1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế môn học quản trị vận tải Đa phương thức Đề bài phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải Đa phương thức cho một lô hàng

96 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức cho một lô hàng
Tác giả Lê Bảo Quân, Đinh Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đoàn Thái Nguyên
Người hướng dẫn ThS. Ngô Đức Phước
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị vận tải
Thể loại Thiết kế môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 5,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (15)
    • 1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Đà Nẵng (15)
      • 1.1.1 Sơ lược về Thành phố Đà Nẵng (15)
      • 1.1.2 Đường bộ (17)
      • 1.1.3 Đường thủy (20)
        • 1.1.3.1 Thủy nội địa (20)
        • 1.1.3.2 Đường biển (22)
      • 1.1.4 Đường sắt (23)
      • 1.1.5 Đường hàng không (24)
    • 1.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển trong nước và quốc tế (26)
      • 1.2.1 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển trong nước (26)
        • 1.2.1.1 Đường bộ (26)
        • 1.2.1.2 Đường sắt (28)
        • 1.2.1.3 Đường thủy nội địa (29)
      • 1.2.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế (29)
        • 1.2.2.1 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế kết nối với Châu Âu (29)
        • 1.2.2.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế kết nối với Nội Á (30)
        • 1.2.2.3 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế kết nối với Châu Mỹ (32)
    • 1.3 Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí vận chuyển cho 1 (35)
      • 1.3.1 Nhập khẩu 1 TEU dược phẩm từ thị trường Châu Âu (Đức) (35)
      • 1.3.2 Xuất khẩu 1 TEU cà phê sang thị trường Nội Á (Nhật Bản) (36)
      • 1.3.3 Xuất khẩu 1 TEU gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Châu Mỹ (Hoa Kỳ)23 (37)
    • 1.4 Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở Thành phố Đà Nẵng (38)
      • 1.4.1 Cơ sỡ hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu (38)
        • 1.4.1.1 Thực trạng (38)
        • 1.4.1.2 Giải pháp (39)
      • 1.4.2 Hoạt động vận tải chưa khoa học (40)
        • 1.4.2.1 Thực trạng (40)
        • 1.4.2.2 Giải pháp (40)
      • 1.4.3 Chính sách quản lý chưa hiệu quả (41)
        • 1.4.3.1 Thực trạng (41)
        • 1.4.3.2 Giải pháp (42)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA MỘT LÔ HÀNG THỰC TẾ (43)
    • 2.1 Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức xuất khẩu lô hàng hạt tiêu (43)
      • 2.1.1 Thông tin xuất phát về lô hàng (43)
      • 2.1.2 Tính chất hàng hóa (43)
        • 2.1.2.1 Tính chất hàng hóa (43)
        • 2.1.2.2 Yêu cầu vận chuyển của lô hàng (44)
        • 2.1.2.3 Yêu cầu cụ thể của chủ hàng (45)
      • 2.1.3 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng (45)
      • 2.1.4 Lựa chọn hình thức gửi hàng, phương thức vận tải, người vận tải và tuyến vận tải (46)
        • 2.1.4.1 Tuyến vận tải số 1: ROAD – SEA – ROAD (48)
        • 2.1.4.2 Tuyến vận tải số 2: ROAD – RAIL – ROAD (51)
        • 2.1.4.3 Tuyến vận tải số 3: ROAD – SEA – ROAD (55)
      • 2.1.5 Biện luận lựa chọn phương thức vận tải và tuyến vận tải phù hợp nhất (59)
      • 2.1.6 Lập chứng từ vận tải (60)
        • 2.1.7.1 Trường hợp mất hàng (65)
        • 2.1.7.2 Trường hợp thiếu hàng (65)
        • 2.1.7.3 Trường hợp hỏng hàng (66)
    • 2.2 Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức nhập khẩu lô hàng túi khí vô lăng Seltos (68)
      • 2.2.1 Thông tin xuất phát về lô hàng (68)
      • 2.2.2 Tính chất hàng hóa (68)
        • 2.2.2.1 Tính chất hàng hóa (68)
        • 2.2.2.2 Yêu cầu vận chuyển của lô hàng (70)
        • 2.2.2.3 Yêu cầu cụ thể của chủ hàng (70)
      • 2.2.3 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng (70)
      • 2.2.4 Lựa chọn hình thức gửi hàng, phương thức vận tải, người vận tải và tuyến vận tải (71)
        • 2.2.4.1 Tuyến vận tải số 1: ROAD – SEA – ROAD (73)
        • 2.2.4.2 Tuyến vận tải số 2: ROAD – AIR – ROAD (76)
        • 2.2.4.3 Tuyến vận tải số 3: ROAD – SEA – ROAD (80)
      • 2.2.5 Biện luận lựa chọn phương thức vận tải và tuyến vận tải phù hợp nhất (83)
      • 2.2.6 Lập chứng từ vận tải (84)
      • 2.2.7 Giả sử giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô hàng (86)
        • 2.2.7.1 Trường hợp mất hàng (86)
        • 2.2.7.2 Trường hợp thiếu hàng (86)
        • 2.2.7.3 Trường hợp hỏng hàng (87)
  • KẾT LUẬN (6)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI THIẾT KẾ MÔN HỌC QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Đề bài PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Đà Nẵng

1.1.1 Sơ lược về Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng về đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội Nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar

Hình 1.1 Bản đồ hành chính TP Đà Nẵng

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng

Hình 1.2 Hành lang kinh tế Đông - Tây

3 Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm

Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm

16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%) Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3 Cát, cuội sỏi xây dựng có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên

Hệ thống giao thông đường bộ của Thành phố Đà Nẵng bao gồm các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ và bến xe liên tỉnh Trong đó:

- Cao tốc: 7,97km là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua địa phận thành phố và tuyến La Sơn – Túy Loan

- Quốc lộ: 119,28km gồm các tuyến: Quốc lộ 1A (Lạng Sơn - Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau), Quốc lộ 14B ( Đà Nẵng - Tây Nguyên - Thành phố

Hồ Chí Minh), Quốc lộ 14G (Đà Nẵng - Quảng Nam), tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan (Quảng Nam - Đà Nẵng - Phú Bài - Cam Lộ )

- Bến xe: Đà Nẵng có hai bến xe là “Bến xe Trung Tâm” và “Bến xe phía Nam thành phố Đà Nẵng”

+ Bến xe Trung Tâm, nằm trên quốc lộ 1A (đường Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu) có diện tích 60.000 m2

+ Bến xe phía Nam Đà Nẵng, nằm trên quốc lộ 1A (nút giao quốc lộ 1A và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) với công suất khai thác bến được tính toán tới 800- 1.000 lượt xe xuất bến/ngày

Tính đến năm 2020, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 2.342 tuyến đường với tổng chiều dài 1396,36 km và 72 cầu có chiều dài lớn hơn 25m (chưa tính các cầu trên đường cao tốc) với tổng chiều dài 14.798,44m Trong đó:

- Đường đô thị: 1.039,17km, trong đó: 149,06km thuộc địa bàn quận Hải Châu; 71,00km thuộc địa bàn quận Thanh Khê; 183,62km thuộc địa bàn quận Liên Chiểu; 233,23km thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ; 176,81km thuộc địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; 188,48km thuộc địa bàn quận Sơn Trà và 36,97km thuộc địa bàn huyện Hòa Vang

- Đường chuyên dùng: 44,00km trong các Khu công nghiệp

- Đường tỉnh: 75,21km gồm các tuyến: ĐT.601, ĐT.602 và ĐT.605 (toàn bộ thuộc địa bàn huyện Hòa Vang)

- Đường huyện: 64,65km gồm các tuyến: ĐH.1, ĐH.2, ĐH.3, ĐH.4, ĐH.5, ĐH.7, ĐH.8, ĐH.9, ĐH.10, ĐH.11 và ĐH.12 (toàn bộ thuộc địa bàn huyện Hòa Vang)

- Đường xã: 46,09km gồm các tuyến: ĐX.10, ĐX.11, ĐX.12, ĐX.13, ĐX.14, ĐX.16, ĐX.17, ĐX.18, ĐX.19, ĐX.20, ĐX.21, ĐX.22, ĐX.23, ĐX.24 và ĐX.25 (toàn bộ thuộc địa bàn huyện Hòa Vang)

- Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 2.446,72 km đường kiệt hẻm và đường giao thông nông thôn khác

Hình 1.3 Bản đồ hệ thống giao đông đường bộ TP Đà Nẵng theo quy hoạch

Chạy suốt theo chiều dài thành phố, dòng sông Hàn chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông – Tây Với 09 cây cầu bắc ngang, hai bờ sông Hàn được kết nối, giao thông thuận tiện hơn, kinh tế các vùng của thành phố ngày càng phát triển đồng đều, các tiềm năng du lịch, kinh tế được thành phố khai thác:

- Cầu Rồng: Bắt qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương - Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ Sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các tuyến đường chính trong thành phố và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố

- Cầu Thuận Phước: Là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m) bắc qua eo biển,nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến bán đảo Sơn Trà

- Cầu Sông Hàn: Đây là cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam

- Cầu Nguyễn Văn Trỗi: là cây cầu dã chiến được quân đội Mỹ xây dựng năm 1968, Hiện nay, cầu Nguyễn Văn Trỗi không còn phục vụ việc lưu thông cho các phương tiện giao thông mà trở thành cầu đi bộ

- Cầu Trần Thị Lý: Hiện nay thay thế cho hai cây cầu cũ là Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý cũ

- Cầu Tiên Sơn: Đây là cây cầu nối liền 2 quận Hải Châu và Ngũ Hành Sơn

- Cầu Cẩm Lệ: Là cây cầu nằm ở vùng ven, nối quốc lộ 1A và quốc lộ 14B

- Cầu Hòa Xuân: Nối giữa trung tâm phường Hòa Xuân bờ Đông với đường Cách mạng Tháng Tám bờ Tây sông Hàn

Hình 1.4 Cầu Rồng Đà Nẵng 1.1.3 Đường thủy

1.1.3.1 Thủy nội địa Đà Nẵng có tổng cộng 49,2 km đường thủy nội địa Trong đó đường thủy nội địa quốc gia ủy thác quản lý là 19,9 km, đường thủy nội địa do địa phương quản lý là 29,3 km

Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển trong nước và quốc tế

1.2.1 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển trong nước

1.2.1.1 Đường bộ Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) là dự án đường cao tốc thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông Việt Nam Đường cao tốc này nối Đà Nẵng với Quảng Ngãi, có điểm đầu tuyến tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và điểm cuối là nút giao thông đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi thuộc xã Nghĩa

Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Tuyến đường cao tốc góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đánh thức tiềm năng thúc đẩy liên kết giao thương và phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên, rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1 hiện tại Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan: Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan (ký hiệu toàn tuyến là CT 01, VNM.svg và CT 02, VNM.svg) là một đoạn tuyến của tuyến đường cao

13 tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa phận hai tỉnh thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng Tuyến đường cao tốc này có chiều dài 77,5 km, bao gồm hai đoạn là đoạn La Sơn - Hòa Liên và đoạn Hòa Liên - Túy Loan Điểm đầu của tuyến đường là nút giao La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, kết nối Đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn) và điểm cuối nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan kết nối giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, tuyến này rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện ô tô so với đi trên Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A: Quốc lộ 1A là một tuyến giao thông huyết mạch đi qua hầu hết các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và các trung tâm kinh tế lớn, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa phận thành phố Đà Nẵng dài 37,2km, bắt đầu từ km 904 + 800 trên đỉnh đèo Hải Vân đến km

942 ở cuối xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang; trong đó, có 18,45 km trùng với đường phố đã đặt tên Việc Đà Nẵng nằm trên trên tuyến quốc lộ 1A có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hệ thống giao thông của vùng: phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển, thuận tiện kết nối với các khu vực trong nước, đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra liên tục, đẩy mạnh nền kinh tế và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng

Quốc lộ 14B: Đoạn Quốc lộ 14B qua địa phận Đà Nẵng có tổng chiều dài khoảng 7,55 km, điểm đầu của dự án tại Km24+633 thuộc địa phận xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, điểm cuối tại Km32+185.09 thuộc địa phận xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang Quốc lộ 14B là tuyến ngắn nhất từ thành phố Đà Nẵng lên phía Bắc Tây Nguyên nói riêng và cũng là tuyến đường ngắn nhất từ tất cả các tỉnh, thành phố thuộc Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ ra Đà Nẵng Tuyến đường này giúp lưu thông hàng hóa từ cảng biển Tiên Sa và Quốc lộ 1A đi qua địa phận Đà Nẵng lên Tây Nguyên và qua các cửa khẩu Đắc Ốc (Quảng Nam) và Bờ Y (Kon Tum) sang Lào và ngược lại; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực Trung Trung

Quốc lộ 14G: Quốc lộ 14G là con đường nối liền 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng có lý trình từ Km0+000 đến Km66+000 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý và khai thác Chiều dài toàn tuyến 66 km Điểm đầu là giao cắt với Quốc lộ 14 ở Thị Trấn PRao (Huyện Đông Giang, Tỉnh Quảng Nam) Điểm cuối là giao cắt Quốc Lộ 14B tại Huyện

Hòa Vàng, thành phố Đà Nẵng Quốc lộ 14G là một trong những dự án giao thông quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và an ninh-quốc phòng của thành phố Đà Nẵng giúp giao thông giữa tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng thuận tiện hơn

Tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan: Tuyến đường là một mắt xích quan trọng của tuyến cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng - Phú Bài (Thừa thiên Huế) - Cam Lộ (Quảng Trị) trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực miền Trung Ngoài ra, tuyến đường cũng là điểm kết nối với hầm đèo Hải Vân, cầu Tuyên Sơn, cầu vượt Hòa Cầm, đường Ngô Quyền và cảng Tiên Sa tạo thành tuyến giao thông hoàn chỉnh đoạn kết thúc của tuyến đường bộ hành lang kinh tế Đông - Tây Xây dựng tuyến đường chính là lời giải cho bài toán giảm tải, chống ùn tắc, hạn chế TNGT trên QL1A đoạn đi qua nội thành Đà Nẵng

1.2.1.2 Đường sắt Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km Đặc biệt, Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga lớn và tốt nhất miền Trung, là một trong 3 ga lớn của cả nước và cũng là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam Từ đó, ga Đà Nẵng góp phần quan trọng cho việc kết nối Đà Nẵng với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực khác, tăng tính kết nối cho mạng lưới giao thông

Mạng lưới đường sắt quốc gia hiện tại chỉ chạy theo hướng Bắc-Nam, kết nối các thành phố lớn ở Việt Nam dọc theo đường bờ biển Đà Nẵng có tiềm năng phát triển các kết nối đường sắt trong khu vực để tăng cường năng lực logistics và vận tải của mình

Hình 1.10 Kết nối đường và đường sắt trong miền Trung Việt Nam

1.2.1.3 Đường thủy nội địa Đà Nẵng có tổng cộng 49,2 km đường thủy nội địa Trong đó đường thủy nội địa quốc gia ủy thác quản lý là 19,9 km, đường thủy nội địa do địa phương quản lý là 29,3 km Đường thủy nội địa quốc gia ủy thác gồm Sông Hàn và sông Vĩnh Điện Sông Hàn có chiều dài 8,8 km, sông Vĩnh Điện có chiều dài 11,1 km tính từ ngã ba sông Hàn - Vĩnh Điện - Cẩm Lệ đến hạ lưu cầu Tứ Câu Đặc biệt, với vị trí địa lý nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn, Đà Nẵng đã trở thành một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam, thuận tiện kết nối, vận chuyển hàng hóa từ khu vực, các tỉnh thành trong nước giao thương quốc tế

1.2.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế

1.2.2.1 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế kết nối với

Bởi vị trí của Đà Nẵng nằm ở khu vực trung tâm Việt Nam, giáp biển nên mạng lưới giao thông từ Đà Nẵng đi châu Âu rất đa dạng và có rất nhiều phương án để lựa chọn, có thể kết hợp nhiều phương thức vận tải để tối ưu về chi phí hoặc sử dụng một phương thức vận tải nếu yêu cầu gấp rút về thời gian Đối với vận tải bằng đường sắt: chạy từ Đà Nẵng đến Đông Anh (Hà Nội) bằng đường sắt khổ 1.000mm, sau đó chuyển toàn bộ container sang toa khổ 1.435mm Tàu sẽ tiếp tục chạy đến ga Liên vận quốc tế Đồng Đăng, làm thủ tục thông quan sang đường sắt Trung Quốc, đến ga Trịnh Châu và kết nối vào đoàn tàu Á - Âu để đến điểm đích

Hiện nay chưa có đường bay thẳng từ Đà Nẵng đi các nước Châu u Có thể bay đến các nước Châu Âu qua điểm dừng là sân bay Băng Cốc, Istanbul, Kuala Lumpur… Đường biển: Từ Đà Nẵng di chuyển bằng sà lan đến cảng Cát Lái (Tp.HCM), chuyển tải lên tàu, đi theo đường sông Lòng Tàu vào biển Đông các tàu sẽ chạy qua eo Singapore, Malacca, chuyển hướng đến phía Nam Sri Lanka thuộc Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez đến Địa Trung Hải Tại đây tàu có thể đi Ý, Bulgaria, Pháp hoặc qua eo biển Istanbul đến cảng Constanta (Romania), cảng Varna (Bulgaria), cảng Odessa (Ukraine) Nhập các nước Bắc u, tiếp tục đi qua eo biển Gibraltar đến Đại Tây Dương, qua Kênh Kiel vào Biển Baltic, từ đó con tàu sẽ đến các cảng của Phần Lan, Đức, Thụy Điển và Ba Lan,

1.2.2.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Đà Nẵng vận chuyển quốc tế kết nối với Nội Á

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững Đà Nẵng còn là cửa ngõ trung chuyển quan trọng cho Lào (quốc gia không giáp biển) và là tuyến đường thay thế cho Thái Lan và Myanmar để tiếp cận Biển Đông Ngoài ra, Đà Nẵng có các đường bay trực tiếp đến các trung tâm khu vực khác như Thẩm Quyến, Băng Cốc, Hồng Kông và Singapore

Hình 1.11 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong Châu Á – Thái Bình Dương

Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí vận chuyển cho 1

1 FEU xuất khẩu và nhập khẩu từ Thành phố Đà Nẵng

1.3.1 Nhập khẩu 1 TEU dược phẩm từ thị trường Châu Âu (Đức)

Tuyến vận tải: ROAD – SEA – ROAD

Sơ đồ chuỗi vận tải: Công ty dược phẩm Evotec Sê Inh (Đức) → Cảng Hamburg (Đức) → Cảng Đà Nẵng (Việt Nam) → Kho công ty cổ phần dược phẩm NEXBION Pharma (Đà Nẵng)

Hình 1.16 Sơ đồ minh họa tuyến đường nhập khẩu dược phẩm từ Đức

Mô tả sơ lược tuyến:

- Từ kho Công ty dược phẩm Evotec Sê Inh (Đức) đến Cảng Hamburg (Đức): Vận chuyển bằng đường bộ

- Từ cảng Hamburg (Đức) đến cảng Cảng Đà Nẵng (Việt Nam): Vận chuyển bằng đường biển

- Từ cảng Đà Nẵng (Việt Nam) đến kho công ty cổ phần dược phẩm NEXBION Pharma (Đà Nẵng): Vận chuyển bằng đường bộ

Bảng 1.1 Tổng chi phí tuyến đường nhập khẩu dược phẩm từ Đức ĐVT: USD

STT Chỉ tiêu Chi phí

(Nguồn: Báo giá từ Công Nguyễn)

1.3.2 Xuất khẩu 1 TEU cà phê sang thị trường Nội Á (Nhật Bản)

Tuyến vận tải: ROAD – SEA - ROAD

Sơ đồ chuỗi vận tải: Công Ty TNHH Cà Phê Mộc Nguyên (Việt Nam) → Cảng Đà Nẵng → Cảng Toyama (Japan) → Kho công ty kinh doanh cà phê đặc sản Wataru &

Co ở Tokyo (Japan) của người mua

Hình 1.17 Sơ đồ minh họa tuyến đường xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản

Mô tả sơ lược tuyến:

- Từ kho của Công Ty TNHH Cà Phê Mộc Nguyên (Việt Nam) đến cảng Đà Nẵng (Việt Nam): Vận chuyển bằng đường bộ

- Từ cảng Đà Nẵng (Việt Nam) đến cảng Toyama (Japan): Vận chuyển bằng đường biển

- Từ cảng Toyama (Japan) đến kho công ty kinh doanh cà phê đặc sản Wataru &

Co ở Tokyo (Japan): Vận chuyển bằng đường bộ

Bảng 1.2 Tổng chi phí tuyến đường xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản ĐVT: USD

STT Chỉ tiêu Chi phí

(Nguồn: Báo giá từ Công Nguyễn)

1.3.3 Xuất khẩu 1 TEU gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Châu Mỹ (Hoa Kỳ)

Tuyến vận tải: ROAD – SEA – ROAD

Sơ đồ chuỗi vận tải: Công Ty TNHH Lâm Sản Việt Lang (Đà Nẵng) → Cảng Đà Nẵng (Việt Nam) → Cảng Los Angeles (Mỹ) → Kho công ty House Of Hardwood

Hình 1.18 Sơ đồ minh họa tuyến đường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ

Mô tả sơ lược tuyến:

- Từ kho Công ty TNHH Lâm Sản Việt Lang (Đà Nẵng) đến Cảng Đà Nẵng (Việt Nam): Vận chuyển bằng đường bộ

- Từ cảng Đà Nẵng (Việt Nam) đến cảng Los Angeles (Mỹ): Vận chuyển bằng đường biển

- Từ cảng Los Angeles (Mỹ) đến kho công ty House Of Hardwood: Vận chuyển bằng đường bộ

Bảng 1.3 Tổng chi phí tuyến đường xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản ĐVT: USD

STT Chỉ tiêu Chi phí

(Nguồn: Báo giá từ Công Nguyễn)

Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở Thành phố Đà Nẵng

1.4.1 Cơ sỡ hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu

Về đường bộ, một số nút giao thông trọng điểm tại nội thành bộc lộ nguy cơ quá tải Trong giờ cao điểm, nút giao phía Tây cầu Rồng đón lượng lớn xe khách phục vụ du lịch Nút giao phía Bắc cầu Hòa Xuân, xe máy, xe tải, xe container chen chúc nhau trên đường Cách Mạng 31 Tháng Tám Đáng nói, đây là trục đường chính kết nối Đà Nẵng với Quốc lộ 14B đi các tỉnh phía Nam, lưu lượng xe cộ rất lớn Sân bay Đà Nẵng ngay giữa trung tâm thành phố gây nên sự chia cắt mạnh không gian đô thị, làm tăng lượng phương tiện lưu thông cho các đường trục chính qua khu vực phía Đông thành phố như Nguyễn Văn Linh, Trần Thị Lý, Xô Viết Nghệ Tĩnh Đường Ngô Quyền là đoạn đường huyết mạch của QL14 xuyên qua thành phố Đây là đường dẫn vào cảng Đà Nẵng nên trung bình mỗi ngày có 1.500-2.000 lượt xe container, xe tải qua lại gây ùn tắc và tai nạn giao thông

Về đường sắt, vị trí ga Đà Nẵng và hướng tuyến của đường sắt Bắc Nam qua địa bàn Đà Nẵng còn có một số hạn chế Đà Nẵng sử dụng ga cụt, nghĩa là khi qua địa phận

25 Đà Nẵng, tàu phải tách khỏi tuyến chính để vào ga, trả đón khách và hàng hóa, sau đó tàu được “đổi đầu” quay lại tuyến chính để tiếp tục hành trình Với diện tích chỉ khoảng 14 ha ở quận Thanh Khê, ga Đà Nẵng không còn có thể đáp ứng công suất phục vụ ngày càng cao Mặt khác, nhà ga và tuyến đường sắt nằm trong khu vực trung tâm thành phố nên ảnh hưởng ngày càng tăng đối với giao thông đô thị cũng như sự phát triển hạ tầng

Về đường thủy, cảng Tiên Sa nằm trong lòng thành phố, việc kết nối giao thông với các phương thức vận tải khác gặp nhiều trở ngại do trục đường Ngô Quyền dẫn vào cảng xung đột với giao thông đô thị Lượng hàng hóa, xe container di chuyển qua nội đô rất lớn nên Thành Phố giới hạn lượng hàng thông qua cảng bằng đường bộ tối đa không quá

10 triệu tấn/năm Diện tích kho bãi trong cảng hẹp (khoảng 27ha), không có quỹ đất đê bố trí hậu phương sau cảng Mùa mưa cảng Tiên Sa sa bồi rất nhiều, 34 vì vậy không khả thi với phương án là cảng nước sâu Với 2 yếu tố này nên cảng Tiên Sa không thuận tiện cho mục tiêu phát triển dịch vụ logistics quy mô lớn

Về hàng không, sân bay Đà Nẵng hiện chủ yếu phục vụ hành khách, chưa phát huy vai trò vận tải hàng hóa và logistics hàng hóa hàng không Không gian sân bay hạn chế, khó có thể mở rộng do hạn chế về quỹ đất Các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ triển khai Vào các khung giờ cao điểm nhà ga thường xảy ra quá tải Sân bay chia cắt không gian đô thị Đông - Tây, gây bất tiện khi phát triển không gian đô thị như không được xây dựng nhà cao tầng trong tĩnh không đầu , tĩnh không sườn của sân bay Với tần suất máy bay cất cánh trong tương lai ngày càng tăng sẽ dẫn đến tắc nghẽn giao thông hàng không khu vực sân bay

Về đường bộ, cần nghiên cứu cải tạo và nâng cao năng lực thông hành cho các tuyến đường trục kết nối với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng như mở rộng đường hay xây cầu vượt tại vị trí các nút giao Thiết kế mạng lưới giao thông phi cơ giới ở bờ Đông sông Hàn Nghiên cứu chuyên giờ chạy xe container vào khung giờ phù hợp đồng thời yêu câu cảng Đà Nẵng không giao hàng vào giờ cao điểm

Về đường sắt, di dời Nhà ga và tuyến đường sắt về phía Tây thành phố, ra khỏi khu vực đô thị Cụ thể là nhà ga sẽ được đặt ở quận Linh Chiêu với diện tích khoảng 70 ha Theo đó, tuyến đường sắt cũng được di dời ra khu vực phía Tây thành phố gộp chung với tuyến đường sắt cao tốc Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ 1.000mm dài khoảng 29km,

26 chạy song song với đường Nam Hải Vân Dự án này trong tương lai có thể kết nối với tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt cao tốc, cũng như kết nối được với cảng Liên Chiêu đã được thành 33 phố quy hoạch và các khu công nghiệp tại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa

Về đường thủy, cải tạo, nâng cấp trục Ngô Quyền kết hợp với xây dựng cảng cạn tại Quận Cẩm Lệ, Huyện Hòa Vang nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển và khu vực nội đô

Về hàng không, quy hoạch cải tạo và mở rộng đường vành đai xung quanh sân bay, gắn kết với quy hoạch đô thị khu vực hai bên tuyến vành đai này Lúc này có thêm diện tích để mở rộng sân bay Quy hoạch tuyến đường ngâm Đông Tây, nằm dưới đường băng, gắn kết phía đông và phía tây sân bay để giảm ách tắc giao thông và tạo sự thuận tiện đi lại, đồng thời giúp cho việc nâng công suất sân bay được dễ dàng Quy hoạch khu đô thị nằm trong đường vành đai sân bay và khu đô thị nằm ngoài đường vành đai sân bay trong bán kính tối thiểu 1 km, nhằm khai thác các mối liên kết các khu vực đô thị đa chức năng với khu nhà ga trung tâm

1.4.2 Hoạt động vận tải chưa khoa học

Tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân cao: Tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở thành phố Đà Nẵng chiếm khoảng 80%, trong khi tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng chỉ chiếm khoảng 20% Điều này dẫn đến tình trạng quá tải cho giao thông đường bộ, gây ùn tắc giao thông

Cơ cấu vận tải chưa hợp lý: Hoạt động vận tải ở thành phố Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào vận tải đường bộ, chưa chú trọng phát triển vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không Điều này khiến cho các tuyến đường giao thông nội đô thường xuyên bị quá tải, gây ùn tắc giao thông

Trình độ quản lý vận tải còn hạn chế: Công tác quản lý vận tải ở thành phố Đà Nẵng còn chưa đồng bộ, hiệu quả Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân: Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng phương tiện giao thông và tham gia giao thông Đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng: Cần đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Đổi mới cơ cấu vận tải: Cần phát triển các loại hình vận tải khác ngoài vận tải đường bộ, như vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không

PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA MỘT LÔ HÀNG THỰC TẾ

Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức xuất khẩu lô hàng hạt tiêu

2.1.1 Thông tin xuất phát về lô hàng

Nhà xuất khẩu CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN NAM ĐÔ_NAM

DO AGRICULTURAL PRODUCT JOINT STOCK COMPANY (NAM DO AGRI JSC) Địa chỉ: 59 Lê Văn Duyệt, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng

Nhà nhập khẩu AKAY NATURAL INGREDIENT PRIVATE

LIMUTED Địa chỉ: Ambunad Malaidumthuruthu, Cochin, Aluva, Kerala 683561, Ấn Độ

Mặt hàng Hạt tiêu đen Việt Nam 550g/l

Quy cách đóng gói Bao giấy kraft 78x45x10 (cm)

Trọng lượng mỗi bao 25 Kgs (+0,07 kgs bao bì)

Số lượng hàng hóa 1050 bao

Gross Weight/ Volume Weight 26.323,5Kgs/ 36.855,00m 3

Giá trị lô hàng 97.125 USD Điều kiện Incoterms DAP Ambunad Malaidumthuruthu, Cochin, Aluva,

Hạt tiêu đen khá nhạy cảm với độ ẩm Do đó, việc bảo quản hạt tiêu đen trong quá trình vận chuyển với các doanh nghiệp xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng Độ ẩm bảo quản hạt tiêu đạt chuẩn theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam là

30 từ 13% đến 15% Để bảo quản tốt hạt tiêu đen ta nên đưa độ ẩm của hạt tiêu đen về ngưỡng an toàn là dưới 13% Trong quá trình chế biến, người ta đã đưa độ thủy phần của hạt tiêu về 11-12% Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển hàng trên biển, khí hậu của khu vực tàu đi qua và môi trường trong container thường dễ sản sinh ra hơi ẩm, có thể khiến hàng hóa bị ẩm, mốc

- Chỉ tiêu vật lí của hạt tiêu đen 550g/l theo tiêu chuẩn Việt Nam

+ Tạp chất lạ không lớn hơn 0,5% khối lượng

+ Hạt lép không lớn hơn 6% khối lượng

+ Hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ không lớn hơn 2% khối lượng

+ Không lượng theo thể tích không nhỏ hơn 550 g/l

- Chỉ tiêu hóa học của hạt tiêu đen 550g/l theo tiêu chuẩn Việt Nam

+ Độ ẩm không lớn hơn 13 % khối lượng

+ Tro tổng số không lớn hơn 7% khối lượng tính theo chất khô

+ Chất chiết ete không bay hơi không nhỏ hơn 6% khối lượng tính theo chất khô

+ Dầu bay hơi không nhỏ hơn 2% (ml/100g) tính theo chất khô

+ Piperin không nhỏ hơn 4% khối lượng tính theo chất khô

2.1.2.2 Yêu cầu vận chuyển của lô hàng

Bao bì được dùng để đóng gói hạt tiêu xuất khẩu phải dùng bao giấy kraft, chống thấm và hút ẩm tốt, đảm bảo giữ được hạt tiêu không bị rơi vãi, không ẩm trong quá trình vận chuyển Việc đóng gói được thực hiện theo tiêu chuẩn để đảm bảo hiệu quả của hoạt động xếp dỡ

Container chứa hàng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, điều kiện bên trong khô ráo và có nhiệt độ, độ ẩm (dưới 13 o C) thích hợp tránh làm giảm chất lượng của hạt tiêu Container sau khi đã xếp hàng lên cần giảm thiểu tối đa thời gian chờ tại bãi

Trang bị các dụng cụ, thiết bị hút ẩm để hạn chế không khí ẩm tiếp xúc với hạt tiêu Đồng thời trong container cần đặt các gói hút ẩm để đảm bảo không gian khô ráo

Trong quá trình xếp dỡ, hạt tiêu cần tránh tiếp xúc với các loại hàng hoá có nguy cơ gây nhiễm bẩn và đảm bảo không làm rách bao bì hàng hoá

Hàng hạt tiêu được đặt ở nơi thông gió tốt, vị trí nơi xếp hàng cần được vệ sinh sạch sẽ, phải được khử trùng và tránh ẩm ướt

2.1.2.3 Yêu cầu cụ thể của chủ hàng Đảm bảo chất lượng hạt tiêu trong suốt quá trình xếp dỡ, vận chuyển cho đến khi giao cho nhà nhập khẩu

Tỷ lệ hao hụt nằm trong khoảng tỷ lệ hao hụt đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương Đáp ứng được thời gian vận chuyển theo như yêu cầu, thời gian càng ngắn càng tốt thông báo thời gian hàng đến với nhà nhập khẩu

Hạn chế việc chuyển tải hàng hóa để tránh gây ảnh hưởng hàng hóa được xếp bên trong container

Chi phí thực hiện vận chuyển toàn bộ lô hàng phải đảm bảo tiết kiệm, tối ưu

Thông báo, cung cấp các thông tin kịp thời trong quá trình vận chuyển cho chủ hàng Các chứng từ cần đảm bảo được sự chính xác, phù hợp với các điều kiện về thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu

2.1.3 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng

- Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng: tiếp nhận các thông tin ở các mục 2.1

- Bước 2: Đàm phán với chủ hàng về các yêu cầu cụ thể:

+ Trao đổi với chủ hàng về điều kiện DAP incoterms 2020

+ Trao đổi các yêu cầu, mức độ dịch vụ khi vận chuyển hàng hóa

+ Xác định chính xác thời gian và địa điểm nhận hàng, giao hàng cùng với các vấn đề như chứng từ, bảo hiểm, thanh toán và ký hợp đồng

- Bước 3: Lựa chọn sự kết hợp các phương thức vận tải: Việc lựa chọn sự kết hợp giữa các phương thức vận tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của hàng hóa, khoảng cách và thời gian giao hàng, chi phí và tiết kiệm chi phí, điều kiện địa hình và thời tiết Đối với lô hàng hạt tiêu, chủ hàng yêu cầu giao hàng đảm bảo về mặt thời gian, nhanh chóng, tránh xảy ra tình trạng làm ẩm và hư hỏng hàng hóa Đề xuất 3 phương án ở mục 2.1.4

- Bước 4: Lựa chọn người vận tải: Đánh giá năng lực vận tải và độ tin cậy của hãng tàu thông qua nhận xét của các khách hàng trước như an toàn hàng hóa, tiết kiệm thời gian, đúng các yêu cầu đặt ra Yêu cầu báo giá, đảm bảo tiết kiệm chi phí

- Bước 5: Lựa chọn phương án đường: Lựa chọn tuyến đường sao cho đảm bảo phù hợp với yêu cầu vận chuyển của khách hàng và phù hợp với các tuyến đường đang được

32 đang khai thác của nhà vận tải, để lựa chọn tuyến đường phù hợp sao cho đảm bảo về mặt thời gian giao hàng

- Bước 6: Xác định chi phí và giá thành cho từng phương án đề ra (mục 2.1.4)

- Bước 7: Lựa chọn phương án thực hiện: So sánh các phương án đề ra, lựa chọn phương tiện, nhà vận tải cũng như tuyến đường sao cho phù hợp với yêu cầu của chủ hàng

- Bước 8: Lập kế hoạch lộ trình vận chuyển: Xác định yêu cầu của khách hàng, xác định phương tiện vận chuyển, lập kế hoạch lộ trình vận chuyển, xác định chi phí vận chuyển, thực hiện theo dõi và quản lý và đánh giá hiệu quả Quá trình phải đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả trong quá trình vận chuyển

- Bước 9: Tổ chức thực hiện: Sau khi lập được lộ trình, bất đầu liên lạc với các hãng tàu, nhà vận tải container, nhận hàng tại kho người bán, làm các thủ tục liên quan để đưa hàng vào cảng, đảm bảo đúng thời gian theo lịch trình định sẵn

- Bước 10: Kiểm tra, kết toán kết quả: Giữ liên lạc với nhà vận tải, thường xuyên theo dõi, cập nhật lịch trình tàu chạy để nắm rõ tình hình hàng hoá, vị trí, Trên cơ sở đó đánh giá mức độ thực hiện dịch vụ, mức độ chăm sóc khách hàng, chi phí, doanh thu, lợi nhuận

Ngày đăng: 28/10/2024, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN