+ Quan hệ về quản lý nhà nước và lao động: là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động.. VD: Quan hệ giữa NLĐ và Nhà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
LAO ĐỘNG
CHẾ ĐỊNH 1 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS LÊ NGỌC ANH
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 1 – QT47.2
Trang 3MỤC LỤC
I LÝ THUYẾT: 1
1 Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội nào? Lấy một ví dụ cụ thể cho mỗi quan hệ xã hội đó 1
2 Phân tích đặc điểm của quan hệ lao động cá nhân 2
3 So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức 3
4 Phân tích các điều kiện để một công dân Việt Nam có thể tham gia vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách người lao động 4
5 Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam? Anh/ chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này? 5
6 Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể? 6
II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: 7
Tình huống 1: 7
Tình huống 2: 8
Tình huống 3: 12
Trang 4I LÝ THUYẾT:
1 Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội nào? Lấy một ví dụ cụ thể cho mỗi quan hệ xã hội đó.
Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội: Quan hệ lao động (QHLĐ) (bao gồm QHLĐ cá nhân và QHLĐ tập thể) và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động
- Quan hệ lao động cá nhân: là quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng lao
động giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ)
VD: QHLĐ giữa nhân viên A (NLĐ) và doanh nghiệp B (NSDLĐ) được thiết lập
dựa trên hợp đồng lao động
- Quan hệ lao động tập thể: là QHLĐ giữa tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở với
NSDLĐ; hoặc giữa tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở với tổ chức đại diện NSDLĐ
VD: Quan hệ giữa Chủ tịch công đoàn (đại diện NLĐ) và Giám đốc (đại diện
NSDLĐ)
- Quan hệ lao động khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động:
+ Quan hệ việc làm và học nghề:
Quan hệ việc làm: là quan hệ phát sinh giữa cá nhân có nhu cầu tìm kiếm việc làm với doanh nghiệp hoặc tổ chức dịch vụ việc làm
Quan hệ học nghề: là quan hệ phát sinh giữa người học nghề, tập nghề với cá nhân,
tổ chức dạy nghề hoặc doanh nghiệp
VD: Trong quá trình lao động, NLĐ được NSDLĐ cho đi học các khóa nghiệp vụ,
nâng cao tay nghề nhằm phục vụ cho công việc họ đang làm
+ Quan hệ về BHXH: Hiện nay, việc đảm bảo vật chất cho NLĐ trong những
trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, tử tuất… bằng quỹ BHXH có liên quan chặt chẽ với QHLĐ, vì vậy được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh Để được hưởng các chế độ BHXH, NLĐ (hoặc thân nhân của họ) phải có những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định
Trang 5VD: NLĐ trích một phần lương của mình để đóng BHXH và Nhà nước.
+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại (BTTH): Các chủ thể khi tham gia QHLĐ có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ trong lao động Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, nếu một trong các chủ thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản, lợi ích của bên kia thì giữa họ phát sinh quan hệ
về BTTH Những quan hệ về BTTH do các chủ thể của QHLĐ gây thiệt hại cho nhau khi thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động được pháp luật lao động quy định chặt chẽ
VD: Trong quá trình lao động, NLĐ có xảy ra sự cố gây thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng thì NSDLĐ phải bồi thường thiệt hại cho NLĐ đó
+ Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ) và đình công: Trong quá
trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động giữa các chủ thể quan hệ lao động có thể phát sinh những bất đồng về quyền và lợi ích TCLĐ xảy ra là điều không thể tránh khỏi TCLĐ có thể là TCLĐ cá nhân, có thể là TCLĐ tập thể; tranh chấp về quyền hoặc tranh chấp về lợi ích TCLĐ lao động tập thể lên tới đỉnh cao có thể dẫn tới đình công Quá trình giải quyết các TCLĐ làm phát sinh mối quan hệ giữa các bên tranh chấp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó
VD: NLĐ và NSDLĐ giải quyết tranh chấp về việc tăng lương tại Hội đồng hòa giải
cấp xã
+ Quan hệ về quản lý nhà nước và lao động: là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền với NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động
VD: Quan hệ giữa NLĐ và Nhà nước trong việc đảm bảo chấp hành các quy định của
pháp luật về sử dụng lao động
2 Phân tích đặc điểm của quan hệ lao động cá nhân.
Với tư cách là một quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật lao động cá nhân có những đặc điểm nói chung của một quan hệ pháp luật Ngoài ra, quan hệ pháp luật lao động cá nhân có những đặc điểm riêng sau đây:
- Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật lao động cá nhân, người lao động phải tự mình thực hiện công việc theo như cam kết trong quan hệ lao động.
Người lao động tự mình thực hiện công việc tức là chính người lao động đã ký hợp đồng sẽ phải bằng các hành vi của chính mình, sự tiêu hao về thời gian, thể lực, trí
Trang 6lực của mình để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết trong quan hệ lao động Như vậy, trong trường hợp không có sự thỏa thuận nào khác, người lao động phải tự mình hoàn thành công việc mà không được tự ý chuyển giao nghĩa vụ đó cho người khác thực hiện
- Thứ hai, trong quá trình thực hiện quan hệ pháp luật lao động cá nhân, người sử dụng lao động có quyền quản lí, giám sát, điều hành đối với người lao động.
Đây là đặc điểm có tính đặc thù của quan hệ pháp luật lao động cá nhân mà các quan
hệ hợp đồng khác không có Dưới góc độ khế ước, sự bình đẳng trong quan hệ lao động cá nhân phải được đảm bảo từ khi xác lập cho đến khi kết thúc quan hệ Tuy nhiên, quyền quản lý lao động cũng xuất hiện như là một nhu cầu khách quan của quan hệ lao động Có thể cắt nghĩa cho sự tồn tại song song của yếu tố bình đẳng và quản lý trong quan hệ lao động cá nhân như sau: Khi tham gia quá trình lao động, mỗi người lao động có nghĩa vụ riêng của mình
- Thứ ba, trong quả trình xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động cá nhân có sự tham gia của đại diện lao động.
Đặc điểm này khẳng định tính đặc thù của quan hệ pháp luật lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động so với các quan hệ lao động khác trong xã hội Khi tham gia quan hệ lao động cá nhân, người lao động thường ở vị thế bất lợi trong mối quan hệ, do đó họ có xu hướng liên kết để bảo vệ quyền lợi của mình dẫn đến việc ra đời các tổ chức đại diện của người lao động và được pháp luật thừa nhận Đại diện lao động tham gia trong quan hệ pháp luật lao động cá nhân thông thường là
tổ chức công đoàn do người lao động tự nguyện lựa chọn, bầu ra
3 So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức.
* Giống nhau:
- Được xác lập dựa trên cơ sở hợp đồng
- Có sự tham gia của công đoàn
* Khác nhau:
Quan hệ lao động cá nhân Quan hệ lao động viên chức
Văn bản
quy
phạm
pháp luật
điều
chỉnh
Bộ luật Lao động 2019 Luật viên chức 2010
Nghị định 72/2018/NĐ-CP Nghị định 29/2012/NĐ-CP
Trang 7niệm về
người lao
động
Là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản
lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là 15 tuổi (khoản 1 Điều 3
BLLĐ 2019)
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế
độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Điều 2
Luật viên chức 2010)
Hình
thức
tuyển
dụng
Người lao động trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm công việc phù hợp với nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình (khoản 2 Điều 10
BLLĐ 2019)
Thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển (Điều 23 Luật viên chức 2010)
Loại hợp
Tính
chất
quan hệ
lao động
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019)
Quan hệ lao động giữa Nhà nước và người lao động (khoản 1 Điều 6 Luật
viên chức 2010)
4 Phân tích các điều kiện để một công dân Việt Nam có thể tham gia vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách người lao động.
- Theo BLLĐ 2019 đã quy định về điều kiện để một cộng dân Việt Nam có thể
tham gia vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách người lao động tại khoản 1 Điều 3: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”
- Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy
định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này Như vậy, độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là 15 tuổi nhưng sẽ có những ngoại lệ để có thể giúp những cá nhân giải quyết những nhu cầu khác nhau tùy từng hoàn cảnh riêng biệt trong xã hội được quy định tại Chương XI BLLĐ 2019
- Điều kiện để công dân Việt Nam trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động
cá nhân là người lao động phải có:
Trang 8 Năng lực pháp luật lao động
Năng lực hành vi lao động: Khả năng thể lực và trí tuệ
- Nhưng bên cạnh đó BLLĐ 2019 vẫn có những quy định riêng đối với lao động
chưa đủ tuổi vị thành niên:
Thứ nhất, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của BLLĐ 2019 (Công việc mang vác vật nặng vượt quá thể trạng, công việc sử dụng hóa chất, đánh bắt thủy hải sản
xa bờ )
Thứ hai, người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thứ ba, người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản
3 Điều 145 của Bộ luật này
Các quy định trên phù hợp với thực tiễn bởi vì trên thực tế còn những hoàn cảnh khó khăn thì người lao động chưa đủ tuổi vị thành niên họ luôn có mong muốn, nhu cầu làm việc để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống Do đó, quy định trên cần phải ra đời nhằm mục đích bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động chưa thành niên, tránh để họ bị lạm dụng sức lao động, làm những công việc
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực của họ sau này
5 Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam? Anh/chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này?
Cơ sở pháp lý: Điều 151 Luật Lao động 2019
Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Năng lực hành vi dân
sự của người nước ngoài này được xác định theo pháp luật Việt Nam Điều kiện này rất quan trọng vì nhằm để xác định trách nhiệm pháp lý, đồng thời người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng sẽ đủ khả năng chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc Đảm bảo trình độ chuyên môn, đây cũng có yếu tố tất yếu khi người lao động muốn làm việc tại bất cứ nơi đâu
- Có đủ sức khỏe theo quy định của bộ y tế Đảm bảo điều kiện tham về thể lực khi tham gia quan hệ lao động
Trang 9- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa
án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam Điều kiện này nhằm đảm bảo được an ninh và trật tự xã hội tại Việt Nam
- Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động Đây là điều kiện để chứng minh người lao động có quốc tịch nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam
Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, hợp lý Đòi hỏi người lao động nước ngoài phải có đầy đủ nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn, sức khỏe nhằm đảm bảo công việc được thực hiện tốt trong quá trình làm việc và có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
6 Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể?
Pháp luật lao động điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể vì những lý do sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động:
Người lao động trong mối quan hệ lao động tập thể thường ở thế yếu hơn so với người sử dụng lao động Do đó, họ cần được pháp luật bảo vệ khỏi việc bị bóc lột,
ép buộc hay sa thải bất công
Pháp luật lao động quy định các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người
sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động tập thể, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho cả hai bên
- Đảm bảo sự ổn định trong quan hệ lao động:
Mối quan hệ lao động tập thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định trong xã hội
Do đó, pháp luật lao động đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, ngăn ngừa đình công và các hành động gây rối trật tự công cộng
Pháp luật lao động quy định các nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, giúp đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và công bằng → Thúc đẩy phát triển kinh tế
Mối quan hệ lao động tập thể tốt đẹp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế
Pháp luật lao động tạo môi trường lao động lành mạnh, an toàn và công bằng, khuyến khích người lao động cống hiến hết sức mình cho công việc
Trang 10- Thể hiện vai trò của Nhà nước:
Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đảm bảo sự ổn định trong quan hệ lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế
Pháp luật lao động là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong lĩnh vực lao động
- Ngoài những lý do trên, pháp luật lao động điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể còn nhằm mục đích:
Nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của mình
Thúc đẩy đối thoại, thương lượng và hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động
Góp phần xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
Chính vì thế pháp luật lao động đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể Việc tuân thủ pháp luật lao động là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, đảm bảo sự ổn định trong quan hệ lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế
II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
Tình huống 1:
Anh/Chị đọc Bản án số 13/2020/LĐ-ST ngày 29-09-2020 V/v tranh chấp bồi thường tai nạn lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
(Link: https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-132020ldst-ngay- 29092020-ve-tranh-chap-boi-thuong-tai-nan-lao-dong-va-don-phuong-cham-du-159890).
Hãy nêu và phân tích các đối tượng điều chỉnh của ngành luật lao động được thể hiện trong Bản án này.
Trong bản án 13/2020/LĐ-ST ngày 29/09/2020 về tranh chấp bồi thường tai nạn lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, có một số đối tượng điều chỉnh của ngành luật lao động được thể hiện:
Người lao động (nguyên đơn ông Trần Xuân T):
Nguyên đơn là người lao động gặp tai nạn lao động trong quá trình làm việc tại công
ty P
Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị suy giảm 65% khả năng lao động và thanh toán tiền lương sau khi bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
Trang 11Nhà tuyển dụng (bị đơn Công ty Cổ phần Sản xuất P):
Bị đơn trong vụ án là nhà tuyển dụng mà nguyên đơn làm việc Bị đơn không có hợp đồng lao động với nguyên đơn và không đóng bảo hiểm xã hội Bị đơn từ chối bồi thường khi nguyên đơn gặp tai nạn lao động và sau đó đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn (ông Lê Văn T1) và người bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn (Luật sư Nguyễn Đức Thắng Y):
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn thể hiện trong vụ án như là người ký ủy quyền đại diện cho nguyên đơn
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là luật sư của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Q - Chi nhánh B thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
Người đại diện hợp pháp của bị đơn (bà Phạm Thị D):
Bị đơn có người đại diện hợp pháp là bà Phạm Thị D, người đại diện theo pháp luật của bị đơn
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ông Thái Quang V):
Người có liên quan đến vụ án như một bên thứ ba, tuy không có mặt tại phiên tòa Có thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng không được nêu rõ trong trích đoạn
Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh:
Là cơ quan quyết định và giải quyết tranh chấp lao động, xem xét và đưa vụ án ra xét
xử, thể hiện vai trò quyết định của hệ thống tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động Các đối tượng điều chỉnh được thể hiện trong bản án này bao gồm người lao động, nhà tuyển dụng, người đại diện hợp pháp của cả nguyên đơn và bị đơn, người bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và tòa án Mỗi đối tượng này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
Tình huống 2:
Dưới đây là Phần “Nhận định của tòa án” trong Bản án số 39/2022/LĐ-ST ngày 30/6/2022 của TAND Quận 1, Tp.HCM V/v Tranh chấp về tiền lương, bảo hiểm xã hội:
“Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định: