Từ những vấn đề tồn tại đó, mà trong thực hiện CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, đã tiếp tục đặt ra yêu cầu phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệ
Trang 1…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ THU THẢO
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Quang Tung
Phản biện 1: TS Mai Đình Lâm - Học viện Hành chính Quốc gia
Phản biện 2: TS Đặng Trường Khắc Tâm - Học viện Chính trị khu vực II
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 503, Nhà E - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 10 - Đường 3 tháng 2 - Quận 10 – TP Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi 14 giờ 30 ngày 07 tháng 11 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3Nguồn nhân lực luôn được xác định là yếu tố cơ bản, quan trọng có tính chất quyết định và giữ vai trò chi phối trong hoạt động của một cơ quan, đơn vị Và vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc đề ra luôn là vấn đề mà các nhà lãnh đạo luôn quan tâm thực hiện
Để thực hiện thành công cải cách hành chính (CCHC) nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung cơ bản quan trọng, vì đây là những người trực tiếp làm việc trong các cơ quan nhà nước (CQNN), thông qua hoạt động công vụ, đội ngũ cán bộ, công chức góp phần làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, vì vậy trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức vừa
có phẩm chất, đạo đức tốt, vừa có năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Một trong các mục tiêu trọng tâm của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Theo đó, các quy định, thể chế về quản lý cán bộ, công chức; quy định về tuyển dụng, nâng ngạch công chức; cơ chế đánh giá khen thưởng, kỷ luật, các chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được đổi mới theo hướng phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ và đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực; chất lượng của đội ngũ công chức nói chung đã có nhiều chuyển biến và được nâng cao hơn,
Trang 4đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn những vấn đề tồn tại, hạn chế nhất định đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; chất lượng cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đồng đều và chưa thực sự đảm bảo so với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Từ những vấn đề tồn tại đó, mà trong thực hiện CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, đã tiếp tục đặt ra yêu cầu phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Trên cơ sở các yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của CCHC trên phạm vi cả nước, thì Bình Dương cũng không nằm ngoài xu hướng chung này Bên cạnh việc thực hiện chủ trương chung của Nhà nước trong thực hiện CCHC, xây dựng nền hành chính phục vụ và lấy người dân làm trung tâm của sự phục vụ thì tỉnh Bình Dương trong những năm qua cũng đã và đang tích cực xây dựng các chương trình, kế hoạch CCHC trung và dài hạn trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện nhiều giải pháp trong CCHC để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhất các yêu cầu nhiệm vụ đề ra Trong đó, giải pháp về xây dựng đội ngũ công chức các cấp có chất lượng, có đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện CCHC là một trong những vấn đề trọng tâm, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
và hội nhập quốc tế của tỉnh Từ đó, trên cơ sở các yêu cầu đặt ra đòi hỏi cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nói chung và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương nói riêng - là các cơ quan có vai trò quan trọng trong tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước (QLNN) về ngành, lĩnh vực
Trang 5trên địa bàn tỉnh, cần xây dựng các kế hoạch, thực hiện giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức; khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ công chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức trên địa bàn, theo tinh thần CCHC nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên đã lựa chọn đề
tài “Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cải cách hành chính”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ, với hy vọng góp phần vào việc xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng công chức và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương trong bối cảnh CCHC hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các vấn đề lý luận chung và thực trạng chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương, thực hiện đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh CCHC hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã được xác định nêu trên, luận văn tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, thực hiện hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận và
pháp lý về chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
Trang 6- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương; rút ra những ưu điểm cũng như những hạn chế, yếu kém cần khắc phục và nguyên nhân gắn với bối cảnh CCHC hiện nay
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng cao chất
lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương trong bối cảnh CCHC
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương trong bối cảnh CCHC
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạn vi nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu
về lý luận về chất lượng công chức và thực trạng chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương trong bối cảnh CCHC
- Phạm vi không gian: các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương
- Phạm vi thời gian: phạm vi thời gian thực hiện thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2020 đến năm 2023
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
7 Kết cấu của luận văn
Trang 7Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng, biểu, phụ lục; phần Nội dung của luận văn được cấu trúc gồm ba chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong bối cảnh cải cách hành chính
Chương 2 Thực trạng chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cải cách hành chính
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG BỐI CẢNH
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1.1 Khái quát chung về chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.1.1 Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chất lượng công chức là tập hợp các yếu tố phản ánh chất lượng cá nhân mỗi công chức qua ba nhóm: thể lực - trí lực - tâm lực với các yếu tố khác nhau như: Thể lực biểu hiện ở các chỉ tiêu về sức khỏe trên phương diện y tế Trí lực biểu hiện qua trình độ, năng lực
và kỹ năng công tác Tâm lực biểu hiện chủ yếu qua thái độ, trách nhiệm trong công tác
Để có thể đánh giá được toàn diện về chất lượng công chức thì cần xem xét trên nhiều khía cạnh, yếu tố cấu thành như: năng lực, trình độ, kỹ năng công vụ, kết quả công việc, phẩm chất,… Xuất phát từ tính chất khác nhau ở mỗi cấp hành chính, mà yêu cầu về chất lượng công chức ở mỗi cấp hành chính cũng có sự khác nhau tương đối Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được thể hiện ở phẩm chất, năng lực cụ thể của công chức phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động công vụ của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của các vị trí việc làm của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh Chất lượng công chức phải gắn liền với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể và được thể hiện tập trung nhất ở kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu ra) của công chức
Trang 91.1.2 Bối cảnh cải cách hành chính và các yêu cầu đặt ra đối với chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong bối cảnh cải cách hành chính
Để đáp ứng các yêu cầu CCHC thì chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hiện nay ngoài việc đáp ứng theo các yêu cầu về chất lượng của công chức nói chung thì cần phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về năng lực, trình
độ, khả năng thích ứng linh hoạt,… để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh Theo đó, với yêu cầu của nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động” thì đội ngũ công chức cũng phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng, cụ thể:
- Tính chuyên nghiệp thể hiện ở việc công chức có tác phong,
phong cách chuẩn mực của trong thực thi công vụ Tính chuyên nghiệp đòi hỏi công chức phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ, có ý thức tốt, tính kỷ luật để đạt hiệu quả công việc cao Để đạt được tính chuyên nghiệp thì yêu cầu đặt ra là mỗi công chức phải đảm bảo tính minh bạch trong thực thi công vụ
- Tính trách nhiệm yêu cầu công chức phải thực hiện các
nghĩa vụ, quyền hạn được giao một cách tự giác và đạt kết quả tốt, đồng thời sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những nghĩa vụ, quyền hạn đó
- Tính năng động đòi hỏi công chức luôn luôn tích cực, chủ
động, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và sáng tạo chỉ sự say mê, nghiên cứu tìm tòi, đưa ra những ý tưởng để tạo ra những giá trị mới
về vật chất, tinh thần, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ Mỗi công chức không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ
Trang 10chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin
1.1.3 Các yếu tố cấu thành chất lượng công chức
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được thể hiện ở phẩm chất, kiến thức, năng lực cụ thể của công chức phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động công vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của công việc, khung năng lực vị trí việc làm theo quy định
Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức bao gồm tiêu chí đo kết quả đầu ra của hoạt động công vụ và các tiêu chí đo mức độ tiềm năng đầu vào của công chức Các tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: (1) năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (2) kỹ năng thực thi công vụ và khả năng thích ứng với sự thay đổi (3) thái độ phục vụ nhân dân (4) phẩm chất, đạo đức (5) thể chất, sức khỏe (6) tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ
1.2 Cơ sở pháp lý về chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong bối cảnh cải cách hành chính
1.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong bối cảnh cải cách hành chính
1.3.1 Yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức
1.3.2 Yếu tố về môi trường làm việc
1.3.3 Yếu tố về nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ công chức
1.3.4 Yếu tố về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức
Trang 111.3.5 Yếu tố về kiểm tra, giám sát và đánh giá công chức 1.3.6 Các yếu tố chủ quan của công chức
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng biên chế được giao của 19
sở thuộc UBND tỉnh Bình Dương là 940 công chức Tổng số biên chế công chức có mặt của 19 sở thuộc UBND tỉnh Bình Dương là
890 công chức, chiếm 94,68% trên tổng biên chế được giao năm 2023; giảm 124 biên chế, tương đương giảm 11,65% và số lượng công chức thực hiện giảm 89 công chức, tương đương giảm 9,09%
so với năm 2020
2.2 Phân tích thực trạng chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
2.2.1 Về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
2.2.1.1 Cơ cấu ngạch công chức
Theo số liệu thống kê năm 2023, số lượng công chức giữ ngạch Chuyên viên và tương đương chiếm 65,96% trong tổng số công chức, là ngạch có số lượng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các ngạch công chức Tiếp theo đó là ngạch Chuyên viên chính và tương
Trang 12đương chiếm 29,21%, ngạch Cán sự và tương đương chiếm 2,81%, ngạch Chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm 1,91%, ngạch Nhân viên chiếm 0,11%
So với năm 2020, số lượng công chức giữ ngạch Chuyên viên cao cấp và tương đương, Chuyên viên chính và tương đương năm 2023 của 19 sở đều tăng Số lượng công chức giữ ngạch Chuyên viên cao cấp và tương đương tăng 0,58% và số lượng công chức giữ ngạch Chuyên viên chính và tương đương tăng 7,05% so với năm
2020
2.2.1.2 Giới tính và độ tuổi của công chức
a) Về giới tính:
Theo số liệu thống kê, năm 2023 số lượng công chức nữ LÀ
342 công chức, chiếm 38,43% trong tổng số công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh Bình Dương, tăng 1,35% so với năm 2020
b) Về độ tuổi:
Theo số liệu thống kê cho thấy, số công chức của 19 sở có độ tuổi từ 50 tuổi trở xuống là 778 công chức, chiếm tỷ lệ 87,42% trong tổng số công chức và tăng 6,72% so với năm 2020
Số công chức có độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống chiếm 4,04% trong tổng số công chức, tăng 0,27% so với năm 2020 Số công chức
có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm 43,71% trong tổng số công chức, giảm 2,46% so với năm 2020 Số công chức có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm 39,66% trong tổng số công chức, tăng 8,92% so với năm
2020 Số công chức có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên chiếm 12,58% trong tổng số công chức, giảm 6,72% so với năm 2020
2.2.1.3 Về trình độ của công chức
a) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 13Theo số liệu thống kê cho thấy, có 97,86% trong tổng số công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh có trình độ từ Đại học trở lên, tăng 5,32% so với năm 2020 Số công chức có trình độ Đại học là
463 công chức, tương đương 52,02%; trình độ Thạc sĩ là 400 công chức, tương đương 44,94%; trình độ Tiến sĩ là 8 công chức, tương đương 0,9% Tỷ lệ công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh có trình
độ dưới Đại học năm 2023 giảm 8,79% so với năm 2020
b) Về trình độ lý luận chính trị
Năm 2023, có 66,63% công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên, tăng 6,16% so với năm 2020 Trong đó, công chức có trình độ Trung cấp chiếm đa
số, chiếm tỷ lệ 37,30% trong tổng số công chức Tiếp đến là công chức có trình độ Cao cấp chiếm tỷ lệ 28,65%, công chức có trình độ
Cử nhân chiếm tỷ lệ 0,67% Tỷ lệ công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh có trình độ lý luận chính trị Sơ cấp (chưa qua đào tạo) chiếm 33,37%, giảm 6,16% so với năm 2020
c) Về trình độ quản lý nhà nước
Năm 2023, có 95,73% công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng QLNN từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở lên, giảm 4,27% so với năm 2020 Trong đó: 32 công chức
có trình độ QLNN ngạch Chuyên viên cao cấp và tương đương, chiếm tỷ lệ 3,60% trong tổng số công chức; 382 công chức có trình
độ QLNN ngạch Chuyên viên chính và tương đương, chiếm tỷ lệ 42,92% trong tổng số công chức; 438 công chức có trình độ QLNN ngạch Chuyên viên và tương đương, chiếm tỷ lệ 49,21% trong tổng
số công chức Tỷ lệ công chức của 19 sở thuộc UBND tỉnh chưa qua đào tạo QLNN năm 2023 tăng 4,27% so với năm 2020
d) Về trình độ tin học