Lời nói đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế, vận tải đa phương thức đã trở thành một khái niệm then chốt, đóng vai trò quantrọng trong việ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHOA KINH TẾ BIỂN – LOGISTICS
TIỂU LUẬN Môn: Vận tải đa phương thức Chủ đề :
Lựa chọn phương án tổ chức vận tải đa phương thức tối ưu cho một lô hàng
Trình độ đào tạo : Đại học
Ngành : Logistics và quản lí chuỗi cung ứng
Chuyên ngành : Tổ chức quản lý cảng- Xuất nhập khẩu - Giao nhận vận
tải quốc tế
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Minh
Lớp : DH21QG
Mã sinh viên : 21030210
Giảng viên hướng dẫn : ThS Đinh Thu Phương
Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 9 tháng 6 năm 2024
Trang 2Lời nói đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của thương mại quốc
tế, vận tải đa phương thức đã trở thành một khái niệm then chốt, đóng vai trò quantrọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả vận chuyển hànghóa Đây là hình thức vận tải tích hợp nhiều loại hình vận chuyển khác nhau, từ đường
bộ, đường sắt, đường thủy đến đường hàng không, nhằm mục tiêu cung cấp một giảipháp vận chuyển liền mạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp
Tại Việt Nam, vận tải đa phương thức không chỉ là một lựa chọn vận chuyểnhàng hóa hiệu quả mà còn là một chiến lược phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy sựliên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế Với lợi thế về địa lý cũng như sự đầu tưngày càng tăng vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trênbản đồ vận tải đa phương thức thế giới
Bài tiểu luận này sẽ phân tích những thách thức và cơ hội mà vận tải đa phươngthức mang lại, đồng thời đề xuất các giải pháp để tối ưu hóa và phát triển loại hình vậntải này tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng hơnnữa vào nền kinh tế toàn cầu
Trang 3MỤC LỤC
Trang bìa……….……… i
Lời nói đầu……… ……… ii
Mục lục……… iii
Danh mục từ viết tắt……… ……… iv
Danh mục bảng……… iv
Danh mục hình ảnh ……….iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 1
1.1 Khái niệm vận tải đa phương thức 1
1.2 Ưu và nhược điểm của vận tải đa phương thức 2
1.3 Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức 6
1.4 Các yêu cầu đối với vận tải đa phương thức 7
1.5 Thách thức đối với vận tải đa phương thức 7
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC KHAI THÁC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 9
2.1 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức 9
2.2 Quy trình tổ chức vận chuyển đa phương thức cho một lô hàng 9
2.3 Tiêu chí lựa chọn người vận chuyển đa phương thức 12
2.4 Tiêu chí lựa chọn việc kết hợp các phương thức vận tải 13
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO MỘT LÔ HÀNG (RUBBER BANDS: DÂY THUN KHOANH) 14
3.1 Thông tin chung về hàng hóa 14
3.2 Lựa chọn cách thức đóng gói và phương thức gửi hàng 15
3.3 Các phương án vận chuyển lô hàng 15
3.4 Lựa chọn các phương án tối ưu nhất 17
KẾT LUẬN 18
Trang 4Tài liệu tham khảo 19
Danh mục t vi t t từ viết tắt ết tắt ắt
Ocean Freight (O/F) Cước phí đường biển
Free On Board (FOB) Giao hàng lên tàu
Terminal Handling Charge (THC) Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng
Handling fee (HDL) Phí khai báo manifest và phí đại lý theo dõi quá
trình vận chuyển hàng hóaGross weight (GW) Trọng lượng thực tế
Inland Container Depot (ICD) Cảng cạn
Danh mục hình ảnh
Danh mục bảng
Bảng 3.2 Bảng báo giá và local charge của Hãng tàu YangmingBảng 3.3 Bảng báo giá và local charge của Hãng tàu CMA CGMBảng 3.4 Bảng báo giá và local charge của Hãng tàu ONE
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
1.1 Khái niệm vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức hay còn được gọi là Multimodal transport, là phươngthức vận chuyển hàng hóa sử dụng ít nhất hai loại phương tiện vận tải khác nhau.Được thực hiện dựa trên một hợp đồng vận tải đa phương thức, kèm theo một chứng
từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ có một người chịu trách nhiệm duy nhất vềhàng hóa trong quá trình di chuyển từ một điểm ở một quốc gia đến một điểm chỉ định
ở một quốc gia khác nhằm mục đích giao hàng
Vận tải đa phương thức mang đến nhiều đặc điểm nổi bật quan trọng, làm chohình thức này trở thành một lựa chọn phổ biến trong quản lý vận chuyển toàn cầu.Vận tải đa phương thức tận dụng sự linh hoạt của nhiều phương tiện vận tải khác nhaunhư đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không Điều này giúp tối ưu hóa quátrình vận chuyển hàng hóa, vượt qua những hạn chế địa lý và cung cấp sự linh hoạtcho việc chọn lựa các phương tiện phù hợp với loại hàng hóa và quãng đường cụ thể Tính liên tục của vận tải đa phương thức là một điểm đặc trưng quan trọng Quátrình vận chuyển diễn ra một cách liên tục, đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển giaođúng thời gian và địa điểm theo đúng đúng hợp đồng, giảm thiểu rủi ro gặp trục trặchoặc chậm trễ Vận tải đa phương thức thường đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhiềucông ty vận tải và nhà cung cấp dịch vụ khác nhau Sự kết hợp giữa các đối tác vậnchuyển đảm bảo mọi giai đoạn trong quá trình vận chuyển diễn ra mượt mà và hiệuquả, cho phép quản lý tài nguyên và chi phí vận chuyển một cách hiệu quả hơn Việc
sử dụng phương tiện và hạ tầng phù hợp cho từng phần của quá trình vận chuyển giúptối thiểu hóa lãng phí, giảm thiểu thất thoát và tăng cường hiệu suất toàn diện Vận tải
đa phương thức đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Nó cho phéphàng hóa được vận chuyển một cách linh hoạt từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trênkhắp thế giới, đóng góp vào sự liên kết và phối hợp trong ngành logistics quốc tế
Có nhiều mô hình vận tải đa phương thức phổ biến được ứng dụng để đáp ứngnhu cầu vận chuyển đa dạng trong môi trường kinh doanh toàn cầu Dưới đây là một
số mô hình phổ biến:
Trang 6Vận tải đường sắt – Vận tải ô tô
Mô hình này liên quan đến việc sử dụng cả đường sắt và vận tải ôtô trong quátrình vận chuyển hàng hóa Đường sắt thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóatrên các quãng đường dài, trong khi vận tải ô tô có thể đảm nhận vai trò phân phốihàng hóa tại các điểm cuối cùng
Vận tải ô tô – Vận tải hàng không
Mô hình này tập trung vào việc sử dụng vận tải ô tô để gom hàng và phân phốinhanh chóng tại các điểm đầu và cuối, trong khi vận tải hàng không đảm bảo tốc độ vàhiệu suất cao cho việc chuyển phát nhanh trong suốt quá trình
Vận tải đường biển – Vận tải hàng không
Mô hình này tận dụng ưu điểm của cả vận tải đường biển và hàng không Hànghóa không chỉ được vận chuyển với số lượng lớn qua đường biển mà còn đảm bảo tốc
độ nhanh bằng vận tải hàng không
Vận tải đường sắt – Đường bộ – Vận tải nội thủy – Vận tải đường biển
Mô hình này bao gồm sự kết hợp của đường sắt, đường bộ, vận tải nội thủy(đường thủy) và vận tải đường biển Hàng hóa được chuyển giao qua các phương tiện
và hạ tầng khác nhau, thích hợp cho những quãng đường vận chuyển đa dạng và xaxôi
1.2 Ưu và nhược điểm của vận tải đa phương thức
Ưu điểm:
Vận tải đa phương thức sử dụng từ 2 phương thức vận chuyển trở lên nhưngchỉ thể hiện trên một hợp đồng và một chứng từ nên thủ tục gọn và nhanh chóng Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm xuyên suốt từkhi bắt đầu hàng hóa xuất đến khi hàng hóa về đúng nơi nhận hàng nên khách hàng cóthể yên tâm hơn về độ an toàn của hàng hóa
Vận tải đa phương thức cho phép chuyên chở nhiều loại hàng, vận chuyển hànghóa với một khối lượng, kích cỡ lớn
Độ an toàn cao, hiếm xảy ra thiệt hại khi vận chuyển hàng hóa theo hình thứcvận tải đa phương thức
Nhược điểm:
Vận tải đa phương thức đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.
Trang 7Trong một số mô hình của vận tải đa phương thức thường có tốc độ chuyên chởchậm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh.
Vận tải đa phương thức thường bị hạn chế đối với một số hàng hóa nhanh hỏng,
chất lượng giảm theo thời gian.
So sánh các phương thức vận tải với nhau:
Vận tải đường bộ
Ưu điểm:
Vận tải đường bộ thường dùng các loại xe tải là chủ yếu nên rất linh hoạt trongquá trình vận chuyển hàng hóa, không phụ thuộc vào giờ giấc và cũng không có quyđịnh thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thểthay đổi trong quá trình vận chuyển
Có thể lựa chọn được phương tiện, tuyến đường vận chuyển hoặc số lượng hànghóa theo yêu cầu
Hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian Vận chuyển hàng hóa hiệu quả ở cự li ngắn và trung bình
Hình thức vận tải này có khả năng bảo quản hàng hóa cao Đảm bảo chất lượnghàng hóa trong suốt đoạn đường vận chuyển
Hàng hóa được chuyên chở từ kho người gửi đến kho người nhận mà không quabất kì trung gian vận tải nào Hạn chế công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công,giảm thiếu chi phí
Nhược điểm:
Vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm
thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…
Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông,kẹt xe… ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng
Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn so với vậnchuyển bằng đường sắt và đường biển
Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết
Vận tải đường sắt
Ưu điểm:
Trang 8Giá cước thấp hơn nhiều so với các loại hình vận chuyển đường bộ, đối với
nhiều khung khối lượng và nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là trong tuyến vậnchuyển đường dài như vận chuyển hàng Bắc – Nam
Có giá cước ổn định trong thời gian dài, ít biến động Khách hàng chủ độngtrong việc phân bổ chi phí hợp lý đối với công việc kinh doanh Do chi phí vận tảiđường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu, nên cước vận tải đường sắtkhông bị điều chỉnh khi giá xăng dầu biến động liên tục
Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa
Có độ an toàn cao, đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng; Được đóngvào những toa chuyên biệt (toa hàng thường, Container, toa siêu trường siêu trọng, toalạnh) Chạy cố định và liên tục nên đảm bảo hàng hóa được an toàn và khả năng mấtmát hao hụt là tối thiểu
Ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố kẹt xe, hư hỏngđường xá,…
Thời gian: Các chuyến tàu luôn theo một lịch trình cố định Do đó thời gian ít bị
biến động so với vận tải bằng đường bộ
Nhược điểm:
Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn, tuyến đường cố định nên phải
kết hợp với các hình thức vận chuyển khác Do đó, không được linh hoạt trong quátrình vận chuyển.Vì vậy đối với những đơn hàng gấp, cần giao nhanh, hàng hóa cóhạn sử dụng ngắn hạn như rau củ quả thì đường sắt không có ưu thế bằng đường bộ vàđường hàng không
Vận tải đường thủy
Trang 9Chi phí vận chuyển thấp Nó được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc vậnchuyển hàng hóa giữa các nước Bởi vận chuyển với một khối lượng lớn nên giá thànhcũng được giảm xuống.
Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạn chế, an toàn chohàng hóa Do đường lưu thông trên biển là rất rộng nên việc va chạm cũng ít xảy ra Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới.Việc phải vận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khác phải được
sự chấp nhận của họ Điều này thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm tạođiều kiện để lưu thông hàng hóa dễ dàng, phát triển kinh tế nước nhà
Vận tải hàng không có tốc độ vẫn cao nhất, do đó thời gian vận chuyển rất
nhanh Thời gian vận chuyển so với đường bộ cao gấp 40 lần
Đường hàng không giúp dễ dàng vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài Vấn đề vachạm cũng ít xảy ra vì tỉ lệ tai nạn rất thấp Đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn Vận chuyển trên không nên vận tải hàng không luôn an toàn hơn so với cácphương tiện khác Nguy cơ bị tai nạn của máy bay luôn ít hơn so với xe khách, xe tảihay tàu hỏa
Nhược điểm:
Cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế Nhữngngày cao điểm (ngày lễ, ngày Tết) thì cước vận chuyển hàng không có thể cao gấp 3,
4 lần
Trang 10Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng chởhàng Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớnhoặc hàng hóa có giá trị thấp.
Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa cũng khá phức tạp, tốn thời gian Khách hàng luôn phải đến sớm hơn giờ bay so với quy định để đảm bảo đúngtiến độ bay
1.3 Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức
Cơ sở pháp lý Vận tải đa phương thức tại Việt Nam:
Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam chỉđược kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinhdoanh vận tải đa phương thức quốc tế
Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tươngđương;-Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc cóbảo lãnh tương đương
Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-89/2011/NĐ-CP nêu trên Theo
đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đaphương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực trong đó có đăng
ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnhtương đương
Cơ sở pháp lý của Vận tải đa phương thức trên thế giới:
Công ước quốc tế cho vận tải đơn phương thức
Hiệp định khu vực/vùng
Luật quốc gia và điều khoản trong hợp đồng
Công ước quốc tế đối với IMT
Trang 11 Bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC).
Incoterms
Cơ sở trách nhiệm riêng:
Cộng đồng Andean
Hiệp hội thống nhất Mỹ Latinh
Thị trường chung Nam Mỹ-Hiệp định khung khổ ASEAN về vận tải đa phươngthức 2005
Hội nghị các Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN lận thứ 11
Hội nghị các Bọ tưởng Giao thông vận tải ASEAN + Trung Quốc lần thứ 4
Hội nghi các Bộ trưởng Giao thông vận tải ASRAN + Nhật Bản lần thứ 3
1.4 Các yêu cầu đối với vận tải đa phương thức
Chọn ít nhất hai phương thức vận chuyển khác nhau: Vận tải đa phương thức
đòi hỏi sự kết hợp của ít nhất hai phương thức vận chuyển khác nhau Điều này giúptối ưu hóa quá trình vận chuyển và giảm thiểu thời gian và chi phí
Chất lượng vận chuyển và xếp dỡ: Cả vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa phải đạttiêu chuẩn và được thực hiện liên tục để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả
Không mở hàng hóa trong quá trình vận chuyển: Trong quá trình vận chuyển đaphương thức, không nên mở hàng hóa hoặc gói hàng để tránh rủi ro mất mát hoặc hưhỏng
Trách nhiệm của người vận chuyển: Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm vềviệc vận chuyển hàng hóa an toàn và đúng lịch trình
1.5 Thách thức đối với vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức là một hình thức vận chuyển hàng hóa thông minh vàlinh hoạt Bằng cách kết hợp và tận dụng lợi thế của các phương tiện và phương thứcvận chuyển khác nhau, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vàtính chính xác của quá trình vận tải từ điểm xuất phát đến điểm đích Tuy nhiên, cùngvới những lợi ích, vận tải đa phương thức cũng đối mặt với một số thách thức: