Nhưng Trung Quốc cũng được biết đến như một quốc gia cónhững nghi thức và lễ giáo, coi trọng các giá trị dân tộc về lễ hội, văn hóa, ẩm thựcvà các giá trị truyền thống tôn giáo, là một c
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC
ĐỊA LÝ
Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở Đông Á ; có đường biên giới với 14 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Nga, Mông Cổ (phía bắc), Triều Tiên (phía đông), Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (phía tây), Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan (phía tây nam) và Myanmar, Lào, Việt Nam (phía nam) Ngoài ra Trung Quốc thời cổ đại dựa vào dòng nước sông để phát triển, các vương quốc lớn thường xuất hiện tại châu thổ của 4 con sông là Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và Hắc Long Giang.
Với diện tích 9.596.960 km2, Trung Quốc xếp thứ ba thế giới về diện tích, sau Nga và Canada Về múi giờ, hiện tại Trung Quốc thống nhất sử dụng múi giờ Bắc Kinh (UTC+8), sớm hơn Việt Nam 1 giờ Tuy nhiên, theo quy ước múi giờ 15 độ kinh tuyến trên thế giới tại Hội nghị quốc tế về kinh tuyến năm 1884, Trung Quốc vốn có tới 5 múi giờ khác nhau.
1.1.3 ĐỊA HÌNH VÀ KHÍ HẬU Địa hình: Trung Quốc có địa hình rất đa dạng và phức tạp Nhìn chung, địa hình cao và hiểm trở là chủ yếu, chiếm khoảng 60% diện tích là núi cao trên 1000m. Nửa phía đông của quốc gia này bao gồm các vùng ven biển, nơi gặp gỡ giữa đồng bằng màu mỡ, đồi núi, sa mạc, thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới. Trong khi đó, nửa phía tây của Trung Quốc đặc biệt nổi bật với một vùng trũng cao nguyên ngập nước, với quy mô đồ sộ, bao gồm cả phần cao nguyên Thanh Tạng cao nhất trên mặt đất Đặc biệt, Trung Quốc được hình thành và thúc đẩy bởi sự hiện diện mạnh mẽ của những con sông lớn như Sông Dương Tử, Sông Hoàng Hà, và sông Mãn Đà, mang lại sự sôi động và sự kết nối với môi trường tự nhiên Những đặc điểm địa hình này không chỉ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên mà còn là những yếu tố quan trọng định hình nền kinh tế và văn hóa độc đáo của Trung Quốc.
Khí hậu: Trung Quốc đa dạng, phong phú, phức tạp, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo.
1.1.4 DÂN SỐ VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC
Dân số: ước tính là 1.425.364.855 (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, tính đến 13/02/2024) Cấu trúc dân số phân bố theo độ tuổi: 17,6% thuộc nhóm dưới
15 tuổi, 73,5% thuộc nhóm từ 15 đến 64 tuổi, 8,9% thuộc nhóm trên 64 tuổi. Thành phần dân tộc: Trung Quốc là nơi sinh sống của 56 nhóm dân tộc Người Hán là nhóm lớn nhất, chiếm hơn 91,9% dân số và nguồn gốc của nền văn minh Hán được gọi là "văn hóa Trung Quốc Ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người khác (khoảng 8,1%)
Chỉ có năm tôn giáo là chính thức ở Trung Quốc: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành Đạo giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và có hơn 1.700 năm lịch sử Trong đó, 80% người Hán theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc và Đạo giáo, 10-16% là Phật tử và 1-2% là người Hồi giáo ở Trung Quốc.
Tiếng Hán là tiếng phổ thông tiêu chuẩn Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông và nhiều ngôn ngữ khác.
CHÍNH TRỊ
Trung Quốc có 22 tỉnh, thành phố, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính; 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Theo hiến pháp Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nước Xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của Trung Quốc Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước.
Cơ cấu nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Chủ tịch nước Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (gọi tắt là Chính Hiệp), Ủy ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.
1.2.3 ĐẢNG CẦM QUYỀN Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ngày 1-7-1921, hiện có 70,8 triệu Đảng viên, Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người.
Tập Cận Bình là một nhân vật quyền lực nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ông đảm nhiệm vai trò Tổng Bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tổng lý Quốc vụ viện, Uỷ viênBan Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lý Cường.
KINH TẾ
Tiền tệ: Nhân dân tệ (CNY)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP:8.4%
GDP theo đầu người: khoảng 6100 USD
GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp 10.6%, Công nghiệp 49.2%, Dịch vụ 40.2%
Lực lượng lao động: khoảng 733,5 triệu người (theo Tổng cục Thống kê năm 2022)
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp 43%, Công nghiệp 25%, Dịch vụ 32%
Tỷ lệ thất nghiệp: 21,3% ở độ tuổi từ 16 đến 24 và 4,1% ở độ tuổi từ 25 đến 59 (6/2023)
1.3.2 NÔNG NGHIỆP - CÔNG NGHIỆP - THƯƠNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ
Nông nghiệp: Trung quốc là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhiều nhất, 45% dân số lao động của Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp đóng góp đáng kể vào chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu Một số sản phẩm nông nghiệp nổi bật như: Gạo, lúa mì, khoai tây, ngũ cốc, lạc, chè, kê, lúa mạch, táo, bông, hạt có dầu, thịt lợn, cá, rau quả, đậu tương, đường mía,…
Công nghiệp: chiếm khoảng 48% GDP của Trung Quốc, có một hệ thống ngành công nghiệp đa dạng và giá trị tăng trưởng của các phân ngành công nghiệp ngày càng tăng vọt Các ngành công nghiệp nổi bật: khai thác và chế biến quặng sắt, thép, nhôm, kim loại, than đá, máy móc xây dựng, dệt và thêu, dầu lửa, xi măng, hóa chất, phân bón, sản phẩm tiêu dùng (giày dép, đồ chơi, ), điện, chế biến thực phẩm, thiết bị vận chuyển,… Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đức, Nhật, Hàn Quốc
Mặt hàng nhập khẩu: nhiên liệu từ khoáng và dầu, thiết bị y tế và quang học, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ Đối tác nhập khẩu: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Đức
Về thương mại, năm 1978, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 20,6 tỷ USD, đứng thứ 32 trên thế giới Đến cuối năm 2004, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc đạt hơn 1154,7 tỷ USD, với mức này Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và vươn lên đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ và Đức Như vậy sau hơn 20 năm Trung Quốc đã đưa thứ hạng của mình về kim ngạch thương mại từ vị trí thứ 32 lên thứ ba thế giới Năm 2005 tổng kết ngày thương mại Đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%, gấp 60 lần so với năm 1978 và tiếp tục xếp thứ ba thế giới.
Ngành dịch vụ của Trung Quốc cũng ngày càng hiện đại bật nhất khu vực và thế giới Một số ngành dịch vụ tiêu biểu như: công nghệ thông tin và internet (công ty Alibaba, Tencent, Baidu,…), dịch vụ tài chính, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giáo dục và đào tạo Dịch vụ du lịch hiện đóng góp đến 30% vào GDP của nước này Trung Quốc là một trong những thị trường thu hút khách du lịch lớn nhất tại châu Á, chiếm gần 34% tổng số khách du lịch đến trong khu vực.
1.3.3 VIỄN THÔNG, DƯỢC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ VI SINH
Viễn thông: Ngành viễn thông Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và đang đứng đầu thế giới về nhiều sản phẩm và dịch vụ trong ngành này Từ tháng 1-11/2021, tổng doanh thu ngành viễn thông tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020, lên hơn 1.350 tỷ nhân dân tệ (khoảng 212 tỷ USD) Như vậy, tốc độ tăng trưởng ngành này trong giai đoạn tháng 1-11/2021 đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với giai đoạn tháng 1-10/2021 Tính đến cuối tháng 11/2021, ba “gã khổng lồ” viễn thông của Trung Quốc, gồm China Telecom, China Mobile và China Unicom, đã có hơn 1,64 tỷ người dùng điện thoại di động, tăng ròng 47,92 triệu người dùng so với thời điểm cuối năm ngoái Trong cùng thời gian này, số lượng thuê bao di động mạng 5G tăng 298 triệu, lên 497 triệu thuê bao.
Dược phẩm và công nghệ vi sinh: Hiện nay, quốc gia này xác định mục tiêu vượt qua Mỹ (quốc gia sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới) bằng nhiều chiến lược,chính sách đầu từ lớn cho hoạt động nghiên cứu và khuyến khích các nhà nghiên cứu đang làm việc ở nước ngoài quay về Một số sản phẩm và công nghệ tiên tiến như: vaccine, thuốc tiêm và kháng sinh, thảo dược truyền thống, dược phẩm thú y; công nghệ vi sinh khoa học, công nghệ xử lý và kiểm soát vi khuẩn.
NHỮNG NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
NGÔN NGỮ
Trung Quốc thực sự đa dạng về ngôn ngữ, với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau Ngôn ngữ chính thống và phổ biến nhất là tiếng Hán tiêu chuẩn, được dựa trên tiếng Quan Thoại là trung tâm Tuy nhiên, tiếng Trung Quốc có một loạt các ngôn ngữ liên quan, được gọi chung là Hán ngữ Hán ngữ, với các biến thể như giản thể (汉语), phồn thể (漢語), được gọi theo bính âm là
"Hànyǔ", chiếm tới 92% dân số Trung Quốc sử dụng Đáng chú ý, tiếng Hán có thể được chia thành nhiều ngôn ngữ riêng biệt, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong bản sắc ngôn ngữ của quốc gia này.
Mặc dù tiếng Quan Thoại dựa trên phương ngữ Bắc Kinh đã được chính phủ chỉ định là ngôn ngữ chính thức duy nhất từ năm 1956, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững sự đa dạng và tôn trọng đối với những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác Các ngôn ngữ này vẫn được sử dụng và tôn trọng trong cộng đồng và cuộc sống hàng ngày cho đến ngày nay như tiếng DuyNgô Nhĩ, tiếng Quảng Đông, tiếng Mông Cổ, tiếng Hakka, tiếng Thượng Hải,…
Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ phổ biến nhất Trung Quốc và được sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, chính trị, truyền thông và giao tiếp hàng ngày trên toàn quốc Dựa trên phương ngữ Bắc Kinh, Tiếng Quan Thoại được xem là ngôn ngữ chuẩn của tiếng Hán Với hơn 900 triệu người nói, đây là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới, đồng thời là một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc Tiếng Quan Thoại được sử dụng rộng rãi ở miền Bắc và Đông Nam Trung Quốc, bao gồm các thành phố lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán.
(Dạng giản thể ở bên trái và phồn thể ở bên phải)
Tiếng Uyghur – Tiếng Duy Ngô Nhĩ: Đây là ngôn ngữ chính thức của người Duy
Ngô Nhĩ Ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ với ảnh hưởng Ba Tư và Ả Rập này có ít điểm tương đồng và là một phần của một nhóm ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng Quan Thoại Số người sử dụng tiếng Duy Ngô Nhĩ (tiếng Uyghur) ở Trung Quốc không được chính thức công bố, nhưng ước tính khoảng 10 triệu người Uyghur, tạo nên một phần quan trọng của dân số Trung Quốc, sử dụng tiếng này làm ngôn ngữ hàng ngày Đa số họ sinh sống tại khu vực tự trị Duy Ngô Nhĩ Tự trị và các vùng lân cận tại Tân Cương, Trung Quốc.
(Chữ Uyghur viết bằng bảng chữ cái Ba Tư-Ả Rập)
Tiếng Quảng Đông (tiếng Quảng Châu, Quảng Phủ): Đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất của Trung Quốc Hiện nay có khoảng 60 triệu người nói tiếng Quảng Đông ở Trung Quốc, chủ yếu ở Quảng Đông, các tỉnh phía nam Trung Quốc, khu vực lân cận và đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma Cao… Ngoài ra tiếng Quảng Đông cũng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới Mặc dù cũng giống như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông cũng nằm trong cùng nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng Cả hai đều dựa trên nền tảng âm sắc,nhưng trong khi tiếng Quan Thoại chỉ có bốn thanh điệu, tiếng Quảng Đông có đến chín thanh điệu Ngoài ra, tiếng Quảng Đông cũng sử dụng bộ chữ Hán phồn thể thay vì giản thể Đồng thời còn có một số từ ngữ không có trong văn viết của tiếng Hoa Phổ thông Có thể nói rằng tiếng Quảng Đông là một nét đặc trưng riêng biệt cho nền văn hóa của một bộ phận người Trung Quốc
(Dạng phồn thể ở bên trái và giản thể ở bên phải)
Tiếng Đài Loan: Trước đây, phần lớn người Hán đến Đài Loan khai hoang chủ yếu là người Phúc Kiến Chính vì thế tiếng Phúc Kiến - Đài Loan trở thành ngôn ngữ chính tại hòn đảo này Đây là một ngôn ngữ ngữ ngữ Âu-Á và là một phần của nhóm ngôn ngữ Min, một trong những nhóm ngôn ngữ phổ biến nhất ở miền Nam Trung Quốc Mặc dù tiếng Đài Loan không phải là ngôn ngữ chính thức tại Trung Quốc, nhưng nó được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, văn hóa, truyền thông và giáo dục tại Đài Loan Tiếng Đài Loan cũng được một số cộng đồng người Đài Loan tại các quốc gia khác sử dụng Tuy nhiên, do ảnh hưởng của phương ngữ, người Đài Loan nói tiếng Phổ thông rất giống với khẩu âm của tiếng Đài Loan Phúc Kiến Xét về âm điệu, tiếng Đài Loan có âm bằng, âm bổng, âm trầm… Nên khi kết hợp sẽ tạo ra những âm điệu hay và thể hiện tốt cảm xúc của người nói Hơn nữa, tiếng Đài Loan dùng chữ Hán phồn thể với tính nghệ thuật và tính tượng hình cao Đồng nghĩa với việc khó học và khó nhớ hơn rất nhiều Chữ phồn thể được yêu thích hơn do từng nét trong chữ đều mang một ý nghĩa nhất định Hiện nay, chỉ có Đài Loan là còn gìn giữ và bảo tồn chữ Phồn Thể Đây là chữ truyền thống, là tinh hoa dân tộc Trung Hoa.
Chữ Hán (汉字) là yếu tố quan trọng bậc nhất của văn hóa Trung Quốc Từ thời xa xưa chữ Hán đã hình thành, trải qua một hành trình phát triển dài đến 6.000 nghìn năm Lúc đầu chữ Trung Quốc được tạo ra dựa trên việc quan sát, vẽ lại hình ảnh của thế giới xung quanh Sau đó hệ thống chữ viết của Trung Quốc đã tạo thành từng nét, từng bộ với ý nghĩa cực kỳ đa dạng và thú vị Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp cốt văn 甲骨文), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng 1600-1020 trước Công Nguyên Ngoài ra còn có chữ Hành thư (行書) và chữ Thảo thư (草書) Chữ Khải thư là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hương Cảng Ngày nay tại Trung Quốc đại lục, bộ chữ giản thể (简体字) đã thay thế cho bộ chữ phồn thể (繁體字). Công cuộc cải cách chữ viết được thực hiện sau khi đảng Cộng sản đánh bại phe quốc dân đảng ra khỏi đại lục (1949) Các khu vực ngoài đại lục, đảng Cộng sản không kiểm soát như Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại hay các khu vực có sử dụng tiếng Hán như Singapore tiếp tục sử dụng chữ phồn thể Một số người cho rằng chữ Hán truyền thống, hay còn gọi là “chữ Hán phồn thể”, bao hàm văn hóa và tư tưởng truyền thống của Trung Hoa, mỗi ký tự là một câu chuyện Vậy nên họ cho rằng chữ “phồn thể” mới giữ được bản sắc dân tộc trong khi chữ “giản thể” lại làm mất đi ý nghĩa thực sự của chữ Hán
Chữ Hán phồn thể, hay còn gọi là chữ Hán truyền thống, là hệ thống ký tự lâu đời, phức tạp và mang đậm văn hóa Trung Hoa Mỗi ký tự là một câu chuyện, phản ánh ý nghĩa sâu sắc qua các bộ cấu thành Người dùng chữ Hán phồn thể có thể đọc chữ giản thể, nhưng không ngược lại Đây là chữ viết tiêu chuẩn của người Trung Quốc trên khắp thế giới trong hàng ngàn năm, có lịch sử từ thời nhà Hán và định hình từ thời Nam Bắc triều.
1956 Hiện nay, chữ Phồn thể vẫn được dùng nhiều ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.
Chữ Hán Giản Thể: Chữ Hán giản thể (简体字) cũng như tên gọi của nó là đơn giản hóa So với chữ phồn thể thì chữ giản thể đã lược đi nhiều nét phức tạp để chữ viết đơn giản dễ học hơn Năm 1955 chữ phồn bắt đầu được giản ước dựa theo “Phương án giản hoá chữ Hán” của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
(Bảng so sánh phồn thể - giản thể)
TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc, sở hữu nền văn hóa đa dạng và phong phú Là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, Trung Quốc là cái nôi của nhiều tôn giáo và triết học lâu đời Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo hình thành "tam giáo" định hình văn hóa Trung Quốc Bên cạnh đó, các tôn giáo như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo cũng du nhập vào đây Trung Quốc chính thức công nhận năm tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc quyền uy tối thượng không thuộc về thần linh mà thuộc về hoàng đế Hoàng đế Trung Quốc có quyền xếp đặt vị trí trước sau cho các tôn giáo thậm chí là có thể xếp đặt vị trí các vị thần linh để xác định vai trò của họ Ví dụ như vào thời kỳ Nho học hưng thịnh hoàng đế có thể sắc phong Khổng Tử làm Thánh nhân hoặc Vương công Sự phổ biến của tín ngưỡng dân gian đã vượt qua bất kỳ tôn giáo cụ thể nào Người Trung Quốc thường tôn thờ các nhà hiền triết, những người vĩ đại, anh hùng, vua và thậm chí là các nhà lãnh đạo.
Khổng Phu Tử hay Khổng Tử là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất.
Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác Ông là một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc Khổng Tử chính là người sáng lập nên Nho giáo Do đó, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Khổng Tử cũng được xem như vị thần để thờ cúng Tượng Khổng Tử được thờ nhiều trong các công trình giáo dục, giảng dạy, các trung tâm truyền bá Đạo giáo Triết lý của
Khổng Tử, được gọi là "Nho giáo" tập trung vào việc xây dựng một xã hội lý tưởng dựa trên đạo đức, nhân nghĩa và trách nhiệm cá nhân Ông coi trọng việc tôn trọng lẽ phải, hiệp thông, và rèn luyện bản thân để trở thành một người tốt
Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Ngọc Hoàng hay Thiên Đế là vị thần tối cao nhất, cai quản cả thiên giới và âm ty Ngài có quyền năng vô song, quyết định vận mệnh của mọi sinh linh trên trời, dưới đất và cả cõi âm Các thần tiên và thánh nhân đều kính trọng và cầu nguyện Ngọc Hoàng ban cho sự bảo hộ, may mắn và thành công trong cuộc sống.
Táo Quân được coi là một vị thần có thẩm quyền trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Ông được tin là cai quản sổ sách đời người, quyết định vận mệnh và phúc đức của mỗi gia đình. Theo truyền thuyết, vào cuối mỗi năm, Táo Quân sẽ về Trời để báo cáo về các hành vi của con người và nhận xét về họ Nguồn gốc về Táo Quân có từ rất sớm, từ khi nhà Thương khai sáng cơ đồ, người dân đã bắt đầu thờ phụng vị thần này rồi; trước thời nhà Tần, Hán, ông được liệt vào 5 vị thần thờ phụng chủ yếu, cùng với Thần Cửa, Thần Giếng, Thần Nhà Xí, Thần Phòng Ốc, chịu trách nhiệm trông coi trong gia đình; cho nên, ông thường được mọi người ái kính và biết ơn Ngoại trừ chưởng quản việc ẩm thực, đem lại mọi sự tiện lợi về mặt sinh hoạt, chức trách của Táo Quân còn được Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống giám sát việc thiện ác trong gia đình
Thờ Thổ Địa là tập tục tôn vinh và cầu nguyện cho các vị thần bảo vệ đất đai Người ta tin rằng Thổ Địa có thể mang lại may mắn và bảo vệ một vùng đất hoặc gia đình khỏi tai họa Đối với người Trung Quốc, Thổ Địa được coi trọng như vị thần trông coi đất đai và nơi cư ngụ, do đó việc thờ cúng Thổ Địa trở nên phổ biến trong các gia đình như một cách để bảo vệ và cầu mong sự may mắn.
Trung Quốc đều có bàn thờ thổ địa
Tại Trung Quốc, tập tục sùng bái và thờ cúng hổ cũng bắt nguồn từ khu vực hổ thường xuyên hoạt động, sau đó lan rộng trong phạm vi đại lục Trung Hoa Người Hán là một tộc người đông nhất ở Trung Quốc, cũng có tục tôn thờ hổ Họ tôn hổ làm môn thần Hàng năm, vào ngày 30 tháng Chạp, người Hán thường dán hình vị thần này lên cánh cửa để cầu phúc lành cho năm mới và trấn áp ma quỷ.
Phong tục này đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu, vào khoảng gần cuối thời Chu và thịnh hành nhất là vào thời
Trong chữ Hán, "Hổ" (唬) mang ý nghĩa dọa nạt, hù dọa Vết sọc trên trán hổ gợi liên tưởng chữ "Vương" (王), biểu tượng cho sự uy quyền, khiến hổ trở thành "chúa sơn lâm" Văn hóa Trung Quốc coi hổ là biểu tượng sức mạnh, sự mạnh mẽ và bảo vệ Người dân thường thờ Hổ để cầu mong sự che chở, sức khỏe, may mắn và thành công trong mọi hoạt động.
Bồ Tát, Quan Âm (Phật Giáo)
Trong tin ngưỡng dân gian Trung Quốc, hai nhân vật Bồ tát và Quan âm dường như đã vượt qua giới hạn của Phật giáo Hai vị thần này trở thành hình tượng được hầu hết người Trung Quốc tôn thờ Dù là Phật giáo Hán hay Phật Tây Tạng thì Bồ tát và Quan âm cũng là những vị thần được tôn kính nhất Bồ Tát Quan Âm được tôn vinh là vị thần của lòng từ bi và sự nhân từ, người mà người dân trông cậy để cầu nguyện và nhận được sự giúp đỡ và bảo vệ Thờ cúng Bồ Tát Quan Âm thường được thực hiện để cầu mong sự an lành, bình an, sức khỏe và may mắn Thờ Bồ Tát Quan Âm là một phần quan trọng của văn hóa dân gian và tôn giáo ở Trung Quốc, và vị
Bồ Tát này được tôn trọng và tôn vinh rộng rãi trong cộng đồng Phật tử và Đạo giáo.
Trung Quốc, được xem là một "cái nôi của văn hóa," với
"Con đường tơ lụa" làm cầu nối giao lưu văn hóa giữa châu Á và châu Âu từ thời xưa Tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc thường được mô tả như một hệ thống tôn giáo "đa thần", phản ánh sự đa dạng và phong phú của niềm tin và truyền thống tâm linh Được hình thành từ cuộc sống hàng ngày, những nghi lễ tín ngưỡng dân gian thường kể về các nhân vật huyền thoại, nhân vật vĩ đại và các vị thần được tôn thờ trong câu chuyện dân gian Văn hóa Trung
Trung Quốc, với bề dày lịch sử và sự phức tạp của mình, đã ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia lân cận như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc Nền văn hóa Trung Hoa đề cao sự tôn trọng và gìn giữ truyền thống, các mối quan hệ gia đình và sự kính trọng đối với cha mẹ và thầy cô Các giá trị văn hóa như hiếu thảo, biết ơn và tôn trọng người lớn tuổi được coi trọng trong xã hội Trung Quốc Hơn nữa, sự tôn trọng đối với tri thức và giáo dục cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Hoa Tóm lại, tôn giáo và tín ngưỡng ở Trung Quốc rất đa dạng, kết hợp và phổ biến nhiều hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau, đồng thời phản ánh sự tôn trọng và đa dạng trong xã hội Trung Quốc.
PHONG TỤC TẬP QUÁN
Phong tục tập quán truyền thống của Trung Quốc vô cùng phong phú cho đến tận ngày nay, đó vẫn là một kho tàng mà người ta chưa thể khai thác hết Điều này là do dân tộc Trung Hoa có lịch sừ rất lâu đời, mà phong tục tập quán lại là trầm tích của văn hóa dân tộc, lịch sừ càng lâu dài, lớp trầm tích đó càng dày dặn Đất nước Trung Quốc có lành thổ rộng lớn, cư dân đông đúc, phong tục tập quán của từng khu vực, từng dân tộc đều không giống nhau, dệt nên bức tranh muôn màu muôn vẻ
Tục bó chân gót sen
Sử sách Trung Quốc ghi, vào thế kỷ thứ 10, cung nữ Triệu Phi Yến khi biểu diễn cho Hoàng đế và quần thần xem đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa Hoàng đế rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác bắt chước Bó chân trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần thành một tập tục, người Trung Quốc quan niờ ôm phụ nữ đẹp phải cú bàn chõn nhỏ, gút nhỏ mềm, trũn như hoa sen Chớnh vỡ võ ôy, phụ nữ phải dựng vải để bú chân từ lúc còn bé, chân càng nhỏ thì càng đẹp Tập tục này không còn được ưa chuộng vào đầu thế kỷ XX và cuối cùng bị cấm vào năm 1911 Tuy nhiên, tục bó chân vẫn tiếp tục ở các vùng nông thôn Trung Quốc cho đến khoảng năm 1939
Tục cưới hỏi truyền thống Trung Quốc
Nghi lễ kết hôn truyền thống sẽ bao gồm Tam thư và Lục lễ: Trong đó Tam thư là chỉ
“Sính thư”, “Lễ thư” và “Nghênh thân thư” Đây là 3 lá thư nhà trai đưa sang nhà gái để chuẩn bị các nghi thức cho lễ cưới truyền thống “Sính thư”: Nhà trai viết một tờ giấy nhờ người làm mai đưa sang nhà gái để cầu hôn và sang nhà gái để bàn hôn sự “Lễ thư”: Họ nhà trai chọn ngày lành tháng tốt viết thư sang xin ngày sinh, tháng đẻ của cô gái rồi nhờ người làm mai đưa sang “Nghênh thân thư” là lá thư họ nhà trai ghi ngày, giờ đón dâu cho nhà gái tham khảo
Lục lễ là chỉ “Lễ nạp thái”, “Lễ vấn danh”, “Lễ nạp cát”, “Lễ nạp chinh”, “Lễ thỉnh kỳ”, “Lễ thân nghinh”. Trước khi “xuất giá”, cô dâu còn phải thực hiện nghi lễ “Chải đầu” Chải đầu trước ngày cưới được xem như là một bước ngoặt mới trong đời của người con gái Sau khi hoàn thành nghi thức chải đầu xem như cô gái đó đã nhận được những chúc phúc của người thân Người thực hiện nghi thức “Chải đầu” phải là người có con cháu đề huề và là người có phúc phần, khi đó, vừa chải đầu cho cô dâu, vừa nói những lời chúc phúc: "Một chải chải đến đuôi" - mang ý nghĩa có đầu có đuôi, thuận lợi mọi chuyện "Hai chải răng long đầu bạc" - mang ý nghĩa cô dâu và chú rể sau khi kết hôn sẽ bên nhau cho đến khi già "Ba chải con cháu đầy đàn" - mong muốn cô dâu và chú rể sẽ sớm có con cái Trong lễ cưới truyền thống của người Trung Quốc không thể thiếu kiệu hoa Khi tổ chức lễ cưới, cô dâu phải ngồi trên kiệu hoa để được kiệu từ nhà bố mẹ đẻ đến nhà chồng Thông thường kiệu hoa có 2 loại, loại do 4 người khiêng và loại do 8 người khiêng Ngoài ra cũng có kiểu phân loại khác gọi là
Ngoài kiệu "long" và "phượng", đoàn rước còn gồm nhiều đội tùy tùng, bao gồm đội kèn trống, đội võng lọng và đội quạt Mỗi đội kiệu thường có từ hơn chục đến vài chục người, đều là những thanh niên khỏe mạnh và cường tráng.
Trong lễ cưới truyền thống Trung Quốc, nghi lễ bái đường thành thân là một nghi lễ quan trọng Cô dâu và chú rể cùng đứng trước bàn thiên địa, nơi linh thiêng để cúng tế Trên bàn thiên địa bày lương thực, vật phẩm linh thiêng, bốn bên viết "kim ngọc mãn đấu" cầu hạnh phúc, may mắn Chú rể bên phải, cô dâu bên trái, kề vai nhau Người đại diện hô lớn: “Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái” Khi đã bái thiên địa, đôi trai gái mới chính thức là vợ chồng, nên mọi người rất coi trọng nghi lễ này.
Rồng – con vật linh thiêng của Trung Quốc
Rồng chính là biểu tượng tinh thần linh thiêng của của người dân Trung Quốc, là linh thú đứng đầu tứ linh (long, ly, quy, phượng) hay tứ tượng (thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ), đại diện cho sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất Thời phong kiến, rồng là biểu tượng của quyền lực vương triều Đồ ngự dụng của hoàng đế thường có tên gọi gắn với con rồng như: áo của hoàng đế gọi là long bào; giường ngủ của hoàng đế gọi là long sàng Tuy nhiên, rồng vốn là tín ngưỡng dân gian, nên nó cũng đã vượt ra khỏi bốn bức tường thành của hoàng cung để hòa vào cuộc sống của người dân.Hàng nghìn năm qua, hình ảnh con rồng đã thấm vào mọi mặt của xã hội và đời sống người dân Trung Quốc, hình thành bề dày văn hóa dân tộc Hình tượng và văn hóa rồng xuất hiện nhiều trong phong tục dân gian, cuộc sống thường nhật như: miền namTrung Quốc múa rồng trong dịp Tết Nguyên đán; đua thuyền rồng trong dịp tết Đoan ngọ; mỳ thì có “mỳ râu rồng”, kẹo thì có “kẹo râu rồng”; hoa quả thì có “long nhãn”;dược liệu thì có “long cốt”; thế đất đẹp gọi là “rồng chầu hổ phục”; chúc mừng may mắn thì gọi là “long phụng trình tường” Tất cả đều do rồng là linh thú đem lại điềm lành, là biểu tượng của sự uy nghiêm, cao sang, hòa hợp và may mắn, vì vậy được người dân Trung Quốc sùng bái.
Minh Hôn – Đám cưới ma
Phong tục "đám cưới ma" bắt nguồn từ xưa, gắn liền với giai thoại về Tào Tháo và con trai Tào Xung Khi Tào Xung qua đời, Tào Tháo đau xót vì chưa kịp cưới vợ cho con, nên tìm tiểu thư quyền quý đã mất để tổ chức lễ cưới Nhà họ Chân có con gái yểu mệnh, Tào Tháo thương lượng và chọn ngày lành tháng tốt cử hành "đám cưới ma", sau đó làm đám tang và chôn tiểu thư họ Chân cùng Tào Xung.
Người Trung Quốc rất quan trọng việc thờ cúng tổ tiên, mặt khác họ quan niệm “con gái không phải con mình” Vậy nên, khi con gái chết đi mà chưa lấy được chồng, thì sẽ không có người thờ phụng Bố mẹ thương xót con, thường tìm một mối duyên âm lẻ bóng khác để kết đôi, và việc thờ phụng, nhang khói của con họ sẽ được bên chồng chăm lo Còn đối với đàn ông thì Theo quan niệm dân gian, nếu người sống khi chết vẫn độc thân thì sang thế giới bên kia họ vẫn cô đơn Vì vậy họ sẽ "bắt" một thành viên trong gia đình mình cùng sang cõi âm để bầu bạn Đặc biệt, những thanh niên trẻ đã có hôn ước nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải tổ chức "đám cưới ma", nếu không linh hồn của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo Đầu tiên, cha mẹ bắt buộc phải nhờ “quỷ mai mối” đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ Nếu quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ
Các nghi thức tổ chức âm hôn tương tự như một đám cưới bình thường Trong Minh hôn, nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng Trong khi đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn Trong nghi thức âm hôn, nếu cả cô dâu và chú rể đã qua đời thì họ sẽ được đại diện bằng hình nhân, đặt trên bàn thờ Một đám cưới bình thường, những người thân trong gia đình thường tặng quà cho cặp vợ chồng mới cưới như đồ trang sức, tủ lạnh, bàn trang điểm, tiền mặt Trong đám cưới ma những đồ vật này sẽ được thay bằng vàng mã sau đó sẽ được đốt cùng hình nhân cô dâu chú rể để đảm bảo họ có thể sống thoải mái ở thế giới bên kia Trong thời gian làm lễ, các hình nhân sẽ được đối xử, trò chuyện như với người còn sống Sau này, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành bốc mộ Cô gái sẽ được chôn cạnh chàng trai mà mình được gả cưới.Nếu chú rể còn sống kết hôn với một cô dâu "ma" (hoặc ngược lại), thì thay vì để 2 hình nhân người ta chỉ để một bức ảnh cô dâu Chú rể sẽ đeo găng tay màu đen thay vì màu trắng trong đám cưới thông thường Sau nghi lễ âm hôn, hai bên gia đình thông gia với "cô dâu, chú rể" sẽ trở nên gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết, hội hè Thậm chí, một số người Trung Quốc còn cho rằng "đám cưới ma" là một cuộc hôn nhân trường tồn, vĩnh cửu Hai người ở cõi âm sẽ sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau, không hề có chuyện ly dị như các đôi vợ chồng trên dương gian.
GIÁO DỤC
Nền giáo dục Trung Quốc có truyền thống tốt đẹp, ngay từ thời kỳ đầu đã xuất hiện nhà giáo dục vĩ đại như Khổng Tử Nền giáo dục Trung Quốc và giáo dục phương Tây đi trên những con đường khác nhau, tuy rằng mô hình khác biệt, nhưng khó có thể nói ai hơn ai kém Nền giáo dục Trung Quốc có lịch sử lâu dài, thành tựu đạt được cũng rất lớn Điểm khác biệt lớn nhất so với giáo dục phương Tây là ở chỗ Trung Quốc trước sau luôn đặt trọng tâm vào giáo dục thế tục, đồng thời lấy Nho học làm nội dung đào tạo chính yếu Là một nền văn minh cổ đại với lịch sử 5.000 năm, Trung Quốc có truyền thống coi trọng giáo dục từ xa xưa Cả tư tưởng của Nho giáo và Hệ thống thi cử của Hoàng gia đều có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục Trung Quốc Trong thời hiện đại, Trung Quốc đã dành ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của khoa học và giáo dục khi thực hiện chiến lược phát triển dân tộc thông qua khoa học và giáo dục Sự giao lưu và hợp tác quốc tế đương đại đã thúc đẩy sự phát triển giáo dục của Trung Quốc Nền giáo dục Trung Quốc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển văn hóa Trung Quốc mà còn có những đóng góp to lớn cho nền văn minh thế giới.
Phương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới Đây là tư tưởng xác lập vị trí chiến lược của Giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng cường hội nhập quốc tế Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc chủ trương bồi dưỡng, giáo dục nhân tài theo ba hướng này.
Giáo dục hướng về hiện đại: Hướng về hiện đại hoá tức là xây dựng mối quan hệ giữa GD với phát triển kinh tế Gắn Giáo dục với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của đất nước Hướng ra thế giới là mối quan hệ giữa giáo dục và thế giới, vừa tuân theo những đặc trưng giáo dục Trung Quốc vừa chú ý đến xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật và giáo dục các nước khác trên thế giới nhằm có biện pháp, chính sách, chủ trương đúng đắn cho giáo dục.
Giáo dục hướng tới tương lai: Hướng tới tương lai là xác định mối quan hệ giữa giáo dục và tương lai, nhấn mạnh nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá Trung Quốc đã chuyển hóa triết lý này thành mô hình trung học phổ thông tổng hợp, giúp học sinh vừa có bằng trung học phổ thông vừa sở hữu chứng chỉ nghề Điều này mang đến cho học sinh rất nhiều cơ hội việc làm trong tương lai
Giáo dục hướng ra thế giới: Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc chủ trương mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài trong khi vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những thành tựu tiên tiến về giáo dục của các nước trên thế giới, thực hiện chủ trương tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế với phương châm "ủng hộ lưu HS, khuyến khích về nước, đi về tự do"
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc:
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: bậc tiểu học, bậc trung học và bậc cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học).
– Bậc tiểu học: kéo dài 6 năm và là chế độ giáo dục bắt buộc được nhà nước bảo trợ. – Bậc trung học: gồm trung học phổ thông và trung học dạy nghề Trung học phổ thông kéo dài 6 năm gồm giai đoạn sơ trung và cao trung Trung học dạy nghề kéo dài 3 năm do 3 loại trường đảm nhiệm là: Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề.
– Giáo dục bậc cao: thường là 4 năm bao gồm nhiều nghành nghề khác nhau do các trường của nhà nước và trường tư thục thực hiện. Đặc điểm nền giáo dục Trung Quốc hiện đang thay đổi theo xu hướng của các nước phát triển Các trường đại học của nhà nước cũng phải tự hạch toán và không còn được nhà nước bao cấp hoàn toàn Chất lượng giáo dục và phương pháp cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc Trung quốc hiện nay tiếp nhận rất nhiều sinh viên quốc tế đến học tiếng và học các môn khoa học, kinh tế xã hội khác Tại phần lớn các trường đại học, điều kiện học và ăn ở của sinh viên đạt tiêu chuẩn như ở các nước phát triển.
Một số điểm đặc biệt của nền giáo dục Trung Quốc:
- Trẻ em Trung Quốc học hơn 10 tiếng mỗi ngày Tiết học sớm nhất bắt đầu vào lúc 8h sáng và kết thúc buổi học vào khoảng 3-4h chiều Sau đó, các em về nhà, làm việc nhà và bài tập Ở các thành phố lớn, học sinh thường học thêm các môn nghệ thuật như âm nhạc và tham gia các câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần Sự cạnh tranh trong việc học còn lớn đến mức nhiều cha mẹ còn ép con học nhiều từ khi còn rất nhỏ với tư tưởng phải đạt được điểm cao trong các kỳ thi và nhất định phải thi đỗ đại học.
- Nhiều trường học của Trung Quốc áp dụng hình phạt thể chất với học sinh Giáo viên có thể đánh vào tay học sinh nếu các em mắc lỗi trong quá trình học tập Tại những ngôi trường ở vùng hẻo lánh, mức độ phạt sẽ nặng hơn và nhiều hơn.
- Gi ngh tr a c a h c sinh Trung Qu c thờ ỉ ư ủ ọ ố ườ ng kéo dài 1 ti ng đ ng hế ồ ồ
- Giáo viên rất được tôn trọng ở Trung Quốc và thường được gọi là ‘Lão sư’, một cách gọi dành cho cấp bậc tri thức Ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục của Trung Quốc: Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ nét ở thời kỳ cổ đại đặc biệt là triều Tây Hán, Hán Vũ Đế thực hiện quốc sách ‘bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật’ từ đó về sau nền giáo dục nhà Hán láy kinh học Nho gia làm chủ đạo Ảnh hưởng của Nho giáo đến giáo dục ở Trung Quốc được thể hiện rõ nét vào thời kỳ cổ đại, đặc biệt, các tinh hoa trong triết thuyết Khổng Tử – người sáng lập Nho giáo còn lưu giữ đến tận ngày hôm nay Điều này vừa đề cao sự tiếp nối truyền thống vừa thể hiện trình độ lỗi lạc của các nhà giáo Trung Hoa cổ đại.
Danh nhân giáo dục vĩ đại nhất Trung Quốc hiển nhiên là Khổng Tử, ông chiếm địa vị đặc biệt nhất trong lịch sử giáo dục Trung Quốc Theo diễn tiến lịch sử, danh tiếng và ảnh hưởng của ông mỗi ngày một lớn Ồng được tôn xưng là Vạn Thế Sư Biểu (người thầy tiêu biểu của vạn đời) Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử rất phong phú, ông hầu như đã đề cập đến tát cả các vấn đề có liên quan đến giáo dục đương thời Trên thực tế, nhờ có Nho giáo, tất cả mọi người dân Trung Quốc mới dành sự tôn trọng tuyệt đối cho giáo dục nước nhà. Dưới thời nhà Hán, tư tưởng giáo dục Trung Quốc thời cổ đại được thể hiện qua tám chữ
Trong quá trình dựng nước và an dân, giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu ở Trung Quốc Dù trải qua thăng trầm, nền giáo dục Trung Hoa vẫn được quốc tế ngưỡng mộ và tôn trọng Nho giáo chính là nền tảng vững chắc, tạo nên sự đặc sắc và hiệu quả của giáo dục tại quốc gia này.
Tứ Thư và Ngũ Kinh là 9 tác phẩm kinh điển nổi tiếng của nền văn hoá Trung Quốc, là nền tảng của tư tưởng Nho học Trung Quốc
- Tứ Thư bao gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử đề cập đến nhiều vấn đề về triết học, chính trị, đạo đức, luật pháp. Một trong những nội dung chủ đạo của Tứ Thư là việc tập trung xây dựng nhân cách con người xã hội với những vấn đề căn cốt như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và những chuẩn mực mà Tứ Thư đề ra như Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
- Ngũ Kinh bao gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính.
Nhìn chung, Nho giáo mang đến cho giáo dục Trung Quốc những giá trị vượt trội, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự thông minh, chịu khó tìm tòi và thích nghi nhanh chóng với những sự thay đổi.
Thứ hai, sự chịu khó và siêng năng trong cả học tập và rèn luyện đạo đức. Thứ ba, tiếp nối và giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Thứ tư, luôn luôn liên kết chặt chẽ với tổ quốc, họ hàng và gia đình, cùng nhau tạo nên một khối đoàn kết vững chắc.
Thứ năm, mong muốn một cuộc sống bình dị, cống hiến tích cực cho đất nước nhưng không bận tâm đến danh lợi.
So sánh giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam
NGHỆ THUẬT
Thư pháp là một nét đặc trưng quan trọng trong văn hóa Trung Quốc Nghệ thuật viết chữ Hán đã hình thành từ rất sớm và được phát triển qua từng thời kỳ lịch sử Thư pháp Trung Quốc không chỉ là việc viết chữ mà còn là một nghệ thuật tinh tế, thể hiện sự tinh tế và sự tôn trọng đối với văn hóa truyền thống.
Thư pháp là nghệ thuật viết chữ Hán hoặc Nôm bằng mực tàu trên giấy hoặc lụa, đòi hỏi sự hài hòa giữa nội dung và hình thức Bố cục, thư thể trong tác phẩm thư pháp phải được xác định dựa trên sự cân nhắc giữa hai yếu tố này Người viết thư pháp phải trải qua quá trình khổ luyện lâu dài để tạo nên những nét chữ uyển chuyển, mềm mại như "rồng bay phượng múa" Trong lịch sử thư pháp Trung Quốc, Nhan Chân Khanh và Âu Dương Tuân là những đại thư gia tiêu biểu.
Trung Quốc được biết đến là cái nôi của trà đạo, ở đây trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt, dùng để chữa bệnh mà việc thưởng trà (uống trà) đối với người Trung Quốc còn là một nghệ thuật, là nét văn hóa ngàn năm lịch sử Sự tinh tế trong nghệ thuật trà đạo của người Trung Quốc được biết đến chính là nghệ thuật trong cách pha trà, thưởng trà và sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.
Nét đặc biệt trong nghệ thuật pha trà đạo trung hoa được diễn tả qua các từ ngữ “Hòa tĩnh di chân” Sự tĩnh lặng đến từ không gian bên ngoài cho đến sự thanh thản, lặng yên bên trong tâm hồn là những gì trà đạo mang lại cho người thưởng trà Ngồi nhâm nhi một tách trà thơm và lắng nghe bản nhạc du dương để gột rửa tâm hồn thêm phần nhẹ nhàng, thanh thản chính là điều mà trà nhân nào cũng hướng đến.
Kinh kịch, hay còn được gọi là Kinh hí, là một loại hình sân khấu đặc sắc mạng đậm nét tinh túy của người Trung Quốc Là một loại kịch được lưu truyền rộng rãi và có tầm ảnh hưởng nổi bật nhất của Trung Quốc với gần 200 năm lịch sử Trong quá trình hình thành, Kinh kịch vừa thu hút tinh hoa từ nhiều loại kịch địa phương, vừa chịu ảnh hưởng nhiều bởi ngôn ngữ địa phương và phong tục tập quán Bắc Kinh Tuy Kinh kịch được hình thành tại Bắc Kinh, nhưng không phải là loại kịch đặc trưng riêng của Bắc Kinh mà khắp các địa phương ở đất nước tỷ dân này đều có đoàn kịch biểu diễn Kinh kịch.Vào ngày 16-11-2010, Kinh kịch đã được đưa vào "Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu đại diện của nhân loại" Kinh kịch đã đi khắp thế giới và trở thành một phương tiện quan trọng để giới thiệu, truyền bá nghệ thuật và văn hóa truyền thống.
Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc phong kiến được hình thành bởi nghìn năm lịch sử, phân bố rộng khắp lãnh thổ Kiến trúc Trung Hoa cổ đại ảnh hưởng sâu đậm tới nền văn hóa – nghệ thuật của các nước Châu Á Kiến trúc Trung Quốc là những công trình kiến trúc xây dựng vào thời kì Trung cổ, đậm dấu ấn của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc Từ thời nhà Hán, kỹ thuật xây dựng nhà kết cấu gỗ đã dần được cải tiến và hoàn thiện Đến các triều đại sau là Tùy, Đường thì xuất hiện kỹ thuật làm gạch và dần phát triển rộng rãi.
Kiến trúc thời Tống đánh dấu bước phát triển quan trọng của kiến trúc Trung Hoa Nhà ở thời Tống có quy mô nhỏ hơn thời Đường, song thiết kế tinh tế, đa dạng loại hình Đến thời Nguyên, các công trình Phật giáo như chùa chiền, hồi giáo ngày càng phổ biến, tạo nên ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc toàn quốc.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ( tỉnh Tây An, Trung Quốc)
TRANG PHỤC
Những đặc trưng của trang phục truyền thống Trung Quốc
Bất cứ quốc gia nào cũng đều có trang phục truyền thống thường được mặc vào các dịp đặc biệt như Lễ, Tết… Với hơn 3000 năm lịch sử, trang phục truyền thống của Trung Quốc có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn Mỗi thời đại sẽ có những điểm khác nhau về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu…
Trang phục truyền thống Trung Quốc thường được cắt thẳng và có phom dáng khá to, rộng rãi so với người mặc giúp mang lại sự thoải mái và dễ chịu Đặc biệt đất nước này luôn đề cao sự hài hòa trong tổng thể của mỗi bộ trang phục truyền thống nên dù thiết kế váy áo nhiều tầng nhiều lớp nhưng nhìn không bị rườm rà, ngược lại toát lên vẻ thướt tha, uy nghi, sang trọng Trang phục truyền thống Trung Quốc được chia thành hai loại là một mảnh và hai mảnh.
Màu sắc được sử dụng của trang phục truyền thống Trung Quốc khá là đa dạng, gần như có tất cả các màu khác nhau Riêng với hoàng đế và hoàng tộc thì vẫn ưu tiên sử dụng các màu đỏ, vàng Ngoài ra, vào những dịp quan trọng như đám cưới, Tết hay các ngày lễ truyền thống thì màu đỏ vẫn là ưu tiên số 1 của người dân Trung Quốc
Giới tính Đối với nữ thì trang phục sẽ đa dạng, nhiều phụ kiện đi kèm và rất cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết Trang phục của nam giới thì đơn giản hơn.
Trải qua nhiều thời đại, vải may trang phục truyền thống Trung Quốc thay đổi liên tục, chất liệu lanh, cotton hay lụa đều đã được sử dụng Trong đó, lụa là chất liệu được lựa chọn nhiều nhất bởi sự sang trọng, quý phái và cảm giác thoải mái mang lại cho người mặc.
Qua từng giai đoạn lịch sử, trang phục truyền thống của Trung Quốc luôn sở hữu những dấu ấn nổi bật và riêng biệt, biểu trưng cho từng giai đoạn Ví dụ trang phục thời Hạ hướng tới sự đơn giản với màu đen, lam chủ đạo Trong đó áo thường có màu vàng, tượng trưng cho trời, quần màu đen tượng trưng cho đất Từng hình thêu, hoa văn đều được thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử
Những trang phục được ưu chuộng ở Trung Quốc
Hán phục là trang phục truyền thống của Trung Quốc vào thời Hán Đây cũng là loại trang phục có truyền thống và lịch sử lâu đời nhất nhất của Trung Quốc Trải qua nhiều thời đại, hiện tại, Hán Phục đã được cải tiến hơn nhiều so với trước
Hán phục được may từ một tấm vải, cắt thành các bộ phận như cổ áo, thắt lưng, tay áo Điểm đặc trưng nhất của cổ áo Hán phục là "cổ giao chéo", tức là cổ áo liền với áo ngoài, phần áo vạt dài chéo qua ngực, vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải, giống hình chữ "y" Tạo hiệu ứng trang phục tổng thể bên phải cao hơn bên trái Vạt trước bên trái được buộc ở nách bên phải, vạt phải giấu bên trong Đây là tục "tả hữu giao bối" được giữ nguyên qua các triều đại mặc Hán phục, và cũng xuất phát từ quan niệm "trọng lễ nghi" của người Trung Quốc xưa.
Sườn xám (Qipao) Đây là trang phục đặc trưng của dân tộc Trung
Hoa, mang đậm bản sắc tinh hoa văn hóa của đất nước này Trang phục sườn xám xuất hiện rất nhiều trong các ấn phẩm văn hóa, đặc biệt là các bộ phim
Trung Quốc Trang phục này rất đa dạng về thiết kế và họa tiết, ngày một sáng tạo, mang nét đẹp truyền thống hài hòa với hiện đại.
Thiết kế ôm sát cơ thể, tôn lên đường cong quyến rũ của người phụ nữ
Cổ áo cao, xẻ tà hai bên hông, thường dài đến đầu gối hoặc mắt cá chân.
Chất liệu đa dạng: lụa, satin, gấm, voan, Màu sắc phong phú: đỏ, vàng, xanh, đen, Hoa văn tinh tế: rồng phượng, hoa sen, hoa mai,
+ Ý nghĩa: Sườn xám tượng trưng cho sự thanh lịch, duyên dáng và nữ tính của người phụ nữ Trung Hoa. Đường phục
Trang phục truyền thống thời Đường có những thay đổi lớn theo hướng cởi mở hơn. Ngược lại với sự “kín cổng cao tường” của trang phục ở các triều đại trước đó, trang phục thời Đường khoe khéo được nét đẹp trên cơ thể Với thiết kế tinh tế, các mẫu trang phục của nữ giới sẽ để lộ phần cổ và xương quai xanh tôn lên vẻ quyến rũ của người phụ nữ.
ẨM THỰC
Ẩm thực Trung Quốc vô cùng phong phú và đa dạng nhờ diện tích rộng lớn và dân số đông, khác biệt theo vùng miền về nguyên liệu và chế biến, tạo nên ảnh hưởng lớn đến các nước châu Á Trong đó, phải kể đến bốn trường phái ẩm thực chính: Quảng Đông, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Giang Tô Ẩm thực Quảng Đông đặc biệt nổi tiếng với sự kết hợp tinh hoa của các trường phái khác, thậm chí cả món Tây, chú trọng đến sự đa dạng trong thành phần và chế biến, đảm bảo các tiêu chí "sắc, hương, vị, hình" cũng như "non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt".
Người Quảng Đông rất thích chế biến các món sống, đặc biệt là món cá sống và cháo cá sống Một số món ăn nổi tiếng như: há cảo tôm, cá thu nhồi, gà hầm phi lê kiểu Thuận Đức,… Ẩm thực Sơn Đông - Cái nôi của ẩm thực Trung Hoa
Nhắc đến ẩm thực Trung Quốc thì chúng ta không thể bỏ qua nền ẩm thực Sơn Đông được Trải qua hàng nghìn năm phát triển, các món ăn ở đây đã trở thành đệ nhất ẩm thực của cả nước và chuyên phục vụ trong kinh thành Hình như, người dân Sơn Đông đã đưa tất cả những thứ quý giá nhất vào trong mỗi món ăn của họ Đặc trưng của ẩm thực vùng này chính là mùi vị nồng đậm Hành và tỏi là hai thứ không thể thiếu trong các món ăn Nét đặc sắc của ẩm thực Sơn Đông được thể hiện qua những món ăn dưới đây
(Súp sữa ức gà ) ( Ốc kho )
(Cá chép chua ngọt) Ẩm thực Tứ Xuyên - Nét đặc sắc và độc đáo của ẩm thực Trung Quốc Ẩm thực Tứ Xuyên nổi tiếng với những món ăn có mùi vị cay nồng Sự kết hợp tài tình giữa sắc, hương và vị đã tạo nên nền ẩm thực được ví như một vị danh sĩ tài ba Nền ẩm thực ở đây được thay đổi theo mùa, thời tiết và tùy theo khẩu vị của từng khách Một điểm vô cùng đặc biệt nữa, đó chính là sự trộn lẫn khéo léo của tất cả mùi vị chua, cay, mặn, ngọt và đắng trong cùng một món ăn Chính những điều này đã tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực Trung Quốc
( Mì Dan Dan ) ( Lẩu Tứ Xuyên ) Ẩm thực Giang Tô - Nền ẩm thực bổ dưỡng nhất của Trung Quốc Ẩm thực của Giang Tô là một mảnh ghép rất lớn của ẩm thực Trung Quốc Mùi vị của các món ăn ở đây trái ngược với Sơn Đông Chính vì vậy, ẩm thực vùng này thường được ví là một người đẹp của phương Nam
Các món ăn ở đây có sự trang trí rất cầu kỳ và đẹp mắt Nó như là một tác phẩm nghệ thuật đầy tinh tế trong mỹ vị và thanh đạm từ khẩu vị Khác với những vùng còn lại của Trung Quốc, người dân nơi này thường không sử dụng xì dầu với mục đích giữ màu sắc vốn có của nguyên liệu Bên cạnh đó, họ rất thích sử dụng đường và dấm Cho nên, các món ăn ở nơi này thường đậm vị ngọt và chua Người Giang Tô rất kỹ càng trong việc chế biến. Chính vì vậy, nền ẩm thực ở đây được đánh giá rất tốt cho sức khỏe.
(Vịt muối Nam Kinh ) (Cơm chiên Dương Châu )
(Đậu phụ Bình Kiều - Món ăn khiến vua Càn Long mê mệt )
LỄ HỘI
Lễ hội mùa xuân - Tết cổ truyền Trung Quốc
Lễ hội mùa xuân, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, là lễ hội quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc Lễ hội này đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo Âm lịch và thường diễn ra vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch Lễ hội mùa xuân là thời gian để mọi người sum họp bên gia đình và bạn bè, cùng nhau ăn mừng và chào đón năm mới Lễ hội này có nhiều phong tục tập quán truyền thống, bao gồm: dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa màu đỏ (tượng trưng may mắn, hạnh phúc), thắp hương cúng bái tổ tiên, ăn bữa cơm đoàn viên, thả pháo hoa (xua đuổi tà ma, mang lại may mắn), đi thăm hỏi họ hàng, bạn bè Lễ hội mùa xuân là một dịp quan trọng để người Trung Quốc thể hiện lòng hiếu thảo, sum họp bên gia đình và bạn bè, và cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng
Lễ hội đèn lồng (元宵节) là một lễ hội truyền thống của Trung Quốc được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, đánh dấu ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán
Lễ hội này còn được gọi là Tết Thượng Nguyên Phong tục tập quán chính của Lễ hội đèn lồng bao gồm : thắp đèn lồng, ăn bánh trôi, múa lân, diễu hành đèn lồng và cầu nguyện Lễ hội đèn lồng là một dịp để mọi người sum vầy bên gia đình và bạn bè, cùng nhau chào đón năm mới Lễ hội này cũng thể hiện mong muốn về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Lễ Vu Lan, còn được gọi là Lễ báo hiếu, là một ngày lễ Phật giáo được tổ chức vào ngày rằm tháng bảy âm lịch Lễ hội này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á khác, bao gồm Việt Nam.
Tại Trung Quốc, Lễ Vu Lan còn được gọi là Lễ Trung Nguyên hay Lễ Xá tội vong nhân Người ta tin rằng vào ngày này, cửa địa ngục sẽ mở ra và các vong linh sẽ được phép trở về nhà thăm gia đình Chính vì thế vào ngày này người dân sẽ soạn một mâm cỗ để cúng cho các vị thần hay tổ tiên gia đình họ ngoài ra còn có đốt vàng mã và ăn thịt.
Lễ Vu Lan là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Trung Quốc được gìn giữ cho đến ngày nay Lễ hội này là một dịp để mọi người cùng nhau tưởng nhớ tổ tiên, những người đã khuất và cầu mong cho một cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Tiết Thanh minh 12/3 âm lịch
Tiết Thanh Minh (清明节) là một trong 24 tiết khí trong năm, thường rơi vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch Tiết Thanh Minh không chỉ là một tiết khí, mà còn là một ngày lễ truyền thống quan trọng của Trung Quốc, được gọi là Tết Tảo Mộ Tiết Thanh Minh mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Trung Quốc Vào ngày này, mọi người thường đến thăm mộ của tổ tiên, dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ và cúng bái để bày tỏ lòng thành kính Ngoài ra, Tiết Thanh Minh còn có một số tên gọi khác như: Tết Hàn Thực, Tết Tháng Ba, Ngày Tảo Mộ Tiết Thanh Minh là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Trung Quốc và được người dân nơi đây gìn giữ cho đến ngày nay
Lễ hội thuyền rồng vào tết Đoan Ngọ
Lễ hội Thuyền Rồng - Một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại Trung Quốc,được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2010 Lễ hội Trung Quốc này được tổ chức ngày dịp tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) hàng năm Những hoạt động trong lễ hội, trong đó có cuộc đua thuyền rồng trên sân là hoạt động mà người dân cầu mong bình an trong cuộc sống, tránh xa bệnh dịch, diệt sâu bọ cho mùa màng bội thu Buổi lễ được diễn ra với hai phần gồm phần lễ và phần hội Phần lễ thường người dân sẽ dâng hương để thể hiện lòng thành kính của họ đến tổ tiên và các vị thần linh Ở phần hội là phần thi tài năng đua ghe của các ngư dân diễn ra vô cùng sôi nổi và thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch gần xa Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian như là thi nấu cơm trên thuyền Rồng, cuộc thi điêu khắc Rồng, uống rượu….
VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGƯỜI
VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG DOANH NGHIỆP
Tiếng Trung Quốc: Khi không biết nói tiếng trung và không có sự hỗ trợ của thông dịch viên thì việc giao tiếp đối với đối tác Trung Quốc sẽ rất hạn chế và thậm chí là gặp phải khó khăn Đa số, người Trung có trình độ và mức sử dụng tiếng Anh tương đối không cao Do đó, giao tiếp của họ với người nước ngoài khá chậm, không được lưu loát, trôi chảy và thậm chí khả năng hiểu nhầm hoặc dịch nhầm nghĩa là rất lớn Vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người Trung Quốc cần phải chú ý lắng nghe và nghe cách cẩn thận Song song với việc phải lắng nghe kỹ lưỡng, học giao tiếp bằng tiếng Trung sẽ giúp quá trình học tập, học hỏi và làm việc trong doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn, tránh được các rủi ro liên quan đến bất đồng ngôn ngữ
Tác phong và cách chào hỏi: Tác phong của người Trung trong giao tiếp kinh doanh thường phản ánh các giá trị văn hóa và quan điểm kinh doanh của người Trung Quốc Ở Trung Quốc, khiêm tốn là đức tính rất quan trọng và được đánh giá cao Chính vì vậy, việc xây dựng tác phong lịch lãm và khiêm tốn luôn được. đánh giá cao Người Trung Quốc rất coi trọng các mối quan hệ trong kinh doanh.
Họ thường dành thời gian để xây dựng mối quan hệ cá nhân với đối tác trước khi bắt đầu đàm phán Văn hóa chào hỏi là một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của Trung Quốc Nó thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Chính vì vậy, khi giao tiếp với đối tác Trung Quốc, việc chào hỏi thường bắt đầu bằng một cái bắt tay hoặc cúi đầu khi gặp gỡ cấp trên Đối với người lớn tuổi cần chủ động đến bắt tay, hỏi thăm trước Khi bắt tay, người Trung Quốc thường cúi nhẹ người xuống, hai tay thả lỏng, nhẹ nhàng không nên bắt tay quá chặt và chào hỏi người có vị trí cao nhất trước Tuyệt đối, không dùng ngón trỏ chỉ về người khác mà nên dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó Khi trò chuyện, tập trung lắng nghe và luôn thể hiện sự tôn trọng đối phương giao tiếp Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy Tránh việc từ chối thẳng thừng hoặc thể hiện sự thờ ơ với quan điểm của người khác đã và đang trình bày
Cách ăn mặc: Người Trung Quốc rất coi trọng trang phục, đặc biệt là trong các cuộc gặp gỡ kinh doanh Họ tin rằng trang phục thể hiện sự tôn trọng và giúp tạo ấn tượng tốt Việc lựa chọn trang phục tùy thuộc vào môi trường làm việc là rất quan trọng Nhìn chung, đa số trong môi trường công sở ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng thì trang phục đều đòi hỏi phải truyền đạt được sự chuyên nghiệp và gọn gàng, thể hiện được sự lịch sự như: Nam giới thường mặc áo sơ mi, quần âu và giày da; Nữ giới thường mặc áo sơ mi, váy hoặc quần âu và giày có độ dài gót vừa phải Khi gặp khách hàng hoặc dịp quan trọng có thể mặc trang trọng hơn: đồ vest, đầm dạ hội,
3.3 VĂN HÓA THƯƠNG LƯỢNG, ĐÀM PHÁN Đàm phán là một trong những phương pháp phổ biến trong giải quyết tranh chấp và xung đột, phát triển và củng cố các mối quan hệ Đặc điểm văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến quá trình hình thành phong cách đàm phán, hiểu được phong cách đàm phán của đối tác chính là một trong những nhân tố tạo ra sự thắng lợi trong đàm phán kinh doanh Trung Quốc là một trong số các nước trên thế giới có nghệ thuật đàm phán lâu đời và đặc biệt Một vài đặc điểm phong cách đàm phán của Trung Quốc:
Thu thập thông tin: người Trung Quốc đặc biệt chú trọng việc thu thập thông tin,vì vậy trước khi bước vào cuộc đàm phán, người Trung Quốc sẽ bắt đầu tìm hiểu về đối tác kinh doanh, thị trường, và các thông tin liên quan Tìm hiểu về lịch sử của đối tác, quy mô doanh nghiệp, thị trường và vị trí của họ trên thị trường Tuy nhiên, họ không thích những thông tin gây bất ngờ, do đó, hãy cung cấp cho họ những thông tin có thể biết trước được, càng cụ thể càng tốt Họ đánh giá cao điều đấy
Sử dụng người trung gian: Việc sử dụng người trung gian giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm, đàm phán và giao dịch với các bên liên quan Người Trung Quốc tin tưởng vào khả năng của người trung gian và xem đây là một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh của họ. Đàm phán theo kiểu “ trả giá”: Người Trung Quốc có xu hướng thích đàm phán theo kiểu trả giá vì điều này phản ánh tinh thần chủ nghĩa thương mại và tính cạnh tranh mạnh mẽ trong văn hóa kinh doanh của họ Họ thường xem đàm phán là một cuộc chiến và sẵn sàng sử dụng các chiến lược để cạnh tranh, họ sẽ bắt đầu với mức giá cao hơn so với giá mà họ thực sự muốn đạt được đòi hỏi lợi ích lớn hơn hoặc đe dọa rút lui để đạt được thỏa thuận tốt hơn đối tác của mình. Các trò đàm phán như trả giá, đấu giá, và thậm chí việc đưa ra các thỏa thuận tạm thời cũng có thể xem là phổ biến và được các nhà kinh doanh Trung Quốc vận dụng Để có thể hợp tác kinh doanh với người Trung Quốc việc hiểu và tôn trọng phong cách đàm phán này cũng rất quan trọng.
Kéo dài các cuộc thảo luận, làm đối phương mất kiên nhẫn: họ sẽ tiến hành các cuộc thương lượng với tốc độ và số lượng thông tin rất lớn, làm cho đối tác cảm thấy mất kiên nhẫn Mục tiêu của thủ thuật này là khiến đối tác mất kiên nhẫn và đồng ý với điều kiện mình đề ra một cách nhanh chóng, vì họ muốn kết thúc cuộc thương lượng nhanh chóng
Người Trung Quốc không nói “không” thẳng thừng: Người Trung Quốc luôn đề cao sự tôn trọng vì thế họ thường sử dụng các cách nói khác để từ chối hoặc không đồng ý một cách tế nhị và khôn khéo hơn, chẳng hạn sử dụng cách nói gián tiếp như là “ chúng ta nên cân nhắc thêm…” Thái độ thẳng thừng hoặc từ chối có thể gây tổn hại đến đối tác hoặc tạo ra cảm giác không thoải mái vì vậy, người Trung Quốc luôn giữ cho các mối quan hệ suôn sẻ chứ không phải kết thúc đột ngột.
Một số lưu ý khi đàm phán, thương lượng với người Trung Quốc:
Thời điểm thích hợp nhất để đến Trung Quốc thảo luận công việc kinh doanh là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 10 Tránh đến vào dịp Tết Nguyên Đán vì đây là thời điểm người dân nghỉ lễ và các hoạt động kinh doanh cũng như hành chính sẽ bị gián đoạn.
Để tạo ấn tượng tốt khi phỏng vấn tại công ty Trung Quốc, hãy chú ý tác phong chuyên nghiệp bằng cách đến sớm 5-10 phút, đồng thời chuẩn bị trang phục lịch sự và chỉnh tề Trong quá trình phỏng vấn, nên thận trọng trong việc trình bày khả năng của bản thân, bởi vì văn hóa Trung Hoa coi trọng đức tính khiêm tốn Do đó, việc khoe khoang quá mức có thể khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng.
Cần kiên nhẫn, vì sự trễ nải là điều thường xuyên xảy ra trong môi trường này Người ta thường phải giấu đi những biểu lộ tình cảm và tránh thúc ép quá mức về thời hạn hoàn thành công việc.
Khi kinh doanh tại Trung Quốc, chủ động tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa là điều vô cùng quan trọng Người dân Trung Quốc đánh giá cao những vị khách có sự quan tâm và trân trọng đối với di sản văn hóa của họ.
Khi kết thúc cuộc họp, hãy chào và ra về trước đoàn đối tác.
Văn hóa giao tiếp Trung Quốc là một phần quan trọng trong văn hóa đời sống và văn hóa kinh doanh độc đáo của Trung Quốc Nó đại diện cho các giá trị và ý tưởng của Trung Quốc về cuộc sống, công việc và các mối quan hệ giữa các cá nhân Văn hóa giao tiếp là một trong những nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất, bao gồm những giá trị vật chất, tinh thần được tạo dựng và bảo tồn trong 5 nghìn năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa Người Trung Quốc đã phát triển một hệ thống giá trị phản ánh sự phức tạp và đa dạng của xã hội và văn hóa của họ.
Sự lan tỏa của văn hóa không chỉ ảnh hưởng tới đời sống thường ngày mà còn góp phần quan trọng trong quan hệ hữu nghị quốc tế và kinh doanh Kể từ đó, người Trung Quốc rất coi trọng văn hóa giao tiếp Khác với các nước phương Tây, người phương Đông, đặc biệt là người Trung Quốc, khá kén chọn trong giao tiếp.
VĂN HÓA GIAO THIỆP
Văn hóa giao tiếp Trung Quốc là một phần quan trọng trong văn hóa đời sống và văn hóa kinh doanh độc đáo của Trung Quốc Nó đại diện cho các giá trị và ý tưởng của Trung Quốc về cuộc sống, công việc và các mối quan hệ giữa các cá nhân Văn hóa giao tiếp là một trong những nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất, bao gồm những giá trị vật chất, tinh thần được tạo dựng và bảo tồn trong 5 nghìn năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa Người Trung Quốc đã phát triển một hệ thống giá trị phản ánh sự phức tạp và đa dạng của xã hội và văn hóa của họ.
Sự lan tỏa của văn hóa không chỉ ảnh hưởng tới đời sống thường ngày mà còn góp phần quan trọng trong quan hệ hữu nghị quốc tế và kinh doanh Kể từ đó, người Trung Quốc rất coi trọng văn hóa giao tiếp Khác với các nước phương Tây, người phương Đông, đặc biệt là người Trung Quốc, khá kén chọn trong giao tiếp.
Chào hỏi và xưng hô: Ấn tượng đầu tiên của người Trung về một người xa lạ không quen biết là tốt hay xấu thông qua cách mà người đó chào hỏi Lời chào sẽ thể hiện là người đó có thật sự thể hiện sự tôn trọng hay không, đặc biệt là với những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội Do vậy, khi gặp người Trung Quốc nên bắt đầu chào hỏi từ người cao tuổi nhất hoặc người có địa vị cao trước, rồi mới lần lượt chào hỏi tới người khác
Khác với phương Tây, người Trung không có thói quen vỗ lưng và ôm người khi gặp nhau Họ có thể hỏi những câu về địa vị của cá nhân (thu nhập, nhà cửa, con cái…) là chuyện hết sức bình thường Khi gặp nhau, họ thường bắt tay để chào hỏi Khi bắt tay, theo phong tục thì cần phải cúi nhẹ người xuống, hai tay thả lỏng, nhẹ nhàng không nên bắt tay quá chặt, cho thấy sự kính cẩn Người Trung Quốc thường có thói quen mang theo danh thiếp của mình để đại diện cho một lời chào hỏi Việc trao đổi danh thiếp trong giao tiếp kinh doanh càng ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc Để có thể tạo được ấn tượng tốt với đối tác Trung Quốc, ngôn ngữ trên danh thiếp nên là tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc. Khi trao danh thiếp phải dùng hai tay để trao, điều này sẽ tạo được sự tôn trọng cho đối phương Bên cạnh đó, việc dùng hai tay đưa danh thiếp còn chứng tỏ bạn là người lịch sự có ăn và có học thức Khi nhận danh thiếp từ một người Trung Quốc, đón nhận bằng cả hai tay và phải đọc nội dung trên danh thiếp đó trước khi cất nó vào túi Ngược lại, nếu muốn đưa danh thiếp cho họ, cũng nên đưa bằng hai tay để thể hiện sự tôn trọng trong văn hóa giao tiếp.
Khi xưng hô, người Trung Quốc thường không gọi tên mà gọi họ của đối phương như (ông Lưu, bà Trương, cô Trần ) Nếu người được gọi có có vị trí cao hay có chức vụ quan trọng, để tỏ kính trọng, người ta gọi cả chức vụ người đó (Trưởng phòng Lưu, Chủ nhiệm Trương, Cục trưởng Trần )
Văn hóa trên bàn ăn:
Trong các bữa tiệc của người Trung Quốc, quy tắc ứng xử đóng vai trò quan trọng để thể hiện sự hiểu biết về văn hóa của họ Bữa tiệc là dịp để mọi người gắn kết và đánh giá nhau Khi tham dự, nên bắt chuyện vui vẻ để tạo bầu không khí thoải mái, không chỉ ngồi ăn Đối với người lớn tuổi hoặc những người có địa vị cao, nên mời họ ngồi ở vị trí trung tâm và mời họ dùng trước để thể hiện sự tôn trọng Đặc biệt, cần chú ý đến chủ bữa tiệc, chủ động mời họ ăn uống và rót rượu, nhưng không nên gắp thức ăn vào bát của họ Khi là khách, nên tỏ ra e dè, biết cảm ơn khi được mời hoặc rót rượu Nên nâng cốc chúc mừng hoặc cảm ơn ít nhất một lần, ưu tiên mời những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao dùng trước để thể hiện lễ phép.
Trong văn hóa Trung Quốc, Đũa là một giá trị tinh thần trong văn hóa ăn uống của người Trung, khi sử dụng đũa không nên dùng để chỉ chỏ điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng hay là cắm vào bát cơm nó liên tưởng đến sự tang ma Ngoài ra, trong bữa ăn không nên gõ đũa hay thìa lên chén vì theo quan niệm của người Trung Quốc cho rằng thói quen đó chỉ có người ăn xin mới làm vậy, sẽ mang lại điều không lành cho gia chủ Do đó, hành động gõ đũa vào chén được coi là hành động thiếu tôn trọng và thất lễ
Người Trung Quốc cũng có quy tắc trong rót rượu, chúng ta không được phép tự rót cho bản thân vì cấp trên sẽ rót rượu cho cấp dưới còn đàn ông sẽ rót rượu cho phụ nữ.
Trong văn hóa Trung Quốc, đặc biệt những người làm ăn hay kinh doanh họ đặc biệt thích con số 8 Số 8 phát âm gần giống với từ “Phát” (Bát) Từ “Phát” chính là biểu tượng tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, Người Trung Quốc thường tin vào sự hài hòa và cân bằng âm dương Vì vậy, ngay cả con số chẵn cũng thường được họ ưa thích hơn số lẻ Số 2 được người Trung tượng trưng cho sự hài hòa Cách phát âm của số 9 âm thanh tương tự như chữ cho vĩnh cửu mang ý nghĩa của sự vĩnh cửu và trường tồn và số 6 được người miền Nam ở Trung Quốc đọc đồng âm với từ “Lộc” mang ý nghĩa là tài lộc Con số kiêng kị nhất ở Trung Quốc là con số 4, nó được coi là con số đen đủi nhất trong quan niệm của người Hoa Trong tiếng Trung, số 4 có phát âm đọc giống chữ “tử” mang nghĩa là chết Ngoài ra, số 4 lại chính là số có thứ tự cuối cùng trong vòng tròn cuộc sống của con người "Sinh - Lão - Bệnh - Tử" chính vì thế nên con số này bị coi là một con số xui xẻo, con số chết chóc Do đó, người Trung Quốc kiêng kị con số này Chính vì vậy, ở nhiều ngôi nhà, khách sạn tại Trung Quốc đều sẽ bỏ qua các phòng có mang số 4 và không bao giờ đánh số tầng 4 Thông thường, tầng 4 được ghi là 3A hoặc bị bỏ qua mà lên luôn số 5 Nếu như có mua nhà thì người Trung Quốc thường tránh chọn phòng nào mà số 4 hoặc căn phòng xây ở tầng 4 Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động hay là sự kiện nào người Trung Quốc cũng né tránh con số này Kể cả khi tặng quà họ cũng sẽ không tặng bất cứ thứ gì liên quan con số 4 Khi làm việc với đối tác Trung Quốc hay có ý định tặng quà cho họ nên chú ý tới các con số mà người Trung họ kiêng kị để có thể đạt được mục tiêu và không gây phản cảm trong mắt họ.
Văn hóa tặng quà thể hiện cách ứng xử giữa người với người trong các mối quan hệ Đối với mọi mối quan hệ hợp tác làm ăn thì đây là một khía cạnh quan trọng trong giao tiếp kinh doanh và quan hệ cá nhân Món quà sẽ đóng vai trò trong việc thể hiện thiện chí và thông điệp mà chúng ta muốn gửi đến đối tác của mình Khi tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng không nên tặng “đồng hồ” bởi vì trong tiếng Trung thì từ “tặng đồng hồ” có phát âm gần giống với “nghi thức tang lễ” Ngoài ra, đồng hồ cũng là biểu tượng của thời gian Trong văn hóa Trung Quốc, thời gian là một thứ vô giá, cần được trân trọng Tặng đồng hồ cho người Trung Quốc có thể khiến họ cảm thấy bị áp lực, lo lắng về việc thời gian đang trôi qua nhanh chóng Người Trung Quốc rất thích những món đồ mang tính thủ công truyền thống liên quan đến phong thủy mà mang theo những ý nghĩa tốt lành Việc gói quà cũng đặc biệt quan trọng, Người Trung Quốc họ chọn gói quà màu đỏ hoặc là các màu sáng vì đó là những màu may mắn của họ tuyệt đối tránh màu đen trắng vì đó là màu biểu thị cho sự tang tóc
Ngoài ra, người Trung Quốc cũng rất thích những món đồ liên quan đến vàng hoặc được mạ vàng hay là đúc vàng nguyên khối Khi tặng quà cho Người TrungQuốc cần phải đặt biệt chú ý về số lượng khi tặng những con số kiêng kị và họ không thích tặng quà số lẻ vì cho rằng đó chỉ dành cho việc cúng Khi tặng quà bạn nên thể hiện một cách tế nhị, khi tặng quà nên đưa bằng hai tay để bày tỏ sự chân thành gửi đến đối phương Nên tặng quà một cách kín đáo, nếu muốn tặng riêng thì nên chọn lúc chỉ có hai người Không nên tặng món quà giống nhau cho những người có địa vị khác nhau trong công ty bởi điều này đối với người TrungQuốc là không có sự tôn trọng Để thể hiện sự thành ý có thể gửi kèm tấm thiệp viết tay vào mỗi hộp quà Đặc biệt người Trung Quốc họ không có thói quen mở quà ngay khi được tặng hoặc là trước mặt người tặng Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với người tặng quà và sự trân trọng đối với món quà.
TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐẾN THẾ GIỚI
Văn hóa Hán tự bắt nguồn từ thời cổ đại của người Trung Quốc, khi chữ Hán tự ban đầu chỉ là các biểu tượng đơn giản dùng để truyền đạt ý nghĩa một cách tổng quát giữa con người Qua thời gian, các biểu tượng này đã được phát triển thành các ký tự phức tạp hơn và được sắp xếp thành các chữ Hán tự như chúng ta biết ngày nay Chữ Hán tự được coi là một trong những hệ thống chữ viết cổ nhất trên thế giới và vẫn được sử dụng và tồn tại đến ngày nay Không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn được dùng rộng rãi trong các quốc gia khác ở khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc
Về tư tưởng tôn giáo:
Những hệ tư tưởng và tôn giáo của Trung Quốc đến Đông Nam Á đã đóng vai trò nòng cốt trong việc hình thành bản sắc cộng đồng nơi đây.
- Sự thụ nhập các tôn giáo Trung Quốc ở Đông Nam Á được thực hiện thông qua quá trình hòa nhập với niềm tin truyền thống của người dân địa phương.
- Sự lan truyền của các tôn giáo từ Trung Quốc vào Đông Nam Á đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, cũng như hình thành quan niệm về đạo đức và triết lý sống của cư dân trong khu vực này.
Nghệ thuật Trung Hoa đã lan tỏa mạnh mẽ đến Đông Nam Á, bao gồm kiến trúc, điêu khắc và biểu diễn Vùng văn hóa này kế thừa các đề tài, phong cách và hình thức Trung Hoa Âm nhạc Trung Quốc với nhiều loại nhạc cụ như sáo trúc, đàn tranh, đàn nhị, đàn tam thập lục phổ biến khắp Đông Á và Đông Nam Á Kinh kịch cổ truyền kết hợp ca hát, múa, biểu diễn và sân khấu góp phần làm phong phú thêm văn hóa nghệ thuật bản địa Thư pháp Trung Quốc cũng được ưa chuộng, các tác phẩm nổi tiếng được giới nghệ sĩ đánh giá cao.
Những loại văn học và đề tài từ Trung Quốc đã gây ra sự ảnh hưởng trực tiếp đối với văn học ở Đông Nam Á Một trong những thành tựu quan trọng nhất của sự đổi mới trong văn học Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là việc xây dựng một hệ thống thể loại mới, lấy cảm hứng từ văn học phương Tây Điều này đã kết thúc vai trò lịch sử của hệ thống thể loại văn học truyền thống, không chỉ làm thay đổi hình ảnh văn học cổ điển Trung Quốc mà còn tác động đến văn học của các quốc gia khác trong khu vực Đông Á, tạo ra một thể loại văn học mới được biết đến như là văn học của các quốc gia thuộc văn hóa Hán.
TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM
Ảnh hưởng về mặt tôn giáo:
Trung Quốc là một đất nước đa tôn giáo, với nhiều truyền thống tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo Trong số các tôn giáo này, Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa của Việt Nam Nho giáo đặc biệt đã góp phần vào việc hình thành cơ cấu chính trị và văn hóa, đặc biệt là hệ thống thi cử Nho giáo là nền tảng quan trọng trong quá trình hình thành của nước Đại Việt Đối với gia đình, Nho giáo đã thiết lập một hệ thống gia truyền dựa trên tư tưởng nam quyền mạnh mẽ. Ảnh hưởng về giáo dục:
Trung Quốc có một truyền thống văn học phong phú, nhờ vào hệ thống thi cử và việc văn chương trở thành tiêu chuẩn đánh giá sự hiểu biết và trí tuệ.
Chữ Hán đóng vai trò quan trọng trong hệ thống văn học, nghệ thuật và văn hóa của nhân dân Trung Quốc Mặc dù đã từng bị áp đặt và cố gắng đồng nhất bởi thực dân phương Bắc, nhưng không thành công Thay vào đó, chữ viết trở thành một phần không thể thiếu của dân tộc, và sự sáng tạo được thể hiện qua việc phát triển chữ Nôm, dựa trên cơ sở của chữ Hán nhưng đã được điều chỉnh và thay đổi Người Chăm-pa đã chấp nhận chữ Phạn (từ Ấn Độ) và sáng tạo ra chữ Chăm cổ. Ảnh hưởng về công trình, kiến trúc:
Nền nghệ thuật kiến trúc, hội họa, và điêu khắc của Trung Quốc là một di sản phong phú và đặc sắc, có sức ảnh hưởng đáng kể đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc thể hiện ở nhiều công trình như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long Những công trình này kế thừa kỹ thuật xây dựng và mỹ thuật Trung Hoa, đồng thời mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, tạo nên sự pha trộn hài hòa giữa hai nền văn hóa.
Hội họa cũng đã tiếp thu và đạt được những thành tựu đáng chú ý như tranh Đông Hồ, Hàng Trống, thể hiện sự sáng tạo và tinh thần nghệ thuật đặc biệt của người Trung Quốc.
Bài luận này đã đưa chúng ta vào một cuộc hành trình sâu sắc khám phá về văn hóa của Trung Quốc, một quốc gia với di sản văn hóa đặc biệt và phong phú, kèm theo những truyền thống đa dạng Thông qua việc khám phá các lĩnh vực văn hóa như ngôn ngữ, nghệ thuật, tri thức và các giá trị truyền thống của Trung Quốc như trang phục và lễ hội, chúng ta đã nhận thấy rằng văn hóa này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người.
Trong thế kỷ 21, Trung Quốc đang trải qua một quá trình biến đổi đầy thách thức, từ một nền kinh tế truyền thống đến một nền kinh tế hiện đại, và từ một xã hội truyền thống đến một xã hội đa dạng và đa chiều Tuy nhiên, văn hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế Với dân số hơn một tỷ người và vị thế là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và văn hóa trên toàn cầu Văn hóa Trung Quốc cũng đã thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật, khoa học và kinh doanh trên khắp thế giới.
Cuối cùng, việc hiểu về văn hóa Trung Quốc không chỉ là hiểu về một quốc gia cụ thể, mà còn là hiểu về sự đa dạng và sâu sắc của con người và văn hóa trên hành tinh này.
Hy vọng rằng bài luận này đã giúp làm sáng tỏ hơn về văn hóa Trung Quốc và đánh thức sự quan tâm của mọi người đối với một thế giới đa dạng và phong phú.