Do đó, cần thực hiện phân tích đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các công ty, sau đó tiến hành xác định nguyên nhân của lãng phí.. Từ thực trạng bên trong công
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phân tích và tìm hiểu thực trạng công tác quản trị sản xuất tại xưởng sản xuất sơn gỗ của công ty Từ thực trạng bên trong công ty có thể đó đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế, tìm ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại xưởng sản xuất sơn gỗ của công ty tối ưu hơn, hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu quy trình và phương pháp quản trị sản xuất tại xưởng ép nhựa của công ty Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bài báo cáo tập trung về công tác quản trị sản xuất tại xưởng ép nhựa của Công ty TNHH KHANG TRƯỜNG PHÁT Đối tượng nghiên cứu:
Về không gian: Nhà máy: 61B Bình Mỹ, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, TP.HCM
Về thời gian: Kết quả kinh doanh trong bài báo cáo qua 3 năm (2020-2023)
Mô tả quy trình và dữ liệu sản xuất năm 2020-2023
Phương pháp nghiên cứu bài khóa luận tốt nghiệp được trình bày theo thứ tự sau
Phương pháp tiếp cận: Dựa trên các lý thuyết về quản lý sản xuất và quá trình thực nghiệm, quan sát tại công ty thực tập
Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập trực tiếp tại xưởng sản xuất sơn gỗ của công ty Bên cạnh việc thu thập thông tin từ các nguồn website liên quan đến công ty, còn thể thu thập thêm thông tin từ các báo cáo nội bộ thông qua các phòng ban của Công ty, quan sát và phỏng vấn trực tiếp người làm việc tại đó, nên thông tin của bài báo cáo có tính thực tế và chính xác cao
Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm 2 phương pháp chính là phương pháp định lượng và phương pháp định tính:
Phương pháp định tính: Được phỏng vấn trực tiếp cấp quản lý, cấp nhân viên đang làm việc trong Công ty về quy trình trong công tác quản lý sản xuất
Phương pháp định lượng: Dùng để phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, có ảnh hưởng đến công tác quản trị sản xuất tại công ty Những dữ liệu này được thu thập từ hai nguồn chính
Số liệu được thu thập, tổng hợp trong quá trình thực tập tại công ty
Dữ liệu được sử dụng để thống kê, phân tích so sánh
Số liệu thống kê từ xưởng sản xuất và các phòng ban liên quan( Phòng sản xuất, phòng lab v v…)
Từ những số liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp lại rồi phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị sản xuất tại công ty.
Kết cấu các chương của đề tài
Bố cục ngoài phần mở đầu và kết luận,bao gồm 4 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn KHANG TRƯỜNG PHÁT Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thực trạng công tác quản trị sản xuất tại xưởng sản xuất sơn gỗ của Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn KHANG TRƯỜNG PHÁT
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại xưởng sơn gỗ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn KHANG TRƯỜNG PHÁT
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KHANG TRƯỜNG PHÁT
Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH KHANG TRƯỜNG PHÁT
1.1.1 Thông tin đăng ký công ty
Tên công ty: Công Ty TNHH SX – TM Khang Trường Phát
Năm thành lập: Ngày 27 tháng 02 năm 2017
Giấy phép kinh doanh: 0314249710 ( thay đổi lần thứ 3: ngày 13 tháng 11 năm 2018) Website: https://ktpcoating.com/gioi-thieu/#
Văn phòng: Tòa nhà Vietcomreal, Số 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1,
Nhà máy: 61B Bình Mỹ, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, TP.HCM
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh – lĩnh vực hoạt động công ty
Lĩnh vực hoạt động: chế tạo, sản xuất các loại sơn gỗ
Phạm vi hoạt động: Sơn NC, Sơn PU, sơn 2K, sơn thơm công nghiệp, sơn lót, sơn bóng, sơn dầu cao cấp, dung môi
Nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Singapore, Úc, Indonesia,
+ Diện tích nhà máy: 1000 m2 + Số lượng máy phân tán: 4 máy + Máy nén khí: 2 máy
+ Phòng thí nghiệm: 1 phòng + Phòng kỹ thuật sơn: 1 phòng
Và các thiết bị máy móc khác để phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất
+ Công suất thiết kế: 150 Tấn/tháng + Công suất hiện tại: 80 Tấn/tháng
• Danh sách cán bộ công nhân viên
+ Giám đốc: Trần Thị Tuyết Phương
+ Kế toán – hành chính: 3 người
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Vượt qua thử thách để phát triển
Công ty KTP Coating tiền thân là công ty TNHH Sơn Phủ Tiên Phong được thành lập năm 2014 lĩnh vực chuyên môn của công ty là: Sản xuất các loại sơn
Sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 Công ty dã được tái cơ cấu lại với quyết định của bản lãnh đạo thành lập Công ty KTP Coating theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0314249710 do sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27 tháng 02 năm
Coating được sáng lập bởi những kỹ sư, chuyên gia đã từng làm việc tại các công ty trong nước và các công ty tập đoàn lớn của Mỹ và Châu Âu như PPG, Sherwin, Becker Chem với khao khát và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhận thấy cơ hội của thị trường, chúng tôi đã cho ra đời nhiều nhiều sản phẩm sơn NC, PU, 2K phục vụ nhu cầu các nhà máy nội thất trong nước cũng như các nhà máy gỗ xuất khẩu đi các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản
Hiện tại công ty đang sản xuất và phân phối hơn 10 loại sản phẩm sơn gỗ bằng những nguyên liệu nhập ngoại tốt nhất phù hợp với nhu cầu của các khách hàng Sản Phẩm đã được kiểm định qua hệ thống Test của trung tâm kiểm định BV Test (Bureau Veritas) đây là công ty hàng đầu thế giới chuyên test các tiêu chuẩn sơn đối với hàng nội thất xuất qua thị trường Anh, Mỹ
➢ Năng động sáng tạo, đa dạng hoá sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường
Nhận thức được cơ hội phát triển của thị trường sơn nội thất, khi Việt Nam đang ngày càng trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của Thế Giới, Ban lãnh đạo công ty nhận thấy tầm quan trọng của việc sản xuất ra sơn phù hợp với nhu cầu của các khách hàng
Chúng tôi đã dành ra nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá tính năng kỹ thuật của các hệ sơn gỗ, cả trong nhà và ngoài trời Đây là hai môi trường hoàn toàn khác nhau Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi đã cho ra đời các hệ sơn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thị trường
Kể từ khi ra đời đến nay, các chủng loại sản phẩm sơn của KTP Coating như sơn NC,
PU, 2K, Dầu Lau đã được sử dụng rộng rãi trong thi công các công trình nội thất trong nước và các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, được khách hàng, đối tác đánh giá cao về chất lượng và giá cả
➢ Quan điểm kinh doanh năng động và chính sách khách hàng
Những quan điểm kinh doanh này đã được toàn thể lãnh đạo, các nhân viên của Công ty hiểu rõ, thấm nhuần và tuyệt đối tuân thủ
- Thương hiệu là vấn đề sống còn, nên giữ gìn uy tín thương hiệu thông qua chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là ưu tiên hàng đầu
- Luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất
- Luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để phục vụ khách hàng chu đáo
Vì vậy công ty luôn làm việc theo phương châm:
+ Chất lượng phục vụ tốt nhất
Chiến lược phát triển bền vững công ty: Với chiến lược kinh doanh rõ ràng, với sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, nhà máy và dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại, với ý thức trách nhiệm cao, chúng tôi cam kết bảo hành có giá trị pháp lý, và giá trị thực tế đúng như đã cam kết với khách hàng
1.1.4 Các sản phẩm tiêu biểu, đối thủ cạnh tranh và thị trường tiêu thụ
Khang Trường Phát là công ty chuyên sản xuất các loại sơn gỗ bao gồm nhiều mặt hàng như: Sơn NC, Sơn PU, sơn 2K, sơn dầu cao cấp, sơn kim loại, sơn kính, dầu lau
(Nguồn: Website Công ty) Ứng dụng
• Để khô từ 60 - 75 phút cho mỗi lớp sơn lót Chà nhám cho mỗi lớp
• Trong trường hợp chà nhám quá 12 giờ thì phải chà nhám lại trước khi sơn bóng
• Sử dụng nhám #800 -1000 chà nhám bề mặt trước khi sơn thêm lớp sơn bóng (re-coat) Đặc Tính Kỹ Thuật Độ ẩm của gỗ không được vượt quá 9% Bề mặt của gỗ không được nhiễm bẩn, gỗ mụn không được thô hơn 400 grit và phải loại bỏ hết bụi Đọc thông tin hướng dẫn trên nhãn để biết thêm thông tin và cách dùng
Sử dụng mã sản phẩm KPT - DP - 01 hoặc dung môi vệ sinh
Sử dụng hoàn toàn hoặc tiêu huỷ tuỳ theo từng loại
Sản phẩm này chứa những chất lỏng hữu cơ có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nếu không được xử lí cẩn thận Thùng chứa rỗng vẫn có thể lưu lại cặn của sản phẩm Thực hiện theo hướng dẫn cho dù thùng rỗng Cặn sản phẩm lúc bốc hơi có thể gây cháy nổ
Nghiêm cấm việc đổ chất thải thừa của sản phẩm vào đất Yêu cầu xử lí ở mỗi địa phương khác nhau, cần liên lạc hoặc tìm hiểu với bộ phận vệ sinh hoặc cơ quan môi trường nhà nước được chỉ định cho các tùy chọn xử lý của địa phương
1.1.5 Các đối tác kinh doanh và thị trường tiêu thụ:
Khách hàng của công ty
Sứ mệnh hàng đầu của chúng tôi tập trung vào hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Công ty không ngừng nỗ lực để đảm bảo sản phẩm của chúng tôi luôn đạt chất lượng tốt nhất, đáng tin cậy, được giao đúng thời hạn và có mức giá hoàn hảo Trong danh mục khách hàng của công ty, khách hàng trong nước chiếm vị thế quan trọng, đồng thời công ty còn là đối tác gia công cho các thương hiệu nổi tiếng khu vực lân cận như Campuchia v.V
Khách hàng nội thất trong nước
2 Công ty Cổ Phần Thiết Kế Và Xây Dựng TTID
3 Công ty TNHH Một Thành Viên Sản Xuất Nội Thất D&D
4 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Mai Thành
5 Công ty TNHH Nội Thất Nem
6 Công ty TNHH Ngọc Nghi
7 Công ty TNHH MTV Gỗ Như Thành
8 Công ty TNHH Cổ Phần Sản Xuất và Thương Mại The Furniture
9 Công ty TNHH Thịnh Vượng Decor
10 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ HT
12 Công ty TNHH Nelo Home
13 Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Sen
14 Công ty TNHH DB Group
15 Công ty Cổ Phần Trang Trí Nội Thất IPC
16 Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Fresh
17 Công ty Cổ Phần Đồ Gỗ Và Trang Trí Nội Thất Đông Ngô
18 Công ty TNHH Nội Thất Mộc Đức
19 Công ty TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Liên Minh Phát
20 Công ty TNHH MTV Thương Mại Cơ Khí Minh An
21 Công ty TNHH Thiết Kế Và Xây Dựng 4D
22 Công ty TNHH Lifestyle Furniture
23 Công ty TNHH Sĩ Tấn
24 Công ty TNHH Nội Thất Đức Long
25 Công ty Cổ Phần Siêu Chung Kỳ
26 Công ty Cổ Phần Pacific Wood
27 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Inhome
28 Công ty TNHH Xây Dựng & Thiết Kế Kiến Trúc Khải Nguyên Phát
29 Công ty Cổ Phần Hà Ân Long An
30.Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Naga Việt Nam
31 Công ty TNHH Kính Vĩnh Khang
32 Công ty Cổ Phần Thiết Kế Thi Công – Nội Thất Phương Đông
33 Công ty Cổ Phần Thương Mại Toàn Cầu Đồ Gỗ
34 Công ty TNHH PT Interior
•Khách hàng gỗ Xuất Khẩu
1 Công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam
2 Công ty Cổ Phần Portland Furniture Bình Dương
3 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Trang Trí Nội Thất Thanh Thủy
4 Công ty TNHH Wood Furniture
5 Công ty TNHH Xây Dựng - Thương Mại - Sản Xuất Trường Tiền
6 Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ HTS
7 Công ty TNHH Một Thành Viên Nội Thất Đức Sinh
8 Công ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Chấn Hưng
9 Công ty TNHH Một Thành Viên Bình Bình Nguyên
11 Công ty TNHH Đồ Gỗ Bình Dương
12 Công ty Cổ Phần Lâm Việt
13 Công ty Cổ Phần CB Lâm Sản Khánh Hội 2
14 Công ty TNHH OT Motor Vina
15 Công ty TNHH Sản Xuất Đồ Nội Thất Harang
16 Công ty TNHH Odisri Việt Nam
17 Công ty TNHH Đồ Gỗ Hoàng Tử
18 Công ty Cổ Phần H.Nicholas & Co
Hình 1.5 Thương hiệu đối tác
(Nguồn: Phòng nhân sự) Đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình hình thành và phát triển mỗi doanh nghiệp cần xác định hướng đi cho mình thông qua việc thiết lập các chiến lược kinh doanh cụ thể và sản xuất có hiệu quả phù hợp với tình hình hiện tại của thị trường Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế, đa phần các công ty thường tập trung vào việc phát triển năng lực cốt lõi, chú trọng vào những chức năng mà họ có thể thực hiện tốt nhất Với công suất hoạt động cao, không ngừng nghĩ Công ty TNHH Khang Trường Phát chọn lĩnh vực hoạt động là công nghiệp hỗ trợ, được cho là ngành phát triển mạnh mẽ và mang tính cạnh tranh cao trên thị trường Việt Nam
Công nghiệp Hỗ trợ (CNHT) được gọi là các ngành công nghiệp trong lĩnh vực chuyên sản xuất ra các nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, sản phẩm hoặc thành phẩm hay bán thành phẩm Những sản phẩm này sau đó được cung cấp cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp khác thực hiện việc sản xuất, thiết kế, lắp ráp tạo ra sản phẩm cuối cùng đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng
Hình 1.6 Cơ cấu tổ chức
1.1.7 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Về con người: Có những cá nhân đầy nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, được trang bị kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc với Tâm sáng và coi trọng chữ Tín
Về công nghệ: Khang Trường Phát đã sở hữu và làm chủ công nghệ sản xuất sơn hiện đại từ Châu Âu, nhưng luôn ý thức được rằng cần liên tục đầu tư, cập nhật công nghệ mới
Trong một thị trường sôi động và luôn luôn biến đổi không ngừng, chúng tôi luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm ở mức cao nhất
Liên tục nghiên cứu những giải pháp mới mang tính đột phá để sản xuất ra các sản phẩm đa năng
Luôn mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất và nhanh nhất Đặt lợi ích của khách hàng và đối tác lên hàng đầu dựa trên tinh thần hợp tác cùng phát triển
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)
2.1.1.Khái niệm về hệ thống sản xuất tinh gọn
Sản xuất tinh gọn, hay còn được gọi là (LM) được bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của Toyota(TPS – Toyota production System), một hệ thống được các công ty trên toàn thế giới áp dụng rộng rãi Theo Phạm Hùng (2015) phương pháp tư duy tinh gọn lean là một hệ thống rất nhiều các công cụ và phương pháp nhằm mục tiêu có thể loại bỏ toàn bộ những lãng phí trong quá trình sản xuất Theo Antony (2010) Sản xuất tinh gọn (LM) sẽ giúp giảm thời gian vận chuyển chờ đợi, hàng tồn kho, thời gian chạy không tải của thiết bị, phế liệu, sữa lỗi Theo Wu Peng (2011) cho rằng Lean Manufacturing được dựa trên cơ sở lý luận nhằm mục đích khuyến khích việc giảm thiểu hoặc loại bỏ các hoạt động không mang lại giá trị gia tăng đồng thời giúp nâng cao hiệu quả của quá trình tạo ra giá trị gia tăng
Theo Roberta và cộng sự (2011) cho rằng Sản xuất tinh gọn là quá trình sản xuất với lượng sản phẩm ban đầu với số lượng ở mức tồn kho ít hơn, số lượng công nhân hay máy móc ít hơn, chi phí và vật liệu cũng ít hơn Theo Katayama và Bennet (1996) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn Sản xuất tinh gọn là một hệ thống năng động đòi hỏi ít nguồn lực hơn (vật liệu, lao động, chi phí chung) và mang lại kết quả đầu ra tốt hơn (chất lượng, đa dạng, tinh gọn như một tổ chức mới và tinh gọn như một tập hợp các kỹ thuật cụ thể chi phí và an toàn) để tăng thêm giá trị
2.1.2 Nguyên tắc của Sản xuất tinh gọn
Theo Womack và Jones (1996) đã có giới thiệu về quan điểm mà họ gọi là “ nguyên tắc tinh gọn” để xác định triết lý tinh gọn nhằm mục đích tiếp cận vấn đề để có thể loại bỏ được những lãng phí
Xác định giá trị (specifying value): Hiểu giá trị mà khách hàng đặt vào sản phẩm và dịch vụ, xác định giá trị từ quan điểm của khách hàng Cốt lỗi của nguyên tắc này ở đây là người tiêu dùng cuối cùng mới có thẩm quyền quyết định giá trị, dựa trên kỳ vọng của họ về chất lượng,
19 giá cả, và thời gian cung ứng Bước đầu tiên quan trọng trong thành công trong việc triển khải hệ thống LM, nhằm mục đích loại bỏ lãng phí và tăng cường giá trị cho khách hàng
Xác định dòng giá trị (value stream identification): Xác định tất cả các bước trong dòng giá trị cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ, loại bỏ bất cứ khi nào có thể những bước không tạo ra giá trị
Tạo ra dòng chảy (Flow): Thực hiện các bước tạo ra giá trị theo trình tự chặt chẽ để sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến tay khách hàng một cách suôn sẻ
Sản xuất kéo (Pull): Điều này có nghĩa là sản phẩm chỉ được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế chứ không phải để dự đoán nhu cầu trong tương lai Theo Womack và Jones (1996) Mục tiêu là đồng bộ hóa dòng giá trị theo nhu cầu của khách hàng Chỉ khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm mới thực hiện các yêu cầu ngược lại để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
Sự hoàn hảo (perfection): Liên tục theo đuổi sự “hoàn hảo” bằng cách loại bỏ các loại lãng phí liên tiếp ngay lập tức tức và hiệu quả, không tái diễn khi chúng được phát hiện hoặc đang diễn ra , từ đó cải thiện chất lượng và thời gian sản xuất đồng thời giảm chi phí
2.1.3 Mục tiêu của Sản xuất tinh gọn
Lean nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của quy trình và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao bằng cách loại bỏ các lãng phí trong sản xuất Cắt giảm lãng phí sẽ giảm được chi phí liên quan đến sửa chữa, tái chế hoặc xử lý trong sản xuất sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nào và giảm được thời gian sản xuất liên quan đến các công đoạn, thao tác gây ra lãng phí
Giảm thời gian chu kỳ sản xuất: Bắt đầu giảm thời gian chu kỳ sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên nguyên vật liệu cho đến khi ra thành phẩm
Giảm lượng hàng tồn kho: Giảm thiểu mức tồn kho đối với nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm ở tất cả các công đoạn
Tối ưu hóa các quy trình bằng cách giảm thời gian chờ đợi, loại bỏ các hoạt động không cần thiết và giảm được chi phí và thời gian xử lý liên quan đến sản phẩm lỗi, tái chế, sửa chữa
Bố trí lại mặt bằng giảm thiểu tắc nghẽn và tránh thời gian ngừng hoạt động, chạy không tải của máy một cách không mong muốn Nâng cao sản phẩm và tăng tính linh hoạt bằng cách
20 hướng tới thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất để nhà máy có thể sản xuất số lượng và chất lượng sản phẩm lớn hơn
2.1.4 Các lãng phí trong Sản xuất tinh gọn
Lãng phí do vận chuyển (Transportation): Việc vận chuyển quá nhiều có xu hướng làm tăng chi phí, lãng phí thời gian, tăng khả năng hư hỏng và xuống cấp sản phẩm Việc hạn chế lãng phí vận chuyển có thể được xử lý dễ dàng như đơn giản hóa quy trình, sửa chữa cách bố trí mặt bằng, giảm thời gian di chuyển bán thành phẩm và giảm khoảng cách giữa các trạm làm việc càng ngắn càng tốt
Lãng phí do tồn kho (Inventory): Lãng phí do tồn kho là nguyên vật liệu trong kho nhiều quá mức, thành phẩm chưa được xuất đi hay bán thành phẩm được lưu trữ trong thời gian dài đề chở sản xuất khiến cho gây ra sự lãng phí Sư lãng phí này gây khiến cho tăng nhiều chi phí đáng kể như tình trạng tăng diện tích không gian lưu trữ, bao quản
Xây dựng 5S
5S là một hệ thống được sử dụng rất nhiều bởi các doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới Năm giai đoạn của phương pháp 5S do Nhật Bản phát triển là Seiri (sàng lọc), Seiton (sắp xếp ), Seiso (sạch sẽ ), Seiketsu ( Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng)
Mục tiêu của chính là sắp xếp không gian làm việc luôn trong tư thế sẵn sàng, loại bỏ lãng phí, tăng hiệu quả khi làm việc và phát triển môi trường làm việc có kỷ luật Phương pháp 5S giúp cho việc loại bỏ những thứ không cần thiết, giữ nơi làm việc được gọn gàng, chuẩn hóa quy trình làm việc và có ý thức kỷ luật để duy trì những thói quen này
Ngoài việc tăng hiệu quả bên trong không gian làm việc và thông thoáng nơi làm việc, 5S còn giúp này còn làm tăng ý thức chủ động của nhân viên đối với nơi làm việc của họ Phương pháp 5S dễ làm với chi phí đầu tư nhỏ Tạo cho nhân viên một thói quen sạch sẽ và có tổ chức môi trường làm việc, phát triển ý thức làm chủ của người lao động trong mối quan hệ với nơi làm việc
Sàng lọc: bỏ tất cả các hạng mục không cần thiết khu vực làm việc để thực hiện công việc Theo nguyên tắc lựa chọn, tất cả những đồ vật không cần thiết phải được đánh dấu loại bỏ và tách nó khỏi những vật cần thiết
Sắp xếp: chỉ định và lựa chọn vị trí thích hợp cho tất cả các công cụ trong nơi làm việc Ở bước thực hiện này các công cụ luôn trong trạng thái sẵn sàng mà nhân viên không cần tim kiếm và loại bỏ các lỗi về chất lượng sản phẩm do nhầm lẫn bằng cách đánh dấu đúng các mục
Sạch sẽ: Luôn để các vật dụng sạch sẽ vệ sinh thường xuyên, duy trì vị trí ở tình trạng tốt; xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây ô nhiễm; và chăm sóc máy móc
Săn sóc: Chuẩn hóa và xác định các quy tắc cho 3 giai đoạn trên Giúp cho nhân viên từng ngày hình thành ý thức, trách nhiệm trong nơi làm việc và đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các bước trước đó, giữ nơi làm việc luôn trong trình trạng hoàn hảo, sẵn sàng Duy trì và tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã được thiết lập
Sẵn sàng: khắc phục thói quen của nhân viên để tuân thủ những thay đổi đã được đưa ra trước đó và hành động phù hợp với các tiêu chuẩn.
Công cụ hỗ trợ Pareto
Công cụ được phát triển bởi nhà kinh tế học Vilfredo Pareto, nó đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý Theo Gitlow và cộng sự (2005) phân tích Pareto là một công cụ được sử dụng để biểu đạt và ưu tiên các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến các vấn đề được chỉ định trong quá trình cải tiến
Phân tích Pareto là một công cụ được sử dụng để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng có tỉ lệ xảy ra cao trong những nguyên nhân ảnh hưởng Theo Gorener (2013) Công cụ này cũng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác bởi vì nó sẽ giúp xác định mức độ ưu tiên, từ đó nêu rõ vấn đề với sự trợ giúp của biểu đồ và thu hút sự chú ý vào những nguyên nhân quan trọng nhất của chủ đề
Phân tích Pareto giúp xác định được các nguyên nhân chính gây ra lỗi hoặc sự cố trong quy trình sản xuất hoặc vận hành Nhân diện được tần suất lỗi thường xuyên, phổ biến nhất đang diễn ra từ đó tập trung vào các biện pháp phòng ngừa hoặc cần cải thiện để tăng xuất và hiệu quả
Quy trình phân tích Pareto như sau: a) Xác định loại vấn đề cần kiểm tra, thông tin cần thu thập và phân loại loại vấn đề đó
23 b) Dữ liệu được xử lý trên một danh sách sơ bộ phân loại vấn đề Tổng số thuộc về từng loại và tỷ lệ phần trăm của chúng được nêu rõ Các vấn đề nằm ngoài danh mục đã chọn sẽ được xử lý ở nhóm cuối cùng trong phần ''khác'' Sắp xếp các vấn đề đã phân loại theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất c) Một biểu đồ thanh có trục y biểu thị tổng số và tỷ lệ phần trăm, trong khi trục x biểu thị các nhóm được tạo ra d) Biểu đồ Pareto được vẽ để biểu thị tổng chất lượng, do đó bắt đầu từ góc trên bên phải của thanh đầu tiên
Chiều cao của các cột ở giữa đường cong thể hiện tần suất và/hoặc chi phí của các lỗi
Do đó, lỗi hoặc khuyết tật có tần suất cao nhất hoặc chi phí được phát hiện là nguyên nhân đầu tiên vấn đề về mức độ cần được giải quyết hoặc đưa ra giải pháp khắc phục
Biểu đồ xương cá hay còn được gọi với tên là biểu đồ nhân quả, theo Ahmed (2011) để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì nó giúp xác định, sắp xếp và hiển thị nguyên nhân của một vấn đề cụ thể Là một bản đồ nhằm xác minh và có hình dung về công đoạn như nó minh họa bằng mô hình mối quan hệ giữa một kết quả nhất định và những các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó và từ đó xác định các nguyên nhân gốc rễ có thể xảy ra, nghĩa là các nguyên nhân cơ bản dẫn đến một tác động, vấn đề hoặc điều kiện cụ thể Các yếu tố thường được đưa vào để phân tích trong biểu đồ: 5M1E có nghĩa là Manpower (con người); Machinery (máy móc thiết bị); Mateial (nguyên vật liệu); Method (phương pháp); Measurement (đo lường); Environment (môi trường)
Biểu đồ xương cá được áp dụng như công cụ cơ bản để phân tích nhằm xác định tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến một kết quả hoặc vấn đề cụ thể của các lỗi/ khuyết tật và tồn kho trong bài Từ đó có thể hoạch định được biện pháp cụ thể cho từng nguyên dẫn đến lỗi/ khuyết tật và những lãng phí trong sản xuất a) Quyết định đặc tính chất lượng, kết quả hoặc hiệu ứng bạn muốn kiểm tra b) Vẽ các đường kết nối tới xương sống c) Phân loại các nhóm: Xương phụ: nguyên nhân thứ cấp; Xương nhỏ: nguyên nhân gốc
Theo Sanders và cộng sự (2015) lưu đồ là sự trình bày bằng vẽ sơ đồ của quá trình của tất cả các bước liên quan đến toàn bộ quy trình hoặc một phần của quy trình
Lưu đồ cung cấp sự trình bày trực quan về một chuỗi các hoạt động và nhiệm vụ bao gồm con người, nhiệm vụ công việc và các giao dịch xảy ra trong quá trình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ để làm rõ mối quan hệ làm việc giữa mọi người và các tổ chức
Lưu đồ thể hiện mức độ chi tiết cao hơn nhiều so với các bước quy trình để hiểu quá trình, xác định được quá trình cần được cải tiến Để phù hợp với khái niệm lập bản đồ dòng giá trị của phương pháp Lean, lưu đồ đã được phân tích để nghiên cứu tình trạng hiện tại của quy trình và đặt mục tiêu cho các bước cụ thể trong quá trình để cải tiến a) Viết các bước của quá trình trong các khung ký hiệu b) Kết nối các khung ký hiệu bằng mũi tên có chỉ ra hướng đi của sơ đồ
2.3.4 Chuẩn hóa quy trình a) Khái niệm
Chuẩn hóa quy trình là một quy trình làm việc kết hợp hiệu quả giữ con người, vật tư, máy mốc, công nghệ được ghi lại một cách có hệ thống về các bước và chi tiết về cách thực hiện một nhiệm vụ Để duy trì chất lượng, hiệu quả, tối ưu hiệu suất và giảm thiểu lãng phí
Công cụ chuẩn hóa quy trình có vai trò quan trọng quá trình phân tích và cải thiện quy trình của công ty, đảm bảo thông nhất các công việc, hiệu quả và chất lượng mọi hoạt động của tổ chức Công cụ này cũng thực hiện nhằm kiểm soát 7 lãng phí trong quá trình sản xuất của công ty, nhanh chóng nhận diện được những lãng phí tiềm ẩn và loại bỏ ngay lập tức khi phát hiện lãng phí trong sản xuất, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục
Các điều kiện để chuẩn hóa một quy trình bao gồm:
Hướng dẫn sản xuất cụ thể bao gồm trình tự, xác định rõ các bước mà người thực hiện công việc phải tuân theo Điều này giúp người lao động thực hiện công việc một cách nhất quán, tránh những biến đổi dẫn đến lãng phí
Mức tồn kho tiểu chuẩn là lượng nguyên liệu cần thiết để thực hiện công việc, phải ở mức tiêu thụ tối thiểu trong quá trình sản xuất
Thời lượng công việc tiêu chuẩn là khoảng thời gian để tiêu tốn để tạo ra một sản phẩm Việc này giúp người quản lý, giám sát hiểu rõ khung thời gian thực hiện là cần thiết để chúng ta có thể làm việc hiệu quả, đảm bảo toàn bộ quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn
Theo Muenstermann và cộng sự (2010) mục tiêu là xác định các hoạt động quy trình thống nhất và rõ ràng trong tổ chức hoặc các bước để tạo ra cách thức tối ưu về thời gian, chi phí và chất lượng để đạt được mục tiêu của quy trình kinh doanh b Giá trị mang lại khi chuẩn hoá quy trình
• Tạo ra quy trình có thể lặp đi lặp lại được thực hiện cách nhất quán
• Xác định hiệu quả cho một quy trình
• Đào tạo hiệu quả và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên
• Tạo các tài liệu quy trình dễ dàng để cải tiến
• Chất lượng sản phẩm và quy trình cao hơn
• Giảm chi phí liên quan đến lỗi/ khuyết tật
• Giảm thời gian vận chuyển
• Xác định lỗi trong quá trình
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI XƯỞNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KHANG TRƯỜNG PHÁT
Quy trình sản xuất chung của Công ty
3.1.1 Sơ đồ quy trình xử lý đơn hàng chung của Công ty
3.1.1.1 Quy trình xử lý khi nhận đơn hàng
Hình 3.1 Quy trình xử lý đơn hàng
(Nguồn: Tổng hợp của sinh viên) Đây là lưu đồ xử lý đơn hàng của công ty khi có khách hàng đặt Được chia ra làm 2 giai đoạn:
Trước khi sản xuất sẽ phải xem xét hàng hóa trong kho nếu( đủ) sẽ được xuất đi và dựa vào tồn kho an toàn sản xuất tiếp hay trường hợp không đủ sản phẩm sẽ bắt đầu sản xuất Dựa vào nguyên vật liệu hiện tại trong kho nếu( đủ) sẽ được chuẩn bị sản xuất hoặc không đủ nguyên vật liệu chúng ta cần phải NVL cũng như tình toán thời gian giao NVL cũng như lựa chọn nhà
Trư c khi sản xuất Sau khi sản xuất
Kh ng Kh ng Đ li u kh ng Đ sản phẩm kh ng
27 cung cấp hợp lý để có thể kịp sản xuất giao hàng đúng thời hẹn, tránh tình trạng NVL bị hư hại sẽ ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cho khách hàng và để không bị rớt đơn hàng làm giảm đi uy tín đối với khách hàng
Sau khi bắt đầu sản xuất, phòng sản xuất sẽ giám sát, chỉ đạo sản xuất ước tính thời gian hoàn thành sản phẩm để thông báo cho giao hàng để có phù hợp thời gian giao đến khách hàng hợp lý QC sẽ hỗ trợ cùng phòng sản xuất giám sát công nhân sản xuất và kiểm tra thành phẩm trước khi đóng gói Việc đóng gói dán tem nhãn sẽ được sản xuất xử lý QC sẽ xem xét kiểm tra và khi hoàn thành đóng gói sẽ bàn giao lại cho kho thành phẩm và chờ xuất hàng
Bộ phận sản xuất sẽ trao đổi với bộ phận giao hàng để có thể đưa ra thời gian giao hàng hợp lý, những sự cố xảy ra để kịp thông báo đến khách hàng để giao hàng hợp lý giúp có uy tín của chúng ta đối với khách hàng không ảnh hưởng nhiều do sự cố trong công ty gây ra
3.1.2 Quá trình nhập kho nguyên vật liệu
Trong quá trình nhập kho nguyên vật liệu bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu và kiểm tra hàng tồn
Khi có đơn hàng khách hàng yêu cầu trên hệ thống phần mềm công ty bộ phận sản xuất sẽ dựa vào chủng loại sản phẩm còn tồn và bắt đầu lập bảng nhu cầu nguyên vật liệu dựa trên số liệu, định mức, chủng loại sản phẩm cần sản xuất và thông báo các bộ phận liên quan
Bước 2: Lập bảng nhu cầu nhập
Dựa vào các nguyên liệu cần thiết để sản xuất trên kế hoạch nhập nguyên vật liệu ta nhận ra được số lượng cần đặt nguyên liệu cho đơn hàng và gửi kế hoạch đến bộ phận liên quan để liên hệ, làm việc với các nhà cung ứng
Bước 3: Hoàn thành nhập kho
Khi nguyên vật liệu về đến công ty thì nhân viên sẽ kiểm tra giấy tờ phù hợp thì nhập kho, sắp xếp vị trí lưu trữ cho phù hợp Kiểm tra số lượng nguyên vật liệu dựa trên phiếu nhận và cập nhật lên hệ thống nguyên vật liệu Nguyên vật liệu sẽ được kiểm tra số lượng, các trường hợp dư, thiếu sẽ được nhân viên kho lập biên bản và báo cáo bộ phận liên quan để làm việc, kịp thời xử lý với các nhà cung ứng
Nguyên liệu được sắp xếp cẩn thận vào những vị trí thích hợp cụ thể và chất chồng lên nhau trên các pallet tránh tiếp xúc với mặt sàn NVL ở trong kho được thực hiện quản lý nghiêm ngặt và tuân thủ theo đúng quy trình xuất nhập kho rõ ràng
Hình 3.2 Nguyên vật liệu phụ gia bột
Hình 3.3 Kho nguyên vật liệu nhựa
(Nguồn: phòng Sản Xuất) Ở quy trình này việc không tính định mức tồn kho an toàn hay việc sử dụng làm hao hụt sai lệch giữa trên máy và thực tế dẫn đến việc tình trạng thiếu nguyên vật liệu sản xuất làm cho phải dừng máy hoặc các máy sản xuất phải dừng đột ngột chờ cho có nguyên vật liệu Chưa có quy định cụ thể và thiếu sự rõ ràng trong việc định vị và đặt biển báo cho khu vực làm cho trong quá trình tìm kiếm nguyên vật liệu còn khó khăn, mất thời gian cho người lao động để sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm sơn gỗ của công ty
3.2.1 Chi tiết quy trình sản xuất của công ty
Hình 3.4 Lưu đồ sản xuất sơn gỗ tại công ty
(Nguồn: Tổng hợp của sinh viên)
Bước 1: Sau khi có lệnh sản xuất từ quản lý nhân viên sẽ đọc thông tin bên các nguyên vật liệu bên trong lệnh
Bước 2,3: Sau khi nhân viên đọc đầy đủ thông tin trong lệnh sản xuất bao gồm (thành phần, khối lượng, thời gian) thì nhân viên sẽ đi lấy thùng chứa phù hợp để trộn các nguyên vật liệu lại với nhau Quá trình sản xuất sẽ sử dụng thùng chứa có khối lượng từ 200-500kg phụ thuộc vào khối lượng đơn hàng nhu cầu để sử dụng, dùng những thùng chứa phù hợp chủng loại sản phẩm cần sản xuất để tránh mất thời gian vệ sinh Vì đây là quá trình sản xuất sơn gỗ nên mỗi thùng chứa nên ưu tiên sản xuất một loại sản phẩm riêng để giảm đi thời gian vệ sinh thiết bị Khi chuẩn bị trước để khi tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình nạp vào tank dẫn đến dừng máy
Hình 3.5 Tank chứa dung tích 500-700Kg
Bước 4: Trước khi pha trộn những nguyên vật liệu lại với nhau thì nhân viên cần phải kiểm tra, vệ sinh thiết bị ( máy khuấy), chân vịt, tank tránh bụi bẩn các nguyên liệu khác hoặc những màu sơn khác còn dính trên thiết bị, chân vịt cũng như là trong thùng chứa làm ảnh hưởng đến loại sản phẩm cần sản xuất
Hình 3.6 Máy phân tán (Máy khuấy)
Bước 5: Sau khi vệ sinh thiết bị máy móc và thúng chứa nguyên vật liệu thì nhân viên sẽ chuẩn bị nguyên vật liệu theo công thức Dùng xe gấp để gấp những vật liệu nhựa để đổ vào tank (chất phụ gia, khối lượng của mỗi thành phần, chất phân tán,…) và sẵn sàng đến bước tiếp theo
Bước 6: Khi phát lệnh nhân viên sẽ nhận được công thức pha chế trong lệnh sản xuất, nhân viên cần xem mẫu nguyên vật liệu và làm đúng như trong công thức Đối với bước này thứ tự công thức có thể sẽ có những chất chất cần phân tán trước và một số chất sẽ được thêm vào trong quá trình phân tán Các chất phụ gia sẽ được đánh số theo thứ tự để cho vào tank chứa
Hình 3.9 Công nhân thêm phụ gia trong quá trình phân tán
Bước 7,8,9: Khi này các nguyên vật liệu đã được sẵn sàng chờ đưa lên máy phân tán, việc lúc này nhân viên sẽ phải gắn cánh khuấy của vào máy để có thể phân tán những nguyên vật liệu cho các chất hòa tan vào nhau Quá trình pha trộn nhân viên sẽ phải canh thời gian theo đúng công thức và giám sát máy móc làm việc
Bước 10: Sau khi đã hoàn thành các bước sẽ đến công đoạn kiểm tra thành phẩm có đạt chuẩn không nếu không đạt chuẩn sẽ không được phân loại xử lý theo quy trình Khi này các chất sẽ do QC kiểm tra và quyết định
Hình 3.10 Dụng cụ kiểm tra độ nhớt
Hình 3.11 Kiểm tra độ mịn
Bước 11,12,13: Khi hoàn thành thành phẩm sử dụng một hộp nhỏ để lưu mẫu và thành phẩm được vào thùng đóng gói và dán tem nhãn bàn giao sản phẩm lại cho kho và chờ xuất kho Việc lưu mẫu giúp chúng ta có thể giữ được thành phẩm ngày hôm sản xuất để có thể dễ dàng điều tra nguyên nhân khi sản phẩm lỗi, và dễ dàng sản xuất lại nếu có khách hàng đặt lại lô hàng ngày hôm sản xuất đó
Tại công đoạn xử lý sản xuất có 2 công nhân cùng thực hiện, đứng máy và mỗi công nhân thực hiện một công việc, 2 công nhân sẽ phối hợp với nhau phân chia công việc vô các chất phụ gia theo đúng công thức và quy trình đã có trên lệnh
Quy trình xử lý sản phẩm bị lỗi
Trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh khỏi hàng lỗi phát sinh, việc xử lí sản phẩm lỗi sao cho tránh lãng phí là điều cần xem xét kỹ Những mã hàng này đều là chất hóa học nên việc sử lý phụ thuộc vào các chất được pha trộn trong sản phẩm và phụ thuộc vào thời gian không xử lý kịp hoặc để quá lâu chưa xử lý thì Những mã hàng xử lý không được sẽ được lên kế hoạch để tiến hành loại bỏ không gây ảnh hưởng đến môi trường Những chất xử lý được sẽ có thể khuấy lại và sử dụng thì được xử lý theo quy trình sau đây
Hình 3.13 Quy trình xử lý sản phẩm lỗi
Các sản phẩm lỗi sẽ được các nhân viên kỹ sư phòng Lab được đem phân tán lại, nạp thêm các chất phụ gia để tái chế sản phẩm lỗi sau đó sẽ được kiểm tra lại chất lượng thêm một lần nữa Nếu khắc phục được sẽ tiến hành công việc đóng gói như các sản phẩm đã được đảm bảo chất lượng từ đầu Nếu không thể khắc phục được trong sản xuất sẽ xử lý tiến hành lưu kho và đặt kế hoạch loại bỏ, tái chế những sản phẩm đó
Hình 3.14 Loại hình sản xuất sản phẩm qua một giai đoạn
Sản xuất qua một giai đoạn thì sản phẩm được sản xuất thông qua một quy trình đơn giản hoặc một loạt bước liên tiếp mà không cần chia thành nhiều giai đoạn phức tạp Có nghĩa là sản xuất qua một giai đoạn sẽ áp dụng cho các sản phẩm đơn giản hoặc hàng hóa có quy trình sản xuất tương đối ngắn gọn Trong trường hợp công ty thì máy khuấy sẽ đảm nhiệm năng lực sản xuất và sẽ phân tán tạo ra những sản phẩm cuối cùng với nhiều chủng loại khác nhau
Sau khi quá trình sản xuất hoàn thành, sản phẩm sẽ trải qua các bước như cân, đóng gói, kiểm tra và sau đó được lưu kho Quá trình sản xuất được đảm bảo rằng không có lỗi sản phẩm nảy sinh trong quá trình làm ra do máy móc Tuy nhiên nếu có lỗi được phát hiện bởi
QC, quy trình xử lý sẽ được áp dụng Xử lý lỗi có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, và việc chọn cách xử lý cụ thể thường phụ thuộc vào loại sản phẩm cũng như sự quyết định của lãnh đạo hoặc quản lý theo yêu cầu.
Nhận diện các loại lãng phí trong sản xuất
3.3.1 Lãng phí lỗi/ khuyết tật
Sau đây là bảng thống kê các lỗi xảy ra khi sản xuất bóng trắng 10%
Bảng 3.1 Các lỗi khuyết tật tháng 9/2023
Dạng lỗi, khuyết tật Số lỗi Số lỗi tích lũy Tỷ lệ tích lũy (%)
Vô sai tỉ lệ phụ gia trong công thức 32 32 33.7%
Nhãn sản phẩm bay chữ, rơi ra 20 52 54.7%
Ly nhựa rót dung môi rơi vào máy khuấy 6 91 95.8%
Máy khuấy, Cánh khuấy bị bẩn 2 93 97.9%
Tank chứa dính dị vật bị bẩn 2 95 100.0%
Dựa vào bảng thống kê đã nêu ở bằng trên, tác giả tiến hành thể hiện trên biểu đồ về tỉ lệ lỗi được thể hiện như sau:
Hình 3.15 Biểu đồ về tỉ lệ lỗi
(Nguồn: Tổng hợp sinh viên)
Theo sơ đồ Pareto cho thấy gần 80% các lỗi sai trên sản phẩm do vô sai tỉ lệ phụ gia, nhãn sản phẩm bay chữ, không đủ độ mịn, sai nhãn
Dựa trên biểu đồ cho thấy việc vô sai tỉ lệ công thức chiếm tỉ trọng cao nhất 33% và thấp hơn là nhãn sản phẩm bị bay chữ, rơi ra chiếm 21% Bên cạnh đó theo biểu đồ phân tích mức độ ảnh hưởng của độ nghiêm trọng của lỗi đến thời gian sửa lỗi
Sau khi đã xác định được các lỗi chính dẫn đến khuyết tật sản phẩm thì tác giả tiến hành áp dụng biểu đồ nhân quả để trình bày về phân tích tìm ra nguyên nhân gây nên lãng phí
Vô sai tỉ lệ phụ gia trong công thức
Nhãn sản phẩm bay chữ, rơi ra
Sai nhãn Không đủ độ nhớt
Ly nhựa rót dung môi rơi vào máy khuấy
Máy khuấy, Cánh khuấy bị bẩn
Tank chứa dính dị vật bị bẩn Biểu đồ tần số lỗi 8/2023
Số lỗi Tỷ l tích lũy (%)
Hình 3.16 Biểu đồ nhân quả hàng lỗi
(Nguồn: Tổng hợp sinh viên)
Từ biểu đồ trên nhận thấy rằng 4 nguyên nhân chính gây lãng phí khuyết tật sản phẩm là về Con người, Phương pháp, Máy móc và cuối cùng đến nguyên vật liệu Do đó, tác giả sẽ tập trung phân tích rõ các nguyên nhân trên
Về con người và phương pháp
Lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm Các thành phẩm cuối có đạt yêu cầu chất lượng thì phụ thuộc phần lớn vào công đoạn được thực hiện một cách thủ công Mỗi công nhân cần phải có kỹ năng, sự tập trung và hiểu biết về quy trình kỹ thuật để hoàn thành tốt công việc Rất nhiều sản phẩm bị lỗi do các công nhân có thể bị xao lãng hoặc quên sót trong quá trình làm việc, sự thiếu liên kết giữa các công nhân cũng có thể dẫn đến việc sản phẩm không đạt tiêu chuẩn khi kiểm tra ở các công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục, dẫn đến áp lực về sản lượng, thời gian điều này có thể khiến các công nhân làm việc quá nhanh và vượt quá khả năng của họ Sai sót chiếm tỷ lệ cao nhất bao gồm: vô sai tỉ lệ công thức, dán sai nhãn, dị vật rơi vào bởi khi quá trình sản xuất Sự thiếu sự chú ý của công nhân và quản lý tại các công đoạn quan trọng có thể dẫn đến các sai sót này Nếu sai sót xảy ra ở các công đoạn đầu và
41 không được phát hiện và khắc phục kịp thời, chúng có thể tích tụ và dẫn đến việc lỗi toàn bộ số sản phẩm cuối cùng của một chủng loại
Mặc dù máy móc được kiểm tra định nhưng vẫn bị tình trạng hư hỏng vẫn thường xuyên diễn ra Máy quá tải điện, nhiệt độ máy đột nhiên quá cao dẫn đến tình trạng ngừng máy Tình trạng máy in nhãn thường xuyên bị lỗi dẫn đến tình trạng chữ trên nhãn bị bay mất hoặc không dính lên sản phẩm Việc mất nhãn này có thể ảnh hưởng đến việc phân biệt sản phẩm cho khách hàng cũng như công ty
Các sản phẩm sẽ rất khó sửa lỗi nếu các chất phụ gia, hay những nguyên vật liệu bị nhiễm với những chất khác, phải tốn thời gian tìm hiểu nguyên nhân để sữa lỗi Lỗi này rất nghiêm trọng dẫn đến ảnh hưởng đến chi phí công ty, uy tín đối với khách hàng
Thực trạng chờ đợi trong quá trình sản xuất tại công ty: Thông qua quá trình quan sát thực tế, tác giả định tính nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chờ đợi trong quá trình sản xuất
Trong trường hợp máy móc và công nhân chờ nguyên vật liệu: có thể xảy ra trường hợp lãng phí vận chuyển dẫn đến việc chờ đợi còn hầu hết sự chờ đợi nguyên vật liệu do việc các đơn hàng bất ngờ dẫn đến việc công ty phải chờ đợi như NVL từ nhà cung cấp về, pha trộn phụ
42 gia Dừng máy khi máy móc có sự cố như máy hư trong khi sản xuất cũng làm cho việc chờ đợi xảy ra
Trong quá trình thực tập tác giả chứng kiến việc thường xuyên xảy ra phải dừng công đoạn kéo dài trong 15p-30p Với lý do vệ sinh cánh khuấy, vì đây là sản xuất mẻ lớn nên phải giữ vệ sinh sạch sẽ đối với máy cũng như cánh khuấy để không xảy ra tình trạng nhiễm chất làm cho bị lỗi cả mẻ Buộc công nhân phải dừng sản xuất để vệ sinh Hay đối với những tank chứa lên từ 500-700kg cần phải có thời gian từ 1h-1h30p để có thể lau sạch tank do quá trình sử dụng trước đó chưa được vệ sinh Điều này đã ảnh hưởng đến năng suất của làm việc, tiến độ của nhà xưởng bị chậm trễ khiến công nhân phải tăng ca để bù đắp sản lượng kịp đơn hàng Việc chờ đợi diễn ra khi công nhân chờ QC kiểm tra và trả kết quả để đóng g Chờ đóng gói, ví dụ trong quá trình sản xuất khi kiểm tra một mẻ có phát hiện chưa đạt yêu cầu chất lượng (độ mịn, độ nhớt, bóng) thì chưa thể xuất hàng đi được vì phải chờ đủ tiêu chuẩn mới đóng gói Việc này có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng
Những rủi ro đối với việc sản xuất thừa tại nhà xưởng:
• Mua nguyên vật liệu và phụ gia trước khi có đơn hàng chính thức
• Sự cố của khuyết tật nên thường tăng chi phí sản xuất bù vài phần trăm trên tổng nhu cầu Thực trạng sản xuất
Các công nhân với tâm lí dự phòng trong khi sản xuất thiếu stock nên pha trộn hơn vài phần trăm theo yêu cầu, điều này dẫn đến việc thành phẩm bị dư ra, không được đồng bộ, những thành phẩm sản xuất dư bị lưu kho
Với mỗi đơn hàng được phát lệnh sản xuất, ở bộ phận sẽ tính toán chuẩn bị nguyên vật liệu luôn phần khấu hao dự phòng khi sản xuất không đủ, chính điều đó làm ảnh hưởng dẫn đến tâm lý sản xuất thừa còn hơn thiếu, dẫn đến việc sản xuất thừa, tốn không gian lưu trữ Việc gây ra lãng phí sản xuất thừa tại xưởng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
• Nhu cầu dự báo sai, cho rằng khách hàng tiếp tục đặt lại đơn hàng cũ khi chưa có nhu cầu từ khách hàng
• Cán bộ quản lý, giám sát bỏ qua sai sót, đồng ý với phần trăm dư thừa đề phòng thiếu, hụt stock là chuyện bình thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất
Việc thực hiện các thao tác chuẩn trong công việc sẽ giúp chuẩn hóa thao tác, công việc; Thời gian thao tác hiệu quả hơn; Chất lượng sản phẩm được kiểm soát và đồng nhất; Sản lượng sản xuất đáp ứng được yêu cầu
Trong quá trình làm việc thao tác thừa vẫn đang diễn ra: công nhân có những thao tác di chuyển nhiều, với người, cúi người v.v
Các nguyên nhân gây trì hoãn thời gian trong sản xuất
Trì hoãn thời gian trong quá trình sản xuất, còn được gọi là lãng phí thời gian là một vấn đề nghiêm trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp trong ngành sản xuất Sự chậm trễ trong tiến độ sản xuất có thể gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến nhiều việc như là không đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng và dẫn đến mất uy tín của công ty
Thông thường tại nhà xưởng, nguyên nhân gây trì hoãn chủ yếu là như sau:
Máy dừng do hư hỏng: dừng máy do hỏng hóc là một vấn đề không thể tránh khỏi
Trong quá trình sản xuất hàng ngày, khi cần phải hoàn thành sản phẩm để giao, việc máy móc bất ngờ gặp sự cố có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất Nguyên nhân thường xuất phát từ các vấn đề kỹ thuật, như trục trặc hoặc những vấn đề kỹ thuật khác Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, thường cần mất thời gian để thực hiện bảo trì, sửa chữa, điều chỉnh lại máy móc và cài đặt lại chúng
Máy dừng do thiếu nguyên vật liệu: Việc dừng máy do thiếu nguyên vật liệu cũng thường hay xảy ra khi lượng đơn hàng đột biến, dẫn đến tình trang thiếu hụt nguyên vật liệu hoặc số lượng thực tế bị thiếu hụt so với trên máy cũng như việc nguyên vật liệu sử dụng sản xuất chưa được nhập lên máy Điều này khiến cho việc dừng máy chờ đợi nguyên vật liệu về để sản xuất
Sắp xếp công việc và thứ tự thực hiện chưa được tổ chức một cách hiệu quả: có nghĩa là chưa có sự kiểm soát về thời gian mà người công nhân cần để hoàn thành công việc Còn về việc ưu tiên công việc hoặc thứ tự thực hiện, chưa được xác định một cách thích hợp.
Đánh giá chung về công tác quản trị sản xuất tại xưởng
Phòng sản xuất thường xuyên kiểm tra nhà máy để đánh giá, nắm được tình hình năng lực và tình trạng hoạt động của nhà máy Cùng kinh nghiệm dồi dào qua nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu rộng của phòng sản xuất giúp tận dụng được tối đa nguồn nhân lực sản xuất, đưa ra các lệnh sản xuất chính xác và hiệu quả
Luôn linh hoạt trong việc sản xuất theo nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ gắn kết với các đối tác cũ Chú trọng vào việc làm hài lòng khách hàng mới và luôn cố gắng đảm bảo sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
Công suất máy móc sản xuất luôn được tối ưu hóa giúp cho những đơn hàng luôn được giao đúng thời hạn không rớt lại đơn hàng
Hằng năm công ty luôn có thực hiện kiểm tra và đánh giá tình hình sản xuất của công ty giúp xác định được điểm mạnh, điểm yếu và qua đó tìm ra biện pháp khắc phục Tiến hành nghiên cứu thị trường xác định xu hướng, dự báo nhu cầu để chuẩn bị cho công tác xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho năm tiếp theo đạt hiểu quả cao hơn
Hệ thống trang thiết bị máy móc của công ty cũng không ngừng đầu tư, luôn được cải tiến hiện đại, thay thế và cập nhật công nghệ mới phù hơp thời đại
Công ty sẽ sản xuất theo đơn hàng đặt hàng khách hàng yêu cầu nên hầu như không xảy ra tình trạng sản xuất thừa Bên cạnh đó sản phẩm sẽ có kho thành phẩm riêng nên khi sản xuất
52 sẽ được di chuyển và lưu trữ vào kho vì thế cũng không diễn ra ra tình trạng tồn kho thành phẩm tại xưởng
Tại công ty việc bố trí mặt bằng tại nơi sản xuất còn chưa hợp lý và còn có một số vấn đề, gây ra các lãng phí trong quãng đường di chuyển và thời gian di chuyển Quy trình xử lý hàng lỗi còn mất thời gian, chưa được tối hóa hay các hàng lỗi chưa được xử lý khiến cho không gian bên trong kho bị ứ đọng
Một số thói quen không tốt của công nhân trong quá trình làm việc gây ra việc phải thực hiện các hành động sửa chữa không cần thiết, dẫn đến lãng phí do thao tác thừa hoặc sai số thực tế lớn so với lệnh sản xuất
Thiếu hụt vật tư so với nhu cầu và hỏng hóc không mong muốn do thời gian sử dụng lâu khiến quá trình tình trạng gián đoạn trong quá trình sản xuất
Công việc chuẩn bị vật tư vẫn chưa được đồng bộ hoàn toàn, chưa thực sự hiệu quả cao do quá trình còn tồn tại nhiều vấn đề thực tế mất phải
Sau khi phân tích sự tác động của các loại lãng phí đồng thời tìm ra được tỉ trọng của loại lãng phí chiếm phần cao thì cho đến hiện tại vẫn chưa có phương hướng hoặc phương pháp xử lý các loại hàng lỗi Tình trạng hàng lỗi chưa xử lý gây ra tình trạng ứ đọng, chiếm diện tích không gian
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT SƠN GỖ CỦA CÔNG
Giải pháp thao tác và công đoạn thừa
Từ phân tích thực trạng tác giả tiến hành phân tích sự bất cập, không hợp lý trong dòng chạy của từng công đoạn làm việc Các công đoạn trong đóng gói bị thừa chưa được tối ưu tạo nên việc gây lãng phí Công đoạn di chuyển sản phẩm từ pallet này sang pallet khác gây lãng phí thời gian rất nhiều trong quá trình sản xuất, khiến tình trạng kiệt sức ở người lao động diễn ra khi phải di chuyển các sản phẩm qua lại
Chính vì vậy dựa vào vấn đè này và điều kiện ở xưởng có sẵn tác giả đã đưa ra giải pháp hợp lý sắp xếp lại các công đoạn nhằm giảm lãng phí phục vụ cho quá trình sản xuất
Dựa vào phân tích và quan sát trong quá trình thực tập, bước đầu tác giả nhận định lãng phí thừa công đoạn xảy ra do các công đoạn được sắp xếp chưa hợp lý Ở xương sản xuất công ty hiện tại chưa tiến hành đo thời gian của mỗi công đoạn vì do có nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất thực tế.Vì vậy tác giả tiến hành đo thời gian thực hiện của bước đóng gói trong khoảng thời 1 tháng
Máy móc, dụng cụ, cơ sở hạ tầng trong xưởng điều có dễ dàng thay đổi Thay đổi công đoạn trong các bước đóng gói hoàn toàn hợp lý giảm đáng kể thời gian so với lúc trước những vẫn còn tình trạng thiếu tập trung dẫn đến việc ra thành phẩm làm phải vệ sinh, hay thừa cân dẫn đến việc tốn thời gian khắc phục vẫn còn diễn ra Để đáp ứng đủ sản lượng trong ngày tức là phải giảm thời gian thực hiện công việc của mỗi công nhân trong công đoạn xuống thấp nhất và loại bỏ những công đoạn không tạo ra giá
54 trị Qua quá trình thay đổi các công đoạn xen kẽ với nhau tác giả đã thấy được quy trình đóng gói, đề xuất một trình mới giúp tối ưu hơn:
Hình 4.1 Công đoạn đóng gói đề xuất
(Nguồn: Tổng hợp sinh viên)
Bảng 4.1 Thời gian thực hiện công đoạn được đề xuất
Công đoạn Thời gian thực hiện(giây)
Ra thành phẩm 40 Đóng nắp 10
(Nguồn:Tổng hợp sinh viên)
Dựa vào bảng 3.1 Nhìn vào dữ liệu trên tác giả dự đoán thời gian đóng gói giảm tương đối cao so với 25% thời gian ban đầu Sau khi sắp xếp lại các công đoạn của bước đóng gói, thời gian của bước đóng giảm xuống thấy rõ Loại bỏ được công đoạn di chuyển giữa 2 pallet và giảm thời gian của dán nhãn khi dán thùng rỗng trước khi ra thành phẩm như trước và không dùng lực nhiều để gây ra mệt mỏi làm cho có ảnh hưởng đến hiệu suất của công nhân
Giải pháp vận chuyển
Để loại bỏ lãng phí vận chuyển ta phải rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực để hạn chế di chuyển bằng cách bố trí lại khu vực Ta sẽ thay đổi khu vực để tank chứa, phụ gia, bán thành phẩm gần với khu vực trộn để dễ dàng lấy hơn và thay đổi khu vực đóng gói gần với khu vực để nắp hộp để giảm thời gian lấy nắp hộp để đóng gói thành phẩm, cũng như tạo dòng chảy từ khu vực đóng gói di chuyển đến kho thành phẩm gần hơn, như vậy sẽ rút ngắn được khoảng cách di chuyển trong xưởng, hạn chế được tồn kho
Hình 4.2 Sơ đồ đề xuất
(Nguồn: Tổng hợp sinh viên)
Diện tích là một nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Nó có thể được sử dụng để sản xuất, lưu trữ, hoặc các hoạt động khác Khi diện tích bị lãng phí, công ty sẽ mất đi cơ hội sử dụng nó một cách hiệu quả và qua đó thực hiện 5S ở xưởng chưa thực sự hiệu quả
56 khiến cho tình trạng nguyên được bố trí gây lãng phí không gian Tác giả đề xuất lại nội dung thực hiện
Sàng lọc: Đối với những chất phụ gia, nhựa sẽ được phân loại tuần suất sử dụng trong 1 tháng, đối với những loại nhựa, bột và phụ gia được sử dụng thường xuyên sẽ để đầu khu vực các kho để việc tìm thấy luôn để phía dễ thấy dễ dàng Những loại nguyên liệu màu( oxit,pigment, 2K) nên được phân loại và những thùng lẻ cùng chủng loại nên được gom vào một vị trí cố định và những màu thường xuyên được sử dụng sẽ được để ở vị trí dễ thấy và dễ lấy
Sắp xếp: Sắp xếp theo tần suất sử dụng thường xuyên theo thứ tự sử dụng nhiều nhất theo thứ tự để dễ lấy, dễ tìm, dễ thấy, trả lại Đối với nguyên vật liệu nhựa nên sắp xếp có đường để xe gắp phuy(Hình 3.7) có thể di chuyển vô để gấp giảm tình trạng di chuyển thùng nguyên liệu khác Mục tiêu yêu câu này là giảm thời gian vận chuyển các nguyên vật liệu đến mức tối đa mà công nhân thực hiện cho công việc
Sạch sẽ: Giữ cho các nguyên vật liệu các tank chứa, máy móc, mặt trên các thùng nguyên vật liệu và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn chặn các vấn đề ảnh hưởng do vệ sinh kém Để tăng ý thức về mức độ bụi bẩn, một số công ty cho sơn nơi làm việc và thiết bị với màu sáng, đồng thời tăng độ chiếu sáng nơi làm việc
Săn sóc: Duy trì 3S ở trên trở thành việc áp dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ ràng các thủ tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ Công nghệ hiện nay hầu như ai cũng biết sử dụng nền tảng xã hội việc tạo nhóm trên mạng xã hội như Zalo, Facebook Việc này dễ dàng kiếm soát chữ “S” dễ dàng hơn bằng cách chụp hình xưởng báo cáo cuối ngày và giúp tạo cho công nhân thói quen Bằng việc duy trì và phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S
Sẵn sàng: Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến việc áp dụng trở thành một phần văn hóa của doanh nghiệp Ngoài ra, việc duy trì cũng bao gồm phân công trách nhiệm cho một nhóm quan sát việc tuân thủ các quy định về 5S
Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu công cụ cũng là một vật quan trọng trong sản xuất Nó không chỉ giúp công nhân có thể dễ dàng làm việc hơn, nhanh chóng, đạt hiệu quả
57 cao hơn trong công việc Việc thiếu đi mất công cụ cũng là một phần gây lãng phí trong quá trình di chuyển nguyên vật liệu sản xuất Ví dụ ở đây trường hợp các công nhân phải kiên vác từng bao bột khoảng từ 15-25kg đến nơi trộn việc này khiến công nhân di chuyển nhiều lần làm tăng thời gian sản xuất lên rất nhiều Ở đây tác đề xuất thêm dụng cụ xe đẩy hàng
Hình 4.3 Đề xuất mua xe đẩy hàng
Xe đẩy hàng giúp di chuyển bột hay các vật nặng khác không cần phải mang trọng lượng lớn trên vai hoặc tay Điều này giúp giảm mệt mỏi và nguy cơ chấn thương liên quan đến an toàn lao động Vận chuyển nguyên vật liệu trên xe đẩy giúp giảm nguy cơ va đập hoặc rơi xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Giải pháp tồn kho
Chi phí tồn kho hiện tại đang là một trong những thách thức lớn nhất mà công ty đang phải đối mặt Qua phân tích bảng 3.3, chúng ta thấy rằng chi phí nguyên vật liệu đầu vào đóng góp chủ yếu khá lớn vào vấn đề lãng phí tồn kho Điểm chú ý ở đây là nguyên vật liệu đầu vào hiện đang được lưu kho chủ yếu là do dự trữ từ những đợt sản xuất đột biến, hoặc là các đơn hàng có số lượng ít như những đơn hàng chỉ đặt 1 lần hay với yêu cầu nguyên vật liệu riêng biệt của khách hàng hoặc số lượng ít và yêu cầu mua nguyên vật liệu theo các parking size cụ dẫn đến việc lưu kho những nguyên vật liệu này trong khoảng thời gian dài đáng kể Điều này đã dẫn đến việc công ty phải lưu kho những nguyên vật liệu không còn sử dụng, tạo ra không gian lớn và gây lãng phí đáng kể Để giải quyết tình trạng này, tác giả đề xuất một số giải pháp hiệu quả Đầu tiên, người quản lý kho sản xuất cần hợp tác chặt chẽ với người giao nhận hàng để thực hiện việc công việc kiểm tra lại toàn bộ nguyên vật liệu tồn từ năm 2020 đến nay Lập bảng thống kê cần cụ thể về số lượng, chất lượng, kích thước, và đặc tính của từng NVL để bộ phận Lab có thể đánh giá khả năng sử dụng lại Đối với những nguyên vật liệu có thể tái sử dụng, cần lập kế hoạch sử dụng chúng hoặc tìm kiếm cơ hội bán lại cho các công ty khác Để không có lãng phí tồn kho công ty nên áp dụng các chính sách giảm hàng tồn và lập đội ngũ hoạch định vật tư và dự báo nhu cầu Khi có đơn hàng mới, đội ngũ này sẽ đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra số lượng NVL có sẵn trong kho, thành phẩm, và cũng những hàng lỗi có thể được tái sử dụng Việc lập đội ngủ này sẽ giúp tối ưu hóa quản lý tồn kho và giảm lãng phí Đối với những hàng lỗi, quản lý nên yêu cầu bộ phận kỹ thuật và lab xem xét cụ thể để đưa ra các giải pháp xử lý Hàng lỗi có thể tái sử dụng nên được phân loại và lên kế hoạch tái chế, trong khi hàng không thể tái chế cần được xử lý để giảm diện tích lưu kho Đối với những hàng lỗi có thể sử dụng lại được lập bảng liệt kê tên, số lượng, nguyên nhân lỗi, hậu quả, cách khác phục Để có thể nắm bắt được tình hình để tránh lỗi bị lặp lại, cũng như giúp chúng ta thể dễ dàng đưa ra cách giải quyết hay tìm cách dùng lại sản xuất những đơn hàng khác
Các phương pháp trên là giải pháp tối ưu cho vấn đề ứ đọng hàng hóa bên trong công ty Những phương pháp này không chỉ giải quyết được vấn đề cấp thiết hiện tại mà còn giúp công ty cắt giảm được một lượng đáng kể về chi phí Những phương pháp này là có thể thực hiện dễ dàng bởi công ty đang có những thay đổi tích cực về chính sách và nhân sự Việc tuyển thêm nhân sự để quản lý dữ liệu và thực hiện hoạch định vật tư là cần thiết Bởi khi công ty phát triển, số lượng công việc ngày càng tăng lên Việc tìm kiếm thêm nhân sự và thành lập bộ phận, chức năng mới sẽ giúp công ty tối ưu hóa nguồn lực, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động Đây không chỉ là một bước quan trọng trong việc thích ứng với sự chuyển đổi số mà còn giúp tối ưu hóa lợi nhuận và chi phí
Giải pháp để hạn chế tỷ lệ lỗi/ khuyết tật
Giải pháp để hạn chế tỷ lệ phế phẩm Để hạn chế phế phẩm ta phải đi tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bằng cách sử dụng công cụ biểu đồ nhân quả hay còn gọi biểu đồ xương cá Dựa vào biểu đồ nhân quả hình 3.15 ta thấy biều đồ đã được xây dựng ta thấy tỷ lệ lỗi nhiều trong quá trình sản xuất chủ yếu là do công nhân sản xuất thực hiện thao tác xử lý trên trong quá trình sản xuất bị phạm nhiều lỗi cho sản phẩm đó là kỹ năng của công nhân Sản lượng thực tế còn vượt mức sai số so với lệnh sản xuất đã cho trong quá trình sản xuất
Tình trạng nhãn mất chữ cũng khiến cho hàng hóa bị trả về do chất lượng của nhãn không được đảm bảo khiến cho trong quá trình vận chuyển làm mất nhãn dẫn đến tình trạng không phân biệt được sản phẩm, tình trạng này hay diễn ra đối với các nhãn trong suốt và máy móc sử dụng cho việc này là máy in bình thường Việc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí, uy tín của công ty đối với khách hàng Nên có nhu cầu đầu tư nghiên cứu mua/ sử dụng trang thiết bị chuyên in nhãn và thiết kế lại nhãn bao gồm cả chất liệu, máy móc, thẩm mỹ đối với decal trong của dòng sản phẩm bóng trắng 10% đề có thể giảm được tình trạng hiện tại Đối với quy trình công nghệ trên chuyền cần bổ sung thêm bản mô tả công việc chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm và những lưu ý đối tới từng chủng loại sản phẩm như là một cẩm nang khi có vấn đề gặp phải để có biện pháp khắc phục tương ứng, phòng ngừa để quan lý, nhân viên có thể sẵn sàng ứng phó khi tịnh trạng đó xảy ra
Khi có công nhân mới, Quản lý sẽ hướng dẫn cho công nhân mới cách đọc bảng quy trình công nghệ, bao gồm các bước thực hiện công việc, các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động, lưu ý cho công nhân mới những lỗi hay gặp phải trong quá trình thực hiện công việc Quản lý sẽ bố trí cho công nhân mới phụ công nhân cũ để họ có thể học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng thực tế, giúp công nhân mới nhanh chóng làm quen với công việc và nâng cao tay nghề cho đến mức người công nhân mới có thể độc lập hoàn thành công việc mà không gặp khó khăn
Chuẩn hóa quy trình là một quy trình làm việc kết hợp hiệu quả giữ con người, vật tư, máy mốc, công nghệ được ghi lại một cách có hệ thống về các bước và chi tiết về cách thực hiện một nhiệm vụ một cách nhất quán Nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả, tối ưu hiệu suất và giảm thiểu lãng phí
Bước 1: Chuẩn hóa quy trình Ở mỗi công đoạn thì thao tác khi thực hiện sản xuất thì cần được hướng dẫn một cách chính xác và rõ ràng với tiêu chuẩn công nghệ đã có ở công ty Như sản xuất bóng trắng 10% thì cần công nghệ chuẩn quy trình để sản xuất Sau đó triển khai sản xuất cho đơn hàng, bên cạnh đó bộ phận sản xuất phải ghi nhận lại và tính toán thời gian và thao tác của mỗi lần sản xuất sản phẩm đó Kế tiếp, bộ phận sản xuất sẽ dựa vào thực tế mà chuẩn hoá quy trình công nghệ Bao gồm thời gian, thao tác, công nghệ
Bước 2 Quản lý bằng phương pháp trực quan
Tại mỗi lênh sản xuất của mỗi người công nhân đều có quy trình công nghệ lệnh sản xuất đó Dựa trên sự quan sát một cách trực tiếp của tác giả thì công nhân có xem QTCN nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả Do đó, cần phải nâng cao công tác nhắc nhở người lao động xem cẩn thận và thực hiện theo như các thông số, cách thức thực hiện của QTCN khi có vấn đề về công đoạn đang thực hiện
Bước 3 Đào tạo công nhân mới theo đúng quy định
Những công nhân mới được tuyển dụng khi được nhận vào sẽ có thời gian để được đào tạo cụ thể, nhưng sau quá trình quan sát nhiều đợt công nhân mới do thiếu nhân lực dẫn đến việc thời gian đào tạo giảm Vì vậy, cần nên tập trung chặt chẽ đào tạo ban đầu để có thể giúp người công nhân nắm rõ quá trình sản xuất để tránh xảy ra lãng phí Đào tạo chặt chẽ giúp công nhân nắm bắt nhanh chóng quy trình làm việc và sử dụng thiết bị hiệu quả Hiểu rõ công việc, quy trình từ đầu giúp giảm thời gian làm quen với môi trường làm việc và cũng giúp họ nhận
62 diện và khắc phục vấn đề nhanh chóng, tránh lãng phí về thời gian và nguyên liệu Giảm thiểu rủi ro sản xuất hàng loạt lỗi
Bước 4 Quản lý thực hiện công tác để đo lường
Công nhân mới vào làm cần được theo dõi để xác định được tình trạng tay nghề của người công nhân có đạt so sự yêu cầu Trong quá trình thao thác người công nhân có tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình công nghệ và thao tác trong khoảng thời gian đã đo lường Để từ đó giúp cho có thể phát hiện kịp thời để ngăn chặn ngay khi vừa bắt đầu xảy ra lãng phí hoặc để kịp thời khắc phục cũng như xem xét thao thác thực tế của công nhân lệch như thế nào với tiểu chuẩn để có các biện pháp điều chỉnh, hướng dẫn lại cho đúng
Trong quá trình sản xuất thì việc đảm bảo rằng công nhân tuân thủ quy trình công nghệ và thao tác trong khoảng thời gian đã đo lường là quan trọng để ngăn chặn ngay nếu dấu hiệu lãng phí xuất hiện Điều này giúp quản lý có thể phát hiện sớm vấn đề và thực hiện các biện pháp khắc phục, cũng như có thể dễ dàng đánh giá sự khác biệt giữa thực tế và tiêu chuẩn Từ những thứ đó có thể thực hiện hướng dẫn lại và điều chỉnh người công nhân để đảm bảo rằng công nhân đang làm việc đúng cách và hiệu suất tối ưu
Giải pháp nhân sự 63 KẾT LUẬN
Bộ phận nhân sự cần tuyển dụng nhân công mới vào đúng thời điểm, tức là khi công nhân thôi việc vì lý do cá nhân thì ngay lập tức phải sẽ người thay thế Trong trường hợp không thể tuyển dụng kịp thời, có thể có giải pháp sử dụng nhân công dự trữ Để giữ chân công nhân có kinh nghiệm, làm lâu, bộ phận nhân sự cần đưa ra những chính sách đãi ngộ hấp dẫn, phù hợp với năng lực của họ Đối với công nhân sản xuất, cần có chế độ lương thưởng, phúc lợi cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện cho họ phát triển nghề nghiệp Đối với những người công nhân mới trong quá trình thử việc, cần đào tạo về quy trình sản xuất tại nhà xưởng Thời gian đào tạo có thể dao động từ 1 đến 2 tuần Ngoài ra, công nhân đã có kinh nghiệm được ưu tiên giao nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn công nhân mới, không nhất thiết phải là người quản lý
Bộ phận sản xuất, bộ phận QC và bộ phận nhân sự cần phối hợp chặt chẽ để đánh giá năng lực của công nhân Mỗi tháng, công nhân sẽ có cách như những câu khảo sát nhỏ để đánh giá khả năng nhận diện các lỗi thường gặp và xử lý sản phẩm Bài kiểm tra thử mang tính chất không thông báo trước, được thực hiện ngẫu nhiên trong quá trình công nhân tham gia sản xuất
Kết quả bài kiểm tra thử sẽ được quy đổi về hệ số để áp dụng phương thức “cây gậy và củ cà rót” Nếu bài kiểm tra đánh giá của công nhân chưa đạt, cần đào tạo lại để nâng cao kỹ năng
Tác giả trong quá trình phân tích và thu thập thông tin dữ liệu đã nhận diện được
7 lãng phí còn tồn động đang diễn ra trong quá trình sản xuất Đã giúp nhà xưởng xác định rõ nguyên nhân gây ra lãng phí chủ yếu từ các yếu tố con người và phương pháp trong điều hành sản xuất và từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng này
Quý công ty vẫn còn những khó khăn trong việc quản lý nhân sự sản xuất như: tạo ra thói quen cho người lao động, cũng như bản thân người lao động chưa nhận thức lãng phí trong sản xuất Từ đó thì bài luận này đề xuất ra một số giải pháp có tính khả thi và không phụ thuộc vào nguồn lực công ty đáng kể Đầu tiên, công ty nên hoạch định thực hiện 5S, chuẩn hóa quy trình dựa trên đề xuất Thứ hai, thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức, ý nghĩa của công việc cho người lao động Thứ ba, công ty tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu đưa giải pháp lãng phí vẫn còn tồn động bên trong công ty Tất cả những công việc phải được giải quyết dựa trên bối cảnh công ty và triết lý của lãnh đạo Ngoài ra công ty cần giữ sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất Định hướng về đề tài sẽ tiếp tục là rõ các thực trạng về lãng phí còn đang diễn ra trong công ty, đo lường thời gian sản xuất của mỗi công đoạn và chuẩn hóa quy trình Ngoài ra định hình thói quen cho người lao động là yếu tố then chốt trong quá trình sản xuất của công ty để giảm lãng phí, việc thực hiện 5S là nhu cầu cấp thiết để có thể giảm lãng phí
Do thời gian thực tập có hạn, tác giả chưa thể tìm hiểu hết về nghiệp vụ sản xuất, đồng thời khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của tác giả còn nhiều hạn chế Do đó, đề tài khóa luận tốt nghiệp của tác giả tập trung vào các vấn đề về giải pháp vận chuyển, nhân sự, những lỗi khuyết tật Do những hạn chế trên, đề tài của tác giả vẫn còn nhiều thiếu sót
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ahmed, M., & Ahmad, N (2011) An application of Pareto analysis and cause- and-effect diagram (CED) for minimizing rejection of raw materials in lamp production process Management science and engineering, 5(3), 87
2 Gitlow, H S., Oppenheim, A J., Oppenheim, R., Levine, D M (2005) Quality Management, Third Edition, McGrawHill, USA, 366-367
3 Gorener, A., & Toker, K (2013) Quality Improvement in Manufacturing Processes to Defective Products using Pareto Analysis and FMEA Beykent ĩniversitesi Sosyal Bilimler Dergisi, 6(2)
4 Henny Henny, H R Budiman (2018) Implementation lean manufacturing using
Waste Assessment Model (WAM) in shoes company IOP Conf Series: Materials
5 Henrik S., Gunnar S., Emma W., Rikard B., Erik A., Malin L.N., (2012)
Applying a lean approach to identify waste in motor carrier operations
International Journal of Productivity and Performance Management, pp 47 – 65
6 Jason McGee-Abe (2015), “The 8 Deadly Lean Wastes –DOWNTIME”, retrieved from www.Process sexcellencenetwork.com
7 Jose, R.S.X.A, Joao M.A, (2015) Production management model integrating the principles of lean manufacturing and sustainability International Journal of
8 Jose, R.S.X.A, Joao M.A, (2015) Production management model integrating the principles of lean manufacturing and sustainability International Journal of
9 Katayama, H., & Bennet, D (1996) Lean production in a changing competitive world: A Japanese perspective International Journal of Operations and
10 Koskela, L.J., Bolviken, T and Rooke, J.A (2013), Which are the wastes of construction?, Proceedings of the 21st Annual Conference of the International
Group for Lean Construction Fortaleza, pp 3-12
11 Mohammad Said Obeidat, Raid Al-Aomar, Z J Pei (2014), “Lean
Manufacturing Implementation in the Sewing Industry”, Journal of Enterprise
12 Muenstermann B, Eckhardt A, Weitzel T (2010) The performance impact of business process standardization: an empirical evaluation of the recruitment process Business Process Management Journal 16(1):29–56
13 Ravi, S R.,Yadavalli B (2019) Quality Improvement of Capacitors through
Fishbone and Pareto Techniques International Journal of Recent Technology and Engineering
14 Sanders, J H., & Karr, T (2015) Improving ED specimen TAT using Lean Six
Sigma International Journal of Health Care Quality Assurance, 28(5), 428–440 doi:10.1108/ijhcqa-10-2013-0117
15 Tregear, R (2015) Business Process Standardization In: vom Brocke, J., Rosemann, M (eds) Handbook on Business Process Management 2
International Handbooks on Information Systems Springer, Berlin, Heidelberg
16 Tyson R Browning, Suzanne de Treville (2021) A lean view of lean
17 Womack, J P., & Jones, D T (1996) Beyond Toyota: How to root out waste and pursue perfection Harvard business review, 74(5), 140-151
18 Wu, P & Low, S.P (2011) Lean production, value chain and sustainability in precast concrete factory – a case study in Singapore Lean Construction Journal
19 Wu, P & Low, S.P (2011) Lean production, value chain and sustainability in precast concrete factory – a case study in Singapore Lean Construction Journal
1 Bùi Nguyên Hùng (2011), Sản xuất theo Lean, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
2 Trương Đức Trọng (2013) Hệ thống sản xuất tinh gọn Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc Gian Tp Hồ Chí Minh
3 Tài liệu nội bộ - Phòng Lab và sản xuất Công ty TNHH Khang Trường Phát
4 Tài liệu nội bộ - Phòng nhân sự Công ty TNHH Khang Trường Phát
1 Trang web Công ty TNHH Khang Trường Phát Truy cập vào 20/10/2023 tại https://ktpcoating.com/
2 Công cụ xác định nguyên nhân gốc rễ vấn đề: https://www.isixsigma.com/tools-templates/cause-effect/determine-rootcause-5- whys/
3 Biểu đồ xương cá: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_Ishika wa
1 Bảng tổng hợp thời gian thao tác thừa, công đoạn thừa, di chuyển công nhân
Lãng phí công đoạn thừa
Thời gian thực hiện(giây)
Ra thành phẩm 35.9 37.4 37.1 34.8 41.0 41.6 40.7 43.6 41.8 36.3 39.0 Đóng nắp 8.4 8.7 11.5 7.7 11.5 10.9 9.3 11.4 9.0 9.4 9.8 Chuyển lên pallet 1 11.1 9.3 7.5 10.2 9.5 9.7 10.6 7.4 11.0 9.8 9.6 Dán nhãn 25.2 24.1 25.9 24.7 22.7 25.3 25.9 26.5 23.7 23.7 24.8 Chuyển lên pallet 2 14.9 14.2 17.4 14.3 14.5 15.8 13.1 16.8 14.6 13.8 14.9
2 Bảng tổng hợp thời gian thao tác, công đoạn đề xuất
Thời gian thực hiện(giây)
Ra thành phẩm 36.6 37.1 40.8 42.4 43.4 41.8 34.9 39.3 38.8 43.3 39.8 Đóng nắp 9.4 9.9 9.6 9.2 10.0 8.8 10.0 10.2 9.5 11.0 9.7 Chuyển lên pallet 1 10.5 9.2 10.1 8.6 11.0 8.8 9.9 9.3 10.9 10.8 9.9
3 Bảng báo cáo lượng tồn kho 2020-2023
4 Quy trình khi nhận đơn hàng
5 Lưu đồ sản xuất sơn gỗ tại công ty