1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn nhập môn tổ chức vận tải f1 Đề tài quy Định vận tải Đường biển

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 745,54 KB

Nội dung

Phương tiện thường dùng sẽ là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

NHÓM 5

ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

GIẢNG VIÊN HƯỚNHƯỚNG:

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Tuệ Minh - 232104429 Hoàng Văn Luận - 232134422

Nguyễn Thắng Lợi – 232104421

Trang 2

I.Tổng Quan vận tải đường biển 

    1.khái niệm 

    Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở

hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển Phương tiện thường dùng

sẽ là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

    Tùy theo điều kiện địa lý tự nhiên của mỗi nước mà có thể thiều phương thức vận tải này hay phương thức vận tải khác Nhưng các phương thức phổ biến gồm: vận tải sắt, vận tải đường bộ, vận tải hàng không, vận tải đường thủy và vận tại dương ông Mỗi phương thức vận tải có những quy định, đặc điểm riêng, có những ưu nhược điểm khác nhau và quá trình phát triển cũng không giống nhau Phương thức vận tại ô tô là phương thức vận tại phát triển nhanh về số lượng, còn phương thức vận tại hàng không là phương thức phát triển nhanh về chủng loại phương tiện, chất lượng phương tiện và tính tiện nghi của nó, đối với vận tải sắt thì các nước phát triển,phát triển nhanh

về đoàn tàu cao tốc trong khi đó các nước đang phát triển và kém phát triển thì đoàn tàu cũng như cơ sở hạ tầng không có sự thay đổi đáng kể qua các thập kỷ.Nhìn chung đội tàu biển của thế giới tăng về số lượng và chất lượng nhưng đội tàu biển của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. 

Hình 1.1: Ever Ace tàu container lớn nhất thế giới thuộc hãng vận tải Đài Loan Evergreen Line

    Vận tải đường biển phương thức vận tải có lịch sử phát triển sớm nhất trong tất cả các phương thức vận tại Từ khi con người biết sử dụng những công cụ lao động thô

sơ để đóng những chiếc thuyền đơn giản, đến những thuyền buồm và hiện nay đã có những con tàu trọng tải lên đến hơn 500000 tấn Ở Việt Nam Tổng công ty tàu biển Việt Nam Vietsovpetro  đã có khả năng hng những con tàu có trọng tại đến 300000 tấn Đội tàu biến của thế giới phát triển không ngừng và xu hướng hiện nay là dòng những

Trang 3

con tàu chuyên môn hóa hẹp đẽ vận chuyển một loại hàng hóa nào đó như hàng container, hàng đông lạnh, tàu chở khí hóa lỏng, tàu dầu

    Về hệ thống cảng biển của thế giới phát triển mạnh về số lượng và chất lượng tính chuyên môn hóa của cảng ngày càng cao, đặc biệt là các cảng chuyên dụng xếp đỡ container Ở Việt Nam có hai cảng lớn đó là cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn, ở các cảng này có khu vực dành riêng để xếp dỡ hàng container và hai cảng này có khối lượng hàng hóa thông qua lớn nhất trong cả nước

Phương thức vận tải biển có những ưu điểm sau:

 Có khả năng vận chuyển tất cả các loại hàng hóa với khối lượng lớn

 Chi phí nhiên liệu tính cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ

 -Năng suất lao động cao

 -Giá thành thấp

    Bên cạnh những ưu điểm thì phương thức vận tài này cũng có những nhược điểm

đó là phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn và tốc độ thấp

    Nhưng đây là phương thức vận tải đáp ứng tốt nhất cho công tác xuất nhập khẩu hàng hóa mà các phương thức vận tải khác không có được với những ưu điểm vốn có của nó

    Sự phát triển của vận tải biển được thể hiện bằng khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách qua các năm cũng như lượng phương tiện

1.2.Vai trò của vận tải biển trong nền kinh tế quốc dân

    Hiện nay vận tải biển nói chung đặc biệt là vận tải biển giữ vị trí quan trọng trong chuyên cho hàng hóa trên thị trường thẻ giới Vận tải đường biển là ngành vận tải chủ yêu trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, có đảm bảo chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế

    Vận tải biển thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa trên cự ly dài, khối lượng lớn không đòi hỏi về thời gian vận chuyển Các tuyến đường vận tải biển hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên Do đó không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền vốn nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường vận tải Đây

là những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải biển thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác

Trang 4

    Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn, đặc biệt là vận tải biển Trong những năm gần đây, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trọng tại trung bình của tàu biển tăng nhanh và vẫn có xu hướng tăng lên đối với tất cả các nhóm tàu

    Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp Trong chuyên chở hàng hóa giá thành vận tải đường biển chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống, còn thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác

  Vận tải đường biển điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước

và quốc tế, thúc sản xuất phát triển, xóa bỏ ranh giới giữa thành thị và nông thôn, miền ngược với miền xuôi, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng của đất nước

    Vận tải đường biển có vai trò to lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và độc lập chủ quyền của mỗi dân

II.Quy định về tàu biển và cảng biển 

2.1.Tàu biển 

a, Theo Điều 13 Bộ luật Hàng hải 2015:Tàu biển là phương tiện nổi di động

chuyên dùng hoạt động trên biển

Tàu biển quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi

b, Tàu biển Việt Nam

Hình 1.2: Tàu container VOSCO của công ty cổ phần vận tải Việt Nam.

Trang 5

1 Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam

2 Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam

3 Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam

c, Chủ tàu

1 Chủ tàu là người sở hữu tàu biển

2 Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định theo hợp đồng ký kết với chủ tàu

3 Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu

d, Treo cờ đối với tàu thuyền

1 Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghỉ lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thực hiện theo quy định

3 Chính phủ quy định chi tiết điều này

2.2 Cảng biển 

a, khái niệm 

1 Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng

Trang 6

Hình 1.3: Cảng biển Hải Phòng của Việt Nam.

Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến,rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác

2 Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng

3 Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển

4 Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 7

Hình 1.4: Tổng quan về một số cảng biển lớn ở Việt Nam.

Trang 8

2.3 Tiêu chí xác định cảng biển 

1 Có vùng nước nối thông với biển

2 Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu,chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn

3 Có lợi thế về giao thông hàng hải

4 Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển

2.4 Phân loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển.

1.Cảng biển được phân loại như sau:

 Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô

lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;

 Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế

-xã hội của cả nước hoặc liên vùng;

 Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế

-xã hội của vùng;

 Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương

Trang 9

Hình 1.5: Danh mục phân loại cảng biển ở Việt Nam 

2 Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

3 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải

2.5 Chức năng cơ bản của cảng biển

Trang 10

a, Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.

b, Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách

c, Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng

d, Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển:

  Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch

vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp

 Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa

III.Quy định hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển

3.1 Quy định hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển.

a, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo điều 145 luật hàng hải Việt Nam 2015 

1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng

2 Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

3.2.Khái niệm hàng hóa

1.Hàng hoá: Hàng hoá là sản phẩm của nền kinh tế quốc dân được đưa ra trao đổi và mua bán trên thị trường tất cả các loại nguyên vật liệu, bán trên thị trường

2 Hàng hóa vận tải: Hàng hoá trong vận tải là thành phẩm, thành phẩm tiếp nhận sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác Nói như vậy ta hiểu hàng hóa trong

Trang 11

vận tải rất đa dạng về giá trị, tính chất, kích thước, trọng lượng thậm chí về ý nghĩa của chúng đối với nền kinh tế của đất nước cũng khác nhau

3.3.Các nguyên tắc về thuê chở, nhận chở và trách nhiệm của đôi bên.

1.Các đơn vị vận tải đường biển (dưới đây gọi tắt là bên vận tải) và các cơ quan,

xí nghiệp, tổ chức, đoàn thể, tư nhân…có hàng chuyên chở bằng đường biển (dưới đây gọi tắt là chủ hàng) có trách nhiệm chấp hành các nguyên tắc về thuê chở và nhận chở như sau:

 Thuê chở có thể thuê chở cả chuyến tàu, thuê chở hàng lẻ hoặc thuê chở khoán từng khối lượng hàng nhất định;

 Bên vận tải có trách nhiệm cung cấp các phương tiện vận tải kịp thời phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá đã ghi trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Nhà nước và hợp đồng vận tải đã ký với các chủ hàng;

chuyển kịp thời trong những trường hợp đột xuất ngoài chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, khi có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hay của Ủy ban hành chính các khu, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương;

 Bên vận tải không được từ chối hoặc thực hiện chậm trễ việc vận chuyển đối với những hàng hoá đã ghi trong chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và đã ký hợp đồng với chủ hàng hoặc khi đã có lệnh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

 Ở những bến cảng có tổ chức xếp dỡ do cơ quan giao thông vận tải quản lý, bên vận tải phải đảm nhiệm cả việc xếp dỡ hàng hoá cho chủ hàng

 Bên vận tải có trách nhiệm phải giao và nhận hàng theo đúng những quy định dưới đây:

Sau khi hàng hoá đã được xếp lên phương tiện vận tải và bên vận tải cũng như chủ hàng đã làm xong thủ tục ký nhận thì bên vận tải có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển đến đúng nơi và đúng thời gian đã ghi trong hợp đồng vận tải hoặc trong giấy vận chuyển

Trong trường hợp hàng hoá có người của chủ hàng đi áp tải thì trách nhiệm của người áp tải do Bộ Giao thông vận tải quy định. 

Trong khi chưa có quy định thì hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng vận tải và giấy vận chuyển;

 Hàng năm, hàng quý, hàng tháng hai bên phải trao đổi kế hoạch vận chuyển và tiến hành ký kết hợp đồng theo đúng chế độ hợp đồng kinh tế và chế độ lập kế hoạch vận tải hiện hành;

 Bên chủ hàng phải giao hàng đúng thời hạn như đã ký trong hợp đồng vận tải

Ở những bến, cảng mà tổ chức xếp dỡ không do cơ quan giao thông vận tải quản lý, chủ hàng phải đảm nhiệm lấy việc xếp dỡ hàng hóa

Trong bất kỳ trường hợp nào, các cơ quan hay người nhận hàng có tên trong giấy vận chuyển đều không có quyền từ chối nhận hàng (Về cách giải quyết các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình vận chuyển như làm mất mát hoặc

Trang 12

hư hỏng hàng hóa đã giao v.v… đã có quy định cụ thể trong các  sau của bản  lệ này)

Trong trường hợp đã uỷ quyền chính thức cho người đại diện của mình, hai bên đều phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động của người đại diện nếu họ gây ra những trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng vận tải 

 2.Thứ tự ưu tiên vận chuyển.

Những hàng hoá lưu thông không trái với luật lệ hiện hành của Nhà nước đều được nhận chuyên chở và quyền ưu tiên vận chuyển sẽ dành cho các hàng mà

kế hoạch vận chuyển đã có dự trù trước và đã ký hợp đồng vận tải Hàng gửi trước hoặc xin phương tiện trước thì được chở trước, hàng gửi sau hoặc xin phương tiện sau thì chở sau Nếu nhiều chủ hàng gửi hàng hoặc xin phương tiện cùng một lúc để chuyên chở cùng một thời gian mà khả năng phương tiện của bên vận tải không đủ thì ưu tiên vận chuyển phải được thi hành theo thứ tự quy định như sau:

 Hàng hoá thuộc loại vật tư chủ yếu của Nhà nước như: lương thực, phân bón, than, vật liệu kiến trúc, xăng dầu…

 Hàng hoá phục vụ cho kế hoạch xuất khẩu;

 Hàng dễ biến chất, hàng nguy hiểm;

 Những hàng cần vận chuyển đột xuất kể  dưới đây không thuộc phạm vi áp dụng  này

 3 Những hàng hoá không nhận chở

Bên vận tải có quyền từ chối không nhận chở:

a) Những hàng hoá không ghi trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Nhà nước, không có hợp đồng vận tải, không có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hay của Ủy ban hành chính các khu, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương

b) Những hàng hoá mà bao bì không đúng quy cách

c) Những loại hàng hoá theo pháp luật của Nhà nước phải có giấy kiểm soát riêng của các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền nhưng không được chủ hàng cung cấp giấy tờ đầy đủ và hợp lệ

d) Những loại hàng nguy hiểm không đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển nếu hàng đó không được khai báo rõ ràng trước hoặc tàu không đủ thiết bị bảo quản

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w