Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt...6... Theo anh chịđiều này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT làthu
Trang 1buổi thảo luận thứ tư
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊNNHÓM 4 - LỚP QT47.1
1 Nguyễn Ngọc Lan Anh 2153801015012
3 Nguyễn Hoàng Lan Anh 2253801015021
4 Nguyễn Ngọc Vân Anh 2253801015029
Trang 3Mục lục
I Lý thuyết 1
1 Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không? 1 2 Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu? 1 3 Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu? 2 4 Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế suất 0% không? Tại sao? 2 5 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT? 2 6 Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa pháp lý của hiện tượng này? 3 7 Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng được hưởng thuế suất thuế 2 Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB 5 3 Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không chịu thuế GTGT 5 4 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 5 5 Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 6
Trang 46 Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt 6 7 Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán đã bao gồm tiền thuế GTGT 6 8 Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT như nhau 6 9 Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu 7 10 Người nộp thuế BVMT chỉ có thể là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế BVMT 7 11 Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB 7 12 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường 7
III Tình huống 8
Tình huống 1: 8
1 M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu thụ trong nước? Tại sao? 8 2 Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao? 8 3 Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT khi bán rượu cho Q? Vì sao? 8
Tình huống 2: 9
1 Với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ, Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế của những sắc thuế nào? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích tại sao? 9 2 Lập luận của Thanh Sơn là đúng hay sai? Tại sao? 10 3 Giả sử 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì ai là đối tượng nộp thuế (Thanh Sơn hay các đại lý của Thanh Sơn)? Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp này như thế nào? 10 4 Quan hệ kinh doanh giữa Thanh Sơn và các đại lý có làm phát sinh thuế GTGT không? Tại sao? 11
Tình huống 3: 11
1 Ông A phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi nhập khẩu ô tô nói trên 11
Trang 52 Theo anh (chị), các lập luận của ông Văn là đúng hay sai? Tại sao? 12 3 Giá tính thuế đối với từng loại thuế được xác định như thế nào? 12 4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là đúng hay sai? Tại sao? 12
Trang 6I Lý thuyết
1 Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị)điều này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT làthuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quátrình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không?
- Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT Điều này không có mâu thuẫn với Điều 2 Luật thuế GTGT vì Điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng”.
- Và đối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
- Vậy nên về bản chất thì thuế GTGT được đánh trên tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ đem ra tiêu dùng trên lãnh thổ quốc gia nhằm tạo sự công bằng, bình đẳng giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài dưới góc độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT sẽ được tính trên giá đã bao gồm cả Thuế NK và Thuế TTĐB Sau này, phần Thuế GTGT đó sẽ do người tiêu dùng cuối cùng chịu, Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được khấu trừ nó khi bán HH ra Từ đó, tạo ra phần GTGT đầu vào cho các chủ thể để họ có thể khấu trừ thuế GTGT đầu ra đầu vào.
2 Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt nhưthế nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu?
- Nhà nước điều tiết thuế không xem xét đến yếu tố chủ thể cũng như mục đích nhập khẩu là gì mà nhà nước chỉ quan tâm đến hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vào lãnh thổ Việt Nam làm gia tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thị trường Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức kinh tế trong nước Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, tùy thuộc vào quan hệ ngoại giao – thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác mà có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau như thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông thường Như vậy khi VN ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về kinh tế và có quy định mức thuế suất thấp thì VN buộc phải tuân thủ đúng như cam kết.
- Tuy nhiên, để đảm bảo thu nguồn lợi cho ngân sách NN từ thuế thì phải áp dụng GTGT Như thế NN cùng một lúc vừa thu được thuế vừa tuân thủ các cam kết đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài Do dó, thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng khi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
- Thuế GTGT: đánh vào phần tăng thêm - Thuế NK: ngoại giao, đánh toàn bộ
Trang 73 Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ýnghĩa của mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?
- Luật Thuế GTGT hiện hành quy định áp dụng 03 mức thuế suất: 0%, 5% và 10% với những quy định cụ thể như sau:
+ Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu Mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật Trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT.
+ Thuế suất 5%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, được khuyến khích tiêu dùng, sản xuất trong nước, hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định cụ thể về các hàng hóa dịch vụ hưởng thuế suất 5%.
+ Thuế suất 10%: Mức thuế suất cơ bản, áp dụng với tất cả các hàng hóa, dịch vụ còn lại. Mục 3 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu mức thuế 0% và 5% thì chịu mức thuế suất 10%.
- Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có ý nghĩa:
+ Nhường quyền đánh thuế cho nơi hàng hoá tiêu dùng Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
+ Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vì được hoàn thuế GTGT nên giá hàng hoá dịch vụ xuất khẩu giảm đi tạo điều kiện cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu,đồng thời kích thích tăng cường hàng xuất khẩu.
+ Để được hoàn thuế thì Doanh nghiệp phải hoá đơn chứng từ đầy đủ, hợp lệ, thúc đẩy tăng cường hạch toán kinh doanh.
4 Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có đượchưởng thuế suất 0% không? Tại sao?
- Theo nhóm em là có Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% nhưng trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016).
- CSPL: Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013.
5 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháptính thuế trực tiếp trên GTGT?
Đối với phương pháp khấu trừ:
- Khoản 2 Điều 9 Luật Thuế GTGT quy định có 2 điều kiện:
Trang 8+ Thứ nhất, điều kiện bắt buộc: Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ .
+ Thứ hai, điều kiện tùy nghi gồm 2 điều kiện nhỏ sau:
Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
Đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
- CSPL: Theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế GTGT áp dụng đối với hai đối tượng:
+ Thứ nhất, đối với cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì bắt buộc nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không cần biết có hay không có sử dụng đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.
+ Thứ hai, đối với các cơ sở kinh doanh còn lại (ngoại trừ đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý) thì không đáp ứng đủ điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
6 Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩapháp lý của hiện tượng này?
Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra trong quá trình khấu trừ thuế Thuế GTGT luôn là sự liên hoàn của đầu ra trừ cho đầu vào Theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và đầu vào Sự đứt gãy phát sinh khi đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng lại không có thuế đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào rơi vào trường hợp không chịu thuế GTGT) Lúc này sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được cơ sở để khấu trừ thuế Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng không phát sinh số thuế đầu ra thì đối tượng chịu thuế cũng không được hoàn thuế
7 Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng được hưởng thuế suấtthuế GTGT là 0%?
Đối tượng không chịu thuế: Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 và khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/2/2015.
- Đối tượng: Áp dụng đối với một số đối tượng trong sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử như:
+ Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ
Trang 9chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
+ Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
+ Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
+ Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại… (Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính)
+ Kê khai thuế: Doanh nghiệp không phải kê khai.
+ Khấu trừ và hoàn thuế: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.
+ Xuất hóa đơn: Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng Trên hóa đơn giá trị gia tăng chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán Dòng thuế suất, số thuế giá trị gia tăng không ghi và gạch bỏ.
Đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%: Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013.
- Đối tượng: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu (Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016).
+ Kê khai thuế: Doanh nghiệp phải kê khai.
+ Khấu trừ và hoàn thuế: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định.
+ Xuất hóa đơn: Giống như các đối tượng chịu thuế khác: phần thuế suất điền 0%, tiền thuế 0, tiền thanh toán đã bao gồm cả tiền thuế.
8 Tại sao không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế giá trị GTGTkhác nhau?
Không nên quy định nhiều mức thuế suất GTGT khác nhau vì việc quy định mức thuế suất đó đã có tác động không tốt cho quá trình phân công lao động xã hội và phân bổ vốn, đồng thời cũng gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý thu, nộp thuế, tạo kẻ hở cho việc trốn thuế Vì vậy, xu hướng chuyển dần từ cơ chế nhiều thuế suất sang cơ chế một thuế suất là phù hợp và cần thiết vừa phù hợp với xu thế quốc tế.
Trang 10- CSPL: Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về người nộp thuế: “ Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.”
- Ở đây, Luật quy định về việc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu TTĐB thì mới là người nộp thuế TTĐB, còn hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB thì chỉ có hành vi sản xuất và nhập khẩu mới chịu thuế Bởi vì thuế TTĐB áp dụng với các hành vi làm xuất hiện hàng hóa đầu tiên trên thị trường.
2 Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổchức khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế: “ Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.”
- Vì lí do trên nên hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức khác xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế TTĐB.
3 Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thìkhông chịu thuế GTGT.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 2 Luật thuế TTĐB 2008; Điều 2 luật thuế GTGT 2008
- Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB và hành vi kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế.
- Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
→ Thuế giá trị gia tăng và thuế TTĐB là hai sắc thuế khác nhau, có mục tiêu điều tiết khác nhau thế nên hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì vẫn chịu thuế GTGT
4 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khuchế xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêuthụ đặc biệt.
- Nhận định sai
- CSPL: Khoản 2 Điều 2 nghị định số 108/2015/NĐ-CP
Trang 11- Hàng hóa là các sản phẩm hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này thì mới là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
5 Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộpthuế tiêu thụ đặc biệt.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 4 luật thuế TTĐB 2008
- Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế đặc biệt Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân cóhoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Vậy không phải lúc nào cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn cũng là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ xác định nộp thuế là “có phải là hành động tác động lên đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt” chứ không dựa vào số lượng hàng hóa.
6 Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhậpkhẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 2 luật thuế TTĐB 2008
- Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf chỉ phải nộp thuế nhập khẩu chứ không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Vì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là dịch vụ kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy Jacpot, dịch vụ kinh doanh golf chứ không có hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf.
7 Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước làgiá bán đã bao gồm tiền thuế GTGT.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 6 luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008; Điều 4 nghị định số 108/2015/NĐ-CP
- Giá tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lí thuế Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật về thuế GTGT
8 Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuếGTGT như nhau
- Nhận định sai.