1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chủ đề tư tưởng hồ chí minh về văn hóa

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: MLM303_231_10_L21 Năm học: 2023-2024 GVHD: PGS_TS TRẦN MAI ƯỚC TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023 BẢNG PHÂN CHIA NHIỆM VỤ Stt Họ và tên MSV Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành 1 Lê Thúy Nga 0506102203222 Phân công, Tiểu luận, 100% (Trưởng nhóm) Powerpoint 2 Nguyễn Kim Ngân 0506102203344 Phần 1 100% 3 Phạm Nguyễn Ngọc Minh 0506102210803 Phần 2 100% 4 Nguyễn Thanh Tâm 0506102205227 Phần 2, Thuyết trình 100% 5 Nguyễn Phúc Bảo 0506102200698 Phần 3 100% 6 Nguyễn Hữu Duy Bảo 050610220825 Phần 4, Powerpoint 100% 7 Cao Bá Anh 0506102200155 Phần 5 100% 8 Nguyễn Quang Huy 0506102209556 Kahoot, Thuyết trình 100% (Thư ký) MỤC LỤC MỤC LỤC .1 LỜI MỞ ĐẦU 2 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa 3 2 Tính chất nền văn hóa mới 5 2.1 Trong cách mạng Dân tộc dân chủ .5 2.2 Trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa 6 2.3 So sánh tính chất nền văn hóa trong cách mạng Dân tộc dân chủ và cách mạng Xã hội chủ nghĩa 6 2.3.1 Điểm giống nhau 6 2.3.2 Điểm khác nhau .7 3 Chức năng nền văn hóa .7 4.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực văn hóa 9 4.1 Văn nghệ 9 4.2 Giáo dục 9 4.3 Văn hóa đời sống 10 5 Vận dụng vào bối cảnh hiện nay 10 KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO .12 LỜI MỞ ĐẦU Là một người con của nước Việt hẳn ai cũng biết và tự hào về chủ tịch Hồ Chí Minh, vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Đất nước hòa bình, độc lập, từng bước đi lên hội nhập với thế giới như ngày hôm nay là nhờ vào sự lãnh đạo của Người Trong tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang”, đồng chí Lê Duẫn từng viết “Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta trong 40 năm qua đều gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch Giờ đây, tuy Bác đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô giá, đó là di sản văn hóa vô cùng phong phú và cao đẹp Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Bác được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa Hệ thống tư tưởng này bao gồm quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Theo Bác: Văn hóa là nhân tố đẩm bảo cho sự phát triển bền vững của một quốc gia Với tầm quan trọng của nền văn hóa dân tộc, nhóm 4 sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về giá trị thực sự của nền văn hóa thông qua các quan điểm của Bác cũng như vấn đề giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc trong thời đại phát triển hiện nay 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có nhiều định nghĩa khác nhau và có nhiều cách hiểu nhất về văn hoá Ngoài ra văn hoá có nội hàm phong phú và rất rộng Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiểu theo ba mức độ: hẹp nhất, hẹp và rộng nhất - Theo nghĩa hẹp nhất: văn hoá đơn giản là dân trí, trình độ học vấn của mọi người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hoá”, xoá mù chữ, - Theo nghĩa hẹp: + Văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, thuộc lĩnh vực tinh thần, có quan hệ chặt với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị + Người viết " Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” - Theo nghĩa rộng: nền văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra, còn là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn => Muốn xây dựng nền văn hoá dân tộc thì phải xây dựng tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lí con người Đặc biệt, năm 1943 Hồ Chí Minh viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” => Đây có thể coi là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh Và đây cũng là lần duy nhất, không thấy Hồ Chí Minh trở lại định nghĩa văn hóa này là lẽ sinh tồn để thích ứng với nhu cầu sống và đòi hỏi sinh tồn : nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn + : đáp ứng và thoả mãn nhu cầu đời sống của con người gồm nhu cầu sinh tồn và tinh thần, được sinh ra để giúp con người tạo ra một xã hội có sự phát triển bề vững và cung cấp các khía cạnh cần thiết cho cuộc sống + : xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và khám phá của con người Điều này thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển các phương thức sinh hoạt, công cụ và các hệ thống giúp họ giao tiếp, truyền đạt thông tin giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày Nó còn bắt nguồn từ nhu cầu tìm hiểu, thể hiện và kết nối với nhau Con người nếu muốn hiểu rõ về thế giới xung quanh, chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của mình với những người khác, giúp con người biểu đạt và truyền tải những ý kiến, giá trị và niềm tin thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật, các hình thức khác => Vì vậy mục tiêu và động lực của văn hoá là tạo ra một cộng đồng phát triển, tồn tại và gắn kết bằng cách đáp ứng nhu cầu sinh tồn, thừa nhận sự đa dạng và xây dựng cấc hệ thống giúp con người truyền đạt, giao tiếp và tương tác với nhau bao gồm những yếu tố sau: ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại tạo nên văn hoá của con người Văn hoá không chỉ là sự tổng hợp của các sáng tạo và phát minh mà còn là biểu hiện của cách con người thích ứng với nhu cầu sinh sống và yêu cầu của sự tồn tại Document continues below Discover more fTrưomtư: ởng HCM TTHCM1 Trường Đại học… 212 documents Go to course Tư tưởng Hồ Chí Minh 6 100% (1) 2 ĐỀ THI TRĂC NGHIỆM TT HCM-… 48 100% (1) Excel câu trl - Summary Tin học… 19 Tin học 100% (1) ứng dụng Trading HUB 3 Xác suất 96% (28) 36 thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 Kinh tế vi 100% (10) 3 mô 2 Tính chất nền văn hóa mới 2.1 Trong cách mạng Dân tộc dân chủ Năm 1943, Bác đã khẳng định lại quan điểm của Đảng trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới.Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc Đó là nền văn hóa đó có ba tính chất: Dân tộc - khoa học - đại chúng Tính dân tộc: nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa dân tộc khác,chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập.Không chỉ thể hiên ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp điều kiện lịch sử đất nước Tính khoa học: thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ,chống lại mọi hình thức lạc hậu, thần bí, cản trở sự phát triển của văn hóa Tính đại chúng: Đại chúng ở đây chính là nhân dân, là quảng đại quần chúng Đại chúng còn là tính chất dân chủ của nền văn hóa, khi người dân được trao toàn quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nền văn hóa phải phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhân văn và do nhân dân xây dựng nên, chống lại mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân 2.2 Trong cách mạng XHCN - Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Thứ hai, là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng xã hội mới và nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa - Thứ ba, là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác,dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng Cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa không hình thành một cách tự phát Trái lại, nó phải được hình thành và phát triển một cách tự giác, có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống tinh thần của xã hội, với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hoá tinh thần của xã hội phát triển lệch lạc, mất phương hướng 2.3 So sánh tính chất nền văn hóa trong cách mạng Dân tộc dân chủ và cách mạng Xã hội chủ nghĩa 2.3.1 Điểm giống nhau Dù ở bất kỳ thời kỳ nào, xét về tính chất, nền văn hóa Việt Nam vừa kế thừa, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại Mục tiêu hướng tới mục tiêu giành độc lập, tự do và cải thiện cuộc sống cho người dân Đề cao vai trò của nhân dân trong quá trình cách mạng và xem nhân dân là chủ thể của cuộc sống và lịch sử Dựa vào lực lượng của toàn dân tộc, của nhân dân 2.3.1 Điểm khác nhau Cách mạng dân tộc dân chủ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu Tập trung vào phong trào giành Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ độc lập, tự do và chủ quyền dân và tiến bộ tộc Đối tượng Kêu gọi sự đoàn kết của toàn bộ Giai cấp lao động, đặc biệt là công nhân dân tộc trong việc đấu tranh chống và nông dân, là đối tượng chính lại thực dân Nội dung Xây dựng lòng yêu nước, tinh thần Đẩy mạnh việc gắn kết giai cấp lao động đoàn kết dân tộc và chống lại thực và đấu tranh cho quyền lợi của công dân nhân và nông dân 3 Chức năng của văn hóa Tư tưởng và tình cảm là những vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần con người Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm cũng có thể cao đẹp hoặc thấp hèn Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho nhân dân Chức năng này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, vì tư tưởng và tình cảm con người luôn luôn biến đổi theo hoạt động thực tiễn của xã hội Việc bồi dưỡng ấy phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm có ý nghĩa chi phối đến đời sống tinh thần của mỗi con người và của cả dân tộc Tư tưởng đúng theo Hồ Chí Minh là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người chỉ ra rằng:"Nước độc lập, dân phải được tự do, hạnh phúc", để nền độc lập đó là nền độc lập thực sự, độc lập bền vững để sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,giải phóng con người được thực hiện một cách trọn vẹn Lý tưởng đó là điểm hội tụ những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc Nếu ai xa rời lý tưởng đó đều có thể dẫn tới sai lầm.Hồ Chí Minh còn chỉ ra, phải làm thế nào để cho "văn hoá đi sâu vào tâm lý quốc dân" để xây dựng những tình cảm cao đẹp cho nhân dân như lòng yêu Nay chúng ta đã giành được độc lập Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết Do đó, theo Hồ chủ tịch, nói đến văn hoá là phải nói đến vấn đề dân trí Dân trí là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân Từ biết chữ đến hiểu biết và tiếp thu kiến thức trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật, lịch sử, tình hình trong nước,quốc tế Theo Hồ Chí Minh, việc nâng cao trình độ dân trí chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành được chính quyền về tay nhân dân Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, môi trường văn hoá Con người phải tiếp nhận môi trường đó mới tồn tại và phát triển được Mặt khác, các giá trị văn hoá tác động đến con người những định hướng giá trị và xác định những chuẩn mực trong đời sống xã hội Với cá nhân giá trị văn hoá là thành tố cốt lõi để hình thành nên nhân cách con người Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện, trước hết là đối với cán bộ, đảng viên Đó là những phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, những phong cách trong lao động, sinh hoạt và trong mọi quan hệ xã hội Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, nếp sống, lối sống của con người và xã hội, trong thói quen của cá nhân và trong phong tục, tập quán của cả cộng đồng dân tộc Văn hoá giúp con người phân biệt được cái tốt đẹp lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng; cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội với cái lạc hậu cản trở con người, cản trở dân tộc tiến lên phía trước 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực văn hóa 4.1 Văn nghệ Văn hóa văn nghệ, góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng Hồ Chí Minh xác định văn hóa văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới Học tập và làm theo lời Bác dạy, trong đời sống văn nghệ đã hình thành lớp lớp nhà văn chiến sĩ, những nhà văn hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng, dùng ngòi bút của mình phục vụ cho cách mạng một cách tận tụy, hết mình Nhiều nhà văn trong kháng chiến chống Pháp đã lăn lộn ở chiến trường, tham gia các chiến dịch Thu đông, Việt Bắc, Biên giới, Điện Biên Phủ… Trong số đó có nhiều người đã hi sinh anh dũng như các nhà văn - chiến sĩ Nam Cao, Trần Đăng, Trần Mai Ninh… Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hàng chục ngàn văn nghệ sĩ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đến với tiền tuyến lớn và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, như các nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý, 4.2 Giáo dục Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt Nội dung giáo dục phải toàn diện bao gồm tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, chuyên môn, thể chất và thẩm mỹ Phương châm, phương pháp giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; kết hợp cả ba môi trường gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục; thực hiện dân chủ trong giáo dục; thực hiện tự giáo dục 4.3 Văn hóa đời sống Bao gồm đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới Đạo đức mới là đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư Lối sống mới là lối sống có lý tưởng cao đẹp, biết cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại hợp lý, khoa học, chừng mực, điều độ Đặc biệt là phải thực hành cách làm việc dân chủ Nếp sống mới là làm cho lối sống mới trở thành thói quen, tập quán trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người, vừa giữ được thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vừa tiếp thu lối sống tiên tiến của thế giới 5 Vận dụng vào bối cảnh hiện nay Tác động của kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp, khoa học kĩ thuật, đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền văn hóa Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung Việc xây dựng và phát triển con người luôn vô cùng quan trọng và phải tìm mọi cách để có thể phù hợp với thời đại Mỗi cá nhân cần có thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh những thành tựu hiện đại của thế giới về văn hóa, khoa học, công nghệ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới Hình thành trong mỗi cá nhân một phẩm chất mới: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh, có tác phong xã hội chủ nghĩa, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng Kế thừa những bản chất truyền thống xưa cũ nhưng vẫn còn giá trị và tốt đẹp Xây dựng nên những thói quen tốt đẹp cho con người KẾT LUẬN Qua những nét đặc trưng về văn hóa trong hệ thống tư tưởng, Hồ Chí Minh đã thể hiện Người không những là một vị lãnh tụ tài ba mà còn là một nghệ sĩ thực thụ trong các phong tráo văn hóa của dân tộc Tính cao cả trong tư tưởng của Người là luôn đặt nhân dân lên hàng dầu, luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hoạt động Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, những tư tưởng về văn hóa đó tiếp tục được Đảng quán triệt vận dụng và phát triển Văn hóa Việt Nam là trung tâm trong “chiến lược phát triển toàn diện”, là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước lên chủ nghĩa xã hội” Liên hệ bản thân giúp chúng ta tự nhận định, rèn luyện cũng như noi theo Bác Từ mỗi người đều có được cho mình kinh nghiệm, bài học quý báu, từ đó nhìn nhận nhiệm vụ, trách nhiệm của mình Góp phần phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, đưa những nét đẹp ấy vươn tầm quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO More from: Tư tưởng HCM TTHCM1 Trường Đại học… 212 documents Go to course Tư tưởng Hồ Chí Minh 100% (1) 6 Tư tưởng HCM 2 ĐỀ THI TRĂC NGHIỆM TT HCM-… 48 Tư tưởng 100% (1) HCM NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN TƯ TƯỞNG… 7 Tư tưởng None HCM 39 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TƯ… 10 Tư tưởng None HCM Recommended for you Excel câu trl - Summary Tin học… 19 Tin học 100% (1) ứng dụng Trading HUB 3 Xác suất 96% (28) 36 thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình ch… Individual 2 Kinh tế 100% (10) 3 vi mô

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w