1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Nguồn Nhân Lực - Đề Tài - Văn Hóa Doanh Nghiệp Ảnh Hưởng Đến Nhân Viên Công Ty Apple

50 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Doanh Nghiệp Ảnh Hưởng Đến Nhân Viên Công Ty Apple
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

+ Các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xãhội - nhân đạo - Một số tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức sau mà xã hội cho là không thểthiếu đối với người làm kin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Học phần Quản Trị Nguồn Nhân Lực

NHÂN VIÊN CÔNG TY APPLE.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợpnhững con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức,quan hệ xã hội, vùng miền địa lí, tư tưởng văn hóa, chính sự khác nhau này tạo ra mộtmôi trường làm việc đa dạng và phức tạp Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nềnkinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và pháttriển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế.Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực conngười đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Điều này đòi hỏidoanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được nănglực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của

tổ chức – đó là Văn hóa doanh nghiệp

Bất kì một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, tri thức thì khó đứng vữngđược Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một tổ chức Vì vậy, nó không đơn thuần làvăn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh như ta thường nghĩ Văn hóa doanh nghiệpkhông phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang haytrong phòng họp Đó chính là ý muốn, ý tưởng Những gì chúng ta mong muốn có thể rấtkhác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành

vi mỗi thành viên doanh nghiệp

Thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá, phát triển thương hiệucủa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.Bởi vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu, không thể thiếu của mỗidoanh nghiệp

Apple là hãng công nghệ đang được ưa chuộng và hấp dẫn nhất thế giới Không ai có thểphủ nhận các sản phẩm của họ luôn luôn khiến những tín đồ công nghệ háo hức Hìnhtượng trái táo được biết như một thương hiệu hàng đầu của thế giới Apple đã tồn tại vàphát triển như một tôn giáo, một nền văn hóa Vậy điều gì làm nên một Apple thành côngrực rỡ? Đó chính là văn hóa doanh nghiệp mà Apple đã cố gắng tạo nên, văn hóa tậptrung vào con người và văn hóa giữ bí mật Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Apple đãtừng bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái niệm văn hóa doanh nghiệp, tầm quan trọng của văn hóa danh nghiệp 7

1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 7

1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 7

1.2.1 Đối với bên ngoài: VHDN tạo ra lợi thế cạnh tranh 7

1.2.2 Đối với bên trong: VHDN là một nguồn lực của doanh nghiệp 8

1.3 Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp 8

II Văn hóa doanh nghiệp Apple ảnh hưởng như thế nào đến nhân viên 13

2.1 Sứ mệnh, tầm nhìn của Apple 13

2.1.1 Sứ Mệnh Của APPLE: 13

2.1.2 Tầm nhìn của Apple 13

2.2 Cách tuyển dụng nhân viên 14

2.3 Phong cách lãnh đạo 20

2.3.1 Tiểu sử và tính cách của Steve Jobs 20

2.3.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple: 22

2.3.3 Phân tích ưu nhược điểm phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple 24

2.3.4 Những thành công đáng nể của Apple dưới dự lãnh đạo của Steve Jobs: 26

2.4 Môi trường làm việc 28

2.4.1 Công việc có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới 28

2.4.2 Làm việc với những người thực sự thông minh 28

2.4.3 Nhân viên được các nhà quản lí đào tạo kĩ lưỡng 28

2.4.4 Bầu không khí 29

2.4.5 Thời gian hoàn thành công việc rất chặt chẽ 29

2.4.6 Môi trường làm việc trưởng thành hơn so với những công ty công nghệ cao khác 29

2.4.7 Văn hóa bí mật 29

2.4.8 Vị trí bán lẻ linh hoạt, nhiều cơ hội thăng tiến 30

2.4.9 Có những loại đồ ăn rất ngon trong khuôn viên của công ty 30

2.4.10 Giúp nhân viên đi lại dễ hơn 30

2.4.11 Được ăn “táo” miễn phí 30

2.5 Chế độ lương bổng, khen thưởng 30

2.5.1 Mức lương hoàn hảo 31

Trang 4

2.5.2 Lương của các nhân viên 32

2.5.3 Lương của lãnh đạo trong Apple 36

2.6 Văn hóa ảnh hưởng đến cách làm việc của nhân viên 38

2.6.1 Cảm giác làm công việc có ảnh hưởng lớn trên thế giới 38

2.6.2 Bạn có thể làm việc với những người thực sự thông minh 39

2.6.3 Môi trường làm việc trưởng thành hơn so với những công ty công nghệ cao khác 39

2.6.4 Mức lương là khá tốt cho nhiều vị trí 39

2.6.5 Vị trí bán lẻ linh hoạt, nhiều cơ hội thăng tiến 39

2.6.6 Nhân viên được các nhà quản lí đào tạo kĩ lưỡng 39

2.6.7 Được tự do 40

III Xu hướng các công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay 40

3.1 Tạo cho nhân viên sự rõ ràng 40

3.1.1 Rõ ràng về tầm nhìn và sứ mệnh: 40

3.1.2 Rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi 40

3.1.3 Rõ ràng về quyền hạn 40

3.1.4 Rõ ràng về kế hoạch 40

3.2 Thể hiện vai trò của người lãnh đạo : 41

3.3 Chỉ giữ những người hạng A 41

3.4 Môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ tốt 41

Kết luận 48

Trang 5

I Khái niệm văn hóa doanh nghiệp, tầm quan trọng của văn hóa danh nghiệp

1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng của nó và doanhnghiệp cũng vậy Hầu hết các tổ chức đều không tự ý thứ là phải cố gắng để tạo

ra một nên văn hóa nhất định của mình Văn hóa của một tổ chức thường đượctạo ra một cách vô thức, dựa trên những tiêu chuẩn của người điều hành haysáng lập ra tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựngtrong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị,các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanhnghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành viứng xửcủa mọi thành viên.E.Hêriôt từng nói: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, đó chính làvăn hóa.” Điều đó khẳng định rằng VHDN là một giá trị tinh thần và hơn thếnữa, một tài sản vô hình quan trọng nhất của doanh nghiệp

1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

1.2.1 Đối với bên ngoài: VHDN tạo ra lợi thế cạnh tranh

- Hình thành một bản sắc riêng cho doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp nàyvới doanh nghiệp khác (về phong cách, nề nếp, tập tục,…) VHDN duy trì, bảotồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ tạo ra khả năngphát triển bềnvững

- Tạo ra hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp Từ đó tạo sự tin cậy củakhách hàng, đối tác hay của cộng đồng

- Khi doanh nghiệp có một nền văn hóa mạnh, ở đó mỗi cá nhân đều cảm thấy

tự hào và có cơ hội phát triển thì doanh nghiệp sẽ là nơi thu hút và giữ chânnhân tài

Trang 6

- Bảo vệ doanh nghiệp trước sự công phá từ bên ngoài Môi trường kinh doanhngày nay với nhiều biến động và một nền văn hóa có tính thích nghi cao sẽ giúpdoanh nghiệp phản ứng nhanh với sự thay đổi

1.2.2 Đối với bên trong: VHDN là một nguồn lực của doanh nghiệp

- VHDN ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược Thôngqua việc chọn lọc những thông tin thích hợp, tiêu chuẩn theo giá trị của tổ chức,hoạch định chiến lược sẽ giúp cho các thành viên thấy được vai trò của họ trong

tổ chức, cung cấp những cơ sở quan trọng để thực hiện thànhcông chiến lược

- VHDN tạo ra một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh nghiệp, hướng dẫn

và uốn nắn những hành vi và cáchứng sử cúa các thành viên

- Tạo một thể thống nhất, gắn bó và đoàn kết giữa mọi thành viên trong tổchức bằng một hệ thống các giá trị_chuẩn mực chung Đó là tiền đề để hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả và thuận lợi nhờ sự đồng lòng giữa cá c cá nhân.VHDN góp phầnổn định doanh nghiệp trước những biến cố không thể dự đoán

- Tạo mọi cơ hội cho các cá nhân phát triển, giúp doanh nghiệp phát hiện, tậndụng những tài năng tiềm ẩn

- Xây dựng lòng tự hào của nhân viên, xây dựng những truyền thống tốt đẹpcho tổ chức

1.3 Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nên và mỗi thành tốcủa văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thốngchung Nó bao gồm năm thành phần sau:

a) Triết lí kinh doanh

Trang 7

Triết lí hoạt động của doanh nghiệp, là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suynghĩ và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lí vànhững người lao động trong doanh nghiệp

Triết lí này bao gồm :

+ Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững;

+ Định hướng hoạt động của danh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thôngqua phục vụ khách hàng;

+ Đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộmối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp

* Vai trò và vị trí của triết lí kinh doanh trong văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh

có văn hóa và bằng phương thức này nó có thể phát triển một cách bền vững.Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó, hạt nhân của nó

là các triết lí và hệ giá trị Triết lí doanh nghiệp vạch ra sứ mạng, mục tiêu, làmột hệ các giá trị có tính pháp lí và đạo lí, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanhnghiệp Từ đó tạo nên một phong thái văn hóa đặc thù của doanh nghiệp Haynói cách khác triết lí doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách, phong thái củadoanh nghiệp

Triết lí doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài, nó là tài sản tinh thầncủa doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đóhình thành một sức mạnh thống nhất”, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung Vàtriết lí doanh nghiệp rất khó thay đổi, nó là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắcvăn hóa của doanh nghiệp Triết lí doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóadoanh nghiệp, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nềnvăn hóa này qua đó tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp

Ví dụ: Triết lí kinh doanh của Bảo Việt

“Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển”

Trang 8

b) Đạo đức kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh là một loại hình đạo đức điều chỉnh trong lĩnh vực kinhdoanh có tác động và chi phối hành vi của các chủ hoạt động kinh doanh

Nếu hoạt động của doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi íchcho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hoạt động đó là có đạo đức Đạo đứckinhdoanh đòi hỏi:

+ Doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông quaviệc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng

+ Đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụđối với Nhà nước

+ Đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôntrọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tàinăng

+ Các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xãhội - nhân đạo

- Một số tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức sau mà xã hội cho là không thểthiếu đối với người làm kinh doanh:

 Tính trung thực

 Tôn trọng con người

 Vươn tới sự hoàn hảo

 Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội

 Đương đầu với thử thách

c) Hệ thống sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì sản phẩm của họ phải bán được trênthị trường và được người tiêu dùng tin tưởng

Muốn vậy hệ thống sảnphẩm đó phải đạt hai yêu cầu sau:

Trang 9

+ Thương hiệu là vũ khí cạnh tranh và là tài sản vô hình của doanh nghiệp

+ Thương hiệu là một bộ phận không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp, thểhiện uy tín, vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp, là tài sản được xây dựng,tích tụ một cách có ý thức trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Thươnghiệu là niềm tự hào của doanh nghiệp, tạo ra niềm tin của người tiêu dùng đốivới sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng; trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu càng có ý nghĩacấp bách

- Một thương hiệu thường có hai mặt:

+ Thứ nhất : đó là sự cam kết vững chắc của doanh nghiệp đối với việc đảm bảochất lượng sản phẩm của mình, tức là đảm bảo chữ tín, uy tín

+ Thứ hai: là khách hàng đặt niềm tin của mình vào sự cam kết của doanhnghiệp Từ hai điều đó, người ta mua, tức là doanh nghiệp có nhiều khách hàng,

có nhiều thị phần, mà khách hàng và thị phần là tài sản vô hình của doanhnghiệp Một thương hiệu phải giúp mọi người dễ nhớ, dễ phân biệt và gây đượcấntượng

- Thương hiệu phải có các đặc tính sau: Hiếm, quý, không có sự thay thếtrênthực tế và khó hoặc không thể bị bắt chước

d) Phương thức tổchức hoạt động của doanh nghiệp

Nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong phương thức tổchức và hoạt động của doanh nghiệp, mà phương thức này được cụ thể hóabằng các định chế, cơ chế hoạt động Định chế có thể là hệ thống các chínhsách, quy chế và thủ tục được đưa lên thành một chế độ vận hành trong thực tếnhằm gải quyết các công việc, các vấn đề của doanh nghiệp Chế độ vận hànhnày phải được toàn bộ những người lãnh đạo chấp nhận, chia sẻ và đề cao

Trang 10

thành lề nếp, thói quen và chuẩn mực làm việc và sinh hoạt trong doanh nghiệp.Chế độ vận hành nàyphải xuyên suốt những mặt sau:

 Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo doanh nghiệp

Phong cách lãnhđạo được hiểu là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo - quản lí giỏi phải là người có những cái nhìn thực tế hơn vềgiá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lí Họ phải có một phong cách quản límới, hợp lí Phong cách lãnh đạo hợp lí là phong cách mà ở đó người lãnh đạovừa đáp ứng được cácnhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huyđược sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất,kinh doanh

Điều quan trọng nhất đối với nhà quản lí đó là phải biết vận dụng một cách linhhoạt phong cách lãnh đạo của mình trong các tình huống quản lí cụ thể Có thểkhẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong nhữngyếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp

 Phong cách làm việc của nhân viên

Đó là sự cần mẫn, cẩn thận, tận tụy, chi ly, và tự giác và sáng tạo trong khi làmviệc Đó cũng là sự tuân thủ nghiêm nghặt các quy trình, quy phạm kĩthuật vàcông nghệ

e) Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội

Một nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp là phương thức giao tiếp của doanhnghiệp

đối với xã hội

Nét văn hóa doanh nghiệp này giúp cho doanh nghiệp lôi cuốn và thu hút kháchhàng

về với sản phẩm và dịch vụcủa mình và nhận được sự chấp nhận của xã hội

Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội bao gồm hai bộ phận:

Trang 11

- Giao tiếp thông qua lời nói: Là giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp của nhữngngười làm việc cho doanh nghiệp với khách hàng, công chúng…

- Giao tiếp không thông qua lời nói của doanh nghiệp với xã hội: là tất cả cácyếu tố để doanh nghiệp thể hiện mình là một thể chế văn hóa với thế giới bênngoài Nhờ các yếu tố này, xã hội cảm nhận được các giá trị văn hóa của doanhnghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp được ăn sâu vào tâm trí mọi người Đó là cácyếu tố như quang cảnh chung quanh doanh nghiệp (từ biển ghi tên doanhnghiệp đến khung cảnh chung bên ngoài của doanh nghiệp), hệ thống các kýhiệu biểutrưngcho doanh nghiệp (biểu tượng của thương

hiệu, ngày truyền thống ) và hệ thống các kiểu mẫu, quy cách thống nhất (từđồng phục đến phong bì, giấy viết )

Nói chung, ngay từ yếu hình thức bề ngoài cũng phải theo mẫu quy định vàđược sử dụng rộng rãi và liên tục

- Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là nền văn hóa đặc thù của doanh nghiệp, là cái phân biệtgiữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, là một “tiểu văn hóa” và là cái bộphận nếu so

với nền văn hóa của một dân tộc hay quốc gia

Mặc dù chỉ là một “tiểu văn hóa” thuộc loại hình văn hóa tổ chức cộng đồngnhưng văn hóa doanh nghiệp vẫn là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cóquan hệ hữu cơ với nhau:

+ Hành vi ứng xử, phong cách và lối hành động chung của doanh nghiệp

+ Các hoạt động sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như ca nhạc, văn chương…của doanh nghiệp

+ Phong tục, tập quán, thói quen, tâm lí cung của doanh nghiệp

+ Các truyền thuyết, huyền thoại hoặc tín ngưỡng chung cuả doanh nghiệp

+ Các triết lí, hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp

Trang 12

+ Hệ thống các giá trịcủa doanh nghiệp

II Văn hóa doanh nghiệp Apple ảnh hưởng như thế nào đến nhân viên

2.1 Sứ mệnh, tầm nhìn của Apple

2.1.1 Sứ Mệnh Của APPLE:

Mỗi thời CEO đều có suy tính, tầm nhìn và mục tiêu khác nhau nhưng tựuchung đều muốn đưa Apple trở thành một đế chế hùng mạnh trong ngành côngnghệ

Apple với sứ mệnh tạo ra giá trị khác biệt bằng các sáng tạo sản phẩm tinh tếđẳng cấp”

Apple luôn gắn với các từ khóa "công nghệ cao", "sáng tạo", "đẳng cấp" Mộtkhi mất đi những điều này Apple không còn là Apple nữa

Một công ty không thể vừa nhắm tới sản phẩm cao cấp mà lại vừa nhắm tớisản phẩm giá trị thấp(thường đi với giá rẻ) Không phải bởi họ không thể sảnxuất ra sản phẩm giá rẻ mà bởi họ không có cùng tư duy với nhà sản xuất hànggiá trị thấp

Nếu một sản phẩm công nghệ cao, chi phí tốn kém lại được bán với giá rẻ, họ

sẽ đối mặt với việc từ bỏ đi giá trị của mình và nguy cơ đánh mất thị trườngcũng như từ bỏ món lợi khổng lồ từ phần khúc cao cấp

Các khách hàng cao cấp sẽ không tiếc tiền để mua một sản phẩm 1000 USDnhưng sẽ cảm thấy phí tiền khi người khác có thể mua sản phẩm cùng hãng vớigiá chỉ bằng một nửa, đẳng cấp của họ bị giảm sút và họ từ chối mua luôn sảnphẩm cao cấp kia Thương hiệu lúc này bị tổn thương, và giá trị đem lại từ dònggiá rẻ không thể bù lại sự mất mát từ khách hàng trên

2.1.2 Tầm nhìn của Apple

Tầm nhìn của Steve Jobs về Apple thực sự trở thành tâm điểm của ngànhcông nghiệp công nghệ cho đến khi IBM đạt được bước tiến về màn hình máytính (và thành tựu này chỉ có thể đạt được sau khi họ nhìn thấy những gì Apple

đã làm) Sau đó, Apple đã gần như hiện thực hoá được tầm nhìn, nhưng Jobs tintưởng đúng đắn vào tầm nhìn của ông khi ông quay trở lại Apple khi không một

Trang 13

công ty công nghệ nào có thể đưa ra được nhiều cải tiến sáng tạo như Apple

-đó là lí do tại sao họ vẫn tồn tại và dẫn đầu trong một môi trường cạnh tranh

2.2 Cách tuyển dụng nhân viên

Dạo qua những triết lí tuyển dụng của Steve Jobs

Steve đã mất nhưng những triết lí của ông luôn để lại ấn tượng sâu sắc với cácthế hệ kế cận Dưới đây là một số điều mà Steve đề cao với một nhân viên:

 Vòng 1: có thể xem như vòng gửi xe

- CV chẳng cần hoàn hảo chỉ cần xem thành tựu

Kết quả luôn là kiểm nghiệm của chân lí vì vậy, thay vì anh đưa cho tôi một bản

CV dày, hãy chỉ ra cho tôi những sản phẩm, những thành tựu của anh

- IQ 3 chữ số

Sự sáng tạo là triết lí của google Muốn sáng tạo thì một điều gần như bắt buộc

đó là IQ phải cao Trọng không có bằng chứng cho việc này, nhưng để ý nhữngnhân viên của tài ba của Trọng, những người đạt giải sáng tạo Họ đều xuấtphát từ những trường chuyên cấp 2, cấp 3 Họ đều là những người đứng đầutrong lớp với IQ cũng khá cao Người ta đề cao EQ nhưng thực tài thì IQ vẫnkhông bao giờ bỏ quên

- Apple toàn những người hạng A

Apple rất tự hào khi nhân viên của họ toàn những con người tài năng nhất.Những con người xếp hạng A

Steve không coi trọng đến việc chuẩn bị, ông phỏng vấn ứng viên cuối cùng vàhỏi những câu hỏi hết sức ngẫu hứng

Nếu bạn cho Steve thấy bạn là người hạng A, là người tài thực sự, bạn sẽ đượcchọn

Ngoài ra với Steve, ai không yêu mến sản phẩm của công ty, nơi này có thểkhông phù hợp với anh

Lí giải vì sao chỉ chọn hạng A ông nói:

“Hễ bạn tuyển vào một người hạng B, lập tức họ mang đến thêm hạng người B

và C”

Trang 14

 Vòng phỏng vấn facetime

2 tiếng với 4 lần họp 30 phút Anh được nhiều nhóm hỏi thăm để test trình

độ 30 phút đó luôn được chia ra gồm 25 phút để hỏi và 5 phút để anh hỏi lạihọ

 Vòng phỏng vấn tại trụ sở của Apple

6 tiếng phỏng vấn liên tục với hội đồng 12 người Nhà tuyển dụng còn nói thẳng

“Chúng tôi không làm việc với người vớ vẩn”

Khá bài bản và tất nhiên tốn không ít chi phí

Xuất phát từ triết lí của Steve chỉ tuyển những người hạng A, nên Apple khámạnh tay trong việc bỏ tiền cho tuyển dụng

Ví dụ: Một số câu hỏi về phỏng vấn của Apple cũng khá thú vị:

“Hãy cho biết vật liệu để sản xuất ra chiếc iPhone cũ đang ở trên bàn?”

* Yêu cầu với vị trí: kĩ sư thiết kế sản phẩm (Product design engineer)

Apple hay bất cứ công ty nào khác đều phải tìm cách giảm chi phí sản xuấtxuống mức thấp nhất để có thể bán sản phẩm với giá cạnh tranh và thu lời nhiềunhất Do đó, bạn sẽ phải có kiến thức về các vật liệu trong sản phẩm của Apple

để xác định giá thành của chúng và tìm cách giảm chi phí đó

“Hãy mô tả lại quá trình bạn sử dụng các sản phẩm của Apple?”

* Vị trí: Bán hàng

Nếu ý định của bạn là làm nhân viên bán hàng trong các Apple Store lộng lẫycủa công ty, tốt nhất bạn phải tìm hiểu trước về các sản phẩm của “họ nhà Táo”như iPhone, iPad, MacBook Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nếu không dùng đồcủa Apple, bạn sẽ chẳng thể nào tư vấn cho khách hàng của họ Apple cũngchưa từng tuyển một nhân viên chưa từng dùng sản phẩm của công ty cho vị trínày

“Nếu có 500 chiếc máy giặt không đạt được các tiêu chuẩn kĩ thuật, bạn làm thế nào để xác định nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề?”

* Vị trí: Kĩ sư chất lượng sản phẩm (Product quality engineer)

Câu hỏi cho thấy cho thấy Apple yêu cầu các kĩ sư quản lí chất lượng của nhữngchiếc iPhone, iPad…trong tương lai phải am tường các quy trình sản xuất bởi nếu

có trục trặc trong quá trình này, chất lượng của hàng chục, hàng trăm nghìn các

Trang 15

iDevice sẽ không đảm bảo chất lượng Apple sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn Việckiểm tra chất lượng sản phẩm càng phải nghiêm ngặt tại các chuỗi cung ứng.

* Vị trí: quản lí nguyên vật liệu (Materials program manager)

Tất nhiên Apple không định hỏi về “quả táo” ở đây nhưng rõ ràng nó liên quannhiều đến vị trí tuyển dụng của công ty Apple đòi hỏi người quản lí các chuỗicung ứng biết chính xác các nguồn cung ứng cho họ và các nguyên vật liệu màcác nguồn cung ứng này cung cấp Một trong những điểm mạnh của Apple lànguyên liệu sản xuất thiết bị của họ rất tốt và họ đòi hỏi người giữ vị trí này phảinắm được các nguồn cung ứng tốt nhất cũng như tìm cách giảm giá thành củachúng để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận

* Vị trí: Kĩ sư phần cứng

Các sản phẩm không phải lúc nào cũng ở trong tình trạng tối ưu Chúng có thể ởtrong môi trường quá nóng, quá lạnh hay thậm chí ở dưới nước Kĩ sư phần cứngphải biết cách làm cho sản phẩm có thể hoạt động được trong các điều kiện đó

“Làm thế nào để chẩn đoán vùng đệm bị tràn?”

* Vị trí: Kĩ sư phần mềm

Thông thường, cách để kiểm tra tài năng của kĩ sư là yêu cầu họ giải quyết mộtvấn đề chuyên ngành nào đó Tràn vùng đệm (Buffer overflow) có thể đượcchẩn đoán khi chúng xảy ra Do đó, đây là câu hỏi thường được các công tytuyển dụng cho vị trí này

Bạn có 100 bóng đèn được đánh số, tất cả đều sáng trong lần bật đầu tiên Tắtcác bóng đèn vị trí chẵn Tiếp theo bật/tắt đèn sau mỗi 3 bóng… Sau 100 lần, cóbao nhiêu bóng đèn sáng?

* Vị trí: kĩ sư phần mềm cấp cao

Quả là một câu hỏi “xứng danh” cho vị trí của ứng viên Nếu độc giả nào có câutrả lời, hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần comment bên dưới

“Bạn cập nhật tin tức công nghệ như thế nào?”

* Vị trí: Mac genius (nhân viên hướng dẫn kĩ thuật trong các Apple Store)

Người làm ở vị trí này phải hiểu được cảm nhận của người dùng về các sảnphẩm của Apple thông qua các tin tức công nghệ Apple kiểm tra xem liệu ứngviên có cập nhật tin tức về công nghệ cũng như cảm nhận của người dùng vềsản phẩm của họ hay không

Trang 16

“Bạn đang đứng tại ô trên cùng bên trái của một bàn ô vuông 6×6 và

có thể di chuyển sang phải hoặc xuống dưới Hỏi có bao nhiêu đường

để đến được ô dưới cùng bên phải?”

“Nếu có thể đưa công nghệ đến các vùng sâu vùng xa, bạn sẽ chọn thứ gì?”

* Vị trí: Chuyên viên

Một dạng câu hỏi mẹo, có lẽ là để kiểm tra xem bạn có phải là iFan hay không

Từ đây suy ra rằng để bán được nhiều sản phẩm của Apple thì chuyên viên bánhàng phải là một iFan thực thụ

“Hãy chỉ ra 5 cách để tạo các vết hổng trên tấm kim loại?”

* Vị trí: Kĩ sư thiết kế sản phẩm

Câu hỏi cho thấy Apple muốn các nhà thiết kế và kĩ sư phần cứng của họ khôngchỉ có kiến thức sâu về chuyên ngành mà còn muốn họ có sự sáng tạo Ngaynhư việc đơn giản là đục lỗ hổng trên tấm kim loại có thể cũng có nhiều cáchlàm

Một bài báo trên tạp chí Forbes từng thảo luận về bí quyết thành công trong

việc tuyển dụng nhân viên bán lẻ của các công ty công nghệ và những phẩmchất cụ thể mà họ tìm kiếm Bài viết trích dẫn rằng “Apple không tìm kiếm nhữngnhân viên đặc biệt thông minh hay có kĩ năng xuất chúng,” thay vào đó là bảyđặc điểm mà mọi giám đốc tuyển dụng của Apple đều tìm kiếm trong suốt quátrình phỏng vấn ứng viên:

- Nụ cười và sự thân thiện

- Niềm đam mê

Trang 17

- Không lo lắng về việc thiếu hiểu biết ban đầu về sản phẩm

- Dám lên tiếng và thể hiện sự tự tin

- Kĩ năng làm việc nhóm, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

- Sự cam kết với khách hàng

- Cách trò chuyện khiêm nhường

Những hành vi này cho thấy một cái nhìn tổng thể về nhân viên bán hàng vàđảm bảo rằng bạn sẽ chọn lựa được người phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển.Các kĩ năng phục vụ trong ngành bán hàng bao gồm: tìm kiếm khách hàng tiềmnăng, không e ngại khi bị từ chối, kết thúc bán hàng, tính tự lực, khả năng làmviệc nhóm, khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ, và mức độ chấp nhận thunhập theo hoa hồng

Apple nhắm vào những ứng viên có đức tính “ân cần, hòa nhã” và “tính chủđộng trong công việc”, chứ không phải những người có kiến thức rộng về côngnghệ

Apple sẽ mời các ứng viên được chọn đến dự hội nghị tại một khách sạn nào

đó Chỉ cần đến trễ vài phút, ứng viên sẽ lập tức bị loại

Đợt tập huấn cho “lính mới” (thường có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần)được bắt đầu bằng màn “chào đón nồng nhiệt”

Khi các nhân viên mới trúng tuyển bước vào văn phòng, các quản lí và nhânviên hướng dẫn thực tập sẽ đứng dậy, vỗ tay chào đón họ

Màn chào hỏi này thường làm các nhân viên mới bối rối, nhưng khi tràngpháo tay tiếp tục kéo dài trong vài phút, “lính mới” sẽ thực sự cảm thấy hòa

“Hai bàn tay tôi thường mỏi nhừ sau những màn chào hỏi này”, ông MichaelDow, nhân viên hướng dẫn thực tập lâu năm của Apple tại thành phốProvidence, bang Rhode Island (Mĩ), cho biết

Trang 18

Trong các buổi tập huấn tiếp theo, các nhân viên mới sẽ được học về những

kĩ năng giao tiếp tinh tế với khách hàng

Apple đặt ra một quy luật tối thượng cho nhân viên, đó là luôn hỏi xin phéptrước khi muốn đụng vào iPhone của bất kì ai

“Chúng tôi nói với các thực tập viên rằng điều đầu tiên bạn cần làm là nắm rõkhó khăn của khách hàng, nhưng đừng hứa sẽ khắc phục được nó Nếu được,hãy để cho khách hàng có cảm giác rằng bạn đồng cảm với họ Tuy nhiên, bạnphải cực kì thận trọng; nếu không, họ sẽ thấy bạn giả tạo”, bà Shane Garcia, cựucửa hàng trưởng một cửa hàng Apple Store tại Chicago, cho biết

Theo The New York Times, lương bình quân của các nhân viên làm việc tại

các cửa hàng Apple Store là khoảng 30.000 USD/năm

Để trở thành một nhân viên chính thức làm việc tại trụ sở của Apple, ứng viênphải vượt qua quy trình tuyển dụng dài hơi và tỉ mỉ

Apple mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc trong mơ cùng chế độlương, thưởng xứng đáng

NHỮNG CHIÊU THỨC CHÍNH

* Có chính sách khen thưởng hậu hĩnh

Trước khi tiến hành dự án Mac, Steve Jobs cùng các cộng sự khởi hành một vàichương trình để đảm bảo tuyển đúng nhân tài làm việc cho dự án chiến lượctrên Steve đã ra quyết định công ty apple thưởng cho nhân viên 500 USD nếuứng viên họ giới thiệu được tuyển

Apple chi trả mức lương khá tốt cho nhiều vị trí

Rất nhiều nhân viên khác nhau từ các kĩ sư cho đến quản lí đều đánh giá mứcbồi thường và tiền trợ cấp của Apple (ngoại trừ các nhân viên đang làm việc tạicác cửa hàng bán lẻ) là khá tốt

Trang 19

Trên thực tế, một phân tích về tiền lương của Apple trên trang web so sánh tiềnlương “Payscale.com” đã chỉ ra rằng nhiều vị trí làm việc trong công ty có mứclương cao hơn với mức trung bình trong ngành

Ngay cả nhân viên bán thời gian cũng nhận được nhiều lợi ích từ Apple

Trong khi một số nhân viên bán lẻ phàn nàn về lợi ích của mình, rất nhiều ngườilại ca ngợi Apple cho họ nhiều đãi ngộ ngay cả khi họ chỉ làm việc bán thời gian.Tại thời điểm hiện tại những nhân viên làm việc 20 giờ một tuần hoặc nhiều hơn

ở Apple đều được hưởng những lợi ích về sức khỏe và quĩ hưu trí

Apple giúp các nhân viên đi làm dễ dàng hơn

Một số nhân viên cũng nhấn mạnh rằng việc đưa đón nhân viên đi làm là một ưuđiểm của công ty, trong đó có việc đưa đón các nhân viên từ vùng vịnh SanFrancisco tới Cupertino Công ty cũng có những khoản trợ cấp cho nhân viên đilại bằng xe bus, tàu và các phương tiện khác

Nhân viên không bị quản lí vi mô quá chặt chẽ

Rất nhiều nhân viên làm việc tại Apple thích việc họ không bị quản lí vi mô quáchặt chẽ Họ cảm thấy khá tự do khi làm những công việc của mình

Một nhân viên ở Cupertino đã viết: “nhân viên được trao rất nhiều niềm tin vàquyền độc lập” Một kĩ sư phần mềm cũng chia sẻ: “quản lí vi mô không quáchặt chẽ” Tuy nhiên, hiện nay với một số nhân viên điều này đã thay đổi

2.3 Phong cách lãnh đạo

2.3.1 Tiểu sử và tính cách của Steve Jobs

Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại California, Mĩ Là con trai của một cô gái

Mĩ với một người đàn ông Liban, Jobs được mẹ đẻ mang cho vợ chồng khác làmcon nuôi với điều kiện gia đình này phải cho Jobs vào học đại học Bố mẹ Steve

Trang 20

là sinh viên nên đã đưa cậu bé mới sinh vào trại mồ côi May mắn là gia đình Pol

và Carla Jobs nhận Jobs làm con nuôi

Sau 6 tháng học đại học Reed, Jobs đã bỏ học và sống những ngày tháng cơcực nhất cuộc đời mình Không được ở kí túc xá, ông phải ngủ ở sàn nhà phòngcác bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọcthành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần củađền Hare Krishna Steve Jobs cho rằng ông ”thật sự thích cuộc sống đó” bởi

“chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác củatuổi trẻ…lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quí báu cho tôi sau này”.Chính nhờ một xuất thân tầm thường cùng những năm tháng cơ cực phải bươnchải một mình để kiếm sống đã khiến tính cách của Steve Jobs trở nên độc lập.Ông luôn nghĩ có thể một mình quyết định và vượt qua mọi chuyện một cách tốtđẹp

Năm 1985, Steve Jobs bị buộc rời khỏi Apple, ra đi với bàn tay trắng, ông đãlập ra Next Computer và hãng phim hoạt hình nổi tiếng Pixar Amination, vàonăm 1997 Jobs quay về Apple trong vinh quang với vai trò của người thủ lĩnh.Như vậy một lần nữa ông lại vượt qua khó khăn và thành công bằng chính đôichân của mình

 Tóm lại, với bản tính sẵn có cùng với sự tác động của cuộc sống đầy thử

thách đã tạo nên một Steve Jobs như ngày hôm nay, tự lập và đầy nghị lực, tựtin và bản lĩnh, luôn ngạo nghễ với đời và đầy chất độc đoán Vì vậy khi ông trởthành tổng giám đốc của Apple, ông luôn áp đặt suy nghĩ và cách làm của mìnhcho người khác, tự mình lựa chọn và đưa ra phương thức giải quyết vấn đề mộtcách độc đoán mà không cần sự tham gia hay góp ý của bất kì ai

- Cầu toàn, bướng bỉnh, lối nghĩ khác người

Trang 21

+ Steve Jobs là người cầu toàn, luôn muốn mọi việc mình làm đạt kếtquả hoàn hảo nhất chính vì vậy ông luôn nghiêm khác với bản thân, với nhânviên và với chính những việc mình đang làm.

+ Ông có suy nghĩ khác người và khả năng tư duy sáng tạo Ông thểhiện điều đó ngay từ những ngày tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, thầygiáo của ông đã nhận xét rằng: "Steve khác mọi người ở hai điểm: Luôn lầmlũi, cô đơn và có khả năng nhìn tuyệt vời các sự vật, các hiện tượng trongmột thế giới khác"

+ Không một CEO nào bướng bỉnh, ngoan cố, như Jobs khi đưa ranhững nguyên tắc riêng của ông, cả tốt và xấu Với tính cách ngang tàng luônlàm theo những gì mình thích, ông không muốn bị chi phối bởi mọi thứ xungquanh

- Có khả năng lôi cuốn người khác

Steve Jobs có khả năng thuyết phục và lôi cuốn người khác, chính khả năngnày đã tạo cho ông thói quen được người khác nghe theo, phục tùng, từ đóhình thành nên phong cách độc đoán của ông

Năm 1997, khi Steve Jobs quay trở lại Apple, công ty đang ở trong thời kì tuộtdốc Để vực dậy một đế chế đang lụi tàn, cần phải thẳng tay loại bỏ những phần

tử mục rỗng, thối nát và sáng tạo ra những thứ mới hơn, hoàn hảo hơn bằng sự

nỗ lực hết mình Chính vì vậy, sự cứng rắn và uy quyền của nhà lãnh đạo là vôcùng cần thiết đối với Apple lúc này

- Lúc quay trở về Apple, nhân viên không có tính tự chủ, thiếu kỉ luật, thiếunghị lực và không sáng tạo, thậm chí còn chống đối Chính vì vậy, Steve Jobscần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán

- Việc ông “bị đá ra khỏi công ty” do chính mình thành lập và tâm huyết với nó

đã khiến ông trở nên độc đoán sau khi quay lại công ty, nhằm mục đích khiếnnhân viên khiếp sợ và phục tùng mình

Trang 22

- Do Steve Jobs nắm giữ chức vụ cao nhất ở Apple nên ông có quyền hạn vị trí

và quyền lực cao nhất công ty Do đó, ông dễ lạm dụng quyền hạn của mình

- Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất của ngành công nghệ thông tinđòi hỏi Apple phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mangtính sáng tạo và bảo mật tuyệt đối Các sản phẩm được tạo ra luôn đạt đẳng cấpcao, hoàn hảo và vượt trên sự mong đợi của khách hang, như ông đã từng nói:

“Dân chủ không tạo ra những sản phẩm tuyệt vời Để làm điều này, các anh cầnmột nhà độc tài thông thái.”

2.3.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple:

a) Những biểu hiện độc đoán của Steve Jobs:

- Biểu hiện độc đoán của Steve Jobs tại Apple:

+ Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của mình lênngười khác Ông hay đưa ra những quyết định một cách độc đoán trong chớpmắt, khiến không ít lần Jobs làm mọi người phải ngạc nhiên sững sờ Sự rađời của chiếc máy iMac năm 1997 chính là minh chứng cho sự độc đoán củaông Với ý tưởng kì lạ về thiết kế như quả cầu trong phim khoa học viễntưởng, Jobs đã nhận được 38 lí do từ chối từ bộ phận kĩ sư, họ cho rằng ýtưởng này là không thể thực hiện được Nhưng Jobs gạt phắt đi và khẳngđịnh “ Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng ta làm được” Tuy nhiên, khôngphải lúc nào Jobs cũng đúng Việc ra những quyết định mang tính độc đoán

mà không bàn bạc kĩ lưỡng và tham khảo ý kiến của mọi người đã đưa Jobsđối mặt với những sai lầm chết người Một ví dụ điển hình là vào trước 1985,trong khi các hãng máy tính sản xuất phần cứng khác ứng dụng phần mềmđiều hành của Microsoft, thì Jobs lại khăng khăng tự nghiên cứu và sản xuấtphần mềm điều hành riêng cho máy của mình Tuy nhiên, khi sản xuất ra thìphần mềm đã lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh khác

Trang 23

+ Trước khi Jobs tiếp quản, khu công sở có một bầu không khí thoảimái Các nhân vên thích đi loanh quanh hút thuốc và tán gẫu trong sân khuliên hiệp R&D Vài nhân viên có vẻ tiêu phí hầu hết thời gian để ném thức ăncho chó của họ Jobs bắt buộc phải có những nguyên tắc mới Ông ra lệnh làkhông cho hút thuốc tại bất cứ nơi nào trong tổ chức Rồi ông cấm chó vàocông sở, lấy cớ vì chó bẩn thỉu và vài người dị ứng với nó Các nhân viên đãrất bất bình và cho rằng Jobs không hiểu họ Mọi người đang nhận thức rằngJobs có thể khẳng định uy quyền của mình ở bất cứ mặt nào trong công ty.Mọi việc trong Apple đã, đang và sẽ đi theo tầm nhìn của nhà giám đốc độcđoán này, từ quy định cấm hút thuốc, cách nấu nướng có lợi cho sức khỏeđến việc biên tập những mẩu quảng cáo trên truyền hình.

+ Trước khi Jobs tiếp quản công ty, mọi người tại Apple rất thích tiết lộ

bí mật Họ làm vậy một phần vì công ty ít có sự tiếp thị Họ cho rằng cáchduy nhất để mọi người biết về nó là tự bản thân mình tiết lộ Tuy nhiên, Jobs

đi ngược lại hoàn toàn những quan niệm đó và khăng khăng cách làm việccủa mình Đầu tiên, các nhân viên đã rất nổi giận và bất bình Đây là tiền đề

để Steve Jobs xây dựng nên luật im lặng- văn hóa công ty nổi tiếng củaApple

+ Steve Jobs có thái độ rất khắt khe đối với nhân viên của mình, ôngluôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết và không chấp nhận một sai sótnào dù là nhỏ nhất

+ Jobs còn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, bởi ông có thể sa thảibất cứ một nhân viên nào trong cơn nóng giận Nhiều nhân viên cấp cao củaông tại Apple đã làm việc với Jobs nhiều năm liền, trong số đó một số người

đã phải ngậm ngùi ra đi, họ cho rằng, tuy Jobs tàn bạo, nhưng khi ở bên ông,

họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn thế

- Cách thức điều hành của Jobs trong công việc:

Trang 24

+ Là cha đẻ của 103 bản quyền của Apple, mọi thứ từ giao diện củaiPod đến hệ thống hỗ trợ cho bộ thang máy được dùng trong các cửa hàng bán

lẻ của Apple, ông luôn có sự tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất.Ông không thể yên tâm mọi thứ sẽ hoàn hảo nếu không có sự giám sát chặt chẽtrong mọi khâu Viết về Steve Jobs trong hồi ký của mình, Jonh Sculley- tình địchngày nào của Steve Jobs đã phát biểu như sau: “ Một người cuồng tín với cáinhìn thực tế như thế lại không thể thích ứng với môi trường chưa hoàn thiệnxung quanh.”

b) Luật im lặng - hệ quả từ phong cách điều hành độc đoán của Steve Jobs tạiApple:

Bí mật không chỉ là “chiến lược” quan hệ với giới truyền thông mà đã trởthành thứ văn hóa đặc trưng của Apple Đó là hệ quả được đưa đến từ nhữnghành động độc đoán của Steve Jobs

- Luật im lặng: do Steve Jobs đặt ra Luật này quy định nghiêm ngặt về việctuyệt đối bảo mật mọi thông tin liên quan đến Apple đối với khách hàng, đối thủcạnh tranh và thậm chí đối với chính các nhân viên và cổ đông của mình

- Không khí làm việc:

+ Bí mật tuyệt đối – đó là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắcquan trọng nhất đối với tất cả những ai đang làm việc tại Apple bất kể đó là mộtnhân vật bình thường hay là một quản lí cấp cao

+ Những người đã từng có cơ hội được làm việc tại Apple không ngầnngại gọi đó là thứ văn hóa doanh nghiệp có phần “kì cục”

- Apple còn là một trong số những hãng công nghệ hiếm hoi nổi tiếng vớitruyền thống luôn luôn cung cấp những thông tin giả cho nhân viên của chínhmình về sản phẩm sắp ra Cách vận hành của các phòng ban: Jobs lãnh đạo công

Trang 25

ty theo kiểu “ai làm việc nấy” và mọi người phòng này không hề biết nhữngđồng nghiệp phòng bên đang làm gì.

2.3.3 Phân tích ưu nhược điểm phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobstại Apple

a) Ưu điểm

- Việc Steve Jobs áp đặt những suy nghĩ của mình lên nhân viên và đưa ranhững quyết định độc đoán trong chớp mắt giúp Jobs tận dụng được thời gian,giúp giải quyết nhanh những việc khẩn cấp mà nếu chần chừ có thể gây hậu quảnghiêm trọng cho công ty, giúp nhà lãnh đạo tận dụng được thời cơ, tránh đượcnhững bàn cãi không cần thiết Đặt biệt từ việc áp đặt những suy nghĩ khácngười của ông lên toàn bộ công ty, hàng loạt sản phẩm độc đáo và mang tínhđột phá cao đã ra đời Sản phẩm của Apple là sự đẳng cấp trong thiết kế vàkhông giống bất kì một sản phẩm nghe nhìn giải trí điện tử nào

- Những đòi hỏi khắt khe của Jobs trong công việc, cùng với việc không ngầnngại sa thải bất kì nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo sức ép lênnhân viên để bản thân họ phải thật sự cố gắng, không những hoàn thành côngviệc được giao mà còn phải hoàn thành một cách xuất sắc Một người chỉ làmxuất sắc công việc được giao khi anh ta đứng trước áp lực về thời gian hoànthành và yêu cầu cao về chất lượng công việc

- Trong giai đoạn sau khi Jobs về tiếp quản Apple, công ty đang trong tìnhtrạng tuột dốc thảm hại, đội ngũ nhân viên kỉ luật thấp, không có nghị lực, thiếutính sáng tạo, bộ máy hoạt động quan liêu Lúc này, chính cách điều hành độcđoán của Jobs đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mọi người làm việc trong mộtmôi trường chuyên nghiệp, tính kỉ luật cao và bộ máy công ty vận hành mộtcách hiệu quả nhất

- Việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Steve Jobs gópphần giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra

Ngày đăng: 25/01/2024, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w