 20,8% mau giảng viên trẻ có điểm trí tuệ cảm xúc dưới trung bình, trong đó 2,8% có điểm rất thấp;

Trang 37

kiện “từng bị thầy cô mắng”, p=0.003, có 18.9% sinh viên chưa từng bị thầy cô mang là “chưa từng gặp giảng viên dé được tư vấn hay giải đáp thắc mắc trong học tập”, trong khi đó tỷ lệ này ở những sinh viên “từng bị thầy cô mắng” là 42.5% Nghĩa là những sinh viên từng bị thì cô mắng có xu hướng ít gặp thầy cô đề tư vấn hay hỏi về những thắc mắc trong học tập.

Như vậy, so với thái độ tích cực thì thái độ tiêu cực của sinh viên đối với

thầy cô biểu hiện ở mức thấp Tuy vậy, ở một bộ phận sinh viên vẫn e ngại,

thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy cô, “không hỏi thầy cô mặc dù có điều muốn hỏi”, sợ thầy cô, chưa gặp thầy cô dé được tư van hoặc giải đáp thắc mắc Giữa các nhóm sinh viên, sinh viên có kết quả học tập tốt, sinh viên lớp CLC và sinh viên chuẩn bị bài tốt ít ngại hỏi thầy cô hơn sinh viên có kết quả học tập trung bình, sinh viên lớp TrTh và sinh viên chuẩn bị bài học không tốt; sinh viên có kết quả học tập yếu và trung bình có suy nghĩ và cảm xúc về thây cô tiêu cực hơn sinh viên khá và giỏi; sinh viên “từng bị thầy cô mắng” ít gặp thầy cô để được tư van hay giải đáp thắc mắc giảm hơn những sinh viên khác.

Tóm lại, trong con mắt của sinh viên, giảng viên trường DH Luật Ha Nội có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm nghề nghiệp, cởi mở, thân thiện, hiểu và biết động viên sinh viên, ngày càng chiếm được tình cảm yêu mến, tôn trọng của sinh viên Tuy vậy, tâm lí ngại gặp, ngại hỏi giảng viên van còn phổ biến; một tỷ lệ đáng ké sinh viên chưa từng gặp thầy cô dé được tu van hay hỏi thầy cô về những van dé trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Thái độ đối với giảng viên trẻ tuổi và giảng viên nhiều tuổi

Theo số liệu thống kê thu được, nhận định “Thích thầy cô nhiều tuổi lên lớp hơn thay cô trẻ tuổi” có DTB = 2,63, DLC = 1,18; nhận định “Thích thầy cô trẻ tuổi lên lớp hơn thầy cô nhiều tuổi” có DTB = 2,43, DLC = 1,39 và chênh lệch về DTB = 0,2 Tuy nhiên phép thấm định cặp đôi (Paired samples Test) cho biết chênh lệch trung bình giữa 2 mẫu không có ý nghĩa thống kê

(p=0.162) Nói cách khác, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mức độ thích

giảng viên nhiều tuổi hay giảng viên trẻ tuổi lên lớp ở mẫu sinh viên.

Trang 38

Thái độ đối với phong cách của thay cô

Trong 3 phong cách giao tiếp truyền thống được đưa ra khảo sát, phong cách dân chủ với những đặc trưng chính gồm tôn trọng sinh viên; gần gũi, quan tâm, lắng nghe sinh viên; tạo điều kiện và sẵn sảng hỗ trợ sinh viên, chiếm ưu thé tuyệt đối DTB chung của phong cách dân chủ = 4,76, ở mức rất cao và sự đánh giá của sinh viên ở đây rất tập trung Các giá trị ĐLC tương ứng là nhỏ

nhất trong thang đo, nghĩa là sự lựa chọn của mẫu sinh viên là rất tập trung Số

liệu thống kê cho thấy rõ điều đó Phong cách tự do với các đặc trưng: để sinh viên tự do làm theo ý minh; dé dai, không nguyên tắc, có DTB chung = 2.18; và phong cách độc đoán với các đặc trưng: nghiêm khắc, khắt khe với sinh viên; đòi hỏi sinh viên làm theo yêu cầu của thầy cô; nguyên tắc trong quan hệ với sinh viên, có DTB chung = 2.62, ở mức thấp hoặc chạm ngưỡng thấp, nghĩa là ít được sinh viên ưu thích.

Bảng 11 Điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (DLC) của các biểu hiện thái

độ đôi với phong cách của giảng viên

TT ĐTB DLCPhong cách độc đoán 2.62 0.991 | Nghiêm khắc, khat khe với sinh viên 2.79 1.312 | Doi hỏi sinh viên làm theo yêu câu của thay cô 2.08 1.173 | Nguyên tac trong quan hệ với sinh viên 2.98 1.32

Phong cách dân chi 4.70 0.56L | Quan tâm, lăng nghe sinh viên 4.68 0.602 | Tôn trọng sinh viên 4.70 0.623 | Tạo điêu kiện và san sang trợ giúp sinh viên 4.72 0.64

Phong cách tự do 2.18 1.07L | Dé sinh viên tự do làm theo ý của sinh viên 2.73 1.292 | Dễ dai (không kiêm tra, giám sát sinh viên) 1.93 1.193 | Không nguyên tac 1.85 1.32

Trang 39

Bên cạnh 3 phong cách nêu trên, đề tài cũng đưa ra 2 phong cách được phân theo tính chất tươi trẻ và tiếu lâm trong tiếp xúc (trước hết là trong công việc) để khảo sát thái độ của sinh viên Kết quả cho thấy cả hai phong cách hài

hước, DTB = 4.55, DLC = 0.77, và phong cach trẻ trung, DLC = 4.21, DLC =

0.96, đều được sinh viên ưu thích ở mức cao Như vay, sinh viên thích phong cách trẻ trung của giảng viên, chứ không phải thích được giảng viên trẻ tuổi lên lớp hơn giảng viên nhiều tuổi.

Tóm lại, về thái độ đối với phong cách giao tiếp của giảng viên, sinh viên thể hiện thái độ ưa thích vượt trội đối với phong cách dân chủ, phong cách trẻ trung và phong cách hài hước.

Thái độ đối với giảng viên theo các lát cắt

Lát cắt giới tính Phép kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-Test) cho kết quả răng giữa hai mẫu sinh viên nam và nữ, ở thái độ đối với giảng viên, sự tương đồng là cơ bản, cả về tong thé hai nhóm, cả về các biểu hiện cụ thé Sự khác biệt có ý nghĩa được phát hiện duy nhất chỉ ở 1 biểu hiện của thái độ tiêu cực: Từng bị thầy cô mắng (vì nói chuyện riêng, đến lớp muộn ) DTB nam cao hon nữ, p = 0.010, nghĩa là ấn tượng 6 nam sinh viên về việc bị giảng viên mắng mạnh hơn, rõ và phổ biến hơn Theo chúng tôi, điểm khác biệt này xuất phát từ khác biệt cá tính giữa nam và nữ: nam dễ có ấn tượng, có khuynh hướng thể hiện thái độ của bản thân mạnh hơn nữ.

Lát cắt chương trình đào tạo

Gitra hai nhóm sinh viên CLC và TrTh không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê về tong thé cũng như ở mỗi biểu hiện của cả thái độ tích cưc và thái

độ tiêu cực đôi với giảng viên.

Lat cắt khóa hoc

Két quả so sánh cho thay giữa sinh viên 3 nhóm sinh viên theo năm học: năm thứ hai 2 (khóa 41), năm thứ 3 (khóa 40) và năm thứ tư (khóa 39), cho kết

Trang 40

quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về thái độ đối với thầy cô (hình ảnh thầy cô, phong cách của thầy cô).

Lắt cắt kết quả học tập

Thái độ tích cực: không phát hiện được sự khác biệt có biệt có ý nghĩa

giữa 3 nhóm sinh viên theo kết quả học tập.

Thái độ tiêu cực Kết quả so sánh thái độ tiêu cực đối với thầy cô giữa 3 nhóm sinh viên theo kết quả học tập: trung bình, khá và giỏi bằng phép thâm định trung bình oneway anova Bảng 12 cho thấy giữa 3 nhóm có nhiều khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bang 12 So sánh thái độ đối với giờ thảo luận giữa 3 nhóm sinh viêntheo kêt quả học tập

TT | Biểu hiện của thái độ tiêu cực Nhóm A [Nhóm BỊ Khác biệt | PDTB (A-B)

1 | Sợ thay cô Trung | Giỏi 0.596 | 0.017binh

2 | Chưa từng gặp thay cô dé được tư| Trung Gioi 0.878 0.013van, hoặc được giải đáp thắc mắc bình

3 | Trong học tập, có nhiều điều muốn Trung 0.765 0.011hoi thầy cô nhưng không hỏi bình Giỏi

Khá 0.724 | 0.004

5 | Chưa từng chia sé, tâm sự với thay cô Trung Khá 0.365 0.049về những van dé ngoài học tập bình Giỏi 0.621 0.007Có những thây cô mà tôi thực sự Trung Gioi 0.740 0.021

Ghi chú: ở đây chỉ thé hiện những khác biệt có ý nghĩa thông kê, p<0.05

Gitta nhóm Trung bình va Giỏi có sự khác biệt ở 6 biéu hiện của thái độ tiêu cực: Sợ thầy cô; Chưa từng gặp thay cô dé được tư van hoặc được giải đáp thắc mắc; Trong học tập có nhiều điều muốn hỏi nhưng không hỏi; Chưa từng chia sẻ, tâm sự với thầy cô về những vấn đề ngoài học tập, và Có những thầy cô mà tôi thực sự không gặp lại trên bục giảng Ở tất cả 6 biểu hiện này, hiệu số

DTB nhóm Trung bình — DTB nhóm Giỏi luôn dương, nghĩa là nhóm Trung

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w