Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, “có cái nhìn hệ thống chặt chẽ, nhất quán trong tư duy nghiên cứu, thể hiện bản lĩnh của người nghiên cứu, về hệ gi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TP.HCM
BÁO CÁO CUỐI KỲ
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀCON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ MỚI CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Trung DũngHọc viên: Nguyễn Văn Hoàng - 226201803
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ii
PHẦN MỘT: QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI 1
1 Khái niệm về con người 1
2 Bản chất con người 5
PHẦN HAI: TÍNH CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ TRONG VIỆC TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ, THÓI QUEN, CƯ XỬ VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY 7
1 Tính cộng đồng trong việc hình thành thói quen người Việt 7
2 Để hình thành hệ giá trị Việt Nam mới, dân chủ phải đi đôi với pháp quyền 9
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp phát triển toàn diện con người, xây dựng nhân cách con người là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người Việt Nam truyền thống có rất nhiều đức tính tốt đẹp, nhưng do tâm lý xuất phát từ tính cộng đồng làng xã đã tồn tại hàng nghìn đời ăn sâu vào nhận thức và bị ảnh hưởng những mặt trái của cơ chế thị trường nên người Việt hiện nay cũng đang bộc lộ không ít hạn chế cần phải khắc phục.
Lịch sử khoa học nói chung, triết học nói riêng là lịch sử nghiên cứu về con người Sở dĩ như vậy vì mục đích của khoa học trong đó có triết học suy cho cùng là vì con người, phục vụ con người Bản thân sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chủ yếu hướng tới việc trang bị vũ khí lý luận để con người giải phóng mình, tạo dựng một xã hội ở đó “sự tự do của mỗi người là sự tự do của tất cả mọi người” Vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét vấn đề con người như thế nào và vai trò con người thể hiện trong lịch sử ra sao Cùng với luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"
Trong công trình khoa học: “Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai” do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã nghiên cứu và nêu ra quan điểm “Để hình thành hệ giá trị Việt Nam, dân chủ phải đi liền với pháp quyền”, bên cạnh đó, GS Thêm đã chỉ ra 11 thói hư tật xấu của có nguồn gốc từ tính cộng đồng làng xã, trong đó có: thói dựa dẫm, ỷ lại; thói cào bằng, đố kỵ; bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái; bệnh sĩ diện Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khoa học hết sức công phu, “có cái nhìn hệ thống chặt chẽ, nhất quán trong tư duy nghiên cứu, thể hiện bản lĩnh của người nghiên cứu, về hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Với nghiên cứu “Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và các giải pháp hình thành hệ giá trị mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” tác giả sử dụng chính quan điểm Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác để nghiên cứu và lập luận về tiến trình phát triển gắn liền với bản chất con người, từ đó, khẳng định vai trò của con người trong việc “kiến tạo” lịch sử, phát triển cộng đồng và đề xuất các giải pháp để hình thành các hệ giá trị tích cực để con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Trang 4PHẦN MỘT: QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI1 Khái niệm về con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, trong đó, phương diện tự nhiên và phương diện xã hội thống nhất biện chứng với nhau Điều đó đã được C.Mác khẳng định trong tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844: “Con người là một thực thể tự nhiên có tính người, là một sinh vật có tính loài” [1]1
Thứ nhất, bản tính tự nhiên của con người Con người trước hết mang bản tính tự nhiên, tự nhiên chính là tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người Vì thế, nghiên cứu cấu tạo, nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở quan trọng để con người hiểu biết chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử [1] Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ những khía cạnh sau đây:
- Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên Quan điểm trên của chủ nghĩa duy vật lịch sử được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên Học thuyết của Đác-uyn về sự tiến hoá của các loài đã khẳng định rằng giới sinh vật, kể cả loài người là sản phẩm của sự tiến hóa Cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, trái đất được bao phủ bởi đại dương mênh mông, hạt sống đầu tiên được hình thành đó là những hạt cô-a-xéc-va Từ hạt sống đầu tiên đó giới sinh vật đã phát triển một cách đa dạng thành các cơ thể đơn bào, đa bào, thực vật, động vật Trong thế giới sinh vật phong phú và đa dạng ấy, có một loại động vật linh trưởng cấp cao là tổ tiên của con người ngày nay Thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn và chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa là di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên, loài linh trưởng ấy đã tiến hóa thành người
Vấn đề nguồn gốc của con người ngày càng được làm sáng tỏ bởi những khám phá của khoa học hiện đại Năm 1974, nhà nhân chủng học Donald Johanson tìm thấy hoá thạch gần như nguyên vẹn của một phụ nữ tồn tại từ 3,2 triệu năm trước tại Ethiopia và đặt tên là Lucy Tháng 10, năm 2009, các nhà khoa học ở California - Mỹ công bố hình ảnh hoàn chỉnh về con người có niên đại cách đây 4,4 triệu năm mang tên Ardi (phát hiện này được tạp chí Times của Mỹ coi là thành tựu khoa học mang tính đột phá nhất trong năm 2009) Sự xuất hiện của Ardi đã làm thay đổi những hiểu biết truyền thống về cội nguồn con người, các nhà khoa học cho rằng Ardi đứng thẳng, không giống vượn, có thể là tổ tiên chung của con người và các động vật linh trưởng hiện nay Tiếp theo đó, ngày 9 tháng 4 năm 2010, các nhà khoa học Australia công bố kết quả nghiên cứu hai bộ xương hoá thạch cách đây khoảng 1,75 đến 1,95 triệu năm tìm được ở Nam Phi, bổ sung một mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa từ người tối cổ lên người hiện đại…
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, t42, tr 234
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Từ thuyết tiến hoá luận của Đác-uyn đến những khám phá của khoa học hiện đại là chặng đường dài thể hiện cố gắng của con người trong quá trình tìm hiểu chính bản thân mình Mặc dù các thành tựu khoa học có thể mở ra hướng mới cho việc nghiên cứu nguồn gốc con người, song, chúng không phủ nhận mà tiếp tục xây dựng căn cứ vững chắc cho nhận định: con người là sản phẩm của tự nhiên, của quá trình tiến hoá - Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người” Con người là bộ phận của giới tự nhiên nên như mọi động vật khác con người có đầy đủ những đặc điểm mà tự nhiên ban tặng Con người phải dựa vào tự nhiên, tìm thức ăn, nước uống từ trong tự nhiên, đấu tranh để tồn tại, ăn uống và sinh con đẻ cái C.Mác viết: “Con người không bao giờ thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của vật, thành thử bao giờ cũng chỉ có thể nói đến việc những đặc tính ấy có ít hay nhiều đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người mà thôi” Bởi2 mang các đặc điểm tự nhiên - sinh học, nên con người còn bị hạn chế bởi những đối tượng tự nhiên – thân thể vô cơ ở bên ngoài Những biến đổi của tự nhiên và những quy luật tự nhiên (đồng hóa, dị hóa, di truyền, biến dị, thích nghi, sinh, lão, bệnh, tử) trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người… (Ví dụ: Sự giống nhau giữa những người có cùng chung huyết thống là do chịu sự tác động của quy luật di truyền; cơ thể của con người thích nghi với môi trường bằng việc trời lạnh thì da co lại, trời nóng thì đổ mồ hôi…) Diễn đạt quan niệm trên, C.Mác viết: “Thực thể không có tự nhiên ở bên ngoài nó thì không phải là thực thể tự nhiên, nó không tham gia vào đời sống tự nhiên” Bên cạnh đó, với tư cách là3 thực thể tự nhiên, con người bằng hoạt động của mình cũng luôn tác động ngược lại với tự nhiên, làm thay đổi tự nhiên Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa con người với những tồn tại khác của giới tự nhiên.
Thứ hai, bản tính xã hội của con người
Mặc dù mang bản tính tự nhiên, song con người không đồng nhất với các tồn tại khác của tự nhiên mà còn mang bản tính xã hội C.Mác viết: “Nhưng con người không chỉ là thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người” [1] Bản tính xã4 hội của con người được phân tích từ những khía cạnh sau:
- Sự hình thành con người không phải chỉ từ sự tiến hoá, sự phát triển của giới tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã phân tích vai trò của lao động và khẳng định lao động là yếu tố quyết định sự hình thành bản tính xã hội ở con người, nhờ đó mà con người có khả năng vượt qua những tồn tại tự nhiên khác vươn lên đứng đầu trong giới sinh vật C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, t20, tr.146
3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, t42, tr.232
4 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, t42, tr 234
Trang 6liệu sinh hoạt của mình” Con người chỉ có thể tồn tại khi được thoả mãn những nhu5 cầu tự nhiên - sinh học, tuy nhiên các tư liệu để thoả mãn nhu cầu đó không có sẵn trong giới tự nhiên, bởi thế con người phải lao động, sáng tạo và không ngừng sáng tạo Chính quá trình lao động đã hoàn thiện mặt tự nhiên, xây dựng nền tảng sinh học vững chắc cho bản tính xã hội của con người (Ví dụ: nhờ lao động, kết cấu bộ não con người trở nên phức tạp hơn, con người có dáng đứng thẳng và bàn tay cầm nắm khéo léo như ngày hôm nay) Thông qua lao động, con người đã hình thành tư duy – ý thức, con người bằng hoạt động thực tiễn đã tác động vào các đối tượng hiện thực, buộc chúng phải bộc lộ các thuộc tính, quy luật vận động để con người nhận thức Cũng nhờ lao động, ngôn ngữ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu trao đổi tư tưởng, kinh nghiệm của con người và trở thành phương tiện hữu hiệu để con người thiết lập, phát triển các mối quan hệ xã hội
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều động vật cũng có khả năng suy xét và tạo ra những vật dụng phục vụ cuộc sống của chúng, thậm chí một số nghiên cứu cho thấy trí khôn của loài chó có thể tương đương với một đứa trẻ hai tuổi Như vậy, có phải động vật cũng có tư duy như con người và điểm khác biệt thật sự giữa con người và thế giới loài vật là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, cần thiết phải trở lại làm rõ khái niệm tư duy – ý thức của con người qua đó so sánh với cái gọi là “suy xét” hay “trí khôn” ở loài vật Tư duy – ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người Phản ánh là thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất, thể hiện qua việc tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng Sự phản ánh ở những động vật có hệ thần kinh trung ương gọi là tâm lý động vật, song tâm lý động vật chưa phải là tư duy – ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối Bởi vậy, ngay cả những động vật có “trí khôn” nhất cũng không thể có được năng lực như con người.
Trước tiên là khả năng làm ra những vật dụng, ong, chim, kiến hay mối biết làm tổ, hải ly biết xây những đập nước nhưng những sản phẩm như thế hoàn toàn là thuộc phần bản năng của chúng Một loài chim nhất định làm tổ theo cùng cách từ thế hệ này sang thế hệ khác, tổ ong dù là một kết cấu hết sức phức tạp nhưng trước đây và muôn đời sau cũng không thay đổi Điều này cho thấy rằng tổ là một sản phẩm của bản năng chứ không phải của nghệ thuật, vốn đòi hỏi lý trí và ý chí tự do Trong khi đó, nhờ tư duy, con người biết sáng chế và tuyển chọn, họ là những nghệ sĩ thực sự, trong khi con vật thì không Chỉ có con người mới chế tạo máy móc để tạo năng suất, những con vật có thể sử dụng những công cụ thô sơ, nhưng không một con vật nào tạo ra được máy vi tính, hay những máy học hiện đại… C.Mác và Ăngghen đã viết: “Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong đã làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây 5 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, t42, tr.137
Trang 7dựng một cái gì đó nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi” và6 “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” 7
Tiếp theo là cái gọi là “suy xét” ở loài vật, nói đúng hơn là những con vật có thể giải quyết các vấn đề mỗi khi chúng phải đương đầu với tình trạng cấp bách về sinh học để tìm cách đạt được những gì chúng cần Sự “suy nghĩ”, “thông minh” của con vật chỉ ở mức độ này, không con vật nào từng ngồi xuống để suy nghĩ, theo cách mà một triết gia hay một nhà toán học làm khi anh ta không có gì thúc bách về mặt sinh học để phải làm như thế Hơn nữa, việc con người suy nghĩ lan man và sử dụng tới ngôn ngữ là một biểu hiện nữa cho thấy việc này hoàn toàn khác hẳn cách một con vật giải quyết vấn đề Dĩ nhiên là con vật tạo ra được âm thanh và truyền đạt được những cảm xúc hoặc rung động của chúng cho nhau, nhưng không một con vật nào truyền đạt suy nghĩ; không một con vật nào từng thốt ra một câu để khẳng định một điều gì đó là đúng hay sai, không con vật nào biết sử dụng ngôn ngữ để truyền những tư tưởng hay toàn bộ truyền thống văn hóa, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà chỉ một loài vật có lý trí là con người mới có thể làm điều đó.
Cuối cùng, nhờ có ý thức – có sự phản ánh sáng tạo, khác với tâm lý động vật mà ngay cả những đặc điểm tưởng chừng như mang tính tự nhiên, bản năng thuần tuý của con người cũng vượt lên trên thế giới loài vật Thực tế, bản tính tự nhiên của con người đã được xã hội hoá để mang tính người hơn… (Ví dụ: nhu cầu ăn, mặc của con người thoạt tiên là nhu cầu sinh học, chỉ cần ăn no - mặc ấm; song, hiện nay nhu cầu này đã mang tính xã hội, con người ngày càng hướng tới việc ăn ngon - mặc đẹp, ăn sung - mặc sướng; hay như hoạt động duy trì nòi giống, sinh con đẻ cái cũng được con người điều tiết cho phù hợp với đạo đức, pháp luật, phù hợp với nhu cầu xã hội) - Sự tồn tại, phát triển của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội Xã hội là hình thức vận động cao nhất của thế giới vật chất, hình thái này lấy con người và sự tác động qua lại giữa người với người làm nền tảng Con người là bộ phận căn bản nhất của xã hội nên mỗi sự chuyển biến của xã hội đều ghi những dấu ấn nhất định lên con người, các quy luật xã hội vẫn luôn tác động ngoài ý chí và nguyện vọng của con người Những nhân tố, quy luật xã hội có ảnh hưởng đến con người đó là kinh tế, chính trị, văn hóa…, là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về sự phù hợp giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, các quy luật về giai cấp và đấu tranh giai cấp… (Ví dụ: Một người sinh ra trong xã hội có giai cấp sẽ thuộc một giai cấp nhất định, chịu sự tác động của quy luật đấu tranh giai cấp; nếu anh thuộc giai cấp vô sản, bị giai cấp tư sản bóc lột, đời sống cực khổ nhất thiết anh phải đứng lên đấu tranh giành lại quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân mình, gia đình mình, giai cấp mình).
6 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1993, t23, tr 266 - 267
7 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, t42, tr 137
Trang 8Như vậy, sự tồn tại bản tính tự nhiên của con người không chỉ bác bỏ quan niệm siêu nhiên về nó mà còn khẳng định con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên, chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người Bản tính xã hội của con người chỉ được hình thành dựa trên một nền tảng tự nhiên – sinh học vững chắc, song đến lượt mình, bản tính xã hội quay lại tác động hoàn thiện mặt tự nhiên trong con người Trên thực tế, mặc dù có có những nét chung với động vật, chẳng hạn như những đặc điểm về cơ cấu và chức năng của cơ thể, đặc tính di truyền… song, bản tính tự nhiên trong con người không còn nguyên dạng như trong động vật, mà nhờ mặt xã hội, những nét chung ấy đã được cải tạo và phát triển ở trình độ cao hơn Những vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy tính thống nhất biện chứng giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người Bản tính tự nhiên đã được nhân hoá để mang giá trị văn minh loài người, còn bản tính xã hội thì không thể thoát ly tiền đề tự nhiên - sinh học, hai mặt đó hoà quyện với nhau để tạo thành con người “viết hoa”, con người tự nhiên – xã hội.
2 Bản chất con người
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự tồn tại bản tính tự nhiên trong con người là một tất yếu khách quan, song để nhận thức được bản chất con người phải xuất phát từ chính đời sống con người, từ những quan hệ xã hội Bởi vậy, trong luận đề thứ sáu của tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã viết: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” Luận đề này có vai trò hết sức8 quan trọng và mang tính nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề con người của chủ nghĩa duy vật lịch sử Bản chất con người không phải là cái gì đó cao siêu, bên ngoài con người mà nằm ngay trong chính đời sống hiện thực đầy sống động của con người Vì vậy, nghiên cứu con người phải gắn với điều kiện lịch sử, với hoàn cảnh sống cũng như quá trình hoạt động để tồn tại và phát triển của con người
Là thành viên của xã hội, con người chịu tác động mạnh mẽ của các quan hệ xã hội, thông qua các quan hệ xã hội mà con người hình thành và bộc lộ bản chất của mình Chính sự tác động của các quan hệ xã hội đã kết tinh và định hình ở con người năng lực hoạt động thực tiễn, tư duy, sự tự ý thức và đánh giá và điều chỉnh hành vi Con người ở trong hoàn cảnh, trong những mối quan hệ xã hội nào thì sẽ định hình bản chất đó.
Trong tính phức tạp và đa dạng của những quan hệ xã hội làm hình thành bản chất con người thì quan hệ sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất Sở dĩ như vậy vì chính quan hệ sản xuất – quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất mà hạt nhân của nó là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đã chi phối hết thảy những quan hệ còn lại của con người Chỉ có điều quan hệ này chi phối trực tiếp hay gián tiếp ở mức độ rộng hay hẹp, sâu hay nông mà thôi Điều này được giải thích bằng tầm quan trọng của sản xuất đối với sự tồn tại của con người và xã hội loài người, con người phải sản 8 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, t3, tr 11
Trang 9xuất và thiết lập các quan hệ xã hội trong quá trình sản xuất đó Đến lượt mình, quan hệ sản xuất tác động trở lại con người theo những phương thức nhất định, hình thành chất con người.
Từ những sự phân tích ở trên, có thể thấy rằng bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, bất biến, mà là hệ thống mở, luôn biến đổi, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tác động làm biến đổi tự nhiên và xã hội, thúc đẩy các quan hệ xã hội biến đổi ngày một đa dạng và phong phú hơn Cùng với việc biến đổi của các quan hệ xã hội thì bản chất con người cũng thay đổi theo Bởi thế, cũng là người dân Việt Nam trong quan hệ kinh tế - chính trị của chế độ phong kiến - thực dân, mang thân phận nô lệ, bị áp bức bóc lột, song khi những quan hệ đó bị lật đổ, thay thế bằng quan hệ kinh tế - chính trị xã hội chủ nghĩa thì từ thân phận nô lệ họ đã trở thành người làm chủ chính mình và làm chủ xã hội.
Vì vậy, có thể nói, con người không thể tách rời xã hội, tách rời các mối quan hệ xã hội mà cùng với xã hội khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức Trong quá trình ấy con người tiếp cận các quan hệ xã hội, từng bước chiếm lĩnh trở thành bản chất của mình, bản chất con người luôn gắn chặt với những quan hệ xã hội, với đời sống của chính con người Vì thế, có thể khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà con người luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định [2]
Trang 10PHẦN HAI: TÍNH CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ TRONG VIỆC TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ, THÓI QUEN, CƯ XỬ VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY
1 Tính cộng đồng trong việc hình thành thói quen người Việt
Từ thuở bình minh lịch sử, do bản năng sinh tồn (muốn được tập hợp sức mạnh chống thiên tai, địch họa, thú dữ và kích thích quá trình tiến hóa), con người đã có ý thức liên kết bầy đàn, sống quần tụ thành một cộng đồng, tập thể Từ đó, xã hội loài người dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay Tính cộng đồng là ý thức và tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau, đặc trưng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ; tính tập thể hòa đồng; đó là sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng tập thể Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào sự đồng nhất: Cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồng hương,…
Tính cộng đồng biểu hiện ở cách tổ chức đời sống cộng đồng, mà làng xã là một ví dụ tiêu biểu Tính cộng đồng còn được thể hiện qua phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của người Việt, qua đó chứa đựng các giá trị to lớn, hướng con người tới “cái thiêng”, có sức gắn kết cộng đồng, hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ Tính cộng đồng cũng được hình tượng hóa qua nhiều truyền thuyết, huyền thoại với các yếu tố biểu tượng sinh động, đặc trưng như: “Con Rồng, cháu Tiên”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh-Thủy Tinh” Qua đó, ta thấy một dân tộc mà ngay từ thuở sơ khai đã gắn bó với nhau bằng nghĩa tình đồng bào ruột thịt, và lại kề vai sát cánh bên nhau bước vào cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước, chung sức đồng lòng chiến đấu với bao thiên tai, địch họa để kiêu hãnh trường tồn
Có thể nói, tính cộng đồng làng xã của người Việt Nam theo lịch sử hình thành đã ảnh hưởng không ít đến thói quen của người Việt, bên cạnh những thói quen và đức tính tốt, tính cộng đồng còn mang lại những hệ quả không mong muốn, dần dần hình thành thói quen xấu trong cộng đồng người Việt Trong công trình khoa học: “Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai” do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã nghiên cứu và nêu ra quan điểm “Để hình thành hệ giá trị Việt Nam, dân chủ phải đi liền với pháp quyền”, bên cạnh đó, GS Thêm đã chỉ ra 11 thói hư tật xấu của có nguồn gốc từ tính cộng đồng làng xã, trong đó có: thói dựa dẫm, ỷ lại; thói cào bằng, đố kỵ; bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái; bệnh sĩ diện Trong nghiên cứu này, tác giả khái quát về hệ quả của tính cộng đồng làng xã thể hiện trong tính cách, ứng xử của người Việt trong phân tích dưới đây:
- Về ưu điểm:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau