1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

áp dụng dmaic trong six sigma nâng cao hiệu quả sản xuất đối với sản phẩm ống thép tại chuyền 4 công ty tnhh sx tm sắt thép ánh hòa

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng DMAIC trong Six Sigma nâng cao hiệu quả sản xuất đối với sản phẩm ống thép tại chuyền 4 công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa
Tác giả Nguyễn Việt Phúc
Người hướng dẫn ThS. Trương Văn Nam
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 4,54 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (15)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SX TM SẮT THÉP ÁNH HÒA (16)
    • 1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Sắt Thép Ánh Hòa (16)
      • 1.1.1 Tổng quan về công ty (16)
      • 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (17)
    • 1.2 Lĩnh vực kinh doanh (18)
    • 1.3 Sản phẩm (18)
    • 1.4 Cơ cấu tổ chức (19)
    • 1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (22)
    • 2.1 Lý thuyết chung về sản xuất, chất lượng (22)
      • 2.1.1 Khái niệm (22)
      • 2.1.2 Chức năng, vai trò (23)
      • 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng liên quan (25)
    • 2.2 Phương pháp và công cụ sử dụng (27)
      • 2.2.1 Phương pháp (27)
      • 2.2.2 Công cụ (34)
    • 2.3 Các nghiên cứu liên quan (36)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN 4 - CÔNG (38)
    • 3.1 Quy trình sản xuất tổng quan tại chuyền 4 (38)
      • 3.1.1 Cơ cấu tổ chức chuyền 4 (38)
      • 3.1.2 Quy trình sản xuất trên chuyền 4 (40)
      • 3.1.3 Quy trình kiểm tra chất lượng (40)
    • 3.2 Đánh giá Thực trạng sản xuất tại chuyền 4 - Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa (42)
      • 3.2.1 Xác định vấn đề tại chuyền 4 (42)
      • 3.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất tại chuyền 4 (43)
      • 3.2.3 Nhận diện dòng chảy sản phẩm (44)
      • 3.2.4 Xác định nguyên nhân (45)
  • CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG DMAIC TRONG SIX SIGMA NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG THÉP TẠI CHUYỀN 4 - CÔNG TY (52)
    • 4.1 Xác định chất lượng sản phẩm trên chuyền (52)
    • 4.2 Đo lường tình trạng chất lượng sản phẩm (53)
    • 4.3 Phân tích nguyên nhân gây lỗi sản phẩm (54)
    • 4.4 Cải thiện chất lượng quy trình sản xuất (54)
      • 4.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị (54)
      • 4.4.2 Giải pháp cải thiện chất lượng nguyên vật liệu đầu vào (59)
      • 4.4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (68)
    • 4.5 Kiểm soát và duy trì sau khi cải thiện quy trình (72)
    • 4.6 Đánh giá hiệu quả tiến trình khi áp dụng DMAIC tại chuyền 4 (74)
      • 4.6.1 Lợi ích đạt được (74)
      • 4.6.2 Khó khăn (74)
  • KẾT LUẬN (76)
  • PHỤ LỤC (80)

Nội dung

Theo Bộ Công Thương 2022, khẳng định vai trò quan trọng của ngành thép trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là công nghiệp nền tảng, đóng vai trò chủ chốt

Lý do lựa chọn đề tài

Để đất nước có được những thành tựu như hôm nay, chúng ta đã phải đầu tư những cơ sở hạ tầng cho tất cả các ngành nghề, đặc biệt là ngành công nghiệp Có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp, công trình mọc lên theo thời gian Không chỉ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, mà còn là giải pháp giải quyết nguồn lao động dồi dào hiện có trong nước, tạo ra công việc làm, nguồn thu nhập cho người dân, từ đó cuộc sống ngày được cải thiện Đặc biệt, chúng ta còn tạo ra những mặt hàng để xuất khẩu, có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới Theo Bộ Công Thương (2022), khẳng định vai trò quan trọng của ngành thép trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là công nghiệp nền tảng, đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp vật liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế quan trọng như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, và các lĩnh vực khác như 50% vào xây dựng cơ sở hạ tầng, 16% vào công nghệ kỹ thuật, 13% vào chế tạo ô tô,…

Six Sigma không còn xa lạ với những công ty và tập đoàn lớn trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề bằng việc đầu tư, tập trung vào cải tiến các quy trình trong sản xuất để các lỗi trên sản phẩm được giảm thiểu Bên cạnh đó, tạo sự trung thành của khách hàng, đề ra chiến lược một cách cụ thể cũng như quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, ổn định trên dây chuyền sản xuất và nhiều lợi ích mang lại Từ đó, các hoạt động khác được diễn ra dễ dàng và đưa doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng hơn

Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa đã mở rộng sự hiện diện của mình trên toàn quốc, không chỉ chú trọng đến khía cạnh số lượng mà còn đặt sự quan tâm lớn vào chất lượng sản phẩm Việc duy trì và phát triển uy tín đòi hỏi công ty cần xây dựng chiến lược cụ thể và hiệu quả nhất Với ưu điểm về chi phí, sự hài lòng và hiệu quả sản xuất của Six Sigma, công ty đang đối mặt với thách thức về hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm Một thực tập sinh QC đã nhận ra những lỗi tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt là về bề mặt của ống thép Cụ thể tổng trọng lượng lỗi qua các tháng 3, 4, 5, 6 từ 93 tấn đến 113 tấn tương ứng tỷ lệ phần trăm ở mức 1,7% đến 2,1% trên tổng trọng lượng sản xuất Tình trạng này không chỉ gây mất uy tín mà còn dẫn đến việc trả hàng hàng loạt chỉ trong vòng 4 tháng trên đã đến 60 phản hồi về lỗi và tăng chi phí sản xuất Để giải quyết vấn đề này, công ty cần

2 có những biện pháp cụ thể và hợp lý, tập trung vào cải thiện từ nguồn cung cấp đến quá trình phân phối, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đồng thời duy trì lòng tin của khách hàng Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Áp dụng DMAIC nâng cao hiệu quả sản xuất đối với sản phẩm ống thép tại chuyền 4 - Công ty TNHH

SX TM Sắt Thép Ánh Hoà” cho quá trình nghiên cứu và thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được triển khai thực hiện với các mục tiêu chính sau đây:

• Tìm hiểu được tiến trình thực hiện công cụ DMAIC trong Six Sigma

• Phân tích thực trạng hiện tại trong công tác kiểm soát hiệu quả sản xuất trên chuyền 4 tại công ty

• Tìm hiểu và xác định cụ thể nguyên nhân trong chuyền sản xuất hàng ngày mà công ty đang gặp phải và đưa ra hướng giải quyết vấn đề đó

• Áp dụng DMAIC trong Six Sigma ở chuyền 4 để nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm ống thép tại công ty, từ đó triển khai qua các chuyền khác.

Phương pháp nghiên cứu

Từ những quan sát và phân tích này, tôi nhận thấy rằng công ty cần áp dụng phương pháp DMAIC để nâng cao hiệu quả sản xuất

Phương pháp định tính: Tác giả đã phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia cụ thể là trưởng phòng kế hoạch sản xuất về hoạt động thu mua nguyên vật liệu Từ đó đánh giá được những ưu nhược điểm và đặc tính của nguyên vật liệu

Phương pháp định lượng: Bao gồm thống kê thông tin, số liệu thực tế thu thập từ các nguồn khác nhau như các phòng ban nội bộ trong công ty và các báo cáo tài chính, báo cáo chất lượng hàng hóa, sản lượng sản xuất, … được gửi lên cấp trên

Phương pháp phân tích: Tác giả đã trực tiếp và thực tế tham gia vào quá trình sản xuất nên có cái nhìn toàn diện để phân tích được các yếu tố, vấn đề cần bàn luận thông qua các số liệu được thu tập

Phương pháp tổng hợp: Từ các phương pháp trên tác giả đã tổng hợp, đánh giá để đưa ra những mặt thuận lợi, khó khăn và cuối cùng là cân đối và đưa ra giải pháp cụ thể.

Kết cấu các chương của báo cáo

Kết cấu của bài báo cáo gồm 4 nội dung chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thực trạng hiệu quả sản xuất tại chuyền 4 – Công ty TNHH SX TM

Chương 4: Áp dụng DMAIC trong Six Sigma nâng cao hiệu quả sản xuất ống thép tại chuyền 4 - Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SX TM SẮT THÉP ÁNH HÒA

Giới thiệu về Công ty TNHH Sắt Thép Ánh Hòa

1.1.1 Tổng quan về công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Sắt Thép Ánh Hòa

- Tên quốc tế: ANH HOA STEEL IRON TRADING PRODUCTION COMPANY LIMITED

• Trụ sở chính: QL13, khu phố 4, Phường Mỹ Phước, Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

• Nhà máy sản xuất: Một phần lô CN14, Ô số 7, giáp đường D1, KCN Sóng Thần 3, P Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, T Bình Dương

• Chi nhánh: 3/4 Khu phố Đông, phường Vĩnh Phú, Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

- Đại diện pháp luật: Thân Ngọc Ánh

- Ngành nghề chính: Gia công ống thép mạ kẽm

- Email: satthepanhhoa.vn@gmail.com

- Tầm nhìn: Công ty TNHH SX TM sắt thép Ánh Hòa đến năm 2030 nằm trong top 50 kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

- Sứ mệnh: Tồn tại và phát triển bằng cách tạo dựng niềm tin vững chắc cho tương lai, mang lại giá trị bền vững cho xã hội

Giá trị cốt lõi của chúng tôi tập trung vào chất lượng sản phẩm, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu Chúng tôi hiểu rằng thu nhập nhân viên là trách nhiệm của mình, đồng thời cam kết chia sẻ đóng góp cho cộng đồng.

- Triết lý kinh doanh: Sắt Thép Ánh Hòa – Giá Trị Của Sự Bền Vững

• Đạt chứng nhận Quản lý ISO 9001 – 2015

• Chứng nhận hợp chuẩn ASTM A500/A500M-18

(Nguồn: phòng nhân sự công ty, 2023)

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sắt thép với hơn 20 năm kinh nghiệm, Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Từ khi thành lập vào tháng 06 năm 2000, Ánh Hòa đã trở thành một thương hiệu uy tín và quen thuộc với nhiều khách hàng trong ngành công nghiệp này.

Với sự phát triển đáng kể qua các năm, hiện nay Công ty Sắt Thép Ánh Hòa đã trở thành một doanh nghiệp với quy mô vô cùng lớn mạnh Đội ngũ nhân viên gồm gần 300 cán bộ và công nhân viên là những người tận tâm và có kiến thức chuyên môn cao Ngoài ra, công ty còn sở hữu 2 chi nhánh thương mại và 1 nhà máy sản xuất ống thép mạ kẽm Sự mở rộng và phát triển này cho phép công ty đáp ứng mọi nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trên cả nước đặc biệt chú trọng sản xuất đến các đại lý như Bình Dương, Đồng Nai, Tp HCM, …

Chất lượng của sản phẩm sắt thép Ánh Hòa luôn được đặt lên hàng đầu Công ty kiểm soát chặt chẽ cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm thành phẩm theo tiêu chuẩn ASTM A500/A500M-18 vào năm 2012 và ISO 9001:2015 vào năm 2020 Điều này đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được những sản phẩm sắt thép chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty thép Ánh Hòa là một nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực thép hộp, cung cấp đầy đủ các sản phẩm thép hộp chất lượng cao Với một danh mục đa dạng, công ty sản xuất các loại thép hộp như thép hộp vuông đen, mạ kẽm, thép hộp chữ nhật mạ kẽm và đen, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ các ngành công nghiệp khác nhau Với cam kết về chất lượng, đảm bảo tất cả các sản phẩm thép hộp Ánh Hòa đạt được tiêu chuẩn cao nhất Quy trình sản xuất của công ty tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và cung cấp sự bền bỉ và độ bền cao

Một trong những yếu tố quan trọng khi chọn sản phẩm thép hộp là mẫu mã và hình thức Công ty Ánh Hòa không chỉ chú trọng đến chất lượng kỹ thuật mà còn đầu tư vào thiết kế và trình bày sản phẩm Cung cấp một loạt các mẫu mã và kiểu dáng khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu và phong cách của họ Từ những thiết kế đơn giản và thanh lịch đến những mẫu mã phức tạp và độc đáo, đảm bảo có sản phẩm phù hợp cho mọi ứng dụng.

Sản phẩm

Công ty nhập cuộn thép từ các công ty như SMC, ASIA, Lê Phan Gia, … về gia công ra các sản phẩm chính gồm 3 loại:

Thép hộp mạ kẽm Đây là loại thép được sản xuất nhiều nhất tại công ty khi có tới 5 chuyền thường xuyên sản xuất loại này Bởi vì nhu cầu của thị trường cao nên năng lực sản xuất ở loại này cụ thể ở mức gần 2.700.000kg/ tháng, chiếm hơn một nửa trọng lượng sản xuất tại công ty Bao gồm các quy cách 13x26, 25x50, 30x60, 40x80 và nhiều mã hàng khác

Với trọng lượng ít hơn thép hộp nhưng đây cũng là mã hàng rất quan trọng khi chiếm trọng lượng gần 1.000.000kg/ tháng Loại thép này yêu cầu 4 cạnh phải bằng nhau nên việc kiểm soát cũng rất quan trọng Bao gồm các quy cách 20x20, 25x25, 50x50, 75x75 và nhiều loại mã hàng khác

Cỏc loại mó hàng của thộp ống bào gồm ỉ27, ỉ32, ỉ41, ỉ76 cú trọng lượng ớt nhất trong 3 loại nhưng nhu cầu thị trường cũng rất lớn, các loại này sẽ đưa vào kho để

7 dự trữ hoặc theo hàng đặt của khách hàng Với loại này độ tròn, không cong, không dính mặt cắt là điều rất quan trọng, rất khó để hoàn hảo một sản phẩm ống

Kích thước đá cubic được chia thành nhiều quy cách khác nhau như 13x26mm, 20x20mm, 30x30mm, 60x120mm, và được đóng thành từng bó với quy định nhất định Bên cạnh kích thước, độ dày cũng là một yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình sản xuất, với các độ dày phổ biến như 0,76; 0,86; 1,2; 1,4; 1,7;

Hiện tại công ty đang có 8 chuyền sản xuất để gia công các loại mặt hàng như trên để lưu kho và tùy theo nhu cầu của các đại lý, người mua hàng để sản xuất đưa ra thị trường.

Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng nhân sự, 2023) Tổng giám đốc giữ vai trò vô cùng quan trọng và nắm thế trận quyết định trong bức tranh hoạt động của doanh nghiệp, Tổng giám đốc không chỉ đứng ở đỉnh cao chức vụ, mà còn gắn liền với việc định hình toàn diện các khía cạnh của tập đoàn Đây là nhà chỉ huy chiến lược, người đồng hành cùng sự chuyên nghiệp trong quản lý kinh doanh, người thể hiện quyết định táo bạo, xây dựng các liên kết quan hệ, và định lối cho sự đổi mới và bùng nổ phát triển của công ty

Giám đốc nhà máy là người chịu trách nhiệm hàng đầu trong thế giới của xưởng sản xuất, họ đảm nhận nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và giám sát toàn bộ hoạt động diễn ra trong khuôn viên nhà máy, với mục tiêu dẫn dắt nhà máy tiến lên theo hướng phát triển tối ưu và hiệu quả

Phòng kinh doanh vươn mình qua nhiều lĩnh vực đa dạng cùng những chuyên

8 môn riêng biệt như nghệ thuật bán hàng, tinh tế trong việc khảo sát thị trường, tài năng trong xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng Từ tất cả những nhiệm vụ này, mục tiêu bền vững của họ chính là tạo ra nguồn doanh thu cho tập đoàn

Phòng Nhân sự tiếp tục đóng vai trò là cầu nối giữa mảng quản lý con người, từ đó quản lý hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Không chỉ thực hiện đào tạo và phát triển nhân sự theo định hướng được giao, phòng Nhân sự còn chịu trách nhiệm đặt ra các chuẩn mực cho các bộ phận trọng yếu trong tổ chức.

Phòng kế toán rất quan trọng nhất trong bản đồ tổ chức, tập hợp các kế toán viên giỏi thực thi nhiệm vụ và chức năng cốt lõi, quản lý luồng vốn tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm chủ quản trị một cách thông minh và hiệu quả Phòng kế hoạch sản xuất rất quan trọng trong một công ty sản xuất, đây là nơi làm việc với bộ phận kinh doanh để đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp với nguyên vật liệu, nhân công để kịp tiến độ đến tay khách hàng

Phòng vật tư và quản lý kho là những nhà quản lý tài nguyên chuyên nghiệp, nắm vững vai trò đảm nhận nhiệm vụ quản lý các kho lưu trữ, giám sát quá trình tiếp nhận nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm hoàn thiện Họ có khả năng phối hợp với những đối tác cung cấp phù hợp, đồng thời tổ chức kiểm soát một cách khôn ngoan, để đảm bảo tối ưu cho công ty

Phòng kỹ thuật với tinh thần sáng tạo, tập trung vào việc tương tác với máy móc và thiết bị của nhà máy, họ chắt lọc, thiết lập và duy trì toàn bộ hệ thống với tất cả tình thần trách nhiệm Với nhiệm vụ không chỉ bao gồm việc kiểm soát và sửa chữa máy móc, họ còn đảm bảo rằng những hệ thống này hoạt động liên tục, làm đảm bảo sự liên tục trong sản xuất của công ty

Tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất

Hình 1.3: Tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất

(Nguồn: phòng kế toán công ty, 2023) Dựa vào bảng thông tin về doanh thu của công ty trong giai đoạn từ 2018 đến

2022, ta có thể rút ra những nhận xét quan trọng về sự biến đổi của ngành này qua thời gian Những biến đổi này phản ánh sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đại dịch COVID-19 chắc chắn là một tác nhân quan trọng Trong năm 2018, doanh thu công ty đạt mức 1.345.333 đồng, và trong năm 2019, con số này đã tăng lên đáng kể, đạt 1.532.521.000 đồng Đây thực sự là giai đoạn mà ngành thép trải qua sự tăng trưởng

Tuy nhiên, sự biến đổi trong thời gian tiếp theo đã phản ánh những thách thức to lớn mà ngành thép phải đối mặt Năm 2020 và 2021 là những năm đầy biến động, khi doanh thu giảm mạnh từ mức 1.532.521.000 đồng xuống còn 1.231.565.000 đồng Đại dịch COVID-19 đã gây ra những gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng và làm suy giảm nhu cầu, tạo ra một bức tranh khó khăn cho ngành thép Điều đáng chú ý là vào năm 2022, ngành thép đã thể hiện sự phục hồi Doanh thu tăng vọt lên đến 2.051.235 đồng Cho thấy sự linh hoạt và khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong ngành

Tóm lại, thông qua sự thay đổi rõ ràng trong doanh thu từ 2018 đến 2022, chúng ta thấy rõ sự biến đổi và tác động của nhiều yếu tố đối với ngành công nghiệp thép nói chung và công ty nói riêng

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết chung về sản xuất, chất lượng

Theo Montgomery và các cộng sự (2008), Six Sigma là một quy trình sử dụng các dữ liệu đã thu thập và phân tích thống kê để xác định các khuyết tật trong sản phẩm hoặc quy trình, nhằm cải thiện chất lượng, giảm khuyết tật trong quy trình sản xuất và giảm thiểu sự thay đổi Cụ thể phương pháp luận liên quan đến việc lựa chọn một sản phẩm có tỷ lệ từ chối cao nhất, xác định và phân tích các nguyên nhân gốc rễ theo thống kê, thực hiện các cải tiến và thiết lập kế hoạch kiểm soát

Theo Uluskan và các cộng sự (2022), cấp độ Sigma là thước đo khả năng của một quy trình thực hiện theo thông số kỹ thuật của khách hàng Nó định lượng lượng sự thay đổi hoặc khiếm khuyết trong một quy trình, với mức sigma cao hơn cho thấy tỷ lệ lỗi thấp hơn và hiệu suất quy trình tốt hơn Phương pháp Six Sigma nhằm đạt được mức Sigma ít nhất là 6, tương ứng với tỷ lệ lỗi 3,4 phần triệu (ppm)

𝑆ố 𝑐ơ ℎộ𝑖 𝑥ả𝑦 𝑟𝑎 𝑘ℎ𝑢𝑦ế𝑡 𝑡ậ𝑡 Sau khi tính toán, ta sẽ dựa vào bảng Các cấp độ Sigma bên dưới để có thể đổi sáng các mức Sigma tương ứng:

Bảng 2.1: Các cấp độ Sigma

Mức Sigma Tỷ lệ đạt PPM

Theo Meireles và các cộng sự (2023), “Hiệu quả sản xuất” là đề cập đến khả năng của nhà sản xuất tối đa hóa sản lượng trong khi giảm thiểu việc sử dụng đầu vào và chi phí Đây là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học đo lường mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất Trọng tâm chính là đạt được mức đầu ra cao nhất với lượng đầu vào ít nhất

2.1.2 Chức năng, vai trò a Chức năng, vai trò của Six Sigma Đối với doanh nghiệp

Theo Uluskan và các cộng sự, (2022) Six Sigma là một phương pháp mạnh mẽ nhằm giảm sự thay đổi, giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng sản phẩm và quy trình, và cuối cùng tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng Nó cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc để giải quyết vấn đề và cải thiện quy trình, sử dụng phân tích thống kê và ra quyết định dựa trên dữ liệu

Six Sigma còn giúp các doanh nghiệp xác định và loại bỏ các khiếm khuyết, lỗi và sự kém hiệu quả trong quy trình của họ, dẫn đến cải thiện hiệu suất hoạt động và tăng lợi nhuận Nó tập trung vào việc đạt được mức độ cao của khả năng xử lý, được đo bằng cấp độ Sigma, cho biết số lượng khiếm khuyết trên một triệu cơ hội Bằng cách triển khai Six Sigma, doanh nghiệp có thể đạt được mức độ chất lượng và sự hài lòng của khách hàng cao hơn, giảm lãng phí và làm lại, cải thiện thời gian chu kỳ và nâng cao hiệu quả tổng thể

Six Sigma thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục, trao quyền cho nhân viên tham gia các sáng kiến giải quyết vấn đề và cải tiến quy trình Điều này giúp tăng năng suất, giảm lỗi và tăng sự hài lòng của khách hàng.

Theo Raval và các cộng sự (2020), Six Sigma nhằm mục đích tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng bằng cách giảm thiểu khuyết tật và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng cách xác định và loại bỏ các nguồn không hài lòng của khách hàng

Bằng cách triển khai Six Sigma, doanh nghiệp có thể cải thiện tính nhất quán và độ tin cậy của sản phẩm và dịch vụ của mình, dẫn đến tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng

Six Sigma tập trung vào việc hiểu các yêu cầu của khách hàng và sắp xếp các quy trình để đáp ứng các yêu cầu đó, dẫn đến sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Thông qua việc sử dụng phân tích thống kê và ra quyết định dựa trên dữ liệu, Six Sigma giúp các doanh nghiệp thực hiện những cải tiến tác động trực tiếp đến nâng cao trải nghiệm khách hàng tổng thể

Theo Sharma và các cộng sự (2022), Six Sigma có thể có tác động tích cực đến xã hội bằng cách thúc đẩy hiệu quả và giảm chất thải trong các ngành công nghiệp khác nhau

Nó giúp các tổ chức cải thiện quy trình của họ, dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn mang lại lợi ích cho toàn xã hội

Tập trung của Six Sigma vào việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và phân tích thống kê giúp các tổ chức đưa ra quyết định sáng suốt, dẫn đến phân bổ nguồn lực tốt hơn và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, có thể có tác động xã hội tích cực b Chức năng, vai trò của hiệu quả sản xuất Đối với doanh nghiệp Đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc tăng khả năng cạnh tranh Nó cho phép các tổ chức tối ưu hóa các nguồn lực và quy trình của họ, dẫn đến tiết kiệm chi phí và cải thiện năng suất Quy trình sản xuất hiệu quả cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ kịp thời và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao Ngoài ra, hiệu quả sản xuất góp phần vào hiệu suất tổng thể của công ty, dẫn đến tăng lợi nhuận và thị phần Các tổ chức tương tác chặt chẽ với các đối tác và các bên liên quan để đồng tạo ra giá trị có thể đạt được hiệu quả sản xuất và hiệu quả hoạt động vững chắc Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giải quyết các rào cản tiềm ẩn đối với quản lý tri thức để tạo ra kết quả mong muốn Đối với khách hàng

Giao hàng kịp thời: Quy trình sản xuất hiệu quả cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn, đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được giao đúng thời hạn Điều này nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng

Tính sẵn có của sản phẩm: Nâng cao hiệu quả sản xuất cho phép doanh nghiệp duy trì mức tồn kho đầy đủ, giảm nguy cơ hết hàng tồn kho và đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm khi cần thiết Đảm bảo chất lượng: Quy trình sản xuất hiệu quả góp phần duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo rằng khách hàng nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng mong đợi của họ Điều này nâng cao lòng tin và lòng trung thành của khách hàng

Phương pháp và công cụ sử dụng

Theo Vootukuru (2008), Six Sigma có hai phương pháp tiêu biểu đó là DMAIC và DMADV, đối với DMAIC thì cải thiện quy trình và giải quyết vấn đề ở các sản phẩm đã có thì DMADV tập trung vào phát triển một quy trình mới hoặc một sản phẩm mới với chất lượng cao từ đầu Đối với phương pháp DMAIC thì rất phù hợp với doanh nghiệp mà tác giả nghiên cứu nên ta sẽ phân tích phương pháp này Theo Feliciano và các cộng sự (2023), phương pháp DMAIC viết tắt của các từ Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyse (Phân tích), Improve (Cải tiến), Control (Kiểm soát), đây là một phương pháp được đưa ra để cải thiện chất lượng và hiệu suất của một tổ chức và doanh nghiệp

• Define: Bước này liên quan đến việc xác định vấn đề hoặc cơ hội cần được giải quyết và đặt ra các mục tiêu và mục tiêu rõ ràng cho dự án cải tiến Điều quan trọng là xác định rõ phạm vi của dự án và xác định các bên liên quan chính liên quan Bước xác định cũng bao gồm thu thập dữ liệu và thông tin liên quan để hiểu trạng thái hiện tại của quy trình và hiệu suất của nó Bằng cách xác định dự án và các mục tiêu của nó, nhóm có thể thiết lập một định hướng rõ ràng cho các nỗ lực cải tiến và đảm bảo phù hợp với yêu cầu của khách hàng và mục tiêu của tổ chức

• Measure: Phân tích đo lường là một bước trong phương pháp DMAIC liên quan đến việc thu thập dữ liệu và thông tin để đo lường trạng thái hiện tại của quy trình và xác định các biến ảnh hưởng đến hiệu suất của nó Trong bước này, dữ liệu được thu thập và phân tích để hiểu vấn đề hoặc cơ hội trong quá trình Mục đích là để định lượng và đánh giá hiệu suất hiện tại của quy trình, giúp xác định các lĩnh vực cần cải thiện Dữ liệu được thu thập có thể bao gồm thời gian chu kỳ, lỗi, phản hồi của khách hàng và các số liệu liên quan khác Bằng cách đo lường quy trình, nhóm có thể thiết lập cơ sở và xác định các lĩnh vực chính cần cải thiện Phân tích này cung cấp nền tảng cho các bước tiếp theo của phương pháp DMAIC, chẳng hạn như phân tích nguyên nhân gốc rễ và đề xuất cải tiến

• Analyse: Là một bước liên quan đến việc phân tích dữ liệu được thu thập trong bước đo lường để xác định các mô hình, xu hướng và nguyên nhân

17 gốc rễ tiềm ẩn của vấn đề hoặc cơ hội trong quy trình Trong bước này, các kỹ thuật và công cụ phân tích thống kê được sử dụng để có được thông tin chi tiết từ dữ liệu và hiểu các yếu tố góp phần vào trạng thái hiện tại của quá trình Phân tích có thể liên quan đến việc xác định các biến thể của quá trình, tiến hành kiểm tra giả thuyết và thực hiện phân tích tương quan và hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các biến Bằng cách phân tích dữ liệu, nhóm có thể xác định các lĩnh vực chính cần cải thiện và ưu tiên các nguyên nhân gốc rễ tiềm ẩn để điều tra thêm Phân tích này cung cấp cơ sở để phát triển các giải pháp hiệu quả và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu để cải thiện hiệu suất quy trình

• Improve: Là một bước được sử dụng để giải quyết các vấn đề đã xác định và cải thiện hiệu suất quy trình Nó liên quan đến việc phát triển một kế hoạch hành động dựa trên phân tích dữ liệu thu thập được và những hiểu biết thu được từ các bước trước đó Mục tiêu là đề xuất các giải pháp làm giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, tối ưu hóa quy trình và đạt được những cải tiến mong muốn Kế hoạch được thực hiện và hiệu quả của các giải pháp đề xuất được giám sát

Kiểm soát là một bước trong phương pháp DMAIC được dùng để giám sát những kết quả đạt được khi triển khai kế hoạch cải tiến và thiết lập các biện pháp kiểm soát để duy trì chúng lâu dài Điều này bao gồm việc theo dõi các chỉ số hiệu suất và đảm bảo những cải tiến mong muốn được duy trì bền vững Bước kiểm soát này ngăn chặn quá trình quay trở lại trạng thái trước đó, liên tục giám sát và quản lý để duy trì những cải tiến đã đạt được Bằng cách thực thi các biện pháp kiểm soát, các tổ chức đảm bảo rằng những thay đổi đã thực hiện trong bước cải tiến được tích hợp hiệu quả vào quy trình và mang lại những kết quả như mong muốn một cách nhất quán.

Theo Gonzales và các cộng sự (2021), phương pháp ABC Pareto là một kỹ thuật phân loại hàng tồn kho nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi, phân loại các mặt hàng tồn kho thành ba loại dựa trên tầm quan trọng và giá trị của chúng Phương pháp được sử dụng trong quản lý hàng tồn kho để tối ưu hóa mức tồn kho, giảm chi phí, cải

18 thiện dịch vụ khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động tổng thể Nó giúp các công ty ưu tiên các nỗ lực quản lý hàng tồn kho của họ bằng cách tập trung vào các mặt hàng quan trọng nhất Ông đã phân loại hàng hóa bằng phương pháp ABC Pareto ra ba nhóm chính:

Hình 2.2: Phân loại các nhóm trong ABC Pareto

(Nguồn: Rikardus Gonzales và các cộng sự, 2021)

Nhóm A được đặc trưng bởi các tiểu dự án đòi hỏi nỗ lực thực hiện tương đối thấp, chỉ chiếm 30% tổng nguyên nhân Tuy nhiên, những tiểu dự án này mang lại tỷ lệ cao trong lợi ích tổng thể, đóng góp tới 15% kết quả Điều này phản ánh hiệu quả chi phí, cho thấy rằng bằng cách tập trung vào những tiểu dự án có nỗ lực thấp nhưng lợi ích cao, các tổ chức có thể tối đa hóa giá trị.

• Nhóm B: Các tiểu dự án có nỗ lực, công sức trung bình nên ở nhóm này phải tỷ lệ thuận với lợi ích Ta có thể hiểu là 20% nguyên nhân tạo ra nhưng tạo ra kết quả chiếm đến 80%

• Nhóm C: Phần còn lại trong dự án, tức là các tiểu dự án có đóng góp ít trong lợi ích nhưng đã có rất nhiều sự nỗ lực Ta có thể hiểu là 50% nguyên nhân tạo ra nhưng tạo ra kết quả chiếm đến 5%

Các bước thực hiện phương pháp ABC Pareto:

• Bước 1: Xác định mục tiêu cần giải quyết: Ở bước này ta chọn mục tiêu như cải thiện chi phí bảo trì máy móc hay cải thiện quản lý tồn kho,…

• Bước 2: Tìm kiếm và thu thập dữ liệu: Ở bước này ta phải thu thập các dữ liệu liên quan mật thiết đến mục tiêu

• Bước 3: Tính toán giá trị máy móc, hàng hóa: Ở bước này ta đo lường tầm quan trọng của mỗi máy móc, hàng hóa này so với tổng giá trị tất cả máy móc hàng hóa trong 1 tháng, 1 năm tùy theo nhu cầu tác giả Phép tính được tính như sau:

Tỷ lệ máy móc, mặt hàng tác động = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑚ỗ𝑖 𝑚á𝑦 𝑚ó𝑐,𝑚ặ𝑡 ℎà𝑛𝑔

• Bước 4: Phân loại: Ở bước này ta phân loại từng máy móc, mặt hàng theo từng nhóm (nhóm A, nhóm B, nhóm C)

• Bước 5: Đưa ra quyết định và hành động: Dựa trên phân loại ABC, xác định chiến lược quản lý cho mỗi nhóm Nhóm A thường được quản lý chặt chẽ vì chúng chiếm phần lớn giá trị, trong khi nhóm C có thể được quản lý một cách hiệu quả hơn

• Bước 6: Kiểm soát và điều chỉnh: Ở bước này ta theo dõi hiệu suất của từng nhóm và điều chỉnh khi cần thiết

Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu 1: “ Six sigma DMAIC để cải thiện hiệu suất máy trong một nhà máy sản xuất thảm” của Phruksaphanrat và Tipmanee (2019)

Trong nghiên cứu này, sáu sigma DMAIC đã được áp dụng để cải thiện hiệu suất máy trong một nhà máy nghiên cứu điển hình đại diện cho ngành dệt may Công ty phải đối mặt với vấn đề về hiệu suất máy móc trong quá trình sản xuất của mình, đặc biệt với hầu hết sản phẩm quan trọng có nhu cầu cao nhất, thảm Axminster Hiệu quả sản xuất thảm Axminster đã được thấp hơn mục tiêu trong một thời gian dài Công ty dự đoán hiệu suất của máy sẽ tăng đáng kể Vì thế, Sáu Kỹ thuật Sigma DMAIC và các công cụ cải tiến được áp dụng vào máy nguyên mẫu Sau khi chia thủ tục thành năm giai đoạn: xác định, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát, các giải pháp nâng cao hiệu quả của máy nguyên mẫu là được liệt kê thành sáu loại, đào tạo, thiết kế các thành phần mới, phân tích dữ liệu, cải tiến hệ thống tài liệu, sửa đổi một số linh kiện máy và cải tiến một số phương pháp chuẩn bị nguyên liệu Kết quả là hiệu suất cuối cùng tăng lên 64,06%, tức là cải thiện 12,01% điểm so với hiệu suất 52,05% ban đầu

Nghiên cứu 2: “Áp dụng phương pháp DMAIC để cải thiện hoạt động dây chuyền sản xuất mỹ phẩm ngành công nghiệp ” của FELICIANO và PEREIRA

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu của người tiêu dùng cao, các công ty đang tìm kiếm những cơ hội hiện đại hóa quy trình của mình, nhằm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ vừa chất lượng vừa linh hoạt, đồng thời đổi mới nội dung với chi phí thấp hơn trong thời gian giao hàng ngắn hơn Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm giảm thời gian chu kỳ của quy trình làm đầy trong ngành công nghiệp mỹ phẩm Để đạt được điều đó, phương pháp DMAIC được sử dụng để lập bản đồ dòng chảy, đo lường và phân loại các biến số, phân tích dữ liệu để xác định nguyên nhân gốc rễ, đề xuất các cải tiến quy trình và quản lý các chỉ số hiệu suất chính trong suốt quá trình triển khai hoạt động Để đạt được mong muốn đề ra, nghiên cứu này sử dụng các khái niệm và công cụ được đề cập trong Lean Six Sigma Kết quả thu được cho thấy rằng có sự cải thiện đáng kể về hiệu suất quy trình, chẳng hạn như giảm thời gian chu kỳ, giảm lãng phí và nâng cao năng suất.

25 giảm thời gian chu kỳ xuống 14,86%, trong đó trạng thái hiện tại là 64,74 giây trở thành 55,12 giây ở trạng thái tương lai

Nghiên cứu 3: “Six Sigma và áp dụng DMAIC để giảm khuyết tật của găng tay cao su trong Quy trình sản xuất ” của Jirasukprasert và các cộng sự (2014)

Mục đích trong thời đại toàn cầu hóa này, khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ đã trở thành lợi thế cạnh tranh và là nhu cầu đảm bảo sự sống còn Sáu Sigma phương pháp giải quyết vấn đề DMAIC là một trong những kỹ thuật được các tổ chức sử dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình Bài viết này nhằm mục đích chứng minh tính thực nghiệm ứng dụng Six Sigma và DMAIC để giảm lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất găng tay cao su tổ chức Thiết kế/phương pháp/phương pháp tiếp cận bài viết áp dụng phương pháp DMAIC để điều tra nguyên nhân gốc rễ của các khiếm khuyết và đưa ra giải pháp để giảm thiểu/loại bỏ chúng Đặc biệt, thiết kế thí nghiệm, kiểm tra giả thuyết và phân tích hai chiều các kỹ thuật phương sai được được kết hợp để xác định thống kê xem hai biến số quy trình chính là nhiệt độ của lò và tốc độ của băng tải, có tác động đến số lượng khuyết tật được tạo ra, cũng như để xác định mức độ tối ưu của chúng giá trị cần thiết để giảm/loại bỏ các khiếm khuyết Kết quả phân tích từ việc sử dụng Six Sigma và DMAIC chỉ ra rằng lò nhiệt độ và tốc độ của băng tải ảnh hưởng đến số lượng găng tay bị lỗi được sản xuất Sau đó tối ưu hóa hai biến số quy trình này, giảm khoảng 50% lỗi găng tay “rò rỉ” đã đạt được, điều này giúp tổ chức nghiên cứu để giảm thiểu khiếm khuyết trên một triệu cơ hội từ 195.095 lên 83.750 và do đó cải thiện mức sigma của nó từ 2,4 lên 2,9 Bài viết này có thể dùng làm tài liệu tham khảo hướng dẫn cho các nhà quản lý và kỹ sư để thực hiện các dự án cải tiến quy trình cụ thể trong tổ chức của họ, tương tự như dự án đã trình bày trên trang giấy này

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN 4 - CÔNG

Quy trình sản xuất tổng quan tại chuyền 4

3.1.1 Cơ cấu tổ chức chuyền 4

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức chuyển 4

(Nguồn: Phòng nhân sự, 2023) Các chuyền nói chung cũng như chuyền 4 nói riêng sẽ có cơ cấu tổ chức như trên, mọi người sẽ có mỗi chức năng khác nhau nhưng liên kết và cùng đạt tới mục đích chung là tạo ra sản phẩm chất lượng nhất cụ thể như sau:

Quản đốc xưởng sẽ là người quản lý sản xuất trong việc điều phối quá trình sản xuất ống thép, công nhân dưới xưởng và tiếp nhận kế hoạch sản xuất sau đó triển khai để đạt mục tiêu mà giám đốc đề ra Ngoài ra, quản đốc xưởng còn giám sát an toàn để đảm bảo môi trường làm việc của công nhân tốt nhất

Phó quản đốc xưởng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp và hỗ trợ quản đốc xưởng trong các nhiệm vụ quản lý sản xuất hằng ngày Họ còn đảm nhận cùng bộ phận chất lượng kiểm soát hàng hóa tạo ra thành phẩm tốt nhất Chủ yếu kiểm soát sản xuất và lịch trình, giải quyết vấn đề trong các sự cố xảy ra, quản lý vật tư và nguyên vật liệu duy trì trong quá trình sản xuất

Quản đốc xưởng Phó quản đốc xưởng

KCSThợ máyThợ hànBốc xếp Đóng đaiCẩu hàngGhi dãn

KCS sẽ kiểm soát chất lượng thành phẩm đưa ra trước khi lên xe vận chuyển theo tiêu chuẩn công ty đã đưa ra, họ sẽ nhận diện được lỗi trên thành phẩm và báo cho thợ máy sửa chữa để giảm thiểu ít nhất lỗi trong từng bó Sau đó sẽ đánh giá và nộp bản báo cáo phó quản đốc xưởng để kiểm soát chất lượng thành phẩm trong tuần, tháng, năm

Thợ máy với những kiến thức và kỹ năng kỹ thuật máy móc, vận hành máy cán thép theo đúng quy trình đưa ra và nhận các kế hoạch sản xuất từ phòng sản xuất để tạo ra thành phẩm đúng theo kế hoạch Thợ máy là người trực tiếp sửa chữa, canh chỉnh khi thành phẩm đưa ra gặp các lỗi không đúng theo tiêu chuẩn của công ty Công nhân bao gồm bốc xếp, đóng đai, cẩu hàng, ghi dãn sẽ làm các nhiệm vụ đưa thành phẩm thành bó, có nhãn dán và đưa hàng vào kho hoặc lên xe chuyển đến các đại lý một cách theo chuẩn quy cách của công ty đưa ra

Công tác lập kế hoạch cho chuyền 4:

Chuyền 4 là chuyền có tổng sản lượng lớn nhất trong tám chuyền, với sản lượng nhiều như vậy thì công tác lập kế hoạch cũng rất khó khăn và thay đổi liên tục các mã hàng, sau đây là kế hoạch sản xuất của chuyền 4 trong 3 ngày gần nhất:

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất trong 3 ngày 28, 29, 30 tháng 6 tại chuyền 4

Ngày Quy cách Thời gian sản xuất (giờ) Số lượng (bó)

(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất, 2023) Bảng trên giải thích kế hoạch sản xuất trong ba ngày 28, 29, 30 của tháng 6 năm

2023 cụ thể qua quy cách của từng loại hàng phải sản xuất trong ngày ứng với thời gian sản xuất và số bó Ví dụ ngày 28/06/2023 tại chuyền 4 sản xuất loại quy cách 50*100*1,35*6000 (chiều cao 50mm, rộng 100mm, độ dày 1,35mm, dài 6000mm) trong thời gian 3 giờ phải sản xuất 12 bó hàng và các ngày khác ứng với số loại cũng tương tự như vậy

3.1.2 Quy trình sản xuất trên chuyền 4

Hình 3.2: Quy trình sản xuất trên chuyền 4

(Nguồn: Phòng nhân sự, 2023) Quy trình sản xuất trên chuyền 4 được thợ máy, KCS, công nhân thực hiện theo quy trình như trên, phôi là cuộn thép được cân và đưa vào trục cố định và xả băng để đưa vào lồng tích, sau đó qua máy cán ống thép, máy in, bàn cắt để tạo hình thành phẩm đúng theo quy cách mà phòng kế hoạch sản xuất đề ra như kích thước, chữ trên cạnh ống, độ dày, ngoại quan bề mặt, … Sau khi hoàn thành giai đoạn tạo ngoại hình thành phẩm thì chúng sẽ được bệ đỡ con lăn di chuyển tới máng chứa và được công nhân xếp thành bó, dán nhãn và cuối cùng lên xe hoặc lưu kho

3.1.3 Quy trình kiểm tra chất lượng

KCS (Kiểm soát chất lượng) đóng vai trò phối hợp với quản lý nhà máy và thợ máy để thiết lập, thực hiện và đo lường các quy trình kiểm tra chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn đã định và các tiêu chuẩn quốc tế Quy trình kiểm tra được thực hiện theo lưu đồ đã thiết lập sẵn.

Hình 3.3: Lưu đồ kiểm tra chất lượng

(Nguồn: Phòng chất lượng, 2023) KCS có nhiệm vụ bắt đầu là kiểm tra phôi xem phôi có bị móp, mép, téc, đục lỗ, xước trên bề mặt và các loại lỗi khác Nếu có vấn đề ta sẽ trả lại nhà cung cấp, phôi không có vấn đề lỗi sẽ được đưa vào lồng tích chạy và theo máy cán ống thép ra thành phẩm Thành phẩm sẽ được trực tiếp kiểm tra ngoại quan, đo lường bằng thước dây, thước kẹp, thước panme để kiểm tra có đúng theo tiêu chuẩn của công ty đưa ra hay không Nếu không đúng sẽ đưa vào hàng B với lỗi nhỏ, hàng phế nếu lỗi lớn và báo cáo trực tiếp cho thợ máy để sửa chữa ngay lập tức Cuối cùng là lưu kho hoặc bán cho đại lý trực tiếp và kết thúc

Bảng 3.2: Bản tiêu chuẩn cơ bản

STT Nội dung Tần suất kiểm tra Ghi chú

1 Kiểm tra tình trạng phế liệu, hàng B trước khi nhận ca 1 ca/ 2 lần Kiểm tra tổng thể, sổ giao ca

2 Kiểm tra vệ sinh không gian, khu vực máy cán 1 ca/ 2 lần Kiểm tra tổng thể, sổ giao ca

3 Kiểm tra lửa hàn 3 phút/ lần Căn cứ màu sắc lửa hàn

4 Kiểm tra vị trí đường hàn 3 phút/ lần

Vị trí mối hàn cách mép 1 - 3mm: ống kích thước dưới 30x30

Vị trí mối hàn cách mép 2 - 5mm: ống kích thước trên 30x30

5 Kiểm tra phun kẽm đường hàn 3 phút/ lần

6 Kiểm tra đường hàn của ống 5 phút/ lần Mối hàn ngấu và không chồng mý

7 Kiểm tra độ thẳng của ống 5 phút/ lần Lật kiểm tra độ thẳng các mặt

8 Kiểm tra bề mặt đường bào mối hàn 5 phút/ lần Phăng và không gợn sóng

9 Kiểm tra tình trạng kẽm dính khuôn, móp ống 15 phút/ lần Chà khuôn bằng giấy nhám

10 Kiểm tra đường in 15 phút/ lần Máy còn hoạt động và vị trí in

11 Kiểm tra chiều dài ống 30 phút/ lần Đo bằng thước dây 7,5m

12 Kiểm tra nhiệt độ nước sữa 30 phút/ lần

13 Kiểm tra tình trạng nhỏ dầu chống gỉ 30 phút/ lần

14 Kiểm tra kích thước mặt cắt ống 1h/ lần

15 Kiểm tra chất lượng ngoại quan mối hàn nối đuôi 1h/ lần

16 Các hạng muc không xử lý được Thường xuyên Báo cáo trưởng ca/ quản lý nhà máy ngay khi phát sinh

(Nguồn: Phòng chất lượng, 2023) Không chỉ áp dụng chất lượng theo tiêu chuẩn của công ty, các tiêu chuẩn chất lượng phải theo hai tiêu chuẩn chính là Chứng nhận hợp chuẩn ASTM A500/A500M-

18 và Chứng nhận ISO 9000:2015 Quản lý, KCS, thợ máy sẽ theo các tiêu chuẩn đề ra để tạo ra những sản phẩm chất lượng mà chuyền 4 đang sản xuất.

Đánh giá Thực trạng sản xuất tại chuyền 4 - Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa

3.2.1 Xác định vấn đề tại chuyền 4

Hình 3.4: Trọng lượng hàng không đạt chất lượng qua 4 tháng

(Nguồn: Phòng nhân sự, 2023) Dựa vào bảng tổng trọng lượng hàng lỗi, có thể thấy rõ rằng chất lượng sản phẩm thép hộp trong công ty đang gặp vấn đề nghiêm trọng Những số liệu hàng lỗi tăng đột biến ở các tháng 3, 4, 5, 6 và đặc biệt là cao nhất ở tháng 5 với số hàng phế lên đến 78.000kg

Nguyên nhân chính của vấn đề này là do chưa có sự kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng lỗi và hàng không đạt chất lượng, đặc biệt là hàng B, B1, phế và dăm bào

Tổng trọng lượng hàng lỗi (kg)

Hàng B Hàng B1 Phế Dăm bào

31 trong quá trình sản xuất Vấn đề kiểm soát chất lượng là rất quan trọng trong ngành thép, và nếu không được giải quyết kịp thời, nó sẽ gây tổn thất lớn cho công ty Việc kiểm soát rất quan trọng trong ngành thép bởi vì nếu lỗi ở mức cao như số liệu hàng chục ngàn thì việc hao tổn chi phí bán hàng sẽ tăng cao, giảm doanh số mà công ty muốn đạt được Cụ thể thành phẩm sẽ với mức giá tốt nhưng việc hàng lỗi chuyển sang hàng B sẽ giảm lượng tiền, hàng B1 sẽ khó bán và đặc biệt là phế Từ đây có thể thấy thực trạng mà công ty đang mắc phải là chất lượng thép hộp đang là vấn đề cần quan tâm nhất

3.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất tại chuyền 4

Bảng 3.3: Tỷ lệ phần trăm khuyết tật

Tháng Tổng trọng lượng Tổng trọng lượng lỗi Tỷ lệ phần trăm

(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất, 2023) Dựa vào hai bảng thống kê ở phía trên, ta có thể nhận xét rằng tỉ lệ phần trăm hàng lỗi giảm mạnh từ tháng 3 sang tháng 4, cụ thể là từ 2,1% xuống còn 1,7%, điều này là một dấu hiệu tích cực Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 6, tỉ lệ hàng lỗi lại tăng mạnh lên 1,9%, cho thấy việc kiểm soát hàng trong hai tháng này gặp vấn đề và cần phải kiểm soát một cách kịp thời trong các tháng tiếp theo

Không chỉ ở mức mà công ty đang mắc phải, mức khách hàng và thị trường yêu cầu tỉ lệ hàng lỗi không vượt quá 1,5% nhưng trong bốn tháng gần đây, công ty đã vượt mức này, dẫn đến lượng chi phí không đáng có ở các loại hàng B, B1, phế và dăm bào Việc này cần được giải quyết ngay để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm chi phí triệt để trong quá trình sản xuất ống thép

Nếu không xác định được nguyên nhân và tìm ra giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm, tỉ lệ hàng lỗi sẽ gia tăng, đặc biệt là vào thời điểm nhu cầu tăng cao như cuối năm Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và chất lượng sản phẩm khi đến tay khách hàng.

Bảng 3.4: Mức sigma qua từng tháng

Tháng Tỷ lệ phần trăm lỗi Mức sigma

Ta có thể quy đổi tỷ lệ phần trăm lỗi qua các tháng 3, 4, 5, và 6 thành các mức Sigma tương ứng: 3,53; 3,60; 3,57 và 3,56 Các mức Sigma này thể hiện mức độ chất lượng sản phẩm và hiệu suất quy trình sản xuất của công ty

So với thị trường ngành thép hộp, các mức Sigma này đang ở mức trung bình, cho thấy rằng công ty đang có một số điểm mạnh trong quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm soát quy trình sản xuất Tuy nhiên, để cải thiện và đạt được mức chất lượng cao hơn, công ty cần nỗ lực để đạt được mức Sigma từ 3,75 đến 4,25 Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm và cải thiện hiệu suất quy trình sản xuất

3.2.3 Nhận diện dòng chảy sản phẩm

(Nguồn: Phòng nhân sự, 2023) Lưu đồ SIPOC đã được phân tích từ lúc đầu là nhà cung cấp, tiếp đến là đầu vào, quy trình, đầu ra và cuối cùng là khách hàng như được mô tả trong hình trên Cụ thể, nhà cung cấp là các nhà cung cấp cuộn thép, còn được gọi là phôi, như Công Ty

- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại SMC, Công ty Cổ Phần Thép ASIA, Công ty TNHH Sản Xuất Lê Phan Gia là những đầu mối cung ứng chính.- Quá trình kiểm soát đầu vào đóng vai trò quan trọng, bao gồm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động và tiêu chuẩn chất lượng của thép.

33 thiết để cải thiện thực trạng hiện tại của công ty Việc đặc biệt cân nhắc và kiểm tra đầu vào, đặc biệt là phôi thép, là vấn đề lớn nhất và ảnh hưởng đến các giai đoạn sau này trong quá trình sản xuất Việc kiểm tra đầu vào sẽ cho chúng ta nhận định về chất lượng của nhà cung cấp và thành phẩm sau này, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu chất lượng mà khách hàng đòi hỏi và tạo uy tín cho công ty

Quy trình sản xuất, như một phần thiết yếu của SIPOC, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguyên nhân gốc rễ và tình trạng thực tế của quá trình sản xuất Bằng cách phân tích quy trình, các doanh nghiệp có thể xác định các điểm sản sinh lỗi, kịp thời cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra theo mục tiêu đề ra.

Sau khi đã kiểm soát đầu vào, chúng ta cần phải chú trọng vào đầu ra, đây là nơi mà công ty dễ dàng kiểm soát và nhận thấy các vấn đề gặp phải để kịp thời xử lý Bằng cách sử dụng các bản báo cáo chất lượng, kiểm tra sản phẩm thành phẩm và lắng nghe ý kiến từ người dùng cuối cùng, tức là khách hàng, công ty có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả

Tóm lại, việc kiểm soát các khâu trong quá trình sản xuất, từ nhà cung cấp đến đầu vào, quy trình và đầu ra đều là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng Công ty cần tiếp tục tập trung vào việc nâng cao mức Sigma bằng cách phân tích hàng lỗi ở lỗi nào nhiều nhất thông qua phương pháp biểu đồ Pareto, biểu đồ xương cá và các dạng biểu đồ khác để cải thiện hiệu suất sản xuất và đạt được mức chất lượng tốt hơn trong ngành công nghiệp thép hộp

3.2.4 Xác định nguyên nhân Để khám phá nguyên nhân gây ra sự phản hồi và trả lại nhiều sản phẩm từ phía khách hàng, tạo ra áp lực tăng cường hiệu suất sản xuất, chúng ta có thể áp dụng lý thuyết đã được trình bày tại chương 2 về biểu đồ Pareto Theo đó, chúng ta sẽ thực hiện một bảng thống kê tổng hợp về các lỗi xuất hiện thường xuyên trong suốt các tháng Việc này giúp chúng ta xác định tần suất của từng vấn đề, từ đó chuyển đổi thành tỷ lệ để tạo ra một biểu đồ Pareto Biểu đồ Pareto sẽ tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, tạo ưu tiên cho các khía cạnh cần được giải quyết đầu tiên và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất cho doanh nghiệp Qua quá trình này, chúng ta không chỉ xác định rõ nguyên nhân mà còn phát triển chiến lược hành động linh hoạt, giúp giảm tỷ lệ phản hồi và tăng cường chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả

Bảng 3.5: Thống kê tổng các lỗi thường xuyên qua các tháng

Tên lỗi Tần số phản hồi Tỷ lệ % Tỷ lệ % tích lũy

ÁP DỤNG DMAIC TRONG SIX SIGMA NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG THÉP TẠI CHUYỀN 4 - CÔNG TY

Xác định chất lượng sản phẩm trên chuyền

Sau khi xác định chất lượng trên chuyền thông qua thực trạng chất lượng trên chuyền 4 thì ta sẽ áp dụng DMAIC để nâng cao hiệu quả tại chuyền của công ty Trước tiên ta sẽ xác định phạm vi vấn đề thông qua 5W1H

Bảng 4.1: Phạm vi vấn đề

Thiện cái gì, để làm sao?

(What/Which) Lỗi xước bề mặt phôi Thực hiên khi nào?

(When) Thực hiện vào tháng 7 Thực hiện ở đâu?

Tại chuyền 4 Công ty TNHH SX TM Sắt Thép Ánh Hòa

Ai là người thực hiện vấn đề này?

(Who) Phó quản đốc xưởng, KCS, nhân sự, tác giả Mục tiêu hướng đến như thế nào?

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Để áp dụng công ty sẽ thành lập dự án thông qua danh sách các thành viên cụ thể:

Bảng 4.2: Bảng thành viên thực hiện dự án

Tên Vai trò Chức vụ

Lê Bình Trưởng nhóm Phó quản lý sản xuất

Cao Bắc Thành viên KCS

Viết Cường Thành viên KCS

Kim Phúc Hỗ trợ Nhân sự

Việt Phúc Hỗ trợ Thực tập sinh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Sau khi thành lập nhóm dự án nhóm sẽ phân chia các công việc cụ thể cho từng người chi tiết sau đây:

• Lê Bình sẽ tổng hợp tất cả các dữ liệu và hướng dẫn các thành viên trong nhóm dự án trong việc kiểm soát lỗi trong từng giai đoạn và giải pháp thực hiện

• Cao Bắc sẽ thu thập thông tin qua từng ngày, kiểm soát các lỗi từng công đoạn và báo cáo đánh giá nộp cho Lê Bình

• Viết Cường sẽ kiểm tra chất lượng trực tiếp trên từng công đoạn, các mục chính

41 ở thực trạng để có thể cải tiến chất lượng trên chuyền

• Kim Phúc sẽ triển khai cho thợ máy, công nhân để thực hiện theo đúng dự án đề ra theo các giai đoạn cụ thể

• Việt Phúc sẽ hỗ trợ Lê Bình, Cao Bắc trong thu thập thông tin, kết luận các vấn đề và triển khai thực hiện quá trình cải tiến chất lượng trên chuyền

Bảng 4.3: Lịch trình thực hiện dự án

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Xác định được mục đích của dự án thông qua biểu đồ CTQ:

Hình 4.1: Sơ đồ cây CTQ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đo lường tình trạng chất lượng sản phẩm

Tình hình hiện tại đang ở mức 3,53σ đến 3,6σ, hiệu suất đạt 97,73% đến 98,3%, vượt mức lỗi của các công ty thép cùng ngành Tỷ lệ lỗi tăng làm sigma duy trì ở mức trung bình Để cải thiện, cần nâng sigma lên 4σ tương ứng với hiệu suất 99,38%.

Phân tích nguyên nhân gây lỗi sản phẩm

Các nguyên nhân gây lỗi chủ yếu là do con người, máy móc, nguyên vật liệu và phương pháp làm việc, quản lý của người quản lý, KCS, thợ máy và công nhân

Các nguyên nhân cốt lõi rút ra từ 4 nguyên nhân trên là:

• Cuộn tạo khuôn còn dính ba dớ, chưa vệ sinh sạch sẽ → Sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị cũ

• Nguyên vật liệu là phôi còn xấu, nhiều vết trầy xước trên cả hai mặt → Cải thiện chất lượng trong việc đánh giá, kiểm soát nhà cung cấp

• Phương pháp kiểm tra, sửa chữa, bốc xếp của thợ máy, bốc xếp → Đưa ra kế hoạch đào tạo

Cải thiện chất lượng quy trình sản xuất

4.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị a Cơ sở đề xuất giải pháp

Do nhà máy sản xuất lâu năm, máy móc trang thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu, phải bảo trì theo phương pháp bảo trì sự cố nên tần suất hư hỏng tăng cao Mỗi lần hư hỏng lại kéo theo thời gian dừng máy kéo dài, làm chậm trễ tiến độ sản xuất, tăng tỷ lệ thành phẩm lỗi Ngoài ra, sau mỗi lần dừng máy khởi động lại, tỷ lệ hàng B, phế phẩm cũng tăng Tuổi thọ máy móc thấp, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ dẫn đến lỗi nghiêm trọng hơn, đặc biệt là lỗi xước.

Để nâng cao hiệu quả bảo trì máy móc thiết bị, ABC Pareto chính là giải pháp kịp thời giúp doanh nghiệp xác định 20% nguyên nhân gây ra 80% chi phí lãng phí Từ đó, dựa trên tần suất hư hỏng, doanh nghiệp có thể quyết định sửa chữa định kỳ hoặc thay thế máy móc mới, giúp giảm thiểu tỷ lệ hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Trong việc sản xuất ống thép mạ kẽm, mỗi chiếc máy móc và thiết bị đều đóng góp một phần quan trọng vào quy trình sản xuất Do đó, việc kiểm soát và quản lý tình trạng của chúng là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và duy trì năng suất

Dưới đây là bảng thể hiện sự quản lý chặt chẽ và tần suất sự cố của các máy móc và thiết bị trong quá trình sản xuất ống thép mạ kẽm:

Bảng 4.4: Tỷ lệ chi phí bảo trì máy móc thiết bị

Máy móc, thiết bị Số tiền

Số lần hư/tháng % % tích lũy

Máy cắt và hàn nối băng thép

Lưỡi cưa gọt mối hàn 200.000 5 0,60% 99,57%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ thống kê ta có thể thấy được có 15 máy móc, thiết bị của bộ máy cán ống thép gây nhiều lỗi nhất khi sản xuất Trong đó có thể nhận thấy rằng máy phun kẽm bị hư hỏng nhiều nhất nhưng có số tiền sửa chữa không phải là lớn nhất với 15 lần lỗi chỉ 3.545.000 VNĐ Bộ khuôn tạo hình là một vấn đề đáng lo ngại khi có số lỗi là 13 và chi phí sửa chữa cũng cao nhất lên đến 7.000.000 VNĐ và chiếm 20,92% số tiền sửa chữa và ngược lại là cuộn cảm với số tiền 145.000VNĐ chiếm 0,43% Ta có thể biểu đồ như sau:

Hình 4.2: Biểu đồ Pareto chi phí sửa chữa của máy cán ống thép

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua việc nghiên cứu biểu đồ Pareto, chúng ta có khả năng đánh giá mức độ ưu tiên của các máy móc và thiết bị cần tiến hành sửa chữa, trong mối liên quan với mức độ hư hỏng của chúng Điều này giúp chúng ta xác định rõ hơn ba cấp độ cụ thể, bao gồm cấp độ A, B và C cho từng nhóm chiến lược sau đây:

Cấp độ A bao gồm nhóm các thiết bị vô cùng quan trọng như máy bộ khuôn tạo hình, máy cắt và hàn nối băng thép, máy in, hệ thống làm mát và máy phun kẽm Nhóm này chiếm đến 80% tổng chi phí sửa chữa trung bình hàng tháng Đây là các thiết bị thường xuyên gây ra sự cố và có tác động trực tiếp lên sản phẩm thành phẩm

Hình 4.3: Bảng chi phí tổn thất lỗi cấp độ A tháng 05/2023

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Như bảng 4.3 ta thấy được ở cấp độ A, mỗi khi máy móc thiết bị hư hỏng ở nhóm này, thời gian ngưng máy trong tháng này làm cho chi phí tổn thất lên đến 787.320.000 đồng Chưa kể phải tốn thêm chi phí sửa chữa, điều này vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí Công ty phải chịu thất thoát lớn trong từng tháng kể cả cấp độ B và C khi tuổi thọ của chúng đã cũ, tình trạng hỏng hóc kéo dài và việc bảo trì không được lập kế hoạch hợp lý Với mức chi phí sửa chữa lớn như vậy, chúng ta cần thực hiện bảo trì dự phòng trước khi máy chạy vào các ngày trong tuần như thứ 2, thứ 4 và thứ 6 Điều này giúp tránh tình trạng hoạt động suốt từ 45 đến 60 phút, sau đó gặp sự cố hỏng hóc Việc này sẽ giúp giảm thiểu không chỉ chi phí sửa chữa mà còn cắt giảm thời gian dừng máy do sự cố thiết bị Chúng ta không chỉ đơn thuần sửa chữa, mà còn tạo nên một kế hoạch bảo trì toàn diện để đảm bảo rằng các thiết bị quan trọng này hoạt động một cách ổn định và duy trì hiệu suất tốt nhất Qua việc áp dụng cấp độ A này, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên, đồng thời đảm bảo rằng quá trình sản xuất vẫn diễn ra trơn tru và không bị gián đoạn vì các vấn đề kỹ thuật không mong muốn

Hình 4.4: Kế hoạch bảo trì tại chuyền 4 ở nhóm A

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Cấp độ B trong hệ thống sản xuất của chúng ta đóng gói chính các máy hàn cao tần và máy cán định hình, hai loại thiết bị quan trọng góp phần tạo nên sự hoàn hảo trong quy trình sản xuất Dù đã được sử dụng trong thời gian dài và có khả năng hoạt động ổn định hơn so với những loại khác, nhưng vẫn không tránh khỏi việc gây ra một số chi phí khá đáng kể do tính cũ kỹ và hệ thống bắt đầu trở nên lỗi thời Để đảm bảo

46 rằng nhóm máy ở cấp độ B vẫn hoạt động tốt và mang lại hiệu suất tốt nhất, chúng ta cần thực hiện các biện pháp bảo trì thông minh Cụ thể, việc thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng cán định hình sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời gia tăng tuổi thọ của các thiết bị này Ngoài ra, việc đề cao việc sửa chữa và thay thế các máy hàn cao tần khi gặp sự cố cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát hiệu suất của nhóm máy cấp độ B Chúng ta không chỉ đang đối mặt với việc giữ cho các thiết bị này hoạt động một cách hiệu quả, mà còn đang nỗ lực tối đa hóa giá trị từ chúng trước khi xem xét việc thay thế bằng các thiết bị mới hơn Mặc dù việc duy trì cấp độ B có thể tốn kém, nhưng chúng ta có thể hạn chế chi phí và tối ưu hóa hiệu suất thông qua việc thực hiện các biện pháp đúng thời điểm và hiệu quả

Cấp độ C chứa các máy hiện đại và mới, đây là những thiết bị ít lỗi vì được thay thế đều đặn và đang ở đỉnh cao của sự phát triển công nghệ Điều quan trọng ở đây là duy trì sự ổn định và hiệu suất của nhóm máy cấp độ C thông qua việc kiểm soát và bảo trì Mặc dù có vẻ như cấp độ C ít đòi hỏi hơn về mặt sửa chữa và duy trì, việc theo dõi cẩn thận vẫn là cần thiết để đảm bảo rằng chúng không bị tụt lại về mặt hiệu suất và không gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến sự liên tục của quy trình sản xuất

Việc phân chia sẽ giảm đi được thời gian ngừng máy, tìm nguyên nhân lỗi một cách cụ thể hóa, tỷ lệ lỗi trầy xước sẽ giảm đáng kể trong khi sản xuất c Tính khả thi của giải pháp

Kế hoạch thực hiện việc đầu tư và thay thế các thiết bị trong dự án là một hướng đi khả thi vì có sự mong muốn của Giám đốc Đây là sự đáp ứng đúng lúc đối với sự phát triển và cải tiến liên tục của hoạt động sản xuất Những người làm việc tại dự án đều được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, cùng với một sự hiểu biết sâu sắc về quá trình làm việc Mối liên kết mạnh mẽ với Trưởng quản đốc, thợ máy, phòng kỹ thuật tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi quyết định và hành động được đồng thuận và tích hợp tối đa Để phân loại và xác định ưu tiên trong việc thay thế thiết bị, chúng ta áp dụng phương pháp ABC Pareto – một cách tiếp cận thông minh và hiệu quả để phân chia các nhóm máy Việc này giúp chúng ta nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản: 20% nguồn lực thường đóng góp cho 80% kết quả Áp dụng phương pháp này, chúng ta có thể xác định rõ các máy tạo ra 80% chi phí lớn nhất, là những "điểm nóng" cần được xử lý kịp thời

Với sự phân loại này, chúng ta có thể tập trung nguồn lực và thời gian vào việc sửa chữa và duy trì các máy có ảnh hưởng lớn nhất đối với nguồn lực và hoạt động sản xuất Sự hiện diện của các chuyên gia và nhóm người làm việc thực sự sẽ đảm bảo rằng mọi giải pháp đều được thực hiện một cách toàn diện và sáng tạo nhất

Tóm lại, dự án thay thế và đầu tư vào các thiết bị mang trong mình mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu suất Sự kết hợp giữa tầm nhìn của Giám đốc, kiến thức của những người làm việc trong dự án và việc áp dụng phương pháp ABC Pareto tạo ra một bức tranh toàn diện và chi tiết về việc thực hiện mục tiêu này vào những máy tốn chi phí nhất để biết được đâu là máy cần được sửa chữa kịp thời d Kết quả đạt được

Kiểm soát và duy trì sau khi cải thiện quy trình

Việc kiểm soát và duy trì rất quan trọng trong quá trình DMAIC bởi vì đây là việc bạn cần làm để duy trì và nâng cao hiệu quả được chất lượng thành phẩm đưa ra trên chuyền 4 Việc kiểm soát được thực hiện theo từng giải pháp như sau: Đối với máy móc thiết bị: Trong việc quản lý và duy trì các thiết bị và máy móc, chúng ta sẽ tiến hành xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp dựa trên những giải pháp sáng tạo mà đội dự án đã nêu ra Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng chúng ta có khả năng duy trì cơ hội và ứng phó với các sự cố một cách hiệu quả, cùng với việc áp dụng các phương pháp bảo trì tiên tiến để tối ưu hoá hiệu suất hoạt động của máy móc Bằng cách xây dựng một đội bảo trì tận tâm và hiểu biết về cả các khía cạnh kỹ thuật và yếu tố vận hành, chúng ta sẽ đảm bảo rằng mọi thiết bị đều được theo dõi chặt chẽ và duy trì đúng theo lịch trình Việc này không chỉ giúp đảm bảo rằng chúng ta sẽ tận dụng tối đa tuổi thọ của máy móc mà còn giúp tránh được những tình huống không mong muốn có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Thêm vào đó, chúng ta sẽ áp dụng một loạt các biện pháp bảo trì đa dạng để đối phó với các tình huống có thể xảy ra Các biện pháp này không chỉ bao gồm việc khắc phục sự cố một cách nhanh chóng

61 mà còn bao gồm việc duy trì định kỳ và thay thế linh kiện để đảm bảo rằng máy móc luôn trong trạng thái hoạt động ổn định

Bảng 4.19: Danh sách bảo trì máy móc thiết bị trên chuyền 4

Tên thành viên Bảo trì máy

Trần Tâm Các máy nhóm A

Trọng Quyền Các máy nhóm A

Ngọc Giàu Các máy nhóm A

Trọng Quyền, Trần Tâm Các máy nhóm A, B, C

(Nguồn: Tác giả đề xuất) Đối với nguyên vật liệu: Trong quá trình quản lý nguyên vật liệu, việc tạo ra một hệ thống cộng tác độc đáo giữa các bộ phận chính như KCS, thợ cẩu và thợ hàn, nhằm đảm bảo rằng nguyên vật liệu - sợi chính tạo nên sự hoàn hảo của sản phẩm được kiểm tra một cách liên tục và chi tiết ngay từ khi về đến cơ sở sản xuất Quá trình này không chỉ là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, mà còn thể hiện sự tận tâm của đối với sự hoàn thiện và hiệu suất tối đa của sản phẩm Những bước kiểm tra diễn ra trực tiếp và được thực hiện một cách nhanh chóng, nhằm tối ưu hóa thời gian và giảm thiểu chi phí trong việc phát hiện và xử lý hàng lỗi Sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia từ KCS, thợ cẩu và thợ hàn giúp tạo ra một hệ thống bám sát và linh hoạt, đảm bảo rằng mọi vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu sẽ được phát hiện sớm và được giải quyết một cách kịp thời Hiểu được rằng nguyên vật liệu chất lượng là nền tảng của mọi sản phẩm xuất sắc Bằng việc đặt sự tập trung vào việc kiểm tra liên tục và cẩn trọng ngay từ giai đoạn ban đầu, không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt đến độ hoàn hảo mong muốn mà còn giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc xử lý sự cố sau này Đối với đào tạo công nhân: Trong việc định hình một chương trình đào tạo cho đội ngũ công nhân đã thiết lập một quy trình cộng tác độc đáo Nhân sự, cùng với sự hỗ trợ từ bộ phận quản lý, thợ máy và các chuyên gia từ KCS, đã hợp tác để tạo ra một khóa đào tạo chuyên sâu, tập trung vào việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cảu họ Mục tiêu của chương trình này không chỉ là giúp nhận thức về cách giảm thiểu số lỗi, tối ưu hóa thời gian dừng máy một cách hiệu quả, mà còn giúp thiết lập một môi trường triệt để, nơi mà những kỹ năng quan trọng này trở thành thói quen không thể thiếu Bằng cách kết hợp kiến thức lý thuyết với các trải nghiệm thực tế, để định hướng đội ngũ công nhân đến những phương pháp và chiến lược tiên tiến Chương trình đào tạo sẽ không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình làm việc, mà còn khám phá

62 cách áp dụng sự sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn Điều này không chỉ giúp tăng cường năng suất mà còn đem lại sự hài lòng từ phía khách hàng Mục tiêu là không chỉ đào tạo các kỹ năng kỹ thuật, mà còn tạo ra một tinh thần đồng đội và tư duy chuẩn mực trong công việc hàng ngày Bằng việc đẩy mạnh việc chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, sẽ tạo ra một môi trường học tập liên tục và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Đánh giá hiệu quả tiến trình khi áp dụng DMAIC tại chuyền 4

Tất cả dữ liệu trước và sau khi triển khai được theo dõi chi tiết, giúp kiểm soát chặt chẽ và hạn chế sai sót Trong đó, tỷ lệ trầy xước giảm đáng kể, mức sigma tăng lên theo từng tuần.

Bảng 4.20: Mức sigma trước và sau khi cải tiến

Trước cải tiến Sau cải tiến

Thời gian Mức sigma Thời gian Mức sigma

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Việc áp dụng phương pháp DMAIC và đánh giá hiệu suất dự án đã mang lại kết quả ấn tượng cho quy trình sản xuất Tỷ lệ lỗi, đo theo mức sigma, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức sigma, đồng thời kiểm soát và duy trì quy trình để đạt 4,25 sigma - một thành tựu ấn tượng trong ngành thép hộp Sự thành công này là kết quả của tận tâm và kiên trì của đội ngũ, đồng thời là minh chứng cho sức mạnh của việc thực hiện DMAIC Không chỉ cải thiện quy trình sản xuất, mà còn là sự khẳng định về sự hiểu biết sâu rộng về quản lý chất lượng Điều này làm tôn vinh đội ngũ và mở ra tương lai với sự tăng trưởng bền vững và vị thế lớn mạnh trong ngành công nghiệp

Trong quá trình chúng ta áp dụng tiến trình DMAIC, sự khó khăn đã rõ ràng hiện diện, đặc biệt khi công ty vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, với một tập hạn hẹp về phương pháp và kinh nghiệm Hơn nữa, DMAIC - một phương pháp mới và ít được áp dụng rộng rãi, đặt ra những thách thức đáng kể, khiến việc giải quyết các vấn đề trở nên phức tạp hơn và yêu cầu thời gian và kiên nhẫn hơn

Trong bối cảnh bộ phận chất lượng chưa tích luỹ nhiều kinh nghiệm, việc triển khai DMAIC càng trở nên khó khăn hơn Tuy nhiên, sự khó khăn này đồng thời cũng mang trong nó những cơ hội học hỏi và phát triển nâng cao năng lực của đội ngũ Quá trình này không chỉ đảm bảo rằng chúng ta học hỏi từ những thất bại mà còn tạo ra sự tương tác giữa kiến thức lý thuyết và thực tế, giúp chúng ta tiến xa hơn trong việc tạo ra những giải pháp tối ưu

Không thể không nhắc đến việc máy móc và thiết bị cũng tạo ra một loạt khó khăn riêng Việc sử dụng các thiết bị lỗi thời có thể gây ra thời gian đáng kể trong quá trình bảo trì và sửa chữa Mặc dù điều này tạo ra một thách thức lớn, nhưng cũng tạo ra cơ hội để chúng ta nâng cấp hệ thống và tận dụng tối đa tài nguyên hiện có

Tóm lại, việc áp dụng DMAIC trong môi trường công ty nhỏ và chưa có nhiều kinh nghiệm là một thách thức đáng kể Tuy nhiên, sự khó khăn này mang trong nó cơ hội phát triển, học hỏi và nâng cao năng lực của đội ngũ Chúng ta đang xây dựng sự nền móng cho sự cải thiện và phát triển bền vững trong tương lai, bằng cách đối mặt và vượt qua những thách thức đang đặt ra trước mắt

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Coccia, M. (2018). The Fishbone diagram to identify, systematize and analyze the sources of general purpose Technologies. Journal of Social and Administrative Sciences, 4(4), 291-303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Social and Administrative Sciences, 4
Tác giả: Coccia, M
Năm: 2018
3. Correia, D. M., Teixeira, L., & Marques, J. L. (2021, April). Smart supply chain management: The 5W1H open and collaborative framework. In 2021 IEEE 8th International Conference on Industrial Engineering and Applications (ICIEA) (pp. 401-405). IEEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: IEEE 8th International Conference on Industrial Engineering and Applications (ICIEA)
Tác giả: Correia, D. M., Teixeira, L., & Marques, J. L
Năm: 2021
4. Feliciano, G., & Pereira, F. R. (2023). APPLICATION OF THE DMAIC METHODOLOGY TO IMPROVE THE PERFORMANCE OF THE PRODUCTION LINE OF A COSMETICS INDUSTRY. RINTERPAP-Revista Interdisciplinar de Pesquisas Aplicadas, 1(1), 64-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: RINTERPAP-Revista Interdisciplinar de Pesquisas Aplicadas, 1
Tác giả: Feliciano, G., & Pereira, F. R
Năm: 2023
5. Gonzales, R., Burhan, M., & Apriyanto, G. (2018). Management Methods of Av Category Drug Inventories with Abc Combination Analysis (Pareto) And Ven Classification In Pharmaceutical Installations Of Ende Hospital. IOSR J Bus Manag Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gonzales, R., Burhan, M., & Apriyanto, G. (2018). Management Methods of Av Category Drug Inventories with Abc Combination Analysis (Pareto) And Ven Classification In Pharmaceutical Installations Of Ende Hospital
Tác giả: Gonzales, R., Burhan, M., & Apriyanto, G
Năm: 2018
6. Hafeez, U., & Akbar, W. (2015). Impact of training on employees performance (Evidence from pharmaceutical companies in Karachi, Pakistan). Business Management and strategy, 6(1), 49-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business Management and strategy, 6
Tác giả: Hafeez, U., & Akbar, W
Năm: 2015
7. He, Y., Tang, X., & Chang, W. (2010). Technical decomposition approach of critical to quality characteristics for product design for six sigma. Quality and Reliability Engineering International, 26(4), 325-339 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality and Reliability Engineering International
Tác giả: He, Y., Tang, X., & Chang, W
Năm: 2010
8. Jirasukprasert, P., Arturo Garza-Reyes, J., Kumar, V., & K. Lim, M. (2014). A Six Sigma and DMAIC application for the reduction of defects in a rubber gloves manufacturing process. International journal of lean six sigma, 5(1), 2- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of lean six sigma, 5
Tác giả: Jirasukprasert, P., Arturo Garza-Reyes, J., Kumar, V., & K. Lim, M
Năm: 2014
9. Knapp, S. (2015). Lean Six Sigma implementation and organizational culture. International journal of health care quality assurance, 28(8), 855-863 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of health care quality assurance, 28
Tác giả: Knapp, S
Năm: 2015
10. Lương Tú Thanh (2020). Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại nhà máy 1 thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình. Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại nhà máy 1 thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Tác giả: Lương Tú Thanh
Năm: 2020
11. Luthra, S., Mangla, S. K., Xu, L., & Diabat, A. (2016). Using AHP to evaluate barriers in adopting sustainable consumption and production initiatives in a supply chain. International Journal of Production Economics, 181, 342-349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Production Economics, 181
Tác giả: Luthra, S., Mangla, S. K., Xu, L., & Diabat, A
Năm: 2016
12. Marques, P. A., & Requeijo, J. G. (2009, April). SIPOC: A Six Sigma tool helping on ISO 9000 quality management systems. In XIII Congreso de Ingeniería de Organización (pp. 1229-1238) Sách, tạp chí
Tiêu đề: XIII Congreso de Ingeniería de Organización
Tác giả: Marques, P. A., & Requeijo, J. G
Năm: 2009
13. Meireles, M. (2023). Production Economics and Economic Efficiency. In Advanced Mathematical Methods for Economic Efficiency Analysis: Theory and Empirical Applications (pp. 17-32). Cham: Springer International Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advanced Mathematical Methods for Economic Efficiency Analysis: Theory and Empirical Applications
Tác giả: Meireles, M
Năm: 2023
14. Montgomery, D. C., & Woodall, W. H. (2008). An overview of six sigma. International Statistical Review/Revue Internationale de Statistique, 329-346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Statistical Review/Revue Internationale de Statistique
Tác giả: Montgomery, D. C., & Woodall, W. H
Năm: 2008
16. Nicolae, R., Nedelcu, A., & Dumitrascu, A. E. (2015). Improvement The Quality of Industrial Products By Applying The Pareto Chart. Review of the Air Force Academy, (3), 169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of the Air Force Academy
Tác giả: Nicolae, R., Nedelcu, A., & Dumitrascu, A. E
Năm: 2015
17. Phruksaphanrat, B., & Tipmanee, N. (2019). Six sigma DMAIC for machine efficiency improvement in a carpet factory. Songklanakarin Journal of Science& Technology, 41(4), 887-898 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Songklanakarin Journal of Science "& Technology, 41
Tác giả: Phruksaphanrat, B., & Tipmanee, N
Năm: 2019
18. Rath, S., & Agrawal, R. (2023). Achieving Manufacturing Competitiveness Through Six Sigma: A Study on Steel Firms. In Advances in Modelling and Optimization of Manufacturing and Industrial Systems: Select Proceedings of CIMS 2021 (pp. 363-374). Singapore: Springer Nature Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advances in Modelling and Optimization of Manufacturing and Industrial Systems: Select Proceedings of CIMS 2021
Tác giả: Rath, S., & Agrawal, R
Năm: 2023
19. Raval, S. J., Kant, R., & Shankar, R. (2020). Analyzing the Lean Six Sigma enabled organizational performance to enhance operational efficiency.Benchmarking: An International Journal, 27(8), 2401-2434 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Benchmarking: An International Journal, 27
Tác giả: Raval, S. J., Kant, R., & Shankar, R
Năm: 2020
21. Shamsuzzaman, M., Alzeraif, M., Alsyouf, I., & Khoo, M. B. C. (2018). Using Lean Six Sigma to improve mobile order fulfilment process in a telecom service sector. Production Planning & Control, 29(4), 301-314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production Planning & Control, 29
Tác giả: Shamsuzzaman, M., Alzeraif, M., Alsyouf, I., & Khoo, M. B. C
Năm: 2018
22. Sharma, D., Singh, D., Sharma, R., & Mathur, Y. B. (2022). Modelling and analysis of Lean Six Sigma framework along with its environmental impact on the business process: A review. Industry 4.0 and Climate Change, 139-150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industry 4.0 and Climate Change
Tác giả: Sharma, D., Singh, D., Sharma, R., & Mathur, Y. B
Năm: 2022
1. Business Intelligence Solution (06/07/2022). Phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Truy cập tại: http://bis.net.vn/forums/t/2415.aspx Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w