1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội

109 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (Gis) Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Lưu Thu Thủy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Bình
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 4,92 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn (17)
      • 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu (0)
      • 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu (0)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (18)
    • 2.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất (18)
      • 2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai (18)
      • 2.1.2. Hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất 4 2.1.3. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất (18)
      • 2.1.4. Nội dung và quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (19)
      • 2.1.5. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước 10 2.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai (24)
      • 2.2.1. Khái niệm và một số thuật ngữ hay dùng trong cơ sở dữ liệu đất 14 2.2.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai (28)
      • 2.2.3. Thực trạng quản lý dữ liệu quy hoạch sử đụng đất tại quận Nam Từ Liêm. 18 2.3. Tổng quan về gis- webgis (32)
      • 2.3.1. Những nội dung cơ bản về GIS (32)
      • 2.3.2. Giới thiệu về công nghệ ArcGIS (36)
      • 2.3.3. Ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam (38)
      • 2.3.4. Tổng quan về WebGIS (42)
  • Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (45)
    • 3.1. Địa điểm nghiên cứu (45)
    • 3.2. Thời gian nghiên cứu (0)
    • 3.3. Đối tượng nghiên cứu (45)
    • 3.4. Nội dung nghiên cứu (45)
      • 3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (45)
      • 3.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất (46)
      • 3.4.3. Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất (46)
      • 3.4.4. Ứng dụng công nghệ WebGIS chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất quận (47)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu (47)
      • 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu (47)
      • 3.5.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp (47)
      • 3.5.4. Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian (47)
      • 3.5.5. Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu (47)
      • 3.5.6. Phương pháp WebGIS (48)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu (49)
    • 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội quận nam Từ Liêm 35 1. Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm (49)
      • 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm (53)
      • 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Quận Nam Từ Liêm 45 4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất quận Nam Từ Liêm (59)
    • 4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố hà nội giai đoạn 2015- năm 2020 (66)
      • 4.2.1. Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất (66)
      • 4.2.2. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng đất (67)
      • 4.2.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (67)
    • 4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm 56 1. Điều tra thu thập số liệu (70)
      • 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (70)
      • 4.3.3. Biên tập chuẩn hóa dữ liệu và thiết kế bảng thuộc tính (81)
      • 4.3.4. Thiết kế và xây dựng mối quan hệ Geodatabase (88)
    • 4.4. Một số ứng dụng của cơ sở dữ liệu đất đai và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử dụng đất (90)
      • 4.4.1. Tra cứu thông tin (91)
      • 4.4.2. Tổng hợp diện tích đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (93)
      • 4.4.3. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và xây dựng bài toán ứng dụng thực hiện tính diện tích đất để giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án (96)
    • 4.5. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của gis xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm (99)
      • 4.5.1. Ưu điểm (99)
      • 4.5.2. Nhược điểm (99)
    • 4.6. Ứng dụng webmapping chia sẻ dữ liệu sử dụng arcgis online (100)
      • 4.6.1. Quy trình thực hiện chuyển lớp dữ liệu lên ArcGIS Online (100)
      • 4.6.2. Ưu điểm và nhược điểm khả năng sử dụng GIS trong quá trình thực hiện đề tài . 85 Phần 5. Kết luận và kiến nghị (103)
    • 5.1. Kết luận (105)
    • 5.2. Kiến nghị (106)
  • Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................................89 (107)
  • Phụ lục ...................................................................................................................................................91 (0)

Nội dung

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian tiến hành đề tài luận án: Từ năm 2016 đến năm 2017.

- Phạm vi thời gian của số liệu được thu thập: Từ năm 2015 đến nay, số liệu được thu thập gồm:

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố

Hà Nội năm 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội năm 2020.

+ Các báo cáo thuyết minh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận Nam Từ Liêm.

+ Các bảng biểu số liệu thống kê, kiểm kê đất đai qua các năm 2015 và

2016 và hiện trạng tình hình sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Nguồn dữ liệu không gian: bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

- Nguồn dữ liệu thuộc tính: Bao gồm các bảng số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu thuộc tính như số liệu về tình hình thời tiết khí hậu, vị trí địa lý; Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình phát triển nông nghiệp của quận.

- Các phần mềm được dùng: Gồm phần mềm Excel để xử lý số liệu, biên tập, cập nhật dữ liệu, chồng ghép và trang trí bản đồ.

3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, hệ thống thủy văn, thổ nhưỡng cũng như các đặc điểm đất đai, thực vật, cảnh quan và môi trường.

- Điều kiện kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Nghiên cứu các đặc điểm về cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất của các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận.

- Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

3.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

- Thu thập nguồn dữ liệu: Các văn bản pháp quy của Nhà nước, dữ liệu không gian: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, Dữ liệu thuộc tính: Thông tin về khoanh đất và các mối quan hệ giữa các đối tượng này, tình hình quản lý và sử dụng của khoanh đất.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian: dựa trên nền bản đồ hiện trạng và quy hoạch.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính: xây dựng các trường thông tin thuộc tính cho từng thửa đất như các trường về số tờ, số thửa, vị trí, họ tên chủ sử dụng, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp…

- Quản lý, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quận Nam Từ Liêm: sau khi xây dựng được một cơ sở dữ liệu với dữ liệu không gian và thuộc tính chúng ta có thể sử dụng các công cụ phân tích không gian của phần mềm ArcGIS để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

3.4.3 Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

Xây dựng các bài toán ứng dụng nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất.

- Tính diện tích mất đất khi mở đường.

- Cập nhật thông tin đất đai, thông tin kinh tế xã hội phục vụ quy hoạch.

- Kết nối thông tin liên quan.

- Đánh giá tổng hợp số liệu.

- Sử dụng chức năng phân tích của phần mềm ArcGIS để tính toán các chỉ tiêu kinh tế xã hội hoặc xây dựng các bản đồ chuyên đề.

3.4.4 Ứng dụng công nghệ WebGIS chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm

Sau khi đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam

Từ Liêm, ta tiến hành chuyển tải các lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm qua WebGIS trực tuyến thử nghiệm trên Website giúp chia sẻ với nhiều người dùng thông tin về quy hoạch tại địa bàn quận.

3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu không gian và thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, tình hình quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất… từ các cơ quan chuyên môn với phương pháp kế thừa có tính chọn lọc.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát thực địa phục vụ cho việc cập nhật và xây dựng thông tin nguồn dữ liệu.

Thu thập các loại bản đồ phục vụ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu không gian: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các phần mềm chuyên ngành như Microstation, ArcGIS, dữ liệu đất đai được nhập, bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa từ đó tiến hành thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin trong các tài liệu đã thu thập được, phân loại thông tinđể đưa vào cơ sở dữ liệu Các dữ liệu về các dạng biến động sẽ làm cơ sơ tìm những mẫu biến động đặc trưng của khu vực nghiên cứu từ đó áp dụng GIS để lưu trữ và cập nhật dữ liệu bản đồ.

3.5.3 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

Bằng các chức năng của GIS như: Nội suy, đo đếm, chồng xếp bản đồ… tạo ra các số liệu tổng hợp hay chi tiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống

3.5.4 Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian

- Dùng phần mềm Microstation để chỉnh lý biến động và sửa lỗi cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3.5.5 Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu được xây dựng bao gồm: cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.

- Cơ sở dữ liệu không gian: từ dữ liệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân thành các lớp nhóm dữ liệu bao gồm: quy hoạch sử dụng đất, giao thông, thuỷ hệ, địa danh, địa hình, địa giới sau đó chuyển đổi sang phần mền ArcGIS

- Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Xây dựng bảng thuộc tính cho từng nhóm cơ sở dữ liệu không gian Chuyển dữ liệu sang quản lý bằng file excel để nhập thêm các trường thông tin của từng nhóm, sau đó kết nối lại với dữ liệu không gian thông qua một trường chứa mã địa chỉ liên kết giữa bảng thuộc tính trên phần mềm ArcGIS Desktop và file dữ liệu Excel.

- Cơ sở dữ liệu đất đai sau khi được xây dựng hoàn thiện ta sẽ sử dụng phần mềm ArcGIS Desktop để quản lý và cung cấp thông tin về đất đai.

Đối tượng nghiên cứu

- Nguồn dữ liệu không gian: bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

- Nguồn dữ liệu thuộc tính: Bao gồm các bảng số liệu đi kèm với số liệu không gian ở trên và các số liệu thuộc tính như số liệu về tình hình thời tiết khí hậu, vị trí địa lý; Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình phát triển nông nghiệp của quận.

- Các phần mềm được dùng: Gồm phần mềm Excel để xử lý số liệu, biên tập, cập nhật dữ liệu, chồng ghép và trang trí bản đồ.

Nội dung nghiên cứu

3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, hệ thống thủy văn, thổ nhưỡng cũng như các đặc điểm đất đai, thực vật, cảnh quan và môi trường.

- Điều kiện kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Nghiên cứu các đặc điểm về cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất của các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận.

- Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

3.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

- Thu thập nguồn dữ liệu: Các văn bản pháp quy của Nhà nước, dữ liệu không gian: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, Dữ liệu thuộc tính: Thông tin về khoanh đất và các mối quan hệ giữa các đối tượng này, tình hình quản lý và sử dụng của khoanh đất.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian: dựa trên nền bản đồ hiện trạng và quy hoạch.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính: xây dựng các trường thông tin thuộc tính cho từng thửa đất như các trường về số tờ, số thửa, vị trí, họ tên chủ sử dụng, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp…

- Quản lý, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quận Nam Từ Liêm: sau khi xây dựng được một cơ sở dữ liệu với dữ liệu không gian và thuộc tính chúng ta có thể sử dụng các công cụ phân tích không gian của phần mềm ArcGIS để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

3.4.3 Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

Xây dựng các bài toán ứng dụng nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất.

- Tính diện tích mất đất khi mở đường.

- Cập nhật thông tin đất đai, thông tin kinh tế xã hội phục vụ quy hoạch.

- Kết nối thông tin liên quan.

- Đánh giá tổng hợp số liệu.

- Sử dụng chức năng phân tích của phần mềm ArcGIS để tính toán các chỉ tiêu kinh tế xã hội hoặc xây dựng các bản đồ chuyên đề.

3.4.4 Ứng dụng công nghệ WebGIS chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm

Sau khi đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam

Từ Liêm, ta tiến hành chuyển tải các lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm qua WebGIS trực tuyến thử nghiệm trên Website giúp chia sẻ với nhiều người dùng thông tin về quy hoạch tại địa bàn quận.

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu không gian và thuộc tính về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, tình hình quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất… từ các cơ quan chuyên môn với phương pháp kế thừa có tính chọn lọc.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát thực địa phục vụ cho việc cập nhật và xây dựng thông tin nguồn dữ liệu.

Thu thập các loại bản đồ phục vụ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu không gian: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các phần mềm chuyên ngành như Microstation, ArcGIS, dữ liệu đất đai được nhập, bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa từ đó tiến hành thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin trong các tài liệu đã thu thập được, phân loại thông tinđể đưa vào cơ sở dữ liệu Các dữ liệu về các dạng biến động sẽ làm cơ sơ tìm những mẫu biến động đặc trưng của khu vực nghiên cứu từ đó áp dụng GIS để lưu trữ và cập nhật dữ liệu bản đồ.

3.5.3 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

Bằng các chức năng của GIS như: Nội suy, đo đếm, chồng xếp bản đồ… tạo ra các số liệu tổng hợp hay chi tiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống

3.5.4 Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian

- Dùng phần mềm Microstation để chỉnh lý biến động và sửa lỗi cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3.5.5 Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu được xây dựng bao gồm: cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.

- Cơ sở dữ liệu không gian: từ dữ liệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân thành các lớp nhóm dữ liệu bao gồm: quy hoạch sử dụng đất, giao thông, thuỷ hệ, địa danh, địa hình, địa giới sau đó chuyển đổi sang phần mền ArcGIS

- Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Xây dựng bảng thuộc tính cho từng nhóm cơ sở dữ liệu không gian Chuyển dữ liệu sang quản lý bằng file excel để nhập thêm các trường thông tin của từng nhóm, sau đó kết nối lại với dữ liệu không gian thông qua một trường chứa mã địa chỉ liên kết giữa bảng thuộc tính trên phần mềm ArcGIS Desktop và file dữ liệu Excel.

- Cơ sở dữ liệu đất đai sau khi được xây dựng hoàn thiện ta sẽ sử dụng phần mềm ArcGIS Desktop để quản lý và cung cấp thông tin về đất đai.

Sử dụng chức năng cho phép truy cập cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất trực tuyến bằng trình duyệt web Sau khi cơ sở dữ liệu bản đồ được xây dựng bằng bộ phần mềm ArcGIS Desktop sẽ được chia sẻ trên ứng dụng ArcGIS Online thông qua đăng nhập tài khoản dùng thử tại trang web http://www.arcgis.com. Đây là phần mềm miễn phí cho mỗi cá nhân để xây dựng, quản lý, biên tập, chia sẻ dữ liệu thông tin bản đồ với các đối tượng khác cũng như sử dụng các nguồn thông tin, dữ liệu được chia sẻ bởiESRI với những người sử dụng GIS trên toàn thế giới.

Kết quả nghiên cứu

Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội quận nam Từ Liêm 35 1 Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014 theo Nghị quyết 132/NQ-

CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, UBND quận Nam Từ Liêm đã thực hiện việc tách, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận Nam Từ Liêm trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Từ Liêm và đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 3733/QĐ-UBND ngày 11/7/2014 Các số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm được thu thập, nghiên cứu từ Báo cáo thuyết minh tách, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận Nam Từ Liêm.

4.1.1 Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm

Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, gồm 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; toàn bộ 536,34 ha và 34.052 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương; toàn bộ 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cầu Diễn Địa giới hành chính quận Bắc Từ Liêm như sau:

- Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm;

- Phía Nam giáp quận Hà Đông;

- Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân;

- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức.

Hình 4.1 Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm

Hệ thống giao thông thuận tiện nên có nhiều ưu thế trong việc phát triển thị trường và giao lưu hàng hóa với các địa phương khác Với vị trí như vậy, quận có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, phát triển thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ

4.1.1.2 Về địa hình, địa mạo

Quận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phằng và màu mỡ, có nhiều song hồ chảy qua.Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0m – 6,5m; khu vực có địa hình cao cấp nhất tập trung ở phíaBắc dọc theo sông Hồng, cao từ 8m – 11m; khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của quận. Đây là khu vực có nến địa chất khá ổn định Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.

Trên địa bàn quận có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là ba tuyến thoát nước chủ yếu của quận Ngoài ra quận còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô.

Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82%.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a Về tài nguyên đất Đất từ quận Nam Từ Liêm không thuộc đất phù sa cổ Từ khi hình thành đê Sông Hồng chảy theo sông Nhuệ cung cấp cho đồng ruộng bị hạn chế Trong tầng đất canh tác của quận, những nơi có độ cao đều có thành phần cơ giới thuộc loại đất cát, đất thịt nhẹ Những vùng thấp thuộc loại đất thịt, thịt nặng hoặc pha sét không thật thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật của các hộ dân thì những trở ngại về thành phần cơ giới đất có thể khắc phục được mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao

Việc phát triển đô thị tại quận trong quá trình thi công xây dựng các công trình kiến trúc đòi hỏi cần phải đầu tư gia cố nền móng. b Về tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của quận khá phong phú, được cung cấp bởi sông Nhuệ, sông Cầu Ngà… Đây là các đường dẩn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của Quận.Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng:

Tầng 1: Có độ sâu trung bình 13,5m , nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chửa Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,42-0,93 mg/l.

Tầng 2: Có độ sâu trung bình 12,4m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16- 17,25 mg/l.

Tầng 3: Có độ sâu trung bình từ 40- 50m, nguồn nước dồi dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp Tổng độ khoáng hóa từ 0,25- 0,65 g/l, thành phần hóa học chủ yếu là Cacbonat- Clorua- Natri- Canxi Hàm lượng sắt từ 0,42-47,4 mg/l ( khu vực Mai Dịch có hàm lượng sắt thấp hơn); hàm lượng Mangan từ 0,028- 0,075 mg/l; Hàm lượng NH 4 từ 0,1- 1,45 mg/l. c Về tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu phân bố trên địa bàn quận là cát và sỏi với khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ về lở bờ, sụt đê Ngoài ra, quận còn có một số ít khối lượng than bùn non phân bố ở nhưng khu hồ, đầm. Khối lượng này hiện không còn nhiều và không có giá trị kinh tế cao. d Về tài nguyên thủy văn

Quận Nam Từ Liêm là mảnh đất văn hiến, giàu bản sắc dân tộc, người dân trong quận có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, yêu nước và cách mạng Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của các cấp Ủy, Đảng , chính quyền, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quận đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khan nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vĩnh an ninh, trật tự an toàn xã hội Ngày nay, phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân quận Nam Từ Liêm luôn vững vàng đi lên để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển e Thực trạng môi trường

Theo số liệu kiểm tra cho thấy, khối lượng bụi lắng hiện có là 190.6 tấn/ km 2 / năm, cao gấp 2 lần nồng độ cho phép bụi lắng ( 96/ tấn/ km 2 / năm) Kết quả này được đánh giá là ô nhiễm vừa; Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở mức 0,2- 0,3 m 3 và có xu hướng tăng vượt chỉ tiêu cho phép.

Hệ thống nước mặt: hiện nay, sông Nhuệ chịu lượng chất thải từ các nhánh sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000m 3 và chịu nhiều nguồn nước thải khát phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các sở y tế, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Hệ thống nước ngầm: hiện tại ở một số khu vực phía Nam của quận có chứa hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất ( 3mg/l); tầng chứa nước QH cao hơn tầng PQ, nước bị nhiểm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới

Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố hà nội giai đoạn 2015- năm 2020

4.2.1 Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất huyện Từ Liêm (cũ) đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 02/01/2014, theo đó các chỉ tiêu sử dụng đất đã được tính toán để phục vụ các yêu cầu của quận mới thành lập nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường

Thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội

Thành lập quận Nam Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34 ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ) Quận Nam Từ Liêm có 3.219,27 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu

Thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 2920/UBND-TNMT ngày 24/4/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm UBND quận Nam Từ Liêm đã xây dựng phương án “Tách, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020, Hà Nội- kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 quận Nam Từ Liêm, thành phố”

4.2.2 Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng đất

Mục tiêu cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2015 - 2020 là đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế

- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái

Mục đích của lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận còn là cơ sở để cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, phân bổ quỹ đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

Quy hoạch sử dụng đất của quận phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của quận và các quy hoạch chuyên ngành khác Đồng thời đảm bảo tính kế thừa của những quy hoạch kỳ trước đã và đang thực hiện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

4.2.3 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Trên cơ sở định hướng sử dụng đất dài hạn quỹ đất, việc quy hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm được xây dựng theo phương án sau: a Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của quận năm 2015 là 993,60 ha; chiếm 30,86 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong kỳ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 sẽ giảm còn 487,06 ha.Như vậy sẽ có 506,54 ha đất nông nghiệp sẽ thay đổi mục đích sử dụng đất so với hiện trạng chiếm 15,74 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.2 Diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp

STT Mục đích sử dụng Mã đất Diện tích Cơ cấu

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5,39 1,10 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 344,00 70,62

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 72,28 14,84

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH - -

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - -

1.6 Đất rừng sản xuất RSX - -

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 59,99 12,31

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 5,40 1,13

Nguồn: UBND quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội b Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp của quận năm 2015 là 2225,67 ha, chiếm 69,14 % tổng diện thích đất tự nhiên của quận

Trong kỳ quy hoạch, đất phi nông nghiệp tăng 506,54 ha, do được chuyển từ đất nông nghiệp sang Đến năm 2020, đất phi nông nghiệp của quận là 2732,21 ha, chiếm 84,87 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.3 Diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp

STT Mục đích sử dụng Mã đất Diện tích

2.3 Đất khu công nghiệp SKK - -

2.4 Đất khu chế xuất SKT - -

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 17,50 0,64

2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 223,15 8,17

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 65,19 2,38 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

DHT 1027,10 37,59 tỉnh, cấp huyện, cấp xã

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,88 0,03

2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL -

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 5,01 0,18

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT - -

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 848,09 31,04

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 57,61 2,10 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 1,82 0,06

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - -

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 12,62 0,46

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

NTD 48,17 1,76 lễ, nhà hỏa táng

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng là đồ gốm SKX 0,35 0,01

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,19 0,04

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 54,04 1,98

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 9,76 0,36

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 49,66 1,82 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 54,29 1,98

2.26 Đất công trình công cộng khác DCK - -

2.27 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK 18,47 0,67

2.28 Đất phi nông nghiệp khác PNK 33,95 1,24

Nguồn: UBND quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm 56 1 Điều tra thu thập số liệu

4.3.1 Điều tra thu thập số liệu

Các số liệu thu thập tại địa phương bao gồm:

+ Bản bản đồ hành chính các phường thuộc quận Nam Từ Liêm; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2015; + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2020

+ Các biểu thống kê, kiểm kê đất đai của quận qua các năm: năm 2015, 2016 và năm 2017.

+ Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2016 và năm 2017.

4.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Một CSDL thông thường bao gồm 2 phần là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015, Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất.

Nội dung và thành phần có trong cơ sở dữ liệu đất đai gồm: Dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian chuyên đề, trong đó: 4.3.2.1 Dữ liệu không gian đất đai nền

Tiến hàng xây dựng các trường dữ liệu không gian và thuộc tính như sau: a Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới gồm lớp dữ liệu mốc biên giới, địa giới; lớp dữ liệu đường biên giới, địa giới; lớp dữ liệu địa phận của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); lớp dữ liệu địa phận của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); lớp dữ liệu địa phận của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

- Lớp đường địa giới hành chính cấp huyện Tên lớp dữ liệu:

DuongDiaGioiCapHuyen Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng đường Quan hệ không gian: đi qua mốc biên giới, địa giới Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.4 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa giới hàng chính cấp huyện

Trường thông tin Kiểu giá trị Độ dài

Tên trường Tiếng Tiếng Mô tả

Ký hiệu trường thông tin trường thông tin Việt Anh

Mã đối tượng duongDiaGioiCapHuyenID ID ID Là khóa chính

Chuỗi ký Là tên địa phần

Tên huyện Tenhuyen 50 hành chính cấp tự huyện

Dữ liệu đồ Dữ liệu

GM_ Là dữ liệu đồ geo dạng họa của đối họa Line đường tượng

- Lớp địa phận hành chính cấp huyện Tên lớp dữ liệu: DiaPhanHC_Huyen1

Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng

Quan hệ không gian: có đường bao là đường địa giới hành chính cấp huyện Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.5 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa phận cấp huyện

Trường thông tin Kiểu giá trị Độ dài

Tên trường Ký hiệu trường Mô tả

Tiếng Việt Tiếng Anh trường thông tin thông tin

Mã đối diaPhanCapHuyenID ID ID Là khóa chính tượng

Diện tích dienTich tự nhiên

Dữ liệu đồ geo họa

Là mã đơn vị hành chính cấp huyện

Là tên quận hoặc huyện hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh

Là diện tích tự nhiên của huyện, đơn vị tính là ha

Là dữ liệu đồ họa

- Lớp địa phận hành chính cấp xã

Tên lớp dữ liệu: DiaPhanCapXa.

Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng.

Quan hệ không gian: có đường bao là đường địa giới hành chính cấp xã

Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.6 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa phận cấp xã Trường thông tin

Tên trường Ký hiệu trường thông tin thông tin

Diện tích tự dienTich nhiên

Dữ liệu đồ họa geo

Kiểu giá trị Độ dài Tiếng Việt Tiếng Anh trường

Là mã đơn vị hành chính cấp xã

Là tên xã hoặc phường hoặc thị trấn

Là diện tích tự nhiên của xã, đơn vị tính là ha

Là tên quận hoặc huyện hoặc thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh

Là mã đơn vị hành chính cấp huyện

Là dữ liệu đồ họa của đối tượng b Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng Tên lớp dữ liệu: vungthuyhe

Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng

Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.7 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu thủy hệ

Trường thông tin Kiểu giá trị

Tên trường thông tin Ký hiệu trường thông tin Tiếng Việt Tiếng Anh

Mã đối tượng vungThuyheID ID ID

Tên thủy hệ tenthuyhe Chuỗi ký tự CharacterString

Mã loại đất maLoaiDat Chuỗi ký tự CharacterString

Diện tích tự nhiên dienTich Float

Tên vùng thủy hệ tenvungthuyhe Chuỗi ký tự CharacterString

Loại vùng thủy hệ LoaiVungThuyHe Interger

Dữ liệu đồ họa geo Dữ liệu dạng vùng GM_ Polygon Độ dài trường Mô tả

50 Là tên của loại thủy hệ

Là mã mục đích sử dụng

Là diện tích tự nhiên của đối tượng

Là tên của đối tượng thủy

Là trường thể hiện vùng chiếm đất của : sông, ngòi, kênh, rạch, suối, mặt nướ chuyên dùng Là dữ liệu đồ họa của đối tượng c Nhóm lớp dữ liệu giao thông lớp dữ liệu giao thông Tên lớp dữ liệu: DatGiaoThong.

Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng.

Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.8 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu đất giao thông

Trường thông tin Kiểu giá trị Độ dài Tên trường Ký hiệu trường Tiếng Việt Tiếng Anh trường Mô tả thông tin thông tin

Mã đối matDuongBoID ID ID Là khóa chính tượng

Tên đường tenDuong Text 50 Là tên của tuyến đường Độ rộng

Dorongduong Float Là độ rộng của tuyến đường đường

Loại đường LoaiDuong Text đường như: đường quốc lộ, đường huyện…

Chiều dài chieudaiduong Float Là chiều dài của đường tuyến đường

Dữ liệu đồ Geo Dữ liệu GM_Polygon Là dữ liệu đồ họa của họa dạng vùng đối tượng d Nhóm lớp dữ liệu địa danh gồm lớp dữ liệu điểm địa danh, điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; lớp dữ liệu địa danh

Tên lớp dữ liệu: DiemDiaDanh.

Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng điểm.

Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.9 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa danh

Trường thông tin Kiểu giá trị Độ dài Tên trường Ký hiệu trường Tiếng Việt Tiếng Anh trường Mô tả thông tin thông tin

Mã đối diaDanhID ID ID Là khóa chính tượng

Tên tỉnh tenTinh Chuỗi ký CharacterString 50 Là tên tỉnh tự

Mã tỉnh maTinh Chuỗi ký CharacterString 3 Là mã đơn vị hành tự chính cấp tỉnh

Mã huyện maHuyen Chuỗi ký CharacterString 3 Là mã đơn vị hành tự chính cấp huyện

Tên địa tenDiaDanh Chuỗi ký CharacterString 50 Là tên địa danh danh tự

Loại địa Chuỗi ký Được xác định trong loaiDiaDanh CharacterString 2 bảng mã: “Loại địa danh tự danh”

Tên địa tenDiaDanh Chuỗi ký CharacterString 50 Là tên địa danh danh tự

Tên huyện tenHuyen Chuỗi ký CharacterString 50 Là tên huyện tự

Là dữ liệu đồ họa của

Geo dạng GM_ Line họa đường đối tượng

Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện: a Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Tên lớp dữ liệu: QuyHoachSuDungDat Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.10 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Trường thông tin Kiểu giá trị

Tên trường Ký hiệu trường thông tin Tiếng Việt thông tin

Mã đối vungQuyHoachCapHuyenID ID tượng

Mã tỉnh maTinh Chuỗi ký tự

Mã huyện maHuyen Chuỗi ký tự

Tên vùng Chuỗi ký quy hoạch tenVungQuyHoach tự

Mã mục đích sửdụng MucDichSuDungQH Số nguyên theo quy hoạch

Năm quy NamQuyHoach Số nguyên hoạch

Năm thực hiện quy NamThucHien Số nguyên hoạch

Dữ liệu đồ Geo Dữ liệu họa dạng vùng Độ dài

Mô tả Tiếng Anh trường

Là mã đơn vị CharacterString 2 hành chính cấp tỉnh

Là mã đơn vị CharacterString 3 hành chính cấp huyện

Là tên vùng CharacterString 50 quy hoạch cấp huyện Được xác định trong bảng mã: Integer “Mụcđích sử dụng theo quy hoạch”

Integer 4 Là năm quy hoạch

Integer 4 Là năm thực hiện quy hoạch

Là dữ liệu đồ GM_Polygon họa của đối tượng b Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh

Tên lớp dữ liệu: hientrangsudungdat.

Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng Bảng kiểu thông tin dữ liệu:

Bảng 4.11 Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện

Trường thông tin Kiểu giá trị Độ dài

Ký hiệu trường thông tin Tiếng Anh thông tin Việt

Mã đối vungHienTrangCapHuyenID ID ID Là khóa tượng chính

Mã tỉnh maTinh Chuỗi ký CharacterString 2 vị hành tự chính cấp tỉnh

Mã huyện maHuyen Chuỗi ký CharacterString 3 vị hành tự chính cấp huyện Được xác

Số định trong đất theo loaiDatHienTrang Integer bảng mã: nguyên hiện trạng “Loại đất hiện trạng”

Số Là năm thực hiện kiểm namKiemKe Integer 4 nguyên hiện kiểm kê kê

Dữ liệu đồ geo Dữ liệu dạng GM_Polygon Là dữ liệu đồ họa của họa vùng đối tượng

* Tích hợp các dữ liệu không gian và thuộc tính tạo CSDL địa lý

Sử dụng ứng dụng ArcCatalog của phần mền ArcGis 10.1 thiết lập cơ sở dữ liệu địa lý để thiết lập CSDL Cấu trúc như sau:

Bảng 4.12 Bảng tổng hợp các nhóm lớp dữ liệu và lớp dữ liệu đã xây dựng

Nhóm lớp dữ liệu Lớp dữ liệu

Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa Lớp đường địa giới hành chính cấp huyện giới Lớp đường địa giới hành chính cấp xã

Lớp địa phận hành chính cấp huyện Lớp địa phận hành chính cấp xã Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ Lớp thủy hệ

Nhóm lớp dữ liệu giao thông Lớp giao thông

Nhóm lớp dữ liệu địa danh Lớp điểm địa danh

Nhóm lớp dữ liệu QH, kế hoạch sử Lớp quy hoạch sử dụng đất dụng đất Lớp kế hoạch sử dụng đất năm 2017

Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê Lớp hiện trạng sử dụng đất đất đai

Các bảng biểu thuộc tính

Hình 4.2 Geodatabase được thiết lập trong ArcCatalog

4.3.3 Biên tập chuẩn hóa dữ liệu và thiết kế bảng thuộc tính

4.3.3.1 Hệ quy chiếu không gian và thời gian áp dụng cho dữ liệu đất đai

Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia áp dụng cho dữ liệu không gian đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính hiện hành

Từ bản đồ thu thập trong quá trình điều tra tiến hành biên tập lại bản đồ theo quy phạm thành lập bản đồ.

Lựa chọn hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 với các thông số: Elispoid quy chiếu: WGS-84.

Hình 4.3 Chọn hệ quy chiếu

Hệ quy chiếu thời gian: Ngày, tháng, năm theo Dương lịch; giờ, phút, giây theo múi giờ UTC + 07:00 (Coordinated Universal Time).

4.3.3.2 Chuẩn hóa dữ liệu và thiết kế bảng thuộc tính a Chuẩn hóa dữ liệu không gian nền

Qua quá trình liên kết giữa các lớp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính để xây dựng sơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, tôi có các kết quả như sau:

* Lớp địa phận hành chính cấp huyện và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.4.

Hình 4.4 Lớp địa phận hành chính cấp huyện bảng dữ liệu thuộc tính

* Lớp địa phận hành chính cấp xã và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.5. Đã xây dựng được lớp dữ liệu không gian bản đổ hành chính cấp xã kết hợp với dữ liệu bảng thuộc tính Trên bảng dữ liệu thuộc tính có đầy đủ thông tin về tên xã, mã xã, diện tích Dữ liệu không gian này có thể cung cấp cho nhà quản lý nhưng thông tin về vị trí các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, diện tích tự nhiên của các phường…

Hình 4.5 Lớp địa phận hành chính cấp xã bảng dữ liệu thuộc tính

* Lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.6 Đối với lớp thủy hệ gồm sông, suối, ao, hồ, mặt nước chuyên dùng Trong đó có bản đồ giúp cung cấp cho nhà quản lý, nhà quy hoạch thông tin chi tiết như diện tích hồ, chiều dài… giúp nhà quản lý có thể khai thác được thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quy hoạch, kè sông, xây dựng hệ thống hành lang bảo vệ đê điều…

Hình 4.6 Lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng và dữ liệu bảng thuộc tính * Lớp dữ liệu giao thông và dữ liệu bảng thuộc tính

- Lớp dữ liệu giao thông mặt đường bộ là lớp dữ liệu kiểu dạng vùng thể hiện các tuyến đường huyện, đường trong khu dân cư thuộc địa phận hàng chính quận Nam Từ Liêm Sau khi đã xây dựng được dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bảng thuộc tính được tổng hợp từ thể hiện ở hình 4.7.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn do thành phố quản lý:62,35km và quận quản lý: 49,84km; đường giao thông do phường quản lý:137,75km (tỷ lệ cứng hóa đạt 98%) Chất lượng đường được duy trì, đảm bảo.

- Một số tuyến đường quan trọng của TW và Thành phố chạy qua địa bàn quận: Quốc lộ 32, Đại Lỗ Thăng Long Một số tuyến đường của Thành phố : Đường 70

Hình 4.7 Lớp dữ liệu giao thông mặt đường bộ và dữ liệu bảng thuộc tính

Một số ứng dụng của cơ sở dữ liệu đất đai và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch sử dụng đất

Dựa trên quá trình thu thập dữ liệu và xây dựng như đã trình bày ở trên, chúng ta có một hệ thống CSDL quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Để hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả như thu thập và tập hợp dữ liệu, xử lý dữ liệu, lưu trữ, phân tích và thực hiện kết quả Vì vậy muốn CSDL của hệ thống thông tin duy trì và hoạt động được, đòi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu Để quản lý được đòi hỏi phải các nhà quản lý phải cập nhật thường xuyên, nhanh chóng và chính xác các biến động về thông tin đất đai như dự án chuẩn bị triển khai trên địa bàn và cung cấp các thông tin dữ liệu đất đất phục vụ cho các nhà quản lý, các nhà quy hoạch

Qua việc triển khai các đặc điểm, chức năng của Arcgis, với khả năng phân tích và xử lý không gian của GIS nói chung và của Arcgis nói riêng Tôi xin đưa ra một số ví dụ ứng dụng cơ bản và hiệu quả đối với công tác quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội.

Công việc tìm kiếm có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và khai thác thông tin Tuy nhiên, do khối lượng dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu luôn khá lớn vì vậy khi muốn tìm kiếm một hay nhiều đối tượng theo các tiêu chí phức tạp, nếu không sử dụng lệnh truy vấn thông qua việc sử dụng các thuật toán logic và phân tích toán học sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém thời gian

ArcGIS cho phép người dùng dễ dàng tra cứu thông tin theo dữ liệu thuộc tính cũng như tìm kiếm theo dữ liệu không gian Quá trình tìm kiếm này cho ra kết quả dưới dạng bảng số có thể sử dụng phục vụ công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong tương lai.

4.4.1.1 Tra cứu mã loại đất

Trong quá trình xây dựng quy hoạch các nhà quy hoạch muốn có cái nhìn tổng quan về một dữ liệu nào đó giúp công việc được thuận lợi hơn.

Trong Selection sử dụng công cụ Select by acttributes thực hiện thao tác này để tìm kiếm các đối tượng mình cần xem.

Ví dụ : Tìm kiếm tất cả các khoanh đất ở đô thị trong quận

Nam Từ Liêm Các thao tác để thực hiện yêu cầu như sau:

Sử dụng công cụ Select by acttributes trong hộp thoại Selection, sau khi bảng Select hiện ra:

- Ở mục Layer ta chon trường: “QuyHoachSuDungDat”.

- Ở bảng Select by acttributes đánh câu lệnh: [maLoaiDat]=

‘’ODT’’, các mục khác giữ nguyên chọn Apply thể hiện ở hình 4.17.

Hình 4.16 Kết quả tìm kiếm loại đất ở đô thị tại quận Nam Từ Liêm Sau khi thực hiện các thao tác trên, kết quả thu được thể hiện ở hình 4.18 Trên bảng dữ liệu thuộc tính cung cấp cho người sử dụng khai thác được các thông tin về tổng số khoanh đất ở đô thị là 618 khoanh đất trên tổng số 1885 đối tượng.

Hình 4.17 Kết quả tìm kiếm loại đất ở đô thị của quận Nam Từ Liêm 4.4.1.2 Tra cứu dự án quy hoạch sử dụng đất theo năm thực hiện quy hoạch

Sau khi xây dựng được cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua các năm với các mối quan hệ liên kết giữa các nhóm dữ liệu Thông tin về dự án quy hoạch sử dụng đất cũng được tìm kiếm bằng công cụ Select By Attributes Với chức năng này, người dùng sẽ biết được thông tin các dự án sẽ được thực hiện trong các năm kế tiếp hoặc dự án quy hoạch tại các quận mình cần tra cứu

Ví dụ: Tra cứu các dự án công trình sẽ được thực hiện vào năm

2017 tại phường Xuân Phương quận Nam Từ Liêm.

Các thao tác để thực hiện yêu cầu như sau:

Sử dụng công cụ Select by acttributes trong hộp thoại

Selection, sau khi bảng Select hiện ra:

- Ở mục Layer ta chon trường: “kehoachsdd2017”. Ở bảng Select by acttributes đánh câu lệnh: [namThucHie]=

‘’2017’’AND diaDiem= ‘’Xuân Phương’’, các mục khác giữ nguyên chọn Apply thể hiện ở hình 4.19 và hình 4.20.

Hình 4.18 Kết quả tìm kiếm các công trình, dự án được quy hoạch trong năm 2017 tại địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm

Hình 4.19 Bảng dữ liệu thuộc tính thể hiện thông tin về dự án quy hoạch tại địa bàn phường Xuân Phương, quận

Từ kết quả tìm kiếm trên dự án sẽ được quy hoạch sử dụng đất tại địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm bảng thuộc tính cung cấp 10 công trình, dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn phường Xuân Phương. 4.4.2 Tổng hợp diện tích đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

4.4.2.1 Tổng diện tích theo mã loại đất

Ta sử dụng công cụ “Summarize” để tính tổng diện tích phân loại đất giao thông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Kết quả được thể hiện ở hình 4.21 như sau:

Hình 4.20 Tính bảng thuộc thể hiện diện tích đất giao thông

4.4.2.2 Tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng trong quy hoạch

Chức năng Summarize trong bảng thuộc tính của ArcMap giúp việc tính toán, tổng hợp các số liệu tính toán như diện tích, số lượng của các đối tượng trở nên vô cùng dễ dàng Tổng diện tích đất theo từng mục đích sử dụng các loại đất theo bản đồ hiện trạng năm 2015 và theo bản đồ quy hoạch đến năm

2020 tại quận Nam Từ Liêm được tính toán bằng việc Summarize theo diện tích tại trường dữ liệu Sum_maloaidatHT (lớp đặc tính hientrangsudungdat) và tại trường dữ liệu Sum_maloaidatQH (lớp đặc tính QuyHoachSuDungDat), kết quả thu được 2 bảng thông tin tổng hợp diện tích mới

Hình 4.21 Kết quả tổng hợp diện tích theo mục đích sử dụng hiện trạng (a) và quy hoạch (b)

Từ kết quả tổng hợp ta thấy:

Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thì tại quận Nam Từ Liêm có

38 loại sử dụng đất, trong đó diện tích nhiều nhất là loại sử dụng đất ODT (đất ở đô thị) với tổng diện tích là 816.591 ha và diện tích ít nhất là loại sử dụng NTS (đất nuôi trồng thủy sản) với tổng diện tích là 0,1237 ha;

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất thì đến năm 2020 tại quận Nam Từ Liêm có 32 loại sử dụng đất, trong đó chiếm diện tích nhiều nhất cũng là loại sử dụng ODT (đất ở đô thị) với tổng diện tích là 870.476 ha và diện tích ít nhất là loại sử dụng LNQ (đất trồng cây ăn quả lâu năm) với tổng diện tích là 0,0410 ha Như vậy, ta đã có thể dễ dàng nhìn thấy được sự thay đổi, biến động về mục đích sử dụng đất, diện tích từ hiện trạng đến quy hoạch, tuy nhiên để có thể tính toán chính xác các biến động ấy ta sẽ cần phân tích, tổng hợp thêm các bảng dữ liệu khác

4.4.3 Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và xây dựng bài toán ứng dụng thực hiện tính diện tích đất để giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án 4.4.3.1 Kế hoạch sử dụng đất năm 2017

Từ dữ liệu quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng, ta có thể tìm kiếm được các dự án, công trình được thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm 2017 (thể hiện tại phụ lục 05).

Thực hiện công cụ Select by Attributes, ta tìm kiếm được 48 khoanh đất quy hoạch được thực hiện trong năm 2017 trên tổng số

765 khoanh đất quy hoạch trong giai đoạn năm 2017-2020.

Hình 4.22 Kết quả tìm kiếm các dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất năm 2017

4.4.3.2 Bài toán ứng dụng thực hiện tính diện tích đất để giải phóng mặt bằng khi xây dựng dự án

Dự án: Xây dựng tuyến đường Hàm Nghi kéo dài trên địa bàn quận Nam

Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của gis xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN NAM TỪ LIÊM 4.5.1 Ưu điểm

GIS là phần mềm có nhiều chức năng khác nhau được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới do nó thỏa mãn được nhiều yêu cầu của người dùng như:

- Có khả năng xây dựng, phân tích và biên tập bản đồ, tạo bản đồ chuyên đề chính xác và có tính thẩm mỹ cao.

- Có khả năng liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, giúp cho việc tìm kiếm, hiển thị thông tin có tính trực quan cao.

- Có khả năng phân nhóm thông tin nhằm giúp các nhà quy hoạch thống kê được các chỉ tiêu theo từng nhóm yêu cầu khác nhau.

- GIS cung cấp cho người sử dụng một phương pháp tính toán nhanh, chính xác và hiệu quả cao.

- Có khả năng trao đổi thông tin với các phần mềm khác như MicroStation, Excel, AutoCad…

- Với những tính năng đó, GIS có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành với các lĩnh vực khác nhau như quy hoạch sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai, điều tra dân số, đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, quản lý các nguồn tài nguyên…

- Hạn chế khi làm việc với dữ liệu thuộc tính: Trong quá trình chỉnh lý biến động hoặc xây dựng phương án quy hoạch mới thì các nội dung thông tin trước đó bị xoá bỏ nên không phản ánh được giá trị lịch sử của thông tin.

- Ngoài ra GIS còn có một số hạn chế khác như việc đầu tư trang thiết bị máy móc đòi hỏi một khoản ngân sách lớn Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý của thành phố có trình độ chuyên môn chưa cao vì vậy việc ứng dụng phần mềm còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

- Phần mềm chưa có bản quyền dẫn đến việc khi dùng không được ổn định, muốn có bản quyền yêu cầu một khoản chi phí khá lớn.

Ứng dụng webmapping chia sẻ dữ liệu sử dụng arcgis online

4.6.1 Quy trình thực hiện chuyển lớp dữ liệu lên ArcGIS Online Webmapping là một dịch vụ cung cấp bản đồ số trên Web Hiện nay, dịch vụ bản đồ theo chuẩn mở WMS của hiệp hội OpenGIS là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ nhưng đầy tiềm năng tại Việt Nam.

GIS có nhiều định nghĩa nên WebGIS cũng có nhiều định nghĩa Nói chung, các định nghĩa của WEBGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các thành phần của Web (web component) Đây là một số định nghĩa về WebGIS:

- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy vấn trên mạng với những chức năng như: bắt hình ảnh, lữu trữ, hợp nhất dữ liệu, điều khiển bằng tay, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian.

- WebGIS là hệ thống địa lý được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ việc thống nhất, phổ biến, giao tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide Web.

Sau đây ta tiến hàng thực hiện các bước chuyển lớp cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm lên ArcGIS Online. Để có thể sử dụng các dịch vụ do ArcGIS Online cung cấp, chúng ta cần đăng ký một tài khoản ArcGIS Online ArcGIS Online cho phép nguời dùng đăng kí tài khoản dùng thử trong 60 ngày, sau thời gian trên, nếu người dùng muốn sử dụng tiếp phải trả phí sử dụng Để đăng kí tài khoản, vào http://www.arcgis.com/ để đăng kí.

Hình 4.25 Giao diện của ArcGIS Online

Sau khi đã thực hiện đăng nhập tài khoản qua Gmail ta được giao diện bản đồ Bản đồ tải lên sẽ được lưu trữ trong phần Nội dung của tôi (My Content) trên ArcGIS Online với tiêu đề là Nam Từ Liêm 7/8.

Hình 4.26 Giao diện của ArcGIS Online sau khi đã đăng nhập tài khoản Do ArcGIS Online giới hạn 1000 đối tượng cho 1 lần tải tệp lên, nên ta sẽ tách các lớp dữ liệu ra thành nhiều lớp nhỏ dưới 1000 đối tượng Ta chia nhỏ và tách thành 5 lớp dữ liệu như sau:

- Lớp 1 ODT (đất ở đô thị);

Thực hiện chuyển lớp dữ liệu đầu tiên ODT lên WebGIS, ta được kết quả như sau:

Hình 4.27 Chuyển lớp dữ liệu ODT lên WebGIS Tiếp tục thực hiện tiếp với các lớp còn lại Chuyển các lớp dữ liệu: datphinongnghiepkhac, vungthuyhe1, datphinongnghiep, datgiaothong.

Ta được kết quả hoàn chỉnh theo hình ảnh 4.29 dưới đây:

Hình 4.28 Dữ liệu QHSDD quận Nam Từ Liêm trên ArcGIS Online Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội được chia sẻ theo đường link: http://www.arcgis.com/home/webmap/viewer.html?webmapOe08cd727fc40cb

8965898e729e6cd7 Các thông tin cơ bản về quy hoạch sử dụng đất như mã loại đất được chia sẻ công khai cho mọi người dùng khi truy cập.

Hình 4.29 Kết quả thể hiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận

Nam Từ Liêm trên Web

4.6.2 Ưu điểm và nhược điểm khả năng sử dụng GIS trong quá trình thực hiện đề tài

Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máy tính do đó việc sử dụng GIS trong các mục tiêu nghiên cứu của đề tà có thể mang lại những hiệu quả cao do:

- Tiết kiệm thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu, có thể thu thập số liệu với số lượng lớn;

- Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng;

- Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt;

- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới;

- Dễ dàng tích hợp vớ các ứng dụng, công nghệ khác, đặc b ệt là web mapp ng;

- WebGIS thể hiện rất nổi trội trong quản lý đối tượng, chia sẻ thông tin, hỗ trợ đa người dùng;

- Website thử nghiệm được xây dựng bằng sử dụng công nghệ ArcGIS Online chỉ qua một vài bước mà không cần lập trình đã giúp các nhà chuyên môn trong việc xây dựng, quản lý thông tin về đất đai một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện Do vậy bất kỳ một cá nhân nào đó có nhu cầu tiếp cận thông tin về đất đai đều có thể dễ dàng tìm hiểu khi được cung cấp đường link đến trang web dữ liệu bằng bất kỳ phương tiện truy cập nào có kết nối internet như: máy tính, điện thoại

- Việc quản lý nhỏ gọn như lại nằm hoàn toàn trên máy tính nên sẽ có rủi ro bị mất dữ liệu do virus hoặc mất điện không xử lý kịp.

- Bản quyền phần mềm và chi phí vận hành rất cao.

- Website được xây dựng chỉ là thử nghiệm và sử dụng một tài khoản phi thương mại trong thời gian dùng thử 60 ngày do vậy để có thể tiếp tục sử dụng thì người quản lý phải trả một khoản chi phi để gia hạn Việc xây dựng một trang Web hoàn thiện cũng đòi hỏi người quản lý phải có trình độ chuyên môn cao

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tại luận văn: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” Đến nay đề tài thu được một số kết quả sau:

1 Trong những năm qua nền kinh tế của quận Nam Từ Liêm đã có nhưng bước phát triển mạnh mẽ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chung của đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho việc tìm kiếm, tra cứu thông tin quy hoạch cũng như tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn thì việc đưa ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của quận là một bước ngoặt lớn và cấp thiết.

2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm chấp hành theo đúng các quy định của Nhà nước về pháp luật trong công tác quản lý đất đai.

3 Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm gồm:

- Dữ liệu không gian đất đai nền:

+ Nhóm lớp dữ liệu địa giới, địa phận các cấp;

+ Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ gồm lớp lớp dữ liệu vùng thủy hệ; + Nhóm lớp dữ liệu giao thông gồm lớp dữ liệu đấy giao thông; + Nhóm lớp dữ liệu địa danh gồm lớp dữ liệu điểm địa danh, điểm kinh tế, văn hóa, xã hội;

+ Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;

+ Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện.

4 Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm là một phát kiến quan trọng có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả cao Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng bằng phần mềm ứng dụng Arcgis là một phần mềm khá hoàn chỉnh và đồng bộ, có khả năng thực hiện ở những khu vực rộng lớn hơn và có khả năng thu nhập, phân tích, xử lý, tìm kiếm, hiện thị dữ liệu nhanh và chính xác. Đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi thực tế của công tác quy hoạch.

5 Ứng dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm đã xây dựng được chạy thử nghiệm Website nhằm khai thác ứng dụng của GIS vào trong quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm Cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm cho người dùng qua WEB: http://www.arcgis.com/home/webmap/viewer.html?webmapOe08cd727fc40cb

Qua đề tài nghiên cứu, tôi thấy rằng hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống thông tin có khả năng ứng dụng linh hoạt, đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của việc xây dựng các phương án quy hoạch, nâng cao hiệu quả thực tế của quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm Tuy nhiên do những hạn chế về máy móc thiết bị chuyên ngành, các tài liệu, số liệu và bản đồ thu thập chưa có độ chính xác, trình độ chuyên môn còn non kém, vì vậy cơ sở dữ liệu đã xây dựng còn có nhiều điểm thiếu sót.

Kiến nghị

Để nâng cao khả năng ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất chúng tôi có những kiến nghị sau:

- Phải tìm hiểu tình hình thực tế của từng địa phương để xây dựng hệ thống thông tin phù hợp hoàn cảnh cụ thể vừa phát huy được hết những thế mạnh và tiềm năng sẵn có của địa phương đó, đưa những tiềm năng đó vào phục vụ đời sống con người.

- Cần được đầu tư trang bị hệ thống máy móc chuyên dụng hiện đại đi đôi với trình độ chuyên môn cao để sử dụng chúng, cần chú trọng mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ khi có các ứng dụng mới.

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Sơ đồ các thành phần cấu tạo GIS - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 2.2. Sơ đồ các thành phần cấu tạo GIS (Trang 33)
Hình 2.3. Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 2.3. Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS (Trang 36)
Hình 4.1. Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.1. Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm (Trang 50)
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp Quy hoạch năm 2020 - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp Quy hoạch năm 2020 (Trang 68)
Bảng 4.4. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa giới hàng chính cấp huyện - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa giới hàng chính cấp huyện (Trang 71)
Bảng 4.9. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa danh Trường thông tin Kiểu giá trị - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu địa danh Trường thông tin Kiểu giá trị (Trang 77)
Bảng 4.10. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Bảng 4.10. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (Trang 78)
Bảng 4.11. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Bảng 4.11. Thông tin thuộc tính của lớp sơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (Trang 79)
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp các nhóm lớp dữ liệu và lớp dữ liệu đã xây dựng - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp các nhóm lớp dữ liệu và lớp dữ liệu đã xây dựng (Trang 81)
Hình 4.4. Lớp địa phận hành chính cấp huyện bảng dữ liệu thuộc tính - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.4. Lớp địa phận hành chính cấp huyện bảng dữ liệu thuộc tính (Trang 82)
Hình 4.3. Chọn hệ quy chiếu - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.3. Chọn hệ quy chiếu (Trang 82)
Hình 4.5. Lớp địa phận hành chính cấp xã bảng dữ liệu thuộc tính - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.5. Lớp địa phận hành chính cấp xã bảng dữ liệu thuộc tính (Trang 83)
Hình 4.6. Lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng và dữ liệu bảng thuộc tính * Lớp dữ liệu giao thông và dữ liệu bảng thuộc tính - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.6. Lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng và dữ liệu bảng thuộc tính * Lớp dữ liệu giao thông và dữ liệu bảng thuộc tính (Trang 84)
Hình 4.7. Lớp dữ liệu giao thông mặt đường bộ và dữ liệu bảng thuộc tính  - Lớp dữ liệu địa danh và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.8. - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.7. Lớp dữ liệu giao thông mặt đường bộ và dữ liệu bảng thuộc tính - Lớp dữ liệu địa danh và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.8 (Trang 85)
Hình 4.8. Lớp dữ liệu địa danh và ghi chú và dữ liệu bảng  thuộc tính b. Chuẩn hóa dữ liệu chuyên đề - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.8. Lớp dữ liệu địa danh và ghi chú và dữ liệu bảng thuộc tính b. Chuẩn hóa dữ liệu chuyên đề (Trang 86)
Hình 4.9. Lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.9. Lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (Trang 87)
Hình 4.10. Dữ liệu bảng thuộc tính về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện - Chuẩn   hóa   dữ   liệu   lớp   “hientrangsudungdat”   đã   được   xây dựng xong đồng thời hoàn thiện bảng dữ liệu thông tin thuộc tính (thể hiện chi tiết tại phụ lục 04) được thể hiệ - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.10. Dữ liệu bảng thuộc tính về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện - Chuẩn hóa dữ liệu lớp “hientrangsudungdat” đã được xây dựng xong đồng thời hoàn thiện bảng dữ liệu thông tin thuộc tính (thể hiện chi tiết tại phụ lục 04) được thể hiệ (Trang 87)
Hình 4.11. Lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và dữ liệu bảng thuộc tính - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.11. Lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và dữ liệu bảng thuộc tính (Trang 88)
Hình 4.12. Mô tả mối quan hệ của lớp giao  thông - Mối quan hệ lớp vùng thủy hệ - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.12. Mô tả mối quan hệ của lớp giao thông - Mối quan hệ lớp vùng thủy hệ (Trang 89)
Hình 4.13. Mô tả mối quan hệ của lớp  thủy hệ - Mối quan hệ lớp điểm địa danh - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.13. Mô tả mối quan hệ của lớp thủy hệ - Mối quan hệ lớp điểm địa danh (Trang 89)
Hình 4.17. Kết quả tìm kiếm loại đất ở đô thị của quận Nam Từ Liêm 4.4.1.2. - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.17. Kết quả tìm kiếm loại đất ở đô thị của quận Nam Từ Liêm 4.4.1.2 (Trang 92)
Hình 4.16. Kết quả tìm kiếm loại đất ở đô thị tại quận Nam Từ Liêm Sau  khi thực hiện các thao tác trên, kết quả thu được thể hiện ở hình 4.18 Trên bảng dữ liệu thuộc tính cung cấp cho người sử dụng khai thác được các thông tin về tổng số khoanh đất ở đô  - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.16. Kết quả tìm kiếm loại đất ở đô thị tại quận Nam Từ Liêm Sau khi thực hiện các thao tác trên, kết quả thu được thể hiện ở hình 4.18 Trên bảng dữ liệu thuộc tính cung cấp cho người sử dụng khai thác được các thông tin về tổng số khoanh đất ở đô (Trang 92)
Hình 4.20. Tính bảng thuộc thể hiện diện tích đất giao thông  4.4.2.2. Tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng trong quy hoạch - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.20. Tính bảng thuộc thể hiện diện tích đất giao thông 4.4.2.2. Tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng trong quy hoạch (Trang 95)
Hình 4.21. Kết quả tổng hợp diện tích theo mục đích sử dụng hiện trạng (a) và quy hoạch (b) - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.21. Kết quả tổng hợp diện tích theo mục đích sử dụng hiện trạng (a) và quy hoạch (b) (Trang 96)
Hình 4.22. Kết quả tìm kiếm các dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.22. Kết quả tìm kiếm các dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất năm 2017 (Trang 97)
Hình 4.25. Giao diện của ArcGIS Online - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.25. Giao diện của ArcGIS Online (Trang 100)
Hình 4.26. Giao diện của ArcGIS Online sau khi đã đăng nhập tài khoản Do  ArcGIS Online giới hạn 1000 đối tượng cho 1 lần tải tệp lên, nên ta sẽ tách các lớp dữ liệu ra thành nhiều lớp nhỏ dưới 1000 đối tượng - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.26. Giao diện của ArcGIS Online sau khi đã đăng nhập tài khoản Do ArcGIS Online giới hạn 1000 đối tượng cho 1 lần tải tệp lên, nên ta sẽ tách các lớp dữ liệu ra thành nhiều lớp nhỏ dưới 1000 đối tượng (Trang 101)
Hình 4.27. Chuyển lớp dữ liệu ODT lên WebGIS - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.27. Chuyển lớp dữ liệu ODT lên WebGIS (Trang 102)
Hình 4.28. Dữ liệu QHSDD quận Nam Từ Liêm trên ArcGIS Online Cơ sở  dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội được chia sẻ theo đường link: - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.28. Dữ liệu QHSDD quận Nam Từ Liêm trên ArcGIS Online Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội được chia sẻ theo đường link: (Trang 102)
Hình 4.29. Kết quả thể hiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm trên Web - (Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội
Hình 4.29. Kết quả thể hiện dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm trên Web (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w