Còn UNESCO lại có một định nghĩa khái quát hơn về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng đã diễn
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN Môn học: QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Giảng viên: LÊ VIỆT HƯNG
Mã lớp học phần: 23D1MAN50200109
Sinh viên: PHẠM MINH THƯ Khóa – Lớp: K48- IBC05
MSSV: 31221023897
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2023
Trang 2Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
1 Khái niệm về văn hóa 4
2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 4
1 Văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ 5
2 Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 6
1 Đặcđiểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 7
2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam 8
3 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công 10
Phần kết luận 14
Trang 3Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
3
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa - như một số học giả đã nói, đó là sự cân bằng khi có nhiều nguy cơ thay đổi trong xã hội Hay có thể hiểu một cách nôm na là vật chất có thể mất đi nhưng văn hóa thì vẫn còn Bất kỳ quốc gia, tổ chức hay giáo phái nào muốn tiếp tục phải có văn hóa của riêng mình, và các tập đoàn cũng không nằm ngoài quy luật này
Trên thế giới, khái niệm văn hóa doanh nghiệp dần bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, sau đó phát triển mạnh mẽ vào những năm 80, 90 của thế kỷ
20 Và bây giờ văn hóa doanh nghiệp được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn kinh doanh, giữa các nhà quản lý và trên các phương tiện truyền thông Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì, đặc biệt là đối với các công ty vừa và nhỏ
Vậy nên, thế nào là văn hóa doanh nghiệp? Và thực trạng văn hóa kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay như thế nào? Bài tiểu luận này sẽ trả lời các câu hỏi đã đặt ra ở trên.
Trang 4Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
Trên thế gới có hàng trăm ngàn định nghĩa về văn hóa Tùy theo quan điểm mỗi người sẽ có các định nghĩa riêng của bản thân, song chúng ta có thể hiểu văn hóa theo các định nghĩa sau:
“Văn hóa là toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật,
những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác
mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, theo Edward B
Tylor 1871 –
chăm sóc
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khái quát hơn về văn hoá: “Văn hoá phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩmmỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng
của mình”
Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa theo nhiều cách như sau: Văn hoá doanh nghiệp là:
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực (Gold, K.A.)
- Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài (Kotter, J.P & Heskett, J.L.)
- Văn hoá doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp (Williams, A., Dobson, P.&Walter, M.)
➢ Tóm lại: Có thể nói Văn hoá doanh nghiệp là “ ính cách” của một doanht nghiệp Là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện một doanh nghiệp và là cái còn lại cuối cùng khi doanh nghiệp đã mất tất cả Là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào mọi hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Tuy vậy, một vấn
đề phải được hiểu rằng, Văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi
bị mất đi
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
5
Trong báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu “Best countries for business” của tạp chí Forbes, top 10 môi trường kinh doanh tốt nhất bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ Đan Mạch, Hồng Kông, New Zealand, Canada, Singapore, Ireland, Thụy Điển, Nauy, Mỹ và Anh Trong đó Đan Mạch là quốc gia 3 năm liên tiếp dẫn đầu danh sách này Trong bảng danh sách này, Việt Nam dứng thứ 115 vào năm
2008, 2009 và tụt xuống vị trí thứ 118 vào năm 2010
Business environment ranks and scores
2008-12 2008-12 2003-07 2003-07 Change in Change Total score Rank Total score Rank total score in rank
So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ cũng có những điểm khác biệt Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực
tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ
Trang 6Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
6
Sự kiên nhẫn (nintai), thể diện (kao), trách nhiệm (giri), nghĩa vụ (on) là bốn yếu
tố ảnh hưởng mạnh mẽ trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Trong đó
Kao, giri và on liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động của người Nhật Nintai là một yếu tố cực kỳ cần thiết, dùng để chỉ sự tỷ mỷ, cần cù, cẩn thận và có
phương pháp tốt và đạt hiệu quả khi kinh doanh, thương lượng với người khác Nếu thiếusự kiên nhẫn (nintai) thì rất dễ bị mất thểdiện (kao)
Ai cũng biết sau thế chiến thứ hai, trong khi tiếp thu ở quy mô lớn hệ thống lý luận quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu, Mỹ để giữ lại văn hóa quản lý kiểu gia tộc Vì sao lại như thế? Vì chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân xung đột ới văn hóa truyền thống của Nhật Bản Văn hóa Nhật Bản suy cho cùng v hòa đồng gắn bó mật thiết với tinh thần “trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo ra hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản Cốt lõi của quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tự công lao hằng năm, công đoàn nằm trong nội bộ doanh nghiệp Nghĩa là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở Họ được xếp hạng theo bề dày công tác Và trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn Đây thực sự là ba bí quyết lớn của quản lý Nhật Bản Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các công ty lớn của Nhật phát triển mạnh mẽ chính là họ biết gắn công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc
Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Có một sự khác bịêt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp Tại
Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản
lý Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nó cũng liên quan mật thiếtđến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao
Trang 7Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
7
TIỄN
Như đã trình bày ở trên mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống,
văn hóa doanh nghiệp khác nhau Và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và Đông Nam
Á thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình (nông nghiệp lúa nước) trọng danh hơn lợi nên mới có truyền thống khinh rẻ nghề buôn bán Tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn
Đi sâu hơn vào tìm hiểu văn hóa Việt Nam sẽ thấy được những mặt nổi bật và hạn chế như sau:
❖ Đặc điểm nổi bật:
- Tính năng động và sáng tạo cá nhân rất cao
- Sự cởi mở, thân thiện, mềm dẻo trong quan hệ con người và quan hệ đối ngoại
- Khả năng tiếp thu và “bắt chước” rất cao
- Tính cộng đồng hay chủ nghĩa tập thể cao, thể hiện ở việc hình thành các làng nghề, các phố nghề
❖ Đặc điểm hạn chế:
- Tính thiếu chuẩn mực, thiếu nhất quán, thiếu kiên trì khi theo đuổi đến cùng
các mục tiêu của mình
- Tính kỷ luật và ý thức pháp luật thấp (thể hiện rõ nhất ở ý thức chấp hành an toàn giao thông )
- Quá chú trọng đến chủ nghĩa cộng đồng, dựa vào cộng đồng, do đó không dám
có tư tưởngcách tân, thoát khỏi lề thói cũ
- Cá nhân quá coi trọng sĩ diện của mình (mắc bệnh sĩ) do đó không dám nhìn thẳng vào sự thật hay chấp nhận sự thật yếu kém của mình, chỉ ưa những lời nói khen nịnh, êm tai
- Tính hợp tác và cạnh tranh lành mạnh kém
- Tầm nhìn, mục tiêu thường ngắn hạn.
Chính những tư tưởng này là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng Từ những đặc điểm này đã hình thành nên những nét văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
❖ Quản theo cung cách lý “thuận tiện”
- Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty (điều này thể hiện rõ nhất ở những công ty quốc doanh)
- Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ.
-
Trang 8Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
8
❖ Doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, có thể thấy đặc điểm này trong những ví dụ dụ thể
sau:
- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường ít chịu chi tiền làm các nghiên cứu thị trường, cho là tốn kém vô ích
- Ít khi nhờ đến các công ty quảng cáo chuyên nghiệp mà thường tự mình loay hoay thiết kế quảng cáo
- Trong một số trường hợp, một công ty có thể bắt nhân viên của mình dịch một hợp đồng dù biết nhân viên của mình năng lực ngoại ngữ kém, chứ không nghĩ đến chuyện nhờ một công ty dịch thuật chuyên nghiệp
❖ Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa “nói vậy mà
không phải vậy” (giao tiếp mang tính ôn hòa, tránh xung đột trực diện trong
Điều này thể hiện khá rõ trong đàm phán, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài (đặc biệt là các doanh nghiệp Phương Tây) sẽ trả lời không với các đề nghị của phía đối tác một cách dễ dàng thì doanh nghiệp Việt Nam thường nói “chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này”/ “chúng tôi sẽ liên lạc với ông/bà ngay khi có quyết định cụ thể” nhằm tránh tổn thương đến đối tác, ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này
❖ Doanh nghiệp Việt Nam thường có tầm nhìn ngắn hạn
Doanh nghiệp Việt Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xây dựng quan hệ với tầm nhìn dài hạn Nguyên nhân xuất phát từ bản tính của người Việt Nam tuy cũng chăm chỉ, chịu khó nhưng còn thiếu tầm nhìn về tương lai Họ mới chỉ nhìn thấy những cơ hội trước mắt, chưa có nhiều DN sản xuất công nghệ
“Chớp thời cơ” là tốt nhưng phải nghĩ đến sự phát triển bền vững Một đất nước phát triển là một nước có nhiều công cụ hỗ trợ, có nền tảng về công nghệ để phát triển bền vững…
Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm không lạ đối với thế giới nhưng lại mới mẻ đối với Việt Nam Bởi vậy, ở Việt Nam, Văn hóa doanh nghiệp đang trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam FPT, Mai Linh, Transerco, Siêu Thanh…là các doanh nghiệp đi đầu trong công tác xây dựng văn hóa của mình Và họ đã đo đếm được hiệu quả của phát triển doanh nghiệp
Tuy nhiên, trong thực tế, không ít tổ chức khó thành công trong việc phát triển văn hóa tổ chức Lãnh đạo những doanh nghiệp này thường ở trong tình trạng không đưa ra được những tuyên bố rõ ràng về sứ mệnh, về mục tiêu, về giá trị cần phải xây
Trang 9Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
9
dựng hoặc có sự không phù hợp giữa những tuyên bố này với những cách thức thực thi chúng Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thậm chí chưa có hiểu biết cũng với ý thức xây dựng văn hóa cho mình Vì vậy văn hóa của những doanh nghiệp này thường không nhất quán, mang tính tự phát và do đó không phát huy được “sức mạnh vô hình” của nó
❖ Một vài ví dụ về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:
• Tranh thêu XQ: Giá trị văn hóa doanh nghiệp định hướng tư duy và hành động
của khách hàng
Văn hóa XQ nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Giá và Giá trị Khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị từ những tác phẩm XQ Các tác phẩm không chỉ là sự kết tụ của nhiều tháng, nhiều ngày lao động vất vả và tỷ mỷ, nó còn là sự kết tinh của những thăng trầm, nhọc nhằn, nước mắt và mồ hôi của những người làm nghề Việc xây dựng và phát triển XQ Sử quán nằm trong chương trình phát triển và quảng bá các giá trị văn hóa của XQ Những điều này tác động mạnh mẽ đến tư duy, suy nghĩ của khách hàng Khi khách hàng đã hiểu được giá trị chân thiện mỹ của tác phẩm, Giá sẽ không còn là điều quan trọng mà chỉ có Giá trị là trường tồn Văn hóa
XQ tôn vinh người lao động Sứ mệnh của XQ là tôn vinh nghề thêu và mang lại lợi ích tinh thần và vật chất tối đa cho người làm nghề Chỉ có làm tốt sứ mệnh này, mỗi bứctranh mới trở thành một tác phẩm nghệ thuật
Thông qua phát triển và quảng bá văn hóa doanh nghiệp, XQ định hướng tư duy, quyết định của khách hàng Thật khó thấy một khách hàng đủ “can đảm” để “trả giá thấp” cho một bức tranh thêu của XQ
• FPT tự hào là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng, đặc sắc và không
thể trộnlẫn
Đó là các tri thức, giá trị, cách hành xử trong các lĩnh vực của công ty, tổ chức và con người, phong cách kinh doanh, khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, cuộc sống tinh thần…
Về tầm nhìn, tầm nhìn của FPT được ghi nhận trong chính sách chất lượng, trong tài liệu quản trị, được giới thiệu cho nhân viên mới, được giáo dục cho các nhân viên khi đã vào công ty làm việc Văn hóa tầm nhìn và định hướng còn được minh chứng qua các khẩu hiệu: “Giải pháp tổng thể, dịch vụ hoàn hảo”, “Cùng đi tới thành công”, “Vì công dân điện tử”, “Nơi bạn đặt niềm tin”, “Năm cất cánh”, “Năm đồng đội”,…
Về con người, FPT luôn tạo ra một môi trường dân chủ, sáng tạo, đổi mới để cán
bộ phát huy hết năng lực của họ Nhân viên được quyền phê phán, góp ý với lãnh đạo mà không sợ bị trù úm Nhân viên không được phép biếu quà cáp cho lãnh đạo trong những dịp như lễ Tết Khi vui chơi, ăn uống nhân viên không phải trả tiền, nếu
ở đó có sếp Nếu có cắt giảm thưởng ở FPT, sếp bị cắt giảm đầu tiên và nhiều hơn nhân viên
Với khách hàng, FPT luôn tận tụy để thỏa mãn sự hài lòng của họ, cùng đồng hành với họ, thể hiện qua khẩu hiệu “Cùng đi tới thành công” Mỗi khi đi đến một quốc gia để làm dịch vụ, cán bộ FPT đều được đào tạo về văn hóa nước đó Người
Trang 10Tiểu luận: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẠM MINH THƯ
10
FPT sẵn sàng làm việc ngoài giờ, đêm khuya, chủ nhật để hoàn thành đúng hạn công việc được giao
• Mai Linh và Transerco : Khách hàng phải là người hưởng lợi từ văn hóa doanh nghiệp
Với Taxi Mai Linh, chất lượng dịch vụ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lái xe Phát triển văn hóa doanh nghiệp là công cụ quan trọng để đảm bảo khách hàng là người hưởng lợi Với Mai Linh, giải thưởng văn hóa được tôn vinh dành cho những
“hành vi văn hóa” của người lái xe Đích đến của xây dựng văn hóa của Mai Linh
là mỗi nhân viên lái xe cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện sau mỗi lẫn trả đồ cho khách, mỗi lần làm từ thiện, mỗi lần hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, mỗi lần tham gia bắt cướp hoặc cấp cứu người bị nạn… Để làm được điều này, phát triển hình ảnh doanh nghiệp “công dân” có trách nhiệm với xã hội và chân dung con người văn hóa Mai Linh là điều rất cần thiết và cốt lõi trong hệ giá trị văn hóa Mai Linh
Với Công ty Vận tải Hành khách công cộng Hà Nội (Hanoi Transerco), xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải là ưu tiên số một trong nâng cao chất lượng phục
vụ xe buýt Khách hàng chỉ có thể được hưởng những dịch vụ có chất lượng nếu nhân viên lái xe và phụ xe thực sự coi họ là “khách hàng’ Một văn hóa doanh nghiệp tốt, là văn hóa để mỗi người nhân viên cảm thấy vui vẻ khi khách hàng vui
vẻ Đào tạo kỹ năng giao tiếp và ứng xử chỉ giải quyết được phần nổi Phần gốc của vấn đề là xác lập được hệ giá trị cốt lõi thống trị trong mỗi con người Transerco
nghiệp thành công
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững được thì trước tiên phải xây dựng chomìnhvăn hoá doanh nghiệp lành mạnh Bởi một thực tế là sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụngcôngnghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối Chính
vì vậy, không có bất cứ doanh nghiệp nào mà không có văn hoá, điều quan trọng là doanh nghiệp đó có ý thức tác động vào nó, sử dụng nó hay không mà thôi
3.1 Bài học về xác định giá trị cốt lõi
Khi bắt tay vào thay đổi hay định hướng lại văn hoá, các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi: Các giá trị được đề cao trong kinh doanh là gì? Điều gì là quan trọng đối với tổ chức này? Chúng ta sẽ làm việc với nhau như thế nào? Những câu hỏi này rất quan trọng với mọi tổ chức, từ những
tổ chức chỉ có 5 người cho đến những chứctổ có 5000 người các giá trị này là những nguyên tắc mang tính hướng dẫn để chỉ ra những hành vi nào là cần thiết cho
sự thành công và những hành vi nào là không thể chấp nhận được
Harley Davidson- hãng sản xuất xe đạp và xe gắn máy nổi tiếng thế giới đã mô
tả những giá trị học đề cao như sau:
- Nói sự thật;