MỞ ĐẦUKế thừa, tiếp thu, chọn lọc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,vận dụng vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ratư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp q
Trang 1VIỆN XÂY DỰNG ĐẢNG
TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Tên tiểu luận:QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM HIỆN NAY
Người thực hiện: Mạc Thị Thảo Nguyên
Lớp: Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
Khóa học: K30 – Hệ không tập trung (2023-2025)
HÀ NỘI – 6/2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5
1.1 Khái quát sự hình thành và nội dung quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại 5
1.1.1 Quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại ở châu Âu 5
1.1.2 Quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời kỳ cách mạng tư sản 6
1.1.3 Khái niệm và đặc trưng của nhà nước pháp quyền 8
1.2 Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 9
1.2.1 Tư tưởng của C Mác, Ph Ănghen về nhà nước pháp quyền 9
1.2.2 Tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước pháp quyền 10
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền 10
1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11
1.3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 11
1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự khác biệt với nhà nước pháp quyền tư sản 15
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 18
2.1 Những thành tựu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 18
2.1.1 Về thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước 18
2.1.2 Về tổ chức bộ máy nhà nước 18
2.1.3 Về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước 20
2.1.4 Về dân chủ xã hội chủ nghĩa 21
2.1.5 Về bảo đảm vai trò của Hiến pháp và hệ thống pháp luật 21
2.1.6 Về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước 22
Trang 32.1.7 Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức 22
2.2 Những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam và nguyên nhân 23
2.2.1 Những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 23 2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 24
2.3 Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới 25
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 27
3.1 Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 273.2 Phương hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và cơ chế thực hiện pháp luật hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc “thượng tôn” Hiến pháp và pháp luật 28
3.2.2 Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước khoa học, an toàn, hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo hướng thực chất, đạt hiệu quả cao 29 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các thiết chế nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phân công chức năng, nhiệm vụ
và phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cấp quản lý 30 3.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 32 3.2.5 Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 32 3.2.6 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực pháp luật 33 3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các đặc trưng
cơ bản 33
KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đánh tanxiềng xích thực dân gần một trăm năm, đưa chính quyền về tay nhân dân, xâydựng nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập, tự do, hạnh phúc.
Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước nhà Tuy nhiên, trướckhi đổi mới, quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền chưa thực sự đượcđịnh hình rõ ràng, cụ thể; quá trình tổ chức thực hiện xây dựng Nhà nướcchuyên chính vô sản còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
Dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển nhận thức của Đảng ta vềNhà nước pháp quyền được thể hiện rõ nhất lần đầu tiên tại Văn kiện Hội nghịĐại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (01/1994) Trong Văn kiện này, lầnđầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” được sử dụng và nêu cụ thể, toàndiện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân, vì dân Ngay sau đó, Hội nghị lần thứ tám (khoá VII) đã
ra Nghị quyết về Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam - Cải cách một bước nền hành chính nhà nước
Kể từ đó, tiếp thu, kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về môhình nhà nước, quan điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình nhận thức tư duy lý luận của Đảngqua các nhiệm kỳ đại hội từng bước được phát triển Những quan điểm, đườnglối đó được thể hiện rất rõ qua các văn kiện của Đảng và được cụ thể hóa trongHiến pháp, pháp luật của Nhà nước
Đại hội XII của Đảng nhận định: “Quan điểm và thể chế Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa được bổ sung, hoàn thiện một bước quan trọng và cơ bản…” Tuy nhiên, “chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trang 5như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp còn những điểm chưa thật hợp lý, hiệu lực, hiệu quả… Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đặt ra; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng”.
Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta xác định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quan điểm, tư tưởng về
Nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài môn học Lý luận chung về xây dựng chính
quyền nhà nước thuộc chuyên ngành đào tạo Cao học chuyên ngành Xây dựngĐảng và Chính quyền Nhà nước Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 6Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Khái quát sự hình thành và nội dung quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
1.1.1 Quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại ở châu Âu
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn với tư tưởng phát triển dânchủ, loại trừ chuyên quyền, độc tài, vô chính phủ, vô pháp luật, đã hình thànhngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổđại như Xôcrat, Đêmôcrít, Platôn, Arixtốt, Xixêrôn
- Xôcrát (469 - 399 Tr.CN): Ông tự coi mình là nhà hiền triết đấu tranh cho
khai sáng tinh thần nhân loại, ủng hộ triệt để nguyên tắc tuân thủ pháp luật Ôngcho rằng xã hội không thể tồn tại nếu các đạo luật bất lực; giá trị cao nhất làcông lý, sống tuân thủ pháp luật của nhà nước; không tuân thủ pháp luật thì cũngkhông thể có nhà nước; công dân tuân thủ pháp luật thì nhà nước sẽ vững mạnh
và phồn vinh
- Đêmôcrít (460 - 370 Tr.CN): Được coi là nguời đầu tiên lý giải một cách
khoa học về sự xuất hiện và sự hình thành con người, xã hội loài người Ông chorằng sự xuất hiện loài người là quá trình phát triển tự nhiên của thế giới; trong
xã hội các đạo luật là phương tiện bảo đảm cho đời sống thuận lợi của con ngườitrong mối quan hệ với nhà nước và xã hội; đạo đức đòi hỏi phải có sự tuân thủpháp luật, tuân thủ chính quyền
- Platôn (427 - 347 Tr.CN): Ông là học trò của Xôcrát, một trong những
nhà tư tưởng vĩ đại của thời cổ đại Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đượctrình bày chủ yếu trong hai tác phẩm "Nhà nước" và "Các luật" Ông cho rằngphân công lao động trong bộ máy nhà nước là cần thiết, trong đó hoạt động xét
xử của tòa án là nhằm bảo vệ pháp luật và nêu luận điểm nổi tiếng: "Tôi nhìnthấy sự sụp đổ mau chóng của nhà nước ở nơi nào mà luật không có hiệu lực vànằm dưới quyền lực của một ai đó Còn ở đâu mà luật đứng trên nhà cầm quyền,còn họ chỉ là nô lệ của luật thì ở đó tôi nhìn thấy sự cứu thoát của nhà nước vàtất cả các lợi ích mà chỉ có thượng đế mới có thể ban phát cho các nhà nước"1
1 Platon, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1968, trang 188, (Tiếng Nga).
Trang 7- Arixtốt (384 - 322 Tr.CN): Ông là học trò của Platôn và được C.Mác đánh
giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại Ông cho rằng có tồn tại pháp luậtchung, tự nhiên, khác với pháp luật riêng, cao hơn pháp luật riêng do nhà nướcban hành; đạo đức phải phục vụ pháp luật; hành động công bằng là hành độngtheo pháp luật Ông cực lực lên án người cầm quyền không tuân theo pháp luật,chà đạp lên pháp luật, mưu toan thống trị bằng bạo lực và cần phải phân quyềntrong tổ chức nhà nước Những quan điểm nêu trên được Arixtốt trình bày trong
tác phẩm "Đạo đức học" và "Thuật hùng biện".
- Xixêron (106 - 43 Tr CN): Ông là nhà hoạt động nhà nước, nhà luật học
và nhà hùng biện của thời kỳ La Mã cổ đại, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng
như "Về nhà nước", "Về những đạo luật" và "Về các nghĩa vụ" v.v Ông đã có
những tư tưởng tiến bộ như: nhà nước là công việc chung của nhân dân; phânbiệt ba hình thức nhà nước: dân chủ, quý tộc và quân chủ; người điều hành côngviệc nhà nước phải sáng suốt, công minh, có khả năng hùng biện và hiểu biếtnhững nguyên lý cơ bản của pháp luật v.v Đặc biệt Xixêron đưa ra quan điểmnổi tiếng: tất cả mọi người đều ở dưới hiệu lực của pháp luật và nhân dân phảicoi pháp luật như chốn nương thân của mình
1.1.2 Quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời kỳ cách mạng tư sản
Những quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền nêu trên được tiếp tụcphát triển, nhất là trong thời kỳ các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phongkiến chuyên chế, độc tài và vô pháp luật ở châu Âu thế kỷ 17, 18 Trong thời kỳnày tư tưởng về nhà nước pháp quyền được phát triển khá phong phú, toàn diện,hình thành hệ thống quan điểm trong các học thuyết chính trị - pháp lý, tiêu biểu
là quan điểm của các nhà tư tưởng, lý luận sau đây:
- Jôn Lốc-cơ (1632 - 1704): Quan điểm tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Jôn Lốc-cơ được trình bày trong tác phẩm Hai bài giảng về lãnh đạo nhà
nước (1690) Theo ông, quyền tự do, bình đẳng và sở hữu là quyền tự nhiên của
con người và không thể bị tước đoạt; nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ cácquyền của con người, bảo vệ pháp luật và xử lý các hành vi xâm phạm quyềncon người Muốn thế phải đề cao pháp luật, vì pháp luật là công cụ sắc bén và cóhiệu quả để bảo đảm tự do cá nhân, ngăn chặn sự tùy tiện và độc đoán của ngườikhác, nhất là của nhà nước
Trang 8- Sáclơ Lui Môngtexkiơ (1698 - 1755): Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Bàn về tinh thần pháp luật (1748) Trong tác phẩm này ông cho rằng, sự
tồn tại của chế độ chuyên chế dựa vào việc làm cho con người khiếp sợ và nhànước trong chế độ chuyên chế là nhà nước của sự độc đoán và tùy tiện, bởi vì,việc ban hành pháp luật và thi hành pháp luật tập trung vào trong tay một người
Từ việc phân tích chế độ chuyên chế độc đoán, chuyên quyền, tùy tiện xâm hại
tự do dân chủ, Môngtexkiơ lập luận về sự cần thiết phải có pháp luật và tuân thủnghiêm chỉnh pháp luật, về sự cần thiết phải phân chia quyền lực nhà nướcthành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
- J.J.Rút-xô (1712-1788): J.J.Rút-xô là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng
học lỗi lạc của triết học khai sáng thế kỷ 18 Quan điểm về nhà nước và pháp luậtcủa ông được nêu chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” xuất bản tháng4/1762 Trong tác phẩm này Rút - Xô đề cấp đến sự cần thiết của việc thiết lậpcông ước xã hội, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan lập pháp,
cơ quan hành pháp Ông cho rằng khi chế độ tư hữu xuất hiện thì bất công xã hộicũng xuất hiện Để khắc phục tình trạng đó cần phải thiết lập khế ước xã hội hướngđến lợi ích chung của cộng đồng, bảo đảm công bằng trong xã hội Ông đề cao chủquyền của nhân dân, quyền lực nhà nước phải có sự phân chia rành mạch giữa lậppháp, hành pháp, tư pháp; pháp luật phải kết tinh ý chí và lợi ích của nhân dân; phảibảo đảm tính độc lập của Tòa án Những quan điểm trên đây có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến cách mạng tư bản Pháp thời kỳ 1779-1794
- Imanuel Cantơ (1724 - 1804): Ông là nhà triết học nổi tiếng người Đức.
Từ cơ sở lý luận triết học của mình, Cantơ cho rằng, lý trí thực tế hay ý chí tự docủa mỗi người chính là nguồn gốc của các đạo luật có tính pháp quyền và hợpđạo đức Chủ quyền của nhân dân là cơ sở cho tự do, bình đẳng và độc lập củamọi công dân trong nhà nước, nhân dân phải được tham gia vào việc thiết lậptrật tự pháp luật bằng cách thông qua Hiến pháp thể hiện ý chí của họ Pháp luật
là công cụ bảo đảm quan hệ văn minh giữa con người và giữa con người với nhànước Nhà nước là một tổ chức tổng thể của nhiều cá nhân quan hệ với nhau bởicác đạo luật
- Hêghen (1770 - 1831): Ông là nhà triết học, nhà tư tưởng nổi tiếng người Đức Trong tác phẩm Triết học pháp quyền (1821), Hêghen đã lập luận rằng, nhà
nước pháp quyền phải được cấu trúc bởi các yếu tố xã hội công dân, trật tự phápluật và các đạo luật hợp pháp, phản ánh được ý chí và lợi ích chung của xã hội
Trang 9Trong thời kỳ này, ngoài các nhà lý luận nói trên, nhiều nhà tư tưởng, triếthọc, luật học khác đã góp phần phát triển các tư tưởng về nhà nước pháp quyền
như Tômát Jepphecxơn (1743 - 1826) - tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776, Tômát Pên (1737 - 1809), Jôn Ađam (1735 - 1826); Jem Mêđison
(1752 - 1836)
1.1.3 Khái niệm và đặc trưng của nhà nước pháp quyền
1.1.3.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền
Khái niệm “Nhà nước pháp quyền” được dùng rất khác nhau Ở Mỹ,người ta dùng từ “Rule of Law” để chỉ nhà nước pháp quyền Người Đức cókhái niệm “Rechtsstaat” Trong khi đó, người Pháp dùng khái niệm “Etat deDroit”, còn người Nga thì dùng từ “Pravovoe gosudarstvo” Cả ba khái niệmcủa các nước châu Âu đều có nghĩa là “Chính phủ phải chịu sự ràng buộc củapháp luật”
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm “nhà nước pháp quyền” Cách thứ nhất
đề cao các giá trị của pháp luật Cách thứ hai, ngoài các quy tắc, quy định vàthủ tục pháp lý chặt chẽ, còn cho phép tận dụng các giá trị khác nhằm khẳngđịnh sự tối ưu của công lý và nhân quyền Cách thứ hai thực chất là yêu cầu củachủ nghĩa hợp hiến, của tư tưởng đề cao Hiến pháp Theo đó, một đạo luật dùđược ban hành đúng thẩm quyền, đúng thủ tục (đạo luật hợp pháp) vẫn có thểkhông đạt yêu cầu nếu không đủ để bảo vệ các quyền của con người, không bảođảm công bằng và công lý trên thực tế Do đó, khái niệm “Rule of Law” - “Chế
độ pháp quyền” cần hàm chứa những giá trị cốt lõi đó là tự do, công bằng vàcông lý
1.1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền theo quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
Nghiên cứu quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tưtưởng nhân loại, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của nhà nước phápquyền như sau:
Một là, nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện chủ quyền của nhân dân Hai là, nhà nước pháp quyền là nhà nước tổ chức, hoạt động theo hiến
pháp, pháp luật, bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống nhà nước
và xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh “ý chí chung của nhân dân”, “lợi ích
chung của xã hội”
Ba là, nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện và bảo vệ được quyền
Trang 10con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Bốn là, nhà nước pháp quyền là nhà nước chịu trách nhiệm trước công
dân về những hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đốivới nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm pháp luậtcủa mình
Năm là, nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà
nước thích hợp và có cơ chế giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạmpháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện Hình thức tổ chức quyền lựcnhà nước thích hợp trong nhà nước pháp quyền là phân chia và kiểm soát lẫnnhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nói cách khác, trong nhànước pháp quyền phải bảo đảm tính pháp quyền của các thiết chế quyền lực nhànước mà người chủ của nó là nhân dân và xác lập sự tôn trọng Hiến pháp (xâydựng Hiến pháp và chế độ bảo hiến)
Sáu là, nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự độc lập của tòa án
và tính chất dân chủ, minh bạch của pháp luật
1.2 Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Tư tưởng của C Mác, Ph Ănghen về nhà nước pháp quyền
Mặc dù C Mác, F Ăngghen chưa sử dụng khái niệm nhà nước phápquyền, nhưng những tư tưởng cốt lõi và đặc trưng cơ bản của nhà nước phápquyền đã được đề cập sâu sắc theo quan điểm khoa học và cách mạng C.Mác và
Ph Ăngghen tập trung vào các vấn đề pháp luật và nhà nước gắn với chủ quyền
và quyền tự do dân chủ của nhân dân
+ Về pháp luật, trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", C Mác vàPh.Ăngghen đã khẳng định pháp luật luôn luôn có tính giai cấp, thể hiện ý chícủa giai cấp thống trị về chính trị và kinh tế Mặt khác, pháp luật phải phản ánhthực tại khách quan và lợi ích chung của xã hội, quan hệ xã hội
Ngay từ những năm 1842-1843, trong những cuộc tranh luận về tự do báochí, C.Mác đã khẳng định vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự dodân chủ của nhân dân
Theo nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật thì trong nhà nướcpháp quyền, pháp luật trở thành tối thượng Mọi thành viên xã hội, kể cả nhànước, cán bộ, công chức nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật, xử sự đúng yêu
Trang 11cầu của pháp luật, không có ngoại lệ Chỉ có như vậy pháp luật mới trở thànhchuẩn mực chung, là thước đo hành vi của mọi người.
Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm chủ quyền của nhân dân, tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân Phân tích vấn đề này, C.Mác cho rằng ngay cả
cơ quan nhà nước có chủ quyền, thực hiện quyền lực của mình cũng chỉ là đạibiểu cho chủ quyền của nhân dân, thực hiện quyền lực của nhân dân
Nhà nước pháp quyền dân chủ phải có thiết chế ngăn ngừa sự tuỳ tiện lạmquyền của công chức nhà nước
1.2.2 Tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước pháp quyền
Những tư tưởng nhà nước pháp quyền nêu trên của C.Mác và Ph.Ăngghen được V.I.Lênin tiếp thu và phát triển trong quá trình xây dựng nhànước kiểu mới Người chỉ rõ: "Mục đích của chính quyền Xô viết là thu hútnhững người lao động tham gia vào quản lý nhà nước" và "việc thu hút đượcmọi người lao động tham gia vào quản lý là một trong những ưu thế quyết địnhcủa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa" V I Lênin đã khái quát nhiều quan điểm vềxây dựng nhà nước kiểu mới, đó là "nhà nước không còn nguyên nghĩa", "nhànước nửa nhà nước", "nhà nước quá độ" để rồi chuyển dần tới một chế độ tựquản của nhân dân Muốn vậy, trước mắt phải thực hiện chế độ dân chủ mà nộidung cơ bản là quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền bãi miễn,quyền kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ công chứcnhà nước
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhândân ta giành chính quyền, xây dựng nhà nước và pháp luật kiểu mới ở nước ta.Quan điểm, tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền thể hiện trình độ kếthợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp
Trang 12thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạovào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam Có thể khái quát trênnhững nội dung cơ bản sau đây:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân,bảo đảm nền dân chủ thực sự;
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước hợp hiến, hợp pháp, thực hiệnquản lý xã hội theo pháp luật, kết hợp chặt chẽ với giáo dục đạo đức;
- Pháp luật trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là pháp luật dân chủ, thể hiện
tư do, ý chí và lợi ích của nhân dân;
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có trách nhiệm và chịu tráchnhiệm trước nhân dân, công dân phải làm tròn bổn phận, nghĩa vụ đối với nhànước;
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước trong sạch, ngăn chặn, loại trừđược quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạtđộng của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xuất phát từ thực tiễn lịch sử cách mạng,vận Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
Đó là một nhà nước kiểu mới, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á
“Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tanxiềng xích thực dân gần một trăm năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đãxây dựng nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập, tự do, hạnhphúc Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước nhà…”2
Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hoà là “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiến quốc giatrên nền tảng dân chủ” Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quanđiểm của Đảng về Nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước đã được thể chế hoátrong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946 Với Hiến pháp 1946, Đảng ta
2 Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Tập 2, Nxb Sự thật, H,1980, tr.463.
Trang 13chủ trương thực hiện “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” nhằmđoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo, đảmbảo các quyền tự do dân chủ Hiến pháp 1959 đã thể chế hoá quan điểm Đảng ta
về “sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyênchính vô sản”3, Đảng ta cho rằng “khi nào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dântiến triển thành cách mạng XHCN thì chuyên chính dân chủ nhân dân sẽ trởthành chuyên chính vô sản… Hình thức Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dânvẫn có thể tồn tại khi nội dung của nó đã chuyển đổi thành chuyên chính vô sản.Nhưng nếu nhiệm vụ và yêu cầu là cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xãhội thì về thực chất chế độ dân chủ nhân dân sẽ trở thành chế độ dân chủ
Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) đã xác định: “Nhà nước XHCN làNhà nước chuyên chính vô sản, một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động, một tổ chức thông qua đó Đảng thựchiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển xã hội…”5
Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sảntrong thời kỳ quá độ lên chủ CNXH, Đảng ta xác định “quyền làm chủ tập thểcủa nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, thực hiện bằng nhànước dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đó làchuyên chính vô sản Nhà nước ta, vì vậy, là nhà nước chuyên chính vô sản”6
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối đổi mới đãđặt ra những cơ sở quan trọng cho việc đổi mới tư duy, quan điểm về xây dựngnhà nước trong các điều kiện tiến hành cải cách kinh tế
Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thểXHCN, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức thành cơ quanquyền lực chính trị Trong thời kỳ quá độ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sảnthực hiện chế độ dân chủ XHCN…”7 Mặc dù vẫn dùng khái niệm “Nhà nướcchuyên chính vô sản”, nhưng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI đã có đổi mới: “Dưới sự lãnhđạo của Đảng, chức năng của Nhà nước là thể chế hoá bằng pháp luật, quyềnhạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp
3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Nxb Sự thật, H,1961, tr.179.
4 Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam Nxb Sự thật, H,1975, tập 1, tr.193.
5 Văn kiện Đảng toàn tập NxbCTQG, H,2004, tập 37, tr.577.
6 Văn kiện Đảng toàn tập NxbCTQG, H,2004, tập 37, tr.162.
7 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) NxbCTQG, H,2006, tr.124.
Trang 14luật Nhà nước ta phải bảo đảm quyền dân chủ thật sự của nhân dân lao động,đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhândân…”8.
Những quan điểm chủ yếu của Đảng về xây dựng, cải cách bộ máy nhànước được xác định tại Đại hội VI, VII tiếp tục được Đảng ta phát triển trong
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” là “tổchức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân.Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chứcquản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, sửa đổi hệ thống tổ chức nhànước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp để thực hiện
có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước
Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôntrọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Có cơchế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng,lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân Tổ chức vàhoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạothống nhất của trung ương
Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp,với sự phân công rành mạch ba quyền đó…9
Quan điểm của Đảng về Nhà nước trong Cương lĩnh 1991 đã nhấn mạnhđến những vấn đề có tính nền tảng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước trong một chế độ dân chủ – pháp quyền: có đủ quyền lực và đủ khả năngđịnh ra luật pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật; thống nhất quyền lực (thốngnhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) với sự phân công rành mạch baquyền đó Tuy chưa đề cập trực tiếp đến phạm trù nhà nước pháp quyền, nhưng
sự thể hiện các vấn đề cơ bản có tính pháp quyền trong tổ chức nhà nước ở tầmcương lĩnh chính trị cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng ta trong đổi mới tổchức và hoạt động của Nhà nước theo các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước phápquyền XHCN trong bối cảnh cụ thể nước ta
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá VII) đã đánh dấumột bước quan trọng trong việc cụ thể hoá quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
8 Sđd, tr.125.
9 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới Sđd, tr.327.
Trang 15Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta Hội nghịlần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VII là hội nghị chuyên bàn về nhànước “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” Sau khi đánh giá những thànhtựu và khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức, hoạt động của nhà nước ta và nhữngyêu cầu trước tình hình mới, văn kiện Hội nghị đã nêu 05 quan điểm cơ bản cầnnắm vững trong quá trình xây dựng kiện toàn bộ máy nhà nước cụ thể là:
- Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐảngCộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm
kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổquốc và của nhân dân;
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp,
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Một là: tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân
dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân thamgia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dânđối với hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước
Hai là: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ công chứcNhà nước thật sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân
Ba là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; xây dựng và
hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tínhchất của cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của tổ chức đảngđối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính
Nghị quyết nhấn mạnh: “Ba yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa
trên nền tảng chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân,
Trang 16vì dân, thực hiện đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2002) và Đại hội đạibiểu Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) đã tiếp tục khẳng định nhiệm vụxây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạocủa Đảng, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân;quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quantrong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Đại hội XI (tháng 1/2011) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và khẳng định “tiếp tục đẩy mạnh việc xâyĐại hội XII của Đảng (20/1- 28/1/2016) tiếp tục khẳng định quan điểm nhấtquán của Đảng về đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn phát triển mới.Báo cáo chính trị trình đại hội XII xác định: “Xây dựng, hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tưpháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinhgọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội Hoàn thiện thểchế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực,hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh hoàn thiện vànâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Xác định rõ cơchế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soátquyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất, xác định rõ hơnquyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền”10
Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân và vìdân ở Việt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật -phương tiện quan trọng trong quản lý nhà nước
1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự khác biệt với nhà nước pháp quyền tư sản
1.3.2.1 Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
10 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB CTQG – ST 2016, tr.39 – 40.
Trang 17thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân
Hai là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tôn
trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người
Ba là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháptrong đời sống nhà nước và xã hội
Bốn là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ
chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phốihợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp,
tư pháp
Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm chocông dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội
Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Bảy là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực
hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển vớinhân dân các dân tộc và các nước trên toàn thế giới, đồng thời tôn trọng và cam kếtthực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn
1.3.2.2 Sự khác biệt giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhà nước pháp quyền tư sản
Ngoài những giá trị phổ biến có tính nguyên tắc của nhà nước pháp quyềnvới tư cách là tinh hoa trí tuệ của nhân loại, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có những điểm khác biệt sau đây:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Mọi tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều nhằm xây dựng xã hội xã hộichủ nghĩa gồm 8 đặc trưng nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có phân công, phốihợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tưpháp nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện quyền lực nhà nước của cơ quan
Trang 18lập pháp, hành pháp, tư pháp, không phân chia rạch ròi và kiềm chế, đối trọng lẫnnhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp như nhà nước tư sản.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản ViệtNam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong củanhân dân lao động và của toàn dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và của dân tộc - lãnh đạo
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo nhà nước, Đảng phải vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nângcao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đốingoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nhà nước vànhân dân các dân tộc trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước,điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn; là thành viên có trách nhiệmcủa cộng đồng quốc tế và khu vực