1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô chủ Đề chiến tranh thương mại mỹ trung Ảnh hưởng Đến việt nam

11 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Tranh Thương Mại Mỹ - Trung Ảnh Hưởng Đến Việt Nam
Tác giả Hồ Đặng Duy An, Vũ Hoàng Duy, Lý Bảo Điền, Đỗ Đình Hà, Dương Phước Hoàng, Nguyễn Thị Hoài Lam
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Bối cảnh Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn được gọi tắt là Thương chiến Mỹ Trung khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyê

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ

TÊN CHỦ ĐỀ: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8

1 Hồ Đặng Duy An (3119330001)

2 Vũ Hoàng Duy (3121330076)

3 Lý Bảo Điền (3121330096)

4 Đỗ Đình Hà (3121330105)

5 Dương Phước Hoàng (3121330141)

6 Nguyễn Thị Hoài Lam (3121330177)

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04

Trang 2

NĂM 2022

Trang 3

Mục lục

I Lời mở đầu 1

II Bối cảnh và diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2

1 Bối cảnh 2

2 Diễn biến 2

III Ảnh hưởng đối với Việt Nam 3

1 Tác động đến kinh tế thương mại Việt Nam 3

1.1 Những tác động tích cực: 3

1.2 Những tác động tiêu cực: 4

2 Tác động dòng vốn đầu tư 4

2.1 Những tác động tích cực 4

2.2 Những tác động tiêu cực 4

3 Tác động tài chính tiền tệ 5

IV Tương lai của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 5

V Lời kết thúc 6

VI Tài liệu tham khảo: 6

Trang 4

I Lời mở đầu

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng

từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO (2001), và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các nhà sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản xuát nội địa của Mỹ, nhất là ngành dệt may và chế tạo

Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song phương về kinh tế thì những bất đồng, căng thẳng cũng ngày một nhiều hơn Nhất là giai đoạn từ năm 2005 cho đến gần đây, giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới luôn xuất hiện những mâu thuẫn thương mại Người ta

lo sợ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai quốc gia này có thể xảy ra, khi quốc gia này sử dụng các biện pháp để hạn chế nước kia thì bị trả đũa và ngược lại Nếu thật sự có một cuộc chiến thương mại xảy ra thì không những Mỹ và Trung Quốc bị tổn hại mà kinh tế toàn cầu chắc chắn cũng bị ảnh hưởng

Với đề tài được giao là “cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung”, chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc: từ thực trạng hiện nay, những vấn đề đặt ra, nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh tới tác động và giải pháp Chúng tôi cũng xin đưa ra nhận định của mình về việc cạnh tranh thương mại có thể trở thành một cuộc chiến hay không Ngoài ra, Việt Nam là một nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về thể chế chính trị và kinh tế Chúng tôi cũng muốn qua đề tài này có thể có một số gợi ý những bài học kinh nghiệm bước đầu cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO (2007), đặc biệt nước ta cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đặt ra trong bài viết

Trang 5

II Bối cảnh và diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

1 Bối cảnh

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (còn được gọi tắt là Thương chiến Mỹ Trung) khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến CNTT

và robot Nó cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa

Kỳ Vào tháng Tư, Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu

Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Donald Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, đưa đến việc Trung Quốc đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ Chính quyền Trump cho biết thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc Trong tháng 8 năm 2017, Trump

đã mở một cuộc điều tra chính thức về các vụ tấn công vào tài sản trí tuệ của Mỹ và các đồng minh của mình, việc trộm cắp ước tính gây tốn kém cho Mỹ khoảng 600 tỷ đô la một năm

Kết quả là Hoa Kỳ tuyên bố luật pháp Trung Quốc làm suy yếu quyền sở hữu trí tuệ bằng cách buộc các công ty nước ngoài tham gia liên doanh với các công ty Trung Quốc, sau đó cho phép các công ty Trung Quốc truy cập và cho phép sử dụng, cải tiến, sao chép hoặc đánh cắp công nghệ của họ Trump cũng coi kế hoạch công nghiệp kỹ thuật của Made in China 2025 (Sản xuất tại Trung Quốc 2025) là mối đe dọa đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, do đó kêu gọi Trung Quốc dừng toàn bộ kế hoạch Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng họ đã tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và rằng Hoa Kỳ đã bỏ qua nỗ lực này; rằng Hoa Kỳ đã bỏ qua các quy tắc của WTO và bỏ qua các lời kêu gọi của các ngành công nghiệp của mình để giảm thuế Trung Quốc kiên quyết phản đối các tập quán thương mại này của Hoa Kỳ, tin rằng họ đại diện cho “chủ nghĩa đơn phương” và “chủ nghĩa bảo hộ”

Trang 6

2 Diễn biến

Sau khi thông báo sẽ đánh thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thép và nhôm, bao gồm cả hàng hóa Trung Quốc (1/3/2018), ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã

áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%)

Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR công bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt thuế, bao gồm chi tiết máy bay, pin, ti vi màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí Để ứng phó, Trung Quốc

đã áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương – là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc Sau hành động của Trung Quốc, ngày 5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR xem xét áp thuế 100 tỷ USD trong các mức thuế bổ sung Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn, khi Trung Quốc hủy đơn hàng mua đậu tương của Mỹ Ngày 20/5/2018, trả lời phỏng vấn trên Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: Chúng tôi đang đưa cuộc chiến thương mại vào tình trạng trì trệ Nhà Trắng đã công bố vào ngày 29/5/2018 sẽ áp đặt mức thuế 25% đối với trên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc với công nghệ quan trọng trong công nghiệp; danh sách đầy

đủ các sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ được công bố trước ngày 15/6/2018 và mức thuế sẽ được thực hiện ngay sau đó Nhà Trắng cũng cho biết, sẽ công bố và áp đặt các hạn chế đầu tư và tăng cường kiểm soát xuất khẩu cho các cá nhân và tổ chức Trung Quốc, để ngăn chặn họ mua lại công nghệ của Mỹ, Hãng BBC đưa tin, ngày 3/6/2018, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, tất cả các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington

sẽ bị vô hiệu, nếu Mỹ thiết lập các biện pháp trừng phạt thương mại Thực hiện công bố trên, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc Trong đó, 34 tỷ USD sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó Với hành động đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại

và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018 Ba ngày sau, ngày 9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố rằng, Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của

Trang 7

Mỹ Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ

“phản công cứng rắn” Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số tiền Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu… Và tình hình hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn, ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại

III Ảnh hưởng đối với Việt Nam

1 Tác động đến kinh tế thương mại Việt Nam

1.1 Những tác động tích cực:

Trong thời gian ngắn, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng cường xuất khẩu: hầu hết những mặt hàng mà Mỹ đánh thuế vào Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt nam Vì thế đây có thể là cơ hội lớn để Việt Nam có thể giành được thị phần

Đồng thời Trung Quốc cũng sẽ áp đặt mức thuế suất cao với Mỹ nhằm trả đũa đây cũng là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc

Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều được đưa ra nước ngoài một cách nhỏ lẻ và không xây dựng được thương hiệu cũng như thị trường độc lập Việc cải thiện các yếu điểm trên trước đây của sản phẩm Việt Nam giúp tăng sức cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc tại các thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ Đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể tập trung xây dựng thương hiệu và khẳng định vị thế của riêng mình trên trường quốc tế

1.2 Những tác động tiêu cực:

Khi chiến tranh thương mại diễn ra thì Việt Nam có thể gánh chịu nhiều rủi ro từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc

Do nằm tiếp giáp với Trung Quốc nên hàng hóa không xuất khẩu được có thể tràn vào Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa trong nước

Chiến tranh thương mại khiến hoạt động sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ gây ảnh hưởng đến nhu cầu nhập nguyên liệu từ Việt Nam tác động đến các ngành sản xuất nguyên liệu trong nước

Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng độ mở lại lớn còn phụ thuộc nhiều vào xuất-nhập khẩu trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác ngoại thương lớn nhất của Việt Nam Do đó cuộc xung đột giữa hai đối tác ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình xuất-nhập khẩu của Việt Nam

Mặt khác hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn trước vì Trung Quốc còn phải tập trung tiêu thụ hàng hóa trong nước không xuất khẩu được để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước

Trang 8

Ngoài ra còn có những lo ngại về khả năng Trung Quốc lắp ráp, sản xuất hàng hóa nội địa và gắn nhãn mác “ Made in Việt Nam” để tránh thuế và những lệnh cấm từ Mỹ Nếu Việt Nam không thể kiểm soát chặt chẽ vấn đề này rất có thể Mỹ cũng sẽ áp đặt những biện pháp trừng phạt lên Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc

2 Tác động dòng vốn đầu tư

Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI nhờ vào vị trí chiến lược, chi phí lao động thấp, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường chính trị và vĩ mô ổn định, sự mở cửa kinh tế đáng kể và hai hiệp định thương mại tự do là Hiệp định Đối tác toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu- Việt Nam (EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Chi phí sản xuất gia tăng ở Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang các địa điểm đầu tư hiệu quả hơn về chi phí, trong đó Việt Nam được coi là một giải pháp thay thế Ngoài ra, Việt Nam đang từng bước tiến lên nấc thang công nghệ mới, đây là một trong những lí do khiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao được kì vọng sẽ đổ vào Việt Nam

2.1 Những tác động tích cực

Việt Nam có thể đón nhận những dòng đầu tư, chuyển dịch sản xuất mới Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam: Mỹ áp thuế vào hàng hóa Trung Quốc thì lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc sẽ yếu hơn Việt Nam Hệ quả tất yếu là các nhà đầu tư sẽ tìm nơi sản xuất thay thế và Việt Nam sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư Do vị trí địa lí thuận lợi, giáp Trung Quốc, và việc dịch chuyển sang Việt Nam sẽ không làm gián đoạn chuỗi sản xuất của các tập đoàn (so với việc chuyển sang

Ấn Độ và các nước xa hơn)

2.2 Những tác động tiêu cực

Sự gia tăng đột biến của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong khi cơ sở

hạ tầng và chất lượng người lao động trong nước chưa phù hợp

Sự di dời các cơ sở sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc sang Việt Nam

có thể tác động tiêu cực đến môi trường, an ninh xã hội Mặc dù sự dịch chuyển này mang lại sự gia tăng ngắn hạn cho xuất khẩu và FDI nhưng cũng làm tăng thêm rủi ro khiến Việt Nam trở thành trung tâm ô nhiễm

3 Tác động tài chính tiền tệ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, cụ thể: Đối với thị trường chứng

Trang 9

khoán (TTCK) Việt Nam, TTCK Việt Nam sau khi đạt kỷ lục vào tháng 4/2018, đã xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư (NĐT) ngoại liên tục rút vốn ròng, bất chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực như: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao và dòng vốn FDI vào tiếp tục tăng Chỉ trong vòng chưa đầy

01 tháng (từ 6/7 – 27/7/2018), các NĐT nước ngoài đã liên tục bán ròng trên cả 2 sở giao dịch chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng Dự báo tình trạng này còn tiếp diễn, các NĐT có xu hướng hoãn lại các các

dự án đầu tư bởi do chiến tranh thương mại được dự báo sẽ còn tiếp diễn TTCK sụt giảm trong thời gian qua còn do một số nguyên nhân khác như: Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất; các quỹ đầu tư quốc gia SWF đang bán bớt phần đầu tư trên các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam Đối với thị trường tiền tệ, VND liên tục tăng giá so với NDT và mất giá so với đồng USD kể từ tháng 4/2018, đặc biệt sau Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mức độ biến động giá lớn hơn so với các tháng trước đó Tỷ giá VND/USD liên tục tăng, đặc biệt là trong tháng

7 và đầu tháng 8/2018, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao

Về lãi suất, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tuy không trực tiếp tác động lên lãi suất tại Việt Nam nhưng có thể tác động gián tiếp thông qua biến động tỷ giá và áp lực lạm phát Tỷ giá USD/VND dự báo chịu áp lực hơn và đặc biệt áp lực lạm phát tăng lên trong ngắn hạn có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng nhẹ Tuy nhiên, nếu chiến tranh thương mại căng thẳng hơn, FED có thể bắt đầu hạ lãi suất, khi đó mặt bằng lãi suất USD giảm, góp phần giảm áp lực lãi suất USD và VND tại Việt Nam Trong bối cảnh giằng co đó, khả năng lãi suất VND sẽ đi ngang (có đôi lúc tăng nhẹ) là điều có thể xảy ra

IV Tương lai của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Đến nay, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hạ nhiệt, sau khi lên nhậm chức Tổng thống Joe Biden tiếp tục kế thừa tư duy của người tiền nhiệm Donald Trump khi nước Mỹ nhấn mạnh an ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia và xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất

Ông Biden dường như đã duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc dưới thời ông Trump Các điểm chính bao gồm việc tiếp tục áp đặt thuế quan bổ sung đối với 70% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang

Mỹ trị giá khoảng 370 tỷ USD, kiểm tra nghiêm ngặt thị thực du học sinh Trung Quốc

Bên cạnh đó, Tổng thống Biden cũng mở rộng thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc, cấm nhà đầu tư trong nước “rót”

Trang 10

vốn vào các công ty Trung Quốc, đồng thời cắt giảm các kênh huy động vốn tại thị trường Mỹ đối với cổ phần của các công ty Trung Quốc Những bước đi mạnh mẽ của chính quyền Biden đối với Trung Quốc không hề thua kém so với thời Tổng thống Trump

Trước đó, ông Trump đã viện dẫn Mục 301 để công kích các hành vi

vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, vốn áp đặt thuế quan chống lại Trung Quốc, dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Sau

đó, trước sức ép của Mỹ, Trung Quốc đã ký hiệp định thương mại giai đoạn 1

Mặt khác, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với

Mỹ Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc nhấn mạnh đến việc làm chủ các công nghệ quan trọng và xây dựng một chuỗi cung ứng có thể kiểm soát một cách tự chủ

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 vẫn chưa được triển khai cụ thể, nhưng sự

mơ hồ này khiến Hoa Kỳ lo ngại

Trên cơ sở này, chính quyền Biden đang chuẩn bị mở một chiến trường khác chống lại các hành vi kinh doanh không công bằng được chính phủ trợ cấp và đang mở một cuộc điều tra mới

Trong tương lai, Mỹ có thể áp thuế bổ sung trực tiếp, trong khi việc điều chỉnh thuế quan phải được đàm phán và yêu cầu Trung Quốc cũng phải điều chỉnh thuế đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ

Đặc biệt ở Mỹ, không thiếu trợ cấp cho các ngành công nghiệp chủ chốt, với “Đạo luật cạnh tranh và đổi mới của Mỹ năm 2021” (USICA) cũng liệt kê nhiều dự án Nếu Mỹ sử dụng khoản trợ cấp này như một cái

cớ cho các lệnh trừng phạt trong tương lai, nó có thể dẫn đến sự trả đũa

từ Trung Quốc Sau đó, các mức thuế trừng phạt được áp đặt lẫn nhau sẽ tiếp tục tăng cao và dẫn đến đối đầu Nền kinh tế thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp diễn

V Lời kết thúc

Trên thực tế, không chỉ Trung Quốc có lợi trong cuộc cạnh tranh này

mà bản thân

Mỹ cũng có lợi Một khi Trung Quốc càng trở nên thịnh vượng, nước này

sẽ không

chỉ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác mà còn cung cấp những loại hàng hóa

giúp giữ giá cả tại Mỹ ở mức thấp, bất chấp một số điều kiện không tốt xảy ra (giá sắt

thép ) Ngoài ra, quan hệ mậu dịch giữa hai nước phản ánh tính chất cùng có lợi, bổ

sung lẫn nhau

Ngày đăng: 27/11/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN