HCMKHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
GVHD: Ths Lê Quang Chung
Mã lớp: LLCT220514_23_2_24
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Trang 2ĐIỂM SỐ
ĐIỂM
NHẬN XÉT
Ký tên
Ths Lê Quang Chung
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
TH
Ứ
1 Lê Thành Phát - Mở đầu- Nội dung phần 1.1 Hoàn thành tốt
2 Vũ Hoài Vĩnh Phúc - Mở đầu
- Nội dung phần 1.2 Hoàn thành tốt
3 Nguyễn Quốc Thái - Nội dung phần 2.1- Kết luận Hoàn thành tốt
4 Phạm Huỳnh Hữu Tài Nội dung phần 2.2 Hoàn thành tốt
5 Đỗ Minh Lợi Nội dung phần 3.1 Hoàn thành tốt
6 Lê Thiện Phú - Nội dung phần 3.2- Tổng hợp nội dung Hoàn thành tốt
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ KINH TẾ TRI THỨC 2 1.1 Nhận thức lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 1.2 Nhận thức lý luận về kinh tế tri thức 4 Chương 2 TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 10 2.1 Tính tất yếu của công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá 10 2.2 Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 11 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRI THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16 3.1 Thực trạng phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 16 3.2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 18 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong thời đại đầy biến động và thách thức của thế kỷ 21, việc phát triển kinh tếkhông chỉ là một mục tiêu riêng lẻ mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựngmột xã hội bền vững và phồn thịnh Trong kịch bản này, công nghiệp hóa và hiện đạihóa trở thành những khái niệm không thể thiếu, là bước tiến quan trọng trong quá trìnhvươn lên của một quốc gia
Công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vàonông nghiệp sang nền kinh tế dựa vào công nghiệp Đó là một quá trình phức tạp, đòihỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, sự phát triển của các ngành công nghiệp cơbản và ngành công nghiệp hỗ trợ, cũng như sự tiến bộ trong quản lý kinh tế và chínhsách công
Tuy nhiên, công nghiệp hóa cũng mang theo những thách thức không nhỏ, từtăng cường ô nhiễm môi trường đến việc tạo ra bất ổn xã hội trong quá trình chuyểnđổi cơ cấu lao động Để vượt qua những thách thức này, việc kết hợp công nghiệp hóavới hiện đại hóa là không thể tránh khỏi
Hiện đại hóa không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sảnxuất và quản lý, mà còn là quá trình thay đổi văn hóa, tư duy và hệ thống giáo dục củamột quốc gia Nó bao gồm việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, cải thiện chất lượng dịch
vụ y tế và giáo dục, và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tri thức
Trong ngữ cảnh của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước đi vàoviệc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với mục tiêu xây dựng một nền kinh tếphát triển, cùng với sự nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao vị thế của đất nướctrên trường quốc tế Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa vàphát triển kinh tế - tri thức không chỉ là một sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên tắckinh tế và chính trị mà còn là một sứ mệnh toàn diện, nhằm xây dựng một xã hội côngbằng, tiến bộ và bền vững
Trong tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ đi sâu vào phân tích và trình bày quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và pháttriển kinh tế - tri thức, từ đó đề xuất những giải pháp và hướng đi cụ thể nhằm thúc đẩy
sự phát triển bền vững của quốc gia trong thời kỳ đầy thách thức và cơ hội này
Trang 6Chương 1
NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ
HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ KINH TẾ TRI THỨC
1.1 Nhận thức lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Lý luận về công nghiệp hóa của Việt Nam được hình thành từ những năm đầuthập kỷ 60 trong điều kiện toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện hai nhiệm vụ chiếnlược: đẩy mạnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước Điểm xuất phát của miền Bắc nước ta khi đó là một nềnkinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ lực lượng sản xuất thấp; hoạt động kinh tế mangđậm tính tự nhiên, tự cung, tự cấp; và phải thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiến thẳnglên Chủ nghĩa xã hội không qua phát triển Chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh vừa xâydựng Chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạtđộng sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cáchphổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của côngnghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế Đó
là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, về năng suất lao động,
Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học vàcông nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lýkinh tế xã hội Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổthông ứng dụng những thành tựu công nghệ Đây là một thuật ngữ tổng quát nhằmbiểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuậttiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc độ mau chóng chưa từng thấytrong lịch sử
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sảnxuất:
Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựatrên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công Đồng thờichuyền nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp
Trang 7Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trongnền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiệnđại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao:
Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế Có hai loại
cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế Trong khi đó, cơcấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất
Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơcấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đại
và hiệu quả hơn Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơcấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó pháttriển thành cơ cấu kinh tế công, công nghiệp và dịch vụ
Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh
tế tri thức Đây là một trong những tiền đề làm chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấulao động từng thời kỳ ở nước ta
Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa:
Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sảnxuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Từ đó nên chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tácdụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Và lựa chọn ngành, sản phẩm có khảnăng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế Tiếp thu
và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất Học tập, nângcao tình độ học vấn, kinh nghiệm và nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kỹ thuậtcho nền kinh tế, cho doanh nghiệp
Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quátình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đấtnước lên trình độ mới Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa
có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa Ở mỗi
Trang 8thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung vàbước đi cụ thể, phù hợp Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và
từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa,hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật- công nghệ và kinh tế - xã hội toàndiện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nôngnghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến,hiện đại, văn minh
1.2 Nhận thức lý luận về kinh tế tri thức
Hiện nay, thông qua toàn cầu hóa kinh tế, kinh tế tri thức đang lan tỏa mạnh.Thực tiễn ấy giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về bản chất, cấu trúc và hình thức vậnđộng của kinh tế tri thức
Để có nhận thức lý luận về kinh tế tri thức một cách đúng đắn, cần phải bắt đầu từ phương pháp luận khoa học, nhất là đối với Việt Nam - một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trườngmấy trăm năm qua Bản chất của kinh tế thị trường là xã hội hóa lao động và sảnxuất ngày càng sâu sắc cả về chiều rộng và chiều sâu, mà giai đoạn lịch sử đầu gắnliền với chủ nghĩa tư bản Sau cuộc cách mạng kỹ thuật thế kỷ XVIII, nền kinh tế thịtrường hiện đại phát triển đầy biến động và nhanh dần, nó để lại đằng sau những gì làlỗi thời về cơ sở kỹ thuật, về quan hệ kinh tế, xã hội và thể chế chính trị Đồng thời, nócũng luôn phát hiện ra những lực lượng sản xuất mới, những quan hệ kinh tế, xã hội,chính trị mới để không ngừng phát triển Do đó, kinh tế thị trường không ngừng mởrộng không gian sản xuất và trao đổi, từ phạm vi vùng, miền ra phạm vi quốc gia, khuvực và toàn cầu
Trong thực tiễn, bản chất kinh tế thị trường luôn gắn liền với hình thái lịch sử
về quan hệ sản xuất và thể chế chính trị Chỉ có quan niệm duy vật lịch sử mới giúp tanhận thức đúng cơ sở chung của kinh tế thị trường ở các giai đoạn khác nhau C Mác
đã từng chỉ rõ về phương pháp luận: Nếu người ta trút bỏ tính chất đặc trưng tư bảnchủ nghĩa của tiền công, cũng như của giá trị thặng dư, của lao động cần thiết cũngnhư của lao động thặng dư, thì tất cả hình thái biến mất và chỉ còn lại là cơ sở của
Trang 9chúng, những cơ sở này là chung cho tất cả mọi phương thức sản xuất xã hội Đây làcăn cứ để chúng ta nhận thức đúng về kinh tế thị trường và giai đoạn cao là kinh tế trithức Chỉ có nắm chắc những cơ sở chung mới có khả năng vận dụng vào thực tiễn cóhiệu quả.
Thực tiễn cho thấy: Không nhận thức đúng kinh tế thị trường thì khó nhận thứcđúng kinh tế tri thức, càng không thể vận dụng kinh tế tri thức
Xu hướng phát triển lực lượng sản xuất hiện đại tất yếu đi đến ra đời kinh tế tri thức
Thực tiễn phát triển lực lượng sản xuất hiện đại khoảng 300 năm qua cho thấy,sức sống và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đều bắt nguồn từ trình độ xãhội hóa, tạo ra mối quan hệ giữa các nguồn lực xã hội với các nhu cầu xã hội Bởi vì,khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng có tính chất xã hội thì sẽ đánh thức mọi tiềm năng
về vật chất và trí tuệ của xã hội vào phát triển kinh tế thị trường Mức độ khai thác cáctiềm năng vật chất của xã hội thể hiện rõ ở quy mô phát triển của lực lượng sản xuất,còn mức độ huy động và sử dụng tốt các tiềm năng trí tuệ của xã hội lại là chỉ số vềchất lượng và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại Do tương tác thườngxuyên giữa các nguồn lực xã hội với các nhu cầu xã hội nên lực lượng sản xuất hiệnđại luôn phát triển
Sự vận động của lực lượng sản xuất trong kinh tế thị trường cho thấy: mức độhuy động và sử dụng tiềm năng trí tuệ của xã hội có ý nghĩa quyết định mức độ khaithác và hiệu quả của tiềm năng vật chất của xã hội Vì vậy, trong các nền kinh tế thịtrường trên thế giới hiện có hai xu hướng phát triển khác nhau:
Một là, những nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu vào huy động và sử dụng tiềm
năng trí tuệ của quốc gia và thế giới Đây là những nước hiện nay đã bước vào giaiđoạn kinh tế tri thức
Hai là, những nền kinh tế thị trường chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng vật
chất (về tài nguyên và lao động giản đơn) Đây là những nước đang phát triển và kémphát triển, thường thiệt nhiều trong cạnh tranh thị trường, có nhiều nguy cơ là "bãi rác"của các nước phát triển trong hợp tác đầu tư nước ngoài
Vai trò ngày càng tăng của lao động tri thức là cơ sở chung của tiến trình từ giai đoạn kinh tế công nghiệp lên giai đoạn kinh tế tri thức
Trang 10Lực lượng sản xuất hiện đại bao gồm hai bộ phận: Cơ sở vật chất - kỹ thuật vàlực lượng lao động sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh Lịch sử phát triển kinh tếthị trường hiện đại luôn gắn liền với lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng khoa học và
kỹ thuật Cuộc cách mạng đầu tiên (thế kỷ XVII, XVIII) đã xác lập cơ sở kỹ thuật cơkhí, hình thành lực lượng lao động cơ khí và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tếcông nghiệp hiện đại Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật thứ hai (cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷXX) đã nâng cơ sở kỹ thuật cơ khí lên trình độ nửa tự động hóa và hìnhthành hệ thống tổ chức quản lý mới, dưới hình thức các tập đoàn, đưa chủ nghĩa tư bảnlên giai đoạn độc quyền, bắt đầu ở nước Đức Kinh tế thị trường với các tập đoàn tưbản đã phát triển ở cả phạm vi khu vực và thế giới Cuộc cách mạng khoa học và kỹthuật lần thứ ba vào cuối thế kỷ XX đã thực hiện một cuộc cách mạng trong cơ sở vậtchất kỹ thuật, trong lực lượng lao động và tổ chức quản lý kinh tế thị trường, bắt đầuhình thành kinh tế tri thức
Nhìn từ chiều sâu của tiến trình lịch sử phát triển nói trên, người ta thấy rõ vaitrò ngày càng tăng của lao động tri thức Cùng với quá trình hình thành cơ sở vật chất -
kỹ thuật của nền kinh tế tri thức là sự hình thành lực lượng lao động mới, được gọi làlao động tri thức vừa có tính chất chuyên nghiệp, vừa có tính chất liên ngành, tiêu biểucho giai đoạn “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”
Hiện nay, cơ sở vật chất - kỹ thuật mới và cơ cấu lao động xã hội mới của nềnkinh tế tri thức vẫn còn vận động trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Nhưng xét vềtiến trình lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội ấy không phải là cơ sở của chủ nghĩa tư bản,
mà của một xã hội hậu tư bản đang lớn mạnh trong lòng chủ nghĩa tư bản Các cuộckhủng hoảng từ nay trở đi không chỉ là khủng hoảng kinh tế- tài chính, mà thực chất làkhủng hoảng thể chế kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa
Sự phát triển tự do của mỗi người
Trong kinh tế thị trường, quá trình xã hội hóa lao động và sản xuất cùng với sựcạnh tranh đã tạo ra khả năng phát triển của các tập thể và các cá nhân Đây là một ưuthế của kinh tế thị trường mà các hình thái kinh tế khác không có
Nhưng khả năng phát triển của tập thể và cá nhân chỉ bộc lộ dần dần theo cácnấc thang phát triển của kinh tế thị trường Khả năng và giới hạn phát triển này dựatrên cơ sở kinh tế của nó là quy mô giá trị gia tăng đủ lớn và sự phân phối phù hợp với
Trang 11yêu cầu kinh tế thị trường Sự ra đời của các công ty cổ phần một cách phổ biến từ nửacuối thế kỷ XX chỉ rõ điều đó Trong công ty cổ phần, số công nhân trở thành cổ đôngngày càng tăng (hiện nay nhiều người dân ngoài công ty cũng trở thành cổ đông).Cùng với sự phát triển của công ty cổ phần thì sở hữu cá nhân của người lao động trởthành phổ biến, xóa bỏ dần "tính chất vô sản" của người lao động Ngoài ra, trongcông ty cổ phần còn có quỹ đầu tư phát triển ngày càng lớn Đây là số vốn không chia,nên hình thành sở hữu tập thể hay sở hữu xã hội Như vậy, kinh tế thị trường ở giaiđoạn công ty cổ phần đã làm biến đổi sâu sắc sở hữu tư bản, do sự hình thành sở hữu
cá nhân của người lao động và sở hữu tập thể
Xu thế hình thành cơ sở kinh tế cho sự phát triển tự do của mỗi người và củacộng đồng nói trên đạt được chất lượng mới trong nền kinh tế tri thức, do những ưu thếcủa kinh tế tri thức đem lại như: Kinh tế tri thức đạt được năng suất lao động cao chưatừng có, thúc đẩy sự tăng nhanh sở hữu cá nhân và sở hữu xã hội Người lao độngkhông chỉ được bảo đảm đời sống vật chất, mà còn có thời gian rỗi để hưởng thụ vănhóa và góp phần xây dựng nền văn hóa mới, thể hiện cụ thể "sự phát triển tự do củamỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" (C.Mác) Còntheo quan sát của Anh - xtanh (nhà khoa học hàng đầu của thế kỷ XX), "Chỉ cá nhânđơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội, cũng nhưvậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộngđồng"(1) Tiềm năng, ưu việt của kinh tế tri thức còn thể hiện ở xu hướng mới của pháttriển khoa học có tính chất liên ngành, đặc biệt xu hướng thâm nhập vào nhau củakhoa học tự nhiên và khoa học xã hội (về tri thức, phương pháp, cách sử dụng thànhtựu khoa học) hướng vào hình thành mối quan hệ hài hòa giữa con người với conngười và giữa con người với tự nhiên Dự báo của C Mác về sự hình thành "khoa học
về con người" thì phải đến thời đại kinh tế tri thức mới thành hiện thực Sự phát triểnkinh tế tri thức đến trình độ nào đó sẽ làm thay đổi phương thức lao động và sản xuất,phương thức tiêu dùng và lối sống của xã hội trong nền văn minh mới
Sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng mới
Nét đặc biệt trong thời đại hiện nay là cùng với quá trình phát triển kinh tế trithức đã xuất hiện định hướng mới của kinh tế thị trường là phát triển bền vững ngày
Trang 12càng bộc lộ và tạo thành một sức ép toàn cầu Sự xuất hiện định hướng mới của pháttriển kinh tế thị trường là do những tất yếu khách quan sau đây:
Một là, suốt chiều dài lịch sử chủ nghĩa tư bản, mục tiêu phát triển kinh tế chỉ vì
lợi nhuận của chủ đầu tư, coi thường những vấn đề xã hội và môi trường Cuối thế kỷ
XX, tác động của những vấn đề xã hội, môi trường đã đến mức cản trở phát triển kinh
tế và uy hiếp sự sống còn của loài người, kể cả chủ nghĩa tư bản Tình hình đó đặt ravấn đề thay đổi định hướng phát triển kinh tế, bảo đảm sự phát triển đồng thuận giữakinh tế với xã hội và môi trường
Hai là, sự phát triển của kinh tế tri thức đã tạo ra khả năng thay đổi định hướng
kinh tế thị trường Bản thân kinh tế tri thức phải hướng thẳng vào mục tiêu phát triểnbền vững ấy, nếu không, những thành tựu của kinh tế tri thức sẽ trở thành sức tàn phá,hủy diệt loài người khi nó rơi vào tay những lực lượng chống lại loài người Cảm nhậnđược điều này, nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng: ở thời đại chúng
ta, các đại diện của giới chính trị, khoa học và công nghệ phải chịu trách nhiệm đạo lýđặc biệt lớn
Tác động của xu thế phát triển bền vững đang đặt ra một vấn đề cấp bách mangtính toàn cầu là thay đổi mô hình kinh tế, đặc biệt là các mô hình kinh tế thị trường tự
do và mô hình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển dựa chủ yếu vào khai tháctài nguyên và lao động rẻ Sự thay đổi này đòi hỏi một tầm nhìn thời đại mới, có ýnghĩa quyết định đối với nước đang phát triển
Phát triển theo con đường rút ngắn trở thành quy luật của các nước phát triển sau
Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai vào đầu thế kỷ XX, đưa nềnkinh tế công nghiệp lên trình độ nửa tự động hóa, đưa trình độ tổ chức, quản lý kinh tếlên trình độ tập đoàn kinh tế (tư bản chủ nghĩa) Từ đó bắt đầu xuất hiện khả năng pháttriển theo con đường rút ngắn đối với các nước lạc hậu Nếu quá trình công nghiệp hóalần đầu tiên ở nước Anh phải mất hơn một trăm năm thì mấy nước được gọi là "nhữngcon rồng" ở châu á chỉ mất khoảng 30 năm Thời gian để tăng GDP/đầu người lên gấpđôi cũng khác nhau: Nếu Anh cần 50 năm, Nhật Bản chỉ 34 năm thì Hàn Quốc chỉ mất
11 năm
Trang 13Sở dĩ xuất hiện con đường rút ngắn là do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đãtạo ra các tiền đề về khoa học và công nghệ, về giáo dục và đào tạo, về y tế, về tổ chức
và quản lý, về vốn đầu tư cho các nước phát triển sau, thông qua quá trình toàn cầuhóa tư bản chủ nghĩa
Vào cuối thế kỷ XX trở đi, khi kinh tế tri thức ra đời và lớn mạnh thì những tiền
đề ấy đã có một bước phát triển cao hơn về chất lượng Thu hút những thành tựu ấy từcác nước phát triển để xây dựng chế độ mới là vấn đề có tính quy luật, tính nguyên tắctrong đường lối phát triển của đảng cầm quyền
Thực tiễn hợp tác đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế thế giới những nămqua đã đem lại một bài học cảnh tỉnh các nước phát triển sau Đó là nhà đầu tư nướcngoài chỉ lo thu lợi nhuận trước mắt của họ, bất chấp những vấn đề xã hội và môitrường bị tàn phá ở nước sở tại, kể cả trong hợp tác đầu tư cho giáo dục đại học Bàihọc chỉ ra rằng: nước tiếp nhận đầu tư phải biết lựa chọn những thành tựu mình cần vàbiết tránh những mánh khóe, thủ đoạn kinh doanh kiểu cũ của nhà đầu tư nước ngoài