Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong và là chứng nhận cho trình độ xã hội đó đạt được ở từng giai đoạn trong mỗi mặt như: học vấn, khoa h
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA CHÍNH TRỊ HỌC
-TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TỪ CHỨC TRONG NỀN CHÍNH TRỊ VIỆTNAM HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên: Lê Phương ThảoMã sinh viên: 2158020066Lớp: Xuất bản điện tử K41
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU1.Lý do lựa chọn đề tài
Trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, văn hóa luôn luôn đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi quốc gia nói riêng cũng như toàn bộ thế giới nói chung Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong và là chứng nhận cho trình độ xã hội đó đạt được ở từng giai đoạn trong mỗi mặt như: học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất,…
Văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội để xã hội luôn duy trì trạng thái cân bằng của nó, để bản thân nó không ngừng hoàn thiện, sửa đổi và thích ứng với các biến đối của môi trường để tồn tại và phát triển Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân”.
Văn hóa chính trị là một khía cạnh bên trong văn hóa, là biểu hiện của văn hóa loài người trong xã hội có giai cấp Trong tiến trình phát triển lịch sử, các giải cấp cầm quyền đã thay nhau sử dụng quyền lực đặc biệt này để duy trì sự thống trị và phát triển của xã hội Văn hóa chính trị không chỉ tác động đến việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị Mặt khác, văn hóa chính trị còn là một nhân tố không thể thiếu để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị
Trang 4Trong văn hóa chính trị, có một khái niệm nghe rất mới mẻ nhưng ai cũng nên biết nên hiểu và có một thái độ đúng đắn đó là văn hóa từ chức Văn hóa từ chức là một bộ phận của văn hóa chính trị bởi nó gắn liền với việc kiểm soát và thực thi quyền lực chính trị Do đó, văn hóa từ chức trở thành nhân tố có tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị của một đất nước
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, văn hóa từ chức đã sớm tồn tại và phát triển, đặc biệt là các nước phát triển Tại Việt Nam, văn hóa từ chức đã manh nha từ các thời đại trước song đến nay vẫn chưa được chính thức trở thành một văn hóa như những phạm trù văn hóa khác Chính điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả thực thi công việc của bộ máy chính trị quốc gia, làm suy giảm uy tín của những người cán bộ lãnh đạo đối với nhân dân Vì vậy, việc nghiên cứu hiện tượng từ chức với tư cách là phạm trù văn hóa chính trị là vấn đề mang tính cấp thiết, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về vấn đề; phát huy mặt tích cực của nó trong xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Với những lập luận đã nêu ra trên đây, học viên đã lựa chọn tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài: “Văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay – Những vấnđề và giải pháp” làm bài tiểu luận để kết thúc học phần môn Chính trị học của
mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử nghiên cứu, có rất ít các công trình mang tính chất “trọng điểm quốc gia” được thực hiện nhằm đem lại những cơ sở lý luận quan trọng về việc nghiên cứu văn hóa từ chức thực sự đi vào đời sống chính trị một cách tự nhiên Qua nghiên cứu và tìm hiểu, học viên nhận thấy rằng các công trình, bài viết của tác giả về văn hóa từ chức của Việt Nam trước đây chỉ hình thành theo cơ chế “tự
Trang 5phát” Lịch sử vấn đề văn hóa từ chức ở Việt Nam thường được các tác giả phân tích trên phương diện từ khái niệm đến vai trò, từ thực trạng, đến giải pháp.
Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến đó là: đề tài cơ sở trọng điểm 2014 “Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay – Vấn đề và kiến nghị” của tiến sĩ Nguyễn Xuân Phong Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi của Việt Nam nghiên cứu và phân tích trực diện vào vấn đề từ chức tại thời điểm đó Tiếp nối là bài viết “Từ quan, từ chức – phạm trù văn hóa chính trị” của tiến sĩ Hoàng Thị Hương (Tạp chí Xây dựng Đảng số 10/2017) Bài viết cô đọng mà đầy đủ các thông tin, nội dung, là một “bằng chứng thép” để đối chiếu với thực trạng của văn hóa từ chức hiện nay Ngoài ra còn có các bài viết khác nghiên cứu một cách hệ thống mà chuyên sâu như: “Văn hóa từ chức” của Quyền Duy (Tạp chí Cộng sản, số 843) hay “Nuôi dưỡng văn hóa từ chức” của Nguyễn Sỹ Dũng (Báo lao động, số 295, năm 2012).
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: những vấn đề về văn hóa từ chức (thực trạng, nguyên nhân, vai trò,…) và biện pháp tăng cường văn hóa từ chức ở Việt Nam.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài: văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiểu luận có phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: - Không gian: Việt Nam
- Thời gian: hiện nay (từ 2015 – nay)
Trang 64 Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm rõ văn hóa từ chức, tìm hiểu thực trạng văn hóa từ
chức ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam hiện nay Từ đó tìm ra nguyên nhân và tìm những giải pháp tăng cường văn hóa từ chức
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hiểu rõ khái niệm văn hóa, từ chức và văn hóa từ chức; vai trò của văn
hóa từ chức
- Phân tích thực trạng văn hóa từ chức trên thế giới và Việt Nam - Tìm ra nguyên nhân của văn hóa từ chức.
- Đưa ra những giải pháp tăng cường văn hóa từ chức ở Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận này được thực hiện dựa trên sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp thu thập số liệu…
6 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài: “Văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay -Những vấn đề và giải pháp” gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của văn hóa từ chức
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của văn hóa từ chức ở Việt Nam Chương III: Một số giải pháp khắc phục điểm yếu và tăng cường văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA TỪ CHỨC 1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm đa nghĩa, thường có những nội dung khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau Theo UNESCO trong tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế từ ngày 26/7/1982 tới ngày 6/8/1982 đã đưa ra quan niệm: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt nhưng ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân”
Theo quan niệm chung của nhân loại, văn hóa được sử dụng sớm từ những năm 776 TCN vào thời Tây Hán Văn hóa mang ý nghĩa như một phương thức giáo hóa con người và đối lập với phương thức vũ lực
Ở phương Tây, người Pháp, người Anh có từ “culture” Những từ này đều có
nguồn gốc Latinh là chữ “cultus” nghĩa là vun trồng, trồng trọt Vì vậy, cultus là
Trang 8văn hóa mang hai nghĩa: thích ứng, khai thác tự nhiên và giáo dục con người để học rời khỏi trạng thái nguyên sơ, khẳng định tính người trong con người.
Từ những quan điểm khác nhau, ta có thể đi đến khái niệm về văn hóa như sau: Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội, trình độ phát triển năng lực và khả năng sáng tạo của con người biểu hiện trong các phương thức tổ chức đời sống xã hội và hoạt động của con người cũng như toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử vì lẽ sinh tồn và mục tiêu cuộc sống Văn hóa là tấm gương phản chiếu tâm hồn, bản lĩnh, bản sắc, truyền thống, màu sức, sức sáng tạo của mỗi một dân tộc.
1.2 Khái niệm từ chức
“Từ chức” hiểu theo từ điển Trung tâm từ điển học xuất bản có nghĩa là xin thôi việc, không đảm đương chức vụ mình đang giữ nữa, vậy nên từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người nắm giữ chức, quyền trong tay
“Từ chức” hay “từ quan” là những cách gọi khác nhau trong mỗi thời kì lịch sử “Từ quan” được sử dụng trong thời phong kiến khi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nằm trong tay nhà vua, quan lại Ngược lại, “từ chức” là khái niệm sử dụng trong xã hội hiện đại, những vị trí như lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, nhà nước hay các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội được giao cho những cá nhân đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ, năng lưc, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị trên một tiêu chuẩn nhất định
Từ chức phải trở thành văn hóa Bởi nó là một nét đẹp của văn hóa chính trị Trước đây, người ta coi việc “cáo lão hồi hương”; “treo ấn từ quan” là một việc để giữ gìn tiết tháo của những vị quan thực sự thương nước yêu dân Hay ví dụ gần đây như: Tổng Bí thư Trường Chinh – người có công lớn trong Cách mạng Tháng Tám Việt Nam, đã nhận trách nhiệm về sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất
Trang 9những năm 1956 rồi từ chức Ba mươi năm sau, ông trở lại với cương vị Tổng Bí thư và đón nhận sự tin tưởng, tin yêu và kính phục của toàn dân.
Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, từ chức được coi là chuyện bình thường Một người có thể từ chức vì không còn hứng thú với công việc, muốn từ chức để trút bỏ gánh nặng hoặc muốn chuyển sang làm công việc khác mà mình yêu thích, có người từ chức để chuyển sang công việc có thu nhập tốt hơn Một số người khác lại chọn cách từ chức để nhường chỗ cho người tài, vì thấy khả năng của bản thân không thể làm tốt chức vụ đang giữ, từ chức để tránh dư luận trái chiều, từ chức để khỏi bị cách chức…
1.3 Khái niệm văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức là một bộ phận của văn hóa chính trị, khi những người cán bộ lãnh đạo nhận thấy bản thân không còn xứng đảm nhận chức vụ và trách nhiệm được giao phó Văn hóa từ chức là một trong những biểu hiện cụ thể và thiết thực nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên lòng tự trọng, bản lĩnh và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo thực sự có tâm huyết và dũng khí Hành động từ chức khi tự nhận ra bản thân không còn đủ khả năng lãnh đạo là một hành động đẹp Bởi đây là hành động không dễ dàng thực hiện đối với bất cứ ai có chức, có quyền trong xã hội, đòi hỏi cần thể hiện văn hóa ở trình độ cao.
Văn hóa từ chức là một xu thế tiến của của nên kinh tế tri thức của kỉ nguyên toàn cầu gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 của thế giới ngày nay Văn hóa từ chức mang tính quy luật - một xã hội văn minh không thể có khái niệm “giữ ghế” khi khả năng, tài, đức không đáp ứng được yêu cầu của vị trí, chức vụ; không có uy tín để hoàn thành nhiệm vụ Văn hóa từ chức là công cụ sàng lọc, loại bỏ những vật cản của xã hội – những cán bộ không đủ điều kiện phẩm chất, năng
Trang 10lực nhưng vẫn ung dung nắm ghế như một lẽ đương nhiên, đồng thời tạo cơ hội tận dụng người tài, tạo môi trường cạnh tranh để phát hiện những tiềm năng mới Hành vi từ chức được thể hiện dưới hai hình thức: từ chức bởi cuộc vận động miễn nhiệm của tập thể hoặc xuất phát từ chính nhận thức, trách nhiệm nhận lỗi của cá nhân Hành vi từ chức chỉ có thể trở thành văn hóa từ chức chỉ khi nó bắt nguồn từ sự tự nhận thức, trách nhiệm, trung trực của các cán bộ lãnh đạo Như vậy có nghĩa, không phải bất kỳ hành động từ chức nào cũng là văn hóa cũng như không phải cứ có văn hóa là sẽ từ chức
Trang 11CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VĂN HÓA TỪ CHỨCỞ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vai trò của văn hóa từ chức đối với nền chính trị và sự phát triển xã hội2.1.1 Vai trò tích cực của văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức ngày càng được nhắc tới nhiều hơn song trên thực tế, ta vẫn chưa làm gì nhiều với nó Văn hóa từ chức nếu được hình thành và trở nên phổ biến trong xã hội sẽ tạo ra những sự hợp lý tối đa trong xã hội.
Thứ nhất, đảm bảo sự vận hành và trong sạch bộ máy chính trị
Trong một nền chính trị, văn hóa từ chức nếu được hình thành sẽ trở thành bộ lọc cho đội ngũ quan chức lãnh đạo Khi ấy, những người không đủ năng lực, phẩm chất, không còn phù hợp để gánh vác công việc của đất nước sẽ tự động dời bỏ vị trí Đồng thời, những người có kiến thức, khả năng, phù hợp hơn sẽ được thế chỗ và thực hiện công việc phù hợp với khả năng của mình Hoặc khi một người cán bộ lãnh đạo mắc phải một sai phạm sẽ không còn nhận được tín nhiệm của mọi người như trước và họ sẽ tự động dời bỏ vị trí và những người có tư cách, phẩm chất, năng lực, uy tín hơn sẽ thế chỗ Vì vậy, văn hóa từ chức góp phần rất lớn trong việc làm trong sạch hệ thống chính trị, bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp và chất lượng để thực hiện công việc đất nước
Thứ hai, phát huy vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền
Đây vừa là một vai trò tích cực khác đồng thời cũng là hệ quả của văn hóa từ chức tới việc thanh lọc bộ máy chính trị Khi văn hóa từ chức được áp dụng và phát triển trong một đất nước, quốc gia nào đó, có nghĩa những người lãnh đạo tại
Trang 12quốc gia đó đều là những người có đủ tài, đức, trí, có tâm huyết và phù hợp để đưa đất nước phát triển Nhờ vậy người dân có thể tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt những chủ trương, chính sách được đề ra Bộ máy nhà nước sẽ nhận được lòng tin của nhân dân và ngày càng củng cố chất lượng Uy tín của đảng cầm quyền, của bộ máy nhà nước đối với nhân dân sẽ được nâng cao và những hoạt động của nền chính trị cũng sẽ đạt kết quả cao nhất
Ngược lại, khi một đất nước không có sự xuất hiện của văn hóa từ chức, cán bộ lãnh đạo dù tự nhận thấy được những thiếu sót của bản thân, chưa đủ kinh nghiệm để lãnh đạo đất nước nhưng vẫn cố bấu víu vào vị trí được giao phó sẽ làm cả một quốc gia tụt lại phía sau, lòng tin của nhân dân đối với đảng cẩm quyền, với bộ máy nhà nước sẽ hoàn toàn sụp đổ và rất dễ dẫn đến những tình trạng chống đối, gây rối loạn đời sống chính trị, kinh tế và dễ làm cho xã hội bất ổn, trì trệXây dựng hình ảnh đề cao trách nhiệm của chính trị gia: văn hóa từ chức khi trở nên phổ biến trong đời sống chính trị sẽ khiến mỗi người lãnh đạo có ý thức trách nhiệm hơn về những hành động của mình
2.1.2 Vai trò tiêu cực của văn hóa từ chức
Thứ nhất, tạo ra sức ép đối với đội ngũ lãnh đạo
Khi từ chức và văn hóa từ chức trở thành công cụ để người dân kiểm soát chính quyền, có thể xảy ra hiện tượng bất cứ ai cũng có thể can dự và tạo sức ép tới đội ngũ lãnh đạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín của họ Khi đó, những quyết định được đưa ra sẽ giảm bớt sự đúng đắn, không đặt mục tiêu hàng đầu vì lợi ích chung là sự phát triển của quốc gia mà mang hướng chiều lòng dư luận Trong những người tạo sức ép sẽ có một nhóm người có tiếng nói nổi bật, họ sẽ dần chi phối những quyết định Từ đó tạo ra những bất công trong chính trị, khiến những đường lối chính sách được ban hành kém hiệu quả.
Trang 13Thứ hai, có thể trở thành công cụ cho các mục đích chính trị cá nhân:
Không thể phủ nhận, sẽ luôn tồn tại những thủ đoạn chính trị đe dọa đời sống chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc và hành động từ chức hay văn hóa từ chức có thể trở thành “con dao hai lưỡi” đối với những mục đích chính trị cá nhân Khi đó một cá nhân nào đó sẽ bị ép phải dời bỏ vị trí mà bản thân vẫn đang tâm huyết đảm nhiệm và có khả năng đảm nhiệm tốt Sức ép này là kết quả của những thỏa thuận ngầm, có sự tham gia của các thế lực rất lớn mạnh về chính trị kinh tế Đây là trường hợp văn hóa từ chức bị lợi dụng để hạ bệ người khác nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, từ chức có nguy cơ trở thành công cụ để phục vụ cho những màn kịchchính trị của chính người từ chức:
Khi đó, họ từ chức thực chất là hành động né tránh hậu quả khi có những bê bối, sai phạm xảy ra Đó có thể là “màn kịch của sự hối cải” nhằm tăng uy tín cá nhân và sự tin tưởng của cá nhân đó trong mắt dân chúng Nhờ đó mà họ nhận được những sự tha thứ, khoan nhượng của người dân Trong trường hợp này, văn hóa từ chức bị lợi dụng để nâng cao uy tín cá nhân sau những sai phạm cá nhân, tổ chức
Thứ tư, từ chức tràn lan gây xáo trộn đội ngũ lãnh đạo, lãng phí nhân lực, tiềnbạc của quốc gia:
Văn hóa từ chức là một yếu tố cho một nền chính trị trong sạch, vững mạnh, nhưng khi bị lạm dụng, các cán bộ lãnh đạo từ chức tràn lan gây mất kiểm soát làm xáo trộn đội ngũ lãnh đạo, lãng phí nhân lực và tiền bạc quốc gia Về sự bất ổn trong đội ngũ cán bộ, khi có một người lãnh đạo từ chức, dù ở vị trí nào thì người đó cũng có một vai trò nhất định trong việc tổ chức chính trị Vì vậy khi từ chức, người đó sẽ để lại một khoảng trống về nhân lực lãnh đạo chính trị Mặc dù có