LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với chủ đề “Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030” là công trìn
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN VĂN HẢI
BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2024 – 2030
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: Quản lý công
Trang 2BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN VĂN HẢI
BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 8.34.04.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN HƯƠNG
Hà Nội, tháng … năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với chủ đề “Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trong thời gian qua
Mọi thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn này và kết quả nghiên cứu là
do tôi khảo sát, thu thập và tham khảo từ các nguồn tin cậy, có dẫn nguồn trung thực Các kết quả, đánh giá chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào trước đây
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu của Luận văn này./
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2024
Học viên
Trần Văn Hải
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Lãnh đạo và cán bộ, giảng viên, viên chức đang công tác tại Học viện Hành chính quốc gia về sự tận tâm giảng dạy, hướng dẫn của quý thầy cô thời gian qua đã giúp tôi có đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành luận văn này
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hương, người đã dành thời gian, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi giải quyết các vướng mắc, khó khăn, hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của Luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, công chức Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp các tài liệu cần thiết cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2024
Học viên
Trần Văn Hải
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 8MỤC LỤC
Trang 9A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn chủ đề
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới nền kinh tế, mở cửa hội nhập quốc
tế với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực Việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực quốc gia đáp ứng yêu cầu trước xu thế hội nhập là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta Đội ngũ cán bộ, công chức
là một lực lượng quan trọng, trực tiếp tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội và đội ngũ này cũng là cầu nối gắn kết giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là dây chuyền của
bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù có tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” Từ những vấn đề lý luận và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo, đề
ra nhiều chủ trương, chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ công chức nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) giai đoạn 2021-2030 được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có
ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính Trong nhiều giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức được đưa
ra thì đào tạo, bồi dưỡng là một giải pháp quan trọng mang tính cấp thiết
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm, đổi mới chính sách, nội dung, quy trình Cụ thể Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về Chương trình tổng thể cải
Trang 10cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình cải cách hành chính có nhắc tới nhân tố con người là vô cùng quan trọng, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định Nghị quyết cũng xây dựng lộ trình đến năm 2030 phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý,
có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Để đạt mục tiêu trên, một trong yêu cầu đặt ra là tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm; thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (QLNN) theo tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả
Phúc Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, được coi là đô thị cửa ngõ của tỉnh và là một trong những đô thị vệ tinh của Vùng thủ đô Hà Nội Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Phúc Yên là bộ phận trực tiếp tham mưu thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham mưu chỉ đạo, tiến hành các hoạt động của UBND thành phố theo chức năng Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Phúc Yên sẽ góp phần giúp cho chính quyền thành phố hoạt động hiệu lực, hiệu quả, củng cố niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức của thành phố Phúc Yên có những hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đề ra đã thu được một số kết quả tích cực, bước đầu gắn với công tác đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố Phúc Yên còn có một số hạn chế cần phải được nghiên cứu, khắc phục như: Việc ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán
bộ, công chức chưa thật sự gắn kết với yêu cầu cấp thiết của thực tiễn; công tác
Trang 11đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mang tính chất chiến lược, dài hạn, không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức; nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm thay đổi, không kịp thời cập nhật những nội dung mới, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tế; việc thực hiện quy định về chế
độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với cán bộ, công chức chưa thành nề nếp; những yếu tố trên đã ảnh hưởng nhất định đến năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên và nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, tôi lựa chọn nghiên cứu chủ đề “Bồi
dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030” làm đề án tốt nghiệp đào tạo
trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Công ứng dụng
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổng hợp sách, bài báo, luận văn…liên quan đến đến tài tài thời gian và trình bày
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 – 2030
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
- Về thời gian:
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
4.1 Mục tiêu nghiên cứu đề án
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quan điểm định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, của địa phương về bồi dưỡng cán bộ, công chức và thực trạng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024-2030, đề án sẽ đưa
ra đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng công chức trên địa bàn trong nhiệm kì tới
Trang 124.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng cán bộ công chức
- Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn; từ đó chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn chế
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
để phân tích Ngoài ra, báo cáo kết hợp sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, logic, lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn, so sánh và phương pháp chuyên gia
6 Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn
7 Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
án gồm 3 phần:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Chương 2 Thực trạng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chương 3 Giải pháp và lộ trình nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm
2024 - 2030
Trang 13B PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Công chức
1.1.2 Bồi dưỡng
1.2 Những vấn đề chung về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.2.1 Vị trí, vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.2.2 Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.2.3 Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.3 Những vấn đề chung về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.3.1 Khái niệm bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.3.2 Tầm quan trọng của bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.3.3 Nội dung và hình thức bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.4.1 Chủ trương, chính sách về bồi dưỡng công chức
1.4.2 Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị về bồi dưỡng công chức
1.4.3 Năng lực và chất lượng của đội ngũ công chức
1.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng công chức 1.4.5 Năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên
1.4.6 Kinh phí cho bồi dưỡng công chức
1.4.7 Sự phát triển của khoa học công nghệ và vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa
Tiểu kết chương 1
Trang 14Chương 2
THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Khát quát về thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2 Khái quát đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1 Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.2 Số lượng, cơ cấu công chức các các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên
2.2.3 Về trình độ, năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn của
Uỷ ban nhân dân thành phố Phúc Yên
2.3 Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1 Về xác định nhu cầu bồi dưỡng
2.3.2 Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
2.3.3 Về tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
2.3.4 Về đánh giá kết quả bồi dưỡng
2.4 Đánh giá chung về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.4.1 Ưu điểm
2.4.2 Một số hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của một số hạn chế
Tiểu kết chương 2
Trang 15Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
3.1 Quan điểm
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1 Xây dựng cơ chế chính sách đối với bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn
3.2.2 Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình bồi dưỡng công chức
3.2.3 Đổi mới hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng 3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng 3.2.6 Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra bồi dưỡng công chức
3.3 Lộ trình nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 – 2030
3.3.1 Xây dựng chương trình bồi dưỡng
3.3.2 Kính phí bồi dưỡng Tiểu kết chương 3
Trang 16KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC