Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; khồng bao gồm
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TRUYỀN THÔNG MARKETING
BÀI THI GIỮA KỲ MÔN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ LUẬT PHÁP TRONG QUẢNG CÁO CỦA
THƯƠNG HIỆU BỘT GIẶT ABA
GVHD: THS
SVTH: NGUYỄN MINH LONG MSSV: 2221001639
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Long MSSV: 2221001639
Trang 3MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
PHẦN 1: TÓM TẮT LUẬT QUẢNG CÁO SỐ 16/2012/QH13 3
1 Phạm vi điều chỉnh: 3
2 Định nghĩa quảng cáo: 3
3 Chính sách của Nhà Nước: 3
4 Nguyên tắc quản lý nhà nước: 3
5 Các bên tham gia: 3
6 Hội đồng thẩm định: 3
7 Tổ chức nghề nghiệp: 4
8 Xử lý vi phạm: 4
9 Phương tiện quảng cáo: 4
10 Điều kiện quảng cáo: 4
11 Nội dung cấm không được quảng cáo: 4
12 Quảng cáo có yếu tố nước ngoài: 4
13 Quy hoạch quảng cáo ngoài trời: 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP ABA 4
PHẦN 3: THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO CỦA THƯƠNG HIỆU BỘT GIẶC ABA 5
1 Các bên liên quan 5
1.1 Aba (Công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương): 5
1.2 Công ty quảng cáo: 6
1.3 Đài truyền hình, kênh truyền thông: 6
1.4 KOLs (Key Opinion Leaders): 6
1.5 Người tiêu dùng: 6
2 Thực trạng 6
2.1 Phân tích các quảng cáo của ABA: 6
2.2 Đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp quảng cáo: 8
3 Trách nhiệm các bên liên quan 9
3.1 Công ty cổ phần Tập đoàn ABA: 9
3.2 Cơ quan quản lý nhà nước: 10
3.3 Người tiêu dùng: 10
4 Bài học kinh nghiệm 10
PHẦN 4: KẾT LUẬN 10
TRÍCH DẪN 11
Trang 4PHẦN 1: TÓM TẮT LUẬT QUẢNG CÁO SỐ 16/2012/QH13
1 Phạm vi điều chỉnh:
Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; khồng bao gồm hoạt động tuyên truyền chính trị
2 Định nghĩa quảng cáo:
Luật quy định các nguyên tắc cơ bản về quảng cáo, bao gồm tính chân thực, minh bạch, không gây hiểu lầm, không vi phạm pháp luật và không làm hại đến sức khỏe,
an toàn, môi trường và lợi ích công cộng
3 Chính sách của Nhà Nước:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo, mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo
4 Nguyên tắc quản lý nhà nước:
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển, phổ biến giáo dục pháp luật, chỉ đạo nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, khen thưởng, hợp tác quốc tế và xử lý vi phạm
5 Các bên tham gia:
Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo:
1/ Quyền:
+ Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
+ Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
+ Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
+ Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo
2/ Nghĩa vụ:
+ Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm
về các thông tin đó;
+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo, chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện và chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
+ Cung cấp thông tin sản phẩm quảng cáo cho người tiêu dùng hoắc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu
6 Hội đồng thẩm định:
Trang 5- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo
- Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo
7 Tổ chức nghề nghiệp:
Được thành lập theo luật về hội, có nhiệm vụ bảo vệ hội viên, xây dựng quy tắc ứng
xử, tham gia xây dựng pháp luật, đề cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, thuc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật
8 Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
9 Phương tiện quảng cáo:
Bao gồm báo chí, phương tiện truyền thông, sự kiện, internet, ấm phẩm vá các phương tiện theo quy định
10 Điều kiện quảng cáo:
Cá nhân, tố chức phải có giấy phép kinh doanh, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, giấy tờ sở hữu, bản quyền
11 Nội dung cấm không được quảng cáo:
Quảng cáo những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, cấm quảng cáo theo quy định pháp luât, quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, gây hại đến đọc lập, chủ quyền của quốc gia ,vi phạm đọa đức xã hội
12 Quảng cáo có yếu tố nước ngoài:
Cho phép cá nhân, tổ chức nươc ngoài quảng cáo tại việt nam theo quy định, thuê đơn vị trong nươc thực hiện quảng cáo, hợp tác đầu tư theo hình thức liên doanh, thành lập văn phòng đại diện để xúc tiến quảng cáo
13 Quy hoạch quảng cáo ngoài trời:
Phải xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trong nội thành, nội thị, đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng và an toàn trật tự xã hôi
PHẦN 2: TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP ABA
Công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương (VIETCOS) tiền thân là Viet Huong Cosmetic, được sáng lập bởi một nhóm kỹ sư hoá và bác sĩ y khoa công tác tại Đại học Cần Thơ cách đây hơn 15 năm với những thương hiệu nổi tiếng đã đi sâu vào lòng người tiêu dùng Việt là
Trang 6Biona, E100 và Aba Công ty đặt trụ sở chính ở địa chỉ 111 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh Với ngành nghề hoạt động chính là sản xuất mua bán mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
Bột giặt Aba được ra mắt người tiêu dùng vào năm năm 2012 Chỉ trong một thời gian ngắn, Aba đã chiếm lĩnh được 10% thị trường phía Nam Hiện tại, aba chiếm lĩnh chỉ còn khoảng 7%, tuy vậy nhưng nó cũng là một con số ấn tượng so với các mặt hàng bột giặt khác
Theo thông tin của nhà Đại Việt Hương cho biết thì một trong những điểm nổi bật của Bột giặt Aba là nhờ những đặc tính sau:
- Công thức ưu việt Thermoactiva với tính chất sinh nhiệt tạo nên quá trình hoạt hóa toàn diện, cô lập các vết bẩn khỏi sợi vải một cách nhanh chóng
- Quá trình thủy phân của các enzyme được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ công thức ưu việt Thermoactiva làm các vết bẩn tan ngay trong nước, cho vải trắng sạch như mới
- Bột giặt nhiệt ABA chứa thành phần dẫn chất cellulose có khả năng chống tái bám tối ưu
- Tẩy siêu trắng, tăng sắc tươi, giữ nét rực rỡ của màu vải
- Chiến lược Marketing Mix của Omo
PHẦN 3: THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO CỦA THƯƠNG HIỆU BỘT GIẶC ABA
1 Các bên liên quan
1.1 Aba (Công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương):
- Là chủ sở hữu thương hiệu Aba, chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng và triển khai chiến lược quảng cáo
- Xác định mục tiêu, thông điệp quảng cáo, lựa chọn kênh truyền thông, sản xuất nội dung quảng cáo và phân bổ ngân sách
- Đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh khi cần thiết
Trang 71.2 Công ty quảng cáo:
- Hỗ trợ Aba trong việc lên ý tưởng, sáng tạo nội dung, sản xuất và triển khai chiến dịch quảng cáo
- Cung cấp các dịch vụ như: nghiên cứu thị trường, viết kịch bản, quay phim, dựng phim, thiết kế đồ họa, mua media, v.v
- Một số công ty quảng cáo thường xuyên hợp tác với Aba bao gồm: Leo Burnett Vietnam, JWT Vietnam, Dentsu Vietnam, Ogilvy Vietnam, v.v
1.3 Đài truyền hình, kênh truyền thông:
- Phát sóng quảng cáo của Aba trên truyền hình, báo chí, website, mạng xã hội, v.v
- Cung cấp các dịch vụ như: đặt quảng cáo, đo lường hiệu quả quảng cáo, v.v
- Một số đài truyền hình, kênh truyền thông thường xuyên hợp tác với Aba bao gồm: VTV, HTV, THVL, Viettel Media, Google Ads, Facebook Ads…
1.4 KOLs (Key Opinion Leaders):
- Là những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực giặt giũ, chăm sóc gia đình, được nhiều người tin tưởng và theo dõi
- Hỗ trợ Aba quảng bá sản phẩm thông qua các bài viết, hình ảnh, video review trên mạng
xã hội, blog cá nhân, v.v
- Một số KOLs thường xuyên hợp tác với Aba
1.5 Người tiêu dùng:
- Là đối tượng chính mà chiến lược quảng cáo hướng đến
- Nhận thức về thương hiệu Aba, thông điệp quảng cáo và đưa ra quyết định mua hàng
- Phản hồi của người tiêu dùng thông qua các bình luận, chia sẻ, đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội, website thương mại điện tử, v.v là nguồn dữ liệu quan trọng giúp Aba đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh chiến lược phù hợp
- Ngoài ra, còn có một số bên liên quan khác như: nhà cung cấp nguyên liệu, nhà phân phối, đại lý bán lẻ, v.v Mỗi bên liên quan đều đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của chiến lược quảng cáo Aba
- Sự phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan là yếu tố then chốt giúp Aba triển khai chiến lược quảng cáo thành công, xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng
2 Thực trạng
2.1 Phân tích các quảng cáo của ABA:
a) Nội dung quảng cáo:
Bột giặt Aba thông qua các video quảng cáo trên mạng xã hội rất viral nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng nhưng gây ra không ít tranh cãi từ cư dân mạng.Vẫn theo mô-tip bất ngờ cùng với những pha bẻ lái ở cuối clip và kèm theo đó là nội dung không liên quan gì đến sản phẩm,khiến người xem không nắm bắt kiệp vấn đề và không hiểu rỏ nội dung.Thế nhưng hãng vẫn tiếp tục sản xuất những nội dung “lạc quẻ” như vậy,thay vì hào hứng chờ đợi thì khan giả đã quá quen với chiêu trò của hãng và không còn bất ngờ khi hãng tung ra TVC mới.Quảng cáo gây tranh cãi cũng chính là con dao hai lưỡi thật sự không phải hang nào cũng dám thử đây không phải là trò chơi cho những người yếu tim,muốn ở yên trong khu vực an toàn.Tuy nhiên Aba đã làm và chọn cách đó để khán giả ghi nhớ được sản phẩm của mình cùng với hàng loạt video được đánh giá là “ẩu-nhạt-lố” Cho dù có xem bao nhiêu lần thì bạn cũng không hiểu được ý nghĩa và thông điệp mà hang đang muốn truyền tải
Trang 8Ngày 10/6, Aba ra mắt TVC quảng cáo mới mang tên "Tuổi mộng" Trong vòng 1 tháng, TVC đạt hơn 18 triệu lượt xem trên Youtube Ngày 14/7, TVC
"Đường chia hai nẻo" tiếp tục
"dậy sóng" cộng đồng mạng khi nhận về gần 9 triệu views sau một ngày đăng tải Vẫn theo mô-tip twist bất ngờ, những pha “bẻ lái gấp” khiến người xem xoay chuyển không kịp Dù thu hút sự quan tâm của dư luận nhưng cũng
có khá nhiều tranh cãi xoay quanh
"Vũ trụ quảng cáo Aba" Thay vì hào hứng, chờ đợi những lần ra TVC mới, khán giá đã không còn quá bất ngờ trước những chiêu trò của nhãn hàng này
b)Hình thức và phương thức quảng cáo:
Aba sử dụng đa dạng các hình thức và phương thức quảng cáo để tiếp cận khách hàng mục tiêu và truyền tải thông điệp thương hiệu Một số hình thức và phương thức quảng cáo tiêu biểu của Aba bao gồm:
1/ Quảng cáo trên truyền hình:
- Là kênh truyền thống được Aba sử dụng hiệu quả để tiếp cận lượng lớn khán giả, đặc biệt
là khu vực nông thôn
- Aba thường phát sóng quảng cáo vào khung giờ vàng trên các kênh truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3, HTV, THVL,
- Nội dung quảng cáo thường độc đáo, gây tranh cãi, thu hút sự chú ý của người xem
2/ Quảng cáo trực tuyến:
- Aba ngày càng chú trọng vào quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng trẻ, năng động, thường xuyên sử dụng internet
- Các hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến của Aba bao gồm:
+ Quảng cáo trên Youtube: Aba thường sản xuất những video quảng cáo độc đáo, sáng tạo, thu hút lượt xem cao trên Youtube
+ Quảng cáo trên mạng xã hội: Aba sử dụng Facebook, Instagram, Zalo, để quảng cáo sản phẩm, chạy các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng
+ Quảng cáo banner: Aba đặt banner quảng cáo trên các trang web uy tín, có lượng truy cập cao
Trang 9+ Quảng cáo tìm kiếm: Aba sử dụng Google Ads để quảng cáo sản phẩm khi người dùng tìm kiếm thông tin liên quan
3/ Quảng cáo ngoài trời:
Aba sử dụng các hình thức quảng cáo ngoài trời như pano, billboard, bảng đèn LED tại các
vị trí đắc địa, thu hút sự chú ý của người qua lại Nội dung quảng cáo thường đơn giản, dễ hiểu, truyền tải thông điệp chính của thương hiệu
4/ Quảng cáo khuyến mãi:
- Aba thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà để thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng
- Các chương trình khuyến mãi được quảng cáo trên nhiều kênh như truyền hình, mạng xã hội, website,
5/ PR và Marketing:
- Aba hợp tác với các báo chí, KOLs (Key Opinion Leaders) để quảng bá sản phẩm, thương hiệu
- Tổ chức các sự kiện, hội thảo, workshop để giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm giặt giũ đến người tiêu dùng
- Ngoài ra, Aba còn sử dụng một số hình thức quảng cáo khác như:
+ Quảng cáo trên báo chí
+ Quảng cáo trên radio
+ Quảng cáo tại điểm bán hàng
2.2 Đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp quảng cáo:
a) So sánh các quảng cáo với quy định của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13
1/ Sử dụng hình ảnh, thông điệp nhạy cảm, phản cảm:
Quảng cáo "Bóng chuyền": Hình ảnh phụ nữ chơi bóng chuyền trong trang phục gợi cảm, tạo dáng phản cảm, thu hút sự chú ý vào cơ thể phụ nữ thay vì sản phẩm Nhiều người cho rằng đây là hình ảnh thiếu tôn trọng phụ nữ, cổ súy cho việc đánh giá phụ nữ qua ngoại hình Quảng cáo "Đường chia hai nẻo": Hình ảnh người phụ nữ ngoại tình với người đàn ông trẻ tuổi, so sánh với người chị gái "ổn định" trong hôn nhân Gây tranh cãi về quan điểm đạo đức, tình yêu, hôn nhân, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của xã hội về những giá trị này
2/ Sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, thiếu chuẩn mực:
Quảng cáo "Hàng đi giao không bán": Sử dụng câu nói "Hàng đi giao không bán, chỉ bán hàng đang giao" với giọng điệu lặp đi lặp lại, gây khó chịu cho người xem Một số ý kiến cho rằng đây là cách quảng cáo thiếu chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng người tiêu dùng
Quảng cáo "Chưa tìm kỹ sao ra": Sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, ẩn dụ khó hiểu, gây phản cảm cho người xem Một số ý kiến cho rằng đây là cách quảng cáo thiếu văn minh, không phù hợp với thuần phong mỹ tục
3/ Truyền tải thông điệp tiêu cực, gây hoang mang cho người tiêu dùng:
Quảng cáo "Nhà này chưa có tiền lệ": Nội dung xoay quanh mâu thuẫn giữa hai chị em về việc người em lấy chồng hơn tuổi Gây tranh cãi về quan điểm hôn nhân, gia đình, có thể khiến người xem hoang mang về những giá trị truyền thống
Quảng cáo "Tình yêu có kỳ hạn, hôn nhân mới bền vững": Sử dụng hình ảnh chiếc đồng hồ cát tượng trưng cho sự ngắn ngủi của tình yêu, khuyến khích người xem tập trung vào hôn nhân Gây tranh cãi về quan điểm tình yêu, có thể khiến người xem nghi ngờ về giá trị của tình yêu đích thực
Trang 104/ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ khó hiểu, gây khó khăn trong việc tiếp nhận thông điệp:
Quảng cáo "Dã ngoại": Nội dung xoay quanh nhóm bạn đi dã ngoại nhưng quên mang theo bột giặt, dẫn đến những tình huống hài hước Tuy nhiên, thông điệp quảng cáo ẩn dụ khó hiểu, khiến nhiều người xem không hiểu được ý nghĩa mà thương hiệu muốn truyền tải Quảng cáo "Cưới gấp": Sử dụng hình ảnh cô dâu chú rể chuẩn bị đám cưới vội vàng, cùng với những câu nói ẩn dụ khó hiểu Gây khó khăn trong việc tiếp nhận thông điệp quảng cáo, khiến người xem không hiểu được sản phẩm có gì nổi bật
b) Phân tích vi phạm
- Theo luật quảng cáo sô 16/2012/QH13 điều 8 khoảng 9 thì ABA vi phạm vấn đề là quảng cáo gây nhầm lẫn như quảng cáo "Nhà này chưa có tiền lệ"… làm cho người xem hoang mang tuột độ
-
c) Lý giải nguyên nhân vi phạm:
d) Hậu quả của vi phạm:
1/ Hậu quả về mặt pháp lý:
- Bị xử phạt hành chính: Doanh nghiệp hoặc cá nhân vi phạm luật quảng cáo có thể bị phạt tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm
- Bị thu hồi giấy phép quảng cáo: Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, doanh nghiệp
có thể bị thu hồi giấy phép quảng cáo, đồng nghĩa với việc không được phép thực hiện bất
kỳ hoạt động quảng cáo nào
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm luật quảng cáo gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc trật tự quản lý kinh tế, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
2/ Hậu quả về mặt kinh tế:
- Mất uy tín thương hiệu: Việc vi phạm luật quảng cáo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ
- Gây thiệt hại về tài chính: Doanh nghiệp có thể bị mất doanh thu do khách hàng tẩy chay sản phẩm hoặc dịch vụ
- Phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng: Trong trường hợp vi phạm luật quảng cáo gây hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
3/ Hậu quả về mặt xã hội:
- Gây hoang mang cho người tiêu dùng: Việc quảng cáo sai sự thật hoặc gây hiểu lầm cho người tiêu dùng có thể dẫn đến việc người tiêu dùng mua phải sản phẩm hoặc dịch vụ không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của họ
- Gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế: Việc vi phạm luật quảng cáo tràn lan có thể gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường
3 Trách nhiệm các bên liên quan
3.1 Công ty cổ phần Tập đoàn ABA:
- Có trách nhiệm chính trong việc: