1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng tổ chức sự kiện trong hoạt động pr của công ty unilever đối với thương hiệu omo và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing

51 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng của việc tổ chức sự kiện trong hoạt động PR của các công ty, cũng như mối quan hệ của nó với việc đáp ứng các mục tiê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN: QUẢN TRỊ PR

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG HOẠTĐỘNG PR CỦA CÔNG TY UNILEVER ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU OMO VÀMỐI QUAN HỆ VỚI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU MARKETING, MỤC TIÊUTRUYỀN THÔNG MARKETING VÀ TÌNH THẾ MARKETING CỦA CÔNGTY

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Dũng

Trang 2

HÀ NỘI, THÁNG 04 NĂM 2024

Trang 4

1.3 Tổ chức sự kiện trong hoạt động PR của doanh nghiệp11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG CHIẾN DỊCH “LỜI

2.1 Tổng quan về thương hiệu Omo của tập đoàn Unilever16

2.1.2.2 Các sản phẩm và các thương hiệu con17

2.2 Thực trạng tổ chức sự kiện “ Ngày hội cất cánh lời chúc” trong hoạt động PR

2.2.1 Giới thiệu chung về sự kiện “ Ngày hội cất cánh lời chúc”21

Trang 5

2.2.2 Thiết lập mục tiêu, mục đích tổ chức sự kiện22

2.3 Mối quan hệ giữa sự kiện “ ngày hội cất cánh lời chúc” của omo với đáp ứngmục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing của

2.3.1 Mối quan hệ giữa sự kiện với mục tiêu marketing của công ty28

2.3.1.2 Mối quan hệ với mục tiêu marketing29

2.3.2 Mối quan hệ giữa sự kiện với mục tiêu truyền thông của công ty30

2.3.2.2 Mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu truyền thông31

2.3.3 Mối quan hệ giữa sự kiện với tình thế marketing của công ty32

2.3.3.1 Xác định tình thế marketing của công ty322.3.3.2 Mối quan hệ với đáp ứng tình thế marketing39

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ

Trang 6

3.2 Đề xuất giải pháp44

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, tổ chức sự kiện đóng vai trò không thể phủ nhận trong chiến lược PR của một công ty Những sự kiện được tổ chức không chỉ là cơ hội để gặp gỡ, tương tác với khách hàng và đối tác mà còn là cơ hội để thể hiện bản sắc thương hiệu và tạo dựng uy tín trong tâm trí của công chúng Tuy nhiên, hiểu rõ thực trạng tổ chức sự kiện và khả năng của nó trong việc đáp ứng các mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing của một công ty là điều không dễ dàng Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc tổ chức sự kiện không chỉ đơn thuần là việc "gặp gỡ và chào đón", mà còn là một phần quan trọng của chiến lược marketing tổng thể của một doanh nghiệp Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng của việc tổ chức sự kiện trong hoạt động PR của các công ty, cũng như mối quan hệ của nó với việc đáp ứng các mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông marketing và tình thế marketing của công ty thông qua

việc phân tích thực trạng tổ chức sự kiện trong chiến dịch “lời chúc hóa hành động –lấm bẩn mang điều hay” của omo.

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Các lý thuyết cơ bản về PR

1.1.1 Khái niệm PR

Quan hệ công chúng có gốc từ tiếng Anh là Public Relations, thường được viết tắt là PR (phát âm theo tiếng Việt là pi-ar) Thuật ngữ này có thể tạm hiểu là tất cả sự nỗ lực của một cá nhân hay tập thể nhằm thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo những người có liên quan đến họ.

Hiệp hội quan hệ công chúng thế giới (Đại hội lần 1 - tại thành phố Mexico tháng 8/1978) đưa ra định nghĩa: "Quan hệ công chúng là môn nghệ thuật và khoa học xã hội của việc phân tích các xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức và thực hiện những kế hoạch hành động đã được đề ra Những hoạt động đều hướng tới lợi ích cả tổ chức lẫn đối tượng công chúng mà tổ chức đó hướng tới".

Hiệp hội công chúng Mỹ (PRSA) cũng đưa ra định nghĩa rằng: "Quan hệ công chúng là chức năng quản lý, bao gồm tư vấn ở mức độ cao nhất và lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức".

Viện quan hệ công chúng Anh (IPR), phổ biến hiện nay: "Quan hệ công chúng là sự uy tín, là kết quả của những việc bạn làm, những gì bạn nói và những gì người khác nói về bạn Quan hệ công chúng là những quy tắc ứng xử để chăm sóc uy tín với mục đích giành được sự thông cảm, hỗ trợ và chi phối ý kiến và hành động của đối tượng"

Tóm lại, có thể thấy rằng dù rất đa dạng trong cách thể hiện, nhưng các định nghĩa trên đều:

+ Đề cập đến mối quan hệ giữa hai đối tượng chủ yếu: tổ chức và công chúng.Đề cập đến các hoạt động/ chức năng của quan hệ công chúng là nhằm xây dựng, quản lý mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi giữa hai đối tượng nói trên.

+ Đều nhấn mạnh vai trò của các hoạt động truyền thông như những công cụ chính để đạt được mục đích.

+ Đều cho rằng quan hệ công chúng có mục đích tốt đẹp là nhằm tạo dựng, duy trì và

Trang 9

Có thể tổng hợp và đưa ra cách hiểu ngắn gọn về quan hệ công chúng dưới góc độ

truyền thông như sau: Quan hệ công chúng là nỗ lực một cách có kế hoạch và có tổ chứccủa một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo côngchúng của nó chủ yếu bằng các hình thức truyền thông.

1.1.2 Vai trò của PR

● Vai trò của PR trong Marketing - mix

PR là một bộ phận trong marketing-mix của doanh nghiệp (bộ phận quan trọng của IMC), biểu thị cho sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/doanh nghiệp.

PR tạo ra những môi trường thuận lợi giúp cho hoạt động marketing thành công dễ dàng hơn.

● Vai trò của PR trong doanh nghiệp/tổ chức

Quản trị: phát triển chiến lược nhằm duy trì các mối quan hệ với các nhóm công

chúng nhằm đạt được sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Hoạt động: chuẩn bị một phương tiện giao tiếp cho doanh nghiệp (và các thành

viên của nó) nhằm giúp doanh nghiệp tạo lập hệ thống truyền thông của mình.

Phản ánh: phân tích các giá trị và tiêu chuẩn đang biến đổi trong xã hội và thảo

luận với các thành viên của doanh nghiệp nhằm điều chỉnh các giá trị và tiêu chuẩn của tổ chức về trách nhiệm xã hội và tính hợp pháp.

Giáo dục: giúp tất cả các thành viên của doanh nghiệp phát triển khả năng giao

tiếp hiệu quả nhằm đáp ứng lại các nhu cầu của xã hội.

1.2 Các công cụ PR của doanh nghiệp

1.2.1 Công cụ truyền thông kiểm soát

● Quảng cáo cho mục đích PR

Trang 10

Quảng cáo công ty/quảng cáo bảo trợ: là việc xây dựng hình ảnh công ty như một tổ chức danh tiếng có trách nhiệm đáng để giao dịch kinh doanh Mục tiêu của nó là quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới khách hàng/cộng đồng.

Quảng cáo biện hộ: diễn ra trong bối cảnh đang có một cuộc tranh luận nhằm khẳng định vị trí và quan điểm của tổ chức đối với vấn đề đó

Quảng cáo thương mại: là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, doanh nghiệp giới thiệu về một loại hàng hoá, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng

Bài viết dưới dạng quảng cáo: là các bài viết trong tạp chí, báo giấy hoặc báo điện tử có nội dung giống bài báo của các ấn phẩm đó nhưng thực tế là một quảng cáo được trả tiền Nội dung của bài báo thương mại thường có cảm giác của một bài xã luận ở chỗ nó đưa ra ý kiến, nhưng cũng có thể báo cáo về xu hướng sản phẩm hoặc kết quả nghiên cứu Bài báo thương mại cũng có thể xuất hiện dưới dạng video trên các trang web.

Tự giới thiệu trên sóng: là một hình thức quảng cáo trên TV cung cấp thông tin đặc biệt trong thời gian dài, hoạt động như một chương trình độc lập để chiêu hàng hoặc dịch vụ đi kèm với lời kêu gọi hành động.

● Các ấn phẩm

Quan hệ công chúng cũng liên quan đến các tài liệu bằng văn bản Với sự giúp đỡ của các tài liệu bằng văn bản, những người làm PR có thể tiếp cận và tác động đến thị trường mục tiêu của họ Những tài liệu này bao gồm các báo cáo hàng năm, tài liệu quảng cáo, bài báo, bản tin và tạp chí của công ty.

● Tài liệu nhận dạng doanh nghiệp

Trang 11

Tài liệu nhận diện doanh nghiệp cũng có thể giúp công chúng thể ngay lập tức nhận biết doanh nghiệp Logo, văn phòng phẩm, các quảng cáo, dấu hiệu, đồng phục doanh nghiệp, card của doanh nghiệp, hình ảnh toà nhà và xe cộ của doanh nghiệp tất cả đều trở thành công cụ marketing khi chúng hấp dẫn, lôi cuốn, phân biệt và dễ ghi nhớ.

Tài liệu nghe nhìn

Các tài liệu nghe nhìn, ví dụ như các chương trình slide, DVD và, ngày càng, các video trực tuyến đang được sử dụng ngày càng nhiều như các công cụ PR.

Website

Website được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động PR, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nhanh chóng giúp xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín, đồng thời nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường.

1.2.2 Công cụ truyền thông không kiểm soát

Quan hệ truyền thông đưa tin

Các chuyên gia PR tìm kiếm hoặc tạo ra những tin tức có lợi về doanh nghiệp, về sản phẩm hoặc con người của doanh nghiệp Tin tức đó có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng đôi khi là do người làm PR tổ chức các sự kiện hoặc các hoạt động để tạo ra

Trang 12

Giao tiếp cá nhân

+ Nói chuyện/ Phát biểu trước công chúng (presentation/ speech): Những bài nói

chuyện cũng có thể tạo ra sự truyền thông về sản phẩm hoặc doanh nghiệp Tổ chức họp báo để trả lời những câu hỏi của các phóng viên, đưa ra lời phát ngôn trong các hội thảo hoặc các hội nghị bán hàng Những sự kiện như vậy có thể xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp

+ Thăm viếng cá nhân (personal visit)

Sự kiện

Một công cụ khác của quan hệ công chúng là các sự kiện đặc biệt Các sự kiện đặc biệt có thể được định nghĩa rộng rãi: từ các cuộc họp báo, tham quan báo chí, khai mạc và bắn pháo hoa tại các sự kiện cho đến các buổi trình diễn ánh sáng laser, thuyết trình đa phương tiện hoặc các chương trình giáo dục được thiết kế để tiếp cận và thu hút sự quan tâm lớn của công chúng.

Tài trợ

Các công ty có thể dựa vào các hoạt động dịch vụ công cộng để cải thiện hình ảnh và tiếp cận được với nhiều công chúng hơn Các hoạt động dịch vụ công cộng thường có nghĩa là đóng góp tiền và thời gian cho các chương trình từ thiện hoặc các hoạt động giúp đỡ cộng đồng.

1.3 Tổ chức sự kiện trong hoạt động PR của doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm

Khái niệm

Tổ chức sự kiện là một quá trình kết hợp các hoạt động lao động cùng việc sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ thể

Trang 13

nhằm chuyển tới những đối tượng tham gia sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu.

Mục đích

Tổ chức sự kiện giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường và cơ hội giao lưu, tương tác giữa tổ chức/ doanh nghiệp với công chúng.

1.3.2 Phân loại sự kiện

Theo quy mô khách hàng

Sự kiện ngoài trời: Sự kiện ngoài trời hiểu đơn giản là sự kiện diễn ra ở địa điểm ngoài trời Tổ chức sự kiện ngoài trời mang đến không gian rộng rãi, dễ xây dựng concept nên được rất nhiều công ty, doanh nghiệp và đơn vị lựa chọn Bên cạnh đó, những sự kiện được tổ chức ở ngoài trời cũng có khả năng gặp khá nhiều rủi ro do bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: kinh phí, mục đích, nội dung, ngân sách, thời tiết và nguồn tài trợ.

Sự kiện trong nhà: Tổ chức sự kiện trong nhà được lựa chọn là giải pháp an toàn cho các doanh nghiệp bởi sự tiện dụng cũng như chi phí thông thường là thấp hơn so với tổ chức sự kiện ngoài trời, ngoài ra khách mời sẽ được tận hưởng các dịch vụ chuyên nghiệp đã có sẵn mà không phải lo lắng các rủi ro có thể xảy đến do sự thiếu sót của nhà tổ chức.

Theo đối tượng tham gia

Sự kiện doanh nghiệp: Đối tượng của thể loại sự kiện này được xác định dựa trên các mối quan hệ của công ty như nhân viên, đối tác, đại lý, cổ đông… như họp mặt (Meeting), hội nghị khách hàng (Customer Conference), họp báo (Press Conference), động thổ (Groundbreaking), khánh thành (Grand Opening), tiệc tối cho nhân viên… Mục đích của các Event này có thể là tăng sự gắn kết của các thành viên công ty (nếu tổ chức cho nhân viên), củng cố hình ảnh của công ty trong mắt đối tác (nếu tổ chức cho đối tác) hay xây dựng hình ảnh của công ty trên các phương tiện truyền thông.

Trang 14

Sự kiện cá nhân: Loại sự kiện này dành cho cá nhân một người nào đó, bao gồm đám cưới, đám tang, sinh nhật, kỷ niệm một dịp nào đó hay ăn mừng điều gì đó.

Sự kiện mang tính Nhà nước: Sự kiện dạng này thường do các cơ quan, đoàn thể tổ chức, mang mục đích chính trị như các buổi hội nghị lớn (Convention), các Festival tầm địa phương, quốc gia, các lễ tranh cử, tổng tuyển cử…

Sự kiện hướng đến khách hàng: Đây là khái niệm dùng để chỉ những sự kiện có mục đích quảng bá thương hiệu (branding), kích thích mua hàng (boost sales) và tương tác với khách hàng Một số sự kiện hướng đến khách hàng tiêu biểu: Tung sản phẩm (Product Launch), Thi đấu (Tournament, Contest), Giải trí văn nghệ (Entertainment, Music show), Lễ hội (Festive Event), Hội chợ, triển lãm (Trade show, Exhibition),…

Sự kiện cộng đồng, sự kiện phi lợi nhuận: Sự kiện cộng đồng thường do các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ thực hiện, hoặc do các công ty thực hiện, mà mục đích nó hướng tới xã hội Một số hình thức tiêu biểu là: Sự kiện gây quỹ (Fundraising), các ngày hội vì môi trường, ngày đi bộ…

1.3.3 Quy trình tổ chức sự kiện

● Bước 1: Yêu cầu/ Thông tin cơ bản (Do cấp trên, khách hàng đưa ra)

Thông qua bước nhận Brief hay RFP (Request for proposal) từ cấp trên (đối với những người làm sự kiện cho chính công ty mình (In house Event) hay khách hàng (đối với Event Agency), người làm sự kiện có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý do tổ chức sự kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối với sự kiện… từ đó sẽ xác định được hướng đi cho công việc tổ chức sự kiện của mình.

● Bước 2: Sáng tạo ý tưởng

Đáp ứng 3 yêu cầu:

- Xác định ý tưởng chủ đạo (concept của sự kiện): Để có được concept và chủ đề, người ta phải dựa trên các thông tin về đặc điểm sản phẩm, thông điệp của sản

Trang 15

phẩm, văn hóa và hành vi tiêu dùng của khách hàng, và mục tiêu truyền thông của sự kiện.

- Cách thức tổ chức sự kiện nhằm làm nổi bật ý tưởng

- Gắn hoạt động sự kiện với hình ảnh doanh nghiệp hay sản phẩm

● Bước 3: Lập kế hoạch và báo giá

Cụ thể hóa chi tiết để tiến hành bao gồm:

- Lịch trình: Lên lịch trình, khung thời gian cụ thể cho từng hoạt động theo từng giai đoạn

- Ngân sách: Tính toán và dự trù ngân sách chi tiết cho từng hoạt động

- Nguồn nhân lực: Doanh nghiệp cần cân nhắc sự dụng nhân lực nội bộ hay thuê ngoài, hoặc kết hợp

- Nhà cung cấp dụng cụ, thiết bị - Vận chuyển

- Phân tích rủi ro: Dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức sự kiện như thiếu nhân lực, thiết bị hỏng hóc, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp

● Bước 4: Trình duyệt kế hoạch

Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho sự kiện, nhân viên chịu trách nhiệm cần gặp khách hàng/cấp trên để thuyết trình kế hoạch của mình Thông qua việc thuyết trình, người thuyết trình phải làm cho người nghe hình dung được tiến trình thực hiện kế hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra sao, một số khách hàng/cấp trên sẽ đòi hỏi bạn cho họ thấy được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà sự kiện mang lại cho họ.

● Bước 5: Tổ chức thực hiện

- Trước sự kiện (Pre-Event)

Trang 16

Trước sự kiện sẽ có rất nhiều hạng mục cần phải tiến hành như khảo sát địa điểm, xin giấy phép, thiết kế, sản xuất cho đến thuê nhân sự, giải trí văn nghệ, dàn dựng lắp đặt (setup), truyền thông cho chương trình, sắp xếp việc mời khách, phương tiện đi lại, (nếu có), tổng duyệt (rehearsal)… và những việc này đòi hỏi sự chu đáo và nghiêm túc để hoàn thành Ngoài ra còn phải dự phòng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra để có biện pháp ứng biến phù hợp.

- Sự kiện diễn ra (At-Event)

Người chịu trách nhiệm chính của toàn bộ sự kiện phải luôn theo dõi chặt chẽ khi sự kiện diễn ra và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có rủi ro phát sinh.

- Sau sự kiện (Post-Event)

Ngoài các vấn đề như dọn dẹp, vận chuyển đồ đạc và kết toán thì truyền thông sau sự kiện là bước quan trọng cuối cùng để đem lại hiệu quả cho sự kiện Bằng cách chia sẻ hình ảnh và video về các khoảnh khắc đáng nhớ trong sự kiện, các vị khách tham dự có thể có ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc hơn về sự kiện Không chỉ vậy, một sự kiện thành công khi được truyền thông rộng rãi góp phần tăng uy tín, chuyên nghiệp và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Từ đó giúp tạo dựng hình ảnh tích cực, xây dựng lòng tin trong lòng khách hàng và tiếp cận khách hàng mới hiệu quả hơn

● Bước 6: Tổng kết, đánh giá

- Quyết toán chi phí, các hạng mục phát sinh thêm bớt, tính toán thù lao, thưởng phạt cho nhân sự trong chương trình.

- Đánh giá mức độ ăn khớp giữa thời gian, lịch trình của của bản kế hoạch tổ chức và thực tế khi sự kiện diễn ra.

- Xác định mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra ban đầu

- Xác định mức độ truyền tải của thông điệp, ý tưởng qua sự kiện (qua thông điệp, slogan, cách bài trí, hoạt động…, và xem mọi thứ có nhất quán hay không…)

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG CHIẾN DỊCH “LỜI CHÚC HÓAHÀNH ĐỘNG – LẤM BẨN MANG ĐIỀU HAY” CỦA OMO

2.1 Tổng quan về thương hiệu Omo của tập đoàn Unilever

2.1.1 Khát quát chung về tập đoàn Unilever

Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng hóa mỹ phẩm Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever

Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever Tới nay công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ và đã trở thành một trong các nhà đầu tư thành công nhất ở Việt Nam với 2 doanh nghiệp: Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (bột giặt OMO, nước xả vải Comfort, Viso, xà bông và sữa tắm Lux, Lifebuoy, Dove, dầu gội Sunsilk, Clear, Lifebuoy, các loại nước vệ sinh gia đình Vim, nước rửa chén bát Sunlight, các loại sữa rửa mặt và kem dưỡng da Pond”s, Hazeline ) và Công ty TNHH Unilever Việt Nam chuyên về các sản phẩm thực phẩm, trà và các đồ uống từ trà, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh răng miệng (trà Lipton nhãn vàng, Lipton Icetea, nước mắm và bột nêm Knorr.)

Ngay sau khi đi vào hoạt động, các công ty Unilever Việt Nam đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo và phát triển nhân lực, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Nhà nước và đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng

Tính trung bình mỗi năm doanh số và lợi nhuận của Unilever Việt Nam tăng khoảng 3035%/ năm kể từ khi các dự án của công ty đi vào hoạt động ổn định và có lãi Nếu năm 1995 doanh số của công ty là 20 triệu USD, năm 96 doanh số của công ty là 40 triệu USD thì đến năm 1998 doanh số của công ty đã là 85 triệu USD và tính đến hết năm 2002 thì doanh số của công ty là khoảng 240 triệu USD Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành đạt nhất ở Việt Nam hiện nay

Trang 18

2.1.2 Giới thiệu về thương hiệu Omo

OMO là nhãn hàng thuộc chuỗi các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình của Unilever Chính thức ra mắt từ cuối năm 1995, kể từ ngày có mặt trên thị trường Việt Nam đến nay, OMO đã trở thành thương hiệu bột giặt dẫn đầu trên thị trường Việt Nam

Dưới đây là một số thông tin tóm gọn về sản phẩm bột giặt OMO:

- OMO là thương hiệu số 1 trong thị trường chất tẩy rửa Cứ mỗi giây, 4 gói OMO được bán và OMO đã giúp giặt tẩy quần áo cho 44 triệu người dân Việt Nam mỗi ngày

- Hơn 500,000 quần áo trắng đã được thu thập, giặt sạch và trao tặng thông qua chương trình Omo “Quần áo trắng cho ngày mai tươi sáng”, 2002-2005 – Mỗi năm, OMO cùng với Quỹ Unilever Việt Nam dành hơn nửa triệu đô la cho các hoạt động xã hội

- OMO đã xây dựng 103 sân chơi tiêu chuẩn quốc tế trên khắp Việt Nam

- Từ năm 2004, OMO Tết đã trở thành một trong các hoạt động cốt lõi trong kinh doanh Mỗi năm, OMO Tết có chủ đề khác nhau và các hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều sôi nổi và có ý nghĩa

2.1.2.1 Những cải tiến sản phẩm

Năm 2003, Omo là thương hiệu đầu tiên cung cấp chất tẩy rửa dành cho máy giặt Cho đến nay, OMO Matic đã được hơn 80% nhãn hiệu máy giặt tại Việt Nam khuyên dùng

Năm 2004, Omo cho ra đời OMO break – với công thức làm sạch vết bẩn thậm chí ở những nơi khó giặt nhất

Trong năm 2004, OMO đã giới thiệu Omo Bleach, với tính năng giặt tẩy an toàn Trong năm 2007, OMO Comfort với hương thơm bền lâu được giới thiệu đến người tiêu dùng.

Trong năm 2009, với công thức enzym mới và công nghệ thấm sâu vào từng thớ vải, OMO có thể loại bỏ vết bẩn khó giặt hiệu quả hơn bao giờ hết

Trang 19

2.1.2.2 Các sản phẩm và các thương hiệu con

OMO Đỏ – Năng Lượng Xanh (OMO packshot handwash):

Tính năng: Đánh bật vết bẩn 10/10 chỗ khó giặt nhất trên áo quần bao gồm: cổ áo cáu bẩn, cổ tay áo dính nhờn, nách áo đầy mồ hôi, vớ dính bùn, đáy quần dính vết màu vẽ, túi áo quần, thắt lưng, tay áo, đùi và đầu gối dính vết bẩn OMO năng lượng xanh mới cực mạnh, thấm sâu hiệu quả vào các lớp vải và đánh bật ngay cả các vết bẩn cứng đầu ẩn giấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên áo quần

● OMO Hương Ngàn Hoa (OMO Comfort)

Tính năng: Ngoài sức mạnh vượt trội như OMO Đỏ, OMO Hương Ngàn Hoa ướp hương ngàn hoa lên từng sợi vải, cho áo quần thơm mát thật lâu

OMO Matic – Dành cho máy giặt cửa trên (OMO top load)

Tính năng: OMO Matic cho máy giặt cửa trên với công thức ít bọt giúp đánh bật ngay cả vết bẩn cứng đầu ẩn dấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên quần áo, đồng thời bảo vệ tốt nhất cho máy giặt cửa trên

OMO Matic – Dành cho máy giặt cửa trên được kiểm nghiệm và khuyên dùng cho máy giặt cửa trên bởi Sanyo, Toshiba, LG, Panasonic, Samsung và Daewoo

OMO Matic – Dành cho máy giặt cửa trước (OMO packshot matic front load)

Tính năng: OMO Matic cho máy giặt cửa trước với công thức ít bọt giúp đánh bật ngay cả vết bẩn cứng đầu ẩn dấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên quần áo, đồng thời bảo vệ tốt nhất cho máy giặt cửa trước

OMO Matic – Dành cho máy giặt cửa trước được kiểm nghiệm và khuyên dùng cho máy giặt cửa trước bởi Electrolux, LG và Samsung

OMO Tẩy An Toàn (OMO Bleach)

Trang 20

Tính năng: OMO Tẩy An Toàn kết hợp 3 sức mạnh: + Sức mạnh vò

+ Sức mạnh chà

+ Sức mạnh tẩy an toàn

Giúp giặt nhanh hơn, ít tốn công sức hơn mà vẫn đánh bật ngay cả các vết bẩn cứng đầu ẩn dấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên quần áo

Nước giặt OMO

Tính năng: Đậm đặc gấp 2 lần nước giặt thường, nên chỉ cần một nắp nhỏ cho 1 lần giặt 20 chiếc áo quần

+ Thích hợp cho giặt tay và giặt máy + Thấm sâu vào sợi vải, không để lại cặn

+ Giữ vải vóc tươi màu, dùng được cho nhiều loại vải khác nhau + Hương thơm tươi mát

+ Dịu nhẹ với da tay

2.1.3 Các sự kiện nổi bật của Omo

● Sự kiện "OMO - những chiếc túi tài năng"

Sự kiện "OMO - những chiếc túi tài năng" Năm 2005 là năm xuất hiện một năng lượng cực mạnh mang tên "Năng lượng Xanh" Loại năng lượng này chỉ "tồn tại" duy nhất trong bột giặt OMO Năng Lượng Xanh của Unilever Nhằm ra mắt sản phẩm độc đáo này, Unilever đã xây dựng một chiến dịch mang tên "OMO - Những chiếc túi tài năng" đánh thức tài năng của các bé mà không ngần ngại các vết bẩn trong túi áo quần Đây là chiến dịch mở đầu cho ý tưởng quảng cáo đi ngược lại hoàn toàn với ngành giặt tẩy "Dirt is Good"

Nội dung: Sự kiện "OMO - những chiếc túi tài năng" được thiết kế khá hoành tráng

với 14 trò chơi hấp dẫn, gắn liền với tinh thần của câu slogan “chơi mà học, bẩn lại hay”,

Trang 21

được “nhốt” trong 4 chiếc túi cũng chính là 4 khu vực vui chơi: “Túi nghệ thuật” (cùng vẽ ước mơ, chiếc áo nghệ thuật, thiệp đẹp tặng bố, bình xinh tặng mẹ yêu), “Túi khoa học” (thành phố của chúng em, em tập làm kỹ sư; chơi mà học, học mà vui), “Túi thể thao” (cả nhà cùng khỏe, bóng rổ nhà nghề, sút bóng cùng siêu sao), “Túi thiên nhiên” (sáng tạo với cát, cùng trồng thảm hoa, em tập làm bác sĩ, khám phá tài năng đất Việt) Không những được “bẩn”, được “chơi”, được “học”, “được quà”, người tham dự ngày hội còn có dịp giao lưu với các nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực như bác sĩ Lê Thúy Tươi, nhà thiết kế thời trang Nguyễn Công Trí, cầu thủ Triệu Quang Hà…

Kết quả: Là chiến dịch mở đầu cho ý tưởng quảng cáo đi ngược lại hoàn toàn với

ngành giặt tẩy "Dirt is Good", "OMO - Những chiếc túi tài năng” đánh đấu sự thành công với: 50.8% thị phần của OMO, trong khi TIDE chỉ chiếm 13.5% thị phần - tính đến tháng 12/2005 (theo tổng khối lượng bán ra) 57.6% thị phần của OMO, trong khi TIDE chỉ chiếm 14.5% thị phần - tính đến tháng 12/2005 (theo tổng giá trị bán ra)

● Sự kiện “Phủ xanh Việt Nam”

Nội dung: “Phủ xanh Việt Nam” do OMO thực hiện từ 2019, với tinh thần “Làm

điều hay, ngại gì bẩn” (Dirt for Good) - được xác định là kim chỉ nam cho nhãn hàng trong những hoạt động liên quan đến xã hội, môi trường Không chỉ khuyến khích tất cả cùng nhau lấm bẩn để học hỏi, khám phá những điều tốt đẹp và góp phần đem lại chuyển biến tích cực cho môi trường sống, hành trình còn có loạt hoạt động thiết thực để kiến tạo không gian xanh tại các thành phố, khu rừng của Việt Nam

Kết quả: sau 3 năm triển khai, năm 2021 hành trình đã có mặt ở nhiều tỉnh thành

trên cả nước, từ Hà Nội, TP.HCM đến Quảng Bình, với 125.000 cây xanh được trồng và 40.000 banh hạt giống được trao tặng Đồng thời, nhiều hoạt động trồng cây tại các trường học, vùng rừng, cũng như chiến dịch lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội đã góp phần tạo ra một "lá chắn xanh" cho Việt Nam

● Sự kiện “Ngày hội cất cánh lời chúc”

Trang 22

Sự kiện “Ngày hội cất cánh lời chúc” Đây là sự kiện mở màn cho chiến dịch Tết 2021 mang tên “Lời chúc hóa hành động - Lấm bẩn mang điều hay”, được nhãn hàng kỳ vọng mang đến nhiều đổi thay tốt lành và ý nghĩa hơn cho năm 2021

Nội dung: Trong “Ngày hội “cất cánh” lời chúc”, OMO đã mang đến cho các

khách mời nhiều hoạt động thú vị, đưa không khí Tết đến thật gần như tham gia viết lời chúc vào thiệp, giới thiệu cách “cất cánh” lời chúc bằng hành động thiết thực như trồng rừng chống lũ, tặng quà Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng sân chơi cho trẻ em… Bên cạnh đó, nhằm góp phần lan tỏa thông điệp hiện thực hóa những lời chúc “có cánh” đến với giới trẻ, OMO đã hợp tác cùng 2 rapper tài năng là Rhymastic và Suboi, tung ra MV “Cả ngàn lời chúc”.

Kết quả: “Lời chúc hóa hành động - Lấm bẩn mang điều hay” nhận được sự ủng

hộ, đồng hành của nhiều gương mặt nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng trong công chúng như MC Lê Đỗ Quỳnh Hương, cặp đôi ca sĩ Đông Nhi - Ông Cao Thắng, … OMO cũng phối hợp cùng chính quyền địa phương và nhiều tổ chức phi chính phủ “biến” hơn 500.000 lời chúc Bình an - Thịnh vượng - Sức khỏe của người dân thành những hành động lấm bẩn thiết thực như: trồng 5ha rừng phòng hộ đầu nguồn, tương đương 5.000 cây nhằm giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, chống xói mòn, bảo vệ đất tại Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) hay hợp tác cùng Hội đồng Đội Trung ương tặng 30.000 cây giống cho thiếu nhi theo Chương trình “Trồng cây chống lũ,

=> Các sự kiện của Omo với tiêu chí đồng hành với người dùng trong hành trình lấm bẩn đầy ý nghĩa và cam kết mang lại những giải pháp loại bỏ vết bẩn cứng đầu, giúp người dùng tự do lấm bẩn để làm điều hay cho cộng đồng, xã hội đã gây được tiếng vang khá lớn vì nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cũng như góp phần thay đổi nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của trồng cây bảo vệ môi trường.

2.2 Thực trạng tổ chức sự kiện “Ngày hội cất cánh lời chúc” trong hoạt động PR củaUnilever đối với thương hiệu Omo

2.2.1 Giới thiệu chung về sự kiện “Ngày hội cất cánh lời chúc”

Trang 23

Tối 7/1 tại TP Hồ Chí Minh, nhãn hàng OMO thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã tổ chức “Ngày hội cất cánh lời chúc” nhằm truyền cảm hứng để cộng đồng trao lời chúc, kèm hành động cụ thể trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Trong “Ngày hội cất cánh lời chúc”, OMO đã mang đến cho các khách mời nhiều hoạt động thú vị, đưa không khí Tết đến thật gần như: Tham gia viết lời chúc vào thiệp, giới thiệu cách “cất cánh” lời chúc bằng cách phối hợp cùng chính quyền địa phương và nhiều tổ chức phi chính phủ “biến” hơn 500.000 lời chúc Bình an - Thịnh vượng - Sức khỏe của người dân thành những hành động lấm bẩn thiết thực như trồng rừng chống lũ, tặng quà Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng sân chơi cho trẻ em… Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ, đồng hành của nhiều gương mặt nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng trong công chúng như MC Lê Đỗ Quỳnh Hương, cặp đôi ca sĩ Đông Nhi -Ông Cao Thắng, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh, rapper Suboi, rapper Rhymastic.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần lan tỏa thông điệp hiện thực hóa những lời chúc “có cánh” đến với giới trẻ, OMO đã hợp tác cùng 2 rapper tài năng là Rhymastic và Suboi, tung ra MV “Cả ngàn lời chúc” Với ca từ truyền cảm hứng, âm điệu bắt tai cùng hình ảnh được đầu tư trẻ trung, mới lạ, MV là lời nhắn nhủ mọi người hãy cùng “cất cánh” cho lời chúc bằng nhiều hành động thiết thực khác nhau, trong đó có việc tham gia trồng cây cùng OMO để mang đến những đổi thay bền vững cho môi trường, xã hội.

Đây là sự kiện mở màn cho chiến dịch Tết 2021 mang tên “Lời chúc hóa hành động - Lấm bẩn mang điều hay” Thông qua chiến dịch này, OMO kêu gọi mọi người cất đi đôi cánh của những lời chúc Tết “có cánh”, không ngại lấm bẩn để mang lại những chuyển biến tích cực cho gia đình - xã hội - cộng đồng.

2.2.2 Thiết lập mục tiêu, mục đích tổ chức sự kiện

Chúc Tết tuy là một nét đẹp văn hoá được lưu giữ qua nhiều thế hệ nhưng nếu không có những hành động cụ thể kèm theo, những lời chúc rồi chỉ dừng lại là “chúc suông” như một thói quen lặp đi lặp lại mỗi dịp Tết đến Đặc biệt, sau năm 2020 với nhiều biến động của đại dịch toàn cầu Covid-19 lẫn nhiều thiên tai ở Việt Nam, mỗi chúng ta càng cảm nhận rõ nét hơn giá trị của những hành động đúng lúc thay vì để chúng dừng lại ở những ý định tốt cho cộng đồng, xã hội.

Trang 24

Thấu hiểu điều đó và đặt mục tiêu truyền cảm hứng để cộng đồng hiện thực hóa lời chúc, OMO đã khởi xướng chiến dịch “Lời chúc hóa hành động - Lấm bẩn mang điều hay” Qua đó, OMO kêu gọi mọi người cất đi đôi cánh của những lời chúc Tết “có cánh”, không ngại lấm bẩn để mang lại những chuyển biến tích cực cho gia đình - xã hội - cộng đồng, đặc biệt thông qua việc trồng cây, tạo nên những màn chắn xanh bảo vệ con người trước biến đổi khí hậu, thiên tai - hành động có thể tạo ra những đổi thay mang tính gốc rễ cho chính mình và thế hệ mai sau Qua đó, OMO khẳng định được thông điệp và sứ mệnh giá trị của mình rằng bẩn không xấu khi lấm bẩn có thể giúp đỡ cho được mọi người xung quanh và bảo vệ môi trường.

Qua sự kiện này, OMO đã gián tiếp đưa tin một cách tích cực và có chất lượng về sản phẩm của mình về sản phẩm đến công chúng, tiếp cận được đến nhiều người hơn thông qua việc tài trợ sản phẩm Đồng thời, nhãn hàng cũng gián tiếp nêu bật được vai trò quan trọng của sản phẩm OMO trong cuộc sống ngày với vai trò tích cực khi chúng ta không cần lo lắng mà hãy cùng nhau lấm bẩn để tạo ra những điều có ích cho gia đình, xã hội, cộng đồng, phần còn lại cứ để OMO lo Từ đó, định vị sản phẩm bột giặt OMO lên một tầm cao mới, khắc sâu trong tâm trí khách hàng như là một thương hiệu uy tín, vì cộng đồng.

2.2.3 Thực trạng quy trình tổ chức sự kiện

2.2.3.1 Yêu cầu

- Loại hình: sự kiện ngoài trời, sự kiện cộng đồng

- Nội dung: Đây là sự kiện mở màn cho chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” được diễn ra vào ngày 7/1 nhằm truyền cảm hứng để cộng đồng trao nhau lời chúc, kèm hành động cụ thể trong dịp Tết Tân Sửu 2021 Trong ngày hội, OMO đã mang đến nhiều hoạt động thú vị mang đậm không khí Tết như viết lời chúc vào thiệp, tham quan gian hàng triển lãm,, đồng thời chia sẻ cách “cất cánh” lời chúc bằng hành động thiết thực như trồng cây xanh chống lũ, tặng quà Tết cho những hoàn cảnh khó khăn,

- Mục tiêu tổ chức sự kiện:

Trang 25

+ Về văn hóa: Khuyến khích mọi người không ngại lấm bẩn để chung tay tạo ra những biến chuyển tích cực thay vì chỉ trao nhau những lời chúc suông Song song đó, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, cuộc sống của chính mình bằng cách trồng cây, ươm mầm xanh.

+ Về quảng cáo sản phẩm: Làm tăng triết lý của “Bẩn là tốt” đồng thuận từ nhiều bà mẹ, Omo cam kết mang lại những giải pháp loại bỏ vết bẩn cứng đầu, giúp người dùng tự do lấm bẩn để làm điều hay cho cộng đồng, xã hội Từ đó giúp sản phẩm chiếm được cảm tình hơn trong lòng người tiêu dùng.

- Công chúng mục tiêu:

+ Thế hệ giới trẻ (Những bạn 18 – 29): Giới trẻ có thể tự lập và phóng khoáng, họ quyết định phần lớn các vấn đề trong cuộc sống bao gồm việc chọn mua sản phẩm Thế hệ trẻ thường có xu hướng tiêu dùng những đồ mà thần tượng họ sử dụng Đây cũng là căn cứ để Unilever đưa ra các chương trình quảng bá mà có mặt các người nổi tiếng như: Suboi, Rhymastic, Đông Nhi, Cao Thắng …

+ Những người Phụ nữ Việt Nam: Những người làm nội trợ trong gia đình (Độ tuổi 25-50): Đây cũng là những người quyết định chính trong gia đình trong việc tiêu dùng sản phẩm nào, khối lượng, số lượng bao nhiêu.

2.2.3.2 Sáng tạo ý tưởng

Mỗi độ Tết đến xuân về, chúng ta thường trao nhau yêu thương thông qua những lời chúc “có cánh”, nhưng chúng ta đều biết, nếu không có những hành động thiết thực kèm theo, những lời chúc “có cánh” đẹp đẽ ấy cũng chỉ dừng lại là “chúc suông” Đặc biệt sau một năm vừa qua, chúng ta đã cùng nhau chứng kiến nhiều biến động và thách thức khi đại dịch Covid-19 bùng lên trên toàn cầu khiến cuộc sống hoàn toàn chao đảo, thì chắc hẳn mỗi người lại càng thấm thía hơn giá trị của những hành động thiết thực và kịp thời Với vai trò là một trong những nhãn hàng đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, OMO đã khởi xướng chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm Bẩn mang điều hay” để truyền cảm hứng, đồng hành và chung tay kêu gọi mọi người cất cánh cho những lời chúc Tết thông qua nhiều hành động thiết thực như trồng cây xanh,, kỳ vọng mang lại những biến chuyển tích cực cho gia đình, xã hội và cộng đồng trong

Ngày đăng: 26/04/2024, 05:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 1: Chiến dịch Tết của OMO góp mặt trong Bảng xếp hạng BSI Top 10 Campaigns nổi bật trên Social Media tháng 01/2021 - phân tích thực trạng tổ chức sự kiện trong hoạt động pr của công ty unilever đối với thương hiệu omo và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing
Hình 1 1: Chiến dịch Tết của OMO góp mặt trong Bảng xếp hạng BSI Top 10 Campaigns nổi bật trên Social Media tháng 01/2021 (Trang 43)
Hình 1.2: Bảng xếp hạng chiến dịch Tết 2021 - phân tích thực trạng tổ chức sự kiện trong hoạt động pr của công ty unilever đối với thương hiệu omo và mối quan hệ với đáp ứng mục tiêu marketing
Hình 1.2 Bảng xếp hạng chiến dịch Tết 2021 (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w