TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAMKHOA DƯỢC TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC MAC LENIN Đề tài 3: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA DƯỢC TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC MAC LENIN
Đề tài 3: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại’’để làm rõ ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên hiện
nay
Họ và tên : NGUYỄN HOÀNG NGÂN
Mã sinh viên : 1575020133
Lớp : Dược 15-03
HÀ NỘI, THÁNG 4/2022
Mục lục
Trang 2Phụ Đề Trang
MỞ ĐẦU ……… …… 3
I Lý do chọn đề tài ……… ………….…… 3
II Mục đích nghiên cứu……….……… 3
III Phạm vi nghiên cứu của đề tài……….3
NỘI DUNG……… ……… 4
I Lượng và Chất trong triết học Mác-lênin Sự chuyển đổi lượng và chất… 4
1 Khái niệm chất và lượng……… ……….4
1.1 Khái niệm về chất………4
1.2 Khái niệm về lượng……….5
2 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại….…5 3 Ý nghĩa phương pháp luận……….7
II Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên……8
1 Mối liên hệ giữa Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và quá trình học tập của sinh viên………8
1.1 Sự khác nhau giữa việc học tập ở phổ thông và Đại học…………8
1.2 Phong cách học của sinh viên phải được hiểu thế nào? 9
1.3 Hình thành động cơ học tập và nghiên cứu……… 10
1.4 Phương pháp học tập của sinh viên……… 10
1.4.1 Mỗi bài giảng đặt một câu hỏi……… ……… 10
1.4.2 Luyện tập khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức…… ….11
1.4.3 Tham gia các nhóm học tập……… …… 11
1.4.4 Nâng cao kĩ năng mềm……… 11
1.4.5 Giải trí, sinh hoạt điều độ.Tham gia hoạt động ngoại khóa 12
1.4.6 Có ý thức cộng đồng tốt.1……… 12
KẾT LUẬN………13
Trang 3Mở đầu
I Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại ngày nay, yêu cầu về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao UNESCO khẳng định: “Giáo dục hôm nay và tương lai phải được xây dựng trên bốn trụ cột: học để biết; học để làm; học để là chính mình, học để chung sống Do đó, việc làm thế nào làm cho học sinh
có thể ham học hỏi, tập trung học tập, nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, đặc biệt có năng lực tự học, nghiên cứu, có kỹ năng, kỹ xảo ứng xử với thực tế ngày càng phát triển nhanh chóng và được coi trọng
Sinh viên là những trí thức tương lai của đất nước, sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao Vì vậy, nếu tiếp tục học theo cách truyền thống, sinh viên sẽ không thể tồn tại được trong môi trường đại học khắc nghiệt, đặc biệt là Đại học Đại Nam Vì vậy, em chọn đề tài này với hy vọng có thể giúp ích một phần nào đó cho các bạn sinh viên trường Đại học Đại Nam tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và quy luật chung về lượng và chất Từ đó có thể giúp chúng ta hình dung ra một phương pháp học mới phù hợp với mình, rút ra được nhiều bài học cho bản thân trong học tập
II Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng được quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng vào trong thực tiễn đời sống Giúp nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại Nam nói riêng
III Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tóm gọn trong việc phân tích sự chuyển hóa giữa chất – lượng và áp dụng cho sinh viên Đại học
Trang 4Nội dung
I Lượng và Chất trong triết học Mác-lênin Sự chuyển đổi lượng và chất
1 Khái niệm chất và lượng
1.1 Khái niệm về chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật, hiện tượng là nó và phân biệt nó với cái khác
Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật,hiện tượng; nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác thì chất của
nó vẫn chưa thay đổi
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có cái chất riêng Như vậy, mỗi sự vật hiện tượng không phải chỉ là một chất mà có nhiều chất
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài
sự vật
Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng được biểu hiện chất của sự vật.Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại thành chất của sự vật
Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn… Thể kết tinh, tan trong nước, vị mặn là những tính chất (thuộc tính) quy định vốn có của sự vật (muối) không lệ thuộc ý muốn của con người do vậy mang tính khách quan
Trang 5Như những gì phân tích ở trên, việc phân biệt giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính chất tương đối
1.2 Khái niệm về lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt,…
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định
Mỗi sự vật khi tồn tại cũng có nhiều lượng tùy theo cách thức xác định
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối: có cái trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ kia lại là lượng
2 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
+ Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng,
chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất
và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng
+ Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm
nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất
Trang 6- Các khái niệm: độ, điểm nút, bước nhảy, xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nhau giữa chất và lượng
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi
về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất;
Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy, gọi là điểm nút
Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút trên
sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới Sự thống nhất giữa lượng mới với chất mới tạo
ra độ mới và điểm nút mới
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là
sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng
Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện trong sự vật, hiện tượng mới đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy rabước nhảy mới
Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới
Những thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và ngược lại; chất
là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn Lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp
Trang 7tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục
3 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong bất cứ sự vật nào sẽ luôn có hai phương diện chất và lượng cùng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy phải coi trọng cả lượng và chất trong cả nhận thức và lẫn trong cả thực tiễn để có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta
Trên thực tế chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau, nên ta phải dựa vào mối quan hệ của sự vật, hiện tượng đó với thế giới bên ngoài để làm biến đổi dần dần về lượng hoặc thúc đẩy hoạt động của chất mới làm thay đổi lượng
Khi đạt đến được mức độ nhất định, hay vượt qua khoảng độ của nó thì lúc đó chất mới được biến đổi Tùy thuộc vào sự vật, hiện tượng mà khoảng độ này có thể ngắn hay dài do vậy trong thực tế cần tránh không được nôn nóng Ta có thể tác động được đến chất của sự vật, hiện tượng khi vượt qua điểm nút nên cũng cần khắc phục tư tưởng bao thủ
II Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên
Vào đại học với vai trò quan trọng trong việc xây dựng tương lai đất nước, đó là niềm vinh dự, là phần thưởng cao quý nhưng cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ cao
cả đối với những học sinh đã nỗ lực phấn đấu trong suốt những năm học phổ thông Nhưng nhiệt huyết, ý chí và quyết tâm được khuyến khích ở trường phổ thông và phương pháp học tập có còn phù hợp ở trường đại học không? Đây là những câu hỏi quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của sinh viên.Vì vậy, ngay từ những năm học đầu tiên, các bạn sinh viên phải dành nhiều thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng, nghiêm túc cũng như lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng, để quá trình học
Trang 8tập đạt hiệu quả cao Chúng ta sẽ cùng phân tích một số các khía cạnh trong việc học tập của sinh viên – đồng thời phân tích chúng dưới Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
1 Mối liên hệ giữa Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và quá trình học tập của sinh viên
Sự vật, hiện tượng bao giờ cũng vận động và phát triển bằng cách tích lũy dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và không ngoại lệ việc học tập của sinh viên cũng vậy Lên đại học, sinh viên cần phải đăng
ký và học đủ các tín chỉ, học phần và để mỗi môn học có thể đạt được kết quả tốt nhất thì chúng ta cần phải trao dồi và tích lũy đủ kiến thức cho kỳ thi kết thúc Như vậy chúng ta có thể coi thời gian học là độ, quá trình tích lũy lượng là quá trình học tập, các bài kiểm tra và kỳ thi là nút và bước nhảy sẽ là kết quả đạt yêu cầu của kỳ thi đó
1.1 Sự khác nhau giữa việc học tập ở phổ thông và Đại học
Khi bước chân vào môi trường đại học thì chứng tỏ bạn đã trưởng thành hơn, cùng với đó là những sự khác biệt rõ ràng giữa việc học ở phổ thông và học ở đại học Cụ thể như:
Tự học là chính:Tự học là kỷ luật tự giác trong học tập, là sáng kiến suy nghĩ về việc tự tìm kiếm kiến thức và học các kỹ năng không chỉ trong lớp học mà còn bên ngoài trường học Nếu ở trường trung học, bạn được kèm cặp và thường xuyên được nhắc nhở bởi giáo viên và cha mẹ, thì ở trường đại học, ý thức của bản thân sẽ
là là nhân tố quyết định nhất đối với khả năng học tập
Khối lượng kiến thức: Lượng kiến thức ở bậc đại học đã tăng lên chóng mặt Sự gia tăng đáng kể lượng kiến thức sẽ khiến sinh viên mới gặp nhiều khó khăn và
Trang 9thậm chí có thể bị sốc Vì vậy, các sinh viên mới phải tích cực học tập và sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi này
Kiến thức đa dạng: Rõ ràng, sự đa dạng của kiến thức sẽ tỷ lệ thuận với mức độ đào tạo càng cao, kiến thức càng đa dạng Ví dụnếu các hoạt động ở trường trung học chủ yếu được thực hiện trong lớp , thì trường đại học cũng có nhiều thách thức được đặt tên: thực hành, thuyết trình, Đó là một cơ hội nhưng cũng một thách thức chỉ dành cho sinh viên
Lớp học đông hơn: Một lớp họp ở đại học có thể có đến hang tram sinh viên, thầy cô do đó cũng khó có thể quan sát, quan tâm đến nhiều sinh viên như các thầy
cô ở phổ thông được
Tự do hơn, trách nhiệm cao hơn: Khi trở thành sinh viên, ba mẹ sẽ dần dần càng
ít can thiệp hơn vào chuyện học hành và đời sống hơn, đặc biệt là các bạn sống xa nhà Nhưng đồng nghĩa với điều đó là việc ta cần phải tự lập và tự giác cao hơn Một phút ăn chơi, la cà là đi luôn đời sinh viên
1.2 Phong cách học của sinh viên phải được hiểu thế nào?
Nhiệm vụ của sinh viên đại học là học tập, rèn luyện, tu dưỡng và phấn đấu trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng và bảo vệ cho quê hương, tổ quốc Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường , mỗi học viên phải nắm bắt sâu sắc quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước, hiểu rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng được phong cách mới và phương pháp học tập và rèn luyện hợp
lý
Mỗi sinh viên nên phải tự đặt cho mình câu hỏi: “học như thế nào?”, “ học để làm gì?”, “ học cho ai?” Từ đó xác định được mục tiêu học tập là phải phấn đấu trở thành người như thế nào? Để làm được điều này, sinh viên phải thường xuyên cải thiện tình hình và nhiệm vụ của mình, nắm vững các yêu cầu của ngành giáo dục nhất là đối với bậc giáo dục Đại học Có một thực trạng đáng buồn hiện nay, trong
Trang 10các trường học đang xảy ra tình trạng học sinh xác định mục tiêu phấn đấu là chỉ để vượt qua các kỳ thi Vì vậy, nhiều sinh viên vẫn chưa tìm được phương pháp học tốt và hiệu quả Việc xác định mục đích của nghiên cứu và học tập không thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hay giai đoạn mới vào trường, mà đó là cả một quá trình lâu dài
1.3 Hình thành động cơ học tập và nghiên cứu
Việc xác định được mục tiêu học tập cũng là xác định được động cơ học tập Bởi
vì động lực học không có sẵn, cũng không bị áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá học hỏi và chinh phục kiến thức Từ những nhu cầu với các đối tượng học tập và từ các yếu tố bên ngoài tạo thành động lực thúc đẩy các hoạt động học tập của sinh viên Do đó, xác định được động cơ học tập là ý thức, nhiệm vụ của mỗi sinh viên
Ở trường đại học, nếu sinh viên muốn học tốt, họ phải có động cơ mạnh mẽ Khi xây dựng động cơ học tập, chúng ta phải chú ý đến đặc điểm tâm lý cá nhân của mình và đặc điểm của nghề nghiệp mà chúng ta đang theo học Động lực được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nghề nghiệp Lòng yêu nghề càng cao thì khả năng học tập, nghiên cứu càng lớn
Hình thành động cơ học tập đúng đắn có thể nói là đặc điểm xác định của nội dung, hình thức và phương hướng học tập tốt
1.4 Phương pháp học tập của sinh viên
Sau khi hình thành thành công động lực học tập, bước tiếp theo là xác định phương pháp học tập phù hợp Nếu phương pháp học đúng với có động cơ thì nó sẽ giúp ta luôn hào hứng, háo hức học hỏi, cháy hết mình với cuộc đời sinh viên
1.4.1 Mỗi bài giảng đặt một câu hỏi
Trang 11Vào buổi tối hôm trước, bạn hãy chuẩn bị tài liệu cho bài giảng, sau đó hãy viết
ra những câu hỏi Xem xét kỹ càng những tài liệu mà giảng viên đã đề cập, chỉnh sửa và trau chuốt những câu hỏi sao cho phù hợp Đây một trong những cách hữu dụng nhất để luôn tập trung và hứng thú với bài giảng
1.4.2 Luyện tập khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức
Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở trên đại học, thầy cô đều giảng bài một cách rất nhanh và liền mạch Thế nhưng thời gian ôn thi lại thường ngắn chỉ được vỏn vẹn trong vòng 1-3 tuần với rất nhiều môn học như thế Đây quả là một thách thức lớn không chỉ với tân sinh viên
Để tránh không bị rơi vào một tình huống khẩn cấp trong khoảng thời gian này, hãy tự rèn luyện khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức của bạn ngay bây giờ Trong mỗi bài học, bạn nên ghi lại các ý chính của bài học đó, hoặc tốt hơn tự tạo một bản đồ tư duy Vậy là về mặt chuẩn bị cho kỳ thi , thay vì phải đọc hàng chục trang sách giáo khoa khô khan, chúng ta chỉ phải xem vài trang ghi chú đã chuẩn bị trước đó
1.4.3 Tham gia các nhóm học tập
Nếu bạn không có nhiều bạn, hãy tìm một nhóm để cùng nhau học tập và tham gia các hoạt động cùng nhau Khi bạn học trong một nhóm, bạn sẽ có động lực học tập hơn Hay khi bạn gặp khó khăn khi giải quyết một nhiệm vụ, một nhóm học tập
sẽ giúp bạn giải quyết chúng nhiều hơn Một suy nghĩ của mỗi người bạn cũng sẽ giúp bạn tìm được nhiều thứ hơn để thực hiện công việc Ngoài ra, làm việc theo nhóm là một phương pháp hiệu quả để giảm tải khối lượng công việc và đảm bảo rằng bạn luôn hiểu bài
1.4.4 Nâng cao kĩ năng mềm