1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh tế vi mô đề tài phân tích tình hình thị trường xe máy đánh giá và dự báo thị trường trong tương lai

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình thị trường xe máy, đánh giá và dự báo thị trường trong tương lai
Tác giả Thái Hồng Anh, Lục Thị Kim Chi, Trần Thị Bích Huyền
Người hướng dẫn Trần Bá Thọ
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại Tiểu luận
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Với áp lực cạnh tranh giữa các thương hiệu, cáccông ty có nhiệm vụ thu hút và giữ chân khách hàng.Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thị trường xe, đặc biệt là thị trường xe máy, đồngthời đề xuất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN



TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ

Đề tài: Phân tích tình hình thị trường xe máy, đánh giá và dự báo thị trường trong tương lai.

Giảng viên: Trần Bá Thọ

Nhóm sinh viên thực hiện: 1, Thái Hồng Anh - 31231023405

2, Lục Thị Kim Chi - 31231025337

3, Trần Thị Bích Huyền - 31231023395

Mã lớp: KN0008

Mã học phần: 23C1ECO50100148

TP.HCM, ngày… tháng … năm …

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Nội dung của đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Phạm vi nghiên cứu 2

3.2 Phương pháp nghiên cứu 2

B PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NỘI DUNG TRÌNH BÀY 3

1 Khái quát về thị trường 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Phân tích thị trường 3

2 Những vấn đề cạnh tranh 3

2.1 Khái niệm cạnh tranh và đặc điểm thị trường cạnh tranh 3

2.2 Lý thuyết thị trường cạnh tranh độc quyền 3

2.3 Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền 4

3 Những vấn đề cơ bản về chiến lược cạnh tranh 4

3.1 Khái niệm chiến lược cạnh tranh 4

3.2 Một số loại hình chiến lược cạnh tranh 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5

1 Phân tích đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền về mảng xe máy 5 1.1 Sự khác biệt về sản phẩm 5

1.2 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp 6

2 Chiến lược cạnh tranh về mảng xe máy của SH Mode và Yamaha Janus 6

2.1 Chiến lược định giá cạnh tranh 6

2.2 Quảng cáo 8

2.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 9

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 10

1 Dự báo 10

1.1 Thị trường xe máy hiện nay 10

1.2 Thị trường tiêu thụ xe máy có thể tăng trong tương lai 10

2 Giải pháp kiến nghị về thị trường xe máy 11

2.1 Giải pháp cho doanh nghiệp 11

2.2 Kiến nghị 11

C PHẦN KẾT LUẬN 11

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

1

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là cột mốc quan trọng đánh dấu bước nhảy vọt về phát triển của loài người Những năm gần đây, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng tăng lên Trong số đó, nhu cầu

đi lại cũng cực kỳ quan trọng đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là xe máy Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, có thể nói xe máy đang có sự phát triển vượt bậc Bắt đầu từ phương tiện kỹ thuật số, dựa trên yêu cầu sử dụng ngày càng đa dạng và nhu cầu đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của con người, xe máy không còn đơn giản như trước mà đã phát triển thêm nhiều chủng loại, cấu hình phù hợp và phù hợp hơn như xe tay ga, xe máy v.v Xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay Dựa trên nền tảng khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, nó đảm bảo cho con người được tiếp cận những thứ mới, hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các hãng xe ngày càng đổi mới về công nghệ, cấu hình nhằm hướng đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau Với áp lực cạnh tranh giữa các thương hiệu, các công ty có nhiệm vụ thu hút và giữ chân khách hàng

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thị trường xe, đặc biệt là thị trường xe máy, đồng thời đề xuất chiến lược cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhóm em nghiên cứu chọn

“Phân tích tình hình thị trường xe máy, đánh giá và dự báo thị trường trong tương lai” làm đề tài

2 Nội dung của đề tài

Phân tích đặc điểm của thị trường xe máy và đề xuất chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp - đặc biệt là hai thương hiệu xe máy Honda và Yamaha, từ đó cung cấp cơ sở lý luận và nội dung cho đề tài và qua đó sẽ dự đoán và đề xuất giải pháp

3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vì thời gian: Thu thập số liệu từ 2013 đến nay

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi cả nước

3.2 Phương pháp nghiên cứu

a, Thiết kế nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, nghiên cứu này áp dụng phương pháp định tính Phương pháp định tính được sử dụng để thu thập tài liệu tham khảo, thông tin phục vụ nền tảng lý luận của đề tài nghiên cứu

b, Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập các thông tin, số liệu liên quan về hoạt động của xe máy Honda, Piaggio, Suzuki, Triumph và các hãng khác, đồng thời thu thập các tài liệu, bài báo, bài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp, luận văn, luận văn liên quan, v.v có liên quan đến đề tài

2

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1 Khái quát về thị trường

1.1 Khái niệm

- Có nhiều qua điểm về thị trường tùy theo từng góc độ tiếp nhận, nhưng theo

cách hiểu của những nhà kinh tế học: “Thị trường là một nhóm những người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể” Trong đó nhóm người mua quyết định cầu và nhóm người bán quyết định cung sản phẩm

- Quan niệm trên thị trường được hiểu là một thị trường có thể được tổ chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, hoặc ngay cả khi không được tổ chức, nhóm người mua và bán sẽ hình thành một thị trường bởi nó phụ thuộc vào sức mua của người tiêu dùng

và mong muốn của họ (sở thích, thị hiếu,…) của người dùng

- Tóm lại, thị trường là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ; là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng cung và cầu của hàng hóa Chính vì vậy mà ngày nay, thị trường có thể có mặt ở mọi thành phố, tại những nơi được gọi là khi mua bán chứ không chỉ riêng ở các chợ

1.2 Phân tích thị trường

- Phân tích thị trường là tiến hành các hoạt động thu thập thông tin để xử lý và

đánh giá các yếu tố thị trường xung quanh các khía cạnh về hành vi tiêu dùng đối thủ cạnh tranh

- Mục đích là để hỗ trợ các chiến lược kinh tế từ ngắn hạn cho đến dài hạn Ta có

thể sử dụng các dữ liệu từ quá khứ đến những dự đoán trong tương lai, thuê các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu để phân tích và đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau

- Phân tích thị trường bao gồm những khía cạnh như: quy mô, sự cạnh tranh, khả năng tăng trưởng, xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, sự đa dạng của các dòng sản phẩm, lợi nhuận,…

2 Những vấn đề cạnh tranh

2.1 Khái niệm cạnh tranh và đặc điểm thị trường cạnh tranh

- Cạnh tranh là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành giật khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các đối thủ để đặt được các mục tiêu kinh tế của mình

- Một thị trường cạnh tranh là thị trường trong đó:

+ Có rất nhiều người mua và người bán

+ Hàng hóa được nhiều nhà cung cấp khác nhau bán ra thị trương phần lớn là như nhau

+ Doanh ghiệp có thể tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường

2.2 Lý thuyết thị trường cạnh tranh độc quyền

- Cạnh tranh độc quyền là một trong những dạng thị trường cạnh tranh không

hoàn hảo, tức là diễn tả một cấu trúc thị trường có nhiều doanh nghiệp bán các sản

3

Trang 5

phẩm giống nhau nhưng không đồng nhất Mỗi doanh nghiệp chỉ độc quyền với sản phẩm của họ sản xuất, nhưng nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất các sản phẩm giống vậy để cạnh tranh giành khách hàng

- Doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá sản phầm đối với loại mặt hàng

nhất định Họ có thể nâng giá hoặc hạ giá sản phẩm để thu được lợi nhuận độc quyền lớn nhất

2.3 Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền có các đặc điểm sau:

- Có số lượng lớn người bán và người mua

- Các sản phẩm của người bán về cơ bản là giống nhau và có thể thay thế cho nhau song những sản phẩm này có sự khác biệt về hình dáng, kích thước, chất lượng, nhãn mác

- Doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lược cạnh tranh phi giá cả bằng cách dị biệt hóa sản phẩm để thu hút khách hàng

- Không có rào cản tham gia thị trường Các doanh nghiệp tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường

3 Những vấn đề cơ bản về chiến lược cạnh tranh

3.1 Khái niệm chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là tập hợp các quyết định ngắn hạn và dài hạn mà tổ chức vạch ra với mong muốn đạt được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, đồng thời chủ động đánh giá điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh và so sánh với chính mình trong cách thức triển khai trước kia

3.2 Một số loại hình chiến lược cạnh tranh

a, Cạnh tranh giá cả

- Cạnh tranh giá cả là hình thức cạnh tranh trong đó các nhà cung cấp tìm cách

giành giật khách hàng bằng thủ đoạn bán hàng với giá thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh bằng giá cả đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng khi nó góp phần hình thành giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, vì điều này hàm ý thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và đẩy các nhà cung ứng kém hiệu quả, có chi phí cao ra khỏi thị trường

b, Cạnh tranh bằng sản phẩm khác biiệt

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược khác biệt các sản phẩm, dịch

vụ công ty so với đối thủ cạnh tranh để tạo ra điểm độc đáo riêng có giá trị trong tâm trí khách hàng

- Khác biệt hàng hóa ra tỷ lệ lợi nhuận cao hơn, và rõ ràng nó cũng làm giảm bớt

quyền lực của người mua, bởi vì họ thiếu những điều kiện để so sánh và vì vậy giá cả

có ít sự dao động hơn Những công ty nào đã tiến hành được sự khác biệt hóa sản phẩm đẻ có được niềm tin của khách hàng sẽ có vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi phải đương đầu với các loại hàng hóa thay thế

c, Quảng cáo

- Đối với toàn bộ nền kinh tế, khoảng 2% tổng doanh thu của các doanh nghiệp dành cho quảng cáo Những người ủng hộ quảng cáo cho rằng: Quảng cáo làm gia tăng sự cạnh tranh vì người tiêu dùng có thể tận dụng thông tin để biết sự chênh lệch trong giá bán, đồng thời giúp các doanh nghiệp mới có thể gia nhập dễ dàng hơn bằng cách dùng quảng cáo để thu hút khách hàng

4

Trang 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Phân tích đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền về mảng xe máy

1.1 Sự khác biệt về sản phẩm

Hiện nay, xe máy đã rất phổ biến và là phương tiện thiết yếu nhất của người Việt Nam Đặc biệt xe máy rất thích hợp với những con đường nhỏ nhiều ngóc ngách từ thành thị đến nông thôn.Xe máy là gọi chung cho tất cả các loại xe hai bánh có gán động cơ Xe máy là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá

400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh.Nhưng các loại

xe máy không giống nhau hoàn toàn mà khác nhau ở một số điểm: thiết kế kiểu dáng, động cơ, phân khối, mức độ vận hành, tiện ích

Thiết kế - Thời trang- Sang trọng- Mượt

- Sở hữu kiểu dáng có phần điệu

đà, sang trọng, uyển chuyểnsở

hữu bộ áo dấu ốc vít, không hiện

trên bề mặt cực chất mà không

phải dòng xe nào cũng làm được

- Gọn nhẹ-Thanh lịch-Thời trang

- Sở hữu kiểu dáng lại nhỏ gọn, mang hơi hướng hoài cổ nhưng không kém phần trẻ trung một dải đèn LED định vị tại mặt nạ trước

Động cơ - Động cơ ESP125cc mạnh mẽ,

xilanh đơn, 4 kỳ, hệ thống làm

mát bằng dung dịch cùng công

nghệ phun xăng điện tử PGM –

Fi Động cơ xe cho công suất và

momen xoắn cực đại là 8.36kW

và 11.7 N Đặc biệt, nhờ hệ thống

Idling Stop và bộ đề ACG giúp

SH Mode tiết kiệm nhiên liệu tối

đa chỉ với 1.9 lít xăng cho

100km

- Động cơ Blue Core tiết kiệm xăng,

4 kỳ với dung tích 125cc Sở hữu công nghệ phun xăng điện tử cùng với hệ thống truyền động CVT giúp Janus đạt công suất tối đa và momen xoắn cực đại lần lượng là 7.08kW và 9,6 Nm Janus là 1 trong top 3 mẫu xe ga của Yamaha có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao với 1.87 lít cho km

Mức độ

vận hành

- Cân bằng và ổn định, dễ điều

khiển với người mới bắt đầu Xe

phù hợp với khá nhiều địa hình

Ở vận tốc 60km/h, SH Mode vận

hành êm ái, không có hiện tượng

bốc xe hay bị rung lắc Tuy nhiên,

dòng xe này lại chưa được hãng

xe “trau chuốt” về khả năng tăng

tốc đột ngột Xe sẽ tăng tốc từ từ

khi kéo ga mạnh Do đó, đây

không phải lựa chọn cho những ai

thích cảm giác mạnh

- Tăng tốc rất “ngọt” với ga thoát và tiếng máy mạnh mẽ Quá trình vận hành, Yamaha Janus có thể tăng tốc lên trên 80km/h với một quãng đường khá ngắn và nhanh chóng, không những vậy, dòng xe này còn

dư khả năng đạt tốc độ cao hơn

Tiện ích - Sử dụng mặt đồng hồ kỹ thuật - Cụm đồng hồ hiện đại kết hợp

5

Trang 7

số theo dõi hành trình kết hợp với

Analog theo dõi tốc độ xe Xung

quanh mặt đồng hồ được mạ

crôm đem tới tính thẩm mỹ cao

cho người dùng

- Ngoài khả năng định vị, hệ

thống khóa Smartkey còn được

kết hợp với chức năng mở và tắt

xe từ xa tiện lợi

- Ổ khóa thông minh với 4 tính

năng trong 1 là khóa xe, khóa từ,

khóa cốp và khóa cổ

- Thiết kế móc treo đồ có thể gấp

hoặc mở, hạn chế được tình trạng

vướng víu hay va chạm khi không

cần sử dụng

giữa đồng hồ analog và LCD Do

đó, người dùng có thể quan sát dễ hơn các thông số được hiển thị

- Ổ khóa đã được tích hợp thêm chức năng mở khóa xe, mở cốp xe Với phiên bản cao cấp, tính năng Smartkey được trang bị giúp chống trộm và định vị xe tốt hơn

- Thiết kế phần sàn để chân lại khá rộng rãi

- Phần yên được chia thành 2 phần yên biệt, đem tới cảm giác thoải mái nhất cho người dùng

1.2 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp

Thị trường xe máy mang đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền nên các doanh

nghiệp tự do gia nhập và rời khỏi ngành cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng 0 Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường khi các doanh nghiệp hiện tại đang tạo ra lợi nhuận siêu ngạch Với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới vào thị trường xe máy, nguồn cung sẽ tăng lên làm giá giảm và do đó các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ thu được khoản lợi nhuận bình thường Tương tự, nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền đang tiếp tục thua lỗ và sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường

VD: Khoảng giữa tháng 6/2023, website chính thức của Suzuki Việt Nam đã thông báo nổi bật dòng chữ đỏ "Ngừng sản xuất" với hàng loạt các mẫu xe gồm: GSX-S150, GSX-R150, Impulse 125, Intruder 150 Đây có thể nói là động thái "khai tử" những mẫu xe này và hiện tại Suzuki chỉ còn bán ra tổng cộng 3 mẫu xe được cho là hàng tồn của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam

2 Chiến lược cạnh tranh về mảng xe máy của SH Mode và Yamaha Janus

2.1 Chiến lược định giá cạnh tranh

* SH Mode

Định giá sản phẩm (Product Pricing) là quá trình mà doanh nghiệp xác định giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ Nó bao gồm việc xem xét đến các yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất, giá cạnh tranh, nhu cầu thị trường, giá trị thương hiệu và các yếu

tố khác nhằm xác định được giá bán cuối cùng cho sản phẩm Định giá sản phẩm không chỉ mang đến một mức giá cụ thể cho sản phẩm mà nó còn là yếu tố quan trọng

để tạo ra giá trị cho sản phẩm và định vị nó trên thị trường

Chiến lược marketing của Honda đã cực kỳ tinh tế khi đánh vào sự đa dạng, nhiều mẫu mã, chủng loại với các mức giá khác nhau giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn

Không chỉ mẫu mã đa dạng, chất lượng bền bỉ mà Honda còn có chiến lược định giá cực kỳ tốt Tất cả các sản phẩm đều được Honda đưa ra mức giá sao cho phù hợp và tiếp cận được lượng khách hàng nhiều nhất Honda đã tung ra các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu từ bình dân cho đến các dòng sản phẩm cao cấp nhằm thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng của khách hàng

6

Trang 8

- Chiến lược “giá cao”:

Chúng ta đã từng bị “ấn tượng” bởi những công ty tạo nên sự khác biệt nhờ chiến lược giá cao Honda là một thương hiệu không mấy xa lạ đối với người dân, sản phẩm của Honda có các sản phẩm bình dân như xe máy WAVE giá bán lẻ là 14.9 triệu đồng và cũng có các sản phẩm cao cấp như SH, SH mode, Lead, Air Blade giá thấp cũng khoảng 35 - 40 triệu tùy loại và từng thời điểm khác nhau Sản phẩm giá cao phải có uy tín “hàng hiệu”: Nếu bạn dám bỏ ra 80 - 100 triệu

để mua chiếc SH/SH MODE trong khi một chiếc xe hơi giá rẻ chỉ có hơn 400 triệu đồng Tự nó đã nói cho mọi người biết rằng bạn là người thành đạt Điều này chỉ vì bạn muốn gây ấn tượng với người khác

- Chiến lược “giá thấp”:

Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho sản phẩm là xe máy Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam Bên cạnh đó, Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn 70% dân số Việt Nam

Honda cũng gặp phải áp lực cạnh tranh lớn vì nhiều đối thủ cạnh tranh nên sự lựa chọn của khách hàng phong phú nhưng đa số người tiêu dùng chưa có những đòi hỏi quá khắt khe về 1 số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm Chiến lược khách hàng của Honda là họ không giải quyết bất kỳ khiếu nại nào, chuẩn bị sẵn các phụ tùng thay thế phải nâng cao hơn nữa việc quản lý, chăm sóc khách hàng của mình

để có thể tạo nên nhiều khách hàng trung thành và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình

- Chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy):

Chiến lược marketing của Honda ( SH Mode) khi định giá sản phẩm là dựa trên giá trị mà người tiêu dùng của họ đang cảm nhận được về sản phẩm Định giá theo giá trị là cách hãng xe định giá tập trung vào người tiêu dùng, có nghĩa là chiếc xe SH Mode được bán với mức giá mà khách hàng của họ tin rằng giá đó phù hợp với giá trị

mà sản phẩm đem lại Bên cạnh đó những cải tiến của xe SH Mode cũng đều dựa trên nhu cầu của khách hàng

- Chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lí của khách hàng (Psychology Pricing Strategy): Honda (SH Mode luôn đặt mục tiêu đi đầu về sự sáng tạo, cố gắng

kết nối cảm xúc của khách hàng, quan tâm ,lắng nghe nhu cầu của khách hàng

*Yamaha

- Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming Strategy): Chiến lược đưa ra giá bán cao bán cho nhóm khách hàng có nhu cầu cao để thu hồi lợi nhuận rồi giảm dần giá xuống để khai thác thêm những nhóm khách hàng có nhu cầu thấp

- Chiến lược về giá cả hớt váng

Chiến lược Marketing của Yamaha về giá cả là một điểm rất sáng trong trên thị trường Việt Nam, bắt đúng tâm lý của khách hàng Chiến lược định giá sản phẩm mới Định giá hớt váng sữa là bán sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức giá cao nếu sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi ích hoặc đặc tính độc đáo Do đó, khi sản phẩm hoặc dịch vụ không còn tính độc đáo do có các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự thì sẽ giảm dần giá bán Chiến lược điều chỉnh giá có chiết khấu và có giảm giá: Chương trình thẻ Automatic (Automatic Card) là chương trình chăm sóc đặc biệt dành cho thành viên của Yamaha Fan Club và những khách hàng mua, sử dụng xe máy của công ty TNHH Yamaha

7

Trang 9

Motor Việt Nam Tất cả thành viên và khách hàng sở hữu thẻ Automatic (Automatic card) sẽ được hưởng những ưu đãi dưới đây:

 Được chiết khấu % giảm giá khi mua hàng phụ tùng, Accessories và Apperal tại

hệ thống Town, các trạm bảo hành và dịch vụ (YFS), dùng đồ uống tại Cafe Amore của Yamaha trên toàn quốc

 Thường xuyên được mời tham dự các hoạt động thường niên của công ty Yamaha Motor Việt Nam (Christmas, Valentine ) - Được nhận những phần quà đầy ý nghĩa vào dịp sinh nhật

Chính những chính sách về giá trong chiến lược Marketing của Yamaha đã tạo ra được những lợi thế rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của doanh nghiệp Vì vậy Yamaha thu lại được rất nhiều thành tựu từ những mức định giá khôn ngoan của mình

- Chiến lược truyền thông và sự kiện

Khỏi phải nói thì thương hiệu Yamaha rất mạnh tay trọng việc tạo ra những sự kiện

và chương trình truyền thông mang độ phủ vô cùng lớn Mục tiêu của Yamaha là tập trung vào những TVC quảng cáo những dòng sản phẩm mới, những chiến lược của hãng nhắm tới sự nhận biết những sản phẩm của mình đối với khách hàng Chiến lược Marketing của Yamaha cũng rất bắt kịp xu thế của thời đại khi chọn Social Media để tiếp cận người dùng một cách hiệu quả, những bài đăng tải trên đó thu hút hàng nghìn lượt like và trăm lượt share khiến sức lan toả trong mỗi sản phẩm ra mắt được gia tăng

Chiến lược giá cạnh tranh (Competitive Pricing Strategy): Định giá cạnh tranh dựa

vào cơ sở giá bán của đối thủ Chiến lược này đa phần là tập trung chủ yếu vào thị trường chứ không tập trung vào chi phí sản xuất

2.2 Quảng cáo

*Honda (ShMode)

- Quảng cáo truyền thống: Honda sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, đài phát thanh, báo chí và tạp chí để đưa thông điệp quảng cáo đến khách hàng Họ tạo ra các quảng cáo sáng tạo và thu hút để tăng cường nhận thức thương hiệu và tạo sự quan tâm đối với sản phẩm Honda

- Quảng cáo trực tuyến: Honda đặt sự chú trọng vào quảng cáo trực tuyến để tiếp cận đến khách hàng trực tuyến Họ sử dụng các kênh truyền thông xã hội, trang web và quảng cáo trực tuyến khác để đưa ra thông điệp, hình ảnh và video hấp dẫn về sản phẩm Honda

- Sự kiện và triển lãm: Honda thường tham gia các sự kiện và triển lãm ôtô và xe máy để trưng bày sản phẩm và tương tác trực tiếp với khách hàng Đây là cơ hội để khách hàng có thể thấy và trải nghiệm các mẫu xe mới và được cung cấp thông tin chi tiết về tính năng và công nghệ sản phẩm

- Tài trợ và đối tác: Honda thường tài trợ các sự kiện thể thao và văn hóa, nhằm tạo

sự liên kết và tăng cường nhận thức thương hiệu Họ thiết lập các đối tác với các nhà

tổ chức sự kiện và đối tác khác để đưa sản phẩm Honda vào các hoạt động quảng cáo

và truyền thông

- Chương trình tiếp thị và khuyến mãi: Honda thực hiện các chương trình tiếp thị

và khuyến mãi nhằm tạo động lực cho khách hàng mua sản phẩm Điều này có thể bao gồm chương trình giảm giá, ưu đãi tài chính, quà tặng kèm và các chương trình khuyến mãi đặc biệt khác để tăng cường giá trị và hấp dẫn cho khách

8

Trang 10

*Yamaha Janus

- Đây là thương hiệu lựa chọn khai thác thông điệp "Khám phá chất riêng" nhằm khuyến khích giới trẻ chủ động thể hiện bản thân, mạnh dạn thay đổi để tiếp cận những điều mới mẻ Thông điệp này đến từ quá trình quan sát nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu Ở lứa tuổi 23-30, ngoài những người may mắn tìm được đam mê của cuộc đời, vẫn có những cá nhân chưa biết mình muốn gì và luôn chần chừ, e ngại Yamaha muốn nhấn mạnh rằng chỉ khi can đảm đón nhận thay đổi, họ mới có thể phá

bỏ vỏ bọc an toàn để khám phá "ngôi sao" bên trong mình

- Mặt khác, thông điệp "khám phá chất riêng" cũng nhất quán với giá trị Yamaha theo đuổi trong nhiều năm qua: tiên phong thách thức giới hạn của việc di chuyển, không ngại thay đổi và luôn mạnh dạn thử nghiệm công nghệ mới, sáng kiến mới để mang đến những sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và nâng tầm cuộc sống của họ

- Khéo léo tận dụng tối đa các kênh mạng xã hội để tối đa khả năng tiếp cận người tiêu dùng trẻ, thương hiệu đã tận dụng các nền tảng mạng xã hội với sự hợp tác của nhiều Influencer khác nhau Tất cả các hoạt động đều hướng đến tăng độ phủ và độ nhận diện thương hiệu

- Theo thống kê của Yamaha, có tới 75% khách hàng mua xe thuộc độ tuổi từ

18-35 Gần như toàn bộ khách hàng của Yamaha là người trẻ Do đó, thương hiệu không thể bỏ qua kênh TikTok Bởi đây là kênh mạng xã hội đang thịnh hành, có độ lan toả cao và người dùng đa phần thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu Khai thác sở thích tạo nội dung của giới trẻ trên TikTok, thương hiệu nhanh chóng triển khai hoạt động Hashtag Challenge, với sự tham gia của nhiều Influencer như: Linh Barbie, Trần Dự, Lê Bống, DJ Mie, Min Min

2.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Các công ty thường bán các sản phẩm khác biệt khóa thay vì tiêu chuẩn hóa Khách hàng cũng tìm kiếm các sản phẩm khác biệt.Tập trung vào việc khác biệt hóa các sản phẩm sẽ làm cho người mua thấy các sản phẩm của học là duy nhất và không dễ dàng chuyển sang các sản phẩm thay thế không mang lại lợi ích độc đáo này

*Honda (SH Mode):

- Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên liệu Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật để phù hợp với người tiêu dùng Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất lượng cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX Đây là dòng sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp

- Honda đưa ra mô •t tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua sản phẩm là “tiết kiê •m nhiên liê •u” Với viê •c đưa ra thị trường công nghê • FI, phun xăng điê •n tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng tăng liên tục, góp phần tăng nhanh thị phần Bên cạnh đó công ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiê •u rất trẻ trung là “Be U with Honda” cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rô • trên báo đài, tạo nên mô •t hình ảnh mới trẻ trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuô •c thế hê • trước Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp sự năng đô •ng của giới trẻ

9

Ngày đăng: 12/08/2024, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w