GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TỈNH LÂM ĐỒNG
Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Lâm Đồng
1.1.1 Cơ sở hạ tầng đường bộ
Sau hơn 20 năm đầu tư xây dựng và phát triển trong hoàn cảnh hoà bình, Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước
Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó:
Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống
Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đường nhựa, 134,18km đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dự kiến sẽ khai thông xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch Trên toàn tuyến đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống
Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km, trong đó 171,32km đường nhựa, 282,32km đường cấp phối và 532,05km đường đất, trên toàn tuyến có 82 cầu với 1.271,9m dài và 487 cống
Toàn tỉnh hiện có 11 bến xe trạm dừng, bao gồm: Bến xe liên tỉnh Đà Lạt, Bến xe trung tâm huyện Di Linh, bến xe khách Tân Hà,
1.1.2 Cơ sở hạ tầng đường sắt
Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích khai thác dịch vụ du lịch Trong tương lai, để có thể khôi phục lại tuyến đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm, địa phương cần có sự đầu tư rất lớn của ngành đường sắt và kể cả của quốc tế
1.1.3 Cơ sỏ hạ tầng đường hàng không
Cảng Hàng không Liên Khương là đầu mối giao thông đường hàng không quan trọng đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Đà Lạt, một trong những trung tâm du lịch dã ngoại hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung
Cảng hàng không Liên Khương có một đường hạ cất cánh dài 2.350 mét, rộng 37 mét; Một đường lăn dài 94 mét, rộng 19 mét; Sân đậu máy bay có diện tích 23.100m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70, Sân đậu ôtô có diện tích 1.478m2 Nhà ga hành khách có diện tích 1.000m2 Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe Nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa Sân bay có thể đón các loại máy bay như Boeing 767 hay Airbus A320, A321,… Và có khả năng phục vụ từ 1.000.000 lượt khách mỗi năm
1.1.4 Cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa
Do đặc điểm địa hình núi và cao nguyên nên hệ thống sông suối ở Lâm Đồng ít có giá trị giao thông Ngay trên sông Đồng Nai, tuy là con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh nhưng trên sông có nhiều ghềnh thác và nước lên xuống theo mùa, nên giao thông chỉ thực hiện được trên những đoạn ngắn với những phương tiện nhỏ và thô sơ của cư dân vùng ven bờ sông Giao thông đường sông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ dồn về nên nước chảy xiết và lòng sông có nhiều bãi đá hoặc ghềnh thác nguy hiểm nên giao thông bị hạn chế, chỉ có các bè mảng gỗ và tre nứa được khai thác và vận chuyển trên sông là khá thuận lợi Giao thông trên sông Đồng Nai giúp cho giao lưu hàng hoá giữa huyện Cát Tiên và tỉnh Bình Dương thêm thuận tiện
1.2 Mạng lưới giao thông tỉnh Lâm Đồng – vận chuyển nội địa và quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nên mạng lưới giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng Tuy có đủ 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ nội địa, nhưng trong đó đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất; đường sắt, đường không và đường thủy nội địa chưa khai thác được nhiều Đặc biệt, đường sắt và đường thủy nội địa không có các tuyến vận tải nội địa và quốc tế.
Mạng lưới giao thông tỉnh Lâm Đồng – vận chuyển nội địa quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ
1.2.1 Mạng lưới vận tải kết nối tỉnh Lâm Đồng với các khu vực trong nước
Hình 1.1 :Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng
Mạng lưới đường bộ hiện có phân bố tương đối hợp lý, nối liền giữa trung tâm tỉnh đến trung tâm huyện, xã và các điểm tập trung dân cư
Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Hệ thống tỉnh lộ kết nối với hệ thống QL tạo thành mạng lưới bàn cờ thuận lợi cho việc kết nối giao thông nội tỉnh và liên tỉnh đặc biệt là đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên, Duyên Hải và Miền Bắc
Tuy Lâm Đồng không nằm trên trục giao thông chính của nước ta là Quốc lộ 1A, nhưng tỉnh có các QL20, QL55, QL27 nối liền với QL1A ở phía Đông Trong đó, QL20 là tuyến đường bộ quan trọng nhất, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Đầu Tây Nam kết nối tỉnh Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ Đầu Đông Bắc hợp với QL27 kết nối vùng duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Trung, miền Bắc Ngoài ra, tuyến cao tốc Liên Khương - Prenn (CT14) cũng hỗ trợ kết nối cho QL20 tạo thành các tuyến vận tải quan trọng như:
4 - Tuyến Bảo Lộc - TP Đà Lạt - Khánh Hòa - Đà Nẵng: với trục đường chính QL20 - CT14 - QL27C - QL1A
- Tuyến Tp Đà Lạt - Tp Hồ Chí Minh: với trục đường chính QL20 - CT14 - QL1A
Song song với đó, các tuyến vận tải kết nối Lâm Đồng với vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên Hải nhờ tỉnh lộ 721, và các QL 27, 28, 55
Có hai tuyến đường bộ có lưu lượng giao thông lớn trên địa bàn tỉnh là Quốc Lộ 20 kết nối Lâm Đồng với Đồng Nai và đi tuyến TP Hồ Chí Minh Quốc Lộ 27 kết nối Lâm Đồng với Khánh Hòa mà lưu lượng chính chủ yếu là tuyến Đà Lạt - Nha Trang
Ngoài ra, những tuyến đường trên còn kết nối Lâm Đồng tới các cảng biển ở tỉnh thành lân cận và các ga đường sắt ở TP.HCM, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa đến các vùng xa như Miền Bắc, Miền Trung
Do địa hình của tỉnh đồi núi cao, không có địa hình biển Trên địa bàn chỉ có hồ, đập thuỷ điện, sông, suối có độ dốc lớn, mùa mưa nước chảy xiết và mùa nắng nhiều đoạn sông khô cạn nên không phát triển được giao thông thuỷ nội địa, chỉ có một số phương tiện thuỷ nội địa công suất dưới 25 khách hoạt động du lịch nội bộ trong lòng hồ, chỉ tham gia hoạt động vận tải nội tỉnh Hiện tại chỉ có giao thông trên sông Đồng Nai khoảng 60km từ Đạ Tẻh đến Cát Tiên
Lâm Đồng chỉ có một Cảng Hàng không Liên Khương (dân dụng và quân sự), hiện đang khai thác thường lệ 10 tuyến bay nội địa, đi - đến Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, TP Vinh của các Hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet air, Korean Air, Silk Air, DHT Aviations…
Tuyến đường sắt từ ga Tháp Chàm đến ga Đà Lạt dài 84 km Trong đó có đoạn đường răng cưa dài 10km vượt đèo độ dốc hơn 12% để về TP Đà Lạt Đường có hướng tuyến gần song song với QL 27 Hiện nay, đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát khoảng 7km, phục vụ cho các đoàn tàu khách kéo từ 2 đến 4 toa nhẹ và ga Đà Lạt với 4 đường đón, tuyến chỉ phục vụ vận chuyển khách du lịch nội tỉnh
1.2.1.5 Hành lang vận tải Đông – Tây (Hồ Chí Minh – Lâm Đồng – Khánh Hòa) Đây là hành lang xuyên Lâm Đồng với mục đích kết nối TP.HCM ở phía nam bằng QL20 và kết nối Khánh Hòa ở phía Bắc bằng QL27C Trên tuyến đường nối liền 2 thủ phủ quan trọng của tỉnh là Bảo Lộc - Đà lạt và vùng kinh tế nhộn nhịp là Liên Khương Tuyến đi qua các khu vực đất nông nghiệp, đường giao thông hiện hữu của các huyện Lạc Dương, TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai
Hình 1.2: Hành lang vận tải Đông – Tây
1.2.2 Mạng lưới giao thông của tỉnh Lâm Đồng kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ 1.2.2.1 Tuyến đường xuyên Á, kết nối Lâm Đồng với các quốc gia Nội Á lân cận và một số quốc gia Châu Âu
Lâm Đồng chủ yếu kết nối với tuyến đường bộ xuyên Á AH1 và đường sắt xuyên Á nhờ hệ thống đường quốc lộ QL20, QL28, QL27 và QL55 kết nối với QL1A và các ga đường sắt ở TP.HCM (1 phần của tuyến đường AH1) để đi đến các nước khu Nội Á như:
Lào, Trung Quốc, Afghanistan, Hàn Quốc, và các nước Châu Âu như: Đức, Ba Lan, Belarus, Nga,
1.2.2.2 Tuyến đường kết nối với Châu Âu – Châu Mỹ
Bởi vì Lâm Đồng là một trong ít tỉnh của Việt Nam không giáp biển, nên để giao lưu kết nối với các châu lục khác bằng đường biển, Lâm Đồng bắt buộc phải đi đến những tỉnh lân cận giáp biển như TP.HCM, Bình Thuận, Khánh Hòa,… Từ nhu cầu thực tế đó, tỉnh đã hình thành các hành lang vận tải, có thể kể đến:
• Hành lang vận tải Bắc Nam 1: Dựa trên hướng tuyến QL28 Đắk Nông – Bình Thuận đi qua địa giới của huyện Di Linh Tuyến kết nối với các cảng lớn ở Bình Thuận như cảng tổng hợp Quốc tế Vĩnh Tân, cảng Phan Thiết,…
• Hành lang vận tải Bắc – Nam 2 : Đây là tuyến giao thông chiến lược kết nối ba vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa nhờ tuyến đường kết nối trực tiếp với các cảng ở Bình Thuận và Ninh Thuận
• Hành lang vận tải Bắc – Nam 3: Đây là tuyến HLVT tạo nên hệo thống giao thông chiến lược kết nối đến các cảng: Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Gò Dầu (Đồng Nai), cảng Cam Ranh (Khánh Hòa)
Một số vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và Logistics ở tỉnh Lâm Đồng
1.4.1 Tắc nghẽn trong vận tải và giải pháp a) Đường bộ
- Tình trạng ùn tắc và “nút thắt cổ chai” thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Điển hình là ở 2 vùng nhộn nhịp Đức Trọng và TP Đà Lạt Ngoài ra, đường đô thị chỉ rộng 5-7 m nên gây ùn tắc cục bộ khi lưu lượng xe tăng đột biến, trong khi đó đường vành đai chưa hoàn chỉnh, lưu lượng xe qua trung tâm tăng, còn cửa ngõ phía Nam đường hẹp, thiếu kết nối ngang để chuyển tuyến khi có ùn tắc cục bộ và đường đèo Prenn, Mimosa OK mới được thiết kế 1 làn/hướng
- Nguy cơ quá tải của QL 20 đã rất rõ nét Hiện trạng hạ tầng của QL 20 chỉ có thể đáp ứng khoảng 7.000 - 8.000 lượt xe mỗi ngày nhưng con số lưu thông hiện tại đã lên gấp đôi Ngoài ra, sự xuyên suốt trên các tuyến Quốc lộ lớn như QL20 và QL27 không cao, các phương tiện vận tải trên tuyến luôn bị hạn chế về tốc độ
- Thực trạng trên khiến tuyến cao tốc mất an toàn giao thông nghiêm trọng Tình trạng mất an toàn giao thông xảy ra liên tục khiến luồng xe lưu thông bị ngắt đoạn và ùn ứ
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ theo kế hoạch trung hạn, kết hợp nguồn thu bổ sung từ thu phí đỗ xe, huy động tối đa nguồn vốn để đầu tư, sửa chữa hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông công cộng và nâng cấp duy tu bảo dưỡng ngăn chặn sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng
- Tổ chức phân luồng, tuyến vận tải hàng hóa nhằm hạn chế xung đột với luồng giao thông cơ giới cá nhân và giao thông phi cơ giới
- Đẩy nhanh các dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Bảo Lộc - Liên Khương để giảm tải cho hệ thống quốc lộ
- Đề án hướng việc cải thiện năng lực hệ thống đường đô thị như hoàn thiện khép kín hệ thống đường vành đai TP Đà Lạt gồm các đoạn tuyến Cam Ly – Ankorest – Xô Viết Nghệ Tĩnh - Thánh Mẫu – Mai Anh Đào – đường Vòng Lâm Viên – đường tỉnh 723 – Hùng Vương – tuyến mở mới phía Đông Nam - An Sơn – Y Dinh – An Tôn – đường Trúc Lâm Yên Tử kéo dài và tuyến Cam Ly – Phước Thành; đường tránh Prenn – Xuân Thọ; đường nối Liên Nghĩa – Thạnh Mỹ giúp giảm lưu lượng giao thông trên đèo Prenn và Mimosa và giảm phương tiện đi qua trung tâm TP Đà Lạt
20 b) Đường hàng không Thực trạng
- Cảng hàng không Liên Khương hiện chỉ có 1 cổ đường lăn ra vào nên hạn chế rất nhiều năng lực khu bay Cùng với đó, đoạn đường lăn song song chênh cao độ nên không kết nối được với sân đỗ Nút giao ra vào cảng hàng không bị ùn tắc do giao bằng và do phương tiện dừng đỗ Ngày lễ toàn bộ khu vực Quốc lộ 20 qua cảng hàng không bị ùn tắc giao thông do cảng hàng không chỉ kết nối được với Quốc lộ 20 trong khi quy mô QL20 chỉ có 2 làn xe Vào các mùa cao điểm, hàng loạt phương tiện vận tải chờ đợi và ùn ứ ở cửa
- Hạ tầng cảng hàng không Liên Khương phục vụ hàng hóa còn kém khó đáp ứng hết các nhu cầu vận chuyển
- Xây dựng các tuyến giao thông kết nối với Sân bay Liên Khương như bổ sung thêm 1 hướng kết nối với cao tốc và bổ sung tuyến đường đi trong hàng rào cảng hàng không Hạn chế xung đột với Quốc lộ 20
- Đề xuất điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thành sân bay quốc tế, sân bay cấp 4E Nâng cấp và mở rộng đồng loạt cả khu dân dụng và hàng hóa
1.4.2 Tắc nghẽn trong Logistics và giải pháp a) Số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn thưa thớt, chưa có sự đồng đều:
Lâm Đồng hiện có 7 doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, bốc dỡ hàng hóa quy mô nhỏ; 8 đơn vị thực hiện chuyển phát hàng hoá; khoảng 102 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; hơn 20 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bán buôn, bán lẻ… Tuy nhiên các doanh nghiệp, đơn vị này hầu hết hoạt động riêng lẻ, quy mô nhỏ, chưa tạo được sự liên kết thành các chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp vận tải"thưa thớt" khả năng kết nối không chặt chẽ khiến cho hoạt động bốc, xếp, phân phối hàng hoá, nông sản cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn
- Tổ chức phân bố lại các doanh nghiệp vận tải
21 - Tổ chức quy hoạch, xây dựng 2 trung tâm logistics ở huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc, cùng với các kho lạnh, kho trung chuyển vệ tinh để phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, nông sản trên địa bàn
- Xây dựng trung tâm Logistics cấp vùng ở khu vực sân bay Liên Khương phục vụ trung chuyển và phân phối hàng hóa đi các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên, kết hợp sân bay Liên Khương mở rộng để hình thành vận tải đa phương thức
- Xây dựng trung tâm phân phối hàng hoá nội đô thành phố Đà Lạt tại khu vực: Cam Ly, Thái Phiên, Nguyên Tử Lực để phục vụ lưu trữ hàng hoá và phân phối hàng hoá đến các cửa hàng siêu thị phục vụ người dân sinh sống trong khu vực thành phố b) Thiếu bến xe vận tải hàng hoá chuyên biệt:
Thậm chí, trên địa bàn tỉnh hiện có 11 bến xe ôtô khách nhưng lại không có bến xe vận tải hàng hoá chuyên biệt, trong khi toàn tỉnh có hơn 100 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bốc, xếp, phân phối hàng hóa, nông sản
Huy động tối đa nguồn vốn theo các phương thức xã hội hóa và hợp tác công tư (PPP) để đầu tư công trình giao thông đầu mối, bến, bãi đỗ xe, trung tâm logistics và phân phối hàng hóa Ngoài ra, các ban ngành liên quan hợp tác, thúc đẩy người dân phát triển mảng nông nghiệp công nghệ cao, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài c) Nguồn nhân lực về logistics còn ít, trình độ chuyên môn còn thấp Thực trạng: Đa số lao động trong ngành là lao động phổ thông, chưa được đào tạo chính quy theo đúng chuyên ngành logistics Lực lượng nhân lực logistics chưa đáp ứng được hầu hết các nhu cầu như: Kỹ năng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khả năng sử dụng các phần mềm logistics, kiến thức và kỹ năng về quản trị thu mua, quản trị vận tải, quản trị kho hàng…
Giải pháp: Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ cao về logistics cần tăng cường hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội để gắn hoạt động đào tạo, thực hành, thực tập, tuyển dụng với thực tiễn một cách thực chất, tăng cường vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp với hoạt động phát triển toàn diện nguồn nhân lực
TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TỪ TỈNH LÂM ĐỒNG
Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng
1.1: Cơ sở hạ tầng (đường bộ + đường sắt)
1.3: Xuất khẩu tuyến 1 1.4: Tắc nghẽn trong Logistics 2.6: Lập chứng từ vận tải Danh mục bảng – hình – từ viết tắt
1.3: Nhập khẩu tuyến 2 1.4: Tắc nghẽn trong vận tải 2.4: Lựa chọn hình thức gửi hàng 2.5: Biện luận chọn tuyến
Ký tên của từng thành viên trong nhóm:
DANH MỤC BẢNG BIỂU……… ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……….vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TỈNH LÂM ĐỒNG………… 1
1.1: Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Lâm Đồng………1
1.1.1: Cơ sở hạ tầng đường bộ……….1
1.1.2: Cơ sở hạ tầng đường sắt……….1
1.1.3: Cơ sở hạ tầng đường hàng không……… 2
1.1.4: Cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa……… 2
1.2: Mạng lưới giao thông tỉnh Lâm Đồng – vận chuyển nội địa quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ………2
1.2.1: Mạng lưới vận tải kết nối tỉnh Lâm Đồng với các khu vực trong nước……….3
1.2.2: Mạng lưới giao thông của tỉnh Lâm Đồng kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ…5 1.3: Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí vận chuyển cho 1 TEU xuất khẩu từ tỉnh Lâm Đồng đến Đức và nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam………7
1.3.1: Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí cho 1 TEU từ tỉnh Lâm Đồng đến Đức………7
1.3.2: Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí cho 1 TEU từ Nhật Bản về Lâm Đồng……… 13
1.4: Một số vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và Logistics ở tỉnh Lâm Đồng……….19
1.4.1: Tắc nghẽn trong vận tải và giải pháp………19
1.4.2: Tắc nghẽn trong Logistics và giải pháp………20
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TỪ TỈNH LÂM ĐỒNG……….22
2.1: Thông tin xuất phát về lô hàng………22
2.2: Tính chất của hàng hóa………23
2.2.1: Tính chất hàng hóa của lô hàng xuất – nhập khẩu………23
2.2.2: Yêu cầu vận chuyển của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu………23
2.3: Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng………24
2.4: Lựa chọn hình thức gửi hàng (FCL, LCL, loại container), PTVT, người vận tải và tuyến vận tải……… 25
2.4.1: Lô hàng xuất khẩu cà phê nhân Arabica……… 25
2.4.2: Lô hàng nhập khẩu Hạt giống hoa cúc Nhật………35
2.5: Biện luận lựa chọn PTVT & tuyến vận tải phù hợp nhất………44
2.5.1: Lô hàng xuất khẩu Cà phê nhân Arabica từ Việt Nam đi Hamburg, Đức…………44
2.5.2: Lô hàng nhập khẩu hạt giống hoa Cúc Nhật Bản……….45
2.6: Lập chứng từ vận tải………46
2.7: Giả sử giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô hàng………48
Hiện nay, vận tải đa phương thức đang dần chiếm xu thế trong ngành Logistics Đây là cầu nối hỗ trợ cho các hoạt động thương mại phát triển một cách nhanh chóng Cùng với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, vận tải đa phương thức đã nhanh chóng trở thành một phương pháp vận tải hàng hoá tiên tiến đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hoá liên quốc gia Sự ra đời của hình thức vận tải này mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế như tăng khả năng cạnh tranh về giá cũng như về chất lượng, giảm chi phí vận chuyển và just in time, từ đó giúp giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế do sử dụng phương thức vận tải này có thể chuyên chở được khối lượng hàng hoá lớn Giá trị lợi ích mà hình thức vận tải này mang lại là rất lớn, vậy những câu hỏi đặt ra là: Vận tải đa phương thức là gì? Hình thức vận tải này có những đặc điểm như thế nào? Có những phương thức vận tải đa phương thức nào?, Những câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua môn học Quản trị vận tải đa phương thức ở học kì này Và để hiểu sâu hơn những kiến thức này cũng như có thể vận dụng vào thực tế, nhóm chúng em xin chọn đề tài “TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO MỘT LÔ HÀNG XUẤT VÀ NHẬP KHẨU TỪ LÂM ĐỒNG” i
1.1 Khoảng cách và thời gian hao phí trên mỗi chặng trong tuyến 1 – lô hàng xuất
1.2 Chi phí và thời gian tổ chức vận tải đa phương thức trong tuyến 1 – lô hàng xuất
1.3 Khoảng cách và thời gian hao phí trên mỗi chặng trong tuyến 2 – lô hàng xuất
1.4 Chi phí và thời gian tổ chức vận tải đa phương thức theo tuyến 2 11
1.5 Khoảng cách và thời gian hao phí trên mỗi chặng trong tuyến 3- lô hàng xuất
1.6 Chi phí và thời gian tổ chức vận tải đa phương thức theo tuyến 3 - lô hàng xuất
1.7 Khoảng cách và thời gian hao phí trên mỗi chặng trong tuyến 1 – lô hàng nhập
1.8 Chi phí và thời gian tổ chức vận tải đa phương thức theo tuyến 1 – lô hàng nhập
1.9 Khoảng cách, thời gian hao phí trên mỗi chặng trong tuyến 2 – lô hàng nhập
1.10 Chi phí và thời gian tổ chức vận tải đa phương thức theo tuyến 2 – lô hàng nhập
1.11 Khoảng cách, thời gian hao phí trên mỗi chặng trong tuyến 3 – lô hàng nhập
1.12 Chi phí và thời gian tổ chức vận tải đa phương thức theo tuyến 3
2.1 Thông tin xuất phát của lô hàng xuất và nhập khẩu 22
2.2 Tính chất của hàng hóa xuất và nhập khẩu 23
2.3 Các yêu cầu của chủ hàng và đơn vị vận chuyển 23
2.4 Khái quát tuyến 3 vận tải thực hiện IMT cho lô hàng Việt Nam - Đức
2.5 Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng
2.6 Bảng chi phí xuất khẩu cho 1 TEU theo tuyến 1 27
2.7 Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng
2.8 Bảng chi phí xuất cho 1 TEU theo tuyến 2 30
2.9 Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng
2.10 Bảng chi phí xuất khẩu tuyến 3 33
2.11 Khái quát 3 tuyến vận tải thực hiện IMT cho lô hàng nhập khẩu 35
2.12 Khoảng cách và thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến 1
2.13 Bảng chi phí nhập khẩu cho 1 TEU theo tuyến 1 37
2.14 Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến 2
2.15 Bảng chi phí nhập khẩu cho 1 TEU theo tuyến 2 40 iii
2.16 Khoảng cách và thời gian hao phí và nhà vận chuyển trên mỗi chặng tuyến 3
2.17 Bảng chi phí nhập khẩu cho 1 TEU theo tuyến 3 42
2.18 Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của tất cả 3 phương án cho 1 TEU lô hàng xuất khẩu
2.19 Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án cho lô hàng xuất khẩu
2.20 Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của tất cả 3 phương án cho 1 TEU lô hàng nhập khẩu
2.21 Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án cho lô hàng xuất khẩu
2.22 Tình huống khiếu nại và hướng giải quyết cho lô hàng xuất khẩu 48 2.23 Tình huống khiếu nại và hướng giải quyết cho lô hàng nhập khẩu 49 iv
1.1 Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng 3
1.2 Hành lang vận tải Đông – Tây 5
1.3 Các hành lang vận tải chính ở Lâm Đồng 6
1.4 Phương án vận tải theo tuyến 1 – lô hàng xuất 7 1.5 Phương án vận tải theo tuyến 2 – lô hàng xuất 9 1.6 Phương án vận tải theo tuyến 2 – lô hàng nhập 15 1.7 Phương án vận tải theo tuyến 3 – lô hàng nhập 17 2.1 Tuyến đường từ kho ở Lâm Đồng đến kho ở Đức tuyến 1 26 2.2 Mô hình chuỗi vận tải trong tuyến 1 – lô hàng xuất 27 2.3 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức - tuyến 1 29 2.4 Tuyến đường vận chuyển từ Lâm Đồng đến Hamburg, Đức tuyến 2 29 2.5 Mô hình chuỗi vận tải trong tuyến 2 – lô hàng xuất 29 2.6 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức - tuyến 2 32 2.7 Tuyến đường trên được minh họa trong hình trên 32 2.8 Mô hình chuỗi vận tải theo tuyến 3 – lô hàng xuất 32 2.9 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức - tuyến 3 34 2.10 Tuyến đường vận chuyển hàng từ Nhật Bản đến Lâm Đồng tuyến 1 36 2.11 Mô hình chuỗi vận tải trong tuyến 1 – lô hàng nhập 36 v
2.12 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức - tuyến
2.13 Tuyến đường vận chuyển hàng từ Nhật Bản đến Lâm Đồng tuyến
2.14 Mô hình chuỗi vận tải trong tuyến 2 – lô hàng nhập 39
2.15 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức - tuyến
2.16 Tuyến đường từ kho ở Nhật Bản đến kho ở Lâm Đồng tuyến 3 41 2.17 Mô hình chuỗi vận tải theo tuyến 3 – lô hàng nhập 41
2.18 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức - tuyến
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
DDP Delivered Duty Paid ICD Inland Container Depot
IMT Intermodal Transport IMTO Intermodal Transport Operator PTVT Phương tiện vận tải
FCL Full Container Load LCL Less than Container Load vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Lâm Đồng
1.1.1 Cơ sở hạ tầng đường bộ
Sau hơn 20 năm đầu tư xây dựng và phát triển trong hoàn cảnh hoà bình, Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước
Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó:
Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống
Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đường nhựa, 134,18km đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dự kiến sẽ khai thông xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch Trên toàn tuyến đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống
Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km, trong đó 171,32km đường nhựa, 282,32km đường cấp phối và 532,05km đường đất, trên toàn tuyến có 82 cầu với 1.271,9m dài và 487 cống
Toàn tỉnh hiện có 11 bến xe trạm dừng, bao gồm: Bến xe liên tỉnh Đà Lạt, Bến xe trung tâm huyện Di Linh, bến xe khách Tân Hà,
1.1.2 Cơ sở hạ tầng đường sắt
Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích khai thác dịch vụ du lịch Trong tương lai, để có thể khôi phục lại tuyến đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm, địa phương cần có sự đầu tư rất lớn của ngành đường sắt và kể cả của quốc tế
1.1.3 Cơ sỏ hạ tầng đường hàng không
Cảng Hàng không Liên Khương là đầu mối giao thông đường hàng không quan trọng đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Đà Lạt, một trong những trung tâm du lịch dã ngoại hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung
Cảng hàng không Liên Khương có một đường hạ cất cánh dài 2.350 mét, rộng 37 mét; Một đường lăn dài 94 mét, rộng 19 mét; Sân đậu máy bay có diện tích 23.100m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70, Sân đậu ôtô có diện tích 1.478m2 Nhà ga hành khách có diện tích 1.000m2 Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe Nạp điện tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa Sân bay có thể đón các loại máy bay như Boeing 767 hay Airbus A320, A321,… Và có khả năng phục vụ từ 1.000.000 lượt khách mỗi năm
1.1.4 Cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa
Do đặc điểm địa hình núi và cao nguyên nên hệ thống sông suối ở Lâm Đồng ít có giá trị giao thông Ngay trên sông Đồng Nai, tuy là con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh nhưng trên sông có nhiều ghềnh thác và nước lên xuống theo mùa, nên giao thông chỉ thực hiện được trên những đoạn ngắn với những phương tiện nhỏ và thô sơ của cư dân vùng ven bờ sông Giao thông đường sông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ dồn về nên nước chảy xiết và lòng sông có nhiều bãi đá hoặc ghềnh thác nguy hiểm nên giao thông bị hạn chế, chỉ có các bè mảng gỗ và tre nứa được khai thác và vận chuyển trên sông là khá thuận lợi Giao thông trên sông Đồng Nai giúp cho giao lưu hàng hoá giữa huyện Cát Tiên và tỉnh Bình Dương thêm thuận tiện
1.2 Mạng lưới giao thông tỉnh Lâm Đồng – vận chuyển nội địa và quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nên mạng lưới giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng Tuy có đủ 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ nội địa, nhưng trong đó đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất; đường sắt, đường không và đường thủy nội địa chưa khai thác được nhiều Đặc biệt, đường sắt và đường thủy nội địa không có các tuyến vận tải nội địa và quốc tế
1.2.1 Mạng lưới vận tải kết nối tỉnh Lâm Đồng với các khu vực trong nước
Hình 1.1 :Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng
Mạng lưới đường bộ hiện có phân bố tương đối hợp lý, nối liền giữa trung tâm tỉnh đến trung tâm huyện, xã và các điểm tập trung dân cư
Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Hệ thống tỉnh lộ kết nối với hệ thống QL tạo thành mạng lưới bàn cờ thuận lợi cho việc kết nối giao thông nội tỉnh và liên tỉnh đặc biệt là đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên, Duyên Hải và Miền Bắc