HỌC PHẦN: KHU VỰC HỌC ĐẠI CƯƠNG
nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phương đô thị ởlàng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
-BÀI TẬP CUỐI KỲ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Giảng viên : TS Võ Minh Vũ Bùi Thanh Nam - 23030388
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS Võ Minh Vũ Nhờ những bài giảng của thầy và những buổi học, buổi làm việc nhóm hiệu quả, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu về những kiến thức về Khu vực học đại cương, đặc biệt là những hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu của ngành Khu vực học Đây là những kiến thức vô cùng bổ ích phục vụ bài tiểu luận của chúng em Sự gợi ý và hướng dẫn của thầy cũng giúp chúng em có định hướng nghiên cứu rõ ràng và vững chắc hơn trong quá trình thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ.
Trong các buổi học, chúng em đã cố gắng trau dồi thêm kiến thức để hoàn thiện bài tập này Tuy nhiên, do năng lực và trải nghiệm thực tế của chúng em còn hạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong thầy giúp đỡ, góp ý để bài tập giữa kỳ của chúng em được hoàn thiện hơn nữa
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Nhóm sinh viên thực hiện
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu chung 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu: tác động của quá trình đô thị hóa đến các quan hệ xã hội truyềnthống 5
3.2 Khách thể: người dân đang sinh sống tại phường Đại Mỗ 5
3.3 Phạm vi nghiên cứu: 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 6
PHẦN II MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6
PHẦN III CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7
2 Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi 7
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
1 Ảnh hưởng của việc nâng cấp và chuyển đổi làng Đại Mỗ lên phường đối với cá nhân cư dân phường Đại Mỗ 20
1.1 Ảnh hưởng tích cực 20
1.2 Ảnh hưởng tiêu cực 20
2 Biến đổi quan hệ gia đình thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phương đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 21
3 Biến đổi quan hệ dòng họ thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phương đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 21
4 Biến đổi quan làng xã thuộc nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành phường đô thị ởlàng Đại Mỗ,quận Nam Từ Liêm,Hà Nội 22
IV KẾT LUẬN 23
Trang 5DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHẦN I GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU1 Lý do chọn đề tài:
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực ngoại thành như phường Đại Mỗ ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ Sự chuyển đổi từ xã nông thôn sang phường đô thị đã mang lại những biến đổi đáng kể, không chỉ về địa lý và hạ tầng mà còn ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội truyền thống Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng về việc hiểu rõ những biến đổi này nhằm định hướng phát triển đô thị bền vững, giữ vững bản sắc văn hóa và xây dựng một cộng đồng gắn kết.
Tuy nghiên cứu về các thay đổi trong quan hệ xã hội và cơ cấu đô thị tại các khu vực đô thị hóa không phải là vấn đề mới, cũng khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhưng việc nhóm quyết định tiến hành triển khai đề tài bên cạnh việc mang lại cái nhìn sâu rộng về xu hướng và thách thức của quá trình này còn cung cấp thông tin quý báu cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý đô thị và cộng đồng địa phương Từ đó giúp họ có cơ sở để ứng phó hiệu quả với những tác động và thay đổi mà quá trình đô thị hóa mang lại đối với các quan hệ xã hội truyền thống, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và hài hòa với bản sắc văn hóa của cộng đồng.
Trang 6Đề tài nghiên cứu này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và nguồn dữ liệu thu thập đáng tin cậy Nghiên cứu có khả năng thực hiện với nguồn lực và điều kiện hiện có, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu có năng lực và có thể hoàn thành trong thời gian quy định, với khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu và sự hỗ trợ từ người dân đang sinh sống tại phường Đại Mỗ trước đây là làng Đại Mỗ ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Với những lý do trên, việc nhóm quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu "Biến đổi các quan hệ xã hội truyền thống thuộc xã nông thôn được nâng cấp và chuyển đổi thành Phường Đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội" là hoàn toàn chính đáng, có ý nghĩa thực tiễn và giá trị khoa học cao Nghiên cứu này góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho việc định hướng phát triển đô thị bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng cộng đồng gắn kết tại Việt Nam.
2 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa đến các quan hệ xã hội truyền thống tại làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: tác động của quá trình đô thị hóa đến các quan hệ xã hội
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính a Phỏng vấn sâu:
Trang 7● Đối tượng phỏng vấn: Người dân địa phương ở các độ tuổi khác nhau, nghề nghiệp khác nhau Cán bộ địa phương, người dân hiện đang sinh sống tại địa bàn.
● Nội dung phỏng vấn: Quan điểm, cảm nhận, kinh nghiệm của họ về những biến đổi của các quan hệ xã hội truyền thống trong quá trình đô thị hóa.
● Kỹ thuật phỏng vấn: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn, thực hiện phỏng vấn một cách chuyên nghiệp, tôn trọng đối tượng phỏng vấn, ghi chép hoặc ghi âm cẩn thận nội dung phỏng vấn.
b Thu thập tư liệu:
● Loại tư liệu: Văn bản, tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa, xã hội của làng Đại Mỗ trước và sau khi chuyển đổi thành phường đô thị.
● Nguồn tư liệu: Thư viện, kho lưu trữ, bảo tàng, các cơ quan chức năng địa phương,
● Phương pháp thu thập: Thu thập trực tiếp hoặc qua mạng Internet 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Khảo sát bảng hỏi:
● Đối tượng khảo sát: Người dân địa phương thuộc địa bàn khảo sát.
● Nội dung khảo sát: Các khía cạnh khác nhau của các quan hệ xã hội truyền thống như cấu trúc gia đình, quan hệ láng giềng, giá trị văn hóa,
● Công cụ khảo sát: Bộ câu hỏi được thiết kế khoa học, phù hợp với đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.
● Phương pháp thu thập dữ liệu: Phát phiếu trực tiếp
PHẦN II:MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biến đổi quan hệ xã hội truyền thống, thuộc xã nông thôn được nâng cấp, chuyển đổi thành Phường Đô thị ở làng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trang 8Thuật ngữ “Quan hệ xã hội” là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực nghiên cứu của các ngành văn hóa Trên cơ sở tham khảo lý thuyết và các định nghĩa liên quan từ các từ điển, bách khoa toàn thư trong và ngoài nước có tính tổng hợp cũng như chuyên
ngành như “Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (2003), “Dictionary of SocialSciences” (2002), “International Encyclopedia of Sociology” (1995), tác giả Nguyễn
Giáo đã đưa ra một khái niệm chung tổng quát về thuật ngữ “Quan hệ xã hội” với
nghĩa là: Những tương tác giữa người với người xuất hiện trong các quá trình hoạtđộng đa dạng về kinh tế, chính trị, văn hóa
Quan hệ xã hội Việt Nam truyền thống thường được biết đến là các quan hệ: gia đình, dòng họ, làng xã Theo “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm, tổ chức cộng đồng nông thôn ở Việt Nam có tính cộng đồng cao: “Làng xã Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ và đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau” Trong đó lí thuyết tập trung của quan hệ xã hội truyền thống Việt Nam được tác giả đề cập đến gồm các mối quan hệ theo huyết thống “Gia đình và gia tộc”, quan hệ theo địa bàn phân bố cư trú “ Xóm và Làng”, theo nghề nghiệp và sở thích “Phường và Hội”, theo đơn vị hành chính “Thôn và Xã”
Bài nghiên cứu này tập trung trọng tâm vào khảo sát sự biến đổi các mối quan hệ xã hội truyền thống của làng xã nông thôn khi được nâng cấp và chuyển đổi lên phường đô thị tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Các biến đổi được đề cập trong nghiên cứu là sự biến đổi quan hệ gia đình, quan hệ dòng họ, quan hệ làng xã tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.
PHẦN III CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin từ những sách, tạp chí khoa học, các diễn đàn khoa học, website chính thống và các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó.
Trang 92 Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi
Đối tượng: Cư dân phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà NộiSố lượng đối tượng tham gia khảo sát: 40 người
2.1 Bảng hỏi
Khảo sát về biến đổi các mối quan hệ xã hội truyền thống khi làng Đại Mỗ đượcchuyển/nâng cấp thành phường Đại Mỗ
Phần1: Thông tin cá nhân
1 Bạn hãy cho biết giới tính?
Phần 2: Nội dung khảo sát
Câu 1: Bạn là dân gốc sinh sống lâu đời tại làng Đại Mỗ hay dân nhập cư? ● Cư dân gốc
● Không phải là cư dân gốc
Câu 2: Bạn có biết đến thông tin Đại Mỗ được chuyền/nâng cấp thành phường vào thời điểm năm 2013-2014 hay không?
● Có ● Không
Trang 10Câu 3: Bạn đã sinh sống tại Đại Mỗ trong bao lâu? ● Dưới 1 năm
● 1-5 năm ● 5-10 năm ● Trên 10 năm
Câu 4: Khi làng Đại Mỗ nâng cấp thành phường bạn nhận thấy dân cư tại địa bàn thay đổi như thế nào?
Câu 5: Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp/chuyển lên thành phường, bạn có thấy người dân gốc trong làng chuyển đi nơi khác nhiều hay không?
● Không chuyển đi hoặc chuyển đi không đáng kể ● Một bộ phận chuyển đi
● Chuyển đi hàng loạt
Câu 6: Khi làng Đại Mỗ chuyển từ xã lên phường thì có thay đổi gì trong các thủ tục hành chính hay không?
● Hoàn toàn không thay đổi ● Thay đổi một chút
● Thay đổi nhiều
8.Quá trình nâng cấp đơn vị hành chính của làng Đại Mỗ có gây phiền toái cho bạn không.Hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình trên.
● Rất phiền toái
Trang 11● Phiền toái ● Khá phiền toái ● Rất ít phiền toái ● Không phiền toái
9.Bạn có thấy những điểm cải thiện trong việc giải quyết các vấn đề giấy tờ,thủ tục hành chính sau khi làng Đại Mỗ được chuyển lên phường không?
● Không cải thiện ● Cải thiện một chút ● Cải thiện rõ rệt
10 Bạn cảm nhận như thế nào về mức độ tương tác giúp đỡ giữa hàng xóm láng giềng khi làng Đại Mỗ được nâng cấp thành phường?
● Không có sự tương tác giữa hàng xóm với nhau ● Có khá ít sự tương tác giữa hàng xóm với nhau ● Có sự tương tác khá nhiều giữa hàng xóm với nhau ● Có sự tương tác mạnh mẽ giữa hàng xóm với nhau
11.Có những hoạt động nào phường/tổ dân phố/của hàng xóm láng giềng giúp mọi người gắn kết lại với nhau hay không?
12.Có những hoạt động nào để giúp đỡ những hộ dân mới chuyển đến định cư hay không?
13.Ai hay tổ chức nào sẽ đứng ra giúp đỡ khi xảy ra những mâu thuẫn hay tranh cãi giữa các hộ dân hay trong chính hộ gia đình
14.Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp lên phường, bạn có thấy người trẻ khi có gia đình có xu hướng chuyển ra ngoài ở riêng hay không?
● Toàn bộ đều ở cùng cha mẹ
● Rất ít người chuyển ra ngoài ở riêng
Trang 12● Nhiều người ra ngoài ở riêng ● Toàn bộ đều ra ngoài ở riêng
15.Hương ước hiện nay có áp dụng cho toàn bộ người dân đang sinh sống ở phường Đại Mỗ hay không?
● Có ● Không
16.Các quy định về hoạt động hương ước có gì thay đổi hay không?Được giữ nguyên,lược bớt hay bổ sung gì thêm hay không?
2.2 Kết quả điều tra bảng hỏi
Bảng hỏi được thực hiện bởi nhóm sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN với tổng là 40 câu trả lời Số lượng người dân tham gia khảo sát đa số là cư dân thuộc giới tính nam (chiếm 52,5%), còn lại là cư dân thuộc giới tính nữ (chiếm 45%) hiện đang sinh sống thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Nhóm tuổi tham gia khảo sát này đa số thuộc độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi (chiếm 42,5%), xếp thứ hai là nhóm tuổi trên 60 tuổi (chiếm 32,5%), tiếp đó là từ 18 đến 30 tuổi (chiếm 22,5%) và cuối cùng là nhóm tuổi dưới 18 tuổi (chiếm 2,5%).
Nhóm đưa ra câu hỏi “Ông/bà/bác/anh/chị là dân gốc sinh sống lâu đời tạilàng Đại Mỗ hay dân nhập cư?” và nhận được kết quả 63,2% cư dân sinh sống tại đây không phải là cư dân gốc, nhóm cư dân gốc chỉ chiếm 36,8% Qua đó thấy được xu hướng đô thị hóa đang ngày càng phát triển tại làng Đại Mỗ Sự gia tăng của người nhập cư so với cư dân gốc cho thấy làng đang trở thành một điểm đến thu hút cho nhiều người từ các khu vực khác, góp phần vào quá trình đô thị hóa của khu vực này Đô thị hóa thường đi kèm với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập và phát triển cộng đồng đa dạng.
Trang 13Khảo sát “Bạn có nhận được thông tin Đại Mỗ được chuyền/nâng cấp thànhphường trong giai đoạn năm 2013-2014 hay không?” cho kết quả đến 95% cư dân
sống tại đây biết được thông tin chuyển đổi/ nâng cấp này và 5% cư dân không biết.
Với câu hỏi khảo sát “Khi lên phường ông/bà/bác/anh/chị có thấy dân cư tạiđịa bàn tăng lên hay không?”, có 92.5% cư dân thấy được sự thay đổi này và 7,5%
cư dân đưa ra câu trả lời là không.
Trang 14Khảo sát “Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp/chuyển lên thành phường, ông/bà/bác/anh/chị có thấy người dân gốc trong làng chuyển đi nơi khác nhiều haykhông?” nhận về kết quả đa số người dân gốc vẫn tiếp tục cư trú sinh sống, chỉ có cư
dân từ vùng khác đến (chiếm 56,4%) và còn lại ý kiến cho rằng người dân gốc đã chuyển đi nơi khác để sinh sống (chiếm 43,6%).
Với câu hỏi “Khi làng Đại Mỗ chuyển từ xã lên phường thì có thay đổi gìtrong các thủ tục hành chính hay không?” có kết quả phần lớn người dân nhận thấy
có sự thay đổi (chiếm 80%), chỉ một số ít người dân là không (chiếm 20%).
Tiếp theo, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi/ nâng cấp,
câu hỏi khảo sát “Quá trình nâng cấp đơn vị hành chính của làng Đại Mỗ có gâyphiền toái cho ông/bà/bác/anh/chị không.Hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá
Trang 15trình trên”, đa số người dân cảm thấy không phiền toái (chiếm 32,5%), rất ít phiền
toái (chiếm 27,5%), số người dân cảm thấy phiền toái và khá phiền toái chiếm tỉ lệ bằng nhau (chiếm 17,5%) và cuối cùng là rất phiền toái (chiếm 5%).
Khảo sát “Ông/bà/bác/anh/chị có thấy những điểm cải thiện trong việc giảiquyết các vấn đề giấy tờ,thủ tục hành chính sau khi làng Đại Mỗ được chuyển lênphường không?” nhận về một số ý kiến khác nhau nhưng điểm chung là đều thấy có
điểm cải thiện trong việc giải quyết các vấn đề giấy tờ,thủ tục hành chính Có thể kể tới các ý kiến như: thủ tục rõ ràng, nhanh gọn lẹ hơn; giải quyết nhanh chóng và thuận tiện hơn; thủ tục giấy tờ được rút gọn/tinh giản dẫu vậy có gây chút rắc rối với người già khi tích hợp các giấy tờ đó lên hệ thống thông tin điện tử; xin giấy tờ nhanh chóng hơn,quá trình cấp phép hay thủ tục được rút gọn; mọi thứ đều được quy định hay ban hành bằng giấy trắng mực đen có con dấu rõ ràng; thái độ phục vụ cùng tác phong của các nhân viên chuyên nghiệp; Một số ít người dân phản đối, cho rằng: thủ tục giấy tờ lâu, mất thời gian,
Khảo sát về “Ông/bà/bác/anh/chị cảm nhận như thế nào về mức độ tương
tác giúp đỡ giữa hàng xóm láng giềng khi làng Đại Mỗ được nâng cấp thànhphường?” người dân đã đưa ra một số ý kiến riêng như: hàng xóm láng giềng vẫn
luôn giúp đỡ khi có hoạn nạn khó khăn, chia sẻ cùng nhau những buồn vui khó khăn trong cuộc sống; có phần ít quan tâm đến nhau như ngày xưa do lối sống đô thị đã len
Trang 16lỏi cũng như do các hộ dân từ nơi khác mang đến; sự giúp đỡ giữa các hộ dân khá hạn chế do mọi người ít khi đụng mặt hay có những vấn đề cần hàng xóm giúp đỡ;
Với câu hỏi “Có những hoạt động nào phường/tổ dân phố/của hàng xóm
láng giềng giúp mọi người gắn kết lại với nhau hay không?” phần lớn đều đồng tình
là có các hoạt động, cụ thể: tổ chức các ngày lễ, thăm hỏi nhau khi ốm đau; có những buổi tiệc liên hoan vào các ngày lễ, tụ họp để cùng nhau tập thể dục hay đơn giản là trò chuyện với nhau; Có hoạt động lễ hội vẫn được tổ chức,các buổi họp của tổ dân phố, hội phụ nữ; Mọi người vẫn hay qua nhà nhau uống nước nói chuyện tầm chiều tối,nhà có thiếu đồ gì mà chưa mua ngay thì qua hàng xóm họ vẫn cho mượn; Buổi tối các cụ vẫn thường hay tập thể dục,dưỡng sinh với nhau; nhà văn hóa thường xuyên tổ chức các cuộc họp; các sự kiện văn hóa truyền thống của làng;
Khảo sát “Có những hoạt động nào để giúp đỡ những hộ dân mới chuyển
đến định cư hay không?” đa số ý kiến của người dân đồng tình với các hoạt động cụ
thể như: giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa, tặng quà tân gia, giúp họ chuyển đồ vào nhà; thăm hỏi, tham dự tiệc tân gia, giới thiệu về hương ước của làng với họ; phụ giúp cái gì họ cần mình hỗ trợ, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống; tổ chức liên hoan chào cư dân mới;
Với câu hỏi “Ai hay tổ chức nào sẽ đứng ra giúp đỡ khi xảy ra những mâu
thuẫn hay tranh cãi giữa các hộ dân hay trong chính hộ gia đình?” phần lớn người
tham gia khảo sát đồng tình rằng tổ trưởng tổ dân phố, người có chức trách can thiệp xử lí như công an, ban hòa giải của phường giải quyết, một số ý kiến còn lại cho rằng nội bộ gia đình tự giải quyết với nhau.
Tiếp theo, khảo sát “Khi làng Đại Mỗ được nâng cấp lên phường,
ông/bà/bác/anh/chị có thấy người trẻ có xu hướng chuyển ra ngoài ở riêng haykhông?” đa số người dân cho rằng người trẻ có xu hướng chuyển ra ngoài ở riêng
(chiếm 67,5%), còn lại là không thấy (chiếm 32,5%).