1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên đại học bách khoa thành phố hồ chí minh hiện nay

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Về Ý Thức Vào Việc Giáo Dục Chủ Nghĩa Yêu Nước Cho Sinh Viên Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Văn Anh Kiệt, Phạm Đức Long, Huỳnh Phi Long, Phạm Tấn Lộc, Phạm Văn Hoài Linh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Hoa
Trường học Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác – Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 242,5 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (6)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài (6)
  • 5. Kết cấu của đề tài (7)
  • Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ Ý THỨC (8)
    • 1.1. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức (8)
      • 1.1.1. Nguồn gốc của ý thức (8)
      • 1.1.2. Bản chất của ý thức (11)
      • 1.1.3. Kết cấu của ý thức (12)
    • 1.2. Vai trò của ý thức (17)
      • 1.1.1. Vai trò của ý thức trong hoạt động nhận thức (17)
      • 1.1.2. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn (19)
  • Chương 2 GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY (23)
    • 2.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay (23)
      • 2.1.1. Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” (23)
      • 2.1.2. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay (24)
    • 2.2 Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho (26)
      • 2.2.1. Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (26)
    • 2.3. Thực trạng và giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (27)
      • 2.3.1. Thực trạng về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (27)
      • 2.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (30)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay ý thức luôn là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến các hành động của con người, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay, ý thức có vai trò ngày càng quan trọng Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:” Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức, ý thức không những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội” (1) 1 Vậy chúng ta có thể hiểu rằng ý thức là sự phản ánh của thế giới hiện thực bởi bộ óc con người và có tác động tới hành động, tư duy của mỗi cá nhân Đối với dân tộc Việt Nam ta có thể nói ý thức là thứ đi xuyên suốt chiều dài lịch sử từ đó tạo nên chủ nghĩa yêu nước của con người Việt Nam, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (2)2 Từ đó ta nhận xét rằng chính ý thức, tinh thần yêu nước của nhân dân ta là nòng cốt và sức mạnh to lớn để giúp đất nước ta tồn tại và phát triển như ngày hôm nay Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức và tinh thần yêu nước đó ngày càng được phát triển có thể thấy được thông qua sự phát triển ổn định và trật tự xã hội, tuy nhiên vẫn còn có các thế lực thù địch, phản cách mạng vẫn âm thầm xuyên tạc, chống phá các đường lối của Đảng.Vì vậy, giải pháp cấp thiết hiện nay là giáo dục chủ nghĩa yêu nước đúng đắn cho mỗi người dân, đặc biệt là tầng lớp sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng Sinh viên Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh là sinh viên thuộc khối kĩ thuật, có tư duy đổi mới sáng tạo, tích cực trong việc học tập, tiếp cận công nghệ, tuy nhiên phần đa sinh viên vẫn chưa có đầy đủ tư duy và hiểu sâu về các vấn đề chính trị, xã hội, do đó việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

2 https://lsvn.vn/tuyen-ngon-doc-lap-ket-tinh-va-toa-sang-nhung-gia-tri-van-hoa-tieu-bieu-cua-dan-toc-viet-nam-1693561168.html sinh viên là một điều hết sức cần thiết Thấy được tính cấp thiết của vấn đề trên do đó nhóm chọn đề tài:” Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm bài tập lớn để kết thúc môn học Triết học Mác - Lênin.

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, nhóm đã tiến hành nghiên cứu dựa trên những phương pháp sau:

Thứ nhất, nhóm phân tích nội dung đề tài dựa trên cơ sở thế giới quan Nhóm sẽ dựa vào nhận thức cơ bản không chỉ của những thành viên trong nhóm, mà còn của một số cá nhân trong xã hội Từ đó nhóm có thể làm rõ một số nội dung trong đề tài như tình hình, đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh, những thực trạng về việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với sinh viên trong trường.

Thứ hai, nhóm sẽ áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử Bằng phương pháp này, thông qua lịch sử phát triển của đất nước, sự đấu tranh và những thăng trầm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam, ta có thể khơi dậy niềm tự hào và ý chí góp sức xây dựng đất nước của sinh viên trong trường, qua đó dễ dàng hơn giáo dục cho sinh viên về chủ nghĩa yêu nước.

Cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp phân tích, liệt kê, so sánh và đối chiếu. Bằng những phương pháp này, nhóm có thể làm rõ nguồn gốc, vai trò của ý thức, đưa ra được nhiều giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, không những thế,bằng phương pháp so sánh và đối chiếu, nhóm có thể đưa ra những ví dụ thể hiện nội dungcủa đề tài, qua đó khiến nội dung đối với người đọc trở nên thuyết phục hơn.

Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài có 04 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Trong đó phần nội dung được chia thành 02 chương và

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ Ý THỨC

Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

1.1.1 Nguồn gốc của ý thức Ý thức là một khái niệm đã xuất hiện rất lâu và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, là nhân tố ảnh hưởng đến định hướng hành động của con người Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là: “Nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất” 1 Đặc biệt là những nhà chủ nghĩa duy tâm khách quan tiêu biểu như : “Plato, Hegel đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực”Error: Reference source not found Bên cạnh đó, theo các nhà duy vật siêu hình phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần, họ đồng nhất ý thức với vật chất, họ cho rằng:

" Ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra” như: "Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật" 2 Tuy có nhiều cách giải thích nhưng cả hai trường phái duy tâm và duy vật đều có nhiều sai lầm trong việc hiểu về ý thức, chỉ đến thời của C.Mác ông mới có những định nghĩa đúng đắn về ý thức Theo C.Mác: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”Error: Reference source not found Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng:”Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức, ý thức không những có nguồn gốc tự

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh),

Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 69.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh),

Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 70. nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội” 1 Như vậy chúng ta có thể hiểu ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo, là tác nhân định hướng các hành động của con người, phản ánh hiện thực khách quan của xã hội và lịch sử, ý thức chỉ có ở bộ não của con người và có cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Đầu tiên chúng ta tìm hiểu nguồn gốc tự nhiên của ý thức, ý thức là chức năng quan trọng của bộ óc người và chỉ có ở con người, mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời Bộ não được bao bọc bởi khối xương sọ trên đầu Đại não chiếm phần lớn kích thước não người và được cấu thành từ

2 bán cầu não, bao gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh Sự phân khu của não bộ và hệ thống dây thần kinh liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan vào não bộ, hình thành những phản xạ có điều kiện và không có điều kiện, điều khiển các hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, bộ óc người đã có được những đặc tính siêu việt đặc biệt là khả năng phản ánh thế giới hiện thực vào bộ não Ý thức cho con người khả năng phản ánh hiện thực thế giới khách quan vào bộ não, tạo nên mối liên hệ giữu con người và thế giới khách quan, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức Để có được mối liên hệ đó, bộ não có một thuộc tính đặc biệt đó là phản ánh.

Phản ánh có thể được hiểu là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác, những đặc điểm được phản ánh vào não người thể hiện hiện thực khách quan của môi trường hay sự vật, hiện tượng được bộ não tiếp nhận Phản ánh là đặc điểm chung của tất cả các dạng vật chất, nhưng nó có nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau, bao gồm phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo Các biểu hiện này tương ứng với quá trình tiến hóa của các dạng vật chất tự nhiên.

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà

Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 70,71,72.

Phản ánh vật lý, hóa học, đặc trưng cho vật chất vô sinh, thể hiện qua biến đổi về cơ, lý, hóa khi tác động giữa các dạng vật chất Đây là một loại phản ánh thụ động, không có sự lựa chọn của vật nhận tác động.

Phản ánh sinh học, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, bao gồm tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp khi tác động môi trường Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.

Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.

Phản ánh năng động, sáng tạo là loại phản ánh cao nhất, chỉ xuất hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất như bộ não người Nó được thực hiện thông qua hoạt động sinh lý thần kinh để chủ động lựa chọn và xử lý thông tin, tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của chúng Loại phản ánh này được gọi là ý thức.

Tuy vậy sự ra đời của ý thức không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội Để tồn tại trong tự nhiên con người đã tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình, từ đó con người sáng tạo và tạo nên hai yếu tố cơ bản và trực tiếp nhất tác động đến ý thức đó là lao động và ngôn ngữ Như Ph Ăngghen đã nói:“ Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người” (1) qua đó ta thấy được sự ảnh hưởng của việc lao động cải để cải tạo thế giới xung quanh của con người đã giúp con người nhận thức được thế giới và có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới xung quanh.

Lao động có thể được hiểu là hình thức con người tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết, đồng thời thông qua quá trình lao động lâu dài cũng làm đổi cấu trúc cơ thể người từ đi bằng bốn chi chuyển qua đi bằng hai chi và các ngón tay linh hoạt hơn, vừa thấy được sự chuyển động và quy luật của giới tự nhiên thông qua việc cải tạo và sử dụng nó.Trải qua quá trình lao động lâu dài và thông qua hoạt động của các giác quan, tác động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc, tri thức nói riêng, ý thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển. Đồng thời với sự lao động là sự xuất hiện của ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, lao động mang tính xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội Như Ph Ăngghen đã viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ” (1) Từ nhu cầu đó, các bộ phận dùng để giao tiếp của con người như: lưỡi, tai,… đã phát triển và dần hoàn thiện Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu chứa thông tin của con người muốn truyền đạt cho nhau Theo sách giáo trình Triết học Mác-lênin:“Ngôn ngữ xuất hiện trở thành “vỏ vật chất” của tư duy, là hiện thực trực tiếp của ý thức, là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử.” 1 Do đó, ngôn ngữ trở thành công cụ để truyền đạt tư tưởng, suy nghĩ giữa người với người, đóng vai trò to lớn trong việc phát triển của xã hội.

Như vậy hai nguồn gốc cơ bản và trực tiếp tác động lên sự hình thành của ý thức là lao động và sau lao động là ngôn ngữ, đó là hai tác nhân chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần tiến hóa thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

1.1.2 Bản chất của ý thức Để hiểu đúng bản chất của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất, mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người Qua đó ta có thể thấy được ý thức có các bản chất cơ bản là tính chủ quan, tính sáng tạo và tính xã hội. Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về tính chủ quan Có thể xem:“Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người” 2 Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan xung quanh chủ thể Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài được tiếp nhận và cải biến trong bộ óc của con người Mức độ cải biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đối tượng, hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh là các yếu tố quyết định Cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau có đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, khác nhau, trong

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh),Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 72

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 73. những hoàn cảnh lịch sử và xã hội khác nhau có thể cho kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau Trong ý thức của một chủ thể sự phản ánh giữa ý thức của chủ thể đó và thế giới khách quan bao giờ cũng chỉ mang tính tương đối, cho dù phản ánh có đúng đến đâu cũng chỉ là phản ánh gần đúng và tiến gần nhất đến chủ thể khách quan.

Vai trò của ý thức

1.1.1 Vai trò của ý thức trong hoạt động nhận thức Ý thức, như một phần quan trọng của tâm trí con người, đóng vai trò quyết định và hình thành nên hành động nhận thức Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người, đồng thời ý thức mang tính chủ quan do đó ý thức chính là thứ chỉ đạo hướng dẫn con người trong các hoạt động nhận thức từ đó tạo ra các mục tiêu cho bản thân con người Đối với sinh viên, ý thức là một thành phần quan trọng trong việc góp phần tạo nên mục tiêu cho mỗi sinh viên, với những mục tiêu đúng đắn sẽ tạo động lực thúc đẩy, tạo đường lối đúng đắn để bản thân sinh viên có thể phát triển bản thân Với những mục tiêu sai lệch với chuẩn mực sẽ gây sự sai lệch trong sự phát triển kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội

Mục tiêu, là một phần của ý thức, không chỉ đơn thuần là một hình mẫu mà còn là một định hình của sự tự nhận thức và mong muốn cá nhân Sinh viên, dưới tác động của ý thức, tự tạo ra những mục tiêu học tập, nghề nghiệp, và phát triển bản thân Ý thức này có thể là nguồn động viên mạnh mẽ để họ đặt ra những mục tiêu đúng đắn, hiện nay sinh viên có nhiều mục tiểu để hướng tới như đi sâu về hướng học thuật, hoặc nhiều sinh viên có khuynh hướng hướng ngoại, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào và tổ chức khác ngoài quy mô lớp học Các mục tiêu đó sẽ thúc đẩy, định hướng cho sinh viên tìm ra hướng đi riêng cho bản thân, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy sinh viên trong việc tự nỗ lực rèn luyện bản thân Tuy nhiên, hiện nay nhiều sinh viên vẫn có những mục tiêu sai lệch, tì trệ, chẳng hạn như chúng ta có thể thấy nhiều sinh viên có tư tưởng thụ động, trông chờ vào người khác, coi việc học là gánh nặng, chỉ cố gắng để qua môn nhưng không thực sự học tập, có tư tưởng “lười biếng”, “nằm dài” mục tiêu của họ là cuộc sống an nhàn, chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân Từ đó, tạo nên những gánh nặng cho cộng đồng và xã hội.

Ngoài ra, ý thức chủ động xác định phương hướng của học sinh Điều này có thể bao gồm việc lựa chọn giữa học tập toàn diện, đạt điểm cao, tuân thủ đạo đức, hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội Sự chủ động này có thể tạo ra một hệ thống giá trị, định hình quyết định của sinh viên về hướng đi trong quá trình học, ảnh hưởng đến quyết định về sự phát triển bản thân và xã hội Do đó, sinh viên phải có nhận thức đúng trong ý thức từ đó hình thành mục tiêu đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội, để trở thành những người công dân vừa có đức vừa có tài góp phần xây dựng đất nước.

Phương pháp hành động, như một phần của ý thức, hành động chính là hình thức cụ thể nhất để bộc lộ ý thức, mục tiêu của cá nhân Hành động là hành vi tác động trực tiếp tới tương lai của cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung Với những hành động đúng đắn, được thưc hiện thường xuyên trong thời gian dài sẽ tạo thành bản năng tốt giúp định hướng chúng ta đến chân lý, ngược lại với những hành động sai lệch sẽ tạo nên tư tưởng lệch lạc, phản động, trì trệ đưa chúng ta ra xa khỏi vẻ đẹp chân, thiện, mĩ. Đối với sinh viên, là đội ngũ tri thức đang học tập và bồi dưỡng kiến thức trên giảng đường, cần có những hành động đúng đắn, có gắng học tập cả về kiến thức lẫn đạo đức, đồng thời không quên việc học tập phải đi đôi với thực hành để có được những kinh nghiệm và kĩ năng thực tế trong cuộc sống. Đối với sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, là sinh viên thuộc nhóm ngành kĩ thuật, có sự nhạy bén trong việc học tập, nắm bắt công nghệ mới thông qua các môn học chuyên ngành, ngoài ra nhà trường cũng xây dựng hệ thống các môn học chính trị như: Pháp luật đại cương Việt Nam, Triết học Mác- Lênin, để sinh viên có thêm kiến thức, nhận thức đúng đân về tầm quan trọng của tư tưởng, ý thức Ngoài những môn học nhà trường cũng tích cực cho sinh viên tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường và đặt cho mỗi sinh viên mục tiêu đủ 15 ngày công tác xã hội Tiêu biểu nhất có thể kể đên là chiến dịch mùa hè xanh Như thống kê:

“Trong năm 2022 với sự tham gia của hơn 1000 sinh viên, chiến dịch đã đạt được những kết quả tích cực, tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp chỉ tính riêng ngày đầu tiên khởi công, tại các đơn vị đã có 95m đường nông thôn được đổ mới Dự kiến trong một tháng ra quân, các chiến sĩ sẽ xây dựng hơn 10km đường giao thông nông thôn;tặng 3 nhà tình thương; lắp 15 công trình lọc nước cho các trường học; tặng 25 mái tôn cho các hộ gia đình khó khăn; tặng 20.000m dây điện và 1300 bóng đèn chuyên dụng để thắp sáng các tuyến đường thực hiện trong chiến dịch và thay mới 100 bóng đèn cho hộ gia đình khó khăn; phối hợp với Khoa Y - ĐHQG-HCM thăm và khám chữa bệnh cho 200 người dân và tặng 10 tủ thuốc; tặng 100 phần quà và 30 suất học bổng cho học sinh và gia đình chính sách” 1 Từ đó, thấy được sự nỗ lực từ cả sinh viên và nhà trường trong việc học tập và rèn luyện ý thức, phẩm chất của người trẻ trong xã hội hiện nay.

1.1.2 Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn Ý thức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn, là nhân tố cơ bản và chủ chốt trong việc cá nhân chủ thể đưa ra các quyết định, hành động Ý thức tác động lên các hoạt động thực tiễn theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực.

Trước hết, ý thức chính xác đóng vai trò như một lao lực định hình hành động tích cực Nó giúp con người nhận biết, hiểu rõ môi trường và tình huống, từ đó hướng dẫn hành động đúng đắn Khi ý thức được định hình đúng, nó có thể thúc đẩy sự vật phát triển nhanh chóng, tăng cường khả năng học tập, sáng tạo và tận dụng cơ hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển cá nhân và xã hội Với ý thức đúng đắn, chủ thể, cá nhân sẽ có cái nhìn tích cực về xã hội xung quanh, giải quyết được mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống, lan tỏa năng lượng tích cực đến cho mọi người xung quanh Từ đó không chỉ giúp cá nhân mà còn thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của thế giới khách quan xung quanh chủ thể đó.

Tuy nhiên, ý thức không chính xác có thể gây tác động tiêu cực Khi ý thức hướng dẫn hành động sai lầm, có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm và phá hoại. Những quyết định không đúng, dựa trên ý thức không chính xác, có thể kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội Với ý thức không chính xác có thể gây ra các tư tưởng phản động, chống đối xã hội, có mục đích xấu, khuynh hướng chống đối xã hội.

Từ đó gây ra các hệ lụy hết sức khôn lường cho không chỉ cá nhân mà cả toàn xã hội.Vì vậy, chúng ta cần phải có những tìm hiều đúng về ý thức, tích cực tìm hiểu học hỏi về thế giới quan, để cảm nhận vẻ đẹp của thế giới, xã hội cũng từ đó nhìn ra những mặt hạn chế của xã hội và từ đó cải tạo xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp hơn.

1 https://hcmut.edu.vn/event/item/1161

Trong mọi hoạt động, ý thức đóng một vai trò rất quan trọng tuy nhiên không vì vậy mà ta tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, tránh chủ quan duy ý chí Bệnh chủ quan duy ý chí có thể hiểu là: “ Sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học của chủ thể nhận thức có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể có được tư duy biện chứng khoa học khi trình độ văn hoá, khoa học chưa đạt đến một chuẩn mực cần có” 1 Từ căn bệnh chủ quan duy ý chí gây ra những quyết định chủ quan, nóng vội, ảnh hưởng to lớn tới cá nhân, tập thể hay thậm chí là toàn xã hôi Vì vậy, không nên tuyệt đối hóa ý chí trong mọi tình huống mà nên nhìn nhận xem xét mọi khía cạnh trươc khi đưa ra quyết định.

Ngược lại, cũng không nên coi thường sự quan trọng của ý thức, vì ý thức là sự biểu hiện bản sắc riêng của mỗi cá nhân, chủ thể, từ đó tạo tính đa dạng trong các quyết định, khắc phục được các điểm yếu của nhau Vậy nên, tôn trọng sự chủ quan của ý thức góp phần tạo nên sự đa dạng trong các quyết định, việc quản lý và định hình ý thức đòi hỏi sự cân nhắc và linh hoạt Để tối ưu hóa vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần kết hợp sự chủ quan với khả năng khách quan, duy ý chí với sự mở lòng đối diện với đa dạng quan điểm Điều này giúp tạo ra một tư duy linh hoạt và tích cực, hỗ trợ sự phát triển ổn định và bền vững của cả cá nhân và xã hội Đối với sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, việc xác định ý thức đúng đắn cho sinh viên luôn được nhà trường quan tâm thông qua việc nhà trường luôn lắng nghe ý kiến của sinh viên, giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng mềm nhằm định hướng cho sinh viên con đường đúng đắn, kết quả của việc nỗ lực định hướng của nhà trường và hoạt động đúng đắn của sinh viên đó là :”Trường Đại học Bách khoa đã nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), Huân chương Độc lập hạng Ba (2002), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2007) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (2012) cùng với nhiều bằng khen của Thủ

1 Đinh Cảnh Nhạc Phép biện chứng duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở ta https://danguykhoicqvadn.thuathienhue.gov.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.aspx?tinid6#:~:text=B

%E1%BB%87nh%20ch%E1%BB%A7%20quan%20duy%20%C3%BD%20ch%C3%AD%20l%C3%A0%20s

%E1%BB%B1%20th%E1%BB%83%20hi%E1%BB%87n,m%E1%BB%99t%20chu%E1%BA%A9n%20m

%E1%BB%B1c%20c%E1%BA%A7n%20c%C3%B3. tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đoàn thể” 2 Mỗi năm trường đào tạo ra hàng nghìn kĩ , sư thuộc mọi chuyên ngành, cung cấp cho đất nước hàng trăm lao động chất lượng cao Những thành tựu trên có được là do đường lối đúng đắn của nhà trường đồng thời cũng là do ý thức định hướng đúng đắn của sinh viên trong hoạt động thực tiễn Vận dụng tốt kiến thức cũng như có ý thức, trách nhiệm và mục tiêu đúng đắn. Tuy vậy, một bộ phận nhỏ sinh viên vẫn còn khá hạn chế về mặt nhận thức, do đó nhà trường và sinh viên đã và đang từng bước khắc phục và phát triển để góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, thể hiện tình yêu, trách nhiệm của thế hệ sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng đối với tổ quốc.

Thông qua việc tìm hiểu nguồn gốc của ý thức chúng ta càng hiểu rằng ý thức là thứ phản ánh từ thế giới khách quan vào bộ não con người, ý thức có hai nguồn gốc là tự nhiên và xã hội Trải qua hàng triệu năm tiến hóa cùng với đó là lao động và ngôn ngữ đã giúp bộ não con người ngày càng hoàn thiện, từ đó từ bộ não vượn đã dần chuyển thành bộ não người mang ý thức.

Cùng với đó ý thức còn có ba bản chất là tính chủ quan, tính sáng tạo và tính xã hội Tính chủ quan của ý thức thể hiện sự đa dạng trong suy nghĩ của con người, cùng một sự vật hiện tượng nhưng với hai chủ thể khách nhau về lịch sủ, hoàn cảnh, cấu trúc bộ não khác nhau thì sẽ cho ra các phản ánh về thế giới khách quan khác nhau. Tính sáng tạo và xã hội càng được thể hiện rõ hơn trong lịch sử phát triển của con người, gắn liền với sáng tạo và xã hội chính là lao động và ngôn ngữ, con người không ngừng sáng tạo và lao động để cải tạo thế giới theo nhu cầu của mình, đồng thời để giao tiếp trong xã hội họ sáng tạo ra ngôn ngữ Có thể nói chính tính sáng tạo và xã hội đã là hai nền tảng thúc đấy con người tiến về cái chân, thiện, mĩ.

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY

Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay

2.1.1 Khái niệm “yêu nước”, ”chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”

Yêu nước bao gồm hai từ nước và yêu ghép lại, trong đó hai từ “nước” và “yêu” đều là khái niệm có phạm trù rất rộng Nước hay đất nước là mảnh đất nơi ta sinh ra, là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi họ hàng tổ tông của chúng ta sinh cơ lập nghiệp Yêu nước là yêu mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người, yêu những trang sử hào hung và vẻ vang của dân tộc Trong tình yêu ấy có cả sự tự hào dòng máu Việt Nam… 1

Tham gia vào các hoạt động tình nguyện và xã hội như dọn dẹp môi trường, xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp đỡ người khuyết tật, và các hoạt động xã hội khác để cải thiện đời sống của cộng đồng.

Thực hiện các hành động như tiết kiệm năng lượng, phân loại rác thải, và bảo vệ các khu vực thiên nhiên để bảo vệ môi trường cho hệ sinh thái và tương lai cho đất nước.

Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý, kết tinh những tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất, là hệ chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền thống dân tộc, đã trở thành một nguyên tắc chính trị - đạo đức – thẩm mỹ của con người Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không đơn thuần chỉ là một tình cảm mà là một hệ tư tưởng phong phú 2

1 https://luathoangphi.vn/yeu-nuoc-la-gi-bieu-hien-cua-long-yeu-nuoc/

2 http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1536-chu-nghia-yeu-nuoc-viet-nam- nen-tang-tinh-than-dong-luc-phat-trien.html

Chính sách kinh tế được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, tăng cường cạnh tranh và sự thịnh vượng của quốc gia Điều này bao gồm việc đầu tư vào các ngành công nghiệp cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng, và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nước ngoài.

Chính sách an ninh và quốc phòng nhằm đảm bảo an ninh và tự do cho quốc gia, bao gồm việc duy trì lực lượng quốc phòng mạnh mẽ, phát triển công nghệ quốc phòng, và xây dựng mối quan hệ hòa bình và hợp tác.

Theo nhóm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một tư tưởng và một hành động tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam Bao gồm những nguyên tắc, giá trị và hành động được tôn trọng và đề cao bởi người dân Việt Nam trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Thể hiện qua sự cam kết với sự nghiệp quốc gia, sự tự hào về văn hóa lịch sử, bảo vệ và phát triển nguồn lực tự nhiên, tinh thần đoàn kết và hợp tác.

2.1.2 Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và đúc kết từ thời xa xưa của ông cha ta và truyền thống tốt đẹp đấy đã được truyền từ đời này sang đời khác cho đến hiện nay Được thể hiện qua những thời kỳ nhân dân ta đã bảo vệ nước, xây dựng nước,…

Thứ nhất, thời kỳ dựng nước các vua Hùng đã bảo vệ và xây dựng đất nước bờ cõi Đây là thời kỳ chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua các truyền thuyết, thần thoại như truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…

Thứ hai, thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, giành lại nền độc lập dân tộc Thời kỳ nổi dậy khỏi nghĩa giành độc lập cho dân tộc như là khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,… Tuy những cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng đã nêu lên tinh thần yêu nước bất khuất không chịu mất nước của nhân dân ta trước quân xâm lược.

Thứ ba, thời kỳ phong kiến Việt Nam từ năm 938 đến năm 1858 ở thời kỳ này tư tưởng yêu nước là một quá trình hình thành và liên tục được bổ sung, phát triển thêm như là nhận thức được chủ quyền lãnh thổ, nhận thức được dân tộc có nền văn hóa văn hiến lâu đời và đặc sắc, nhận thức về mối quan hệ trung quân ái quốc và trách nhiệm của nhà nước phong kiến,… ( sách Triết học, Tư tưởng yêu nước, Thời kỳ Phong kiến độc lập, 938-1884, Việt Nam )

Thứ tư, thời kỳ đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành lại nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước được định hình bởi long yêu nước sâu sắc và quyết tâm chiến đấu cho tự do và độc lập của dân tộc Được thể hiện qua những hành động: chiến đấu chống lại thức dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Nhật Bản, xây dựng và phát triển phong trào dân tộc đoàn kết,…

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay là một giá trị quan trọng thể hiện thông qua sự đoàn kết, cống hiến và phát triển bền vững của đất nước:

Tình cảm yêu nước: Người dân Việt Nam nuôi dưỡng và truyền đạt tình cảm yêu nước thể hiện long tự hào về lịch sử của dân tộc, văn hóa, luôn sẵn sàng vì nước khi đất nước cần, thực hiện nghĩa vụ quân sự khi nhà nước kêu gọi.

Củng cố, tăng cường đoàn kết Đảng, toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Phát triển kinh tế-xã hội: Cống hiến vào sự phát triển kinh tế của đất nước Tham gia vào hoạt động sản xuất, giáo dục và xã hội với tinh thần xây dựng và phát triển đất nước.

Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho

Hồ Chí Minh và vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên

2.2.1 Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố

Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngôi trường kỹ thuật top dầu cả nước, với quy mô lớn và thu hút hàng ngàn sinh viên từ khắp cả nước Chất lượng giáo dục cao và chương trình đào tạo phong phú, hiện nay trường có 20 ngành đào tạo với hệ chính quy và hệ chất lượng cao tiên tiến Sinh viên của trường được tiếp cận với các ngành khoa học kỹ thuật Nhiều hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm và xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng Trường có các viện nghiên cứu và dự án hợp tác với các công ty nước ngoài và hàng đầu trong nước Trường tổ chức các hoạt động giúp cho sinh viên phát triển tư duy và hoạt động hội nhập nước ngoài

2.2.2 Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thứ nhất, xây dựng ý thức và lòng từ hào dân tộc: Sinh viên đại học Bách khoa được giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giúp sinh viên hiểu và trân trọng lịch sử, văn hóa, và truyền thống của dân tộc Việt Nam Tạo động lực để học tập và làm việc hướng đến sự phát triển của đất nước.

Thứ hai, phát triển tinh thần trách nhiệm: Sinh viên đại học Bách khoa tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng giúp cải thiện đời sống và phát triển cộng động

Có trách nhiệm, tinh thần quyết tâm trong học tập không nản chí, bỏ cuộc.

Ví dụ: Các hoạt động mùa hè xanh, xuân tình nguyện,…luôn được sinh viên đại học Bách khoa tham gia tích cực và có nhiều thành công giúp mọi người có tết ấm no đoàn tụ với gia đình,…

1 https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-nghia-yeu-nuoc-viet-nam-105844

Thứ ba, đào tạo sinh viên định hình tư duy lãnh đạo và sáng tạo: tạo những sân chơi lành mạnh và phát triển cho sinh viên, kết hợp với việc vừa học vừa được thực hành giúp sinh viên đại học Bách khoa tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và tốt nhất

Ví dụ: Không những việc học trường Đại học Bách khoa còn tạo những hội đàm, sân chơi học thuật giúp sinh viên tự tin hơn khi nói trước nhiều người, biết cách lãnh đạo để làm việc nhóm một cách hiệu quả.

Thứ tư, chống lại các hành vi tiêu cực, sai lệch, không đúng sự thật về đảng, nhà nước và trường học: ngăn chặn và chống lại hành vi tham nhũng, lạm quyền, và phân biệt đối xử vùng miền, màu da,…

Thứ năm, tuyên truyền và giúp đỡ: tuyên truyền những việc tốt đẹp và những hành động noi gương để sinh viên đại học Bách khoa học tập và làm theo Luôn giúp đỡ nhau trong học tập và giúp nhau vương lên.

Thứ sáu, nghiêm cấm sử dụng các chất kích thích.

Thực trạng và giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2.3.1 Thực trạng về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Những thành tựu trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thứ nhất, tinh thần lao động hăng say, sáng tạo và thực hành lối sống tiết kiệm; thi đua phát triển kinh tế làm cho đất nước giàu mạnh, vươn lên trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam Do đó, biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong điều kiện hiện nay chính là tham gia tích cực và hiệu quả vào quá trình lao động sản xuất, làm giàu cho gia đình và xã hội một cách chính đáng Với ý nghĩa đó, mỗi người dân Việt Nam với tư cách là chủ thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất, kinh doanh phải dành toàn bộ sức lực, trí tuệ và năng lực sáng tạo góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước phồn vinh, khẳng định vị thế, tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ hai, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Ý thức tự tôn dân tộc là nhận thức về sự tồn tại, sức sống mãnh liệt của dân tộc, đề cao giá trị truyền thống của dân tộc Đó là những giá trị về lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần đoàn kết thống nhất, tương thân tương ái, khoan dung, coi trọng nghĩa tình; tự hào về truyền thống lịch sử, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; tinh thần phấn đấu hy sinh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Lòng tự tôn dân tộc thể hiện ở sự tự giác, tích cực và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tinh thần vượt qua khó khăn, phát huy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nỗ lực góp sức xây dựng quê hương, đất nước; tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Thứ ba, yêu nước trở thành động lực gắn kết mọi người dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Với ý nghĩa đó, yêu nước là tăng cường xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của mỗi người dân Việt Nam Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tinh thần ấy được biểu hiện tập trung ở việc toàn thể dân tộc Việt Nam nhất trí, đồng lòng phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Do đó, để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội Trong đó, Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo trên nền tảng liên minh công, nông và đội ngũ trí thức, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ tư, có tinh thần trách nhiệm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa “đối tác” và “đối tượng”, giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, việc xác định đối tác và đối tượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia Do đó, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc nhận diện và xử lý hài hòa mối quan hệ giữa đối tác, đối tượng trong công tác đối ngoại Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; ngược lại, bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá, xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia – dân tộc đều là đối tượng Đây chính là cơ sở để Việt Nam hoạch định đường lối đối ngoại, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Vì vậy, nước ta đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Bên cạnh những thành tựu vừa kể trên thì sinh viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM vẫn còn 1 số mặt hạn chế nhất định trong việc phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Thứ nhất, nhiều sinh viên tham gia các phong trào, cuộc thi chưa nhiệt tình, họ chỉ muốn có ngày công tác xã hội mà không nghĩ đến giá trị cốt lõi của hoạt động, khiến các cuộc thi không đạt được chất lượng tốt, tính cạnh tranh thấp, thu hút các sinh viên khác Một số khác thì còn không tham gia hoạt động nào, thụ động, còn ngại khó ngại khổ khi tham gia các hoạt động phong trào, thi đua yêu nước do nhà trường, đoàn hội tổ chức bởi vì chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong học tập và rèn luyện, thờ ơ với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không quan tâm đến thời cuộc, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Họ sống thực dụng, thiếu lý tưởng và chưa có nhận thức chính trị đầy đủ Mặc dù có các hoạt động để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước nhưng lại không quá nhiều cũng như khả năng tiếp cận còn yếu nên vẫn chưa tạo được tiếng vang lớn

Thứ hai, vẫn có một số giảng viên dạy chưa truyền được cảm hứng tới sinh viên khi giảng dạy, khiến sinh viên khó tiếp thu kiến thức và xây dựng tư tưởng chính trị của riêng mình Ngoài ra, một số sinh viên cũng không quan tâm đến các môn khoa học chính trị, họ chỉ đi học cho có, học qua loa, lấy lệ, không thật sự coi trọng môn học này Điều này rất đáng quan ngại bởi vì hiện nay, tình hình đất nước và khu vực biên giới đang trở nên phức tạp, các thế lực thù địch sử dụng chiến lược "diễn biến hòa bình", "nhân quyền", "dân chủ" và "tự do tôn giáo" để chống phá lại Nhà nước ta Chủ nghĩa yêu nước cũng bị lợi dụng để tổ chức các hoạt động cực đoan, kích động, gây rối và âm mưu bạo loạn ở một số vùng như Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Đây là những nguy cơ đe dọa đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Và nhưng sinh viên không nắm vững kiến thức về chính trị, về tư tưởng của Đảng như đã nêu trên thì rất dễ bị sa ngã vào những thế lực này

Thứ ba, vì là trường kỹ thuật nên hầu hết các kiến thức nhà trường cung cấp trong tài liệu học tập, tài liệu tham khảo đều là kiến thức chuyên ngành Vì vậy, hầu như khi đi tìm lại liệu nghiên cứu, sinh viên chỉ có thể bổ sung kiến thức chuyên môn của mình nhưng bị hạn chế hiểu biết về các vấn đề khác như xã hội, văn hoá, lịch sử, từ đó làm cho việc truyền đạt, giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với sinh viên trở nên khó khăn hơn 1

2.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thứ nhất, phát huy vai trò lãnh đạo của nhà trường Nhà trường là nơi quan trọng để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Để thực hiện sứ mệnh giáo dục con người của nhà trường, cần tuân theo đặc điểm của thanh niên và thấm nhuần tinh thần yêu nước trong toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường Cần phát huy đầy đủ vai trò của giảng dạy trên lớp như một kênh chính, đổi mới nội dung và hình thức các khóa học tư tưởng chính trị, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, tăng cường sự tương tác, chú trọng đặc điểm nhận thức của sinh viên; tăng cường giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử đất nước, lịch sử công cuộc đổi mới, lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội, đồng thời lồng ghép vào bài giảng các tài liệu mới như câu chuyện yêu nước, câu chuyện người tốt việc tốt trong quá trình chống dịch bệnh, tình hình và chính sách hiện tại của Đảng và Nhà nước, đồng thời hướng dẫn sinh viên hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa yêu nước, nhận thức sâu sắc chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất để thực hiện dân giàu, nước mạnh, từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, tạo nên ý chí cống hiến và tinh thần phấn đấu không mệt mỏi cho sự phát triển của Tổ quốc.

1 Đồng Thị Tuyền (2018) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên nước ta hiện nay Tạp chí giáo dục lý luận, số (277+278)/2020 (7+8/2018), trang 48+49.

Thứ hai, phát huy vai trò của không gian mạng Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các kênh thông tin và cách thức giao tiếp của sinh viên đã có những thay đổi sâu sắc Để tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, cần kết hợp những thay đổi mới, đặc điểm mới của sinh viên ngày nay với đổi mới phương pháp giáo dục, kết hợp các hình thức giáo dục online và offline Dựa vào các nền tảng mạng xã hội, thông qua các sản phẩm truyền thông phong phú, chất lượng cao, truyền tải một cách tinh tế tinh thần của chủ nghĩa yêu nước, tạo ra không gian giáo dục về chủ nghĩa yêu nước mới, thúc đẩy giáo dục chủ nghĩa yêu nước đi vào khối óc, đi vào trái tim của sinh viên và biến thành hành động thực tế.

Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là một công trình có hệ thống, đòi hỏi tất cả các cơ quan liên quan phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ và thực hiện các chính sách toàn diện Cần tập trung vào yêu cầu, mục tiêu tổng quát của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trong thời kỳ mới, phối hợp đồng bộ, liên kết có hiệu quả các nguồn lực giáo dục của toàn xã hội; tìm tòi, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan để triển khai hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trong các trường đại học Sử dụng các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện quan trọng của đất nước để khai thác các nguồn tài nguyên giáo dục chủ nghĩa yêu nước, phát huy đầy đủ chức năng, ý nghĩa của các lễ hội truyền thống và hiện đại, đồng thời lấy các thời điểm quan trọng làm cơ hội để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa khơi dậy tinh thần yêu nước Phát huy vai trò dẫn dắt của các điển hình tiên tiến, quảng bá rộng rãi những tấm gương đạo đức, những người tốt xung quanh chúng ta, lấy sức mạnh của các tấm gương để truyền cảm hứng cho sinh viên, thúc đẩy sinh viên nỗ lực học tập, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phấn đấu trở thành những con người mới của thời đại đảm đương nhiệm vụ trọng đại là xây dựng và phát triển đất nước 1

1 https://thanhnienviet.vn/2023/10/27/giao-duc-chu-nghia-yeu-nuoc-cho-sinh-vien-trong-giai-doan-hien-nay/

Qua những nội dung đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy được chủ nghĩa yêu nước đã tồn tại và phát triển xuyên suốt dòng chảy của thời gian từ thời kì dựng nước, giữ nước hào hùng của cha ông và tới nay khi bước vào công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước trong thời bình Toàn Đảng toàn dân đã đoàn kết giữ gìn phát huy chủ nghĩa yêu nước, giá trị truyền thống dân tộc lên một tầm cao mới Thế hệ trẻ là tương lai là chủ nhân của đất nước nên việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho mầm non đất nước nói chung, đặc biệt là thế hệ sinh viên mang trên mình sứ mệnh của tri thức, sinh viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM nói riêng là việc làm cấp thiết, quan trọng Bởi đó là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn, cách mạng, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức, tìm tòi, ứng dụng, phát triển sáng tạo và bảo vệ chủ nghĩa yêu nước có hiệu quả trong tình hình mới Thực tế, việc truyền dạy chủ nghĩa yêu nước tới sinh viên còn nhiều hạn chế nhưng không phải không có cách khắc phục những thiếu xót Một cây muốn đâm chồi và phát triển khỏe mạnh cần sự chung góp của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan Vì thế ngoài công tác giáo dục từ nhà trường, địa phương, truyền thông thì chính bản thân mỗi cá nhân sinh viên phải ra sức học tập, khắc ghi chủ nghĩa yêu nước sâu trong tâm khảm như Bác Hồ đã nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

Từ những nội dung đã phân tích nêu trên, cả nhóm đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ đặt ra của đề tài như sau:

Ngày đăng: 09/05/2024, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w