Cam kết của chúng tôi “Dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.” Với sứ mệnh của mình, Vietsun cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất được sản xuất tại mảnh đất đất quê hương Vi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀIĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
S K L 0 1 2 7 8 5
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Tuyết Phương
SVTH: VÕ ĐỨC TỊNH MSSV: 20124420 LỚP: 20124C NIÊN KHÓA: 2020-2024 HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2024
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 7 LOẠI LÃNG PHÍ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
TNHH VÀ ĐẦU TƯ VIETSUN NINH THUẬN
Trang 5iv
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trần Thị Tuyết Phương đã tận tình hướng dẫn, xem xét, đưa ra những sửa đổi giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các anh chị phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phân xưởng cắt,… đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty TNHH và đầu tư Vietsun Ninh Thuận để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH và đầu tư Vietsun Ninh Thuận, công ty đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với quá trình vận hành cũng như hoạt động tại phân xưởng, từ đó hiểu sâu hơn về “Quy trình sản xuất” tại công ty Qua đó em có thể áp dụng các lý thuyết đã học tại trường vào công việc thực tế, và một số công việc chưa được biết đến
Vì thời gian tìm hiểu về quy trình sản xuất tại công ty ngắn, kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo có thể không tránh được những sai sót trong quá trình phân tích Em rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến của quý Thầy Cô Đó sẽ là kinh nghiệm, kiến thức góp phần giúp em hoàn thiện kiến thức cũng như hành trang cho công việc sau này Cuối cùng, em xin gửi lời chúc đến Trần Thị Tuyết Phương, các anh chị trong công ty có được nhiều sức khỏe, công tác tốt trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Thủ Đức, ngày 02 tháng 05 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Võ Đức Tịnh
Trang 6v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục tiếng việt:
Down
Loại lông vũ dành để thổi vào áo giữ
nhiệt
IE Industrial Engineers Kỹ thuật quy trình công nghệ KCS
Knowledge Centered
Support kiểm tra chất lượng sản phẩm
QA Quality assurance Nhân viên bảo đảm chất lượng QC Quality control Nhân viên kiểm soát chất lượng R&D
Research and Development Phòng nghiên cứu và phát triển
Trang 7vi SAM
Standard Allowed Minute
khoản thời gian chuẩn cho phép của một
công việc cần hoàn thiện Seam seal
Sản phẩm thời trang có khả năng chống
nước, gió
Trang 8vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quy trình nghiên cứu 2
Hình 1 1: Biểu đồ tay nghề lao động 6
Hình 1 2: Sản phẩm Hooded down jacket 8
Hình 1 3: Sản phẩm Long Down coat 8
Hình 1 4: Sản phẩm quần và áo thể thao 9
Hình 1 5: Sản phẩm áo khoác chống thấm Seam Seal 10
Hình 3 1: Quy trình SIPOC 28
Hình 3 2: Lưu đồ sản xuất chung tại nhà máy 29
Hình 3 3: Biểu đồ sản lượng kế hoạch đối với từng dòng hàng 31
Hình 3 4: Quy trình sản xuất Down jacket 32
Hình 3 5: Công nhân chạy lập trình 33
Hình 3 6: Công nhân tiến hành thổi Down vào BTP lập trình 34
Hình 3 7: Biểu đồ thời gian gia công các Cụm trên đường chuyền 37
Hình 3 8: Công nhân gấp xếp vào bao và bỏ túi hút ẩm 40
Hình 3 9: Công Nhân thực hiện công việc rà kim trước khi đóng thùng 41
Hình 3 10: Công nhân phân chia sản phẩm vào thùng đóng gói 42
Hình 3 11: Sơ đồ vận chuyển BTP mã 1013-13410 từ khu vực nhà cắt đến chuyền may 45
Hình 3 12: BTP từ khu vực thổi Down giao cho chuyền may 46
Hình 3 13: BTP lập trình tồn kho hết không gian phải sử dụng kệ tạm 48
Hình 3 14: Thống kê BTP lập trình tồn ứ tại ngày 01/03/2024 49
Hình 3 15: Công nhân làm không sắp xếp đúng, phải sắp xếp lại trước khi chuyển Công đoạn 50
Hình 3 16: Tổ phó chuyền đang đếm hàng tại phân xưởng 51
Trang 9viii
Hình 3 17: Công đoạn thừa trong sản xuất (đếm lại vật tư) 52
Hình 3 18: Dây kéo được công nhân tháo đầu trước khi định hình 53
Hình 3 19: Công nhân gài lại đầu dây kéo sau khi định hình 53
Hình 3 20: Biểu đồ xương cá nguyên nhân thiếu NPL đầu vào 57
Hình 3 21: Công nhân cụm chi tiết chờ BTP từ cụm lắp ráp 59
Hình 3 22: Công nhân chờ cơ điện bảo trì máy 60
Trang 10ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3 1: Số lượng máy nhồi lông vũ tại nhà máy 34
Bảng 3 2: Doanh thu đơn hàng 1013-13410 43
Bảng 3 3: Phân tích th ao tác công nhân hiện tại của mã Down jacket 1310-13410 xưởng 1 47
Bảng 3 4: Thời gian thực hiện công đoạn thừa khi sản xuất mã hàng 1310-13410 54
Bảng 3 5: Số lượng NPL còn thiếu tại tháng 2 năm 2024 của dòng hàng Down jacket 56
Bảng 3 6: Thời gian ngừng hoạt động của máy móc 2 tháng đầu năm 2024 60
Bảng 3 7: Phân loại mức độ lỗi 61
Bảng 3 8: Tỷ lệ các loại lỗi tại xưởng 1 của mã giày 1310-13410 09/03/2024) 62
(04/03/2024-Bảng 3 9: Thời gian xử lý sửa các lỗi 63
Bảng 3 10: Tổng hợp nguyên nhân gây ra các lỗi tại chuyền 66
Bảng 3 11: Tỉ lệ chi phí các loại lãng phí xảy ra trong mã hàng 1310-13410 67
Bảng 4 1: Danh sách nội dung và chi phí khóa học 77
Trang 11x
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VÀ ĐẦU TƯ VIETSUN NINH THUẬN 4
1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 4
1.2 Giới thiệu về Vietsun Ninh thuận 5
1.3 Dòng sản phẩm sản xuất: 7
1.4 Cơ cấu chức năng các bộ phận 11
1.4.1 Khối Ban giám đốc 11
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban liên quan 12
1.5 Chiến lược kinh doanh và phương hướng phát triển của công ty 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ 7 LOẠI LÃNG PHÍ THEO LEAN 16
2.1 Sơ lược về Lean Manufacturing: 16
2.1.1 Lịch sử hình thành sản xuất tinh gọn “Lean Manufacturing”: 16
2.1.2 Định nghĩa sản xuất tinh gọn “Lean Manufacturing”: 17
2.2 Một số khái niệm trong Lean Manufacturing: 18
2.2.1 Các nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn 18
2.2.2 Hoạt động tạo giá trị và sự lãng phí 19
Trang 12xi
2.3 7 loại lãng phí theo Lean: 20
2.3.1 Khái quát về 7 loại lãng phí theo Lean: 20
2.3.2 Khái niệm về 7 loại lãng phí 20
2.3.3 Lợi ích khi loại bỏ 7 lãng phí: 21
2.4 Hệ thống kéo, Kanban: 25
2.4.1 Khái niệm: 25
2.4.2 Nguyên tắc của Kanban: 26
2.4.3 Ưu điểm và nhược điểm sử dụng thẻ Kanban trong sản xuất: 26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG 07 LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY VIETSUN NINH THUẬN 28
3.1 Quy trình sản xuất tại nhà máy: 28
3.1.1 Quy trình SIPOC: 28
3.1.2 Lưu trình sản xuất tại nhà máy 29
3.1.3 Quy trình sản xuất cụ thể dòng hàng Down jacket: 30
3.2 Nhận diện các loại lãng phí tại nhà máy: 43
3.2.1 Lãng phí do sản xuất thừa (Over production): 43
3.2.2 Lãng phí do vận chuyển (Transportation): 44
3.2.3 Tồn kho (inventory) 47
3.2.4 Lãng phí do Thao tác thừa (Motion): 49
3.1.5 Công đoạn thừa (Extra process): 51
3.2.6 Lãng phí chờ đợi (Waiting): 55
3.2.7 Sản phẩm lỗi (Defect): 61
3.3 Xác định lãng phí chính và nguyên nhân gây ra 67
Trang 13xii
3.3.1 Xác định nguyên nhân ra lãng phí chính 67
3.3.2 Nguyên nhân gây ra lãng phí: 68
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LOẠI BỎ LÃNG PHÍ TẠI NHÀ MÁY VIETSUN NINH THUẬN 70
4.1 Giải pháp 1: xây dựng hệ thống kéo Kanban: 70
4.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 70
4.1.2 Mô tả hệ thống 70
4.1.3 Hướng dẫn sử dụng thẻ Kanban 73
4.1.4 Lợi ích khi áp dụng hệ thống kéo 74
4.2 Giải pháp 2: Đào tạo cho công nhân viên, Cán bộ quản lý: 75
4.3 Giải pháp 3: Chú trọng việc bảo trì máy móc, thiết bị 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 83
Trang 141
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Giai đoạn giao thoa cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, toàn diện hơn, gia tăng căng thẳng địa chính trị; xung đột Nga – U-crai-na diễn biến phức tạp, giao tranh ở khu vực Trung đông đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau dịch Covid-19 Thời tiết khắc nghiệt như thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng gia tăng Tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam
Ngành sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2023 chủ lực phải chịu nhiều áp lực, thách thức lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, dư âm của đại dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu, lượng hàng tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm… Từ những khó khăn này, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2023 ước đạt 40,324 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022 Tình hình suy đơn hàng dệt may vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đối mặt với nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp lớn hơn gồng gánh với các khoản lỗ và liên tục cắt giảm nhân sự
Các doanh nghiệp muốn tồn tại được trong tình hình khó khăn phải coi trọng việc cải tiến trong sản xuất, giải quyết được vấn đề đặt ra làm sao tối ưu hóa được quá trình sản xuất, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng ưu thế cạnh tranh Vì nguyên nhân trên, trong quá trình làm việc tại em đã quyết định báo cáo đề tài nghiên
cứu mang tên “Phân tích thực trạng 7 loại lãng phí để nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty TNHH và đầu tư Vietsun Ninh Thuận”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu của bài báo cáo nhằm những mục tiêu như sau:
− Tìm hiểu thực trạng sản xuất và quy trình sản xuất tại nhà xưởng 1
Trang 152 − Tìm hiểu các lý thuyết về lean và 7 loại lãng phí cũng như các công cụ trong lean − Nhận diện các lãng phí đang diễn ra trong quá trình sản xuất của công ty
− Xác định đâu là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục hoặc cải tiến cho những lỗi tìm ra
3 Đối tượng nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu : Phân tích thực trạng lãng phí tại nhà máy, thông qua mã hàng 1013-13410 sản xuất tại chuyền 6 thuộc dòng hàng Down jacket, từ cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty TNHH và Đầu tư Vietsun Ninh Thuận
− Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2022-2024
4 Phạm vi nghiên cứu
− Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH và đầu tư Vietsun Ninh Thuận − Thời gian nghiên cứu: Thời gian lấy số liệu nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 08 năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất tại công ty
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất
Trang 163 − Thu thập các tài liệu, các biểu mẫu, báo cáo có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Được thực hiện theo quy trình nghiên cứu trên sách, luận văn và các báo cáo khoa học
− Phỏng vấn trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết Từ đó thu thập thông tin và những dữ liệu thô có liên quan
− Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân chia những nội dung cần nghiên cứu thành từng phần để hiểu được bản chất, tìm ra được những thuộc tính chung và riêng của đối tượng nghiên cứu Sau đó, nắm được khái quát của vấn đề để tổng hợp lại với nhau
− Phương pháp thống kê: thu thập các thông tin dữ liệu, số liệu, bảng phân tích đã
được công bố công khai để phân tích đối tượng đang được nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của bài báo cáo gồm 4 chương:
− Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH và Đầu tư Vietsun Ninh Thuận − Chương 2: Cơ sở lý thuyết
− Chương 3: Thực trạng các loại lãng phí trong hoạt động sản xuất tại công ty TNHH và Đầu tư Vietsun Ninh Thuận
− Chương 4: Đề xuất các giải pháp nhằm cắt giảm lãng phí để nâng cao hiệu quả − hoạt động sản xuất tại công ty TNHH và Đầu tư Vietsun Ninh Thuận
Trang 174
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VÀ ĐẦU TƯ VIETSUN NINH
THUẬN 1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
− Tên công ty: CÔNG TY TNHH VÀ ĐẦU TƯ VIESUN NINH THUẬN − Tên quốc tế: VIETSUN NINH THUAN INVESTMENT COMPANY LIMITED VIETSUN NINH THUAN
− Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH ngoài Nhà nước − Mã số thuế: 4500649343
− Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) − Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế tỉnh Ninh Thuận
− Địa chỉ: Lô đất L5 và L6, Khu Công nghiệp Thành Hải, Xã Thành Hải, TP Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận
− Logo công ty:
− Điện thoại: 02593831458 − Đại diện pháp lý: Nhữ Hồng Hanh − Ngày cấp giấy phép: 20/05/2021
Trang 185 − Ngày bắt đầu hoạt động: 20/05/2021
1.2 Giới thiệu về Vietsun Ninh thuận
Vietsun Ninh Thuận là thành viên trong gia đình đại gia đình tập đoàn Vietsun Tập đoạn Vietsun lấy tên là Công ty Cổ phần Đầu tư Vietsun được thành lập vào ngày 15 tháng 06 năm 2007 có trụ sở chính tại số 200 / 13-15 Gò Dầu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú Sản phẩm kinh doanh hàng may mặc và hậu cần Với sự phát triển thần tốc mở rộng sản xuất đó chính là lý do Vietsun Ninh Thuận ra đời
Nhà máy bắt đầu tổ chức sản xuất từ tháng 2 năm 2022 nhà máy dựa vào nguồn lao động dồi dào ở địa phương đã nhanh chóng ổn định bộ máy ngay từ tháng 7 năm 2022 hoạt động với quy mô 17 chuyền, gần 1000 lao động Và đến tháng 5/2022 nhà máy đã đưa lên đến quy mô là 20 chuyền sản xuất với 1208 lao động duy trì đến hiện tại
Trong khoảng thời gian từ 2022-2023 đã có được các khách hàng chiến lược các Brand nổi tiếng trên thế giới như Eddie Bauer, Haglofs với các dòng sản phẩm đặc trưng Bắt đầu sang năm 2024 nhà máy định hướng thêm khách hàng chiến lược mới Brand Mammut nổi tiếng là một hiện trượng trong ngành thời trang với tiêu chí chất lượng cao Thành công lớn nhất của nhà máy Vietsun Ninh Thuận sau 3 năm hoạt động từ 2022-2024 là thành công đánh giá Gore-Text là công ty đầu tiên có vốn chủ sở hữu 100% của người Việt Nam đánh giá thành công Mở ra cơ hội tiệm năng khai thác dòng sản phẩm Seam Seal đối với doanh nghiệp, đánh dấu bước đầu một bước ngoặt mới của công ty
Quy mô nhà máy Vietsun Ninh Thuận:
− Thị trường xuất khẩu: Canada, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… − Diện tích nhà máy: 21.000 m2
− Số lượng chuyền may: 20 chuyền sản xuất − Sản phẩm chính của nhà máy như: jacket, quần áo thể thao… − Khách hàng chính và các thương hiệu: Haglofs, Eddie Bauer, Puma, Asics, Yale, Odlo,
Trang 196
Tình Hình lao động:
Tính đến ngày 06/01/2024 sau 2 năm hoạt động Công ty có tổng cộng 1208 (Phụ lục 1: Danh sách nhân sự tại nhà máy Vietsun Ninh Thuận) lao động bao gồm các bộ phận khối gián tiếp phụ vụ sản xuất và bộ phận sản xuất gồm 20 chuyền may và 2 tổ cơ động xưởng So với định biên về nhân sự 1345 lao động công ty vẫn còn cách 147 lao động đạt so với định biên mà BLĐ đặt ra cho định hướng phát triển của công ty
Hình 1 1: Biểu đồ tay nghề lao động
(Nguồn: phòng Tổ Chức Hành Chính Nhân sự)
Biểu đồ tay nghề thể hiện chất lượng lao động của công ty Vietsun Ninh thuận Lao động có tay nghề có thâm kinh nghiệm trên 5 năm chiếm 46% so với tổng số nhân sự Nhưng qua biểu đồ thể hiện tỉ lệ lao động có tay nghề thâm niên kinh nghiệm từ 2-5 năm và đào tạo (dưới 1 năm kinh nghiệm) chiếm 54% so với tổng số Nguyên nhân cốt lõi là công ty mới thành lập và đi vào được 2 năm nên số lao động có tay nghề tại công ty không nhiều Vì vậy BLĐ nhà máy có chiến lược thu hút thêm các lao động có tay nghề bằng những chính sách ưu đãi về lương và trợ cấp cho lao động, ngoài ra còn định hướng phát triển đào tạo các lao động trẻ, năng động nhằm phát triển bền vững lâu dài
Kinh nghiệm trên 5 năm
46%Kinh nghiệm từ 2-5 năm
45%Thâm niên dưới 1 năm (đào tạo)
Biểu đồ tay nghề lao động
Tay nghề cao Tay nghề trung bình Đào tạo
Trang 20Đối nhà máy Vietsun Ninh Thuận các sản phẩm áo Down jacket công ty sẽ có các mẫu, chủng loại có sẳn do chính phòng R&D công ty mẹ Vietsun thiết kế và phát triển Khách hàng sẽ lựa các sản phẩm đúng với nhu cầu sau để đặt hàng gia công Khách hàng sẽ có những nhận xét và chỉnh sửa lại mẫu của công ty sao phù hợp với nhu cầu khách hàng Một áo khoác jacket thời trang thường được làm từ vải dày, có lớp lót bên trong và thường có thiết kế cổ áo cao và khóa kéo phía trước Các loại vải phù hợp để làm áo jacket, như vải dù, vải nỉ, vải kaki, vải denim và nhiều loại vải khác tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng Đặc trưng của các sản phẩm này là những lớp gòn và Down được chần bên trong áo mục đích là để giữ nhiệt hoặc sản phẩm có thể được chần trực tiếp Lông cừu hoặc các loại lông khác nhằm mục đích giữ nhiệt
Trang 218
Một số chủng loại Down jacket nhà máy sản xuất:
− Hooded down jacket:
Hình 1 2: Sản phẩm Hooded down jacket
(Nguồn http://vietsuncorp.com.vn )
− Long down coat:
Hình 1 3: Sản phẩm Long Down coat
(Nguồn http://vietsuncorp.com.vn )
Dòng sản phẩm Sportwear:
Trang 229 Dòng sản phẩm Sportwear hay còn được gọi là quần áo thể thao, là một dạng trang phục được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của các hoạt động thể thao và tập luyện Không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có tính năng chức năng cao, giúp người mặc thoải mái và linh hoạt trong các hoạt động vận động
Đối với dòng sản phẩm này hiện công ty thiết kế sản phẩm quần thể thao dựa trên yêu cầu của khách hàng Điều này bao gồm lựa chọn về kiểu dáng Thường các sản phẩm gia công là quần thể thao, việc chọn chất liệu phù hợp là rất quan trọng thường lựa chọn chất liệu thoáng khí dễ chịu phù hợp với việc vận động Chất liệu làm quần thường là các loại vải polyester, nylon, spandex và các vật liệu kỹ thuật chống tia UV, chống mồ hôi
Hình 1 4: Sản phẩm quần và áo thể thao
(Nguồn http://vietsuncorp.com.vn )
Dòng sản phẩm áo Seam Seal:
Seam Seal là một dòng sản phẩm được sử dụng để khắc phục và bảo vệ các đường nối và điểm nối trên quần áo Seam Seal giúp tạo ra một lớp phủ chống thấm nước và chống thấm cho các điểm nối, ngăn nước hoặc bụi bẩn xâm nhập vào qua các lỗ hổng
Các đặc trưng đối với dòng sản phẩm này:
Trang 2310 Chống thấm: Seam Seal sẽ được sử dụng để gia công lên các đường may và điểm nối trên quần áo hoặc phụ kiện khỏi thấm nước Khi được áp dụng lên các đường may, Seam Seal tạo ra một lớp màng chống thấm, ngăn nước xâm nhập vào Và nhờ vậy các sản phẩm có thể đi mưa trong một số điều kiện nhất định
Chống thấm khí: Ngoài việc chống thấm nước, Seam Seal cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của không khí, ngăn gió và hơi lạnh xâm nhập vào qua các điểm nối trên quần áo Đặc trưng này giúp giữ ấm cơ thể người mặc trong điều kiện khắc nghiệt như mưa và gió mạnh
Các dòng sản phẩm seam seal là một dòng sản phẩm sản phẩm cao cấp đòi hỏi chất lượng cao để tránh xảy bảo vệ khách hàng khi sử dụng ở một số điều kiện khắc nghiệt Việc sản xuất cần công nghệ cao kèm nhiều máy móc thiết bị riêng biệt đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm này, ngay cả khâu đầu vào về bảo quản NPL cũng cần được quan tâm đặt biệt khi bảo quản ở nhiệt độ phù hợp trước khi sản xuất Tại nhà máy Vietsun Ninh Thuận được đầu tư định hướng sản xuất các sản phẩm seam seal cao cấp, số lượng máy ép seam có tại nhà máy là 19 máy phụ vụ riêng cho dòng sản phẩm này, ngoài ra còn có các máy móc chuyển dụng khác như máy ép gia cố và được test nước đường seam 2 tiếng/ lần, để đảm bảo chất lượng trong khi sản xuất
Hình 1 5: Sản phẩm áo khoác chống thấm Seam Seal
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Trang 2411
1.4 Cơ cấu chức năng các bộ phận
Sơ đồ 1 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty TNHH và đầu tư Vietsun Ninh
Thuận
(Nguồn: phòng Tổ Chức Hành Chính Nhân sự)
1.4.1 Khối Ban giám đốc
Giám đốc điều hành nhà máy chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất trong nhà máy Bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguồn lực, đảm bảo quy trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và đảm bảo yêu cầu chất lượng Từ đó việc quản trị này liên quan trực tiếp đến doanh thu nhà máy
Giám đốc điều hành
P.Giám đốc Kế hoạch
TP Kế hoạch
NV Theo dõi đơn hàng
Quản lý kho NPL
Quản lý kho Thành phẩm
TP Hành chính nhân sự
NV Nhân sự, tiền lương
NV Đánh giá hệ thống
NV Hành chính, IT
P.Giám đốc Sản xuất
TP Kỹ thuật
Kỹ thuật xưởng
Kỹ thuật Chuẩn bị sản xuất
Kỹ thuật Công nghệ
Quản đốc sản xuất
Xưởng cắt
Công nghệ ép nhãn
Tổ lập trình
Hoàn thành đóng gói
Chuyền may 20
1-Nhóm cơ điện
Quản lý chất lượng
Nhóm QC
Nhóm QA
QMS hệ thống
Trang 2512 Ngoài ra giám đốc có vai trong quan trọng trong quá trình định hướng chiến lược phát triển công ty Họ phải hiểu rõ mục tiêu và chiến lược tổng thể của công ty và áp dụng chúng vào hoạt động của nhà máy
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban liên quan
➢ Phòng Kế hoạch
Bộ phận đóng vai trò quan trọng cho một công ty về định hướng cũng như phát triển là phòng Kế hoạch Việc lập kế hoạch là quá trình định hướng sản xuất chiến lược của công ty Họ phân tích và đánh giá năng lực của nhà máy và tình hình hàng hóa từ đó xác định mục tiêu và hướng phát triển dài hạn của công ty Các kế hoạch chiến lược này giúp định hướng cho các phòng ban khác và đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu tổng thể của công ty
− Lập kế hoạch sản xuất: Phòng kế hoạch đảm nhận vai trò trong việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên nhu cầu của khách hàng và khả năng sản xuất của công ty.Thực hiện việc cân nhắc các yếu tố như nguồn lực, nguyên vật liệu, lao động và thời gian để xác định lịch trình sản xuất hợp lý
− Quản lý kho vận và logistics: Phòng kế hoạch hợp tác với bộ phận vận chuyển và logistics để quản lý việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho và từ kho đến khách hàng Đảm bảo rằng quá trình vận chuyển diễn ra một cách hiệu quả và kịp thời để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và giao hàng Theo dõi tồn kho của nguyên vật liệu và sản phẩm thành phẩm trong kho Luôn duy trì ở mức tối ưu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và giao hàng mà không gây ra lãng phí hoặc chi phí lưu kho không cần thiết
➢ Phòng Hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự có vai trò và trách nhiệm quản lý và phát triển tài nguyên nhân sự trong công ty Bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, quản
Trang 2613 lý lương bổng, chính sách nhân viên và quan trọng hơn hết là xây dựng một môi trường làm việc tích cực cho người lao động
− Quản lý Nhân sự: Phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm quản lý tất cả các khía cạnh liên quan đến nhân sự trong công ty Điều này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá hiệu suất, và chấm dứt hợp đồng lao động
− Quản lý Tiền lương và Phúc lợi: Phòng hành chính nhân sự xử lý các vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, và các khoản chi phí liên quan đến nhân viên như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, và các khoản trợ cấp khác
− Quản lý hành chính: Phòng Tổ chức Hành chính đảm bảo hoạt động hành chính hàng ngày của công ty luôn được ổn định Điều này bao gồm quản lý văn thư, quản lý tài liệu, quản lý hợp đồng, quản lý cơ sở vật chất, và hỗ trợ các dịch vụ văn phòng
➢ Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật trong một công ty có nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm Vì thế phòng kỹ thuật có nhiều vai trò quan trọng:
− Phân tích thiết kế sản phẩm: Phòng Kỹ thuật đảm nhận vai trò trong việc phân tích thiết kế các mẫu sản phẩm Họ tìm hiểu và phân tích yêu cầu của khách hàng,từ đó định hình được các công đoạn cấu tạo nên sản phẩm và tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết để hướng dẫn quá trình sản xuất
− Áp dụng công nghệ: Phòng Kỹ thuật nghiên cứu và phân tích các công nghệ mới trong ngành may mặc Họ cập nhật sự tiến bộ công nghệ và đánh giá khả năng áp dụng những công nghệ mới vào quá trình sản xuất để tăng cường hiệu suất và chất lượng
Trang 2714 − Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các bộ phận khác trong công ty Họ đưa ra các cách giải quyết vấn đề khi có sự cố xảy ra mục đích để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất
➢ Bộ phận Quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất là bộ phận có vai tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm Bộ phận quản đốc tham gia vào quá trình lập kế hoạch sản xuất tính toán được lượng hàng hóa cần sản xuất, xác định thời gian và nguồn lực cần thiết, và lên kế hoạch cho các công đoạn sản xuất
− Giám sát và điều hành quy trình sản xuất từ khi bắt đầu đến cuối Có trách nhiệm đảm bảo rằng các công đoạn sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
− Quản lý Nguyên Vật Liệu và Tài Nguyên: Quản đốc sản xuất quản lý việc cung cấp từ bộ phận tổ cắt và từ kho nguyên phụ liệu Đảm bảo rằng nguyên vật liệu được sử dụng một cách hiệu quả và kịp thời để không làm gián đoạn quá trình sản xuất, đồng thời tối ưu hóa được chi phí nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về sản xuất
➢ Bộ phận quản lý chất lượng
Trong công ty bộ phận quản lý chất lượng là bộ phận có nhiệm vụ chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất Bộ phận quản lý chất lượng đảm nhận vai trò trong việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm may mặc Điều này bao gồm đặc điểm kỹ thuật, yêu cầu về vật liệu, đường may, bền vững và các yêu cầu khác mà sản phẩm cần đạt được
Bộ phận quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc và xử lý khiếu nại và phản hồi từ khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm Thu thập thông
Trang 2815 tin về khiếu nại, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
1.5 Chiến lược kinh doanh và phương hướng phát triển của công ty
Tầm nhìn của chúng tôi
“Nhìn ra thế giới, đưa ra định hướng đúng đắn để xây dựng Vietsun trở thành công ty hàng đầu trong ngành may mặc.”
Giá trị của chúng tôi
“Niềm tin, trách nhiệm, sự tôn trọng, Tư duy thông minh, khoa học, tham vọng”
Chính sách của chúng tôi
“Làm ấm cuộc sống của bạn!”
Cam kết của chúng tôi
“Dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.” Với sứ mệnh của mình, Vietsun cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất được sản xuất tại mảnh đất đất quê hương Việt nam, làm ra được những sản phẩm thời trang đáng tin cậy, kiểu dáng chuẩn mực, chất liệu được chọn lọc và thiết kế phong phú,…khách hàng là các hãng thời trang lớn như là Haglofs, Eddie Bauer, Puma, Asics tạo một lòng tin vững trãi vững chắc và mục tiêu vương lên công ty hàng đầu trong ngành may mặc, cạnh tranh được với các sản phẩm gia công của các nước khác như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia…
Trang 2916
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ 7 LOẠI LÃNG PHÍ THEO LEAN 2.1 Sơ lược về Lean Manufacturing:
2.1.1 Lịch sử hình thành sản xuất tinh gọn “Lean Manufacturing”:
Lịch sử của phong cách sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) bắt đầu từ hệ thống sản xuất của Toyota, được gọi là Toyota Production System (TPS) Phát triển qua 1 số giai đoạn chính trong lịch của Lean Manufacturing:
Thập niên 1940: TPS được phát triển tại Toyota Motor Corporation ở Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Sakichi Toyoda và con trai của ông, Kiichiro Toyoda Họ tập trung vào tối ưu hóa quy trình sản xuất để tăng hiệu suất và giảm lãng phí
Thập niên 1950-1960: TPS tiếp tục phát triển và được tập trung vào việc loại bỏ lãng phí và tạo ra một quy trình sản xuất liền mạch và hiệu quả Các nguyên lý cơ bản của Lean như Just-in-Time (chỉ sản xuất khi có yêu cầu) và Jidoka (tự động dừng khi có lỗi) được phát triển trong thời kỳ này
Thập niên 1970: Giai đoạn này chứng kiến sự lan rộng của ý tưởng Lean từ Toyota sang các công ty sản xuất ở Nhật Bản khác và sau đó là trên toàn thế giới Các công ty Nhật Bản như Nissan và Honda bắt đầu áp dụng các nguyên tắc của TPS vào quy trình sản xuất của họ
Thập niên 1980-1990: Lean Manufacturing bắt đầu thu hút sự chú ý của các công ty ở phương Tây, đặc biệt là sau khi các nhà nghiên cứu James P Womack, Daniel T Jones và Daniel Roos của Massachusetts Institute of Technology (MIT) xuất bản cuốn sách "The Machine That Changed the World" vào năm 1990 Cuốn sách này mô tả những nguyên tắc cơ bản của Lean và công ty Toyota, và giới thiệu khái niệm "Lean Manufacturing" cho cộng đồng kinh doanh quốc tế
Trang 3017 Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 và thế kỷ 21: Lean Manufacturing trở thành một trong những phương pháp quản lý sản xuất phổ biến nhất trên toàn thế giới Nhiều công ty từ các lĩnh vực khác trong sản xuất Việc áp dụng Lean Manufacturing mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, từ việc tăng hiệu suất và chất lượng đến giảm lãng phí và chi phí sản xuất, từ đó tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và cạnh tranh
Những điểm này đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của Lean Manufacturing, biến nó từ một hệ thống sản xuất tại chỗ của Toyota thành một phương pháp quản lý sản xuất phổ biến trên toàn thế giới
2.1.2 Định nghĩa sản xuất tinh gọn “Lean Manufacturing”:
Thuật ngữ "Lean Manufacturing" lần đầu xuất hiện vào năm 1990, trong cuốn "The Machine that Changed the World” của các tác giả Daniel Jones, James Womack và Danile Roos.Sách này giới thiệu và phân tích mô hình sản xuất tinh gọn của Toyota, được gọi là "Hệ thống sản xuất Toyota" (Toyota Production System - TPS) Đánh dấu là lần đầu tiên Lean được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình
Sản xuất tinh gọn theo Dennis P Hobbs: “Sản xuất tinh gọn là thể hiện năng lực sản xuất sản phẩm bằng cách giới hạn đến mức thấp nhất các hoạt động không tạo nên giá trị làm phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất.” Sản xuất tinh gọn là một phương pháp quản lý và tổ chức quá trình sản xuấttập trung vào việc loại bỏ hoặc giảm thiểu các hoạt động không cần thiết, lãng phí và không tạo giá trị trong quá trình sản, tạo giá trị từ khách hàng, thúc đẩy cải tiến liên tục và tạo ra sự đồng đều và linh hoạt trong quá trình sản xuất Bằng cách sử dụng nguồn lực ít nhất, tồn kho thấp nhất, giảm thời gian thiết kế và không gian hoạt động nhằm tạo ra, cung cấp cho khách hàng sản phẩm đạt được chất lượng cao nhất trong quản thời gian ít nhất có thể Đồng thời, Lean cũng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đóng góp ý kiến và tham gia vào việc cải thiện liên tục từ tất cả các nhân viên trong tổ chức
Trang 3118
2.2 Một số khái niệm trong Lean Manufacturing: 2.2.1 Các nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn
Các Nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn được gói gọn như sau:
Loại bỏ lãng phí: Sản xuất tinh gọn tập trung vào việc loại bỏ mọi hoạt động không tạo giá trị trong quá trình sản xuất Những loại lãng phí thường được nhắc đến bao gồm hàng tồn kho dư thừa, thời gian chờ đợi, quá trình sản xuất không cần thiết và quá trình kiểm tra không cần thiết Tối ưu hóa quy trình sản xuất để loại bỏ mọi hoạt động không cần thiết, bao gồm thời gian chờ đợi, vận chuyển không cần thiết, sự chậm trễ, và hàng tồn kho dư thừa
Chuẩn hoá quy trình: Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các thao tác do công nhân thực hiện Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc
Quy trình liên tục: Nguyên tắc này đề cao việc tạo ra một dòng chảy liên tục của quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm hoàn thiện Mục tiêu là giảm thiểu thời gian chờ đợi và sự chuyển đổi không hiệu quả và tăng cường hiệu quả và nhất quán trong quá trình sản xuất
Sản xuất Kéo :Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), chủ trương sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến Sản xuất khi nhận được tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp
Chất lượng từ gốc: Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm ngày từ lúc ban đầu và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân là một phần công việc trong quy trình sản xuất
Trang 3219 Liên tục cải tiến : Phát triển một môi trường làm việc khuyến khích sự cải thiện liên tục thông qua việc áp dụng các công cụ như Kaizen (cải tiến liên tục) và 5S (sắp xếp, sạch sẽ, sắp xếp, sửa chữa, tuân thủ)
2.2.2 Hoạt động tạo giá trị và sự lãng phí
Theo Lean các hoạt động nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ Giá trị trong Lean đơn giản được định nghĩa là lợi ích đáp ứng hay vượt trội yêu cầu mong đợi của khách hàng và sẵn lòng trả tiền để có được sản phẩm Các hoạt động sản xuất có thể chia thành ba nhóm:
Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (Value added activities): Hoạt động tạo ra giá trị là những công việc trực tiếp đóng góp vào việc chuyển đổi nguyên liệu hoặc thành phần thành sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sẵn lòng trả tiền để sở hữu
Hoạt động không tạo thêm giá trị gia tăng (Non value added activities): Là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu Bất kỳ những gì không tạo ra sự tăng thêm có thể định nghĩa là lãng phí Những gì làm tăng thêm thời gian, công sức hay chi phí không cần thiết đều được xem là không tạo giá trị tăng thêm Một cách nhìn khác về sự lãng phí đó là bất kỳ vật tư hay hoạt động mà khách hàng không sẳn lòng trả tiền mua Thử nghiệm và kiểm tra nguyên nhân vật liệu cũng được xem là lãng phí vì chúng có thể được loại trừ trong trường hợp quy trình sản xuất được cải thiện để loại bỏ các khuyết tật
Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value added activities): Là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm khách hàng nhưng lại cần thiết cho việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại Dạng lãng phí này có thể loại trừ về lâu dài mà không thể thay đổi trong ngắn hạn Chẳng hạn như mức tồn kho cao
Trang 3320 được yêu cầu dùng làm kho “đệm” dự phòng có thể dần dần được giảm thiểu khi hoạt động sản xuất trở nên ổn định hơn
2.3 7 loại lãng phí theo Lean: 2.3.1 Khái quát về 7 loại lãng phí theo Lean:
Việc Loại bỏ lãng phí đồng nghĩa với việc loại bỏ các hoạt động không cung cấp giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và các bên liên quan Do đó, việc nhận biết và loại bỏ lãng phí từ quan điểm của khách hàng và các bên liên quan là cần thiết Mọi vật liệu, quy trình hoặc tính năng không đáp ứng được tiêu chuẩn giá trị của khách hàng và các bên liên quan đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cần được coi là dư thừa và lãng phí, và cần phải được xử lý và loại bỏ
Theo tác giả Nguyên Ngọc Minh và cộng sự (2018) để giám được lãng phí thì “lãng phí thì trước hết các doanh nghiệp phải xác định những dạng lãng phí nào đang tồn tại và mức độ ra sao” Từ các việc phân tích về mức độ chúng ta sẽ phân biệt được các loại lãng phí, đối với các loại lãng phí thì ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp Từ đó chúng ta định hình được vấn đề tìm rõ được nguyên nhân cụ thể để giải quyết tận gốc từng vấn đề Cách tiếp cận và phương pháp để loại bỏ lãng phí trong môi trường doanh nghiệp có rất nhiều Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của sản xuất tinh gọn Lean là một trong những phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất Theo phương pháp này, lãng phí trong quy trình sản xuất và kinh doanh được phân thành bảy loại chính, bao gồm: lỗi sản phẩm (Defects), sản xuất quá mức (Over Production), hàng tồn kho (Inventory), chuyển động không cần thiết (Motion), vận chuyển không cần thiết (Transportation), thời gian chờ đợi (Waiting), và xử lý quá mức (Over processing)
2.3.2 Khái niệm về 7 loại lãng phí
Trang 3421 Theo Tác Nguyên Ngọc Minh và cộng sự (2018) trình bày về khái niệm 7 loại lãng phí được phân tích và trình bày bằng những khái niệm như sau:
Lãng phí do Sai lỗi/ Khuyết tật:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Sai lỗi/ Khuyết tật là sai sót bất kỳ của sản phẩm hay dịch vụ trong việc đáp ứng một trong số những quy định của khách hàng hay đối tác Một sản phẩm lỗi có thể có một hay nhiều lỗi Bên cạnh các sai lỗi về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí, sai lỗi cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không
cần thiết, v.v
Lãng phí do Sản xuất dư thừa:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn mức được yêu cầu một cách không cần thiết, vào thời điểm chưa cần thiết và với số lượng không cần thiết Điều này xảy ra khi sản xuất những loại sản phẩm, mà những sản phẩm này không có được đơn đặt hàng Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy hiểm nhất trong nhóm bảy loại lãng phí vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác Một ví dụ như sau, một doanh nghiệp cố gắng thực hiện đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm (chẳng hạn như phần khuất phía dưới hoặc bị che lại khi được lắp ghép với các chi tiết khác) mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm
Lãng phí do Tồn kho:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Trang 3522 Tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai và tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu/linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất, v.v Thường thường, bộ phận bán hàng muốn nâng cao mức tồn kho để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng; bộ phận sản xuất cũng mong muốn có một lượng tồn kho lớn để có nhiều thuận lợi hơn trong lập kế hoạch sản xuất Tuy nhiên, đối với bộ phận kế toán, tài chính thì lại muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục khác được Do dó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ luợng tồn kho ở mức “vừa đủ” Có nghĩa là không “quá nhiều” mà cũng không “quá ít”
Lãng phí do Thao tác, chuyển động:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Lãng phí do thao tác là những động tác, chuyển động không cần thiết của người lao động trong hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra sự lãng phí và làm chậm tốc độ của người lao động, gây nên sự lãng phí về thời gian, sức lực và năng suất làm việc của người lao động Đó là các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân mà không gắn liền với việc gia công sản phẩm Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân
Lãng phí do Gia công/xử lý thừa:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Trang 3623 Gia công/xử lý thừa trong sản xuất là các hành động khắc phục, phòng ngừa, giải quyết các vấn đề không phù hợp phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; hoặc là gia công vượt quá yêu cầu của khách hàng, bao gồm sử dụng các thành phần phức tạp hơn so với yêu cầu, hay gia công với chất lượng vượt yêu cầu, chẳng hạn như đánh bóng bề mặt quá mức hoặc tại vị trí không cần thiết; hoặc là gia công/xử lý thừa trong sản xuất được thực hiện khi một việc phải được làm lại bởi vì nó không được làm đúng trong lần đầu tiên Gia công/xử lý thừa không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung
Lãng phí do Vận chuyển:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Vận chuyển là việc chuyên chở hoặc di dời nguyên liệu, phụ tùng, các bộ phận lắp ráp, hay thành phẩm từ một nơi này đến nơi khác để thực hiện một công việc nào đó Lãng phí do vận chuyển ở đây là nói đến bất kỳ sự chuyển động nào của nguyên vật liệu mà không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất
Lãng phí do Chờ đợi:
Theo Phan Thị Ngọc Minh và cộng sự (2018):
Lãng phí này thường gặp ở các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc
Trang 3724 hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả Lãng phí do chờ đợi đó là lãng phí khoảng thời gian chờ đợi những thứ như vật liệu, nhân lực, máy móc thiết bị, bán thành phẩm, thành phẩm, v.v Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên Chờ đợi không cần thiết thường gây lãng phí, thậm chí là lãng phí lớn Vì vậy, xem xét và loại bỏ lãng phí thời gian vô ích là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Sự chờ đợi giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất sẽ làm cho người lao động và máy móc thiết bị không được sử dụng tối ưu năng lực và công suất
2.3.3 Lợi ích khi loại bỏ 7 lãng phí:
Việc nhận diện và loại bỏ 7 loại lãng phí sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ từ phía khách hàng Hành động này sẽ tăng cường lòng tin từ khách hàng và các bên liên quan đối với doanh nghiệp
Các lợi ích của của việc nhận diện và loại bỏ 7 lãng phí bao gồm:
• Giảm thiểu lãng phí về vận chuyển, di chuyển không cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí mặt bằng nơi làm việc hợp lý và bảo đảm thời gian sản xuất và giao hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn
• Giảm thiểu lãng phí do sai lỗi/ khuyết tật sẽ giải quyết các vấn đề không phù hợp trong quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hoạt động và hạ giá thành sản phẩm hoặc đảm bảo giá cả cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh
• Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, từ đó tăng giá trị cho doanh nghiệp
Trang 3825 • Sử dụng hợp lí nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội
Khi doanh nghiệp quản lí hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu tốt, sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dự án và chương trình phát triển doanh nghiệp Điều này giúp quảng bá doanh nghiệp trong cộng đồng và với các tổ chức trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập
2.4 Hệ thống kéo, Kanban: 2.4.1 Khái niệm:
Theo tác giả Ái Lê (28/03/2019) trong bài phân tích “Thiết lập hệ thống sản xuất kéo theo nhu cầu (Pull system)” Hệ thống kéo là hệ thống mà trong đó việc sản xuất được khởi xướng từ người hoặc tổ chức tiêu thụ hàng hóa đó Thành phẩm sẽ không được sản xuất mà không có đơn đặt hàng của khách hàng cụ thể Tương tự như vậy, sự bổ sung, thay thế cho các sản phẩm trung gian hay vật liệu sẽ không được mua trước khi các vật phẩm hiện có đã được sử dụng
Kanban: Từ "Kanban" dịch từ tiếng Nhật có nghĩa là "bảng thông tin" Tuy nhiên, trong thuật ngữ chuyên môn kinh tế, nó được gọi là "Phương pháp quản lý Kanban" (Kanban method) Thuật ngữ này có nguồn gốc từ công ty sản xuất xe hơi Toyota, nơi mà phương pháp quản lý thông minh này đã tạo ra đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và trở thành tiêu chuẩn quản lý trong các tập đoàn sản xuất lớn của đất nước này Kanban được sử dụng như một công cụ kiểm soát sản xuất, thường được sử dụng với nhiều màu sắc để chỉ định nguyên liệu và các công đoạn sản xuất khác nhau Ở một trạm công việc cụ thể, Kanban có thể là một phiếu đặt hàng, còn ở trạm tiếp theo, nó có thể trở thành một phiếu vận chuyển Phiếu Kanban đặt ra các yêu cầu cụ thể, chỉ rõ cần nhận bộ phận, chi tiết hoặc nguyên liệu nào từ trạm trước đó và số lượng cần thiết
Trang 3926
2.4.2 Nguyên tắc của Kanban:
Theo tập đoàn Hirayama Nhật Bản, 2014, để xây dựng phương pháp Kanban đúng chuẩn trong sản xuất thì cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Chi tiết luôn được truyền từ công đoạn trước đến công đoạn sau
- Khi không nhận được Kanban thì không bắt đầu sản xuất
- Mỗi thùng hàng trong dây chuyền cần chứa một thẻ Kanban ghi rõ: Chi tiết sản phẩm, nơi sản xuất, nơi chuyển đến, số lượng
- Mỗi thùng, mỗi khay hàng cần chứa đúng số lượng chỉ định, không dư hay thiếu
- Không được giao những chi tiết hay phế phẩm cho công đoạn sau
- Khoảng thời gian giữa các lần giao và số lượng Kanban cần được giảm thiểu
2.4.3 Ưu điểm và nhược điểm sử dụng thẻ Kanban trong sản xuất:
Ưu điểm:
Triển khai phương pháp Kanban trong kiểm soát sản xuất và quản lý không phải là nhiệm vụ đơn giản Đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng mà không phải tổ chức nào cũng dễ dàng đáp ứng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng xã hội tốt, hệ thống dây chuyền sản xuất tuân thủ cao, và hệ thống bảo mật thông tin kỹ thuật cho các bộ phận liên quan
Nhưng ngoài việc yêu cầu việc yều cầu khó khăn để áp dụng được thì Kanban có nhiều lợiCải thiện hiệu quả sản xuất: Phương pháp Kanban giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất bằng cách hạn chế lãng phí và đảm bảo rằng chỉ có số lượng sản phẩm cần thiết được sản xuất tại mỗi giai đoạn Điều này giúp giảm sự lãng phí trong quá trình sản xuất và đảm bảo không có sự tích tụ hàng tồn kho không cần thiết
− Linh hoạt đáp ứng vào nhu cầu thực tế, giúp tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và giảm thiểu thời gian chờ đợi ích to lớn cho doanh nghiệp
− Tiết kiệm tối đa nguyên liệu và vật tư trong dây chuyền sản xuất, giảm hàng tồn
Trang 4027 − Cải thiện dòng vật liệu, đảm bảo độ chính xác khi sản xuất sản phẩm, tránh sản xuất thừa giảm thời gian sản xuất (lead time)
− Xây dựng môi trường làm việc kỷ luật cao, liên kết khả năng làm việc của các nhân viên trong dây chuyền sản xuất
− Nâng cao chất lượng sản phẩm, Kanban tạo ra cơ chế phản hồi từ quá trình sản xuất
Nhược điểm:
Khi áp dụng hệ thống Kanban trong xưởng, việc giảm thiểu hoặc loại bỏ tồn kho có thể gây ra những hạn chế trong việc đáp ứng các biến động lớn về nhu cầu sản phẩm Nếu có sự rối loạn xảy ra tại một công đoạn nào đó, có thể tạo ra tác động tiêu cực lên toàn bộ hệ thống sản xuất