1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo anhchị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học

14 804 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Trung học?. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TIỂU LUẬN

Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Trang 2

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc- -

ĐỀ THU HOẠCH

Học phần: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Dành cho: NVSP Tiếng Anh Hình thức thi: Viết tiểu luận ( đánh máy in ra)

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học

sư phạm ứng dụng? Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Trung học?

Câu 2: Anh/chị hãy lập đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở cho một đề tài cụ thể (tự chọn đề tài, đề tài thuộc chuyên môn Tiếng Anh ở THCS/THPT)

-Hết -

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Sự nghiệp giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới mang tính quyết định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong bối cảnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hiện những mục tiêu giáo dục đào tạo theo yêu cầu đổi mới giáo dục Đặc biệt, việc nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục cho giáo viên THPT là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn mang tính bức thiết vì vai trò, vị thế của bậc học này trong tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay

Vậy nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một họat động tìm tòi, khám phá, thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) được hiểu là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy học, sách giáo khoa, phương pháp quản lí, chính sách mới… của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Người nghiên cứu (giáo viên, cán bộ quản lí) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp

2 Những thuận lợi khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Hoạt động nghiên cứu khoa học chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là môi trường nghiên cứu, các cơ chế chính sách về nghiên cứu và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Trang 4

Trong gần 20 năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở nước ta có một

số thuận lợi cơ bản

- Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) năm 1996 của Đảng xác định việc phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Đó là thuận lợi lớn

mở đường cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ở nước ta nói chung và khoa học giáo dục nói riêng được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh

- Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2013 đã góp phần to lớn cho việc hình thành môi trường pháp lý nhằm phát triển các cơ chế chính sách thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học

- Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục được mở rộng trong ngành từ đại học cho đến các trường phổ thông Nghiên cứu khoa học đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên các trường trung cấp Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên các cấp học trong trường phổ thông và được đưa vào tổ chức quản lý trong nhà trường tư thục Ngoài ra học sinh phổ thông (từ cấp Trung học cơ sở trở lên) còn được hướng dẫn và khuyến khích thực hiện các ch ng trình trải nghiệm khoa học kỹ thuật với ươ các hội thi toàn quốc tổ chức hàng năm

3 Những khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Trong quá trình NCKHSPƯD ở trường THCS/THPT, GV gặp một số khó khăn sau đây:

- Điều kiện thực nghiệm

Đối với cách tổ chức và quản lí dạy học hiện nay, việc tạo ra các nhóm thực nghiệm

và đối chứng để thu thập dữ liệu trong quá trình thực nghiệm là điều khó thực hiện

Để khắc phục, lời khuyên cho các GV là phải tận dụng và thuyết phục sự hỗ trợ tạo điều kiện từ Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn để có thể trộn HS các lớp và phân chia ngẫu nhiên Sau đó tiến hành thực nghiệm trong một khoảng thời gian không quá dài để không làm xáo trộn và ảnh hưởng quá lớn đến quá trình quản lý và chỉ đạo của nhà trường

- Khó khăn khi tiến hành thu thập dữ liệu

Trang 5

Thông thường GV có thêm nhiều năng lực khi thu thập các dữ liệu về kiến thức Đó

là việc thiết kế các bài kiểm tra hoặc sử dụng các bài thi, bài kiểm tra đã có Đối với các dữ liệu về kĩ năng và thái độ, cần phải có các chuyên gia, các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp thiết kế công cụ đo Đồng thời, công cụ đo đó phải được kiểm chứng

kĩ lưỡng trước khi dùng để tiến hành thực nghiệm, GV gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thiết kế các thang đo hay bảng kiểm quan sát Để khắc phục khó khăn này, lời khuyên cho những người tiến hành NCKHSPUD là hãy tham khảo và điều chỉnh các thang đo, bảng kiểm quan sát có sẵn từ các nghiên cứu khác hoặc trên mạng internet) sao cho phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của mình Nếu làm việc này, GV chú ý cần phải đảm bảo các yếu tố về bản quyền, Khi người thực hiện NCKHSPUD

tự xây dựng công cụ đo, phải đảm bảo số mẫu thử nghiệm trước khi sử dụng trong các nghiên cứu chính thức

- Khó khăn về việc sử dụng máy tính khi phân tích và so sánh dữ liệu thu thập được

Thực tế hiện nay, GV THCS/THPT gặp rất nhiều khó khăn trong khi sử dụng phần mềm Excel của máy tính để xử lí các số liệu thu thập được Do hạn chế về năng lực ngoại ngữ, tin học nên GV ngại tiếp cận với công nghệ, phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho hoạt động NCKHSPƯ Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lo lắng vì lí thuyết NCKHSPUD đã giới thiệu rõ ràng các hàm tính toán cho mọi yêu cầu thống

kê cần làm Điều quan trọng là người thực hiện NCKHSPUD hiểu ý nghĩa của mỗi tham số thống kê cần tìm và có thể nhờ đồng nghiệp hoặc người thân sử dụng máy tính và áp dụng công thức tính toán đó để đưa cho ta tham số cần tìm

- Ngoài ra, nhiều giáo viên THPT than phiền: Hội họp, sổ sách của giáo viên THPT hiện nay quá nhiều không có đủ thời gian để tự học, tự nghiên cứu…Nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều giáo viên xứng đáng là nhà giáo ưu tú nhưng vì không có công trình nghiên cứu nên không đạt Một số tỉnh không có nhà giáo nhân dân trong hàng chục năm liền Có trường tư thục THPT có nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ nhưng số thạc sĩ có công trình nghiên cứu chưa tới 10% bình quân hàng năm

Trang 6

3. Làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường trung học

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động NCKHSPUD ở trường trung học, cần phải có

sự quan tâm và hỗ trợ của rất nhiều phía, cũng như ự cố gắng của bản thân GV s tham gia hoạt động NCKHSPUD

a) Về phía Ban giám hiệu nhà trường

Ra công văn thông báo về kế hoạch nghiên cứu khoa học tới toàn thể cán bộ, GV trong nhà trường Trong công văn thông báo phải nêu rõ lí do và mục ch của việc đí triển khai hoạt động NCKHSPƯD, định hướng các nội dung, vấn đề cần được nghiên cứu, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc, những yêu cầu cần đạt, những vấn

đề về kinh phí, cơ sở vật chất, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân liên quan b) Về phía cá nhân/nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu

- Đăng kí đề tài nghiên cứu với nhà trường

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu: tìm đọc tài liệu, thu thập dữ liệu, phân tích

dữ liệu, seminar, viết báo cáo, trình bày và trao đổi kết quả

Trong quá trình thực hiện đề tài NCKHSPƯD, GV/người thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Xác định cách tiếp cận nghiên cứu: Người thực hiện đề tài nghiên cứu cần cho thấy thế giới quan hay những quan điểm chính, tư ưởng chính của bản thân về vấn t

đề nghiên cứu, từ đó xác định được cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp

+ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Người thực hiện đề tài nghiên cứu cần cho thấy

đề tài mình theo đuổi là có nghĩa, có nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục, dạy ý học đối với nhà trường nói riêng và đối với giáo dục THCS/THPT nói chung Trong khi tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, người thực hiện cần làm rõ các khái niệm then chốt, những gì đã biết, đã được tìm hiểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và những

gì còn đang bị bỏ ngỏ, cần tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu, qua đó làm nổi bật lên ý nghĩa của việc thực hiện đề tài nghiên cứu

+ Xác định ph ng pháp nghiên cứuươ

Trong giáo dục học, ph ng pháp nghiên cứu định tính và định lượng ươ thường xuyên được sử dụng trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu, Phương pháp nghiên

Trang 7

cứu định lượng thường được thực hiện gắn liền với hoạt động điều tra bằng bảng hỏi với việc sử dụng các câu hỏi đóng dựa trên thang đo nào đó Phương pháp này

có ưu điểm là có thể tiếp cận được một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu cần hướng đến Việc xử lý số liệu đòi hỏi cần đến những hoạt động thống kê hoặc dùng những hình vẽ, sơ đồ Phương pháp nghiên cứu định tính khá đa dạng, có thể cũng là điều tra bằng bảng hỏi nhưng với những câu hỏi dạng mở, có thể là hoạt động dự giờ, quan sát, hoạt động phỏng vấn, hoạt động trao đổi với chuyên gia, hoặc cũng có thể

là hoạt động phân tích tài liệu dựa trên những nguồn tài liệu đáng tin cậy

Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính có thể được sử dụng độc lập và cũng có thể được sử dụng phối hợp nhằm làm tăng cường tính tin cậy của các dữ liệu thu thập được

Câu 2: Anh/chị hãy lập đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở cho một đề tài cụ thể (tự chọn đề tài, đề tài thuộc chuyên môn Tiếng Anh ở

THCS/THPT)

Nghiên cứu phương pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh THCS/THPT

I Đặt vấn đề

Có thể nói, vấn đề học tiếng Anh đang là vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm Mọi người hầu hết ai cũng biết tiếng Anh rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được dùng để giao tiếp Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có nhận thức như thế, đặc biệt là học sinh phổ thông ở các vùng xa, vùng quê như học sinh của chúng ta,

có mấy em nhận thức được rằng mình học ngoại ngữ dùng để giao tiếp trước tình hình đó, giáo viên dạy môn Tiếng Anh cần phải chú trọng việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để cho học sinh cấp THCS và THPT

có được một khái niệm cơ bản cho môn nói, hay nói cách khác là các em phải biết được những câu nói giao tiếp đơn giản

Trang 8

- Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học Nhiều nước đã đưa tiếng Anh vào ch ng trình giáo dục như vậy ươ cần coi trọng tiếng Anh bậc tiểu học bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao Ngoài ra, một lý do cá nhân khiến tôi chọn bậc THCS và THPT để nghiên cứu về phương pháp giảng dạy là tôi thấy lứa tuổi này các em cần phát triển kỹ năng nói để cân bằng với các kỹ năng khác

II Mục tiêu

Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích rút ra kinh nghiệm để có thể áp dụng ở trường chúng tôi và một số trường trong thành phố với mục đích cuối cùng là giúp học sinh tự tin nói Tiếng Anh Từ đó nhằm góp phần hoàn thiện, bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh theo ph ng pháp học tập tích cực, cải tiếnươ phương pháp mới trong quá trình dạy Tiếng Anh cấp Trung học Bên cạnh đó với một mong muốn giúp giáo viên có một số ph ng pháp trong việc huy động học sinh tham gia các ươ hoạt động giao tiếp trên lớp nhằm đáp được yêu cầu về đổi mới phương pháp, hướng học sinh vào đúng trọng tâm yêu cầu của từng tiết học và thu hút học sinh trong quá học tập, đem lại hiệu quả cao

III Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dự án khoa học là học sinh lớp 10 và lớp 11 đang học chương trình tiếng Anh hệ 7 và 10 năm của trường THPT Yên Hòa

- Khách thể nghiên cứu của đề tài là tính hiệu quả của việc dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh qua các tình huống cụ thể và các dự án thực tế của học sinh khối lớp

10 và lớp 11 đang học ch ng trình tiếng Anh hệ 7 và 10 năm của trường THPT ươ Yên Hòa

IV Phương pháp nghiên cứu

Ba phương pháp chính mà người thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng để tiến hành nghiên cứu là phương pháp thu thập dữ liệu, ph ng pháp quan sát khoa học ươ và phương pháp phân tích tổng hợp

1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Trang 9

Tôi thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng trên báo, tạp chí hoặc trên một số trang Internet uy tín cũng như những công trình nghiên cứu khác được công bố về việc học tiếng Anh, một số báo cáo của các ban ngành, cơ quan chức năng và các nguồn tài liệu từ sách về tình hình học tập tiếng Anh của học sinh và sinh viên

2 Phương pháp quan sát khoa học:

Tôi tiến hành quan sát tình hình học tập bộ môn tiếng Anh tại trường THPT Yên Hòa bắt đầu từ tháng 2 năm 2022 (đầu học kỳ 2 năm học 2021-2022) Quá trình quan sát khoa học diễn ra theo 2 hình thức sau:

- Quan sát trực tiếp thái độ học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh: việc quan sát dựa trên mức độ tham gia đóng góp bài của học sinh vào bài giảng của giáo viên Tôi thực hiện phỏng vấn những giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong tổ tại trường trong năm học 2021-2022 Kết quả cho thấy, trung bình 56% tổng số học sinh lớp cảm thấy thích học tiếng Anh vì học sinh hiểu bài, có thể giao tiếp một vài câu thông dụng, giáo viên đứng lớp dạy dễ hiểu và tiết học vui nhộn 44% còn lại ít phát biểu hoặc không phát biểu vì không hiểu hoặc hiểu nhưng không muốn phát biểu vì không có đủ vốn từ để trình bày ý kiến

- Quan sát gián tiếp ph ng pháp họcươ tiếng Anh của học sinh: cách quan sát này được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn 30 học sinh của khối 10 năm học

2021-2022 Kết quả cho thấy 90% học sinh đều hiểu bài, biết cách viết các cách diễn đạt

ý bằng tiếng anh Tuy nhiên, chỉ có 30% học sinh có thể nói ra trôi chảy và diễn đạt

ý tự nhiên khi giao tiếp

3 Phương pháp phân tích tổng hợp:

- Tôi tiến hành phát phiểu khảo sát lần 1 vào ngày 3 tháng 9 năm 2021 cho 120 học sinh, 90 học sinh khối 10 và 30 học sinh khối 11 năm học 2021-2022 để xác định phạm vi ứng dụng kỹ năng nói của các em Phiếu khảo sát được thu về được tổng hợp, phân loại, và thống kế để đánh giá sơ bộ về độ phản xạ của học sinh

4 Thiết kế nghiên cứu:

- Tôi chọn 3 lớp 10A1, 10A2 và 11A1 có số lượng học sinh lần lượt là 48, 42 và 30

để nghiên cứu và phân tích Trong đó:

Trang 10

+ Đối tượng học sinh đang học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm: lớp 10A1 + Đối tượng học sinh đang học ch ng trình tiếng Anh hệ 7 năm: lớp 10A2 ươ và 11A1 + Đối tượng học sinh được tác động: 10A1 và 10A2

+ Đối tượng học sinh không được tác động: 11A1

- Tôi dùng kết quả bài kiểm tra 1 tiết lần 1, lần 2, kết quả học kỳ 1 năm học 2021

-2022 môn tiếng Anh và phiếu khảo sát để đánh giá hiệu quả của nghiên cứu và chứng tỏ nghiên cứu có ý nghĩa qua sự cải thiện điểm số, tỉ lệ học sinh từ trung bình trở lên và dưới trung bình cũng như thay đổi thái độ, nhận thức của học sinh đối với

bộ môn tiếng Anh và ph ng pháp học ươ nói tiếng Anh này

V. Một số phương pháp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh

trung học:

a Các hoạt động dạy học phải phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối ượng t học sinh và cụ thể là phải phù hợp với từng học sinh

Trong lớp học đều có đầy đủ trình độ học sinh Những học sinh khá, giỏi đương nhiên sẽ tiếp thu bài nhanh hơn những học sinh yếu kém Vì vậy, nếu các trò chơi vận động dạy học chỉ ướng đến học sinh khá, giỏi thì các em còn lại sẽ h ngơ ngác, không theo kịp; ngược lại nếu chỉ hướng đến học sinh yếu kém thì các học sinh khá, giỏi sẽ cảm thấy nhàm chán Do đó, khi đưa ra các hoạt động trên lớp, giáo viên cần nói rõ nội dung, đưa ra các yêu cầu không quá khó đến mức làm nản lòng học sinh nhưng vẫn có thách thức ở mức độ nào đó để học sinh cố gắng giải quyết và cảm thấy hứng thú hơn khi hoàn thành tốt các yêu cầu đặt ra Qua từng tiết học như thế

sẽ giúp học sinh có lòng tự tin học tập rồi dần dần sẽ phát huy được tính tích cực học tập đồng đều ở tất cả học sinh

b Sử dụng có hiệu quả dụng cụ trực quan

Để kích thích tinh thần chú ý của học sinh không thể thiếu các dụng cụ trực quan vì các phương tiện trực quan giúp học sinh hiểu sâu hơn về từ vựng, mẫu câu, cách sử dụng từ, thông qua các vật thật, tranh ảnh, biểu đồ sẽ giúp các em nhận thức tốt

và ghi nhớ nhanh hơn, lâu bền hơn

Ngày đăng: 11/08/2023, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w